Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

xây dưng website bán điện thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để đề tài này đạt kết quả tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cơ.
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
tất cả quý thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu và
phát triển đề tài.
Trước hết em xin gửi tới các thầy cô trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền
thông Thái Nguyên lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với
sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của các giảng viên đã truyền tải các kĩ
năng cần thiết, đến nay đã có thể hồn thành đề tài thực tập cơ sở.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – Th.S ĐÀO TRẦN
CHUNG đã quan tâm giúp đỡ, giúp đỡ tận tình em hồn thành tốt đồ án này trong thời
gian qua.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, dự án này này khơng thể
tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy cơ để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn
cơng tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤ
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 1
MỤC LỤC..................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................6
1.1 Giới thiệu về laravel.................................................................................................6
1.2 Những điều cần biết về Laravel...............................................................................7
1.3 Cấu trúc thư mục của Laravel..................................................................................9
1.4 Ngôn ngữ PHP sử dụng trong Laravel...................................................................13
1.5 Ngôn ngữ HTML..................................................................................................15


1.5.1 HTML là gì ?....................................................................................................15
1.5.2 HTML hoạt đơng ra sao ?..................................................................................15
1.5.3 Cấu trúc và bố cục của 1 trang HTML...............................................................16
1.5.4 Ưu và nhược điểm HTML.................................................................................17
1.6 Ngơn ngữ CSS......................................................................................................17
1.6.1 CSS là gì ?........................................................................................................17
1.6.2 Bố cục và cấu trúc của 1 đoạn CSS....................................................................18
1.6.3 Tại sao sử dụng CSS?........................................................................................19
1.7 Ngôn ngữ JavaScript..............................................................................................20
1.7.1 Javascript là gì ?................................................................................................20
1.7.2 Client-side JavaScript........................................................................................20
1.8 MySQL.................................................................................................................. 21
1.8.1 MySQl là gì ?....................................................................................................21
1.8.2 Ưu và nhược điểm của MySQL.........................................................................21
1.8.3 Thuật ngữ thường gặp của MySQL...................................................................22
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG...........................................24
2.1 Khảo sát thực trạng................................................................................................24
2.2 Phân tích hệ thống..................................................................................................26
2.2.1 Biểu đồ tổng quát..............................................................................................26
2.2.2 Biểu đồ phân rã.................................................................................................27
2


2.2.3 Biểu đồ lớp.......................................................................................................30
2.2.4 Biểu đồ hoạt động.............................................................................................31
2.2.5 Biểu đồ trạng thái..............................................................................................32
2.2.6 Biểu đồ trình tự.................................................................................................33
CHƯƠNG III. CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH..............................................................34
3.1 Các cơng cụ hỗ trợ.................................................................................................34
3.1.1 XAMPP............................................................................................................34

3.2 Các module chương trình.......................................................................................36
3.2.1 Trang chủ..........................................................................................................36
3.2.3 Giao diện người dùng........................................................................................38
3.2.4 Giao diện người quản trị....................................................................................38
KẾT LUẬN.................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................40

3


MỞ ĐẦU
Trong thời kì cách mạng cơng nghệ 4.0, việc các doanh nghiệp sở hữu cho mình
một trang web để mở rộng phạm vi kinh doanh, tận dụng nguồn khách hàng trên
internet để đem lại doanh thu đáng kể cho mình.
So với việc tìm kiếm 1 cửa hàng với diện tích rộng, chi phí đầu tư cơ sở vật
chất cho cửa hàng, thuê nhân viên bán hàng, các chi phí phát sinh khác thì việc thiết kế
website giới thiệu điện thoại di động rẻ và hiệu quả hơn hẳn. Bạn chỉ cần đầu tư số
vốn khá ít ỏi để thiết kế website và duy trì hàng năm thì những gì bạn nhận được lớn
hơn

nhiều.
Với website giới thiệu điện thoại di động phạm vi khách hàng của bạn sẽ được

mở rộng hơn bao giờ hết. Nếu bạn mở một cửa hàng điện thoại di động thì khách hàng
sẽ bị giới hạn trong 1 phạm vi nhất định nhưng với internet, mức độ phủ sóng của bạn
sẽ lan truyền nhanh hơn bao giờ hết. Với dịch vụ giao hàng toàn quốc bạn có thể phục
vụ khách hàng ở mọi nơi với thời gian nhanh nhất có thể.
Với những phương thức quảng cáo, tiếp thị truyền thống, uy tín cửa hàng bạn
chỉ có thể lan truyền qua truyền miệng nhưng với công cụ phủ sóng tồn cầu như
internet, sự chun nghiệp, tận tâm của bạn sẽ có mức độ lan tỏa lớn hơn bao giờ hết.

Đề tài: Trang web giới điện thoại ra đời, hứa hẹn sẽ đáp ứng đủ tất cả nhu cầu
của doanh nghiệp, các công ty, cũng như các cá nhân, lấy được sự hài lòng của người
sử dụng.

4


CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Giới thiệu về laravel.
Laravel là gì ?
Laravel là PHP Web Framework miễn phí, mã nguồn mở, được tạo bởi Taylor
Otwell và dành cho việc phát triển các ứng dụng web theo mơ hình kiến trúc mơ hình
MVC và dựa trên Symfony PHP Framework. Một số tính năng của Laravel như là sử
dụng hệ thống đóng gói module, quản lý package (Composer), hỗ trợ nhiều hệ quản trị
CSDL quan hệ (MySQL, MariaDB, SQLite, PostgreSQL,…), các tiện ích hỗ trợ triển
khai và bảo trì ứng dụng.
 Mã nguồn của Laravel được lưu trữ trên GitHub và được cấp phép theo các điều
khoản của Giấy phép MIT.
Developer(s): Taylor Otwell
Phát hành lần đầu: 06/2011 ,Phiên
bản hiện tại: 8.16.1 (2020-11-25)
Repository: Laravel Repository
Ngơn ngữ lập trình: PHP
Thể loại: Web framework
License: MIT License
Website: laravel.com
Hình 1.1 Laravel

5



 Ưu nhược điểm của LARAVEL PHP FRAMEWORK
Ưu điểm:
 Sử dụng các tính năng (feature) mới nhất của PHP
 Sử dụng mơ hình MVC (Model – View – Controller)
 Hệ thống xác thực (Authentication) và ủy quyền (Authorization) tuyệt vời
 Có hệ thống tài liệu chi tiết, dễ hiểu
 Cộng đồng hỗ trợ đơng đảo
 Tích hợp cơng cụ Artisan – Cơng cụ quản lý dịng lệnh
 Sử dụng composer để quản lý PHP package
 Sử dụng npm để quản lý các gói Javascript, giao diện
 Hỗ trợ Eloquent ORM, Query Builder, Template Engine (Blade)
 Hỗ trợ routing mềm dẻo
 Nhược điểm:
So với các PHP framework khác,framework laravel bộc lộ khá ít nhược điểm.
1.Thiếu sự liên kết giữa các phiên bản, nếu cố cập nhật code, có thể khiến cho ứng
dụng bị gián đoạn hoặc phá vỡ.
2.Quá nặng cho ứng dụng di động, khiến việc tải trang trở nên chậm chạp.
1.2 Những điều cần biết về Laravel
Laravel Artisan
- Artisan là giao diện command-line có sẵn trong laravel. Nó cung cấp một lượng lớn
câu lệnh commands hỗ trợ chúng ta khi đang xây dựng ứng dụng.
Artisan có thể tạo ra file để thực hiện nhiệm vụ migration, model, seeder, controller
với việc gõ lệnh command line trong dự án Laravel, không những tạo ra các file đó mà
cịn giúp bạn setup code cơ bản giúp giảm thiểu thời gian và tập trung vào việc viết
những chức năng cho chương trình.
Artisan giúp bạn giảm thiểu thời gian viết code cũng như tự động hố một số cơng
việc. Bạn sử dụng câu lệnh php artisan list để xem danh sách các câu lệnh hỗ trợ.
Blade Template
- Laravel hỗ trợ chia nhỏ từng phần của template ra, ví dụ: 1 template sẽ có bố cục

các phần như header, body, footer, aside, menu navbar bạn có thể chia mỗi phần của
6


template ra từng file riêng (file template đó có đi .blade.php) cho dễ quản lý, bảo trì
rồi gắn vào trong layout master.
Eloquent ORM
- Eloquent ORM đi kèm với Laravel cung cấp một API ActiveRecord đơn giản và tiện
lợi cho việc giao tiếp với database. Mỗi database table sẽ có một “Model” tương ứng
để tương tác với table đó. Model cho phép tương tác với dữ liệu trong table, liên kết
các bảng dữ liệu (relationship database). với cú pháp đơn giản dễ hiểu và được hệ
thống, nên dễ bảo trì code và cũng dễ học đối với các bạn mới
Middleware
Middleware nằm giữa các request và response. Nó nằm giữa router và controller.
middleware có nhiệm vụ lọc request có đủ điều kiện cho phép tiếp tục thực hiện các
hàm trong controller.
Mơ hình MVC (Model – View – Contronller) của Laravel.
 Laravel được phát triển từ Symfony Framework nên nó kế thừa mơ hình MVC của
Symfony, tương tự như các PHP Framework khác. Dưới đây là mơ hình MVC đầy
đủ của Laravel:

Hình 1.2 Mơ hình MVC
7


Thành phần
Model

Mô tả
Gồm những Class, tạo ra các table của Database, nơi mà Eloquent


View

ORM thao tác với CSDL
Chứa các template được thiết kế ra và được xử lý để output ra mã

Controller

html/css cho trang web
Chứa các class, function để xử lý các request từ người dùng

Eloquent ORM: Là một giải pháp tương tác với cơ sở dữ liệu sử dụng kỹ thuật ORM
 Cách thức hoạt động của mơ hình MVC
Sau khi Client truy cập vào link thì router sẽ phải điều hướng qua Middleware để kiểm
tra Request(thơng tin) đó có đủ điều kiện truy cập vào Controller hay khơng. Nếu đủ
thì Controller sẽ xử lý request đó và lấy dữ liệu từ Model, Model sẽ lấy dữ liệu từ
Database và xử lý nó trước khi trả lại cho Controller, Controller sau khi nhận được dữ
liệu thì đưa cho View đổ dữ liệu xuống template, sau đó render ra HTML hoặc JSON
rồi trả Response cho Client. Đây là mơ hình hoạt động MVC, được chia ra rõ ràng,
mỗi bộ phận xử lý một nhiệm vụ nên coder chỉ việc xây dựng chức năng cho mỗi giai
đoạn đó nên sản phẩm làm ra rất dễ bảo trì và nâng cấp.

8


1.3 Cấu trúc thư mục của Laravel

9



Thành phần
App

Mơ tả
Nó là thư mục ứng dụng và bao gồm tồn bộ mã nguồn của dự án.
Nó chứa các sự kiện (Event), ngoại lệ (Exception) và khai báo
Middeware.
Trong App lại chứa các thành phần con sau:

Console: Nơi bạn định nghĩa ra các lệnh của Laravel.
Exceptions: Thư mục này chứa tất cả các phương thức cần
thiết để xử lý các ngoại lệ. Nó cũng chứa tệp handle.php xử lý tất cả
các trường hợp ngoại lệ.
Http: Thư mục Http này chứa các thư mục con controllers,
middleware. Vì Laravel tn theo mơ hình MVC nên thư mục này
chứa các xử lý để xử lý request của người dùng.
Models: Chứa các Class định nghĩa các thành phần để thao
tác với CSDL
Providers: Chứa tất cả các Service Provider. Khởi đọng ứng
dụng một cách bắt buộc, đăng ký sự kiện hoặc thực hiện bất kỳ tác
vụ nào khác để chuẩn bị ứng dụng của bạn khi các yêu cầu đến.
10


Thành phần
Bootstrap

Mô tả
Thư mục bootstrap chứa tệp app.php khởi động khung. Thư mục
này cũng chứa một thư mục bộ đệm chứa các tệp được tạo khung

để tối ưu hóa hiệu suất, chẳng hạn như tệp bộ đệm của tuyến
đường và dịch vụ. Bạn thường không cần phải sửa đổi bất kỳ tệp
nào trong thư mục này.

Config

Thư mục này chứa tất cả cấu hình (config) của hệ thống của bạn.
Nó chứa sẵn các thơng tin mặc định như cấu hình database, cache,

Database


Thư mục này chứa các thông tin về database migration, seeders

Public

Thư mục public chứa file index.php, là nơi nhận tất cả các request
tới ứng dụng. Thư mục này cũng chứa các nội dung của bạn như
hình ảnh, JavaScript và CSS.

11


Thành

Mô tả

phần
resources


Thư mục tài nguyên chứa các view template của bạn cũng như các
nội dung thô (raw), chưa được biên dịch của bạn như CSS hoặc
JavaScript. Thư mục này cũng chứa tất cả các tệp ngôn ngữ của
bạn.

routes

Thư mục routes chứa tất cả các định nghĩa routing cho ứng dụng
của bạn. Mặc định, một số router đươc định nghĩa sẵn bao gồm:

storage

web.php, api.php, console.php và channel.php.
Thư mục storage chứa các thông tin về log, các views blade đã
biên dịch, các file session, file cache và các file khác được tạo bởi
framework

12


Thành

Mô tả

phần
tests

Thư mục tests chứa các kiểm tra tự động (Automated Tests). Các
mẫu PHPUnit.


Vendor

Thư mục vendor chứa các thư viện PHP phụ thuộc được quản lý
bởi Composer

1.4 Ngôn ngữ PHP sử dụng trong Laravel
 PHP là viết tắt của từ Hypertext Preprocessor. Ngôn ngữ này được phát triển từ
năm 1994 và cho đến nay đã được nhiều người sử dụng để phát triển các ứng dụng
phần mềm thông qua lập trình web. Đặc điểm của ngơn ngữ lập trình này là sử
dụng mã nguồn mở, dễ dàng nhúng vào HTML và tích hợp với web.

1.3 Ngơ ngữ PHP

13


Ưu điểm:

- Ngơn ngữ lập trình PHP là cú pháp đơn giản, tốc độ xử lý nhanh,
tính cộng đồng cao. Chính vì vậy mà lập trình PHP được sử dụng chủ
yếu để thiết kế web. Để tạo ra các ứng dụng web bằng ngơn ngữ
PHP, người lập trình phải sử dụng các dòng lệnh cơ bản.

Nhược

- PHP còn hạn chế về cấu trúc ủa ngữ pháp. Nó khơng được thiết kế

điểm:

gọn gàng và không được đẹp mắt như những ngôn ngữ lập trình

khác.
PHP chỉ có thể hoạt động và sử dụng được trên các ứng dụng trong
web. Đó chính là lý do khiến cho ngơn ngữ này khó có thể cạnh
tranh được với những ngơn ngữ lập trình khác. Nếu như muốn phát
triển và nhân rộng hơn nữa trong lập trình.

PHP được tích hợp với một số Database thơng dụng như
MySQL,PostgreSQL,Oracle,Sybase và Microsoft SQL Sever.
Với khả năng tương thích với HTML5 và có thể gắn trực tiếp vào code, PHP hiển
nhiên trở thành ngôn ngữ thiết kế web phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người sử
dụng, cũng như các ưu điểm dễ học, ứng dụng cao và phù hợp với nhiều đối tượng,
nhiều mục đích website khác nhau mà PHP ngày càng được thịnh hành, minh chứng
chính là sự phát triển của các website viết bằng PHP và sự phổ biến hơn của các CMS
như Joomla, Drupal và đặc biệt là WordPress – những mã nguồn được viết bằng PHP
càng khiến nó trở nên phổ biến hơn.
Tóm tắt lịch sử ra đời và phát triển của PHP
1. Ra đời năm 1994 bởi Rasmus Lerdorf
2. Phiên bản 2.0 ra đời năm 1997
3. Phiên bản 3.0 ra đời năm 1997, gần ngay sau khi PHP2.0 ra đời.
4. Phiên bản 4.0 ra đời vào khoảng năm 2000
5. Phiên bản 5.0 ra đời vào khoảng năm 2005.
6. Phiên bản hiện hành là PHP 7.

14


 Cú pháp

1.5 Ngơn ngữ HTML
1.5.1 HTML là gì ?

HTML là chữ viết tắt của cụm từ HyperText Markup Language là Ngôn ngữ đánh
dấu siêu văn bản được sử dụng để tạo một trang web, trên một website có thể sẽ chứa
nhiều trang và mỗi trang được quy ra là một tài liệu HTML (thi thoảng mình sẽ ghi là
một tập tin HTML). Cha đẻ của HTML là Tim Berners-Lee, cũng là người khai sinh
ra World Wide Web và chủ tịch của World Wide Web Consortium (W3C – tổ chức
thiết lập ra các chuẩn trên môi trường Internet).
1.5.2 HTML hoạt đơng ra sao ?
Khi gõ ra 1 tên miền, trình duyệt đang sử dụng sẽ kết nối tới 1 máy chủ web, bằng
cách dùng 1 địa chỉ IP, vốn được thấy bằng cách phân giải tên miền đó (DNS). Máy
chủ web chính là 1 máy tính được kết nối tới internet và nhận các yêu cầu tới trang
web từ trình duyệt của bạn. Máy chủ sau đó sẽ gửi trả thơng tin về trình duyệt của bạn,
là 1 tài liệu HTML, để hiển thị trang web!
Một tập tin HTML sẽ bao gồm các phần tử HTML và được lưu lại dưới đuôi mở rộng
là .html hoặc .htm. Khi một tập tin HTML được hình thành, việc xử lý nó sẽ do trình
duyệt web đảm nhận. Trình duyệt sẽ đóng vai trò đọc hiểu nội dung HTML từ các thẻ
bên trong và sẽ chuyển sang dạng văn bản đã được đánh dấu để đọc, nghe hoặc hiểu
(do các bot máy tính hiểu).

15


1.5.3 Cấu trúc và bố cục của 1 trang HTML.



<!DOCTYPE html>: khai báo kiểu dữ liệu hiển thị



<html> và </html>: cặp thẻ bắt buộc, element cấp cao nhất, có nhiệm vụ

đóng gói tất cả nội dung của trang HTML



<head> và </head>: khai báo các thông tin meta của trang web như: tiêu đề
trang, charset



<title> và </title>: cặp thẻ nằm bên trong thẻ <head>, dùng để khai báo tiêu
đề của trang



<body> và </body>: cặp thẻ dùng để đóng gói tất cả các nội dung sẽ hiển
thị trên trang

16




,

: định dạng dữ liệu dạng heading. Thông thường có
6 cấp độ heading trong HTML, trải dài từ

tới

. Trong đó,


cấp độ heading cao nhất và

là cấp độ heading thấp nhất.



: cặp thẻ chứa các đoạn văn bản của trang web


1.5.4 Ưu và nhược điểm HTML
HTML là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản nên nó sẽ có vai trị xây dựng cấu trúc
siêu văn bản trên một website, hoặc khai báo các tập tin kỹ thuật số (media) như hình
ảnh, video, nhạc. Tuy nhiên, HTML có ưu và nhược điểm của riêng nó.
Ưu điểm:


Được sử dụng rộng rãi, có rất nhiều nguồn tài nguyên hỗ trợ và cộng đồng
sử dụng lớn.



Học đơn giản và dễ hiểu.



Mã nguồn mở và hồn tồn miễn phí.



Markup gọn gàng và đồng nhất.



Tiêu chuẩn thế giới được vận hành bởi World Wide Web Consortium
(W3C).



Dễ dàng tích hợp với các ngơn ngữ backend như PHP, Python…


Khuyết điểm:


Được dùng chủ yếu cho web tĩnh. Đối với các tính năng động như update
hay realtime thời gian thực, bạn cần sử dụng JavaScript hoặc ngôn ngữ
backend bên thứ 3 như PHP.



Một số trình duyệt chậm hỗ trợ tính năng mới.

1.6 Ngơn ngữ CSS
1.6.1 CSS là gì ?
CSS là chữ viết tắt của Cascading Style Sheets, nó là một ngơn ngữ được sử dụng
để tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi các ngôn ngữ đánh dấu (HTML).
Nói ngắn gọn hơn là ngơn ngữ tạo phong cách cho trang web. Bạn có thể hiểu đơn
giản rằng, nếu HTML đóng vai trị định dạng các phần tử trên website như việc tạo ra
các đoạn văn bản, các tiêu đề, bảng,…thì CSS sẽ giúp chúng ta có thể thêm style vào
các phần tử HTML đó như đổi bố cục, màu sắc trang, đổi màu chữ, font chữ, thay đổi
cấu trúc…
17


CSS được phát triển bởi W3C (World Wide Web Consortium) vào năm 1996, vì
HTML khơng được thiết kế để gắn tag để giúp định dạng trang web.
Phương thức hoạt động của CSS là nó sẽ tìm dựa vào các vùng chọn, vùng chọn có thể
là tên một thẻ HTML, tên một ID, class hay nhiều kiểu khác. Sau đó là nó sẽ áp dụng
các thuộc tính cần thay đổi lên vùng chọn đó.
Mối tương quan giữa HTML và CSS rất mật thiết. HTML là ngôn ngữ markup (nền

tảng của site) và CSS định hình phong cách (tất cả những gì tạo nên giao diện
website), chúng là không thể tách rời.
1.6.2 Bố cục và cấu trúc của 1 đoạn CSS.
Bố cục CSS thường chủ yếu dựa vào hình hộp và mỗi hộp đều chiếm những khoảng
trống trên trang của bạn với các thuộc tính như:


Padding: Gồm khơng gian xung quanh nội dung (ví dụ: xung quanh đoạn
văn bản).



Border: Là đường liền nằm ngay bên ngoài phần đệm.



Margin: Là khoảng cách xung quanh bên ngoài của phần tử.

Cấu trúc:

Nghĩa là sẽ được khai báo bằng vùng chọn, sau đó các thuộc tính và giá trị sẽ nằm bên
trong cặp dấu ngoặc nhọn {}. Mỗi thuộc tính sẽ ln có một giá trị riêng, giá trị có thể
là dạng số, hoặc các tên giá trị trong danh sách có sẵn của CSS. Phần giá trị và thuộc
tính phải được cách nhau bằng dấu hai chấm, và mỗi một dịng khai báo thuộc tính sẽ
ln có dấu chấm phẩy ở cuối. Một vùng chọn có thể sử dụng khơng giới hạn thuộc
tính.
Định nghĩa của các phần này như sau:


Bộ chọn (Selector): là mẫu để chọn phần tử HTML mà bạn muốn định

nghĩa phong cách. Các selector được áp dụng cho các trường hợp sau:
o

Tất cả phần tử theo một dạng cụ thể nào đó, ví dụ phần tử tiêu đề
h1.

o

Thuộc tính id và class của các phần tử.
18


o

Các phần tử dựa vào mối liên quan với các phần tử khác trong cây
phân cấp tài liệu.



Khai báo (Declaration): Khối khai báo chứa một hoặc nhiều khai báo, phân
tách với nhau bằng các dấu chấm phẩy. Mỗi khai báo gồm tên và giá trị đặc
tính CSS, phân tách bằng dấu phẩy. Khai báo CSS luôn kết thúc bằng dấu
chấm phẩy, khối khai báo nằm trong các dấu ngoặc móc. Trong ví dụ dưới
đây, các phần tử

sẽ được căn giữa, chữ màu đỏ.
p { color: red; text-align: center; }



Thuộc tính (Properties): Những cách mà bạn có thể tạo kiểu cho một phần
tử HTML. (Với trường hợp này thì color được xem là một trong những


thuộc tính của phần tử p). Chính vì vậy, với CSS thì bạn chỉ cần lựa chọn
thuộc tính mà chính bạn muốn tác động nhất trong bộ quy tắc của mình.



Giá trị thuộc tính: Ở bên phải của thuộc tính sau dấu hai chấm(:), chúng ta
sẽ sở hữu giá trị thuộc tính mà việc lựa chọn trong số đó sẽ xuất hiện nhiều
lần để có thể cho một thuộc tính cụ thể nào đó.

1.6.3 Tại sao sử dụng CSS?
1. Giải quyết một vấn đề lớn
Trước khi có CSS, các thẻ như phơng chữ, màu sắc, kiểu nền, các sắp xếp phần tử,
đường viền và kích thước phải được lặp lại trên mọi trang web. Đây là một quá trình
rất dài tốn thời gian và cơng sức. Ví dụ: Nếu bạn đang phát triển một trang web lớn
nơi phông chữ và thông tin màu được thêm vào mỗi trang, nó sẽ trở thành một q
trình dài và tốn kém. CSS đã được tạo ra để giải quyết vấn đề này. Đó là một khuyến
cáo của W3C.
Nhờ CSS mà source code của trang Web sẽ được tổ chức gọn gàng hơn, trật tự hơn.
Nội dung trang web sẽ được tách bạch hơn trong việc định dạng hiển thị. Từ đó, q
trình cập nhập nội dung sẽ dễ dàng hơn và có thể hạn chế tối thiểu làm rối cho mã
HTML.
2. Tiết kiệm rất nhiều thời gian
Định nghĩa kiểu CSS được lưu trong các tệp CSS bên ngồi vì vậy có thể thay đổi tồn
bộ trang web bằng cách thay đổi chỉ một tệp. Sử dụng CSS sẽ giúp bạn không cần thực
hiện lặp lại các mô tả cho từng thành phần. Từ đó, bạn có thể tiết kiệm được tối đa thời
19


gian làm việc với nó, làm code ngắn lại giúp kiểm sốt dễ dàng hơn các lỗi khơng
đáng có.

CSS tạo ra nhiều style khác nhau nên có thể được áp dụng với nhiều trang web, từ đó
giảm tránh việc lặp lại các định dạng của các trang web giống nhau.
3. Cung cấp thêm các thuộc tính
CSS cung cấp các thuộc tính chi tiết hơn HTML để định nghĩa giao diện của trang
web. CSS giúp người dùng nhiều styles trên một trang web HTML nên khả năng điều
chỉnh trang của bạn trở nên vơ hạn.
1.7 Ngơn ngữ JavaScript
1.7.1 Javascript là gì ?
JavaScript là một ngơn ngữ lập trình của HTML và WEB. Nó nhẹ và được sử dụng
phổ biến nhất như là một phần của các trang web, mà sự thi hành của chúng cho phép
Client-Side script tương tác với người sử dụng và tạo các trang web động. Nó là một
ngơn ngữ chương trình thơng dịch với các khả năng hướng đối tượng.
JavaScript được biết đến đầu tiên với tên Mocha, và sau đó là LiveScript, nhưng cơng
ty Netscape đã đổi tên của nó thành JavaScript, bởi vì sự phổ biến như là một hiện
tượng của Java lúc bấy giờ. JavaScript xuất hiện lần đầu trong Netscape 2.0 năm 1995
với tên LiveScript. Core đa năng của ngôn ngữ này đã được nhúng vào Netscape, IE,
và các trình duyệt khác.
Tóm tắt:


JavaScript là một ngơn ngữ chương trình thơng dịch, nhẹ.



Được thiết kế để tạo các ứng dụng mạng trung tâm.



Bổ sung và tích hợp với Java.




Bổ sung và tích hợp với HTML.



Mở và đa nền tảng.

1.7.2 Client-side JavaScript
Client-Side JavaScript là Form phổ biến nhất của ngôn ngữ này. Script nên được bao
gồm trong một tài liệu HTML cho việc mã hóa để được thơng dịch bởi trình duyệt.
Nghĩa là một trang web khơng cần là một HTML tĩnh, nhưng có thể bao gồm các
chương trình mà tương tác với người dùng, điều khiển trình duyệt, và tạo nội dung
HTML động.
20



×