Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

skkn phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ tự do trong nhà trường thpt từ góc độ đặc trưng thể loại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.49 KB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011 - 2012

Tên đề tài:
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÁC PHẨM THƠ TỰ DO
TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT TỪ GÓC ĐỘ ĐẶC
TRƯNG THỂ LOẠI.

Họ và tên: Nguyễn Thị Thư
1


Chức vụ: Giáo viên
Bộ môn:

Ngữ văn

Đơn vị:

Trường THPT chuyên Lam Sơn

Thanh Hóa, tháng 5 năm 2012

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN VỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học tiếp nhận tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là một trong
những yêu cầu cơ bản của chương trình Ngữ văn THPT hiện nay. Khác với
chương trình văn học THPT trước đó, sắp xếp vị trí các tác phẩm văn học theo
trình tự thời gian, chương trình Ngữ văn THPT hiện nay được biên soạn theo


tiêu chí cung cấp một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về sự phong phú, đa dạng của

2


thể loại văn học. Các tác phẩm thường được sắp xếp theo nhóm thể loại văn
học, bao gồm các thể loại truyện ngắn, thơ trữ tình, kịch, tùy bút, văn chính
luận, phê bình văn học… Đặc trưng thể loại văn học trở thành điểm tựa, đồng
thời cũng là cái đích hướng tới trong quá trình tiếp cận, khám phá thế giới nghệ
thuật của mỗi tác phẩm.
Trong chương trình giảng dạy văn học ở bậc THPT, thơ tự do chiếm
một vị trí quan trọng. Những sáng tác thơ của văn học Việt Nam hiện đại ở thế
kỉ XX trong chương trình Ngữ văn THPT hầu hết là các tác phẩm thơ tự do.
Hơn thế đó đều là những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu của từng thời kì văn học.
Quá trình hình thành, phát triển của thơ tự do là một trong những biểu hiện của
sự vận động, phát triển của nền văn học dân tộc. Qua việc tiếp nhận các tác
phẩm thơ tự do, học sinh khơng chỉ có dịp nâng cao nhận thức thẩm mĩ, làm
phong phú hơn cho đời sống tâm hồn mà còn nâng cao nhận thức về các thời
đại văn học đã qua. Do vậy, việc khám phá, phân tích tác phẩm thơ tự do, ngồi
việc chú ý đặc trưng thi pháp thơ trữ tình, học sinh cần được trang bị những
hiểu biết về thơ tự do cũng như những định hướng cần thiết trong việc tiếp cận,
phân tích thể thơ này.
Phân tích, khám phá tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể
loại có thể coi là một con đường đưa người học thâm nhập vào thế giới nghệ
thuật của tác phẩm. Việc tìm hiểu tác phẩm thơ tự do cũng vậy. Tuy nhiên
trong thực tế, những hiểu biết về thơ tự do còn cực kì sơ sài, hứng thú thẩm mĩ
của học sinh về thơ tự do còn rất mơ hồ,, hời hợt. Ngay thuật ngữ “Thơ tự do”
3



cũng chưa được hiểu, được cắt nghĩa một cách rõ ràng, quan niệm về thơ tự do
cũng chưa hoàn toàn thống nhất. Vì vậy người học chưa thể tìm được mạch dẫn
cho hứng thú học tập, khám phá tác phẩm.
Năng lực cảm hiểu thơ tự do nói riêng và thơ nói chung là khả năng
phát hiện ra cái hay của tác phẩm. Để có thể phân tích, cắt nghĩa, bình giá một
tác phẩm thơ, trước hết giáo viên phải làm chủ được thi pháp thể loại đồng thời
cảm hiểu được cái hay của tác phẩm ấy. Nhưng thường là vẻ đẹp của tác phẩm
không lộ rõ mà thường ẩn khuất trong ngơn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh, trong
những khoảng trắng của thơ. Thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc
lựa chọn cái hay, nét độc đáo, “điểm sáng thẩm mĩ” của tác phẩm thơ tự do để
hướng dẫn học sinh phân tích, cắt nghĩa.
Vì những lí do trên, trong chuyên đề nhỏ này chúng tôi muốn đề xuất
một số phương pháp cơ bản trong việc tiếp cận, phân tích tác phẩm thơ tự do
dựa trên những hiểu biết về đặc trưng thi pháp của thể loại để góp một phần
nhỏ tạo nên hiệu quả cao hơn trong việc giảng dạy và học tác phẩm văn học
trong nhà trường phổ thong.

1.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận và thực tiễn
- Phương pháp tổng hợp và thống kê
- Phương pháp đối sánh
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

4


PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2. Thơ tự do và đặc trưng thi pháp thơ tự do

1.2.1. Khái niệm thơ tự do
Dựa vào những tiêu chí và mục đích nghiên cứu, người ta có thể chia
thành các thể loại văn học khác nhau. Đối với thơ “Dựa vào thể luật, có thể
chia ra thơ cách luật và thơ tự do”và “Đứng về mặt thi pháp, thơ Việt Nam xưa
nay phân chia một cách tổng quát thành hai loại lớn: thơ cách luật và thơ tự
do”
Thơ cách luật được hiểu là những bài thơ làm theo những thể thức ổn
định, cố định về mặt thi pháp. Thơ cách luật Việt Nam có hai nguồn: thơ cổ
điển Trung Quốc (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn…) và thơ dân
gian Việt Nam (lục bát, song thất lục bát, hát giặm…). Còn thơ tự do, thật ra
khơng phải là thơ hồn tồn phủ định mọi luật lệ của thơ, nhưng đã có sự phá
cách về hình thức đúng như tên gọi của nó dưới sự chi phối của cảm xúc thơ.
Nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm từng nhận định: “Gọi là thơ tự do vì nó bao
gồm các loại thơ khơng theo một thể thức ổn định, cố định nào cả. Số chữ
trong từng câu, số câu trong từng bài, cách hiệp vần, cách ngắt nhịp hoàn toàn

5


phóng khống, tùy theo nội dung bài thơ và chủ định của nhà thơ.Việc nhận
diện, tìm hiểu thơ tự do luôn được đặt trong thế đối sánh với thơ cách luật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thơ tự do là “hình thức cơ bản của thơ,
phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất
định về số câu, số chữ, niêm đối,…Thơ tự do là thơ phân dịng nhưng khơng
theo thể thức nhất định”. Nhà thơ Mã Giang Lân cũng quan niệm: “Thơ tự do
chủ yếu nói đến cấu trúc hình dáng của nó, số chữ trong câu khơng hạn định,
có thể một chữ đến mười chữ hoặc nhiều hơn. Số câu trong khổ thơ cũng
khơng hạn định, có thể là một câu đến nhiều câu. Và gieo vần cũng rất linh
động rất tự do, có khi khơng có vần, chỉ có nhịp”
Từ những quan niệm trên, có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất về

thể thơ tự do như sau: Thơ tự do được đặt trong thế đối lập với thơ cách luật,
hồn tồn khơng bị ràng buộc bởi một quy tắc nhất định nào về số chữ trong
câu, số câu trong bài cũng như về niêm, đối, vần, nhịp…
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của thơ tự do trong văn học Việt Nam

1.2.2.1. Thơ tự do trong phong trào Thơ mới
Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là một cuộc cải cách về hình thức
nghệ thuật thơ, tức là về thi pháp, là một bước chuyển mình phá vỡ những ràng
buộc, những phép tắc của thơ cũ, đồng thời cũng khởi xướng, đề xuất các thể
thức thơ mới, trong đó có thơ tự do. Mặc dù khơng phải là thành viên của
phong trào thơ mới nhưng trong thơ Tản Đà đã bắt đầu manh nha những dấu
hiệu của thơ tự do khi thơ ơng có bước chuyển mình từ thơ trữ tình điệu ngâm
6


sang thơ trữ tình điệu nói. Người được coi là khởi đầu cho phong trào thơ mới
là Phan Khôi cũng đã cho ra đời những câu thơ không hạn định về số câu, số
chữ, không ràng buộc về cách gieo vần, ngắt dịng, ngắt nhịp… trong bài thơ
Tình già. Sự hình thành và phát triển của thơ tự do khơng chỉ là sự đổi mới về
hình thức nghệ thuật thơ, về thi pháp thơ mà nguồn mạch sâu thẳm là ở sự đổi
mới về nội dung cảm xúc, về thi hứng trước đời sống của một cái tơi hồn tồn
mới.
Thơ mới là một sự phóng túng trong hình thức biểu hiện, trong đó có
thể thơ tự do song so với số chữ vẫn còn hạn định của câu Thơ mới thì phong
trào thơ này vẫn chưa hồn tồn thốt mình ra khỏi những ràng buộc. Có
những cách chia Thơ mới theo các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và thơ tự do, thơ
lục bát…Cách chia này chủ yếu dựa vào hình dáng bài thơ, số chữ trên một
dịng thơ. Nhưng theo chúng tôi, các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ nếu khơn theo
niêm luật thì vẫn là thơ tự do. Theo cách gọi của Nguyễn Phan Cảnh, những
bài thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ trong thơ mới là thơ tự do có cốt 5, 6, 7 chữ. Hay

như Xuân Diệu gọi là thơ tự do khơng hồn tồn. Như vậy thơ tự do có thể chia
làm hai dạng: thơ tự do hoàn toàn và thơ tự do khơng hồn tồn. Những bài
thơ có cốt 5, 6, 7 chữ nhưng không tuân theo niệm luật, đối, vần thì được gọi là
những bài thơ tự do khơng hoàn toàn. Chẳng hạn như Tràng giang của Huy
Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu…
1.2.2.2. Thơ tự do trong các giai đoạn văn học sau 1945

7


Chính sự xuất hiện của thể thơ tự do trong phong trào Thơ mới kéo theo
sự ra đời của hàng loạt các cây bút thử sức với thể thơ này trong thơ kháng
chiến trong các thời kì chống Pháp và chống Mĩ. Các nhà thơ đã mạnh dạn đưa
thể thơ này đến với đời sống tiếp nhận của công chúng với quan niệm thống
nhất thơ tự do cởi bỏ hết những ràng buộc để thơ ca đạt được đến đỉnh cao của
sự thăng hoa. Có thể thấy đến giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, thơ tự do
có điều kiện để phát triển với nhiều hình thức đa dạng và tiến tới tự do hoàn
toàn, thể hiện ở dạng thức tổng hợp nhiều thể loại, câu thơ ngắt dòng giữa câu
theo hình bậc thang, khơng viết hoa đầu dịng bài thơ đan xen nhiều thể loại
khác nhau như 7 chữ, 4 chữ, lục bát. Đặc biệt ở giai đoạn chống Mỹ, thơ tự do
nở rộ với nhiều cách lựa chọn hình ảnh táo bạo, mới lạ và nhiều cách sử dụng
tiết tấu linh hoạt:
Bốn phương trời
sương sa
Tiếng chuông chùa
ngân nga…
Trời lặng êm
Nghe rèm
Tiếng chuông


8


Rơi
Thảnh thơi
Êm đềm
(Tiếng chuông chùa – Nguyễn Vĩ)
Với khả năng dung nạp nhiều suy tưởng, nhiều trạng thái cảm xúc sơi
nổi trước bao nhiêu biến cố nóng bỏng của cuộc chiến đấu, thơ tự do thích hợp
với những vấn đề giàu tính trí tuệ, tính chính luận; đồng thời cũng thể hiện bao
quát nhất nguồn cảm xúc tràn đầy của chủ thể trước hiện thực chiến tranh. Sự
biến động của đời sống xã hội, đời sống văn học tất yếu tác động đến tư tưởng
và hình thức thơ ca. Đây là xu hướng tự do hóa hình thức của thơ trẻ 1965 –
1975. Tuy đã xuất hiện rải rác trong nền thơ cách mạng, song phải nói đến giai
đoạn này, thơ tự do mới trở thành sự lựa chọn phổ biến của các cây bút trẻ.
Sau 1975, bên cạnh thể thơ lục bát thì thơ tự do khơng hồn tồn và thơ
tự do hoàn toàn đã trở nên phổ biến. Các nhà thơ dường như đều có chung một
suy nghĩ là khơng muốn làm thơ theo lối cũ, tìm đến thể thơ tự do để chống lại
nguy cơ sáo mòn về ngôn ngữ, khuôn mẫu về nhạc điệu, thỏa mãn nhu cầu thể
hiện cảm xúc trước hiện thực cuộc sống đa dạng, phong phú, phức tạp của đời
thường sau chiến tranh. Nhà thơ Ngô Quân Miện đã miêu tả thơ tự do giai đoạn
này như sau: “Đó là loại thơ có cấu trúc khơng đều đặn, nghĩa là về cơ bản
khơng theo luật vần, khơng theo luật bằng trắc, có số âm tiết không đều nhau
9


trong một câu. Còn nhịp thơ, những chỗ ngắt hơi, những tiết tấu cũng khơng
theo một quy định có sẵn. Nhưng tất cả những cái không đều đặn ấy đều tùy
theo cái hơi thở nóng hổi, cái sức mạnh của cảm xúc, của ý, của chí, của sức
mạnh bên trong của thơ quyết định chỗ này có vần, chỗ kia không, chỗ này câu

dài, chỗ kia câu ngắn, chỗ này nhịp khoan, chỗ kia nhịp gấp, chỗ này bằng,
chỗ kia trắc,…để cho những cái xô lệch, những cái vênh, những cái nhấp nhơ,
có dụng ý ấy tập trung vào thành một cấu trúc nhất quán, một nhạc điệu tâm
hồn riêng tùy theo tâm trạng của nhà thơ.”
Chúng tôi muốn mượn lời nhận định của Tiến sĩ Phạm Quốc Ca để thay
cho lời lí giải về sự xuất hiện, hình thành và phát triển của thơ tự do trong tiến
trình thơ Việt Nam “Thể thơ không chỉ gắn với nghệ thuật ngơn từ mà cịn xem
như là biểu hiện của quan niệm thẩm mĩ đối với đời sống. Ý thức về một xã hội
khuôn phép, mực thước thời trung đại được phản ánh trong thơ cách luật. Ý
thức về con người cá nhân và sự vận động, thay đổi của xã hội thể hiện trong
hình thức thơ tự do”
“ Lịng rộng quá chẳng chịu khung nào hết
Chân tự do đạp phăng cả hàng rào” ( Xuân Diệu)
1.2.3. Đặc trưng thi pháp thơ tự do
1.2.3.1. Đặc trưng cơ bản của khái niệm “tự do”

10


Để nhận diện về đặc điểm thơ tự do trước hết ở hình thức kết cấu, chúng
ta phải ln đặt nó trong mối tương quan đối xứng với thơ cách luật để làm rõ
các yếu tố: số chữ trong câu, số câu trong khổ thơ, vần thơ và nhịp thơ…
Về dòng thơ, nếu như thơ cách luật hạn định về số câu trong bài, số chữ
trong câu thơ thì thơ tự do, mỗi câu thơ không nhất thiết ứng với một dịng thơ
mà có thể ngắt thành nhiều dịng. Mỗi dịng thơ có thể dài ngắn khơng xác
định. Hiện tượng vắt dịng chỉ xuất hiện trong thơ hiện đại. Có thể xem đây là
những khoảng trắng đầy tâm trạng của cái tơi. Nhịp điệu thơ chính là nhịp điệu
tình cảm. Kiểu kết cấu này mở độ lắng cho mạch cảm xúc, tạo những nốt lặng
của hồn thơ. Viết về cái chết và bi kịch của cuộc đời Lor – ca, nỗi bàng hồng,
đau xót của Thanh Thảo cũng như dồn cả vào chỗ vắt dòng của câu thơ:

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
(Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)

11


Về cấu tạo, thơ tự do có thể có câu dài ngắn khác nhau, mạch thơ có thể
liên tục hoặc ngắt ra nhiều đoạn ngắn, khổ thơ có thể khơng cần thống nhất và
hạn định về số câu. Với đặc điểm này, thơ tự do có khả năng vận động, khai
thác những đề tài rộng lớn của cuộc sống. Kết cấu bài thơ tự do hoàn toàn chịu
sự chi phối bởi dòng chảy cảm xúc của nhà thơ.
Thơ tự do có thể khơng cần gieo vần hoặc nếu gieo vần thì cũng rất
phóng túng khơng theo quy luật nhất định. Có thể gieo vần liên tiếp hoặc gián
cách, vần ơm…Nói về vần trong thơ tự do, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nhận
định: “Vần là một lợi khí đắc lực cho sự truyền cảm nhưng không phải hết vần
là hết thơ, khi làm thơ, thái độ của người làm là ghi đúng cảm xúc. Nếu cảm
xúc gặp được vần thì rất hay. Nhưng khi nó gị bó thì hãy vượt lên nó đã. Hình
thức nghệ thuật (các luật bằng trắc) phải tự thân nó. Khi gạt luật bên ngồi đi
phải có luật bên trong rất mạnh”
Thơ tự do dù linh hoạt, cởi mở nhưng không chấp nhận sự tùy tiện, tự do
cũng phải có kỉ luật của riêng mình. Xn Diệu từng nói “tự do khơng có nghĩa
là thích làm gì thì làm”, và theo Nguyễn Đình Thi thì tính chất tự do của các
yếu tố hình thức bên ngồi luôn chịu sự chi phối của “luật bên trong rất mạnh”.
Luật bên trong ấy chính là cái logic nội tại của tâm hồn, của tâm trạng cảm xúc
thơ vậy.

Nhịp điệu trong thơ tự do cũng vậy, nó khơng ngắt nhịp đều đặn từ lớp
vỏ ngơn ngữ bên ngồi như thơ cổ điển mà theo một kỉ luật bên trong đó là
12


cảm xúc. Tính chất tự do trong thơ tự do và tính sinh động của hình thức nhằm
diễn tả trung thực nội dung cảm xúc mà không bị lệ thuộc vào khn khổ của
luật lệ thơ. Về hình thức, thơ tự do phải giữ được sự hài hòa trong nhịp điệu.
Nhịp điệu ở đây chủ yếu dựa vào tiết tấu ở các mạch thơ, ở sự phối hợp các
giai điệu trong thơ để tạo ra chất nhạc ngân lên từ bên trong câu thơ. Sự hài hòa
của nhịp điệu trong thơ tự do thường thể hiện trong kết cấu nghệ thuật phù hợp
với nhịp điệu cảm xúc. Cảm xúc nào, nhịp điệu ấy.
Như vậy, có thể hiểu đặc trưng bản chất của khái niệm “tự do” trong thơ
tự do là sự phá vỡ các quy phạm cổ điển để hình thành một quy phạm mới, quy
phạm tuân theo mạch cảm xúc.
1.2.3.2. Cái tơi trữ tình trong thơ tự do
Cái tơi trữ tình là cách cảm nhận của chủ thể trước hiện thực, là cách tổ
chức điểm nhìn của chủ thể trữ tình, đồng thời cũng là tổ chức sự vận động
cảm xúc cũng như tổ chức các phương tiện biểu đạt để xây dựng hình tượng trữ
tình. Như vậy cái tơi trữ tình là sản phẩm tinh thần thơ ca, thơng qua việc tổ
chức các phương tiện trữ tình. Thơ tự do chẳng những nói được những gân
guốc của cuộc đời thường nhật mà còn đề cập đến nhiều chiều cuộc sống thật
thấm thía. Với điểm nhìn đa dạng ở những ngổn ngang, góc cạnh của hiện thực
chiến tranh; với những phức tạp của mạch cảm xúc, tư tưởng; với chồng chất
trăn trở về được - mất, sống - còn; với sự giằng xé giữa vinh quang – mất mát,
thơ tự do là hình thức phóng khống nhất để cái tơi trữ tình dịch chuyển điểm
13


nhìn trên nhiều bình diện. Để khắc sâu diện mạo của cái tơi trữ tình với những

suy tư, trải nghiệm đa chiều, tích hợp nhiều vấn đề trong nội tại thể thơ ln là
thế mạnh bởi thơ tự do ít bị ràng buộc nhất về mặt vần điệu, về sự hạn định câu
và cho tác giả có điều kiện diễn tả đối tượng một cách thích hợp nhất. Thơ tự
do xem ra là hình thức sát hợp nhất với nhu cầu của các cây bút trẻ trong việc
cất dựng chân dung tinh thần của chủ thể trữ tình. Những vấn đề nhức nhối
nhất của hiện thực, những phân tích lí giải của chủ thể về bộn bề sự kiện e
không vừa vặn trong những thể thơ truyền thống, niêm luật chặt chẽ và hạn
định về dung lượng. Sự gị bó của các thể thơ đó sẽ khn hẹp khả năng biểu
hiện cái tơi trữ tình trong thơ trẻ với xu hướng đưa chất bộn bề, trần trụi của
đời sống vào thơ.
Thơ tự do mang màu sắc của cái tôi tự do khơng có nghĩa là nhà thơ tự
do viết, tự do bộc lộ những gì mình mong muốn. Cái tơi trữ tình trong thơ tự do
là cái tơi khơng khép mình trong khn sáo cũ, cái tơi viết, thể hiện trong thơ
một đời sống hiện thực sinh động, phong phú, đáp ứng nhu cầu cảm xúc của
người thưởng thức.
1.2.3.3. Cấu trúc thế giới hình tượng trong thơ tự do
Hình tượng nghệ thuật là phương thức để nhà thơ nhận thức và phản ánh
đời sống. Trong sáng tác văn học, hình tượng là toàn bộ thế giới khách quan
được nhà thơ chắt lọc, phản ánh vào tác phẩm của mình. Để xây dựng hình
tượng trong thơ, nhà thơ phải đi từ chi tiết, hình ảnh của cuộc sống đến tứ thơ,
14


ngơn ngữ thơ. Cấu trúc hình tượng trong thơ tự do đặc biệt chú ý đến tứ thơ.
Giữa tứ thơ và thể thơ có một mối quan hệ mật thiết. Nhà thơ Huy Cận có lần
viết: “Khơng phải tứ thơ nào cũng có thể khn vào bất cứ hình thức thể loại
nào. Trong đời làm thơ của tôi, tôi phải thay áo mấy lần cho thơ, phải đổi thể
loại thì tứ thơ mới hiện ra được”. Như vậy tứ thơ phải đầu thai đúng thể loại thì
mới làm sống dậy thế giới hình tượng thơ. Là một thể thơ mang đậm cảm xúc
chủ quan, trong thơ tự do, tứ thơ bao giờ cũng được nảy sinh trên cơ sở cảm

xúc và có chức năng biểu hiện cảm xúc ấy qua hình ảnh, ngơn ngữ nghệ thuật.
Do vậy, tiếp cận tác phẩm thơ tự do là cần phải xác định tứ thơ và sự vận động
của hình tượng thơ, có như vậy mới có thể chiếm lĩnh được tồn bộ bài thơ
trong tính chỉnh thể của nó.
1.2.3.4. Nhịp điệu
Thơ là một thể loại thể hiện nhịp điệu tâm hồn và nhịp điệu cuộc sống
một cách hữu hiệu nhất. Nhịp điệu cuộc sống là cơ sở để khơi gợi nhịp điệu
cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ. Thường khi nói đến nhịp điệu thơ, chúng ta
thường nghĩ tới cách tổ chức câu thơ đoạn thơ, tiết tấu, âm thanh… trong bài
thơ. Tuy nhiên nhịp điệu khơng thuần túy chỉ là hình thức ngắt nhịp ngơn từ có
tính chất hình thức mà cịn là nhịp điệu của cảm xúc, nhịp điệu bên trong của
tâm hồn nhà thơ. Thơ tự do tạo điều kiện nhiều nhất để thơ có vẻ riêng về nhịp
điệu. Vẻ riêng trong nhịp điệu của thơ tự do có sự hòa điệu giữa yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan, do vậy nó vừa là nhịp điệu của hình thức bên

15


ngoài, vừa là nhịp điệu bên trong, là nhịp điệu của cảm xúc, của những rung
động của nhà thơ trước bức tranh đời sống. Do vậy, nhịp điệu trong thơ tự do
khơng có sự định tính trước như trong thơ cách luật mà ln có sự co giãn theo
cảm xúc chủ quan của nhà thơ.
1.2.3.5. Ngôn ngữ thơ tự do
Ngôn ngữ là nơi kí thác của hình tượng thơ. Ngơn ngữ thơ là một kiểu
cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ thơ tự do và ngôn ngữ thơ
cách luật đều là ngôn ngữ nghệ thuật, nhưng điểm khác nhau là ở chỗ, nếu
ngôn ngữ thơ cách luật là ngôn ngữ phải tuân theo vần luật, thanh bằng trắc thì
ngơn ngữ thơ tự do gần hơn với ngơn ngữ, lời nói của đời thường, ngơn ngữ
văn xi. Có nghĩa là ngơn ngữ thơ tự do mang vẻ đẹp giản dị, chân chất, mang
hơi thở của đời sống. Điều này xuất phát từ chỗ thơ tự do luôn có xu hướng đi

gần về với cuộc sống.
Tuy nhiên ngơn ngữ thơ tự do gần gũi chứ không phải là ngơn ngữ đời
thường, bởi đó là thứ ngơn ngữ đã được chắt lọc, được kết tinh từ cuộc sống, là
thứ ngơn ngữ được viết ra từ độ chín của cảm xúc. Do vậy nó ln địi hỏi phải
có độ căng của cảm xúc, chứa đựng những âm vang của sự sống.
Thơ tự do khơng phải là một hình thức định trước trong q trình sáng
tác mà đó là sự tìm đến tất yếu khi tâm hồn nhà thơ đạt đến độ nhuần chín, ở đó
độc giả như được trải lịng trong những trạng thái cảm xúc tế vi của người nghệ

16


sĩ. Khơng chỉ tự do trong hình thức câu thơ, thể thơ này còn kéo dài biên độ
của đoạn thơ, bài thơ. Đó là khi cái tơi có nhu cầu bộc bạch đến cạn cùng
nguồn cảm xúc thẩm mĩ, khi tiếng nói bức bối của chủ thể trữ tình gần như
khơng thể kiềm nén.

2. Thực trạng của vấn đề
2.1.Vị trí của thơ tự do trong chương trình giảng dạy
Chương trình Ngữ văn THPT đã có sự định hướng cho học sinh những
hiểu biết cơ bản về thơ tự do với việc đưa vào một số tác phẩm tự do hoàn toàn,
đặc biệt là trong sách giáo khoa Ngữ văn 12. Mục Tri thức đọc – hiểu trong
sách giáo khoa Ngữ văn 12, chương trình nâng cao đã đưa ra định nghĩa khá rõ
ràng về thơ tự do: “Thơ tự do có hình thức phân biệt với thơ cách luật, khơng bị
giảng buộc vào quy tắc cố định về số câu, số chữ, niêm, luật, đối, vần…. Thơ
tự do là thơ hợp thể, xen phối các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau hoặc
hoàn toàn tự do. ..”. Đây là một sự định hướng cần thiết và hết sức cơ bản đối
với học sinh. Tuy nhiên theo quan niệm này, học sinh sẽ hiểu chỉ những bài thơ
tự do hoàn toàn mới được gọi là thơ tự do.
Theo quan niệm của chúng tôi, thơ tự do bao gồm hai dạng thơ tự do

khơng hồn tồn và tự do hồn tồn. Do vậy thơ tự do đã xuất hiện khá nhiều
và chiếm một số lượng đáng kể ngay từ chương trình giảng dạy đọc hiểu tác
phẩm văn học ở lớp 11. Có thể thống kê cụ thể như sau:

17


Lớp 11: Chương trình cơ bản
1. Tiết 77: Hầu trời (Tản Đà)
2. Tiết 78: Vội vàng (Xuân Diệu)
3. Tiết 80: Tràng giang (Huy Cận)
4. Tiết 83: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
5. Tiết 86: Từ ấy (Tố Hữu)
6. Tiết 88: Đọc thêm: Nhớ đồng (Tố Hữu)
Chiều Xuân (Anh Thơ)
Lớp 12: Chương trình cơ bản
1. Tiết 19,20: Tây tiến (Quang Dũng)
2. Tiết 28, 29: Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng –
Nguyễn Khoa Điềm)
Đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
3. Tiết 34, 35: Đọc thêm: - Dọn về làng
- Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
- Đò Lèn (Nguyễn Duy)

18


4. Tiết 37: Sóng (Xuân Quỳnh)
5.


Tiết 39: Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)

Như vậy có thể nhận thấy thơ tự do đã phủ tồn bộ chương trình giảng
dạy thơ ở học kì II, lớp 11 và chương trình lớp 12 trong bộ sách giáo khoa cơ
bản. Hiệu quả của những tiết dạy về thơ tự do trong chương trình có ý nghĩa
quyết định trong chất lượng lĩnh hội tri thức đọc hiểu văn bản văn học của học
sinh. Để có một kết quả tốt trong mỗi tiết giảng dạy nói riêng cũng như cả q
trình dạy học nói chung, giáo viên cần hiểu và lựa chọn phương pháp hướng
dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo những đặc trưng của thể thơ tự do. Chỉ có
như vậy cả thầy và trị mới dễ dàng tìm được con đường khám phá, bước vào
thế giới nghệ thuật của mỗi tác phẩm thơ.
2.2. Đối với giáo viên
Tác phẩm thơ tự do được lựa chọn giảng dạy trong chương trình phổ
thơng đều là những tác phẩm văn học xuất sắc của từng thời kì văn học, đồng
thời thể hiện những cá tính sáng tạo độc đáo của mỗi nhà thơ. Do vậy những
tác phẩm thơ tự do đều trở thành những đối tượng luôn khơi gợi hứng thú
khám phá, chiếm lĩnh đối với giáo viên ngữ văn – những bạn đọc trung thành
và đam mê văn chương. Tuy nhiên để truyền cho học sinh niềm đam mê và sự
hiểu biết của mình về những sáng tác thơ tự do thì khơng chỉ có cảm hứng mà
con cần phải có những phương pháp tối ưu. Có như vậy thì việc giảng dạy của

19


giáo viên mới có hiệu quả. Trong thực tế giảng dạy tác phẩm thơ tự do, giáo
viên vẫn chưa trang bị đầy đủ những hiểu biết căn bản về đặc trưng thể loại,
chưa có một điểm tựa vững vàng cho việc cảm nhận, phân tích tác phẩm dựa
trên những hiểu biết ấy. Từ đó cũng chưa có sự lựa chọn phương pháp giảng
dạy có hiệu quả.
2.3. Đối với học sinh

Việc học và tiếp nhận kiến thức ngữ văn đối với học sinh THPT đã
khơng cịn trở thành một hứng thú học tập. Đây là một thực trạng đáng lo ngại
trong xã hội hiện đại, khi mà cuộc sống có nhiều mối quan tâm tưởng như là
thiết thực hơn văn chương. Khi đã khơng cịn hứng thú học tập thì khả năng
độc lập và sáng tạo trong việc học văn cũng khơng cịn nữa. Đối với việc tìm
hiểu, phân tích tác phẩm thơ tự do trong chương trình Ngữ văn THPT, một thể
loại đòi hỏi sự chủ động, linh hoạt của người học thì điều này cịn đáng buồn
hơn.
Tuy nhiên khơng phải là khơng cịn những học sinh đam mê văn chương.
Vẫn có nhiều học sinh say mê học văn, tìm thấy hứng thú trong việc tiếp cận,
khám phá những tác phẩm văn chương có giá trị. Và thơ tự do cũng khơng nằm
ngồi vùng quan tâm ấy. Tuy nhiên các em chưa hiểu rõ về đặc trưng thể loại,
chưa nắm được con đường đi vào thế giới nghệ thuật của mỗi bài thơ. Việc
phân tích, chiếm lĩnh tác phẩm thơ tự do đối với các em cịn là một khó khăn.

20


3. Phương pháp giảng dạy thơ tự do trong chương trình
Ngữ văn THPT
3.1. Khơi gợi hứng thú đối với tác phẩm thơ tự do
Việc đầu tiên của sự lựa chọn phương pháp tiếp cận không chỉ là hiểu
về thơ tự do ở dạng lí thuyết mà quan trọng là phải thấy được sức hấp dẫn, vẻ
đẹp của thơ tự do, khơi gợi được hứng thú tìm hiểu, khám phá của học sinh đối
với những tác phẩm được học. Mỗi thể loại văn học đều có những đặc trưng
riêng về thi pháp. Sự phát triển đổi mới của mỗi thể loại cũng chính là sự đổi
mới về thi pháp. Trên chặng đường phát triển, thơ tự do một mặt vẫn dung
chứa hệ thống thi pháp thơ cổ điển, mặt khác lại mở ra hệ thống thi pháp mới.
Thi pháp thơ tự do khơng chỉ phong phú ở yếu tố hình thức mới mẻ, kiểu thi
nhân mới mà còn ở nhãn quan hướng ngoại.

Phá vỡ những ràng buộc về hình thức thơ, thơ tự do đã vận động và tìm
cho mình một hình thức phù hợp để chuyển tải nội dung, năng lượng cảm xúc,
tránh khỏi con đường mịn của hình thức thơ cổ điển. Nếu như trong thơ cổ
điển, hình thức bài thơ được coi là một cấu trúc khép kín, ngơn từ được sắp
xếp theo quy phạm có sẵn thì cấu trúc bài thơ tự do lại là cấu trúc mở, ln có
xu hướng vận động theo dịng cảm xúc của nhà thơ. Điều này thể hiện trong
việc bài thơ được chia nhiều khổ, nhiều đoạn, khái niệm dòng thơ, câu thơ bị
phá vỡ. Ngôn ngữ thơ chuyển từ câu thơ điệu ngâm sang câu thơ điệu nói.

21


Nghĩa là câu thơ không đặt ra yêu cầu sắc điệu bằng trắc mà xuất phát từ cảm
quan của nhà thơ trước cuộc sống đang diễn ra hang ngày. Câu thơ điệu nói có
thể khi đọc lên khơng có độ lan truyền bên ngồi cảm giác âm vận nhưng có độ
lan truyền, giao thoa bên trong tâm tưởng. Cảm nhận câu thơ điệu nói, bạn đọc
khơng chỉ nghe mà cịn phải trải nghiệm:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và mây, và cỏ rạng…
Cho chuếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Đọc đoạn thơ trên mà khơng lắng nghe được cái khẩu khí, hơi thở của
Xuân Diệu khi đối diện với sự sống, không nhận ra vẻ vội vàng, cuống quýt
của thi sĩ khi muốn tận hưởng đến vơ biên, tuyệt đích vẻ đẹp của cuộc đời thì

22


vẫn chưa hiểu thấu được thông điệp được gửi gắm qua mỗi dòng thơ. Sự xuất
hiện liên tiếp của liên từ “và”, dấu phẩy trong một dòng thơ, kết thúc lại là dấu
chấm lửng…chính là những dấu hiệu của một câu thơ hiện đại. Mọi yếu tố
cách tân đều chỉ nhằm thể hiện dòng cảm xúc dâng trào của một hồn thơ quá ư
ham hố và tha thiết với sự sống ở Xuân Diệu.
Sự phong phú của thi pháp thơ tự do còn là ở kiểu nhà thơ mới. Kiểu thi
nhân trong thơ tự do xuất hiện với tư cách là chủ thể nhìn đời, cảm nhận thế
giới khách quan với mọi giác quan và ý thức cá nhân cao độ. Chính điều này
đã tạo ra nhãn quan hướng ngoại cho thơ tự do. Có nghĩa là thơ tự do phản ánh
cuộc sống một cách cụ thể, hơn, sắc bén hơn.
Thơ tự do còn mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, đa dạng về
phong cách nghệ thuật, về hình tượng tác giả. Bởi thơ tự do là nơi mà nhà thơ
được phát huy tận độ cá tính sáng tạo của mình. Mỗi sáng tác là một cách nhìn,
cách cảm nhận riêng về cuộc sống, con người, được biểu hiện bằng một tiếng
nói, một giọng điệu riêng. Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời gian, Huy
Cận lại cảm nhận thế giới bằng cảm quan không gian vũ trụ… Chính sự độc
đáo, khơng trộn lẫn trong phong cách nghệ thuật, trong cá tính sáng tạo trong
các tác phẩm thơ tự do đã tạo sức hấp dẫn, hứng thú tìm hiểu, khám phá thơ tự
do đối với người đọc nói chung cũng như học sinh nói riêng.

3.2. Phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ tự do

23


3.2.1. Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo
Đây là khâu đầu tiên trong quá trình tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm. Đọc

trước hết để cảm nhận tiết tấu âm thanh, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ.
Trong thơ tự do, do tiết tấu không theo một điệu ổn định như thơ cách luật mà
thay đổi theo mạch cảm xúc. Do vậy đọc thơ tự do phảm cảm nhận được nhịp
điệu cảm xúc, bám theo mạch tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ.
Nghĩa là người đọc thơ tự do khơng thể hờ hững đứng ngồi tác phẩm mà phải
sống cùng cảm xúc trong thơ.
3.2.2.Tìm hiểu phong cách nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nhà thơ
Trong thơ tự do, phong cách và cá tính sáng tạo của tác giả được thể
hiện khá rõ và chi phối mạnh mẽ hình thức, nội dung của tác phẩm. Hiểu được
đặc điểm phong cách và cá tính sáng tạo của nhà thơ chính là một con đường
để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của bài thơ.
3.2.3. Tìm hiểu hồn cảnh cảm hứng và tín hiệu thẩm mĩ của tác phẩm
Phương pháp tiếp cận truyền thống đối với một tác phẩm văn học là tìm
hiểu hồn cảnh ra đời, xuất xứ, bố cục, chủ dề tác phẩm. Với thơ tự do, ta cũng
có thể áp dụng phương pháp trên nhưng đặc biệt chú ý tới hoàn cảnh cảm hứng
khi nhà thơ sáng tác tác phẩm. Bởi chính hồn cảnh ấy cho ta hiểu trạng huống
cảm xúc của chủ thể chữ tình trong tác phẩm. Có thể tìm hiểu hồn cảnh ấy
cảm hứng ấy qua những tư liệu ngoài văn bản (lời tâm sự của nhà thơ) hoặc có
24


thể căn cứ vào chính văn bản thơ. Hàn Mặc Tử sáng tác Đây thơn Vĩ Dạ trong
hồn cảnh đang bị cách biệt với cuộc sống bên ngoài, đang khao khát trở về
cuộc sống ấy trong khi cái chết đang đến gần. Cho nên chỉ cần một sự kiện là
nhận được bức bưu ảnh của Hoàng Cúc, người con gái Tử thầm yêu cũng đủ
“đánh động” cả thế giới tâm hồn niềm khao khát ấy trong Tử. Đó là hồn cảnh
mà ta biết được thông qua tư liệu. Nhưng với bài thơ Tây tiến thì chỉ cần đọc
hai câu thơ đầu, ta cũng có thể sống cùng với nhà thơ trong nỗi nhớ tha thiết về
binh đoàn cũ sau một thời gian đã xa:
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
( Tây tiến – Quang Dũng)
Khi căn cứ vào chính văn bản để tìm hiểu hoàn cảnh cảm hứng của nhà
thơ là căn cứ vào chính ngơn ngữ, những tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Khi
đọc văn bản, sống với mạch cảm xúc thơ, đồng thời cũng là lúc phát hiện ra
những tín hiệu thẩm mĩ, những “mắt thơ”, để từ đó mở cách cửa bước vào thế
giới nghệ thuật của tác phầm. Với phương pháp này, người đọc sẽ khơng bị rơi
vào tình trạng võ đoán, những quan điểm xã hội học dung tục.

3.3. Phương pháp phân tích thơ tự do
3.3.1. Khám phá kết cấu của tác phẩm

25


×