Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Chuyên Đề Tiếp Cận Vb Theo Đặc Trưng Thể Loại Tùy Bút.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.79 KB, 13 trang )

Trường THCS Tân Thới Hòa

Tổ Ngữ văn

Chuyên đề
TIẾP CẬN VĂN BẢN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TÙY BÚT, TẢN VĂN
TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, nhất là chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thì tinh
thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là vấn đề quan trọng nhất của
q trình dạy học, nó quyết định chất lượng của mỗi giờ lên lớp và ngày càng khẳng
định chức năng định hướng, thay đổi và phát triển năng lực của người học. Đặc biệt là
quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, đây là môn học mang tính tính thẩm mỹ - nhân văn,
giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp, làm cơ sở cho các môn học và hoạt động giáo dục
khác trong nhà trường. Đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để giáo dục học sinh
những giá trị cao đẹp về văn hóa và ngơn ngữ dân tộc, hình thành và phát triển cho
học sinh những tình cảm lành mạnh, nhân văn, lối sống nhân ái... Để thực hiện được
nội dung, mục tiêu giáo dục này thì vấn đề cấp thiết chính là phương pháp dạy học. Tư
tưởng quan trọng của chương trình Ngữ văn là chuyển từ phương pháp giảng dạy
truyền thống sang phương pháp dạy kĩ năng đọc hiểu văn bản. Đây là một bước tiến
quan trọng trong phương pháp dạy học môn văn trong trường phổ thông. Theo định
hướng này, dạy văn thực chất là dạy cho học sinh cách thức khám phá, giải mã văn
bản- tác phẩm, từ đó hình thành năng lực tự đọc, tự học, tự tiếp nhận bộ mơn Văn học
nói chung và tác phẩm nói riêng. Các mục tiêu cơ bản khác đều thông qua mục tiêu
quan trọng này, tức là phải thông qua đọc hiểu mà đạt.
Trong chương trình giáo duc phổ thơng 2018, sách Ngữ văn lớp 7 bộ “Chân trời
sáng tạo” thì nhóm bài thuộc thể loại tùy bút hiện đại Việt Nam có một vị trí rất quan
trọng. Đó là những văn bản hay, nội dung gần gũi với cuộc sống có ý nghĩa giáo dục
sâu sắc toàn diện đối với học sinh. Thông qua những văn bản này học sinh cảm nhận
được vẻ đẹp độc đáo riêng biệt của những vùng miền trên đất nước, cảm nhận được


phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm hồn người Việt Nam. Từ đó bồi
dưỡng tình u q hương đất nước, có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và
những giá trị truyền thống của dân tộc.
1


Trường THCS Tân Thới Hịa

Tổ Ngữ văn

Bên cạnh đó, chúng tơi nhận thấy, theo chương trình tổng thể của sách giáo
khoa Ngữ văn 2018, tùy bút, tản văn chỉ được dạy ở chương trình Ngữ văn lớp 7, lớp
8 và lớp 9 khơng dạy nữa. Do đó, giáo viên cần khắc sâu và giúp học sinh nắm thật
vững phương pháp đọc theo đặc trưng thể loại để các em thực hành đọc sau này.
Vì vậy, việc nghiên cứu cách tổ chức dạy và học “Tiếp cận văn bản theo đặc
trưng thể loại tùy bút, tản văn trong dạy đọc hiểu văn bản” là một việc làm rất quan
trọng và cần thiết. Nó đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu
quả giảng dạy trong các tiết đọc hiểu văn bản trên lớp của giáo viên. Đồng thời rèn
luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản sau này.
Khi chọn đề tài này, tổ Ngữ văn của trường cũng hy vọng rằng sẽ giúp cho giáo
viên dạy phân mơn văn hài lịng hơn về tiết dạy của mình. Từ những điều trình bày ở
trên, tổ văn trường THCS Tân Thới Hòa chọn chuyên đề: “Tiếp cận văn bản theo đặc
trưng thể loại tùy bút, tản văn trong dạy đọc hiểu văn bản” để nghiên cứu nhằm đưa
ra hướng tiếp cận mới cho đối tượng học sinh và để đồng nghiệp có thể tham khảo
thêm phương pháp mới hữu ích cho bài giảng của mình.
II. Thực trạng:
1. Về phía học sinh:
Trong xã hội hiện đại ngày nay, học sinh thường được gia đình định hướng
chạy theo các mơn học mang tính “thời thượng” nên có tâm lý coi nhẹ mơn văn, dành
ít thời gian cho mơn học này. Học sinh chuẩn bị bài chưa kĩ, chưa đúng cách nên hiểu

kiến thức một cách lơ mơ, rời rạc, không nắm được các tri thức thuộc lĩnh vực đời
sống xã hội. Nhiều tiết học, học sinh còn thụ động, chưa tích cực trong việc học dẫn
đến kết quả học tập bộ mơn khơng cao. Các em cịn hạn chế trong việc nắm được các
đặc điểm của đặc trưng thể loại, đặc biệt là thể loại tùy bút.
Học sinh còn hạn chế trong việc nắm các đặc điểm của đặc trưng thể loại tùy
bút tản văn, đặc biệt là thể loại tùy bút vì mới được tiếp cận nên các em còn lúng túng,
chưa cảm nhận một cách thấu đáo.
2. Về phía giáo viên:
2


Trường THCS Tân Thới Hịa

Tổ Ngữ văn

Vì là chương trình mới nên giáo viên khá lúng túng trong việc triển khai dạy và
học theo chủ đề, cịn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế nội dung bài dạy theo đặc
trưng thể loại.
Mặt khác, quan niệm về thể loại và định hướng tiếp cận tác phẩm tùy bút – tản
văn trong sách giáo khoa, sách giáo viên cũng chưa được trình bày một cách thật sáng
rõ và nhất quán. Điều bất cập này cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với giáo viên khi
chuẩn bị bài.
III.

Tính mới của vấn đề.

Chương trình giáo dục phổ thơng 2006 khi dạy văn bản thì chủ yếu khai thác
tìm hiểu về tác giả, hồn cảnh sáng tác, đi sâu phân tích, cảm nhận về giá trị nội dung,
nghệ thuật, các hình ảnh, chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Với chương trình giáo dục phổ
thơng 2018, dạy học các tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại không phải là

vấn đề mới mẻ, nhưng việc áp dụng nó một cách bài bản, có hiệu quả hay khơng lại là
một q trình dài của việc đánh giá trong từng tiết dạy. Dạy học theo đặc trưng thể
loại là chú ý hơn đến những yếu tố hình thức tác phẩm, nội dung trong tác phẩm phải
được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính quan niệm” (Trần Đình Sử).
Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác
phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó. Đây là điểm bổ sung thêm
để kết hợp với cách dạy học trước đó là chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn
bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, giá trị hiện thực, hiện thực xã hội của
tác phẩm... Dạy học tác phẩm tùy bút theo đặc trưng thể loại là cách dạy học theo
hướng cung cấp tri thức công cụ để tạo điều kiện cho học sinh được thực hành những
hiểu biết về thể loại để tìm hiểu văn bản, đó cũng là điều phù hợp với yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay.
Bên cạnh đó, giáo viên cịn ứng dụng phương pháp soạn giảng học liệu – bài
giảng E- Learning, nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy, để tiết dạy - học hiệu quả hơn.
Một tuần trước khi tiết dạy diễn ra, giáo viên sẽ cung cấp link học liệu E – Learning
cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. Ngồi các học liệu, E – Learning cịn đưa ra các
dạng bài tập dưới hình thức trắc nghiệm, điền khuyết, ghép chữ …để học sinh thực
3


Trường THCS Tân Thới Hòa

Tổ Ngữ văn

hiện. Đến tiết dạy chính thức, học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt và hứng thú hơn với nội
dung bài học.
B. NỘI DUNG.
I. Một số khái niệm.
1. Đặc trưng là gì?
Là điểm nổi bật giúp phân biết cá thể đã cho với các cá thể khác mà ta có thể

đem ra so sánh, là nét riêng biệt và tiêu biểu được xem là dấu hiệu để phân biệt với
các sự vật khác.
2. Thể loại là gì?
Trong quá trình sáng tác các nhà văn thường sử dụng những phương pháp
chiếm lĩnh đời sống khác nhau, có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau.
Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con
người, làm cho các tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau
về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời
văn. Người ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác phẩm văn học giống nhau về
phương thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấy. Đó là cơ sở khách quan của sự
tồn tại thể loại văn học và đó cũng là điểm xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân
chia thể loại văn học.
3. Tùy bút là gì?
Là một thể trong kí, trong đó tác giả ghi chép lại các sự việc quan sát và suy
ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh một cách trung thực; đồng thời chú trọng
cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề của đời sống.
4. Tản văn là gì?
Tản văn là loại văn xi ngắn gọn, hàm súc, có cách thể hiện đa dạng, có thể là
trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời
sống của tản văn mang tính chất chấm phá, có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách
cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý
nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.
4


Trường THCS Tân Thới Hòa

II.

Tổ Ngữ văn


Giải pháp.
Để giúp cho học sinh cảm nhận được một cách đầy đủ về đặc trưng thể loại từ

đó nắm được nghệ thuật và nội dung của văn bản, người giáo viên phải có sự chuẩn bị
chu đáo trong bài giảng của mình. Đó chính là phương pháp giúp cho học sinh tiếp
cận với đặc trưng thể loại cụ thể là thể loại tùy bút, tản văn.
Trong
1. Đặc trưng của thể loại tùy bút, tản văn.
Tùy bút, là thể loại kí có lối viết phóng khống, tự do và chủ quan nhất. Nét nổi
bật trong tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác
giả đặc biệt chú ý đến việc thể hiện cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình
về con người và cuộc đời... Nhà văn tùy theo ngòi bút đưa đẩy có thể viết từ việc này
sang việc khác, từ vấn đề này sang vấn đề khác. Ở thể loại này nhà văn có điều kiện
bộc lộ cảm xúc chủ quan của mình về đối tượng được phản ánh, vì thế cái tơi bản ngã
có điều kiện bộc lộ hết mình. So với các thể loại khác, tùy bút giàu chất trữ tình hơn
cả, tuy vẫn khơng ít yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lý.
Người viết tùy bút, tản văn là người có vốn tri thức uyên thâm về cuộc sống và
một năng lực nội cảm mạnh mẽ, một trí tuệ sắc sảo và tư duy triết lí sâu sắc.
Đọc tác phẩm tùy bút, tản văn có thể dễ dàng nhận ra trần thuật, vốn là đặc
trưng của tự sự, rất gần với trữ tình như một áng thơ văn xi với những hình ảnh gợi
cảm, rõ nét sắc màu cảm xúc. Hình thức tự sự với những liên tưởng bất ngờ và phong
phú đã làm nên tính trữ tình và màu sắc triết lí trong sáng tác. Với những đặc trưng
riêng về thể loại như trên việc nghiên cứu và tìm ra hướng tiếp cận cho kiểu bài này
là rất cần thiết. Đó là góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện
nay.
2. Cách để tiếp cận văn bản:
a. Học sinh tìm hiểu trước văn bản tùy bút, tản văn thông qua học liệu – bài giảng
E – Learning.
5



Trường THCS Tân Thới Hịa

Tổ Ngữ văn

Giáo viên trong nhóm sẽ họp lại phân công giáo viên soạn học liệu bài giảng
E-Learning. Quá trình soạn bài lưu ý cung cấp các học liệu về tác giả, tác phẩm. Các
học liệu qua video, hình ảnh, âm thanh … nhằm cung cấp cho học sinh hiểu biết sâu
rộng về tác giả, tác phẩm. Giáo viên cũng cần soạn một số câu hỏi kiểm tra nhanh
dưới hình thức trắc nghiệm, điền khuyết, lắp ghép hoặc các khảo sát nhỏ để nắm bắt
tình hình tự học ở nhà của các em. Ngoài ra, giáo viên cũng hướng dẫn cho học sinh
cách đọc văn bản (giọng điệu, các yếu tố cần chú ý về đặc trưng thể loại trong quá
trình đọc). Một số câu hỏi trong phần Suy ngẫm và phản hồi cũng được giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm hiểu, trả lời, để các em bước đầu nắm bắt được nội dung bài
học khi học trực tiếp.
Giáo viên xuất file, gửi link cho học sinh xem bài trước ở nhà. Tới tiết dạy chính
thức, giáo viên triển khai bài dạy trên nền tảng tiếp nối học liệu từ E – Learning.
Dưới đây là link học liệu E – Learning của bài học “Cốm Vòng” – một tùy bút của
Vũ Bằng trong chương trình Ngữ văn 7, học kì 1, bộ sách “Chân trời sáng tạo”.
b. Học sinh đọc hiểu văn bản theo tư duy nhận thức cá nhân:
Để đọc hiểu tác phẩm tùy bút, tản văn theo chuẩn mực đã được quy định trong
chương trình, trong sách giáo khoa. Trước hết giáo viên phải giúp học sinh tái hiện tác
phẩm, vì tái hiện là thao tác tư duy đầu tiên, quan trọng nhất là đọc để cảm nhận tác
phẩm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cốm Vòng” (SGK NV7- tập 1- bộ sách Chân trời sáng tạo).
GV sẽ chiếu hình ảnh về thiên nhiên và quà tặng của thiên nhiên quanh ta, sau
đó giao nhiệm vụ cho học sinh cảm nhận về những hình ảnh đã được xem.
- Kể tên các món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta trong đoạn video
trên?

- Ý nghĩa của quà tặng thiên nhiên với cuộc sống của chúng ta?
Tổ chức tốt tâm thế tiếp nhận tác phẩm cho học sinh với một bài đọc hiểu trên
lớp thì sự mở đầu để tiếp cận tác phẩm có giá trị như là một sự khơi mào của tưởng
tượng. Bước tiếp theo mới là đọc.
6


Trường THCS Tân Thới Hịa

Tổ Ngữ văn

Hoạt động đọc có thể diễn ra dưới các hình thức đọc bằng mắt, đọc thầm, đọc
thành tiếng, đọc một mình, đọc trước một nhóm, đọc trước tập thể... Tùy theo tác
phẩm mà giáo viên hướng dẫn học sinh đọc cho linh hoạt trong suốt cả quá trình tìm
hiểu, khám phá tác phẩm và cả sau giờ học ở trên lớp kết thúc. Yêu cầu đọc đúng cũng
được đặt ra song song với các yêu cầu khác như đọc hiểu nhanh, đọc thầm liên tưởng,
đọc tái hiện, đọc diễn cảm... Đọc thành tiếng to với yêu cầu đọc đúng ( đúng chính tả,
ngữ âm, nhịp điệu). Đọc diễn cảm ở mức độ nghệ thuật, có sự hỗ trợ của tình cảm,
cảm xúc góp phần tái hiện tác phẩm. Đọc diễn cảm chỉ thành công khi học sinh tự
hiểu, rung động với những gì tác phẩm đề cập.
Trong quá trình đọc hiểu học sinh cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:
- Huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân – là những hiểu biết về
chủ đề hay hiểu biết về các vấn đề văn hóa xã hội có liên quan đến chủ đề, thể loại của
văn bản.
- Thể hiện những hiểu biết về văn bản:
+ Tìm kiếm thơng tin, đọc lướt để tìm ý chính, đọc kĩ tìm các chi tiết.
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cốm Vịng” – Vũ Bằng, trước khi hướng dẫn học sinh đọc giáo
viên giới thiệu đôi nét về tác giả.
Giáo viên chiếu bảng K – W – L, hướng dẫn học sinh thực hiện tìm hiểu những

điều đã biết, muốn biết về văn bản “Cốm Vịng”. Sau đó chia nhóm theo cặp đơi và
đặt câu hỏi:
Trình bày những hiểu biết, những điều muốn biết của em về văn bản (xuất xứ
văn bản, thể loại,...)?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhanh, đọc giọng to, rõ ràng, lưu loát.
Giáo viên hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).
 Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.
 Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.
7


Trường THCS Tân Thới Hòa

Tổ Ngữ văn

Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.
Trong quá trình đọc, học sinh sẽ quan tâm đến các từ khó, các chú thích của văn
bản, vừa đọc vừa hiện thực hóa chức năng biểu cảm của ngôn ngữ, tái tạo các biểu
tượng đậm đà màu sắc dân tộc, tưởng tượng sinh động giúp cho năng lực cảm thụ văn
của cá nhân được phát triển và nâng lên. Đọc – quan sát tranh ảnh trong sách giáo
khoa cũng là để nắm được nội dung, ý nghĩa trực quan sinh động của tác phẩm.
c. Chú ý đến những nét đặc trưng riêng của thể loại tùy bút, tản văn:
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở còn hạn chế về vốn sống,
kinh nghiệm thực tế nhưng lại có khả năng rung động và cảm xúc đặc biệt với tác
phẩm văn học. Vì vậy vai trị của giáo viên là bồi dưỡng vốn sống, phát triển các năng
lực cảm thụ cho học sinh và hướng dẫn các em đến với tác phẩm một cách đúng nhất,
gần nhất. Để làm được nhiệm vụ này, giáo viên cần có những phương pháp thích hợp,
đồng thời phải biết cách sử dụng phối hợp các phương pháp tiếp cận tác phẩm một
cách nhuần nhuyễn nhất, nhằm giúp học sinh vừa nắm bắt tri thức vừa nắm bắt được
phương pháp học tập.

- Cho học sinh phát hiện chất trữ tình trong văn bản: Chất trữ tình thể hiện ở
những cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình đơi khi bay bổng, lãng mạn, có lúc lại
rất sâu sắc và đa chiều. Khơng chỉ là chất văn mà còn là ở cách tác giả chọn lọc, dùng
từ ngữ một cách trau chuốt, kĩ lưỡng thể hiện tài nghệ của ngòi bút tinh tế. Một bài tùy
bút hay thể hiện trên phương diện về từ ngữ, câu văn và phải mang đậm cảm xúc của
nhân vật trữ tình, mạch văn bản bao giờ cũng chân thực thể hiện suy ngẫm và tư tưởng
một cách xun suốt.
Ví dụ: Khi tìm hiểu cái tơi của tác giả trong bài “ Cốm Vòng”, giáo viên đặt câu hỏi:
Tìm những chi tiết thể hiện chất trữ tình trong văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc
của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên trong văn bản và nêu tác dụng của chúng?
Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức, học sinh thấy được sự khác biệt giữa tùy bút
với các tác phẩm tự sự hay trữ tình khác. Tác giả tùy bút có khả năng tái hiện sự thật
một cách chân thực, giản dị theo cách riêng của mình nhưng khơng kém phần sinh
động.
8


Trường THCS Tân Thới Hòa

Tổ Ngữ văn

- Nhận diện được ngôn ngữ tùy bút, tản văn: Ngôn ngữ của thể loại tùy bút, tùy
bút khi nào cũng mang lối văn uyển chuyển, linh động, sáng tạo của tác giả. Lời văn
có sự tích hợp thuần thục giữa chất thơ và trần thuật, tạo cảm xúc mềm mại trong cách
kể chuyện. Người nghệ sĩ trong tùy bút phải thực sự là nhân vật xuất chúng, được coi
là “bậc thầy ngôn từ” bởi lối hành văn trau chuốt từng từ ngữ, câu văn. Bên cạnh đó,
nhân vật trữ tình dẫn dắt mạch cảm hứng cho toàn bài tùy bút và giọng điệu như chậm
rãi, như thủ thỉ, tâm tình. Ngơn ngữ hồi niệm thường xuất hiện ở các tùy bút trữ tình,
nhất là những tác phẩm chứa đựng các chiều sâu văn hóa, có nhiều tác giả sử dụng lớp
ngơn ngữ hồi niệm, hoài vọng như Vũ Bằng, Mai Thảo, Võ Phiến... Việc sử dụng lớp

ngôn từ này trong tác phẩm tùy bút đã trở thành một phương tiện chuyển tải đắc dụng
khi các nhà văn đang trong trạng thái tìm về với quá khứ hoặc đang muốn vượt khỏi
nỗi cô độc của bản thân.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cốm Vịng” giáo viên cho học sinh nêu một câu văn mà em ấn
tượng nhất? Giải thích vì sao? Từ đó em có nhận xét gì về ngơn ngữ của tác giả trong
văn bản này?
Giáo viên chốt lại kiến thức, học sinh thấy được sự uyển chuyển linh động của
ngôn ngữ trong văn bản “Cốm Vịng” nói riêng và thể loại tùy bút nói chung.
Khi khám phá vẻ đẹp của con sơng Đà trong tùy bút “Người lái đị sơng Đà” –
Nguyễn Tn, giáo viên cho học sinh nhận xét về từ ngữ mà tác giả sử dụng để miêu
tả tính cách, hình dáng con sông Đà, cho học sinh phát hiện ra sự thay đổi, di chuyển
điểm nhìn và cách miêu tả con sông, giúp học sinh phát hiện biện pháp tu từ trong việc
miêu tả đó. Từ đó cho biết cảm nhận của tác giả về con sông Đà?
- Phát hiện đề tài trong văn bản: Tùy bút, tản văn có đề tài rất phong phú, đó có
thể là tất cả các phương diện trong đời sống xã hội từ văn hóa, lịch sử đến các vấn đề
mang tính thời sự, cá nhân. Các đề tài luôn được tác giả hướng tới đưa chất liệu vào
trong tùy bút, suy tư của nhân vật trữ tình. Tùy bút là phóng theo bút mà viết, do đó
thường tái hiện cảm xúc, nội tâm của con người đan xen nhiều cung bậc cảm xúc. Cụ
thể là cảm xúc đơn giản về tình yêu thiên nhiên, con người hoặc cảm xúc phức tạp, nỗi

9


Trường THCS Tân Thới Hòa

Tổ Ngữ văn

ám ảnh, day dứt ... Ngồi ra, thể loại tùy bút cịn thể hiện cái nhạy cảm hết sức tinh tế
của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống.
-


Nhận biết cái tôi của tác giả: Đặc điểm nổi bật nhất của tùy bút so với các thể

loại khác là nó bộc lộ rõ nhất cái tơi tác giả. Cái “tôi” tức con người tác giả hiện lên
rất rõ nét như nhẹ nhàng, lặng lẽ hay sôi nổi; tinh tế lịch lãm hay quyết liệt; sung
sướng hay buồn rầu, căm giận... Nhà văn là nhân vật duy nhất cất lên tiếng nói trực
tiếp của chính mình về những điều mình quan tâm bởi giữa chủ thể lời nói trong tác
phẩm và bản thân tác giả có một sự thân cận đặc biệt. Toàn bộ tác phẩm được viết
dưới ý thức và giọng điệu của nhân vật - một phiên bản của tác giả. Khoảng cách giữa
nhân vật và nhà văn khơng q lớn, hầu như khó nhận thấy, nó khiến người đọc cảm
thấy như đang đối diện trực tiếp với bản thân người viết vậy. Nguyên tắc tự biểu hiện
khiến cho cái tôi tác giả không bị phản chiếu qua nhân vật này hay nhân vật kia. Bởi
tùy bút như một ống kính soi chiếu những gì tác giả nhìn thấy được. Tác giả nhìn cuộc
sống và bắt lấy khoảnh khắc tái hiện lại nó theo mắt nhìn và cảm nhận của chính
mình.
Ví dụ: Cái “tơi” trong “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc
Tường là cái “tôi” yêu quê hương đất nước hướng về cội nguồn, là bài ca ca ngợi sông
Hương gắn với thiên nhiên văn hóa và con người xứ Huế. Tác giả phải yêu sông
Hương lắm mới xem sông Hương như một cô gái thùy mị mà đa tài như: “một tài nữ
đánh đàn lúc đêm khuya”. Phải yêu sông Hương lắm nhà văn mới nhìn thấy dịng
sơng như một cơ gái đa tình, kín đáo và một chút lẳng lơ, dun dáng, chung tình.
Bằng những trang viết tài hoa, Hồng Phủ Ngọc Tường đã góp phần tạo nên một cái
“tơi” uyên bác am hiểu tường tận với những gì mình viết.
Khi dạy thể loại tùy bút, thầy cô giáo phải tạo được tình huống nhiều hơn để
khơi gợi cho học sinh sự đồng điệu, ngưỡng vọng trước cái “tôi” giàu cảm xúc tinh tế,
chân thành của nhà văn. Những tình cảm cao đẹp đối với quê hương chắc chắn sẽ có
điều kiện nảy sinh, góp phần vào việc hồn thiện nhân cách học sinh và học sinh cũng
có điều kiện hơn để rèn luyện tư duy văn học theo đặc trưng thể loại.
Ví dụ về một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản “Cốm Vòng”:
+ Đề cập đến những sự việc, con người, thông tin cụ thể có thực về làng Vịng.

10


Trường THCS Tân Thới Hịa

Tổ Ngữ văn

+ Chất trữ tình: “Cốm Vịng” thể hiện tình cảm u q, say mê, trân trọng của
tác giả đối với vẻ đẹp của cốm, của văn hóa ẩm thực. Những tình cảm đó được bộc lộ
gián tiếp qua cách miêu tả cốm, đồng thời bộc lộ trực tiếp bằng những từ cảm thán.
+ Cái tơi của người viết: hiện ra rõ nét qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ của tác
giả. Tác giả chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư của mình về cốm, khơi gợi về
giá trị văn hóa và giữ gìn truyền thống tinh thần trong văn hóa ẩm thực của nhân dân
ta.
+ Ngôn ngữ: giản dị, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất
trữ tình. Lời văn, giọng điệu uyển chuyển, linh hoạt và đầy sáng tạo.
( GIÁO ÁN MINH HỌA)
C. PHẦN KẾT LUẬN.
I. Hiệu quả sử dụng.
1. Về phía học sinh.
- Học sinh hiểu rõ hơn về đặc điểm của thể loại tùy bút, tản văn và bước đầu có
cảm xúc thẩm mĩ với những tác phẩm được học về những nét văn hóa đặc sắc được tái
hiện qua những trang tùy bút.
- Học sinh tự khám phá được những miền tri thức mới theo đặc trưng thể loại,
kiến thức được củng cố hơn, kỹ năng cảm thụ văn chương sẽ tốt hơn.
2. Về phía giáo viên.
-

Nắm vững tinh thần đổi mới mơn học theo định hướng phát triển năng lực của


học sinh, ln tích cực học hỏi cái mới, mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy.
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Biết sử dụng hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
- Ln sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy hiện đại, linh hoạt trong việc sử dụng
các phương pháp dạy học và xử lý các tình huống trong dạy học.
II. Kết thúc vấn đề.
Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
chú trọng đến việc phát triển năng lực cho học sinh với mong muốn học sinh hứng thú
hơn trong các giờ học thể loại tùy bút, tổ văn của trường đã cố gắng tìm tịi các
11


Trường THCS Tân Thới Hòa

Tổ Ngữ văn

phương pháp giảng dạy tối ưu nhất để áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp của
mình. Qua quá trình thử nghiệm, chúng tơi thấy chun đề này ngồi việc giúp học
sinh tiếp cận với thể loại một cách tốt nhất cịn có thể mở rộng kiến thức ở các bộ môn
khác. Học sinh tỏ ra thích thú với các hoạt động tiếp cận và hình thành kiến thức diễn
ra sơi nổi và có hiệu quả hơn.
Những giải pháp đưa ra dựa vào điều kiện thực tế, có thể dễ dàng thực hiện để
mọi giáo viên giảng dạy Ngữ văn đều có thể áp dụng vào tiết dạy của mình trên lớp.
Tuy nhiên, kinh nghiệm chưa nhiều, nên chuyên đề còn nhiều hạn chế, tổ văn trường
Tân Thới Hịa mong được sự góp ý, xây dựng chân thành của bạn bè, đồng nghiệp để
chuyên đề phù hợp, hoàn chỉnh hơn trong việc giảng dạy văn bản.
Tổ Ngữ văn trường THCS Tân Thới Hòa xin chân thành cảm ơn!
HẾT

12



Trường THCS Tân Thới Hòa

Tổ Ngữ văn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13



×