Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Qui trình bảo dưỡng phòng ngừa cho hệ thống tổng đài Host EWSD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 83 trang )



VIỄN THÔNG HÀ NỘI
o0o




ĐỀ TÀI

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG PHÒNG NGỪA
HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI HOST EWSD.

MÃ SỐ: VTHN-2011-07























Hà Nội, tháng 12 năm 2011
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Danh sách các hình vẽ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………… i
Danh sách các bảng biểu……………….………………………………………………………………………… …………………………………………………… ii
Thuật ngữ và chữ viết tắt……………………………………………………………………………………….…… ……………………………………………… iii

PHẦN I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI EWSD.
I. Mô hình tổng quan hệ thống tổng đài EWSD………………………………………………………….………………………………… 1
II. Các khối trung tâm tổng đài EWSD………………………………………………………….…………………………………………………… 3
PHẦN II: CÁC QUI TRÌNH ĐO KIỂM HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI EWSD VÀ
THIẾT BỊ PHỤ TRỢ.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG PHÒNG
NGỪA VÀ CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
1.1.Mục đích của các qui trình………………………………………………………….…………………………………………………………………… 13
1.2. Cấu trúc của các qui trình………………………………………………………….…………………………………………………………………… 13
CHƯƠNG 2. QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG PHẦN MÔI TRƯỜNG
2.1. Kiểm tra điều kiện môi trường………………………………………………………………………………… ………………………………… 14
2.2. Kiểm tra điều kiện khí hậu………………………………………………………….…………………………………………………………………… 14
2.3. Kiểm tra hệ thống thông gió……… …………………………………………….…………………………………………………………………… 17
2.4. Kiểm tra điều kiện ánh sáng và phòng thiết bị………….….…………………………………………………………………… 17
2.5. Kiểm tra trực quan các yếu tố khác trong phòng thiết bị…………………………………………………………… 18
2.6. Vệ sinh công nghiệp………………………………………………………….…………………………………………………………………………….…… 19
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT, CHỐNG SÉT
3.1. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống tiếp đất, chống sét………………………………………………….……………………… …21

3.2. Kiểm tra các liên kết cơ khí………………………………………………….………………………………………………………………………….21
3.3. Kiểm tra các thiết bị chống sét………………………………………………….…………………………………………………………… ……22
3.4. Kiểm tra điện trở đất………………………………………………….…………………………………………………………………………………… ……22
CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NGUỒN ĐIỆN
4.1. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống nguồn điện………………………………………………….……………………………………………24
4.2. Kiểm tra nguồn điện AC đầu vào………………………………………………….………………………………………………………………24
4.3. Kiểm tra nguồn điện DC đầu ra………………………………………………….…………………………………………………………….……26
4.4. Kiểm tra, bảo dưỡng các module nắn………………………………………………….………………………………………………… …29
4.5. Kiểm tra tín hiệu cảnh báo………………………………………………….……………………………………………………………………… ……30
4.6. Kiểm tra bảo dưỡng ắc qui………………………………………………….……………………………………………………………………… ……30
CHƯƠNG 5. KIỂM TRA PHẦN XỬ LÝ TRUNG TÂM HỆ THỐNG EWSD.
5.1 Kiểm tra bộ xử lý phối hợp CP113………………………………………………….……………………………………………………….……33
5.2 Chuẩn đoán lỗi MB và các kết nối MB-CP………………………………………………….………………………………………….36
5.2.1. Chuẩn đoán MB-1………………………………………………….……………………………………………………………………………………………36
5.2.2. Chuẩn đoán MB-0………………………………………………….……………………………………………………………………………………………38
5.3 Kiểm tra trường chuyển mạch SN………………………………………………….…………………………………………… ………………39
5.3.1. Cấu hình SND (B mode) – Host Thanh Trì………………………………………………….……………………………………40
5.3.2. Cấu hình DE5.4 – SNB – Host Thượng Đình………………………………………………….………………………………41
5.4. Kiểm tra khối đồng hồ CCG……………………………………………….……………………………………………………………………………50
5.4.1. Kiểm tra khả năng làm việc luân phiên của 2 side CCG………………………………………………….…….…50
5.4.2. Kiểm tra kết nối CCG-IOPMB………………………………………………….…………………………………………………………….…50
5.4.3. Kiểm tra đồng bộ của CCG………………………………………………….…………………………………………………………………….…51
5.5. Kiển tra bộ cảnh báo SYPC/ProfileBus……………………………………………….……………………………………………… …51
5.5.1. Kiểm tra SYOC/Profibus-IOPMB………………………………………………….…………………………………………………… …52
5.5.2. SYPC tự kiểm tra………………………………………………….………………………………………………………………………………………… …52
5.6. Kiểm tra khối báo hiệu số 7 CCNC………………………………………………….…………………………………………………… …52
5.6.1. Kiểm tra khả năng hoạt động luân phiên của CCNP………………………………………………….………………53
5.6.2. Chuẩn đoán lỗi………………………………………………….……………………………………………………………………………………………… …53
CHƯƠNG 6. KIỂM TRA CƠ SỞ DỮ LIỆU TỔNG ĐÀI
6.1 Kiểm tra hệ thống âm thông báo………………………………………………….……………………………………………………………….…56

6.1.1. Kiểm tra các âm thông báo chuẩn và sửa lỗi………………………………………………….…………………………………56
6.1.2. Kiểm tra các module dự phòng OCANEQ………………………………………………….……………………………………57
6.2 Kiểm tra hệ thống quản lý tệp trên ổ cứng tổng đài và backup số liệu hệ thống
(Regen) ………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….…57
6.2.1. Sao lưu dữ liệu hệ thống GEN………………………………………………….…………………………………………………………… …58
6.2.2. Thông báo các file không cần thiết trên ổ cứng………………………………………………….……………………….…58
6.2.3. Thực hiện sao lưu các file cần thiết trên cả 2 ổ cứng………………………………………………….………………58
6.2.4. Kiểm tra dữ liệu định tuyến………………………………………………….………………………………………………………………………58
6.2.5. Lấy dữ liệu REGEN………………………………………………….…………………………………………………………………………………….…58
6.3 Lưu trữ băng hệ thống cho tổng đài EWSD………………………………………………….…………………………………… …59
6.3.1. Sao lưu định kỳ Routine APS bằng file lệnh CG.SA.R21AP………………………………………………59
6.3.2. Sao lưu hệ thống định kỳ trong quí………………………………………………….………………………………………………… …60
6.3.3. Sao lưu công tơ cước Meter saving………………………………………………….……………………………………………… ……60
6.3.4. Sao lưu hệ thống định kỳ hàng quí………………………………………………….…………………………………………………….…61
6.3.5. Lưu hệ thống APS Generation………………………………………………….…………………………………………………………… …61
6.3.6. Thực hiện sao lưu Saving APS xuống MOD bằng tay………………………………………………….……… …62
CHƯƠNG 7. KIỂM TRA TẢI HỆ THỐNG
7.1. Chuẩn bị………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………… …64
7.2. Kiểm tra BHCA………………………………………………….……………………………………………………………………………………………… ……64
7.2.1. Xác định giờ bận………………………………………………….………………………………………………………………………………………………64
7.2.2. Lấy dữ liệu ra OMT……………………………………………………… …………………………….……………………………………………………64
7.3. Kiểm tra tải bộ xử lý trung tâm CP………………………………………………….……………………………………………………… …65
7.3.1. Xác định giờ bận………………………………………………….………………………………………………………………………………………………65
7.3.2. Lấy dữ liệu ra OMT…………………………………………………………………………………….………………………………………………….…65
7.3.3. Công thức để tính LOAD (%) bằng phép đo RECCP…………………………………………………………… …66
7.4 Kiểm tra việc sử dụng tài nguyên bộ nhớ của tổng đài ODAGEN…………………………………… …66
7.4.1. Hiển thị thông tin về mở rộng của cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ……………………………………… …67
7.4.2. Đánh giá và kiểm tra khả năng mở rộng dữ liệu của APS………………………………………………….…67
PHẦN III. PHỤ LỤC
MẪU BÁO CÁO TỔNG THỂ KẾT QUẢ BẢO DƯỠNG TỔNG ĐÀI EWSD

PHẦN IV: CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Common Channel Network Control Version 15.
2. Cooordination Processor Version 15.
3. Digital Line Uint Version 15.
4. EWSD System, Operation, Administration & Maintenance của Siemens
Training Center for Communication Networks.
5. Line Trunk Group Version 15.
6. Switching Network Version 15.
7. Trên trang WEB:
8. Các tài liệu tham khảo của Siemens Version 10.0 & Version 15.0.
9. Tài liệu Netmanager của Siemens.
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trên địa bàn Viễn Thông Hà Nội – Công ty Điện thoại Hà Nội 2 đang
khai thác và bảo dưỡng 02 tổng đài Host EWSD: Tổng đài Host Thượng Đình và
tổng đài Host Thanh Trì. Tổng đài Host Thượng Đình với dung lượng thuê bao
đang hoạt động tính đến ngày 13/9/2010 là 136.512 thuê bao analog, 78 thuê bao
2B+D, 49 thuê bao 30B+D. Tổng đài Host Thanh Trì với dung lượng đang hoạt
động là 100.501 thuê bao analog, 48 thuê bao 2B+D, 27 thuê bao 30B+D.
Để đảm bảo hệ thống tổng đài EWSD hoạt động tốt, Tập đoàn VNPT ký hợp
đồng hỗ trợ kỹ thuật và bảo dưỡng phòng ngừa với hãng Nokia Siemens Networks
1 năm 2 lần. Việc thực hiện bảo dưỡng chủ yếu do chuyên gia của Hãng Nokia
siemens Networks thực hiện dưới sự giám sát của các kỹ thuật viên của Công ty
Điện Thoại Hà Nội 2. Tuy nhiên từ năm 2011 hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật giữa VNPT
với NSN đã bỏ phần bảo dưỡng phòng ngừa nên đòi hỏi các đơn vị quản lý hệ
thống cần có một quy trình bảo dưỡng phòng ngừa. Quy trình này giúp cho các kỹ
thuật viên quản lý trực tiếp tổng đài tiếp tục thực hiện bảo dưỡng hệ thống một
cách có hiệu quả, phát hiện sớm các lỗi tiềm ẩn để xử lý kịp thời và đề xuất các ý
kiến cảnh báo kịp thời tình trạng của hệ thống
Từ nhu cầu cấp thiết đề ra đề tài được ra đời nhằm mục đích giúp các kỹ thuật

viên của Công ty Điện thoại Hà Nội 2 có thể tự tiến hành việc bảo dưỡng định kỳ
hàng năm, góp phần cho hệ thống tổng đài hoạt động ổn định, cùng Viễn Thông
Hà Nội cũng như Tập đoàn VNPT có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt hơn,
ổn định hơn ./.




i

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ


Hình 1. Cấu hình tổng đài EWSD classic…………………………………………………………………………… ……………………… …2
Hình 2. Sơ đồ khối CP113C………………………………………………………………………………………………………… ……………………… …3
Hình 3. Sơ đồ kết nối IOP trong CP113C……………………………………………………………………………… ……………………… …4
Hình 4. Giá đấu Profibus…………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… …4
Hình 5. Bố trí của 1 profibus…………………………………………………………………………… ……………………………………………………….…5
Hình 6. So sánh nhiệm vụ xử lý của MB và MBD……………………………………………………………… …………………….…6
Hình 7. Sơ đồ khối MBD……………………………………………………………………………………………………………………… …………………….…6
Hình 8. Sơ đồ khối CCGE……………………………………………………….…………………………………………………………… …………………….…7
Hình 9. Sơ đồ khối của CCNC……………………………………………………………… ……………………………………………………………… …9
Hình 10. Sơ đồ cấu hình SN……………………………………………………………………………………………………… ………………………… …10
Hình 11. So sánh cấu trúc SND và SNB………………………………… ……………………………………………… ………………………11
Hình 12. Cấu hình SND (B) tại Host Thanh Trì……………………………………………………………… ……………………….…12
Hình 3.1. Mô tả cách chọn điểm đo phù hợp để tiến hành đo điện trở tiếp đất… ……………….…23

ii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU



Bảng 4.1. Kết quả đo điện áp AC đầu vào……………………………………………………………… ………………………………………25
Bảng 4.2. Kết quả đo dòng điện AC đầu vào……………………………………………………………… … ……………………………25
Bảng 4.3. Kết quả đo tiết diện cáp ……………………………………………………………… ………………………………………………………26
Bảng 4.4. Kết quả đo tần số nguồn điện AC………………………………………………………… ………………………………………26
Bảng 4.5. Kết quả đo điện áp DC đầu ra ở chế độ nạp nổi……………………………………………………………………27
Bảng 4.6. Kết quả đo điện áp DC đầu ra tại các cầu chì ắc qui ở chế độ nạp nổi…………………27
Bảng 4.7. Kết quả đo điện áp DC đầu ra tại chế độ nạp cân bằng………… ………………………………………27
Bảng 4.8. Kết quả đo điện áp DC đầu ra tại các cầu chì ắc qui ở chế độ nạp cân bằng……28
Bảng 4.9. Kết quả đo dòng nạp DC……………………………………………………………… ……………………………………………… ……28
Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra tiết diện cáp DC……………………………………………………………… ………………………………29
Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra các thanh kết nối giữa các bản cực ắc qui………………………………………31
Bảng 4.12. Kết quả đo điện dẫn ắc qui……………………………………………………………………… ………………………………………32
Bảng 7.1. Bảng các ngưỡng BHCA tương ứng với số lượng bộ xử lý…………………………………….……65
Bảng 7.2. Tải CP tối đa cho CP113C theo khuyến nghị của Siemens…………………………………… ……66
iii

CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ACT Active Trạng thái hoạt động
ACU Air-conditioning unit Khối điều hòa
AMA Automatic message accounting Bản tin cước tự động
APS Application program system
Chương trình ứng dụng hệ
thống
B channel ISDN speech and data channel Kênh B ISDN
B:CMY Bus to common memory Bus cho bộ nhớ chung
B:IOC Bus system for input/output control Bus cho bộ điều khiển vào ra

BAP Base processor Bộ xử lý cơ sở
BAPM Base processor master Bộ xử lý cơ sở chủ
BAPS Base processor spare Bộ xử lý cơ sở tớ
BD Bus distributor Phân phối Bus
BHCA Busy hour call attempts BHCA
CAP Call processor Bộ xử lý cuộc gọi
CAS Channel associated signaling Báo hiệu kênh riêng
CBL Conditionally blocked Trạng thái khóa có điều kiện
CCG Central clock generator Đồng hồ trung tâm
CCGD Central clock generator module D Đồng hồ trung tâm module D
CCNC
Common channel signaling network
control
Bộ điều khiển báo hiệu kênh
chung
CCNP
Common channel signaling network
processor
Bộ xử lý báo hiệu kênh
chung
CCS7 Common channel signaling No.7 Báo hiệu số 7
CG/MUX
Clock generator/multiplexer for
message buffer
Bộ tạo đồng hồ/ dồn kênh
cho bộ đệm bản tin
CML Command manual Tập lệnh
CMY Common MemorY Bộ nhớ chung Y
CP113 Coordination Processor 113 Xử lý trung tâm CP113
D channel ISDN signaling channel Kênh D

EM External memory Bộ nhớ ngoài
EMCYMN Manual for emergency
Tài liệu sử dụng cho trường
hợp khẩn cấp
EWSD/ Digital electronic switching system Tổng đài EWSD
Exch Exchange Tổng đài
FC Fault clearance Thủ tục xử lý lỗi
FLN Fault list number Số đánh lỗi để tham chiếu
GP Group processor Xử lý nhóm
GS Group switch Chuyển mạch nhóm
HW Hardware Phần cứng
Initial Start Starting the processors Bắt đầu tiến trình
IOC Input/output control Điều khiển vào ra
IOP Input/output processor Xử lý vào ra
IOP:MB
Input/output processor for message
buffer
Xử lý vào ra cho bộ đệm bản
tin
iv

IP In process
Đang trong quá trình thực
hiện
LMY Local memory in CP113 Bộ nhớ bội bộ của CP113
LTG Line/trunk group Khối nhóm trung kế
LTU Line/trunk unit Khối đường trung kế
MB Message buffer Bộ đệm
MBC Message buffer control Điều khiển bộ đệm
MBG Message buffer group Nhóm bộ đệm

MBL Maintenance blocked Khóa bảo dưỡng
MBU Message buffer unit Đơn vị bộ đệm
MBU:LTG Message buffer unit for LTG
Khối bộ đệm bản tin cho
LTG
MBU:SGC Message buffer unit for SGC
Khối bộ đệm bản tin cho
SGC
MCH Message channel Kênh bản tin
MDD Magnetic disk drive Ổ cứng tổng đài
MDF Main distribution frame Giá đầu dây
MMN Maintenance manual Tài liệu bảo dưỡng
MMN:xx
Maintenance manual with module-
specific maintenance procedure.
Tài liệu bảo dưỡng xử lý lỗi
xxx theo tiêu chuẩn thông
thường
NM
Manual for non-standard
maintenance procedure
Tài liệu bảo dưỡng xử lý các
lỗi không theo tiêu chuẩn
thông thường
NP Not processed Chưa xử lý
NT Network termination Kết cuối mạng
O&M Operation and maintenance Khai thác và bảo dưỡng
OMT Operation and maintenance terminal Máy tính khai thác
PCM Pulse code modulation Điều chế xung mã
PLA Planned Trạng thái xây lắp PLAN

RAM Random access memory Bộ nhớ ngẫu nghiên
SGC Switch group control
Điều khiển chuyển mạch
nhóm
SILT Signaling link terminal Card kết cuối báo hiệu số 7
SILTG Signaling link terminal group Nhóm kết cuối báo hiệu
SM Status message Trạng thái bản tin
SN Switching network Chuyển mạch
SS Space stage Tầng không gian
SSG Space stage group Nhóm tầng không gian
SSM Space stage module Module tầng không gian
STB Standby Dự phòng nóng
SU Signaling unit Khối báo hiệu
SUB Subscriber Thuê bao
SW Software Phần mềm
SYP System panel Panel hệ thống
SYPC System panel control Điều khiển Panel hệ thống
SYPD System panel display Bảng hiển thị cảnh báo hệ
v

thống
TSG Time stage group Chuyển mạch không gian
TSM Time stage module
Module chuyển mạch thời
gian
UNA Unavailable Trạng thái không sẵn có



1


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI EWSD
I. Mô hình tổng quan hệ thống tổng đài EWSD
1. Tính năng tổng đài EWSD:
Tổng đài EWSD có thể được sử dụng cho mục đích:
- Tổng đài nội hạt (Local): Dung lượng tối đa 250.000 thuê bao (phiên bản phần
mềm EWSD V15) hay 650.000 thuê bao (phiên bản phần mềm EWSD V.16) các khối
thuê bao có thể được kết nối trực tiếp tới tổng đài hoặc qua các giao tiếp V5.x. Khả năng
xử lý tối đa 25.000 Erlangs, 1.000.000 BHCA với cấu hình EWSD classic hoặc tối đa
100.000 Erlangs, 4.000.000 BHCA với cấu hình EWSD powernode.
- Tổng đài chuyển tiếp (Transit): Có khả năng cung cấp tối đa 60.000 trung kế số
2Mbps với cấu hình EWSD classic hoặc 240.000 trung kế số 2Mbps với cấu hình EWSD
powernode
- Tổng đài cổng (Gateway):Tổng đài EWSD có thể được sử dụng làm tổng đài
cổng để xử lý báo hiệu quốc tế, xử lý triệt tiếng vọng cho các cuộc gọi quốc tế, quản trị
cước và các số liệu thống kê
2. Sơ đồ kết nối:
Sơ đồ khối của tổng đài EWSD được mô tả như hình 1, trong đó tổng đài EWSD bao
gồm các khối cơ bản như sau:
- Khối tập trung thuê bao đường dây số (DLU): Tập trung các thuê bao số, thuê
bao tương tự, chuyển các kênh thuê bao hoạt động thành các khe thời gian trong các
đường PCM 2Mbps tới các tủ trung kế LTG.
- Nhóm đường trung kế số (LTG): Thực hiện chức năng giao tiếp với các khối
truy nhập tổng đài (như DLU, V5.x) hay các đường trung kế liên đài truy nhập tổng đài
bằng đường PCM30 và xử lý ghép thành đường tốc độ cao 8Mbps để đấu nối vào trường
chuyển mạch SN.
- Trường chuyển mạch (SN): Chuyển mạch các kênh người sử dụng của đường
8Mbps đến và đi từ LTG, các kênh báo hiệu số 7 đến và đi từ LTG đến khối xử lý báo
hiệu số 7 CCNC, kênh báo hiệu MCH từ LTG đến CP. Trường chuyển mạch SN có cấu
trúc kép và được điều khiển bởi CP.

- Khối điều khiển báo hiệu kênh chung (CCNC): Phân phát, xử lý và định tuyến
các bản tin báo hiệu số 7. CCNC được nối vào trường chuyển mạch SN bằng 2 đường tốc
độ cao 8Mbps.
2

- Khối xử lý trung tâm (CP): Điều khiển thiết lập cuộc gọi và xử lý các nhiệm vụ
đảm bảo an toàn hệ thống. CP giao tiếp với trường chuyển mạch SN qua bộ đệm bản tin
(MB). Bộ đệm bản tin MB nối đến SN bằng đường tốc độ cao 8Mbps. CP giao tiếp với
CCNC để điều khiển các bản tin báo hiệu số 7. CP giao tiếp với thiết bị ngoại vi như: ổ
cứng MDD, ổ băng MTD, ổ quang MOD, SYP các thiết bị tính cước, OMT.
- Khối tạo giao động đồng hồ trung tâm (CCG): Tạo xung đồng hồ chuẩn đồng bộ
cho các bộ tạo xung đồng hồ trong MB, CCNC, SN, LTG và DLU. CCG đảm bảo việc
đồng bộ trong nội bộ tổng đài và đồng bộ với tổng đài khác.
Hình 1: Cấu hình tổng đài EWSD classic.


CCNC
MB
C
C
SN

0 & 1
LTG
T
ổng đ
ài
khác

(Trung kế 2Mbps và liên

kết báo hiệu số 7)
LTG
LTG
DLU


PB
X

Thuê bao s
ố v
à
tương tự
SIEMENS
NIXDORF
CP
K
ết nối X.25 tới

Trung tâm
quản lý mạng

local O&M
terminal
MDD

MOD

HTI
RTI

LTG
DLU
RSU
EWSD CLASSIC

max. 6 CAP

3

II. Các khối trung tâm tổng đài EWSD
1 Khối xử lý trung tâm CP113C
a. Chức năng nhiệm vụ:
- Xử lý cuộc gọi: thực hiện thiết lập cuộc gọi như dịch số, định tuyến, vùng cước,
chọn đường qua trường chuyển mạch SN, tính cước, quản trị lưu lượng, quản lý mạng.
LTG và CCNC.
- Khai thác và bảo dưỡng: thực hiện công việc giao tiếp người máy (nhập lệnh
vào, đưa ra bản tin và các cảnh báo) và giao tiếp với các thiết bị lưu trữ.
- Bảo vệ: giám sát, phát hiện lỗi, phân tích lỗi của phần cứng và phần mềm tổng
đài EWSD.
b. Sơ đồ khối CP113C:

Hình 2: Sơ đồ khối CP113C
Các khối chức năng của CP:
- BAP: Bộ xử lý cơ sở, làm các chức năng xử lý chính và quan trọng nhất trong hệ
thống EWSD: xử lý cuộc gọi, xử lý khai thác và bảo dưỡng, xử lý bảo vệ.
- CAP: Bộ xử lý cuộc, xử lý cuộc gọi trong tổng đài EWSD.
- IOC: Bộ điều khiển vào ra.
- Dữ liệu từ CMY truyền đến IOC qua IOP và đến các thiết bị ngoại vi.
- IOP: Xử lý vào ra dữ liệu cho các bộ phận liên quan, nó bao gồm:
+ IOP:MB: Xử lý vào ra đệm bản tin cho CCNC, MB, CCG, SYP.

+ IOP:TA: Xử lý vào ra cho thời gian và cảnh báo.
+ IOP:UNI: Xử lý vào ra cho ổ đĩa cứng MDD0,1 và thiết bị khai thác OMT.
+ IOP:LAU: Xử lý vào ra cho đường truyền số liệu X25.
+ IOP:MB/PB: xử lý vào ra cho Profibus phục vụ cho vào, ra cảnh báo và CT
4

Sơ đồ kết nối với IOP trong CP113C được trình bày trong hình 3. Cấu hình lắp đặt
của CP phụ thuộc vào khối lượng xử lý của tổng đài, có thể mở rộng hay thu gọn mềm
rẻo cho phù hợp với từng cấu hình. Tại tổng đài Host Thượng Đình, SYPC được sử dụng
cùng với CP113C để thông tin trạng thái hệ thống và cảnh báo ra SYSD.

Hình 3: Sơ đồ kết nối với IOP trong CP113C.
Trong khi đó tại một số tổng đài EWSD (ví dụ Host Thanh Trì – Viễn Thông Hà Nội):
Việc xử lý các tín hiệu cảnh báo vào ra không sử dụng SYPC mà thông qua profibus, Giá
đấu nối Profilebus như hình 4.

Hình 4: Giá đấu Profibus.
5

Host Thanh Trì hiện đang sử dụng một PBSL32J, một bộ PBSL8RO và một bộ
PBSLV24 để thực hiện xử lý cảnh báo. Một bộ Profibus có thể kết nối tối đa 32 đầu vào
cảnh báo (từ các bộ cảm biến môi trường như quạt, điều hòa, điện lưới ) gọi là
PBSL32J. Trạng thái cảnh báo từ những bộ tạo cảnh báo được truyền qua giao tiếp
profibus (thông qua X3 Alarms) tới IOP cảnh báo. Kết nối dữ liệu với Profibus được
thông qua X2 DP (Connector 9 chân). PBSL8RO thực hiện chuyển hướng cảnh báo cho
thiết bị báo lỗi mở rộng. PBSLV24 dùng để chuyển đổi dữ liệu được kết xuất qua
profibus thành dữ liệu ra qua giao diện V24, giao diện này được sử dụng cùng với phần
mềm SYSD cài đặt trên máy tính để hiện trạng thái tổng đài.
a) b) c)
Hình 5: Bố trí của 1 profibus.

Hình 5a là giao diện cho PBSL32J, 5b là giao diện cho PBSL8RO và 5c là giao diện cho
PBSLV24.
2 Bộ đệm bản tin MB (Message Buffer):
a. Chức năng của MB:
Chức năng chính của MB là điều khiển các thông tin trong tổng đài EWSD giữa các khối
sau:
- Thông tin giữa bộ xử lý kết hợp CP và khối trung kế LTG: bản tin xử lý cuộc gọi
với nhiệm vụ khởi tạo đấu nối, bảo dưỡng, quan trắc và bảo vệ.
- Thông tin giữa các LTG với nhau: Bản tin xử lý cuộc gọi.
- Thông tin giữa LTG và bộ xử lý báo hiệu kênh chung CCNC: bản tin báo hiệu
xử lý cuộc gọi giữa các tổng đài thông qua kênh báo hiệu kênh chung.
- Thông tin giữa CP và bộ điều khiển đấu nối SGC (Switch group control): Đưa
các thông tin điều khiển chuyển mạch cho SN.
6

Tại Host của Viễn Thông Hà Nội hiện nay đang sử dụng loại MBD (MB loại D).
MBD được đưa ra để nhằm tăng cường khả năng xử lý cho hệ thống, giảm tải xử lý cho
CP. Hình 6: so sánh nhiệm vụ xử lý của MB và MBD

Hình 6: So sánh nhiệm vụ xử lý của MB và MBD.
b. Sơ đồ khối MBD:

Hình 7: Sơ đồ khối MBD.
MBDH: Kết nối tới các LTG và SGC.
MBD 0
MBDC
MBDCG
MBDH
MBDA
CLOCK

IBUS

SSNC
LTG

CP
Xung đ
ồng hồ

(CCG)
Mặt dự phòng
(MBD 1)
MBD
MB(B)

MBD
LTG LTG
CP

CMY
CAP
SSNC
MBB

CP

LTG LTG
CMY
CCNC
CAP

15%

msg./cmd.

50%

reports

35%
orders

35%
orders

50%

reports
15%

msg./cmd.
7

MBDA: Giao tiếp giữa MBD với ATM-net (AMXE/SSNC).
MBDC: Giao tiếp của MB tới CP.
MBDCG: Tạo tín hiệu đồng hồ cho toàn bộ các khối của MBD.
3 Khối tạo tín hiệu đồng hồ trung tâm CCG (Central Clock Generator) :
a. Chức năng của bộ tạo tín hiệu đồng hồ CCG :
- Bộ tạo đồng hồ trung tâm CCG có nhiệm vụ cung cấp tín hiệu đồng hồ cho toàn
bộ các khối chức năng trong tổng đài EWSD.
- Tín hiệu đồng hồ do bộ tạo đồng hồ trong CCG cung cấp với độ chính xác cao.

Tín hiệu đồng hồ có thể được đồng bộ theo tối đa 4 tín hiệu đồng hồ từ bên ngoài.
- Để đảm bảo an toàn, bộ tạo đồng hồ được thiết kế có cấu trúc kép: CCGE-0 và
CCGE-1 hoạt động theo chế độ dự phòng (1 CCG master và 1 CCG Standby).
b. Sơ đồ khối:
Các tổng đài EWSD của Viễn Thông Hà Nội hiện đang sử dụng CCGE (là CCG
loại mới nhất của Siemens).Tín hiệu đồng hồ tham chiếu ưu tiên số 1 của 2 tổng đài trên
được lấy thông qua đường truyền dẫn SDH từ truyền dẫn VTN, đường đồng hồ tham
chiếu ưu tiên số 2 được lấy qua trung kế liên đài có kênh báo hiệu số 7.


Hình 8: Sơ đồ khối CCGE.
8


Module CCGES:
- IO tới IOP:MB 40/41.
- Báo hiệu giữa CCGES.
- Báo hiệu và đồng hồ giữa CCGES và các CCGED.
- Tối đa 4 đầu vào đồng hồ tham chiếu cho mỗi module CCGES 2 MHz.
- Phân phối đồng hồ 8 kHz tới các MB, chỉ CCGE hoạt động mới phân phối đồng
hồ (Cold standby).
- Tạo xung đồng hồ ra 8 x 2,048 MHz.
Module CCGED:
- Báo hiệu và đồng hồ giữa CCGES và các CCGED.
- Tạo xung đồng hồ ra 32 x 2,048 MHz.
Host Thượng Đình và host Thanh Trì F:CCGE hiện đang sử dụng 1 module CCGES cho
CCG0 và 1 module CCGES cho CCG1.
4 Khối xử lý báo hiệu số 7 CCNC
a. Chức năng nhiệm vụ:
CCNC được cấu hình với 254 đường liên kết báo hiệu, có khả năng xử lý 4580 đơn vị

bản tin báo hiệu (MSU) trong một giây với tải lưu lượng báo hiệu tối đa trên một liên kết
lớn hơn 0.4Erl. CCNC thực hiện 3 lớp chức năng theo chuẩn ITU-T là: Truyền bản tin,
truyền bản tin bảo vệ, quản lý mạng và xử lý bản tin.
b. Sơ đồ khối:
Sơ đồ khối CCNC như tại hình 9. Cấu trúc CCNC được chia làm 3 phần chính:
- Ghép kênh (MUXM, MUXS): Một bộ ghép kênh chủ MUXM (MUX master)
được trang bị kép, 32 bộ ghép kênh tớ MUXS (MUX slaver) Ghép đấu nối cho 254 link
báo hiệu. Khối MUX có nhiệm vụ kết hợp tất cả các đường báo hiệu đầu ra từ CCNC trên
một đường số thứ cấp SDC rồi đưa đến mạng chuyển mạch SN và phân phối các đường
báo hiệu đầu vào tới các module SILTD trong CCNC.
- Nhóm liên kết báo hiệu (SILTG): CCNC có tối đa 254 đường báo hiệu được ấn
định cho 32 SILTG. Mỗi SILTG xử lý cho 8 SILTD (đầu cuối kết nối báo hiệu số) và 1
SILTC (bộ điều khiển kết nối báo hiệu). SILTG thực hiện các chức năng mức 2 của
CCS7 (đường báo hiệu, điều chỉnh lỗi và phòng vệ cho báo hiệu).
- Bộ xử lý báo hiệu kênh chung (CCNP) nhận biết và xử lý các thông tin nhận
được từ lớp 3 trong hệ thống báo hiệu CCS7 với khả năng xử lý tới 254 link. CCNP được
9

trang bị kép, mỗi CCNP có đấu nối tới tất cả các SILTD có trong hệ thống. Dữ liệu được
cập nhật bằng cách chuyển từ CCNP hoạt động sang cho CCNP dự phòng. CCNP dự
phòng sử dụng bộ kiểm tra sự thay đổi trạng thái hoạt động, sau một khoảng thời gian
nhất định nó sẽ kiểm tra khả năng hoạt động của CCNP và các đấu nối đến SILTD. Do đó
CCNP dự phòng có thể thay thế cho CCNP hoạt động bất cứ lúc nào mà không làm ảnh
hưởng đến hoạt động của hệ thống .
Các khối chức năng trong CCNP đều được thiết kế cấu hình kép để đảm bảo độ an toàn
cho hệ thống trong quá trình hoạt động.

Hình 9: Sơ đồ khối của CCNC.
5 Khối chuyển mạch SNB:
a. Chức năng của SN:

- Đấu nối kênh TDM 64k cho LTG.
- Đấu nối các kênh điều khiển giữa các khối trong tổng đài như LTG, CCNC, CP
thông qua MCH.
- Đấu nối các kênh báo hiệu số 7 trong PCM nối giữa CCNC và LTG.
10


b. Sơ đồ khối:
Trường chuyển mạch có cấu hình kép, cấu hình của trường chuyển mạch phụ thuộc vào
dung lượng hay khả năng đấu nối của tổng đài, chẳng hạn như : T-S-T, T-S-S-T, T-S-S-
S-T. Mỗi cuộc gọi được thiết lập đồng thời qua 2 mặt SN0 và SN1, do vậy luôn đảm bảo
an toàn và liên tục. Tại host Thượng Đình đang sử dụng cấu hình SN504LTG DE54 với
4SSG và 8TSG. SN được chia làm 2 khối chức năng TSG và SSG:

Hình 10: Sơ đồ cấu hình SN.
- Khối chuyển mạch thời gian TSG:
+ Mỗi TSG đấu nối với các khối LTG, CCNC, MB bằng đường SDC 8Mbps (tối
đa 64 đường SDC). Một SN có tối đa 8 TSG.
+ Mỗi TSG có một bộ điều khiển chuyển mạch nhóm SGC, được nối đến CP
thông qua MB. SGC nhận lệnh từ CP để thiết lập đường kênh 64kbps qua
trường chuyển mạch. TSG thay đổi khe thời gian trong đường SDC.
+ Các loại đường SDC sau nối đến TSG:
TSG0
-
0











LTG0-
x

CCNC
MB
CP
SGC
TSM



TSM



SSG0
-
0











SGC
SSM



SSM











TSG0
-
7











SGC
TSM



TSM
SSG0
-
3










SGC

SSM




SSM







Cấu hình SN0 host Thượng Đình
11

o SDC:LTG, có 128 kênh trong đường SDC trừ kênh 0 làm kênh bản tin
MCH.
o SDC:CCNC, 1 hoặc 2 đường SDC đấu nối từ SN vào CCNC để đấu nối
kênh báo hiệu vào CCNC.
o SDC:TSG, đấu nối giữa SN và MB để hướng toàn bộ MCH của LTG qua
MB vào CP.
o SDC:SGC, đấu nối giữa khối điều khiển chuyển mạch nhóm SGC với MB
để nhận lệnh điều khiển chuyển mạch từ CP.
- Khối chuyển mạch không gian SSG: SN có tối đa 4 SSG, các SSG thực hiện
chuyển đổi khe thời gian giữa các luồng SDC với nhau.
6 Khối chuyển mạch SND:
a. Chức năng của SN :
- Đấu nối kênh người sử dụng cho LTG.
- Đấu nối các kênh điều khiển giữa các khối trong tổng đài như LTG, CCNC, CP
thông qua MCH.
- Đấu nối các kênh báo hiệu số 7 trong tuyến PCM nối giữa CCNC và LTG.
b. Sơ đồ khối:
SND là chuyển mạch SN loại mới nhất của tổng đài EWSD, SND luôn đòi hỏi cấu hình
phần cứng kèm theo là: SSNC và MBD. Tuy nhiên, tổng đài EWSD hỗ trợ phần cứng
SND hoạt động ở chế độ B gọi là SND(B), cấu hình SND(B) hỗ trợ SSNC, CCNC, MBD,
MBB. Sơ đồ so sánh cấu hình SNB và SND theo hình 11.

SNMAT: Ma trận chuyển mạch.
SNMUX: Bộ ghép kênh chuyển mạch.
MBD: Đệm bản tin loại D.
SSNC: Điều khiển mạng hệ thống báo hiệu.
12


Hình 11: So sánh cấu trúc SND và SNB.
SND có thể xử lý tối đa 100.000 Erlang và 2016 LTG. SND(B) có thể kết nối qua các
giao diện quang hoặc điện đến CCNC và cho phép đấu nối tối đa tới 504 LTG.
SNMUXB được sử dụng để mô phỏng SSG. Một frame F:SNMUXB chứa 4 MUXC và
tối đa 8 module OML4 để mô phỏng 4 SSG.
SNMUXA mô phỏng 2 TSG.
- Module MUXC điều khiển LILD và OML. Nó làm việc như điều khiển và
chuyển mạch.
- LILD là module giao tiếp tới tối đa 16 LTG. Một SNMUX chứa tối đa 8 LILD
- Giao tiếp tới MBD: TSG và SSG được điều khiển bởi CP qua giao diện S1 và S3
giữa MUXC và MBU:SGC/MBIH.
LTG 1

LTG 126

LTG1

LTG n

SSNC

SNMUX


SNMUX

SNMAT

SNMAT

CP

MBD

LTG


1
LTG 63

LTG1

LTG n

CCNC

MB

SSNC*

SSG

SS
G


TSG

TSG

*
CP

*
Tùy ch
ọn
; CCNC
hay

SSNC

Switc
hing

Network B (SNB)

Swit
c
hing

Network D (SND)

13



Hình 12: Cấu hình SND(B) tại host Thanh Trì.
Các OML cung cấp kết nối giữa SNMUX của mỗi mặt. Không có kết nối chéo giữa
mặt 0 và mặt 1. Cấu hình SND(B) được thể hiện trong hình 12.
Host Thanh Trì đang sử dụng cấu hình SND(B) DE54 504 LTG. Phần cứng là SND
nhưng có Firmware mô phỏng SNB giống loại Host Thượng Đình nên khi sử dụng lệnh
STAT SN; vẫn thấy SSG và TSG mặc dù module tích hợp là MUXC và LILD. Đấu nối
giữa TSG và SSG bằng cáp quang qua module OML4, từ TSG đến LTG vẫn là cáp đồng
như SNB. Giữa 2 side của SN này không có đường nối chéo.



LILD7
LILD 0

MUXC

2 x TSG
OML4
SNMUXA 1
.

.
.

184 Mbits/s
8-Mbit/s
Giao tiếp
LTG
1 … 15
LTG

111…126

LILD7
LILD 0
MUXC

2 x TSG
OML4
SNMUXA 4
.

.
.

184 Mbits/s

LTG
1 … 15
LTG
111…126
Kết nối quang
4 x 184 Mbit/s
MUXC

SSG
OML4
SNMUXB 1
SNMUXB 4
.


.


OML4
truy
ền v
à nh
ận

cho các kết nối quang.
MUXC

SSG
OML4
14

PHẦN II: CÁC QUI TRÌNH ĐO KIỂM HỆ THỐNG
TỔNG ĐÀI EWSD VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG CÁC QUI TRÌNH
BẢO DƯỠNG PHÒNG NGỪA VÀ CẤU TRÚC ĐỀ TÀI.

1.1.Mục đích của các qui trình:
- Mục đích của các qui trình trong đề tài nhằm cung cấp cách thức khác nhau được đưa
bởi những người quản lý và kỹ thuật viên có kinh nghiệm lâu năm trong việc khai thác và
bảo dưỡng tổng đài EWSD phục vụ cho công tác bảo dưỡng phòng ngừa định kỳ hệ
thống như :
- Duy trì các điều kiện để phần cứng, phần mềm của tổng đài EWSD hoạt động ổn định
và hiệu quả.
- Phân tích những vấn đề có thể xảy ra nhằm giảm chi phí đầu tư cũng như chi phí bảo
dưỡng trong khi đạt mức an toàn tối đa cho hệ thống.

1.2. Cấu trúc của các qui trình:
Cấu trúc của các qui trình trong đề tài được được chia thành các chương cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về các qui trình bảo dưỡng phòng ngừa và câu trúc
đề tài.
Chương 2: Đề cập đến qui trình bảo dưỡng phòng ngừa phần môi trường như
nhiệt độ, độ ẩm kiểm tra các điều kiện thông gió, điều kiện ánh sáng, vệ sinh công
nghiệp.
Chương 3: Giới thiệu các qui trình bảo dưỡng phòng ngừa liên quan đến hệ thống
tiếp đất và chống sét
Chương 4: Giới thiệu các qui trình bảo dưỡng phòng ngừa liên quan đến hệ thống
nguồn điện như nguồn điện AC đầu vào, nguồn điện DC đầu ra, kiểm tra máy nắn, ắc
qui
Chương 5: Các qui trình liên quan đến bảo dưỡng hệ thống trung tâm của tổng
đài EWSD bao gồm: qui trình kiểm tra lỗi CP113C, kiểm tra bộ đệm, kiểm tra trường
chuyển mạch, khối đồng hồ và khối báo hiệu số 7.
Chương 6.Các qui trình liên quan đến kiểm tra cơ sở dữ liệu tổng đài: kiểm tra âm
thông báo, kiểm tra hệ thống tệp trong tổng đài, sao lưu hệ thống
Chương 7: Các qui trình liên quan đến kiểm tra tải hệ thống: Kiểm tra số cuộc gọi
trong một giờ bận: BHCA, Tải của CP và vùng dữ liệu APS.
15

CHƯƠNG 2.
QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG PHẦN MÔI TRƯỜNG
2.1. Kiểm tra điều kiện môi trường:
Mục đích
- Kiểm tra đảm bảo điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) cho các khu
vực khác nhau của tổng đài EWSD.
Mô tả
- Qui trình này được thực hiện để kiểm tra điều kiện môi trường của hệ thống
EWSD như nhiệt độ, độ ẩm và thông gió.

Yêu cầu về thiết bị:
Để thực hiện được qui trình này, kỹ thuật viên tham gia cần chuẩn bị các thiết bị như sau:
- Nhiệt kế, ẩm kế, thiết bị đo lưu lượng gió.
- Máy hút bụi.
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng: ví dụ AMC-CA813.
2.2 Kiểm tra điều kiện khí hậu:
+Định nghĩa:
Kiểm tra điều kiện khí hậu nhằm đảm bảo điều kiện môi trường trong phòng thiết
bị đạt yêu cầu.
Đo điểm xa nhất: Kiểm tra nhiệt độ tại tủ tổng đài xa nhất so với vị trí lắp đặt điều hòa.
Đo điểm gần nhất: Kiểm tra nhiệt độ tủ tổng đài gần nhất so với vị trí lắp đặt điều hòa.
+Nhiệt độ không khí và độ ẩm:
Sử dụng nhiệt kế, ẩm kế / máy đo lưu lượng gió để đo nhiệt độ và độ ẩm
Lưu ý:
-Khi đo nhiệt độ không khí và độ ẩm lần lượt đặt nhiệt kế và ẩm kế tại điểm xa
nhất và điểm gần nhất
-Mỗi lần đo phải được thực hiện ít nhất 10 phút. Ghi lại các giá trị này tương ứng
vào bảng và tính giá trị trung bình.
Các kết quả sau khi kiểm tra cần được đưa ra theo các bảng theo từng trường hợp
như sau:



×