Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tìm hiểu về cấu trúc phần cứng và phần mềm khai thác BSC của viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.54 KB, 44 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THÔNG II
_____________
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: THÔNG TIN VÔ TUYẾN
HỆ CHÍNH QUI
NIÊN KHÓA: 2007 - 2012
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ CẤU TRÚC PHẦN CỨNG VÀ PHẦN
MỀM KHAI THÁC BSC CỦA VIETTEL
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN LINH
MSSV: 407160134
Lớp: Đ07VTA3
Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THANH ĐÀM
TP.HCM
Tháng 9 Năm 2011
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THÔNG II
_____________
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: THÔNG TIN VÔ TUYẾN
HỆ CHÍNH QUI
NIÊN KHÓA: 2007 - 2012
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ CẤU TRÚC PHẦN CỨNG VÀ PHẦN
MỀM KHAI THÁC BSC CỦA VIETTEL
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN LINH


MSSV: 407160134
Lớp: Đ07VTA3
Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THANH ĐÀM
TP.HCM
Tháng 9 Năm 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
MỤC LỤC HÌNH 4
MỤC LỤC BẢNG 4
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MẠNG DI ĐỘNG 3
VIETTEL KHU VỰC 3 3
1.1. Sơ lược về Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL: 3
1.2. Sơ lược về Mạng di động VIETTEL tại Khu vực 3: 4
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC 6
ALCATEL A9120 6
2.1. Giới thiệu tổng quan về BSC: 6
2.2. Các loại BSC đang sử dụng ở VIETTEL KV3: 7
2.3. Tổng quát các khối chức năng của BSC Alcatel A9120 (G2): 8
2.4. Abis TSU: 9
2.5. Ater TSU: 14
A 19
DTCC 1 19
ASMB 1 19
DTCC 8 19
ASMB 1 19
TSCA 19
2.6. Common TSU: 23
2.7. DSN (Digital Switching Network): 24
2.8. Broadcast, Clock và Alarm System: 24

2.9. TSC (Transmission Submultiplexer Controller): 25
2.10. Terminal: 25
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM KHAI THÁC BSC CỦA HÃNG ALCATEL
(OMC-R) 26
3.1. Khái quát về OMC-R: 26
3.2. Khởi tạo OMC-R: 26
3.3. Khởi tạo chương trình BSSUSM (quản lý BSC): 27
3.4. Xem cấu hình BTS (View BTS): 29
3.5. Xem cấu hình Abis: 30
3.6. Xem cấu hình AterMux: 31
3.7. Xem cấu hình Cell: 33
34
3.8. Alarm Handle: 35
TỪ VIẾT TẮT 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1: Băng tần GSM 900 mà Viettel được cấp phép 4
Hình 2.1: Các khối chức năng của BSC 8
Hình 2.2: Khối chức năng Abis TSU 9
Hình 2.3: Khối chức năng Ater TSU 14
Hình 2.4 : Kết nối giữa Ater-TSU với MFS và TC đối với BSC cấu hình 4 15
Hình 2.5 : Multiplexer/Demultiplexer tại ASMB 18
Hình 2.6 : Quá trình điều khiển truyền dẫn tại BSC và TC qua Qmux 19
Hình 2.7: Quá trình điều khiển truyền dẫn tại BSC và TC qua Qmux 22
Hình 2.8: Khối chức năng Common TSU 24
Hình 3.1: Cửa sổ chính A1353RA 26
Hình 3.2: Khởi tạo chương trình BSSUSM 27
Hình 3.3: Khởi tạo chương trình quản lý các BSC 27
Hình 3.4: Cửa sổ quản lý BSC 28
Hình 3.5: Cửa sổ màn hình chính BSSUSM 29

Hình 3.6: Xem cấu hình BTS 30
Hình 3.7: Bố trí các TS trên luồng Abis 31
Hình 3.8: Xem cấu hình Ater – Mux 32
Hình 3.9: RNUSM trong màn hình chính A1353RA 33
Hình 3.10: Cửa số màn hình chính RNUSM 33
Hình 3.11: Cấu hình chi tiết của cell AGG0011 34
Hình 3.12: Cấu hình các TS trong các TRX của cell AGG0011 35
Hình 3.13: Alarm trong màn hình chính A1353RA 35
Hình 3.14: Các cấp cảnh báo trên Alarm monitor 36
Hình 3.15: Link đến các thiết bị liên quan đến alarm 37
Hình 3.16: Chương trình Histo Alarm 37
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Danh sách, ký hiệu và số trạm BTS dã phát sóng tại các tỉnh do
Khu vực 3 quản lý (số liệu tháng 4-2008) 5
Bảng 2.1: Số lượng BSC phân loại theo Vendor tại Viettel KV3
(cập nhật đến tháng 5-2011) 7
Lời mở đầu
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 1
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MẠNG DI ĐỘNG
VIETTEL KHU VỰC 3
1.1. Sơ lược về Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL:
Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội (Viettel) là một doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc bộ Quốc Phòng, được thành lập vào ngày 01/6/1989 trên cơ sở sát nhập 3 doanh
nghiệp: Công ty điện tử viễn thông quân đội; Công ty điện tử và thiết bị thông tin 1;
Công ty điện tử và thiết bị thông tin 2; với tên gọi là tổng công ty điện tử thiết bị
thông tin (Sigelco).
Ngày 01/06/1989, Hội đồng bộ trưởng ra nghị định 58/HĐBT quyết định thành
lập Tổng công ty điện tử thiết bị thông tin. Ngày đầu thành lập, tổ chức Tổng Công Ty
bao gồm 4 xí nghiệp, 2 công ty trực thuộc và cơ quan Tổng công ty, có nhiệm vụ sản

xuất kinh doanh các sản phẩm về điện tử- thiết bị thông tin, khảo sát, thiết kế, xây lắp,
sản xuất, sửa chữa khí tài thông tin phục vụ quốc phòng và kinh tế. Ngày 14/07/1995
Bộ quốc phòng ra quyết định số 615/QĐ/QP về việc đổi tên Công ty điện tử và thiết bị
thông tin thành Công ty điện tử viễn thông Quân Đội (Viettel).
Theo quyết định số 262/QĐ/QP, ngày 28/10/2003 của Bộ Quốc Phòng, Công ty
điện tử và viễn thông Quân Đội được đổi tên và bổ sung ngành nghề kinh doanh thành
Công ty viễn thông Quân Đội, tên giao dịch quốc tế là Viettel. Thực hiện quyết định
số 43/2005QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của TTCP và QĐ số 45/2005/QĐ-BQP ngày
06/04/2005 của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng về việc thành lập Tổng công ty viễn thông
Quân Đội trên cơ sở tổ chức lại Công ty viễn thông Quân Đội (Viettel). Ngày
14/12/2009, Thủ Tướng Chính phủ đã ký quyết định thành số 2078/QĐ-TTg việc phê
duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội và quy định số
2079/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Viettel khai trương mạng di động 15/10/2004, có 500 trạm BTS, một số ít tổng
đài, cuối 2006 có 2500 trạm, Đến cuối 2007 có 5500 trạm phát sóng. Đến hết 2008
có 14.000 trạm. Đến tháng 4/2009, có 16.300 trạm, đến 9/2009 có 19359 trạm BTS,
đến hết 2009 có số trạm 2G là 20.438 trạm, 5458 trạm 3G; Tại Căm pu chia và Lào
đến hết 2009 có 3.340 trạm BTS. Đến tháng 5/2010, toàn quốc có hơn 22.000 trạm
2G, gần 10.000 trạm 3G. Cuối năm 2005 đã có trên 1,8 triệu thuê bao, đến 6/2006 là 4
triệu thuê bao; đến 05/04/2007 đạt 10 triệu thuê bao; đến 9/2007 hơn 16 triệu thuê
bao; 3/2008 có gần 30 triệu thuê bao đăng ký; gần 12 triệu thuê bao Register; cuối
2008 có hơn 40 triệu thuê bao đăng ký, 16 triệu thuê bao Register, gần 22 triệu thuê
bao phát sinh cước, cuối 2009 có hơn 31,78 triệu thuê bao phát sinh cước (chiếm
> 40% thị phần). (Để đạt được 4 triệu thuê bao mạng Vina Phone phải mất 10 năm,
Mobi Fone phải mất 12 năm).
Là doanh nghiệp có số trạm nhiều nhất với vùng phủ rộng nhất tại Việt Nam. Đặc
biệt đã phủ sóng điện thoại di động tại các vùng sâu vùng xa, địa bàn chiến lược như
Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc và các vùng biển đảo kể cả Trường Sa. Là mạng di
động có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam, và được bình chọn là 01 trong 10 sự
kiện công nghệ thông tin và truyền thông năm 2005. Là doanh nghiệp viễn thông duy

nhất triển khai dịch vụ, mạng cáp và đầu tư kinh doanh viễn thông ra nước ngoài. Đến
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ MẠNG DI ĐỘNG VIETTEL KHU VỰC 3
hết 2009 tại Campuchia có 2500 trạm BTS, gần 12.000km cáp quang, với gần 2 triệu
TB. Tại Lào có 2123 trạm phát sóng gần 200.000 thuê bao hoạt động 2 chiều). Có một
hạ tầng viễn thông rộng khắp, vững chắc, dung lượng, giá trị tài sản lớn. Đến hết
2009, dịch vụ truyền dẫn đứng thứ nhất về thị phần Quốc tế, thứ hai về thị phần thuê
kênh trong nước.
Về Doanh thu, vốn: thu hàng năm có sự tăng trưởng ổn định, theo hướng đi lên.
Đặc biệt là những năm gần đây, năm sau tăng hơn năm trước với tỷ lệ tăng trưởng
cao. Từ năm 2005 đến 2008, doanh thu năm sau cao gấp hơn 02 lần năm trước. Năm
2004 DT đạt 1.415 tỷ đồng. Năm 2005 là 3.270 tỷ đồng, năm 2006 đạt 7.108 tỷ đồng,
năm 2007 doanh thu đạt 16.300 tỷ đồng (doanh thu toàn ngành BCVT đạt 67.000 tỷ
đồng = 5,5% GDP) . Năm 2008 đạt 33.150 tỷ đồng, năm 2009 đạt 60.211 tỷ đồng.
Vốn cố định: 2000 có 2,3 tỷ đồng; 2004 có 980 tỷ đồng, 2005 có 1366 tỷ đồng,
2006 có 2100 tỷ đồng, 2007 có 4846 tỷ đồng, 2008 trên 10.000 tỷ đồng, năm 2009 giá
trị đầu tư gần 17.000 tỷ đồng.
1.2. Sơ lược về Mạng di động VIETTEL tại Khu vực 3:
Viettel KV3 đang quản lý 18 tỉnh Miền Đông Nam Bộ, Miền Tây Nam Bộ và Tp
Hồ Chí Minh. Trong đó năm tỉnh Miền Đông bao gồm : Bình Dương, Bình Phước,
Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa -Vũng Tàu. 13 tỉnh Miền Tây bao gồm: An Giang, Bạc
Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc
Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Tại Việt Nam, băng tần GSM 900 MHz được chia cho 3 nhà khai thác là
Vinaphone, MobiFone và Viettel. Trong đó Viettel được cấp 42 kênh từ kênh ARFCN
42-83. Trong đó các kênh từ 43-54 dùng cho tần số BCCH.
All rights reserved © 2002, Alcatel, Paris.
On job Training, 22/04/02, page n° 25
Radio Network Planning
Frequency Planning


Vietel’s GSM Frequency Bands:

Width: 8.2 MHz

Number of channels: 39 + 3 guard bands (from 42 to 83)

Uplink: 898.4 MHz to 906.6 MHz

Downlink: 943.4 MHz to 951.6 MHz
1 …41 43 … 54 84 … 12456 … 81
12 BCCH
26 TCH
V I E T E L
42 55 83
82
Joker
Operator A
Operator B
Vinaphone
Mobilephone
All rights reserved © 2002, Alcatel, Paris.
On job Training, 22/04/02, page n° 25
Radio Network Planning
Frequency Planning

Vietel’s GSM Frequency Bands:

Width: 8.2 MHz


Number of channels: 39 + 3 guard bands (from 42 to 83)

Uplink: 898.4 MHz to 906.6 MHz

Downlink: 943.4 MHz to 951.6 MHz
1 …41 43 … 54 84 … 12456 … 81
12 BCCH
26 TCH
V I E T E L
42 55 83
82
Joker
Operator A
Operator B
Vinaphone
Mobilephone
Hình 1.1: Băng tần GSM 900 mà Viettel được cấp phép
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ MẠNG DI ĐỘNG VIETTEL KHU VỰC 3
Tại băng tần DCS 1800 MHz, Viettel được cấp phép các kênh ARFCN từ 711 –
811, tương ứng với dải tần theo chiều Uplink là 1750 – 1770 MHz, theo chiều
downlink là 1845 – 1865 MHz. Trong đó các kênh 711, 811 là các kênh bảo vệ. Kênh
810 dùng dự phòng và các kênh từ 712 – 744 dùng cho các tần số BCCH. Hiện nay,
Viettel cũng đang sử dụng kỹ thuật nhảy tần với cả 2 kiểu là baseband cho các trạm
BTS 900 và kiểu Synthesized cho các trạm BTS 1800.
Tính đến năm 2009, toàn Viettel KV3 có khoảng trên 5000 trạm BTS, trong đó
Tp Hồ Chí Minh chiếm 1700 trạm BTS. Tương ứng với số lượng trạm BTS này thì có
khoảng 120 BSC và 18 MSC. Bán kính phủ sóng của BTS cũng khác nhau tuỷ theo
băng tần và khu vực dân cư. Trạm 900 ở khu vực Thành phố là: 300-400m, tỉnh là
700-1500m. Trạm 1800 ở khu vực TP: 150-200m, tỉnh là 200-400m.

STT TÊN TỈNH KÝ HIỆU Tổng số BTS
1 An Giang AGG 152
2 Bình Dương BDG 291
3 Bạc Liêu BLU 78
4 Bình Phước BPC 206
5 Bến Tre BTE 115
6 Cà Mau CMU 98
7 Cần Thơ CTO 151
8 Đồng Nai DNI 265
9 Đồng Tháp DTP 112
10 Hồ Chí Minh HCM 1451
11 Hậu Giang HUG 77
12 Kiên Giang KGG 139
13 Long An LAN 152
14 Sóc Trăng STG 110
15 Tiền Giang TGG 132
16 Tây Ninh TNH 197
17 Trà Vinh TVH 93
18 Vĩnh Long VLG 94
19 Vũng Tàu VTU 174
Bảng 1.1: Danh sách, ký hiệu và số trạm BTS dã phát sóng tại các tỉnh do
Khu vực 3 quản lý (số liệu tháng 4-2008)
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ MẠNG DI ĐỘNG VIETTEL KHU VỰC 3
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC
ALCATEL A9120
2.1. Giới thiệu tổng quan về BSC:
Như chúng ta đã biết, hệ thống thông tin di di động mặt đất gồm 2 hệ thống con
chính là: hệ thống con trạm gốc BSS và hệ thống con mạng lõi NSS.
Hệ thống con NSS gồm có MSC là trung tâm chuyển mạch của tồn mạng, và các

cơ sở dữ liệu liên quan đến mạng và thuê bao di động như bộ nhớ thường trú HLR là
duy nhất đối với một mạng di động và bộ nhớ tạm trú VLR luôn đi kèm với từng MSC
để quản lý tính di động của thuê bao.
Hệ thống con BSS gồm có BSC là trung điều hành mọi hoạt động của BSS, nó
trực tiếp làm việc với NSS thông qua báo hiệu số 7 và các trạm gốc BTS. Hệ thống
BSS có thể có nhiều BSC, mỗi BSC sẽ quản lý một số lượng lớn các BTS tuỳ thuộc
vào cấu hình được trang bị, giữa BSC với BTS sẽ báo hiệu với nhau thông qua giao
thức LAP-D.
Trong tương lai khi nâng cấp lên hệ thống GPRS, thì về cơ bản tài nguyên sẳn có
vẫn tương thích nhưng phải trang bị thêm một số thiết bị hỗ trợ chuyên xử lý số liệu
(data) như MFS và sử dụng công nghệ chuyển tiếp khung Frame relay. Đồng thời phải
nâng cấp phần mềm vận hành và bảo dưỡng cho tồn bộ hệ thống.
BSC có thể sử dụng cho GSM và GPRS. Nó sẽ quản lý tài nguyên vô tuyến và
những thông số vô tuyến. Tài nguyên của nó có thể được chia sẻ giữa GSM và GPRS,
việc chia sẻ này được thực hiện theo những thông số configuration. BSC thực hiện
việc chuyển đổi giữa các kênh lưu lượng vô tuyến và các kênh mặt đất tới MSC và
MFS (Multi-Function Server).
BSC quản lý các thiết bị truyền dẫn bên trong nó và thực hiện quản lý lỗi cho các
thiết bị tryền dẫn khác.
BSC cũng thực hiện chức năng tập trung tức là nó cho phép số kênh lưu lượng vô
tuyến nối tới BSC nhiều hơn số kênh nối tới MSC.
Các chức năng của BSC được chia thành các chức năng con như sau:
- Cung cấp các đường báo hiệu tới MSC.
- Điều khiển báo hiệu của các BTS và MS.
- Điều khiển báo hiệu của các đường kết nối tới MFS.
- Chuyển mạch lưu lượng giữa MSC và các BTS.
- Định tuyến lưu lượng giữa MFS với các BTS.
- Cung cấp khả năng hoạt động bảo dưỡng.
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 6
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120

2.2. Các loại BSC đang sử dụng ở VIETTEL KV3:
Hiện nay, tại VIETTEL Khu vực 3 đang sử dụng các loại BSC của 3 Vendor là:
Alcatel, Nokia và Huawei. Trong đó BSC của Alcatel chiếm số lượng lớn nhất. Tuy
nhiên, do dung lượng của BSC Alcatel thấp và các vấn đề về chi phí, lỗi kỹ thuật nên
hiện nay tại Viettel KV3 đang tiến hành chuyển đổi (swap) các BTS và BSC của hãng
Alcatel sang sử dụng các thiết bị của Huawei. Các thiết bị của Huawei có ưu điểm bền,
chất lượng tốt, ít lỗi và giá thành chi phí rẻ hơn nhiều so với các vendor khác.
Vendor
Số lượng BSC tại
Viettel KV3
ALCATEL 107
NOKIA 33
HUAWEI 10
Bảng 2.1: Số lượng BSC phân loại theo Vendor tại Viettel KV3
(cập nhật đến tháng 5-2011)
Nokia có các dòng sản phẩm BSC, đó là: BSCi, BSC2i và BSC3i. BSC3i
Nokia là một hệ thống hiện đại cho mạng GSM 800, 900, 1800 và 1900. BSC3i
Nokia được thiết kế dựa trên kiến trúc module phần mềm và phần cứng. Kiến trúc
phân phối của BSC3i Nokia thực thi với hệ thống đa xử lý dung lượng cao và dự
phòng. Hệ thống cho phép phân phối đến nhiều đơn vị máy tính với nhiều chức
năng riêng biệt. Chức năng chính của BSC3i là điều khiển, quản lý BSS và các kênh
vô tuyến. BSC3i được thiết kế để sử dụng hiệu quả tài nguyên vô tuyến và dễ dàng
vận hành bảo dưỡng. BSC3i có 3 cấu hình là: 660, 1000 và 2000. Cấu hình 660 và
1000 là cấu hình một tủ đơn và số TRX tối đa tương ứng là 660 và 1000, cấu hình
2000 là cấu hình 2 tủ với số TRX tối đa là 2000.
Huawei có dòng BSC6000 có đặc điểm dung lượng lớn, khả năng tích hợp cao,
hỗ trợ 2048 TRX tại FR và HR, lưu lượng lớn nhất là 13000 Erl, số thuê bao lớn nhất
là 650000. BSC 6000 có cấu hình linh hoạt bao gồm nhiều mode vận hành với hệ
thống E1/T1 hoặc STM1.
Hiện nay, tại Viettel KV3 vẫn chủ yếu sử dụng BSC của hãng Alcatel với 2 loại

là BSC A9120 hay G2 và BSC A9130 hay MX. Sau đây, bài báo cáo thực tập này sẽ
mô tả chi tiết hơn về cấu trúc phần cứng của BSC Alcatel A9120.
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 7
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
2.3. Tổng quát các khối chức năng của BSC Alcatel A9120 (G2):
BSC gồm các khối chức năng sau:
- Abis TSU.
- Ater TSU.
- Common TSU.
- DSN.
- Broadcast, Clock and Alarm System.
- TSC (Transmission Submultiplexer Controller).
- Terminal.
Hình 2.1: Các khối chức năng của BSC
TSU: mỗi TSU có 8 phần tử điều khiển CE (Control Element). Tất cả các CE
trong TSU sẽ được nối tới DSN thông qua 2 Access Switch (AS).
Phần tử điều khiển CE: có 3 loại CE:
- CPRC
- TCUC
- DTCC
Các khối truyền dẫn: có 2 loại ASMB và BIUA.
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 8
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
Transmission
Submultiplexer
Controller
Abis TSU Ater TSU
Common TSU
Broadcast, Clock
And Alarm

System
DSN
BTS
BSC
Terminal
Cell Broadcast
Center
OMC-R
TM Terminal TM Terminal
External
Alarm
A B
BC Buses to
all CEs
Clock A
Clock B
TC
and/or
MFS

Hình 1: Các khối chức năng của BSC
Qmux bus
2.4. Abis TSU:
Abis TSU cung cấp giao tiếp Abis giữa BSC và BTS. Abis TSU gồm 1 board
BIUA và 8 board TCUC như hình sau:
Mỗi TCUC phục vụ được cho 32 kênh lưu lượng tương ứng với 2 HR TRx hoặc 4
FR TRx. Mỗi TCUC có 6 HDLC hoạt động ở tốc độ 16kb/s hoặc 32kb/s.
TCUC quản lý các kênh lưu lượng Abis hoặc 1 kênh FR 16kb/s hoặc 2 kênh HR
8kb/s.
BIUA giao tiếp với các đường Abis và sử dụng đồng hồ tham khảo của BSC để tạo

ra tín hiệu đồng hồ cho đường PCM Abis.
Abis TSU thực hiện 3 loại chức năng chính sau:
- Chức năng telecommunication do các TCUC thực hiện.
- Chức năng truyền dẫn do BIUA thực hiện.
- Chức năng vận hành và bảo dưỡng O & M do cả các TCUC và BIUA thực hiện.
2.4.1. TCUC:
TCUC thực hiện các chức năng telecommunication và chức năng vận hành và bảo
dưỡng được yêu cầu để nối BSC với các BTS.
TCUC có 6 chức năng telecommunication như sau:
- Quản lý tần số vô tuyến (RFM).
- RF GPRS.
- Điều khiển thiết bị TCU (TCU DH).
- Phát hiện quá tải (Overload Detector).
- Điều khiển quá tải nội bộ(Local Overload Controller).
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 9
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
BIUA
TCUC
TCUC
Access
Switch
BS Interface
Abis Interface
1
1
8
1
8
8
0

7
15
6
To/From
Group
Switch
Qmux
Bus
LAPD
Interface
Hình 2.2: Khối chức năng Abis TSU
- Bản tin quảng bá cell (SMS-CB Local).
Và 3 chức năng vận hành & bảo dưỡng (O&M):
- Quản lý cấu hình phần cứng (Hardware Configuration Management).
- Quản lý sự hoạt động (Performance Management).
- Quản lý lỗi (Fault Management).
2.4.1.1. Chức năng Telecommunication của TCUC:
RFM
RFM sẽ quản lý các kênh tần số vô tuyến liên kết với các TRx của BTS. Các TRx
được kết nối vật lý tới TCUC và được điều khiển bởi TCUC qua giao diện Abis.
RFM có thể điều khiển tới 4 TRx. Các cell được mở rộng có thể được điều khiển
bởi RFM.
RF GPRS
RF GPRS thực hiện tất cả các chức năng liên quan tới các kênh tần số vô tuyến
được sử dụng cho việc trao đổi các gói dữ liệu.
TCU Device Handler
Theo yêu cầu của RFM, TCU DH thực hiện:
- Thiết lập và giải phóng các đường thoại qua mạng chuyển mạch số DSN.
- Thực hiện kết nối vật lý cho một kênh Abis với một kênh mặt đất được chọn
trước bởi MSC.

- Thiết lập các đường dẫn theo yêu cầu của RF GPRS.
Theo yêu cầu của các chức năng vận hành và bảo dưỡng O & M thì TCU DH nó sẽ
khố hoặc mở các đường Abis. Khi đường Abis bị khố thì TCU DH đảm bảo rằng
các cuộc gọi đang tiến hành sẽ được giải phóng một cách hợp lý.
Phát hiện quá tải (Overload Detector)
Chức năng này sẽ phát hiện sự quá tải bằng cách tính tốn thới gian hoạt động
của bộ xử lý, sau đó so sánh thời gian này với 2 mức ngưỡng để xác định mức độ
quá tải.
Điều khiển quá tải (Local Overload Controller)
Chức năng này sẽ xử lý một số hành động để tăng hoặc giảm việc xử lý của
bộ xử lý .
Khi tình trạng quá tải thay đổi thì chức năng phát hiện quá tải sẽ báo cho chức
năng điều khiển quá tải nội bộ để đưa ra hành động cần thiết rồi sau đó sẽ báo cho
RFM để tăng hoặc giảm tỉ lệ phần trăm các bản tin đo đạc bị loại bỏ. Chức năng
này cũng xác định khoảng thời gian trễ trước khi kênh SDCCH được giải phóng.
Bản tin quảng bá cell (SMS-CB Local)
Chức năng này thực hiện việc điều khiển nội bộ để cung cấp dich vụ quảng bá
Cell (Cell Broadcast). TCUC sẽ cung cấp dịch vụ này cho các cell mà nối với nó.
Chức năng này sẽ nhận lệnh từ chức năng SMS-CB Master trong OSI-CPRC.
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 10
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
2.4.1.2. Các chức năng vận hành bảo dưỡng O&M của TCUC:
 Quản lý cấu hình phần cứng (Hardware Configuration Management)
Theo yêu cầu của chức năng quản lý cấu hình phần cứng ở OSI-CPRC thì chức
năng quản lý cấu hình phần cứng ở TCUC sẽ thu thập những thông số về tình trạng
sử dụng phần cứng nội bộ (thông số USOD). Sau đó nó sẽ gửi các thông số này tới
chức năng quản lý cấu hình phần cứng ở OSI-CPRC.
Chức năng quản lý cấu hình phần cứng cho phép operator định cấu hình hoặc
định lại cấu hình cho các SBL truyền dẫn (Transmission Security Block – SBL)
sau:

- BSC-ADAPT (BIUA).
- BTS-ADAPT (BTS-BIE)
- SM-ADAPT (ASMB)
- TC-ADAPT
Những yêu cầu định cấu hình hoặc định lại cấu hình cho các SBL truyền dẫn
nhận được từ chức năng quản lý lỗi truyền dẫn (Fault Management Transmission)
trong SYS-CPRC. Việc quản lý cấu hình phần cứng sẽ điều khiển việc định cấu
hình cho các SBL truyền dẫn.
Việc quản lý cấu hình phần cứng thì trước hết phải chuẩn bị dữ liệu cần thiết
cho việc định cấu hình, dữ liệu này tuỳ thuộc vào loại SBL nào được định cấu hình,
sau đó dữ liệu này sẽ được gửi tới TSCA để TSCA gửi tới các board riêng, ví dụ
như ASMB.
 Quản lý sự hoạt động (Performance Management)
Chức năng quản lý sự hoạt động gồm thu thập dữ liệu (Local Data Collector) và
tạo cảnh báo (Local Alerter).
Thu thập dữ liệu sẽ tập hợp các thông tin thống kê (về viễn thông và báo hiệu)
cho những sự việc xảy ra trong TCUC như các cuộc gọi vào, các cuộc gọi ra,
chuyển giao… thông tin này được gửi tới chức năng trung tâm thu thập dữ liệu
(Central Data Collector) trong OSI-CPRC.
Việc tạo cảnh báo sẽ giám sát các kênh SDCCH của một cell để phát hiện lưu
lượng thấp một cách bất thường so với các cell khác, đồng thời giám sát kênh TCH
để xác định thời gian chiếm dụng trung bình quá lớn hoặc quá nhỏ.
 Quản lý lỗi (Fault Management)
- Điều khiển việc bảo dưỡng TCU (Local TCU Maintenance Hanlder)
- Điều khiển cảnh báo TCU ( Local TCU Alarm Hanlder)
- Bảo dưỡng mạng ( Local Network Maintenance)
- Kiểm tra mạng (Network Routine Tests) việc kiểm tra này được thực hiện trong
lúc tải thấp.
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 11
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120

2.4.2. BIUA:
BIUA thực hiện:
- Nối các BTS vào BSC bằng hệ thống truyền dẫn mặt đất 2Mbit/s. Các cấu
hình chuỗi và cấu hình ring cho phép sử dụng hiệu quả nhất hệ thống truyền
dẫn.
- Nối giao tiếp Abis của hệ thống truyền dẫn với các giao tiếp BSI bên trong
BSC. Các BSI này nối tới các TCUC.
- Ghép và tách các kênh lưu lượng, kênh báo hiệu, thông tin O&M cho BSS
và thông tin Qmux. Mỗi BIUA có 6 đường Abis được nối tới 8 TCUC qua 8
BSI.
BIUA thực hiện 2 chức năng chính là truyền dẫn và vận hành & bảo dưỡng
(O&M).
Chức năng truyền dẫn gồm có:
- Giám sát BIUA (BIUA Monitoring)
- Chức năng giao tiếp Abis (Abis Interface Functions)
- Giao tiếp TSCA (TSCA Interfaces)
- Kênh LAPD (LAPD Channel)
- Các vòng kiểm tra (Test Loops)
- Dư thừa Abis
Chức năng O&M gồm có:
- Quản lý cấu hình (Configuration Management)
- Quản lý sự hoạt động (Performance Management)
- Quản lý lỗi (Fault Management)
2.4.2.1. Các chức năng truyền dẫn của BIUA:
 Giám sát BIUA (BIUA Monitoring)
BIUA được giám sát bằng 2 cách local và remote.
- Việc giám sát local được thực hiện bởi đầu cuối truyền dẫn (Terminal
Transmission), đầu cuối này nối tới cổng RS232 MMI của BIUA và nó có thể
xem hoặc thay đổi địa chỉ Qmux đã được ấn định.
- Việc giám sát Remote thì được thực hiện nhờ TSCA. BIUA nối với TSCA

bằng đường Qmux bus (Local Qmux Bus). OMC-R nối tới TSCA thông qua
TCUC, BIUA và đường TSL.
 Chức năng giao tiếp Abis (Abis Interface Functions)
BIUA thực hiện các chức năng xác định đối với đường Abis 2Mbit/s như:
- Điều khiển TS0
- Các chức năng truyền và nhận bit. Ví dụ: mã hoá và giải mã HDB3…
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 12
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
- Chèn các bit thông tin Qmux vào TS0 nếu các bit này không sử dụng cho
việc đồng bộ khung. Các bit thông tin này có thể được chèn vào một TS khác
của đường Abis nếu TS0 đã được sử dụng.
 Giao tiếp TSCA (TSCA Interfaces)
BIUA có các giao tiếp với TSCA như sau:
- Local Qmux cho phép TSCA có thể giám sát và điều khiển BIUA.
- Remote Qmux nối với các giao tiếp Abis cho phép TSCA giám sát và điều
khiển các khối truyền dẫn ở xa (như TRANS ở phía BTS và ASMC ở phía TC).
 Kênh LAPD ( LAPD Channel)
BIUA cung cấp kênh LAPD 64kbit/s giữa giao tiếp LAPD với một TS của
một BSI.
 Các vòng kiểm tra (Test Loops)
Các vòng kiểm tra của BSI có thể được thiết lập bởi BIUA. Toàn bộ BSI có
thể được đấu vòng hoặc chỉ một TS đơn được đấu vòng.
 Dư thừa Abis
BIUA cung cấp sự dư thừa của đường liên kết Abis khi sử dụng cấu hình ring.
Đối với cấu hình ring thì một BIUA chì cần dùng 2 cổng giao tiếp Abis cho tất cả
các BTS trong vòng ring đó.
2.4.2.2. Các chức năng vận hành & bảo dưỡng của BIUA:
 Quản lý cấu hình (Configuration Management)
BIUA có thể được cấu hình với cấu hình khởi đầu (initial configuration) hoặc
cấu hình hoạt động (operational Configuration). Initial configuration được thực

hiện khi BIUA chưa download dữ liệu, dữ liệu này được ghi vào bộ nhớ riêng của
BIUA bằng firmware, việc định cấu hình này cho phép truy nhập vào BIUA . Dữ
liệu cho việc cấu hình hoạt động sẽ được download xuống BIUA từ MMI hoặc
TSCA qua Qmux bus. Một số thông số về định cấu hình có thể được thay đổi và
giám sát qua MMI hoặc TSCA.
 Quản lý sự hoạt động (Performance Management)
BIUA sẽ thông báo tỉ lệ lỗi bit (BER ) tới TSCA hoặc tới đầu cuối truyền dẫn
qua MMI
 Quản lý lỗi (Fault Management)
Thực hiện các chức năng:
- Phát hiện lỗi mà những cảnh báo trong các lỗi đó sẽ được xếp loại ưu tiên.
Những cảnh báo có mức ưu tiên thấp hơn thì sẽ đựơc bỏ qua khi có những cảnh
báo có mức ưu tiên cao hơn.
- Kiểm tra những cảnh báo lâu, điều này đảm bảo cho các thiết bị của mạng
không ngưng hoạt động khi có sự gián đoạn ngắn của phần truyền dẫn.
- Điều khiển cảnh báo. Một tín hiệu chỉ thị cảnh báo AIS được tạo ra trên giao
diện Abis hoặc BSI khi một số cảnh báo được xác nhận.
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 13
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
- Báo cáo cảnh báo. Hệ thống cảnh báo của BIUA xác định và chỉ ra các SBL
lỗi và chỉ ra loại lỗi.
2.5. Ater TSU:
Ater TSU cung cấp giao tiếp Ater giữa BSC và TC. Ater TSU gồm 2 ASMB và 8
DTCC.
Mỗi DTCC phục vụ được cho 31 kênh lưu lượng. DTCC có thể kết cuối đường báo
hiệu số 7. Tuy nhiên không phải tất cả các DTCC đều được sử dụng cho mục đích này.
DTCC có thể được sử dụng để tạo ra tín hiệu đồng hồ tham khảo cho BSC.
ASMB ghép và tách các tín hiệu từ các DTCC.
Ater TSU đảm nhiệm 3 chức năng lớn :
+ Telecommunication Functions: do DTCC đảm nhận

+ Transmission Functions: do ASMB đảm nhận
+ OM Function: do DTTC và ASMB đảm nhận
2.5.1. Sự kết nối giữa BSC với các thành phần khác thông qua Ater-TSU:
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 14
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
Access
Switch
Ater-mux
Interface 1
DTCC
1
8 0
7
15
ASMB
1
4
To/From
Group
Switch
Qmux
Bus
Hình 2.3: Khối chức năng Ater TSU
DTCC
4
Ater-mux
Interface 2
DTCC
1
ASMB

1
4
DTCC
4
Trong hình này cho tiữa
Trong hình này cho ta thấy sự kết nối logic giữa BSC với TC, MFS thông qua
Ater- TSU. Ở đây đang xét ví dụ đối với BSC cấu hình 2, nó được trang bị tối đa 4
khối Abis-TSU và 3 khối Ater-TSU. Mỗi Ater-TSU có tối đa 2 ASMB, vì thế ở cấu
hình này có nhiều nhất là 6 ASMB (1 đến 6). Mỗi ASMB có 4 ngõ vào và 1 ngõ ra.
Các tín hiệu ngõ vào ở giao diện Ater mà AMSB nhận được là lấy từ 4 DTCC, mỗi
đường tín hiệu từ DTCC có tốc độ 2048 Kbps có thể mang thông tin về thoại hay số
liệu và có cả các thông tin về báo hiệu (DTCC là đầu cuối báo hiệu số 7 tại BSC) hay
thông tin về vận hành, bảo dưỡng (X25) giữa BSC và MSC hay OMC-R. Hầu hết các
DTCC đầu tiên trong 4 DTCC ngõ vào ASMB đều thực hiện báo hiệu số 7. Đối với
thông tin vận hành, bảo dưỡng chỉ thuộc về DTCC thứ 2 tại ngõ vào của ASMB đầu
tiên (trong Ater-TSU đầu tiên) trong chế độ hoạt động không dự phòng X25 cho OML,
nếu thiết lập chế độ dự phòng X25 (Secured) thì thông tin OML cho BSC sẽ được thực
hiện ở 2 ASMB trong Ater-TSU đầu tiên (DTCC thứ 2).
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 15
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
Hình 2.4 : Kết nối giữa Ater-TSU với MFS và TC đối với BSC cấu hình 4
Ater-TSU
Ater Mux
Ater Mux
MSC
TCBSC
N7,Qmux,X25
N7,Qmux,X25
N7
N7

N7
N7 N7
N7,Gb
N7,Gb
Gb
Gb
X25
X25
ASMB6
DTC
21
N7
ASMB5
DTC
17
N7
ASMB4
DTC
13
N7
ASMB3
DTC9
N7
ASMB2
DTC5
N7
ASMB1
DTC1
N7
X25

X25
ASMB sẽ thực hiện ghép các thông tin đưa đến từ giao diện Ater lên đường
highway (Ater-mux), đồng thời chèn thêm các thông tin về giám sát các luồng nhánh
và Qmux để truyền đến TC hay MFS.
Tại TC, các mạch MT120 sẽ trực tiếp nhận và xử lý thông tin từ Ater-mux, mỗi
MT120 chỉ làm việc với một ASMB đồng nghĩa với việc chỉ xử lý một tín hiệu tại giao
diện Ater-mux. Qua quá trình xử lý tại TC, mỗi kênh thoại 16Kbps sẽ được chuyển
thành 64 Kbps để phù hợp với mạng chuyển mạch tại MSC. Vì thế mỗi đường Ater-
mux tốc độ 2048 Kbps tại ngõ vào TC phải cần đến 4 trung kế số để truyền tải 120
kênh thoại từ TC đến MSC. TC chỉ xử lý đối với tín hiệu thoại, còn đối với báo hiệu số
7 được truyền trong suốt qua TC đến MSC. Riêng đối với thông tin OML của BSC có
thể được trích ra tại TC nếu như OMC-R được kết nối với TC qua giao tiếp X21.
Tại MFS, chỉ có dữ liệu dạng data mới được xử lý còn dữ liệu thoại được MFS
ghép lên Ater-mux rồi chuyển đến TC.
2.5.2. Các chức năng chính của Ater-TSU:
2.5.2.1. Chức năng Telecommunication của Ater-TSU:
Trong Ater-TSU, DTCC (Digital Trunk Controller Type C) đảm nhận chức năng
Telecommunication và cũng chịu trách nhiệm một phần chức năng O&M để kết nối
BSC đến MSC hoặc MFS. Phần này chỉ đề cập chủ yếu đến chức năng
Telecommunication. Trong chức năng Telecommunication, DTCC sẽ thực hiện các
công việc sau :
- Quản lý tài nguyên về kênh lưu lượng TCH
- BSS Aplication Part (BSS AP)
- GPRS Aplication Part (GPRS AP)
- Điều khiển đường trung kế số (DTC DH)
- Kiểm tra Overload
Tương ứng với từng nhiệm vụ cụ thể, DTCC chia thành 3 phần chính:
- Non-signalling DTCC: thực hiện quản lý kênh lưu lượng
- Signalling DTCC: thực hiện phân phối các bản tin (SMS), quản lý tài
nguyên vô tuyến (Handover management), điều khiển báo hiệu số 7 (SCCP).

- Kết nối đến MFS (BSSGP)
- Báo hiệu số 7 (N7)
- Terminating DTCC: kết nối đến và từ MSC.
Quản lý tài nguyên về kênh lưu lượng TCH (TCH RM):
DTCC thực hiện phân phối tập trung các kênh TCH vô tuyến cho các cuộc gọi
đáp ứng yêu cầu kênh bắt đầu từ MS có MSC hoặc MFS. Kênh TCH có thể được yêu
cầu với nhiều lý do khác nhau, ví dụ như: cấp kênh TCH sớm cho thoại và dữ liệu, cấp
kênh TCH trong trường hợp chuyển giao. Trong trường hợp khi có yêu cầu kênh,
DTCC không tìm được kênh TCH rỗi thì có thể từ chối trực tiếp yêu cầu đó, ngoài ra
DTCC có thể lưu lại các cuộc gọi hoặc các yêu cầu kênh mà chưa thể đáp ứng ngay
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 16
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
tức thời cho đến khi có kênh TCH rỗi sẽ cấp cho các yêu cầu này. Trường hợp này chỉ
xảy ra với các thuê bao có mức ưu tiên cao (class).
BSS Aplication Part (BSSAP) và GPRS Aplication Part (GPRSAP)
BSSAP:
BSSAP đảm nhận các thủ tục báo hiệu số 7 giữa BSC và MSC, các bản tin báo
hiệu từ MS (khởi tạo từ CM, MM, RR) lần lượt truyền qua các giao diện dựa trên các
giao thức khác nhau như: LAPDm (trên Um), LAPD (trên Abis) riêng giữa BSC &
MSC các bản tin báo hiệu này sẽ được chuyển đổi và đưa vào mô hình báo hiệu số 7.
Hầu hết các bản tin báo hiệu từ MS đều truyền thông suốt từ MS đến MSC, tuy nhiên
cũng có một số bản tin báo hiệu trên đường từ MS đến MSC sẽ bị xử lý tại BTS &
BSC hay còn gọi là truyền không trong suốt. Vì thế BSSAP chia làm 2 phần chức
năng là BSSMAP & DTAP. BSSMAP sẽ đảm nhận xử lý các bản tin không trong
suốt, còn DTAP sẽ xử lý các bản tin trong suốt. Cụ thể như sau :
- RR :
+ Quản lý quá trình tìm gọi (BSSMAP)
+ Chuyển giao, mật mã, ấn định kênh, giải phóng kênh, cell selection, điều
khiển công suất (DTAP)
- MM :

+ Quản lý chức năng cập nhật vị trí (BSSMAP)
+ Gởi IMSI (TMSI) (BSSMAP)
+ Thủ tục nhận thực, gán IMSI (TMSI) (DTAP)
- CM :
+ CC: điều khiển cuộc gọi (thiết lập, theo dõi và tính cước) (DTAP)
+ SMS: dịch vụ bản tin ngắn (DTAP)
+ SM: các dịch vụ bổ sung phi thoại (DTAP)
+ Yêu cầu dịch vụ chuyển mạch (BSSMAP)
Với chức năng BSSAP, DTCC sẽ phân phối các bản tin báo hiệu ngõ vào đến các
thủ tục xử lý tương thích (DTAP hay BSSMAP) và thực hiện định tuyến các bản tin
đến đích được chính xác.
GPRSAP:
Nếu như BSSAP thực hiện báo hiệu giữa MS và MSC cho các cuộc gọi liên
quan đến thoại (Circuit Switch) thì GPRSAP sẽ thực hiện báo hiệu giữa MS và MFS
cho các cuộc gọi phi thoại (Packet Switch). Các báo hiệu trong cuộc gọi PS cũng
tương tự như trong cuộc gọi CS, cụ thể như yêu cầu kênh cho PS, ấn định kênh tức thì
cho PS. GPRSAP còn điều khiển liên kết báo hiệu GPRS GSL và gửi các bản tin vận
hành bảo dưỡng (O&M message) đến OMC-R trên GSL.
DTC Device Handler (DTC DH):
Giữa DTCC và MSC đã qui ước các kênh nào trên PCM Link trên giao diện A
được phép sử dụng thông qua báo hiệu số 7. DTC DH thực hiện khóa một kênh hoặc
một nhóm kênh A trên PCM giữa BSC và MSC, công việc này có thể được yêu cầu từ
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 17
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
MSC hay vì một lý do nào khác như xảy ra lỗi ở BSC. DTC DH tự động liên kết một
kênh thoại mới được thiết lập thông qua DSN đến một kênh A đã được xác định trước
bởi MSC. MSC sẽ cấp một CIC (Circuit Identify Code) chomột kênh thoại khi có yêu
cầu trên giao diện A. Trong trường hợp cần thực hiện chức năng bảo dưỡng, DTCC
DH có thể vô hiệu hóa (out of service) đường trung kế cần kiểm tra giữa BSC và
MSC. Lúc này tất cả các kênh TCH hay chỉ có các kênh báo hiệu liên quan sẽ bị khố.

DTC DH nhận các bản tin cảnh báo trên đường trung kế số từ phần cứng của DTCC,
điều này cho phép DTCC có thể chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu kênh từ các cuộc gọi
mới.
2.5.2.2. Chức năng truyền dẫn (Transmission Function):
Trong Ater-TSU, chức năng truyền dẫn được thực hiện bởi khối ASMB. Mỗi
ASMB thực hiện ghép 4 nhánh Ater 30 kênh thoại từ 4 DTCC thành một đường Ater-
mux 120 kênh có tốc độ 2048Kbps hay còn gọi là highway. Theo hướng ngược lại
ASMB sẽ phân kênh từ một đường highway nhận từ TC (Transcoder) thành 4 đường
Ater tributary tốc độ 2048kbps đưa đến 4 DTCC tương ứng. Quá trình ghép và phân
kênh tại ASMB được thể trong hình sau :
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 18
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
Hình 2.5 : Multiplexer/Demultiplexer tại ASMB
X25
Ater-mux
A-ter
A
TC
MT
120
0
15
31
ASMB
Alarm octec

N7
14
15
16

31
0
3131
0
15
X25
ASMB
N7
N7
X25
Trong BSC có thể có tối đa 9 Ater-TSU (Config 6), mỗi Ater-TSU có tối đa 2
ASMB, mỗi ASMB chỉ làm việc với 4 DTCC. Tín hiệu tốc độ 2048Kbps được đưa
đến từ các DTCC có thể là tín hiệu thoại (CS) hoặc tín hiệu dữ liệu (PS). Tín hiệu
Ater-mux tốc độ 20048Kbps sau ASMB có thể đưa đến TC hoặc MFS, riêng các
ASMB kết nối đến TC thì trên đường highway chỉ toàn là thoại, còn các ASMB nối
đến MFS thì trên đường highway có thể là data kết hợp với thoại, khi đó MFS sẽ xử lý
các data và chuyển mạch các tín hiệu thoại đến TC. Trong sơ đồ này chỉ minh hoạ quá
trình ghép các kênh thoại từ các DTCC ở Ater link thành một đường highway tại
ASMB và truyền đến TC mà cụ thể là mạch MT120 rồi đến MSC sau khi được
chuyển mã.
Trong ASMB có 2 SRS (Sub Rate Switch) thực hiện ghép và phân các kênh
thoại giữa 4 nhánh Ater tới và từ một Ater-mux. Các khối này còn chịu trách nhiệm
chèn và trích thông tin Qmux (16Kbps) như hình sau :
Các phần tử truyền dẫn như BIUA, ASMB (trong BSC), MT120 (tại TC), mạch
transmission (tại BTS) chịu sự điều khiển của TSCA qua Qmux bus (Local và
Remote). Lệnh điều khiển từ CPRC-SYS hay CPRC-OSI đến AS (Access Switch) qua
DSN được chuyển mạch đến CPRC-BC và gửi lên bus quảng bá (A và B), trên bus
này thông tin được gửi đến BIUA thông qua TCUC. Từ BIUA qua TSL (TSC LAP-D
Signalling Link) lệnh điều khiển đến TSCA, tại đây thông tin điều khiển truyền dẫn
được tạo ra bởi TSCA và gửi lên Qmux bus. Tại Ater-TSU, ASMB có giao tíêp

Qmux bus (Local và Remote) để nhận lệnh điều khiển. Local Qmux sẽ tiếp nhận các
lệnh điều khiển dành riêng cho ASMB. Remote Qmux nhận các thông tin liên quan
đến truyền dẫn mà TSCA muốn gửi đến MT120, ASMB sẽ ghép Qmux này vào
nibble0 (16kbps) trong TS14 trên đường Ater-mux truyền đến TC.
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 19
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120
Hình 2.6 : Quá trình điều khiển truyền dẫn tại BSC và TC qua Qmux
bus
DSN
B
I
U
A
A
S
A
S
TCUC 1
TCUC 8
DTCC 8
Abis-TSU
Ater-TSU
AS
O
S
I
O
S
I
S

Y
S
S
Y
S
B
C
B
C




Common-TSU
TSCA
TSL
ASMB 1
Local
Qmux bus
Remote
Qmux bus
ASMB 1 DTCC 1
Thông thường hệ thống luôn thiết lập ở chế độ dự phòng Qmux, thông tin Qmux
điều khiển TC được gửi trên 2 Ater-mux và được đảm nhiệm bởi 2 ASMB trong Ater-
TSU đầu tiên. Tại TC, sẽ chọn ra 2 mạch MT120 bất kỳ trong Cluster đầu tiên (2
master - 1 active - 1standby) sẽ nhận thông tin Qmux từ Ater-mux, và qua bus Local
Qmux tại TC để điều khiển đồng bộ các MT120 còn lại.
Ngoài việc ghép các kênh thoại và Qmux trên giao diện Ater-mux, ASMB còn
chèn vào thông tin giám sát các luồng nhánh Ater đầu vào (Tributary Information).
Các thông tin này liên quan đến vấn đề truyền dẫn của các Ater giữa ASMB và TC

được đặt ở TS15 trên đường PCM ở giao diện Ater-mux. Mỗi nhánh Ater được trang
bị 2 bit cho mục đích này tương đương với 16 kbps. Khi có sự cố xảy ra đối các luồng
nhánh giữa ASMB và TC sẽ truyền các thông tin cảnh báo như AIS, LOS, FER… trên
các nible tương ứng.
2.5.2.3. Chức năng vận hành và bảo dưỡng (O&M Function):
Khác với 2 chức năng trên, chức năng vận hành và bảo dưỡng của Ater-TSU do
cả DTCC và ASMB đảm nhiệm dưới sự điều khiển và giám sát của CPRC-SYS,
CPRC-OSI và CPRC-BC. Công việc chủ yếu ở đây là :
- Quản lý cấu hình phần cứng (Hardware Configuration Management)
- Quản lý hiệu suất hoạt động (Performance Management)
- Quản lý lỗi, sự cố ( Fault Management)
Quản lý cấu hình phần cứng:
Các dữ liệu liên quan đến phần cứng được hiển thị tại OMC-R hoặc đầu cuối
BSC. Với chức năng này cho phép người vận hành thay đổi cấu hình của BSS, cụ thể
như mở rộng hoặc giảm cấu hình BTS (tăng hoặc giảm số TRX) hay nâng cấp cấu
hình BSC một cách dễ dàng. Các công việc này có thể thực hiện tại OMC-R hoặc đầu
cuối BSC thông qua CPRC-OSI hoặc CPRC-SYS.
Trong quá trình hoạt động, do sự thiết lập của người vận hành (OMC-R
Operator), CPRC-OSI sẽ gửi lệnh đến các CE (DTCC, TCUC,…) thông qua bus
Broadcast yêu cầu các CE phải gửi định kỳ các thông số USOD từ dữ liệu nội tại của
nó về CPRC-OSI , các tham số cần thiết có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu cụ thể từ
CPRC-OSI. Hoạt động này được thực hiện giữa HCM (Hardware Configuration
Management) ở DTCC và HCM ở CPRC-OSI .
Ngoài việc quản lý các CE, HCM trong CPRC-OSI người vận hành thực hiện
định mới hoặc cấu hình lại các phần tử truyền dẫn thông qua SBL (Security Blocks):
BSC-ADAPT (BIUA-PBA)
BTS-ADAPT (BTS-BIE)
SM-ADAPT (ASMB-PBA)
TC-ADAPT (MT120)
Yêu cầu về thiết lập mới hoặc định lại cấu hình trên SBL được tạo ra từ khối

quản lý lỗi truyền dẫn (FM transmission) trong CPRC-SYS và gửi đến TSCA, sau đó
TSCA mới gửi đến ASMB (BIUA hoặc MT120) theo địa chỉ Qmux. Tại ASMB,
HCM thực hiện theo đúng lệnh yêu cầu từ CPRC-SYS .
SVTH: NGUYỄN VĂN LINH LỚP: Đ07VTA3 Trang 20
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHẦN CỨNG THIẾT BỊ BSC ALCATEL A9120

×