Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Skkn sử dụng phần mềm padlet nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.76 MB, 53 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………….….
1.1.Lý do chọn đề tài……………………………………………………
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………….
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………….
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………...
1.6. Tính mới và đóng góp mới của đề tài…………………………........
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………...….
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ỨNG
DỤNG PHẦN MỀM PADLET TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LỚP Ở TRƢỜNG THPT……………………………………………..…
1.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………..
1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………….
CHƢƠNG 2 . ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PADLET TRONG CÔNG
TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG THPT……………………..…...
2.1. Sơ lƣợc về phần mềm Padlet……………………………………….
2.2. Các bƣớc cơ bản sử dụng phần mềm Padlet……………………….
2.3. Ứng dụng phần mềm Padlet trong cơng tác chủ nhiệm lớp ở
trƣờng THPT……………………………………………………………
2.3.1. Vai trị của phần mềm Padlet trong công tác chủ nhiệm lớp ở
trƣờng THPT…………………………………………………………...
2.3.2. Một số giải pháp ứng dụng phần mềm Padlet trong công tác chủ
nhiệm lớp ở trƣờng THPT………………………………………………
CHƢƠNG 3. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI
CỦA ĐỀ TÀI ĐƢỢC ÁP DỤNG………………………………….…..
3.1. Mục đích khảo sát………………………………………………….
3.2. Phƣơng pháp khảo sát……………………………………………..
3.3. Đối tƣợng khảo sát…………………………………………………
3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.


CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC………………………….……..
4.1. Về mặt định tính……………………………………………………
4.2. Về mặt định lƣợng………………………………………………….
PHẦN III. KẾT LUẬN…………………………………………………
1. Kết luận………………………………………………………………
2. Kiến nghị……………………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………
PHẦN IV: PHỤ LỤC…………………………………………..……….

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
3
3
4
7
7
8
11
11
12
27
27
28

28
30
32
32
33
36
36
37
39
40


DANH MỤC VIẾT TẮT

CNTT : Công nghệ thông tin
THPT : Trung học phổ thông
GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
PPDH : Phƣơng pháp dạy học


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. 1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay - thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức - đã
tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con ngƣời và xã hội.
Việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và
những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có
lĩnh vực giáo dục.
Xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới là đang chú
trọng hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh thế kỉ XXI trong đó có kỹ năng
cơng nghệ (computer skills). Còn ở Việt Nam, những năm gần đây, chƣơng trình
giáo dục phổ thơng tổng thể về đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa đang chú
trọng tới hình thành và phát triển “5 phẩm chất và 10 năng lực” trong đó đáng lƣu
ý là: Kỹ năng Cơng nghệ; Kỹ năng Tin học. Quyết định 117/QĐ-TTg của Thủ
tƣớng chính phủ phê duyệt Đề án: “Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần
nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hƣớng đến
năm 2025” viết: “đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong tồn ngành giáo
dục”. Cơng văn số 5807/BGD&ĐT – CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GD&ĐT về
việc hƣớng dẫn triển khai mơ hình ứng dụng CNTT trong trƣờng phổ thông nêu
rõ: “nguồn nhân lực sử dụng CNTT là nhân tố có vai trị quyết định đến hiệu quả
và thành công trong công tác ứng dụng CNTT trong trƣờng học. Nguồn nhân lực
ứng dụng CNTT trong một nhà trƣờng gồm: cán bộ quản lý; giáo viên; nhân viên
và học sinh”, trong đó phải kể đến vai trị quan trọng của giáo viên chủ nhiệm góp
phần khơng nhỏ trong việc định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực của HS.
Việc áp dụng CNTT vào dạy học khơng cịn xa lạ với tất cả các giáo viên, ở
tất cả các môn học và trong công tác chủ nhiệm lớp. Chủ nhiệm là một cơng việc
mang tính chất đặc thù. Nó sẽ tẻ nhạt, nhàm chán, mang tính chất giáo điều, thủ tục
hành chính nếu giáo viên theo khn mẫu cũ. Nên việc sử dụng CNTT trong công
tác chủ nhiệm lớp là hết sức cần thiết.
Vì vậy, để việc vận dụng các ứng dụng CNTT có sẵn vào cơng tác chủ
nhiệm lớp có hiệu quả, dùng miễn phí, thao tác đơn giản, dễ sử dụng, chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Sử dụng phần mềm PADLET nhằm

nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua ứng dụng phần mềm Padlet giúp giáo viên dễ dàng thu thập các
thông tin từ phụ huynh và học sinh hơn, học sinh hiểu rõ nhau hơn, có thể kết nối
đƣợc học sinh với phụ huynh làm giảm khoảng cách thế hệ và tăng hiệu quả phối
hợp giáo dục giữa nhà trƣờng và gia đình. Đồng thời tạo động lực học tập, khơng
khí vui vẻ hơn trong lớp chủ nhiệm. Từ đó giúp tăng hiệu quả công tác chủ nhiệm
lớp.
1


1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Tìm hiểu phần mềm Padlet.
- Các giải pháp về ứng dụng phần mềm Padlet trong công tác chủ nhiệm lớp
ở trƣờng THPT
- Khảo sát và đánh giá thực trạng vận dụng phần mềm Padlet của giáo viên
chủ nhiệm trƣờng trung học phổ thông Diễn Châu 5, tỉnh Nghệ An.
- Thực nghiệm và đánh giá kết quả.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Phần mềm Padlet.
- Các lớp ở cấp THPT.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn nội dụng: ứng dụng phần mềm Padlet trong công tác chủ nhiệm
lớp ở trƣờng THPT. Vận dụng phần mềm Padlet cho giáo viên chủ nhiệm qua
công tác chủ nhiệm lớp trong đề tài nghiên cứu bao gồm: vận dụng vào việc kết nối
giữa học sinh – phụ huynh; ứng dụng Padlet trong công tác quản lý và giáo dục
học sinh; ứng dụng Padlet trong đổi mới sinh hoạt lớp.
- Địa bàn nghiên cứu: Học sinh trƣờng THPT Diễn Châu 5, tỉnh Nghệ An.

- Thời gian nghiên cứu: Trong năm học: 2022 – 2023 .

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết, lí luận.
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về công tác chủ nhiệm
và phần mềm Padlet cho công tác chủ nhiệm học sinh THPT để xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài.
- Nghiên cứu thực tiễn :
+ Phƣơng pháp điều tra thực trạng
+ Phƣơng pháp phân tích, so sánh.

+ Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
+ Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lí tốn học.
- Tham khảo, trị chuyện, trao đổi, tiếp thu ý kiến của giáo viên và học sinh,
học hỏi kinh nghiệm những ngƣời đi trƣớc.
1.6. Tính mới và đóng góp mới của đề tài
- Chƣa có một tác giả nào đề cập và cụ thể hoá chi tiết về ứng dụng phần
mềm Padlet trong công tác chủ nhiệm.
2


- Góp phần tích cực trong việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng lớp chủ
nhiệm ở trƣờng THPT.
- Khẳng định đƣợc vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc vận dụng phần
mềm trong công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT.
- Đề xuất và xây dựng đƣợc một số giải pháp về ứng dụng phần mềm
Padlet trong công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM

PADLET TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG THPT

1.1. Cơ sở lí luận
Nhƣ chúng ta đã biết, công tác chủ nhiệm là công việc vô cùng quan trọng
và cần thiết trong hoạt động giáo dục ở trƣờng học. Do vậy đây là một vấn đề
đƣợc các nhà quản lí giáo dục cũng nhƣ giáo viên luôn quan tâm nghiên cứu đƣa
ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục nói chung và cơng
tác chủ nhiệm nói riêng. Và đã có rất nhiều luận văn, sáng kiến về đề tài này ở tất
cả các cấp bậc.
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số
29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng
XHCN và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đƣợc ban hành từ yêu cầu thúc bách phải
thay đổi để nền giáo dục nƣớc ta không bị tụt hậu so với sự chuyển động ngày
càng mạnh mẽ của thế giới. Xu thế hội nhập đang đặt ra cho ngành giáo dục nƣớc
ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là đào tạo một lớp ngƣời có đủ phẩm chất và
năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng, tham gia phát triển kinh tế, văn hoá
xã hội một cách bền vững. Mục tiêu giáo dục có sự chuyển đổi: Từ chủ yếu trang
bị kiến thức và kỹ năng sang hình thành năng lực, phẩm chất nhân cách của ngƣời
học. Từ sự thay đổi mục tiêu giáo dục thì dẫn đến phƣơng pháp giáo dục cũng phải
thay đổi theo. Đó là phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của ngƣời
học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng địi hỏi sự dày
cơng của ngƣời giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển. Rèn
luyện, phát triển kĩ năng cho học sinh chính là một nội dung quan trọng trong định
hƣớng đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện ở nƣớc ta hiện nay, cũng đồng thời phù
hợp với xu hƣớng quốc tế trong cải cách phƣơng pháp dạy học ở nhà trƣờng phổ
thơng. Theo đó, học sinh khơng chỉ cần trau dồi về mặt tri thức mà còn phải rèn luyện,
phát triển hệ thống kĩ năng để trở thành thế hệ cơng dân tích cực, chủ động, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm, thích ứng nhanh chóng và kịp thời với bƣớc đi


3


của thời đại, phù hợp với bối cảnh xã hội rộng lớn và phức tạp. Phát triển năng lực
cho học sinh còn nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển nhân cách con ngƣời toàn
diện trong thế kỉ XXI.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Vai trị phần mềm CNTT trong cơng tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT

Sự ra đời của công nghệ thơng tin là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ về công
nghệ và tổ chức thông tin, đem đến nhiều ảnh hƣởng tích cực cho sự phát triển của
giáo dục nói chung và cơng tác chủ nhiệm nói riêng. Công nghệ thông tin và đặc biệt
là các phần mềm ứng dụng đã giúp cho giáo viên và học sinh rất nhiều, rất nhanh
chóng và hiệu quả góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. Bên cạnh đó, cơng nghệ
thơng tin tạo điều kiện giáo viên chủ nhiệm tổ chức, quản lí và điều hành lớp chủ
nhiệm một cách linh động và thuận tiện. GVCN, học sinh và phụ huynh tƣơng tác,
chia sẻ, trao đổi ở mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có phƣơng tiện kết nối và internet. Đồng
thời, công nghệ thông tin hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm thúc đẩy một nền giáo dục
mở, giúp con ngƣời tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi
không gian, tiết kiệm tối ƣu về thời gian. Từ đó, giúp con ngƣời trao đổi, chia sẻ, kết
nối với nhau một cách hiệu quả. Công nghệ thông tin còn giúp cho giáo viên tổ chức
các hoạt động trong công tác chủ nhiệm hết sức sinh động, hấp dẫn thu hút và phát
huy đƣợc tính sáng tạo của học sinh. Từ đó, các em tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ
chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn.

1.2.2. Thực trạng ứng dụng phần mềm CNTT nói chung và phần mềm
Padlet nói riêng trong cơng tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT Diễn Châu 5
Để tìm hiểu về việc sử dụng phần mềm CNTT trong đó có phần mềm Padlet
trong cơng tác chủ nhiệm ở trƣờng THPT hiện nay, chúng tôi đã thực hiện cuộc

khảo sát lấy ý kiến của GV và HS trƣờng THPT Diễn Châu 5.
* Mục đích khảo sát
- Khảo sát giáo viên:
+ Khảo sát thực trạng sử dụng phần mềm CNTT nói chung và phần mềm
Padlet nói riêng trong cơng tác chủ nhiệm ở trƣờng THPT: mức độ sử dụng, những
khó khăn gặp phải.
+ Tìm hiểu về phƣơng pháp sử dụng phần mềm CNTT nói chung và phần
mềm Padlet nói riêng trong cơng tác chủ nhiệm ở trƣờng THPT nhằm phát huy
tính chủ động, tích cực, hứng thú cho học sinh.
- Khảo sát học sinh:
+ Tìm hiểu mức độ sử dụng phần mềm CNTT trong đó có phần mềm Padlet.
+ Tìm hiểu thái độ và hiểu biết của học sinh đối với phần mềm CNTT trong
đó có phần mềm Padlet.
+ Tìm hiểu hiệu quả việc sử dụng phần mềm CNTT trong đó có phần mềm Padlet
4


* Đối tƣợng khảo sát
- Giáo viên chủ nhiệm tại trƣờng THPT Diễn Châu 5.
- Học sinh lớp 10, 11 trƣờng THPT Diễn Châu 5.
* Phƣơng pháp khảo sát
Tiến hành gửi link khảo sát đến 24 giáo viên
( và gửi link khảo sát đến học sinh 12
lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A7, 11A8, 11A9, 10A1, 10A2, 10A3, 10A7, 10A8,
10A9 ( />* Kết quả khảo sát
- Về phía GVCN đƣợc khảo sát, thu đƣợc số liệu nhƣ sau:

5



Qua kết quả khảo sát trên bản thân GV đã thấy đƣợc tầm quan trọng của
ứng dụng phần mềm CNTT trong công tác làm GVCN lớp, đa số GV đều thấy
đƣợc sự cần thiết của việc ứng dụng phần mềm CNTT trong công tác làm GVCN
lớp (79,2%), bên cạnh việc nhận thức đƣợc vai trị đó thì một số GV còn thỉnh
thoảng hoặc chƣa ứng dụng phần mềm CNTT vào cơng tác chủ nhiệm lớp
(45,8%). Điều đó cho thấy: hiện nay công tác chủ nhiệm đã đƣợc chú ý nhiều, nhất
là việc ứng dụng phần mềm tin học. Tuy nhiên, khi ứng dụng phần mềm CNTT thì
một số GVCN cịn ngại vì trình độ tin học cịn hạn chế, ngại tiếp xúc với các
phƣơng tiện hiện đại, cịn có phần ngại đổi mới nên việc ứng dụng phần mềm
CNTT trong giảng dạy, trong cơng tác chủ nhiệm,…mang tính chất hời hợt, làm
cho có, chƣa mang lại hiệu quả. Một số giáo viên chủ nhiệm còn lƣời học hỏi,
ngại tiếp cận và tìm hiểu những phần mềm, những cơng nghệ mới để áp dụng vào
công việc. Đặc biệt, phần lớn giáo viên chƣa biết hoặc biết mà chƣa sử dụng phần
mềm Padlet vào công tác chủ nhiệm lớp (66,7%). Một số GVCN chƣa thấy hết
đƣợc vị trí, chức năng và tầm quan trọng của mình trong quá trình triển khai ứng
dụng phần mềm CNTT vào công tác chủ nhiệm lớp.
Nhƣ vậy, qua phân tích kết quả khảo sát có thể thấy, mặc dù phần mềm
CNTT chƣa đƣợc giáo viên sử dụng một cách thƣờng xuyên nhƣng phần lớn các
giáo viên đã quan tâm và nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng của phần mềm CNTT,
đồng thời cũng thấy đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của phần mềm CNTT trong
công tác chủ nhiệm.
- Về phía HS đƣợc khảo sát, thu đƣợc số liệu nhƣ sau:

6


Từ bảng thống kê cho thấy mức độ GVCN ứng dụng phần mềm CNTT trong
công tác chủ nhiệm khá thƣờng xuyên (75,2%), số lƣợng giáo viên thỉnh thoảng
và chƣa sử dụng tƣơng đối ít. Khi khảo sát về cảm nhận của HS khi GVCN triển
khai bằng phƣơng pháp truyền thống, đa số học sinh thấy nhàm chán và rất nhàm

chán (74,2%). Vì vậy, mong muốn của HS đƣợc GVCN áp dụng các phần mềm
CNTT vào hoạt động chủ nhiệm rất cao (92,1%) nhƣng khi khảo sát việc sử dụng
phần mềm Padlet vào công tác chủ nhiệm lớp, học sinh cho biết đa số GVCN chƣa
áp dụng phần mềm Padlet vào công tác chủ nhiệm (76,6%).
Thực tế trên cho thấy, GVCN cần phải đổi mới phƣơng pháp trong
công tác chủ nhiệm, thay đổi cách thức hoạt động, áp dụng phần mềm CNTT nhằm
quản lý, giáo dục để phát triển năng lực, phẩm chất toàn diện cho học sinh lớp chủ
nhiệm.
CHƢƠNG 2. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PADLET TRONG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG THPT
2.1. Sơ lƣợc về phần mềm Padlet
- Giới thiệu sơ lƣợc về phần mềm Padlet: thời gian ra đời, các chức năng cơ
bản, tính ƣu việt và nổi bật với các ứng dụng sẵn có trên nền tảng Padlet.
7


- Padlet là một website trực tuyến mà giáo viên và học sinh có thể sử dụng
để tƣơng tác, kết nối, chia sẻ bài tập,… Cách thức hoạt động của Padlet rất đơn
giản và dễ dàng: ngƣời dùng tạo padlet và thêm bài đăng vào chúng; những ngƣời
khác tƣơng tác với các bài đăng đƣợc chia sẻ cơng khai (ví dụ: thơng qua nhận
xét) hoặc đóng góp bằng cách thêm nhiều bài hơn. Bài đăng có thể chứa nhiều loại
nội dung kỹ thuật số khác nhau nhƣ văn bản, video, bản ghi âm, video truyền hình,
liên kết web, đồ thị, hình ảnh, GIF và nhiều nội dung khác.
- Padlet đƣợc ra đời 2012, đến nay đã đƣợc sử dụng ở hơn 200 quốc gia trên
thế giới.. Chính vì vậy Padlet đã nhận đƣợc rất nhiều giải thƣởng: sáng tạo giáo
dục năm 2012, 2013; Đơn vị giáo dục khởi nghiệp tốt nhất năm 2017; Sáng tạo
thiết kế 2019.... Ở Việt Nam, phần mềm Padlet mới đƣợc biết trong những năm
gần đây, chủ yếu qua bài viết giới thiệu trên các bài báo, tạp chí khoa học giáo dục,
trang tin, các video… của các trƣờng hoặc các cơ sở đào tạo hoặc cá nhân gửi trên
internet, youtube nhƣ: Ứng dụng Padlet trong quản lý lớp học, Padlet công cụ

tuyệt vời cho giáo viên thế kỷ 21.
- Chức năng của Padlet: Padlet hoạt động giống nhƣ một trang giấy nơi mà
mọi ngƣời có thể trình bày bất kì nội dung gì (VD: hình ảnh, video, tài liệu, văn
bản, link trang web) bất kì vị trí nào trên đó, cùng với bất kì ai cũng nhƣ từ bất kì
thiết bị nào. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng.
- Ƣu điểm của Padlet: Padlet đƣợc sử dụng rộng rãi vào nhiều mục đích
khác nhau nhƣ:
1. Tạo blog cá nhân.
2. Một danh sách việc cần làm đƣợc cá nhân hóa.
3. Tạo timeline cho dự án.
4. Thiết kế bảng tin hoặc phản hồi.
5. Bản đồ và hành trình du lịch.
6. Giúp học sinh ứng dụng đƣợc cơng cụ học tập trực tuyến một cách hiệu quả
7. Mỗi học sinh có thể viết và nêu ý kiến cá nhân của mình trong q trình
thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
8. Cùng một lúc, các ý kiến làm cùng một chỗ, nhóm này thấy ý kiến các
nhóm khác
9. Học sinh có thể trình bày và trang trí tƣờng của mình sao thật đẹp và bắt mắt
10. Hồn tồn miễn phí khi sử dụng.
- Nhƣợc điểm của Padlet:
+ Vì đây là cơng cụ học tập trực tuyến nên muốn áp dụng yêu cầu bắt
buộc là phải có thiết bị kết nối mạng internet.
+ Khó có thể kiểm sốt đƣợc thơng tin.
8


2.2. Các bƣớc cơ bản sử dụng phần mềm
Padlet a. Cách tạo tài khoản Padlet
Bƣớc 1: Truy cập Truy cập vào trang , tại góc dƣới bên trái sẽ
có phần chọn ngôn ngữ, bạn hãy chọn vào tiếng Việt cho dễ dùng nhé > Nhấn

Đăng ký miễn phí.

Bƣớc 2: Để đăng ký tài khoản Padlet thì bạn có thể chọn 1 trong 3 tùy chọn sau:
Google, Microsoft, Apple. Thông thƣờng thì bạn nên chọn Google hoặc
Microsoft nhé.

Bƣớc 3: Sau đó bạn sẽ đƣợc chuyển tới giao diện chọn gói tài khoản, với 2 gói tài
khoản nhƣ sau:
9


Gói tài

Quyền lợi

Mức giá

khoản
Khơng giới hạn số lần tạo

Pro

Padlet
250MB cho mỗi lần đăng tải
Padlet.

59.000đ /tháng
564.000đ /năm

- 3 lần tạo Padlet

Bacis

- 25MB cho mỗi lần đăng tải

Miễn phí

Bạn hãy trải nghiệm Padlet với gói Bacis miễn phí trƣớc để xem có phù hợp
với mình khơng nhé > nhấn Let’s go để tiếp tục.
Bƣớc 4: Các bƣớc đăng ký của bạn đã hoàn thành!
b. Hƣớng dẫn sử dụng Padlet cho giáo viên
Giáo viên có thể chọn một trong số các bố cục bảng nhƣ tƣờng (Wall),
Canvas, Shelf, Stream, Grid, Map (bản đồ) hoặc Timeline (dòng thời gian) để tạo 1
bảng Padlet phù hợp với nhu cầu của mình.

Có thể tùy chỉnh tất cả các chức năng trƣớc khi bạn đăng bài, thay đổi các
tính năng nhƣ nền hoặc cho phép học sinh bình luận hoặc thích bài đăng của nhau.
Để đăng bài, nhấp đúp chuột vào bất kỳ đâu trên bảng. Sau đó có thể kéo tệp, dán
tệp. Bạn có thể đăng bảng và gửi liên kết cho học sinh để thêm tài nguyên hoặc học
sinh tự tạo nhận xét của riêng mình vào bảng. Giáo viên cũng có thể chọn hiển thị
tên của học sinh tham gia các hoạt động trong Padlet nhƣng tắt tính năng này sẽ
giúp thúc đẩy tƣơng tác nhiều hơn từ phía học sinh.
10


c. Hƣớng dẫn sử dụng Padlet cho học sinh
Học sinh chỉ cần nhấp vào liên kết hoặc quét mã QR mà giáo viên gửi cho
để truy cập bảng Padlet. Sau đó, học sinh nhấp vào biểu tƣợng "+" ở góc dƣới
cùng bên phải để thêm các phần nội dung của riêng mình vào bảng. Chức năng của
Padlet rất đơn giản và học sinh hồn tồn có thể dễ dàng nhập, tải lên phƣơng tiện,
tìm kiếm hình ảnh trên Google hoặc thêm liên kết vào bài đăng của họ.


2.3. Ứng dụng phần mềm Padlet trong công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT

2.3.1. Vai trị của phần mềm Padlet trong cơng tác chủ nhiệm lớp ở
trƣờng THPT
- CNTT tạo điều kiện giáo viên chủ nhiệm tổ chức, quản lí và điều hành lớp
chủ nhiệm một cách linh động và thuận tiện. GVCN, học sinh và phụ huynh tƣơng
tác, chia sẻ, trao đổi ở mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có phƣơng tiện kết nối và internet.
Đồng thời, công nghệ thông tin hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm thúc đẩy một nền
giáo dục mở, giúp con ngƣời tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu
hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ƣu về thời gian. Từ đó, giúp con ngƣời trao đổi,
chia sẻ, kết nối với nhau một cách hiệu quả. Cơng nghệ thơng tin cịn giúp cho giáo
viên tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm hết sức sinh động, hấp dẫn
thu hút và phát huy đƣợc tính sáng tạo của học sinh. Từ đó, các em tiếp cận và giải
quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn.
- Là một phƣơng tiện dạy học quan trọng, giúp GVCN tạo các hoạt động bổ
ích, tạo liên kết đƣợc giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh với nhau.
- Có thể hiển thị dƣới dạng văn bản, ảnh, video…với các hoạt động đơn
giản kích thích sự hứng thú mạnh mẽ trong hoạt động học tập, tập thể.
- Đổi mới các hoạt động trong công tác chủ nhiệm.
11


2.3.2. Một số giải pháp ứng dụng phần mềm Padlet trong công tác chủ
nhiệm lớp ở trƣờng THPT
2.3.2.1. Ứng dụng Padlet trong họp phụ huynh
Họp phụ huynh là hoạt động thƣờng niên giữa giáo viên chủ nhiệm với các
bậc phụ huynh học sinh để trao đổi, chia sẻ về tình hình học tập, nề nếp của con em
mình. Họp phụ huynh – cuộc họp khô khan, đầy áp lực với giáo viên, phụ huynh,
ngay cả với các em học sinh. Tình trạng chung của nhiều cuộc họp phụ huynh vẫn chủ

yếu chỉ diễn ra một chiều, tức là chỉ có giáo viên truyền đạt còn phụ huynh chỉ biết
ngồi nghe. Những nhận xét chung chung kiểu nhƣ: “Đa phần các em ngoan nhƣng
một số còn hiếu động và nghịch ngợm”, “một số em hay nói chuyện trong lớp”, “ Một
số em đi học trễ…”, “học sinh A cịn yếu, mơn Tốn chỉ 5,0”… Đi họp nhƣ đi điểm
danh, khơng ít phụ huynh vẫn nói vậy. Để tránh tình trạng tẻ nhạt và hình thức chúng
tơi đã ứng dụng Padlet trong cuộc họp phụ huynh nhằm:
- Kết nối giữa học sinh – phụ huynh: Để giúp phụ huynh học sinh thấu hiểu
tâm tƣ nguyện vọng của các con, chúng tôi đã tạo đƣờng dẫn Padlet “Lời muốn nói”
để gửi tới cha mẹ. Nhờ đó, các em đã mạnh dạn chia sẻ những lời yêu thƣơng, những
mong muốn, tâm tƣ… rất khó nói trực tiếp với phụ huynh. Cách làm này, sẽ giúp phụ
huynh có thể lắng nghe trọn vẹn những tâm tƣ, tình cảm của con mình. Qua những
“Lời muốn nói”, phụ huynh sẽ nhận ra mình cần phải thay đổi, gần gũi để hiểu con
hơn, thấu hiểu những cảm xúc, tâm trạng, mong muốn của con, là chỗ dựa tinh thần
để tiếp thêm động lực cho con vƣợt qua mọi khó khăn. Chính nhờ vào sự thay đổi này
nhiều phụ huynh đã rơi nƣớc mắt vì lần đầu tiên mới đƣợc lắng nghe những sẻ chia,
những tâm tƣ sâu kín, từ đó thấu hiểu mong muốn và cảm xúc của của con em mình
để có những thay đổi trong cách ứng xử cho phù hợp.

Link Padlet “Lời muốn nói” của học sinh với phụ huynh.
( />
12


Một số hình ảnh nội dung trong link Padlet “ Lời muốn nói”

13


Một số hình ảnh họp phụ huynh có ứng dụng Padlet “ Lời muốn nói”
+ Để gắn kết, tăng sự thấu hiểu giữa HS - phụ huynh và tạo không khí thoải mái,

vui vẻ trong buổi họp phụ huynh . GVCN đã chuẩn bị Trò chơi “Nhận diện con”
trong đầu buổi họp phụ huynh ( Link Padlet “ Nhận diện con ”
/>
14


Một số hình ảnh nội dung trong link Padlet “ Nhận diện con”

15


Một số hình ảnh họp phụ huynh có ứng dụng Padlet “ Nhận diện con”
- Kết nối giữa phụ huynh - học sinh : Giáo viên chủ nhiệm cũng tạo sẵn một
bảng padlet về “ Lời yêu thƣơng” của phụ huynh gửi đến học sinh, cuối buổi họp
phụ huynh giáo viên gửi đƣờng link vào nhóm phụ huynh để phụ huynh đƣợc bày
tỏ những lời yêu thƣơng với con mình. Trong các tiết sinh hoạt lớp, giáo viên sẽ
thay mặt phụ huynh gửi đến con họ những lời yêu thƣơng này. Khi đọc những
dòng tâm sự, chắc hẳn mỗi học sinh sẽ nhận ra đâu là những lời yêu thƣơng của
cha mẹ mình đã gửi đến trong bảng này và cảm nhận đƣợc sự ấm áp trong tình
yêu thƣơng ấy ( Link Padlet “ Lời yêu thƣơng ” />
16


Một số hình ảnh nội dung trong link Padlet “ Lời yêu thương”

Một số hình ảnh sinh hoạt lớp theo chủ đề “ Lời yêu thương”
17


Nhờ sự kết nối này phụ huynh đã xác định đƣợc trách nhiệm của mình trong

việc giáo dục học sinh thì trách nhiệm của giáo viên cũng đã đƣợc san sẻ, tạo nên
sự cộng hƣởng để mục tiêu giáo dục đạt đƣợc ở mức độ tốt nhất.
2.3.2.2. Ứng dụng Padlet trong công tác quản lý và giáo dục học sinh.
HS là đối tƣợng giáo dục của GVCN, có hiểu đƣợc đối tƣợng thì mới
có thể hồn thành tốt nhiệm vụ giáo dục. Việc tìm hiểu HS là yếu tố đầu tiên cần
làm của GVCN sau khi nhận lớp. Bởi khi tìm hiểu HS về mọi mặt, GVCN sẽ có
những thơng tin cần thiết làm cơ sở thực tiễn để phân loại HS, đề ra kế hoạch giáo
dục trong quá trình xây dựng lớp học. GVCN không thể xây dựng lớp học khi
khơng nắm bắt đƣợc HS của mình ở cả thế mạnh và điểm yếu của các em.
Cơng việc tìm hiểu thông tin HS lớp chủ nhiệm đƣợc chúng tôi thực hiện
ngay trong buổi tựu trƣờng của lớp và diễn ra suốt quá trình giáo dục HS. Trƣớc
đây việc tìm hiểu thông tin HS bằng cách phát phiếu để các em điền thơng tin. Để
tiện lợi trong việc tìm hiểu thông tin học sinh GVCN tạo bảng Padlet gồm các nội
dung cần tìm hiểu về học sinh: có thể là các thơng tin tƣơng tự sơ yếu lí lịch học
sinh, bản kiểm điểm cá nhân …rồi gửi đƣờng link vào nhóm lớp và u cầu các
học sinh phải hồn thành trong khoảng giới hạn thời gian nào đó.
Ví dụ nhƣ cuối học kỳ I, GV yêu cầu HS thay vì viết bản tự kiểm điểm bằng
giấy sẽ viết bản tự kiểm điểm qua link bằng Padlet. Sau khi HS hoàn thiện bản
kiểm điểm, GV sẽ tổ chức bình xét hạnh kiểm HS vào tiết sinh hoạt. Khi đƣợc xem
bản tự kiểm điểm của từng HS, HS từ đó phát huy những điểm mạnh, ƣu điểm và
khắc phục những hạn chế, nhƣợc điểm của nhau để hoàn thiện bản thân hơn. (Link
Padlet “ Bản tự kiểm điểm cá nhân” />
18



×