Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.16 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THẢO LUẬN
MÔN KINH TẾ VI MÔ 1
Đề tài:
Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng
cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này
lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường
thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Hà nội -2011
\
1
Mục Lục
Lời Mở Đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài 3
2.Nội dung của bài thảo luận 3
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1.Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo 4
1.1Thị trường 4
1.2 Các tiêu thức phân loại thị trường 4
1.3 Phân loại thị trường 4
1.4 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 4
2.Các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 4
2.1 Các đặc trưng 4
2.2 Đường cầu và đường doanh thu cận biên 5
2.3 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận 5
2.3.1 Lợi nhuận 5
2.3.2 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn 6
2.3.3 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn 7
2.4 Đường cung hãng CTHH 8
2.4.1 Đường cung hãng CTHH trong ngắn hạn 8


2.4.2 Đường cung ngành CTHH trong dài hạn 9
Chương 2: Phân tích cách thức hãng cạnh tranh hoàn hảo lựa chọn sản 11
lượng và lợi nhuận khi giá cả thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn.
1.Giới thiệu về tình huống nghiên cứu 11
1.1 Giới thiệu hãng CTHH 11
1.2 Tình huống nghiên cứu 13
2.Cách thức hãng đưa ra quyết định lựa chọn sản lượng và lợi nhuận 13
2.1Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn 14
2.2 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong dài hạn 19
Chương 3: Kết luận rút ra qua nghiên cứu 23
Kết Luận Chung 24
Tài Liệu Tham Khảo 25
2
LỜI MỞ ĐÂU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,quy trình trao đổi
hàng hóa diễn ra ngày càng lớn,với chủng loại hàng hóa ngày càng phong
phú,phương thức trao đổi đa dạng.Nhất là sau thời kỳ Việt Nam gia nhập
WTO,nền kinh tế mở cửa,chính vì vậy vấn đề tìm chỗ đứng trên thị trường
luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Một quy luật tất yếu trong nền sản xuất kinh tế thị trường đó là quy luật cạnh
tranh: Làm sao để thu được lợi nhuận tối đa? Làm thế nào để đứng vững trên
thị trường? Làm thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người
tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ? Đây là những câu hỏi
luôn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.
Vì vậy tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải có phương án
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế.Tức là doanh nghiệp cần phải đưa
ra cách thức lựa chọn sản lượng và lợi nhuận tối ưu trước sự thay đổi của giá
cả. Muốn vậy khâu phân tích, đánh giá, ban đầu là vô cùng quan trọng.
Sau khi được nghiên cứu hết phần lý thuyết môn kinh tế vi mô 1

,chúng em quyết định chọn thảo luận đề tài : Phân tích và lấy một ví dụ
minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng
này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả
ngắn hạn và dài hạn.
2. Nội dung của bài thảo luận
Bài thảo luận gồm những phần sau:
Lời Mở Đầu
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về thị trường CTHH và hãng CTHH
Chương 2: Phân tích cách thức hãng cạnh tranh hoàn hảo lựa chọn
hạn và dài hạn
Chương 3: Kết luận rút ra qua nghiên cứu
Kết Luận Chung
Tài Liệu Tham Khảo
\
Chương I:Tổng quan lý thuyết về thị trường CTHH và hãng CTHH
1.Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1.1 Thị trường
3
Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và
người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Là khuôn khổ vô hình,trong đó người này tiếp xúc với người kia để trao
đổi một thứ gì đó khan hiếm và trong đó họ cùng xác định giá và số lượng
trao đổi
Sự tác động giữa người mua và người bán xác định giá,số lượng,chủng
loại sản phẩm từng loại hàng hóa và dịch vụ cụ thể.
1.2 Các tiêu thức phân loại thị trường
Thị trường được phân loại dựa vào các tiêu chí sau:
Số lượng người mua và người bá
Loại hình sản phẩm đang sản xuất và bán
Sức mạnh thị trường của người mua và người bán

Các trở ngại của việc gia nhập thị trường
Hình thức cạnh tranh phi giá cả
1.3 Phân loại thị trường
Dựa vào các tiêu thức phân loại người ta chia thị trường
thành 3 loại sau:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Thị trường độc quyền thuần túy
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
1.4 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo (CTHH) là một hình thái thị trường trong đó có một số
lượng lớn người mua và người bán một mặt hàng giống hệt nhau,quy mô của
mỗi doanh nghiệp là rất nhỏ,vì vậy không một cá nhân nào có khả năng tác
động đến giá cả trên thị trường
2.Các đặc điểm
2.1 Các đặc trưng
Các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá bởi vì mỗi
một hãng cá biệt trên thị trường là quá nhỏ so với toàn bộ thị trường nên
hãng không thể gây ảnh hưởng đến giá thị trường của hàng hóa hay dịch vụ
hãng sản xuất ra khi thay đổi sản lượng của hãng.
Tất cả các hãng sản xuất một loại hàng hóa đồng nhất hay được tiêu
chuẩn hóa hoàn hảo.Sản phẩm của một hãng này trong một thị trường cạnh
tranh hoàn hảo giống với mọi hãng khác.Điều kiện này đảm bảo rằng nhưng
người mua bàng quang với hãng sản xuất ra sản phẩm họ mua.Những sự
khác biệt sản phẩm cho dù là thực hay ảo ,là không thể xảy ra trong cạnh
tranh hoàn hảo.
Việc ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường CTHH là không hạn chế
.Không hề có những rào cản nào ngan cản các hãng mới ra nhập thị
4
trường,và không có điều gì ngăn cản các hãng đang tồn tại trên thị trường
rut lui khỏi thị trường.

Đối với thị trường CTHH ,mọi thông tin trên thị trường là hoàn
hảo.Người mua và người bán hiểu rõ và đầy đủ về nhau.
Khi có nhiều nhà cung cấp (tương đối)nhỏ trên thị trường,sản xuất một
loại sản phẩm đồng nhất ,đường cầu đối mặt với nhà quản lý của mỗi hãng
cá biệt là đường nằm ngang ở mức giá xác định bởi điểm giao của đường
cung và đường cầu thị trường.Đường cầu và đường doanh thu cận biên của
hãng CTHH trùng nhau và là đường nằm ngang song song với trục hoành
2.2 Đường cầu và đường doanh thu cận biên
Đường cầu của hãng CTHH là đường cầu nằm ngang tại mức giá do thị
trường quyết định.
Đường doanh thu cận biên của hãng là đường trùng với đường cầu bởi giá
bằng doabh thu cân biên đối nới một hãng cạnh tranh.
2.3 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
2.3.1 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu do bán được hàng hóa
hoặc dịch vụ với tổng chi phí sản xuất để sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ
đó.
Công thức tính:Lợi nhuận=Doanh thu-Chi phí
=TR-TC
2.3.2 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn.
5
Trong ngắn hạn ,nếu hãng lựa chọn sản xuất ,lợi nhuận được tối đa hóa bằng
việc sản xuất mức sản lượng tại đó giá thị trường bằng chi phí cận biên
P=MC,do điều kiện tối đahóa lợi nhuận của một hãng bất kỳ là MR=MC


Nếu hãng đang sản xuất mức sản lượng Q1 ,tại đó P=MR>MC hãng có lãi
tại mức sản lượng này là (MR-MC) .Hãng chưa thể tối đa hóa lợi nhuận,nếu
chỉ sản xuất ơ mức sản lượng Q1,hãng bỏ phí phần lợi nhuận là SABE.Hãng
càng tăng sản lượng thì lợi nhuận sẽ càng tăng,do đó hãng nên tăng sản

lượng từ Q1 đến Q*.Nếu hãng sản xuất mức sản lượng Q2,hãng cũng chưa
đạt lợi nhuận tối đa,hãng bị mất một phần lợi nhuân do P=MR<MC biểu thị
bởi diện tích SENM,hãng nên giảm sản lượng từ Q2 đến Q*.Vậy ,chỉ có
mức sản lưlợng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiên P=MR=MC mới là mức sản
ượng mang lại lợi nhuận tối đa.
2.3.3 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn
6
Hãng tối đa hóa lợi nhuận khi chi phí cận biên trong dài hạn bằng doanh thu
cận biên MR=MC.Giả sử rằng một hãng CTHH sản xuất trong ngắn
hạn,hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng là Qs* khi thỏa mãn điều kiện
Po=SMC,hãng sẽ thu được mức lợi nhuận kinh tế bằng diện tích
APoEsB.Trong dài hạn,hãng CTHH sẽ lựa chọn mức sản lượng Ql* thỏa
mãn điều kiện Po=LMC hãng sẽ thu được mức lợi nhuận tối đa là diện tích
MPoELM.
Mặc dù hàng hóa đang trong trạnh thái cân bằng tối đa hóa lợi nhuận dài hạn
khi MR=LMC nhưng ngành sẽ không trong trạng thái cân bằng dài hạn cho
đến khi không có sự khuyến khích nào cho các hãng mới ra nhập hay các
hãng hiện tại rời bỏ ngành.Thế lực kinh tế lôi kéo các hãng ra nhập ngành
hay buộc hãng rời bỏ ngành là do sự tồn tại của lợi nhuận kinh tế hoặc thua
lỗ kinh tế.
Lợi nhuận kinh tế thu hút các hãng ra nhập ngành,và sự ra nhập của các
hãng mới này làm tăng cung của nganh.Cung được gia tăng dẫn tới giá
giảm.Khi giá giảm,tất cả các hãng trong ngành điều chỉnh các mức sản
lượng của họ để duy trì trạng thái cân bằng tối đa hóa lợi nhuận ,các hãng
mới tiếp tục ra nhập ngành,giá tiếp tục giảm,và các hãng hiện tại tiếp tục
điều chỉnh sản lượng của họ cho đến khi toàn bộ lợi nhuận kinh tế không
còn .Không còn một sự khuyến khích nào cho các hãng mới ra nhập,và chủ
sở hưu của tất cả các hãng trong ngành kiếm được chỉ những gì họ có thể tạo
ra bằng những sự lựa chon tốt nhất của họ.
7

Sự thua lỗ kinh tế thúc đẩy một vài hãng đang tồn tại ra khỏi,hay rời bỏ
ngành.Sự rời bỏ của các hãng đó làm giảm cung của ngành.Sự giảm sút về
cung làm tăng giá thị trường.Khi giá được nâng lên ,tất cả các hãng trong
ngành phải điều chỉnh các mức sản lượng của họ để tiếp tục tối đa hóa lợi
nhuận.Các hãng tiếp tục rời bỏ cho đến khi không còn thua lỗ kinh tế,và lợi
nhuận kinh tế bằng không.
Khi đó,trạng thái cân bằng cạnh tranh dài hạn đòi hỏi không chỉ tất cả các
hãng tối đa hóa lợi nhuận,mà còn cả lợi nhuận kinh tế bằng không.Hai điều
kiện đó được thỏa mãn khi giá trị bằng chi phí cận biên (P2=LMC),để các
hãng đang tối đa hóa lợi nhuận,và giá cũng bằng với chi phí bình quân tối
thiểu (P2=LACmin),đẻ không có sự ra nhập hay rời bỏ xảy ra .Hai điều kiện
cho trạng thái cân bằng đó có thể được thỏa mãn đồng thời chỉ khi giá bằng
LACmin,tại điểm mà LMC=LACmin
Sản lượng hãng là ổn định và mỗi hãng hoạt động với một quy mô sản
xuất được biểu hiện qua chi phí cận biên ngắn hạn và chi phí bình quân
,tương ứng là SMC và ATC
2.4 Đường cung của hãng CTHH
2.4.1 Đường cung của hãng CTHH trong ngắn hạn
Đường cung ngán hạn của một hãng chấp nhận giá là đường chi phí cận biên
nằm trên đường chi phí biến đổi bình quân tối thiểu của hãng .Nếu mức giá
thị trường thấp hơn AVCmin thì sản lượng được cung cấp là không,không
tuân theo luật cung.
8

Đường cung trong ngắn hạn của một nganh cạnh tranh(hoặc của một thị
trường cạnh tranh)có thế thu được bằng cách cộng theo chiều ngang tất cả
các đường cung của tất cả các hãng trong ngành.cung ngắn hạn của một
ngành thường dốc lên.
2.4.2 Đường cung của ngành trong dài hạn
Trong Ngắn hạn khi lượng vốn ,cũng như số lượng các hãng trong một

ngành là cố định ,một sự tăng lên trong giá làm cho sản lượng của ngành
tăng lên .Sự tăng lên này có được do việc sử dụng vốn cố định của một hãng
được tập chung hơn ;nghĩa là một hãng thuê nhiều đầu vào biến đổi hơn để
gia tăng sản lượng .Như chúng ta đã đề cập ,đường cung ngắn hạn của ngành
luôn dốc lên.
Trong dài hạn ,khi sự gia nhập của các hãng mới là điều có thể ,nên phản
ứng của ngành trước sự gia tăng có một khía cạnh mới:Sự điều chỉnh cung
của ngành trước một sự thay đổi trong giá chưa chấm dứt cho đến khi sự ra
nhập hay rời bỏ đưa đến lợi nhuận kinh tế bằng 0.Điều này có nghĩa là tại
mọi thời điểm trên đường cung dài hạn của ngành ,lợi nhuận kinh tế phải
bằng 0.

Với một ngành có chi phí không đổi ,khi sản lượng của ngành mở rộng ,giá
đầu vào vẫn không đổi ,và điểm tối thiểu trên đường chi phí bình quân dài
hạn (LAC) là không thay đổi .Vì giá cung dài hạn bằng LAC tối thiểu ,nên
đường cung dài hạn của ngành Sl hoàn toàn co dãn(nằm ngang) với một
ngành có chi phí không đổi.
9
Với một ngành có chi phí tăng ,khi sản lượng của ngành ,mở rộng ,giá đầu
vào được đẩy cao lên ,làm cho LAC tối thiểu tăng và giá cung dài hạn tăng.
Đường cung dài hạn Sl của ngành với một ngành có chi phí tăng là dốc lên
trên .Lợi nhuận kinh tế bằng 0 tại mọi điểm trên đường cung dài hạn của
ngành cho cả ngành có chi phí không đổi và có chi phí tăng.
10
CHƯƠNG 2: Phân tích cách thức hãng cạnh tranh hoàn hảo lựa chọn
sản lượng và lợi nhuận trước những biến động về giá trong cả ngắn hạn
và dài hạn
Dựa trên những phân tích về hãng CTHH ở trên ta xét cụ thể thị trường lúa
gạo của ĐB Sông Cửu Long nghiên cứu xem khi giá cả trên thị trường thay
đổi thì cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận như thế nào?

1.Giới thiệu tình huống nghiên cứu
1.1.Giới thiệu hãng CTHH
 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty
Lương thực miền Nam – VINAFOOD II
-

Địa chỉ: Số 42 Chu Mạnh Trinh, P.Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí
Minh
- Điện thoại: (84-8) 3.8292342 - 3.8230243 - 3.8223639 - 3.8223607 -
3.8256247
- Fax: (84-8) 3.8298001 - 3.8292344
- Email:
- Website:
Công ty TNHH MTV Tổng công ty Lương thực miền Nam –
VINAFOOD II – được thành lập theo Quyết định số 979/QĐ-TTg
ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. VINAFOOD II là doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
 Các lĩnh vực hoạt động của hãng
SẢN XUẤT GẠO VÀ CÁC NÔNG SẢN KHÁC
VINAFOODII sở hữu một hệ thống các nhà máy, kho tàng trải dài từ
Đà Nẵng đến Cà Mau, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL
để phục vụ cho việc tồn trữ, chế biến nông sản xuất khẩu. Hệ thống
11
này có tổng các năng lục chính như sau:
- Tổng tích lượng kho chứa là 1,15 triệu tấn.
- Tổng công suất hệ thống xử lý, xát trắng, đánh bóng gạo là 740 tấn/
giờ, tương đường 3 triệu tấn/năm.
Hầu hết nhà máy của VINAFOOD II hiện sử dụng công nghệ và thiết
bị hiện đại của các nước Nhật Bản, Đức, Ý, Pháp, Đan Mạch để
tồn trữ và chế biến tất cả các loại gạo đáp ứng mọi yêu cầu của thị

trường.
VINAFOOD II hàng năm thu mua, chế biến và xuất khẩu bình quân 3
triệu tấn gạo/năm, đến hầu hết các thị trường tiêu thụ trên thế giới
như Châu Á, các nước vùng Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ, các
nước Đông Âu và một số nước thuộc liên minh Châu Âu (EU). Ngoài
mặt hàng chính là gạo, VINAFOOD II còn chế biến, xuất khẩu các
loại nông sản khác như sắn lát, bắp, các loại đậu, hạt điều, cà phê
CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, THỰC PHẨM
Bên cạnh việc xuất khẩu các loại nông sản của Việt Nam,
VINAFOODII còn đầu tư vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ
nông, hải sản cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Với hai nhà máy xay xát lúa mì được trang bị thiết bị và công nghệ
Châu Âu có khả năng xay xát 1.100 tấn bột mì mỗi ngày cung cấp
phần lớn cho thị trường trong nước với các thương hiệu nổi tiếng
như Thuyền Buồm, Cải Xanh, Thiên Nga.
Ngoài ra, VINAFOODII còn có các nhà máy sản xuất mì ăn liền công
nghệ Nhật Bản, công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm, các nhà máy
khác như SAFOCO và TIGIFACO sản xuất bánh tráng, mì nui, bún,
miến, bánh kẹo, gia vị, công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, là các
sản phẩm đang được ưa chuộng tại thị trường trong nước và tiêu thụ
ở các thị trường Nga, Đông Âu
VINAFOODII còn có ba nhà máy thủy sản đông lạnh tại Tiền Giang,
Đồng Tháp và Trà Vinh với công suất 36.000 tấn sản phẩm/năm có
công nghệ chế biến hiện đại, đã xuất khẩu sản phẩm đi thị trường
Mỹ, Nhật, EU.
Ngoài ra, chúng tôi còn có nhà máy chế biến cá cơm tại Kiên Giang
đã xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc , 5 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản với tổng công suất
khoảng 250.000 tấn/năm và 330 ha diện tích nuôi cá tra, cá basa.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT PHỤ TRỢ VÀ KINH DOANH TRONG

NƯỚC
VINAFOODII hiện có các cơ sở sản xuất phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh chính như các nhà máy sản xuất bao PP và PE công suất
70 triệu bao/năm, các phân xưởng bao bì carton và xí nghiệp cơ khí
sản xuất các máy móc thiết bị phục vụ chế biến lương thực và sản
xuất nông nghiệp.
12
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁC
VINAFOODII còn tham gia trong hệ thống dịch vụ, phân phối lưu
thông trong nước. Chúng tôi có một siêu thị với hơn 20.000 mặt hàng
được bày bán; hệ thống 130 cửa hàng tiện ích bán lẻ ở khắp các tỉnh
từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Chúng tôi cũng tham gia vào lĩnh vực du
lịch khách sạn với hệ thống khách sạn ở TP Hồ Chí Minh, Bến Tre,
Trà Vinh và một khu resort ở Mũi Né, tỉnh Bình Thuận.
1.2 Tình huống nghiên cứu
Trong bài thảo luận này ta chỉ xét đến công ty hoạt động trong thị trường sản
xuất gạo và các nông sản khác.
Tuy nhiên diễn biến phức tạp vốn là đặc điểm của thị trường lúa gạo
thế giới nhiều năm nay và việc cần theo dõi sát và nhanh nhạy để
quyết định xuất khẩu với giá có lợi nhất vẫn là một bài toán cần tính
kỹ với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ việc
mở cửa thị trường xuất khẩu gạo.
Ta cũng giả sử thị trường này là thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
với các đặc điểm :
Số lượng người mua và người bán là rất nhiều
Không có rào cản trong việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường
Các sản phẩm mà hãng sản xuất ra không khác gì so với các hãng khác hoạt
động trên thị trường
Thông tin trên thị trường hoàn hảo, cả người bán và người mua đều có thông

tin đầy đủ và rõ ràng về nhau.
Để nghiên cứu được cách thức mà hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận
thì ta phải giả định trên thị trường có những thay đổi lớn về giá cả sản
phẩm.Khi đó, buộc hãng phải đưa ra sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận tối
ưu nhất để tối đa hóa lợi nhuận .
2,Cách thức hãng đưa ra quyết định lựa chọn sản lượng và lợi nhuận
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào trước khi quyết định sản xuất kinh doanh
mặt hàng nào đó với số lượng là bao nhiêu cũng đều phải dựa trên mục tiêu
duy nhất đó là tối đa hóa được lợi nhuận trước sự thay đổi của giá cả thị
trường.
Thế nên đối với hãng CTHH cũng vậy,khi giá cả thị trường về sản phẩm của
hãng thay đổi thì mức sản lượng tối ưu của hãng lựa chọn để tối đa hóa lợi
13
nhuận cũng thay đổi,và tất nhiên lợi nhuận kinh tế của hãng cũng khác
trước.
Vậy nên tùy theo tình hình biến động giá cụ thể và dựa trên sự phân tích về
lợi nhuận của hãng khi đó mà hãng sẽ đưa ra sự lựa chọn mức sản lượng sẽ
sản xuất của mình cũng như quyết định có nên sản xuất hay đóng cửa.
Sau đây chúng tôi sẽ trình bày trong cả ngắn hạn và dài hạn với những tình
huống giả định về sự thay đổi của giá sản phẩm trên thị trường để thấy được
cách thức mà hãng đó lựa chọn như thế nào?
2.1 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn
Giả định trong 6 tháng đầu năm hãng quyết định sản xuất với quy mô trong
ngắn hạn với hàm tổng chi phí là TC = q
2
+6q+4000
=> Chi phí bình quân : ATC = q+6+4000/q
=> ATC
min
= P

hòa vốn
= 10
Khi đó: Tổng chi phí cố định: TFC = 4000
Tổng chi phí biến đổi : TVC = q
2
+6q
=> Chi phí biến đổi bình quân AVC = q+6
=> AVC
min
= 6 >= P
đóng cửa
Chi phí cận biên : MC = 2q + 6
Và đường cầu của thị trường có dạng là: Q
D
= 26-2P
Với q (đơn vị tấn ) ; P ( nghìn đồng/kg )
Trong ngắn hạn,hãng có yếu tố đầu vào cố định nên hãng sẽ có tổng chi phí
cố định TFC.Phần chi phí này hãng sẽ vẫn phải chịu ngay cả khi không sản
xuất bất kỳ đơn vị sản phẩm nào.
Và ta phải khẳng định lại rằng hãng chỉ có thể tối đa hóa được lợi nhuận khi
hãng sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện : P =MC
Vì vậy ta xét 4 trường hợp thay đổi của giá trên thi trường:

P= 12 >ATC
MIN

P= 10 =ATC
MIN

AVC

MIN
<P = 8 <ATC
MIN

P= 6 >=ATC
MIN
Trường hợp 1:Giả sử trên thị trường giá gạo là P= 12 >ATC
MIN .
Lúc

này để
tối đa hóa được lợi nhuận hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu Q* thỏa
mãn điều kiện P
0
=MC,hãng sẽ thu được lợi nhuận kinh tế dương là phần
diện tích hình AP
0
EB(xem hình 1.1)

14

Hình1.1:Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH khi P>ATC
MIN
Khi P = 12 => mức sản lượng Q* của hãng tại P=MC⇔2q+6=12⇔q=3(tấn)
Khi đó tổng doanh thu TR=P.Q*=12*3000=36000
Tổng chi phí ; TC=q
2
+6q+4000=31000
=> phần lợi nhuận của hãng là : π=TR-TC=36000-31000=5000
Thật vậy,khi ở trường hợp này hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng cần

phải lựa chọn ở mức sản lượng mà chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên
hay chính bằng giá của sản phẩm (trong thị trường CTHH thì chi phí cận
biên bằng giá của sản phẩm).Tại mức sản lượng này hãng đã thu được lợi
nhuận kinh tế dương(đồng thời là mức lợi nhuận tối đa) là phần diện tích
hình ABEP
0
.
Trường hợp 2:Khi giá trên thị trường P= 10=ATC
MIN
,vẫn để tối đa hóa lợi
nhuận hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện
P
0
=MC,do giá thị trường bằng tổng chi phí nhỏ nhất nên hãng sẽ hòa vốn.
15
Hình 1.2:Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH khi P=ATC
min
Khi P=10,mức sản lượng Q* xác định tại P=MC⇔2q+6=10⇔q=2
Khi đó tổng doanh thu là:TR=P.Q*=10.2000=20000
Tổng chi phí là : TC= q
2
+6q+4000=20000
⇒phần lợi nhuận của hãng =TR-TC=0
Lúc này, giá thị trường thay đổi P=ATC
min
hãng vẫn theo đuổi mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận lựa chọn ở mức sản lượng tối ưu Q*.Doanh thu hãng thu được
là phần diện tích hình P
0
EQ*O=phần tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm của

hãng nên lúc này lợi nhuận của hãng bằng không.,hãng sẽ hòa vốn.Điểm E
được gọi là điểm hòa vốn.Vì điểm hòa vốn xảy ra tại điểm cực tiểu của
ATC(đường chi phí cận biên MC luôn cắt đường tổng chi phí ATC của hãng
tại điểm ATC
min
) vậy nên lúc này hãng có 2 cách để xác định mức sản lượng
hòa vốn là giải phương trình MC=ATC hoặc ATC

(Q)
=0.Sau khi xác định
được mức sản lượng hòa vốn,chúng ta thay vào hàm ATC hoặc hàm MC sẽ
tìm được mức giá hoà vốn.
Trường hợp 3: Khi giá thị trường nằm giữa ATC
min
và AVC
min
( AVC
MIN
<P = 8 <ATC
MIN
) hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu Q* thỏa
mãn điều kiện tối đa hóa lợi nhuận P
o
=MC,lúc này hãng sẽ bị thua lỗ.
Nếu giá giảm xuống dưới đường tổng chi phí bình quân P<ATC
min
hãng sẽ
không thể tránh khỏi thua lỗ trong ngắn hạn ,cho dù hãng có lựa chọn sản
xuất ở bất kỳ sản lượng nào.Mặc dù vậy nhưng thua lỗ trong trường hợp này
được tối thiểu hóa-lợi nhuận âm được tối thiểu hóa -bằng việc sản xuất mức

sản lượng ở đó giá thị trường bằng chi phí cận biên P=MC chừng nào giá
16
không giảm xuống dưới chi phí biến đổi bình quân (tức là chừng nào mà
P>=AVC
MIN
)
Hình 1.3:Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH khi AVC
min
<P<ATC
min
Khi P=8 ,xét P=MC⇔2q+6=8⇔q=1
⇒mức sản lượng Q* của hãng = 1
Khi đó tổng doanh thu bằng :TR=P.Q*=8.1000=8000
Tổng chi phí TC= q
2
+6q+4000=11000
⇒phần lợi nhuận hãng thu được là :π=TR-TC=-3000
Trong đó tổng chi phí cố định TFC=4000 , tổng chi phí biến đổi TVC=7000
Ta thấy TR>TVC
Thật vậy,trong trường hợp này hãng CTHH đứng trước hai sự lựa chọn:hoặc
tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q* hoặc đóng cửa (ngừng) sản
xuất.Hãng vẫn có thể sản xuất và chịu lỗ trong ngắn hạn vì doanh nghiệp hy
vọng rằng sẽ kiếm được lợi nhuận trong tương lai, khi giá thành sản phẩm
tăng hoặc chi phí sản xuất sẽ giảm xuống.trong hai phương án trên thì doanh
nghiệp sẽ lựa chọn phương án nào có lợi hơn, thu nhiều lợi nhuận hơn.
Giả sử hãng lựa chọn phương án tiếp tục sản xuất. Vì hãng vẫn theo đuổi
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên hãng sẽ quyết định sản xuất ở mức sản
lượng thỏa mãn điều kiện P=MC.Lúc này phần diện tích S
APEB
chính là phần

biểu thị tổng thua lỗ mà hãng sẽ phải chịu khi đã lựa chọn sản xuất ở mức
sản lượng Q*−mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.(xem hình
Nhưng nếu doanh nghiệp lựa chọn sẽ đóng cửa ngừng sản xuất,vì ta đang
xét hãng sản xuất trong ngắn hạn nên dù không sản xuất ra bất kỳ một đơn vị
sản lượng nào nhưng hãng vẫn sẽ phải chịu toàn bộ khoản chi phí cố định là
phần diện tích S
ABMN
(xem hình )
17
Rõ ràng cho dù hãng có lựa chọn phương án nào đi chăng nữa thì việc bị
thua lỗ vẫn không thể tránh khỏi.Nhưng nếu ta so sánh phần diện tích mà
hãng bị thua lỗ ở hai trường hợp thì ở trường hợp hãng tiếp tục sản xuất sẽ bị
thua lỗ ít hơn.Do hãng vừa bù đắp được toàn bộ chi phí biến đổi lại vừa
được một phần chi phí cố định.Như vậy,dù chi phí cố định không liên quan
đến việc lựa chọn sản lượng của hãng,nhưng lại là yếu tố quyết định đối với
việc xem xét có nên rời khỏi ngành trong ngắn hạn hay không.
Tóm lại trong trường hợp này, quyết định khôn ngoan của hãng là nên tiếp
tục sản xuất tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận để tối thiểu hóa lỗ.
Trường hợp 4: Khi giá thị trường P = 6 <=AVC
min
.
Nhưng ở đây ta xét cụ thể P=AVC
min
.
Hình 1.4: Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH khi P=AVC
min

Khi P=5, mức sản lượng Q* xác định tại P=MC⇔2q+6=6⇔q=0
Lúc này lợi nhuận của hãng là π=-TFC
Nếu hãng sản xuất,hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q* và sẽ bị thua

lỗ là toàn bộ phần chi phí cố định TFC của hãng là phần diện tích hình chữ
nhật P
0
ABE
Còn nếu hãng quyết định đóng cửa ngừng sản xuất,hãng cũng sẽ bị mất toàn
bộ phần chi phí cố định là diện tích như trên.
Trong trường hợp này,hãng CTHH sẽ bị bàng quan giữa sản xuất và không
sản xuất,chúng ta sẽ giả định những nhà quản lý sẽ lựa chọn tiếp tục sản xuất
thay vì đóng cửa khi P đúng bằng AVC
min
.
18
Nếu giá thấp hơn AVC
min
tại mức sản lượng ở đó P=MC rồi, thì hãng nên
đóng cửa ngừng sản xuất.Khi hãng đóng cửa,hãng phải chịu chi phí cố định
của hãng (π = −TFC) ,nhưng đây là khoản lỗ tối thiểu có thể khi giá thấp
hơn chi phí biến đổi bình quân .
Do hãng đóng cửa khi giá giảm xuống dưới AVC
min
nên điểm tối thiểu trên
đường AVC là điểm đóng cửa của hãng,và mức giá này là giá đóng cửa của
hãng.
2.2 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong dài hạn
Giả định trong 6 tháng tới thị trường có sự biến động,hãng CTHH quyết
định sản xuất với quy mô trong dài hạn với hàm tổng chi phí là LTC.
Với LTC=q
3
-2q
2

+12q
Chi phí biến đổi bình quân là LAC=q
2
-2q+12 ⇒LAC
min
=11
Chi phí cận biên trong dài hạn là LMC=3q
2
-4q+12
Với q (đơn vị tấn ) ; P ( nghìn đồng/kg )
Trong dài hạn,hãng không còn yếu tố đầu vào cố định, mọi yếu tố đầu vào
của hãng đều biến đổi nên hãng không còn phải chịu chi phí cố định nữa.Và
chỉ khi sản xuất hãng mới chịu phần chi phí biến đổi đó.hãng có thể thay đổi
tất cả các đầu vào,bao gồm cả quy mô sản xuất của nhà máy.Do trong dài
hạn không có bất cứ rào cản nào trong việc gia nhập hay rút lui của khỏi
ngành,nên hãng có thể tự do bắt đầu sản xuất (nghĩa là gia nhập ngành) hay
đóng cửa sản xuất (nghĩa là rút khỏi ngành).
Và ta phải khẳng định lại rằng hãng chỉ có thể tối đa hóa được lợi nhuận khi
hãng sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện : P =MC
Vì vậy,trong dài hạn ta chỉ xét 3 trường hợp thay đổi của giá trên thị trường:

Khi P=14>LAC
MIN

Khi P=11 = LAC
MIN

Khi P=8 < LAC
MIN
Trường hợp 1: Giả sử mức giá P > LAC

MIN
,để tối đa hóa lợi nhuận hãng sẽ
phải lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q*.

19
Khi P=14 thì mức sản lượng Q* xác định tại P=LMC
⇔3q
2
-4q+12 =14⇔q≈1,72
Tổng doanh thu là : TR=P.Q*=24,080
Tổng chi phi dài hạn là: LTC= q
3
-2q
2
+12q=19,863
⇒phần lợi nhuận thu được là : π=TR-TC=4,217
Hình 2.1 cho thấy,cách thức hãng CTHH ra quyết định về sản lượng tối đa
hóa lợi nhuận trong dài hạn.Các đường tổng chi phí bình quân ngắn hạn
(SAC) và chi phí cận biên ngắn hạn (SMC) là đủ thấp để doanh nghiệp thu
được lợi nhuận dương được cho bởi diện tích hình chữ nhật ABCD ,bằng
việc sản xuất sản lượng q
1
,ở đó chi phí cận biên ngắn hạn bằng giá bán sản
phẩm P
1
và bằng doanh thu cận biên MR ,Đường chi phí bình quân dài hạn
(LAC) phản ánh quy luật hiệu suất tăng theo quy mô cho đến mức sản lượng
q
2
và hiệu suất giảm theo quy mô ở những mức sản lượng lớn hơn q

2
.Đường
chi phí cận biên dài hạn (LMC) cắt đường chi phí bình quân dài hạn (LAC)
ở q
2
− điểm tối thiểu của chi phí bình quân dài hạn.
P LMC
LAC
D≡MR
Q
O
Q*
20
Nếu doanh nghiệp tin rằng giá thị trường sẽ ở mức P
1
thì hãng sẽ mở rộng
quy mô nhà máy để sản xuất mức sản lượng q
3
,ở đó LMC = P
1
.Khi sự mở
rộng kết thúc thì lợi nhuận bình quân của hãng sẽ tăng từ AB đến EF và tổng
lợi nhuận tăng từ ABCD lên EFGD .Sản lượng q
3
là mức sản lượng tối đa
hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH.
Lưu ý rằng , giá của thị trường cao hơn thì lợi nhuận doanh nghiệp thu được
cũng cao hơn .
Trường hợp 2:Tương tự khi giá thị trường giảm xuống còn P =LAC
MIN


thì phần lợi nhuận của hãng sẽ giảm xuống bằng không .
Khi P=11 thì mức sản lượng Q* xác định tại P=LMC
⇔3q
2
-4q+12 =11⇔q=1
Tổng doanh thu là : TR=P.Q*=11000
Tổng chi phi dài hạn là: LTC= q
3
-2q
2
+12q=11000
⇒phần lợi nhuận thu được là : π=TR-TC=0
P
LMC
LAC
D≡MR
Po
O
Q
Q*
21
Hãng sẽ lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng q
2
vì đây là mức sản lượng tối
ưu (thỏa mãn P=MC) để tối đa hóa lợi nhuận .Tại mức sản lượng này ,
doanh thu cận biên bằng tổng chi phí bình quân của hãng nên lợi nhuận hãng
thu được bằng không. Trong trường hợp này hãng có tiếp tục sản xuất hay
đóng cửa ngừng thì cũng như nhau.Cả hai trường hợp hãng đều thu được lợi
nhuận kinh tế bằng không.

Trường hợp 3: Khi giá thị trường tiếp tục giảm xuống tới P < LAC
MIN
,
phần lợi nhuận của hãng bị âm cho dù hãng có lựa chọn ở mức sản lượng tối
ưu đi chăng nữa.
22
Khi P=8 nếu sản xuất thì hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q* xác định tại
P=LMC
⇔3q
2
-4q =8⇔q≈0,67
Tổng doanh thu là : TR=P.Q*=5,360
Tổng chi phi dài hạn là: LTC= q
3
-2q
2
+12q=7,443
⇒phần lợi nhuận thu được là : π=TR-TC=-2,083
Phần lợi nhuận của hãng bị âm nên hãng buộc phải ngừng sản xuất và rời
khỏi ngành nếu như không muốn bị thua lỗ.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN RÚT RA QUA NGHIÊN CỨU
1. Kết luận rút ra sau khi thảo luận về đề tài
Qua việc nghiên cứu và phân tích về một hãng CTHH xem cách thức hãng
này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng như thế nào khi giá cả trên thị
P
0
LAC
LMC
Q* Q
D≡MR

Po
23
trường thay đổi cả trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng em đi đến một số kết
luận như sau :
 Thứ nhất , nếu quyết định sản xuất thì hãng CTHH luôn phải lựa
chọn sản xuất ở mức sản lượng tối ưu thỏa mãn điều kiện doanh thu
cận biên bằng chi phí cận biên ( hay P = MC )
 Thứ hai , dù là trong ngắn hạn hay dài hạn thì việc lựa chọn mức sản
lượng định sản xuất bao nhiêu cũng như đưa ra quyết định có tiếp tục
sản xuất hay không của hãng CTHH ,cũng phải phụ thuộc vào mức
giá cả thực tế (hoặc dự báo tương đối chính xác ) của sản phẩm và dựa
trên cơ sở phân tích về lợi nhuận có thể thu được khi đã lựa chọn ở
mức sản lượng tối ưu rồi.
 Thứ ba , riêng trong ngắn hạn , do hãng CTHH có phần tổng chi phí
cố định nên khi có trường hợp mặc dù là hãng bị thua lỗ nhưng hãng
vẫn phải lựa chọn phương án tiếp tục sản xuất (khi
AVC
min
<P<ATC
min
) . Do nếu hãng sản xuất tuy bị thua lỗ nhưng thua
lỗ trong trường hợp này được tối thiểu hóa-lợi nhuận âm được tối
thiểu hóa -bằng việc hãng quyết định sản xuất ở mức sản lượng tối
ưu ( ở đó có P = MC )
2.Những yêu cầu,hiểu biết cần có đối với thị trường CTHH,hãng CTHH
để học tốt chương này.
 Xác định và hiểu được đặc trưng của thị trường hãng CTHH
 Xác định được đường cầu và đường doanh thu cận biên của
hãng CTHH
 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn

 Lựa chọn sản lượng và lợi nhuận hãng CTHH trong ngắn hạn
 Xác định đường cung của hãng, của ngành CTHH
 Lựa chọn sản lượng và lợi nhuận hãng CTHH trong dài hạn
 Xác định đường cung , điều kiện tối đa hóa lợi nhuận , cân bằng
cạnh tranh dài hạn của ngành
Phần kết luận:
Trên đây là phần trình bày tóm lược những lý thuyết cơ bản thị trường,hãng
CTHH cũng như phân tích thực tế cách thức một hãng CTHH lựa chọn sản
lượng và lợi nhuận khi giá cả thay đổi .Chắc chắn là bài làm của chúng tôi sẽ
24
không thể tránh khỏi những thiếu xót . Nhưng qua phần trình bày của mình,
chúng tôi cũng mong các bạn đã có những kiến thức cơ bản nhất để có thể
hiểu và nghiên cứu được sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng
CTHH thực tế .Nhất là đối với các bạn sinh viên −những cử nhân kinh tế
tương lai để áp dụng vào việc phân tích , tính toán lựa chọn sản lượng và lợi
nhuận cho doanh nghiệp sau này . Ngoài ra cũng có kiến thức để học tập và
nghiên cứu chương thị trường CTHH nói riêng cũng như môn kinh tế vi mô
nói chung .
Cuối cùng chúc các bạn học tập tốt ,có kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới !
25

×