Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá khả năng tích lũy carbon của một số loại hình sử dụng đất tại núi luốt, trường đại học lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này tơi đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ của rất nhiều các cá nhân và tập thể.
Trƣớc hết, tơi xin bầy tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Xuân Dũng
là ngƣời trực tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn khoa học trong quá trình nghiên cứu
đề tài. Tơi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cùng
các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và sự động viên quan tâm của gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Lâm Nghiệp,
Ban quản lý khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học núi Luốt, Trung tâm thí
nghiệm thực hành, các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý tài nguyên rừng và
môi trƣờng là các cá nhân, đơn vị đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q
trình thu thập số liệu, đặc biệt là bạn bè đã cùng tơi trực tiếp điều tra ngoại
nghiệp để tơi có thể hồn thành bài báo cáo này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày.... tháng....năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Bảo Ngân


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
AGB

Above – ground biomass: Sinh khối trên mặt đất

BGB

Below – ground biomass: Sinh khối dƣới mặt đất

BĐKH



Biến đổi khí hậu

CDM

Clean Development Mechanism: Cơ chế phát triển sạch

CER

Certified Emission Reduction – Giảm phát thải đƣợc chứng

nhận
COP

Conference of the Parties (to the UNFCCC) – Hội nghị các Bên
tham gia (Đối với Công ƣớc khung của Liên hợp quốc vế biến
đổi khí hậu)

D1.3

Đƣờng kính ngang ngực

DMĐ

Dƣới mặt đất

DW

Dead wood: Gỗ chết


GIS

Geographic Information System: Hệ thống thông tin địa lý

IPPC

Intergovernmental Panel on Climate Change: Hội đồng liên
chínhphủ về biến đổi khí hậu

KNK

Khí nhà kính

KP

Nghị định thƣ Kyoto

PES

Payments for Environmental Services: Chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng

REDD

Reducing Emissions from Deforestation and Degradation: Giảm
phát thải khí nhà kính từ suy thoái rừng và mất rừng.

TMĐ

Trên mặt đất


UNFCC

The United Nations Framework Convention on Climate Change:
Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu

VR – LR

Vật rơi – lá rụng

WB

World bank – Ngân hàng thế giới


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 4
1.1.Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 4
1.1.1.Nghiên cứu về khả năng tích lũy carbon của các hệ sinh thái ................. 4
1.1.2.Sự hình thành thị trƣờng CO2 .................................................................. 7
1.2.Các nghiên cứu về khả năng tích lũy carbon strong sinh khối rừng tại Việt
Nam ................................................................................................................... 9
1.3.Nhận xét chung ......................................................................................... 11

Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 13
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 13
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 13
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 14
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài .................................................. 14
2.4.2. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 14
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu xác định các loại hình sử dụng đất chính tại
khu vực núi Luốt, trƣờng Đại học Lâm Nghiệp.............................................. 15


2.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ tiêu cấu trúc của các loại hình sử dụng
đất khu vực núi Luốt ....................................................................................... 15
2.4.5. Phƣơng pháp nghiên cứu sinh khối của cây và khả năng tích lũy carbon
của quần thể rừng trong các loại hình sử dụng đất tại núi Luốt...................... 17
2.4.6. Phƣơng pháp định giá chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ........................ 19
2.4.7. Phƣơng pháp xây dựng bản đồ thể hiệnphân cấp khả năng tích lũy
carbon của các loại hình sử dụng đất tại núi Luốt .......................................... 19
Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN KHU VỰC NGHIÊN CỨU........... 21
3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 21
3.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 21
3.1.2. Địa hình địa mạo .................................................................................. 21
3.1.3. Thổ nhƣỡng ........................................................................................... 22
3.1.4. Khí hậu – thủy văn.............................................................................. 23
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 24
3.3. Tài nguyên rừng và hoạt động sử dụng đất ........................................... 24

3.3.1. Các loại đất ở núi Luốt .......................................................................... 24
3.3.2. Tài nguyên rừng .................................................................................... 25
3.3.3. Hoạt động sử dụng tài nguyên ............................................................ 25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27
4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại núi Luốt ......................................................... 27
4.2. Giá trị hấp thụ CO2 của một số trạng thái rừng ........................................ 29
4.2.1. Rừng trồng Bạch đàn ............................................................................ 31
4.2.2. Rừng trồng Keo lá tràm......................................................................... 33
4.2.3. Rừng trồng Keo lai ................................................................................ 35
4.2.4. Rừng trồng Thông ................................................................................. 37
4.2.5. Rừng trồng Re ....................................................................................... 39
4.2.6. Rừng trồng hỗn loài Bạch đàn và Keo lá tràm...................................... 41
4.2.7. Rừng trồng hỗn loài .............................................................................. 43


4.3. Bản đồ thể hiện khả năng tích lũy Cacbon của rừng thực nghiệm núi Luốt
......................................................................................................................... 51
4.3.1. Bản đồ thể hiện tổng sinh khối của các trạng thái rừng núi Luốt ......... 52
4.3.2. Bản đồ phân cấp khả năng tích lũy carbon của rừng thực nghiệm núi
Luốt ................................................................................................................. 53
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao sinh khối và chất lƣợng rừng tại núi
Luốt ................................................................................................................. 54
Chƣơng 5 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ....................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lƣợng Carbon tích lũy trong các kiểu rừng ..................................... 6
Bảng 1.2: Lƣợng carbon tích lũy trong các loại rừng ngập mặn .................... 11
Bảng 2.1: Phƣơng trình tính tốn sinh khối của các loại cây ......................... 17

Bảng 2.2: Tƣơng quan sinh khối trên và dƣới mặt đất tầng cây cao .............. 18
Bảng 2.3: Tƣơng quan sinh khối tƣơi và khô của cây bụi, thảm tƣơi............. 18
Bảng 2.4: Tỷ lệ hàm lƣợng carbon trong thực vật .......................................... 19
Bảng 4.1: Diện tích các trạng thái sử dụng đất tại núi Luốt .......................... 28
Bảng 4.2: Sinh khối khơ bình quân của rừng trồng Bạch đàn (tấn/ha)........... 31
Bảng 4.3: Trữ lƣợng carbon bình quân trong sinh khối rừng trồng................ 32
Bảng 4.4: Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng Bạch đàn ................................ 32
Bảng 4.5. Sinh khối khơ trung bình của rừng trồng Keo lá tràm (tấn/ha) ...... 33
Bảng 4.6:Trữ lƣợng carbon bình quân trong sinh khối rừng Keo lá tràm ...... 34
Bảng 4.7: Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo lá tràm ............................ 35
Bảng 4.8: Sinh khối khô trung bình của rừng trồng Keo lai (tấn/ha) ............. 35
Bảng 4.9: Trữ lƣợng carbon bình quân trong sinh khối rừng trồng................ 36
Bảng 4.10: Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo lai .................................. 37
Bảng 4.11: Sinh khối khô trung bình của rừng trồng Thơng (tấn/ha) ............ 37
Bảng 4.12: Trữ lƣợng carbon bình quân trong sinh khối................................ 38
Bảng 4.13: Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng Thông ................................... 39
Bảng 4.14: Sinh khối khơ trung bình của rừng trồng Re (tấn/ha) .................. 40
Bảng 4.15: Trữ lƣợng carbon bình quân trong sinh khối................................ 40
Bảng 4.16: Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng Re ......................................... 41
Bảng 4.17: Sinh khối khô trung bình của rừng trồng Bạch đàn và Keo lá tràm
(tấn/ha) ............................................................................................................ 42
Bảng 4.18: Trữ lƣợng carbon bình quân trong sinh khối rừng trồng Bạch đàn
và Keo lá tràm (tấn /ha) ................................................................................... 43
Bảng 4.19: Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng Bạch đà và Keo lá tràm........ 43
Bảng 4.20: Sinh khối khơ trung bình của rừng trồng Hỗn lồi (tấn/ha) ......... 44
Bảng 4.21: Trữ lƣợng carbon bình quân trong sinh khối rừng trồng Hỗn
loài(tấn /ha) ..................................................................................................... 45
Bảng 4.22: Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng Hỗn loài ............................... 46



DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 1: Tỷ lệ diện tích các loại hình sử dụng đất chính tại núi Luốt ......... 29
Biểu đồ 2: Tổng hợp sinh khối và khả năng tích lũy Carbon của các trạng thái
rừng núi Luốt ................................................................................................... 46
Biểu đồ 3: Tổng hợp giá trị tích lũy Carbon của các trạng thái rừng núi Luốt
......................................................................................................................... 47
Biểu đồ 4: Tỷ lệ tích lũy carbon trong sinh khối rừng .................................... 48
Biểu đồ5: So sánh kết quả với các nghiên cứu trƣớc đó ................................. 49
Biểu đồ 6: Lƣợng carbon lƣu trữ trong các kiểu rừng .................................... 51


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Lƣợng carbon lƣu giữ trong thực vật và dƣới mặt đất...................... 6
Hình 1.2: Thƣơng mại carbon trong lâm nghiệp............................................... 9
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí OTC ............................................................................. 16
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí ODB ............................................................................ 16
Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện các hợp phần sinh khối của lâm phần ..................... 17
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất núi Luốt năm 2016......................... 28
Hình 4.2: Đặc điểm các loại hình sử dụng đất chính tại núi Luốt .................. 30
Hình 4.3: Mơ hình sinh khối rừng trồng Bạch đàn ......................................... 31
Hình 4.4: Mơ hình sinh khối rừng trồng Keo lá tràm ..................................... 34
Hình 4.5: Mơ hình sinh khối rừng trồng Keo lai ............................................ 36
Hình 4.6: Mơ hình sinh khối rừng trồng Thơng.............................................. 38
Hình 4.7: Mơ hình sinh khối rừng trồng Re .................................................... 40
Hình 4.8: Mơ hình sinh khối rừng trồng Bạch đàn và Keo lá tràm ................ 42
Hình 4.9: Mơ hình sinh khối rừng trồng hỗn lồi ........................................... 44
Hình 4.10: Bản đồ thể hiện tổng sinh khối của các trạng thái rừng núi Luốt 52
Hình 4.11: Bản đồ phân cấp khả năng tích lũy carbon của khu rừng thực
nghiệm núi Luốt năm 2016 ............................................................................. 53



ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, hiệu ứng nhà kính và hệ quả của nó là sự ấm dần lên của
trái đất đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc
gia trên thế giới, bởi nguy cơ và hàng loạt các tác động tiêu cực của nó đói
với cuộc sống xã hội lồi ngƣời trong một tƣơng lai không xa nếu ngay từ bây
giờ chúng ta khơng có những nhận thức đúng và hành động kịp thời để hạn
chế, thích ứng với thực trạng nói trên. Các nhà khoa học đã dự báo rằng đến
năm 2100, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên từ 1,8 – 4°C nữa và mực nƣớc biển có
thể sẽ dâng cao 0,75 - 1,5m do hiệu ứng nhà kính. Có nhiều nguyên nhân gây
hiệu ứng nhà kính nhƣ: từ bụi, hơi nƣớc, khí thải cơng nghiệp (trong đó chủ
yếu là một số chất đƣợc xếp theo thứ tự: CO2, CFC, CH4 …) của các nhà
máy, các thiết bị, phƣơng tiện có sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch có gốc
carbon, hoạt động của núi lửa, các vụ nổ hạt nhân...gây ô nhiễm mơi trƣờng.
Suy thối rừng và mất rừng cũng là một tác nhân quan trọng - đây là một
nguồn phát thải khí nhà kính đáng kể góp phần làm biến đổi khí hậu (Theo
bản báo cáo đƣợc đệ trình tại cuộc họp bàn về khí hậu của Mỹ tổ chức tại
Bonn, Đức vào ngày 30/03/2009 thì “phá rừng là tác nhân gây ra gần 1/5 tổng
lƣợng khí thải nhà kính”), tình trạng này khơng những chỉ xảy ra chủ yếu ở
các nƣớc đang phát triển vùng nhiệt đới, mà trong những năm gần đây các “sự
cố cháy rừng” đã và đang xảy ra thƣờng xuyên và nghiêm trọng hơn ngay cả
ở những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nga – đã thiêu hủy hàng nghìn ha rừng/vụ.
Trong những năm qua, các nghiên cứu về vai trò của rừng trong việc
bảo vệ môi trƣờng, cũng nhƣ khả năng cung cấp các giá trị sử dụng trực tiếp
nhƣ gỗ, củi, các lâm sản ngoài gỗ, ...vv, đã và đang đƣợc thực hiện ở nhiều
quốc gia trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Trong các giá trị của rừng thì khả
năng hấp thụ carbon của rừng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc loại
bỏ khí nhà kính và do đó góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tồn cầu. Giá trị
hấp thụ carbon của rừng có thể đƣợc thƣơng mại hóa theo các cơ chế khác
1



nhau nhƣ chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng (PES) và giảm phát thải do Phá
rừng và Suy thoái rừng ở các nƣớc nhiệt đới (REDD & REDD+).
Trong cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean development Mechanism)
đƣợc quy định tại điều 12 của nghị định thƣ Kyoto (KP) thuộc cơng ƣớc
khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đối với các nƣớc
đang phát triển, việc trồng rừng nhằm hấp thụ khí CO2 đƣợc coi là một biện
pháp nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, là một việc cần thiết và đang
đƣợc quan tâm hơn, tuy nhiên nghiên cứu định lƣợng giá trị và những lợi ích
về mặt môi trƣờng mới chỉ là bƣớc khởi đầu trên thế giới và là vấn đề hoàn
toàn mới ở Việt Nam.Ở nƣớc ta, các nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon
của rừng trồng một số loài cây nhƣ Thông, Bạch đàn, Keo, ...vv, và một số
trạng thái rừng tự nhiên đã đƣợc nghiên cứu và có thể áp dụng vào các cơ chế
nói trên nhằm đạt hai mục tiêu là bảo vệ môi trƣờng và tăng thu nhập cho
ngƣời dân tham gia vào công tác bảo vệ rừng ứng phó với sự thay đổi mực
nƣớc biển bằng cách di thực về phía đất liền. Mặc dù đƣợc biết đến rộng rãi
nhờ hàng loạt các dịch vụ sinh thái, tuy nhiên một giá trị vô cùng quan trọng
khác của rừng là khả năng tích lũy carbon vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ.
Núi Luốt – Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp là một trong những khu vực
có địa hình đồi núi thấp của Việt Nam, tƣơng đối đa dạng về loại hình sử
dụng đất bởi địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Tại đây, nhiều hình thức sử dụng
đất đã đƣợc triển khai nhƣ giao thông, hệ thống thủy văn, cơ sở hạ tầng
(trƣờng học, nhà ở…) tại chân đồi và đặc biệt là phần diện tích rừng trồng
hỗn lồi cũng nhƣ thuần loài tƣơng đối lớn…từ sƣờn lên đỉnh đồi. Là phần
diện tích có ỹ nghĩa lớn khơng chỉ là nơi sinh sống, làm việc mà còn là nơi
phục vụ công việc học tập, nghiên cứu khoa học và là môi trƣờng sinh thái lý
tƣởng để tham quan trong đó dịch vụ mơi trƣờng của rừng tại đây có vai trị
vơ cùng quan trọng trong việc tích lũy carbon, bảo vệ mơi trƣờng sinh thái
của tồn khu vực. Chính vì sự đa dạng trong việc sử dụng đất nhƣ vậy, thêm

nữa các loại hình sử dụng đất thay đổi và biến động khơng có quy luật theo
2


thời gian thêm vào đó phần diện tích rừng trồng thuần loài tại đây đã ở tuổi
tƣơng đối lớn thuộc trạng thái rừng già khơng cịn khả năng sinh trƣởng và
phát triển và đang suy thoái dần . Nếu nhƣ việc sử dụng đất, đất rừng và rừng
không hợp lý ở khu vực núi Luốt không chỉ làm ảnh hƣởng đến sự phát triển
kinh tế và sự thay đổi môi trƣờng sinh thái ở khu vực này mà còn ảnh hƣởng
và làm thay đổi môi trƣờng sinh thái ở các khu vực liên quan và lan tràn trên
diện rộng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là vai trị điều hịa
khơng khí bị suy giảm thơng qua khả năng tích lũy carbon của rừng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhằm định lƣợng sinh khối carbon đối
với hệ sinh thái rừng núi Luốt là cần thiết nhằm xác định giá trị của rừng
thơng qua khả năng tích lũy carbon làm cơ sở cho việc xây dựng các dự án
trồng rừng, phục hồi rừng, để núi Luốt không chỉ là nơi giao lƣu học thuật mà
còn là nơi cung cấp dịch vụ sinh thái tốt nhất. Xuất phát từ những nhu cầu
trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá khả năng tích lũy carbon của
một số loại hình sử dụng đất tại núi Luốt, Trường Đại học Lâm Nghiệp”
với mong muốn đóng góp một số cơ sở khoa học cho việc định lƣợng và định
giá lƣợng carbon hấp thụ của khu vực núi Luốt cũng nhƣ tại Việt Nam.

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về khả năng tích lũy carbon của các hệ sinh thái

Một trong những kết luận mang tính chất kinh điển chỉ ra rằng các vấn
đề về sinh trƣởng, sinh khối đều phụ thuộc vào sinh trƣởng chiều cao (H) và
đƣờng kính thân cây (D) theo tuổi; giữa sinh trƣởng và tăng trƣởng, năng suất
có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu sinh trƣởng và tăng
trƣởng sẽ là cơ sở để nghiên cứu sinh khối. Ngay từ những năm 1840 trở về
trƣớc, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu sinh lý thực vật dƣới tác động của
các nhân tố tự nhiên nhƣ: đất, nƣớc, khơng khí và năng lƣợng ánh sáng mặt
trời. Sang thế kỉ XIX nhờ áp dụng thành tựu khoa học nhƣ hóa phân tích, hóa
thực vật, và đặc biệt là vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong thiên
nhiên, các nhà khoa học đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể. Tiêu biểu có
thể kể đến:
Liebig, J (1862) lần đầu tiên đã định lƣợng về sự tác động của giới thực
vật tới khơng khí và phát triển thành định luật “tối thiểu”. Mitscherlich, E.A
(1954) đã phát triển luật tối thiểu của Leibig, J thành luật “năng suất”.
Riley, G.A (1944), Steemann Nielsen (1954), Fleming, R.H (1957) đã tổng
kết quá trình nghiên cứu và phát triển sinh khối rừng trong các cơng trình
nghiên cứu của mình.
Canell, M.G.R (1982) đã cơng bố cơng trình “ Sinh khối và năng suất sơ cấp
rừng thế giới – World forest biomass and primary production data”, trong đó
tập hợp 600 cơng trình đã đƣợc xuất bản về sinh khối thân, cành, lá và một số
thành phần, sản phẩm sơ cấp của hơn 1200 lâm phần thuộc 46 nƣớc trên thế
giới.

4


Murdiyarso et al. (2010) nghiên cứu dự trữ carbon hệ sinh thái rừng
ngập mặn tại khu bảo tồn Tanjung Putting, Segara Anakan và Bunaken,
Indonesia, kết quả dự trữ carbon dao động từ 437 tấn/ha đến 2.186 tấn/ha.
Trong đó, carbon dƣới mặt đất (gồm carbon rễ cây và carbon đất) chiếm 72%

– 99%.
Nghiên cứu của Ha et al. (2001) cho thấy lƣợng carbon tích tụ trong đất
của khu rừng tại Thái Lan nằm trong khoảng từ 19,5 đến 1158,1 tấn/ha.
Nghiên cứu cũng đem lại giả thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng
carbon tích tụ trong đất của rừng ngập mặn bao gồm độ ngập nƣớc, tuổi rừng
và thành phần lồi.
Adame et al (2013), Rừng ngập mặn cao có dự trữ cacbon cao nhất 987
tấn/ha tiếp theo là rừng ngập mặn trung bình 623 tấn/ha, rừng ngập mặn thấp
381 tấn/ha và đầm lầy 177 tấn/ha...
Tổng hợp từ CIFOR (Center for International Forestry Research) cho
thấy các bể chứa carbon hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực Ấn Độ - Thái
Bình Dƣơng là cao hơn hai lần các khu rừng nhiệt đới và ôn đới.
Với sự ra đời của Nghị định thƣ Kyoto, sự khẳng định về vai trò của
rừng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và sự nóng lên tồn cầu. Theo
tính tốn của các nhà khoa học, giá trị hấp thụ CO2 của các rừng tự nhên nhiệt
đới vào khoảng 500 – 2000 USD/ha, đối với rừng ôn đới là 100- 300 USD/ha
(theo Zang, 2000). Đối với rừng Amazon, giá trị hấp thụ carbon ƣớc tính là
1625 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là 1000 – 3000 USD/ha/năm (Camille Bann
& Bruce Aylward, 1994).
Theo Schimel và cộng sự (2001), trong chu trình Carbon tồn cầu,
lƣợng carbon lƣu trữ trong thực vật thân gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5Tt;
trong khi đó khí quyển chỉ chứa 0,8 Tt và hầu hết lƣợng Carbon trên trái đất
đƣợc tích lũy trong sinh khối cây rừng, đặc biệt là rừng mƣa nhiệt đới. Từ
những nghiên cứu trong lĩnh vực này, Woodwell đã đƣa ra bảng thống kê
lƣợng Carbon theo kiểu rừng nhƣ sau:
5


Bảng 1.1: Lƣợng Carbon tích lũy trong các kiểu rừng
Lƣợng carbon (tỷ tấn)


Tỷ lệ %

Rừng mƣa nhiệt đới

340

62,16

Rừng nhiệt đới gió mùa

12

2,19

Rừng thƣờng xanh ơn đới

80

14,63

Rừng phƣơng bắc

108

19,74

7

1,28


547

100

Kiểu rừng

Đất trồng trọt
Tổng carbon lục địa

Nguồn Woodwell, Pecan,1973
Một nghiên cứu của Joyotee Smith và Sara J.Scherr (2002) đã định
lƣợng đƣợc lƣợng Carbon lƣu giữ trong các kiểu rừng nhiệt đới và trong các
loại hình sử dụng đất ở Brazil, Indonesia và Cameroon, bao gồm trong sinh
khối thực vật và dƣới mặt đất từ 0 – 20 cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy
lƣợng carbon lƣu trữ trong thực vật giảm dần từ kiểu rừng nguyên sinh đến
rừng phục hồi sau nƣơng rẫy và giảm mạnh đối với các loại đất nông nghiệp.
Trong khi đó phần dƣới mặt đất lƣợng carbon ít biến động hơn, nhƣng
cũng có xu hƣớng giảm dần từ rừng tự nhiên đến đất khơng có rừng.

Hình 1.1: Lƣợng carbon lƣu giữ trong thực vật và dƣới mặt đất
(Joyotee, 2002)
Nhƣ vậy, Ở các kiểu rừng tự nhiên, lƣợng carbon tích lũy trong thực
vật lớn gấp nhiều lần so với các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp. Hay nói
6


cách khác, sự suy giảm lƣợng carbon tích lũy trong sinh khối thực vật từ trạng
thái rừng nguyên sinh đến đồng cỏ diễn ra rất mạnh.
1.1.2. Sự hình thành thị trường CO2

Nghị định thƣ Kyoto (KP) năm 1997 đƣa ra cam kết với các nƣớc phát
triển về giảm tổng lƣợng phát thải các KNK thấp hơn năm 1990 với tỷ lệ
trung bình 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên (2008-2012). KP của UNFCC
đƣợc thông qua tại Hội nghị lần thứ 3 các bên của Công ƣớc (COP3) tại
Kyoto, Nhật Bản tháng 12/1997 đã đƣa ra ba cơ chế mềm dẻo cho phép các
nƣớc phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải KNK, đó là:
- Cơ chế đồng thực hiện (JI - Joint Implementation)
- Cơ chế buôn bán quyền phát thải quốc tế (IET - International Emission
Trade)
- Cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Mechanism)
Trong đó cơ chế JI và IET chỉ là sự giao dịch giữa các quốc gia cơng
nghiệp hóa với nhau, cịn cơ chế CDM thực sự là một cơ hội cho các nƣớc
đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có thể tiếp nhận đầu tƣ từ các nƣớc
phát triển để thực hiện các dự án lớn về trồng rừng, phục hồi rừng, hạn chế
tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ lâm nghiệp sang nông nghiệp,
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông lâm kết hợp… tiến tới mục
tiêu phát triển bền vững khi đầu tƣ và thực hiện dự án giảm phát thải KNK và
nhận đƣợc tín dụng dƣới dạng “Giảm phát thải đƣợc chứng nhận (CERs)”.
Khoản tín dụng này đƣợc tính vào chỉ tiêu giảm phát thải KNK của các nƣớc
phát triển. Cụ thể WB, Nhật Bản, Hà Lan và một số nƣớc châu Âu đang xúc
tiến các chƣơng trình CDM là những thị trƣờng có nhu cầu lớn về CERs.
Một số các công ty đã bắt đầu triển khai các dự án để tham gia vào thị trƣờng
này. Ngân hàng thƣơng mại McQuarie Bank (Úc) hợp tác đầu tƣ cùng với tổ
chức phi chính phủ Flora and Fauna International (FFI) thiết lập 4 đề án thử
nghiệm ở Đông Nam Á, Nam Mỹ và Phi châu trong 4 năm tới. Trong đề án ở
Tây Kalimantan (Indonesia), sau khi ký bản ghi nhớ với chính quyền địa
7


phƣơng, McQuarie Bank cung cấp tài chính, tiếp thị và bán tín dụng tuân thủ

phù hợp với tiêu chuẩn trong khi FFI thiết kế, phát triển xây dựng, quản lý dự
án bảo vệ rừng cùng với chính quyền sở tại và dân chúng ở địa phƣơng và
cung cấp lợi nhuận cho cộng đồng.
Tổ chức thƣơng mại Carbon Conservation cũng đã ký với quỹ đầu tƣ
MerrilLynch để bán 9 triệu USD tín dụng Carbon qua đề án sự bảo tồn 750
ngàn hecta rừng Ulu Masen ở bắc Aceh (Sumatra, Indonesia) cùng với chính
phủ tỉnh Acehvà tổ chức phi chính phủ FFI.
Tổ chức New Forest đang có cơng trình bảo hộ 200 ngàn hecta rừng
cùng với chính phủ Papua New Guinea nhằm tránh các khu rừng này bị phá
để trồng cây cọ dầu, qua đó tín dụng sẽ đƣợc bán vào cuối năm 2009 với số
lƣợng khoảng 20 triệu tấn carbon trong 20 năm giữ rừng trên thị trƣờng tình
nguyện (Voluntary Market) nhƣ thị trƣờng của Ngân hàng Thế giới. Lợi
nhuận từ tín dụng bán đƣợc một phần sẽ đƣợc bỏ vào quỹ chung cho cộng
đồng địa phƣơng, số còn lại dùng để điều hành cơng trình, trả tiền phí cho
chính quyền địa phƣơng và lợi nhuận cho các nhà đầu tƣ.
Đối với việc nghiên cứu giá tín chỉ carbon phụ thuộc vào loại thị trƣờng
trao đổi và loại dự án đƣợc thực hiện để hấp thụ khí CO2 trong khí quyển.
Hiện nay, hai thị trƣờng carbon khá nổi tiếng trong các nỗ lực tồn cầu để
giảm phát thải khí nhà kính là thị trƣờng Trao đổi Năng lƣợng của châu Âu
(EEX) và thị trƣờng Trao đổi Thƣơng mại môi trƣờng Châu Âu (Bluennext)
đều cho các dự đốn về giá tín chỉ CO2 sẽ giảm trong thời gian tới. Các dự
báo của hai thị trƣờng này cho rằng nguyên nhân của việc giảm giá trị thƣơng
mại của cacbon là do suy thoái kinh tế toàn cầu từ khoảng giữa năm 2011 và
kéo dài cho tới nay.
Theo công bố của EEX và Bluenext thì giá tín chỉ CO2 tƣơng đƣơng
chỉ dao động từ 2 – 5 Euro. Việc xây dựng giá tín chỉ cacbon còn phụ thuộc
vào quan điểm của từng quốc gia đối với việc bảo vệ mơi trƣờng và ứng phó
với biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của tổ chức Societe Generale, giá tín
8



chỉ cacbon trung bình trên tồn thế giới năm 2020 sẽ vào khoảng 8,23
USD/tấn, tại thị trƣờng EUAs (đây là thị trƣờng của châu Âu, trong đó có hạn
ngạch giảm phát thải mà các quốc gia nằm trong Cơ chế Thƣơng mại giảm
phát thải của cộng đồng chung châu Âu) có giá khoảng 18,50 USD/tấn vào
năm 2020. Trong khi đó, chính phủ Úc đã áp đặt thuế carbon trên tồn lãnh
thổ Úc, theo đó giá tín chỉ CO2 sẽ là 23AUD/tấn kể từ ngày 01/07/2012. Tính
đến thời điểm hiện tại 1AUD xấp xỉ 17.300 đồng tiền Việt Nam.

Hình 1.2: Thƣơng mại carbon trong lâm nghiệp
Nguồn: Ecosystem Marketplace 2012
1.2. Các nghiên cứu về khả năng tích lũy carbon strong sinh khối rừng
tại Việt Nam
Trong thời gian qua, ở nƣớc ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
sinh khối rừng, khả năng tích lũy carbon ở các bể chứa của rừng tại nhiều
trạng thái rừng khác nhau.
Ngơ Đình Quế (1971) xác định đƣợc sinh khối rừng Thông tại Lâm
Đồng, mật độ 2500 cây/ha, cấp đất II là 300 tấn/ha. Nguyễn Hoàng Trí (1986)
với cơng trình “Sinh khối và năng suất rừng Đƣớc” đã áp dụng phƣơng pháp
“cây mẫu” nghiên cứu năng suất sinh khối một số quần xã Đƣớc đôi ngập
mặn ven biển Minh Hải. Kết quả nghiên cứu thu đƣợc sinh khối ở ba trạng
thái rừng già, rừng tự nhiên và rừng trồng 7 năm tuổi lần lƣợt là 119,35
tấn/ha; 33,159 tấn/ha và 34,853 tấn/ha.
9


Cơng trình “Đánh giá sinh trƣởng, tăng trƣởng, sinh khối và năng suất
rừng Thông ba lá vùng Đà Lạt, Lâm Đồng” của Lê Hồng Phúc (1996) đã tìm
ra quy luật tăng trƣởng sinh khối, cấu trúc thành phần tăng trƣởng sinh khối
thân cây. Tỷ lệ sinh khối tƣơi, khô của các bộ phận thân, lá ,cành, rễ, lƣợng

rơi rụng. Sau khi nghiên cứu tác giả đã lập đƣợc một số phƣơng trình nói lên
tƣơng quan giữa sinh khối và các bộ phận của rừng với đƣờng kính D1.3.
Cùng với lồi thơng ba lá, cịn có thêm cơng trình nghiên cứu về sinh
khối của tác giả Nguyễn Ngọc Lung và Ngô Đình Quế, trong đó các tác giả đã
trình bày một phần về động thái kết cấu sinh khối và tổng sinh khố của đói
tƣợng này.
Theo Nguyễn Tuấn Dũng (2005), rừng trồng thơng mã vĩ thuần lồi
trồng tại Hà Tây ở tuổi 20 có tổng sinh khối khơ là 173,4 – 266,2 tấn/ha và
rừng trồng thuần loài Keo lá tràm 15 tuổi có tổng sinh khố khơ là 132,2 –
223,4 tấn/ha. Lƣợng carbon tích lũy của rừng Thơng mã vĩ biến động từ 80,7
– 122 tấn/ha và của rừng Keo lá tràm là 62,5 – 103,1 tấn/ha.
Viên Ngọc Nam (2011) nghiên cứu tích lũy carbon cây Đƣớc đơi
(Rhizophora apiculata Blume) là 97,26 tấn/ha. Tỷ lệ carbon tích lũy trong cây
của thân là cao nhất, và tăng theo khi đƣờng kính tăng nhƣng tỷ lẹ carbon
trong lá giảm dần, trong khi đó tỷ lệ carbon trong lá và rễ biến động không
đáng kể.
Dƣơng Ngọc Quang (2010), lƣợng carbon lƣu giữ trong đất giảm dần
từ tầng trên xuống tầng dƣới của phẫu diện. Tích lũy carbon trong cây gỗ bao
gồm cả rễ là lớn nhất (66%), tiếp theo là trong đất (33%), trong vật rơi rụng,
cây ngã đổ, thảm mục và thảm tƣơi là rất thấp dƣới 0.5%.
Võ Đại Hải (2007), lƣợng carbon hấp thụ trong cây Mỡ chủ yếu tập
trung vào thân cây (54 – 80%), rễ cây (14 – 30%), cành cây (3- 11%) và thấp
nhất là ở trong lá cây (1 – 6%).
Lê Tấn Lợi et all (2014), Nghiên cứu tại cồn Ông Trang huyện Ngọc
Hiển tỉnh Cà Mau trên ba địa hình. Kết quả nghiên cứu: Tổng lƣợng carbon
tích lũy trong 1 ha tại cồn Ông Trang cao nhất tại địa hình lồi Đƣớc đơi đạt

10



448,7 tấn/ha, tiếp theo là Vẹt tách với 423,74 tấn/ha và tích lũy cacbon tại địa
hình Mắm Trắng chiếm ƣu thế là thấp nhất với 387,65 tấn/ha.
Theo Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ Sinh quyểnKiên Giang:Giz
(2011) đã tính tốn đƣợc tổng Carbon ƣớc tính trong rừng ngập mặn loại 1 và
loại 2 và tổng lƣợng C trong mỗi khu vực ở tỉnh Kiên Giang nhƣ sau:
Bảng 1.2: Lƣợng carbon tích lũy trong các loại rừng ngập mặn
tại Kiên Giang
Rừng ngập mặn 1
Khu vực

Ha

C

Rừng ngập mặn 2
Ha

(tấn/ha)

C

M1 + M2
Ha

(tấn/ha)

C
(tấn/ha)

Hịn Đất


406

29000

387

362000

793

64800

Rạch Giá

89

6400

104

9700

193

15800

Châu Thành

27


1900

32

3000

60

4900

An Biên

263

18900

255

23800

518

42300

An Minh

424

30400


549

51400

973

79500

Tổng

1210

86600

1328

450000

2537

207300

Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác củaViên Ngọc
Lam, Nguyễn Dƣơng Thụy (1991) Nghiên cứu sinh khối rừng Đƣớc tại Cần
Giờ, Nguyễn Văn Bé (1999) Nghiên cứu sinh khối rừng Đƣớc tại Bến Tre...
1.3. Nhận xét chung
Nhìn chung hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về sinh khối rừng.Tuy nhiên với con số tƣơng đối khiêm tốn
những nghiên cứu về sinh khối của rừng trồng tại Việt Nam lại là một hạn

chế. Hầu hết các nghiên cứu đã đƣợc công bố đều chỉ ra sinh khối của các bộ
phận nhƣ gỗ, thân, cành là những bộ phận có ý nghĩa kinh tế. Thực hiện bằng
phƣơng pháp nghiên cứu trọng lƣợng của từng bộ phận của cây, thơng qua đó
thiết lập mối quan hệ giữa trọng lƣợng với các chỉ tiêu sinh trƣởng của lâm
phần kết hợp với việc vận dụng các phƣơng pháp thống kê để đánh giá và
11


thiết lập mơ hình các bảng tra sinh khối của các bộ phận của cây phục vụ cho
sản xuất và nghiên cứu khoa học.
Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc đã đạt đƣợc một số kết quả và
thành công nhất định, đóng góp cho sự phong phú về các nghiên cứu sinh
khối rừng tự nhiên cũng nhƣ rừng trồng làm cơ sở cho các nghiên cứu về khả
năng hấp thụ carbon và các giá trị dịch vụ môi trƣờng rừng khác. . Đây cũng
chính là phƣơng pháp nghiên cứu mà khóa luận tốt nghiệp kế thừa thực hiện
nghĩa là sử dụng các kết quả nghiên cứu về sinh khối trƣớc đó (phƣơng trình
sinh khối) cho các đối tƣợng rừng khác nhau sau đó tính tốn khả năng hấp
thụ carbon của chúng.
Tại núi Luốt, trƣờng Đại học Lâm Nghiệp cũng đã có một vài cơng
trình nghiên cứu về sinh khối rừng nhƣ Nguyễn Tuấn Dũng (2005) nghiên
cứu sinh khối rừng trồng Thơng mã vĩ thuần và rừng trồng thuần lồi Keo lá
tràm, một số cơng trình khác nghiên cứu về sinh khối rừng Tếch. Tuy nhiên,
các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một hoặc hai đối tƣợng cụ thể mà chƣa
tiến hành nghiên cứu trên tồn diện tích rừng núi Luốt. Đây là vấn đề nghiên
cứu mà khóa luận thực hiện. Điểm hạn chế của các nghiên cứu về sinh khối
tại núi Luốt nói chung đều chỉ quan tâm tới sinh khối của quần thể rừng mà
không nghiên cứu đến mối liên quan với cấp đất của chúng, đồng thời khóa
luận tốt nghiệp cũng chỉ kế thừa phƣơng trình tƣơng quan sinh khối với sinh
trƣởng đƣờng kính của cây mà không trực tiếp xác định mối quan hệ này.


12


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đóng góp một số cơ sở khoa học cho việc định lƣợng và
định giá lƣợng carbon hấp thụ của khu vực. Đồng thời đƣa ra những kết luận
về khả năng tích lũy carbon của loại hình rừng nào là tốt để phát triển loại
hình đó trên khu rừng thực nghiệm này.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc các loại hình sử dụng đất tại khu vực núi Luốt, trƣờng
Đại học Lâm nghiệp.
- Xác định trữ lƣợng carbon trong sinh khối của cây tại các loại hình sử
dụng đất khác nhau tại núi Luốt, trƣờng Đại học Lâm Nghiệp.
- Xây dựng đƣợc bản đồ thể hiện khả năng tích lũy carbon của cây trong
các loại hình sử dụng đất chính tại núi Luốt.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xác định carbon sinh khối của cây rừng trong các loại
hình sử dụng đất chính tại núi Luốt bao gồm:
- Trạng thái rừng trồng thuần lồi Thơng mã vĩ.
- Trạng thái rừng trồng thuần loài Bạch đàn trắng.
- Trạng thái rừng trồng thuần loài Keo lai.
- Trạng thái rừng thuần loài Keo lá tràm.
- Trạng thái rừng trồng hỗn giao nhiều loài.
Với các bộ phận nằm phía trên mặt đất của tầng cây cao: thân, cành, lá
và tầng cây bụi, thảm tƣơi. Từ đó, xác định sinh khối và lƣợng carbon tích lũy

cho tồn bộ quần thể rừng khu vực núi Luốt.
13


2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại khu vực núi Luốt – Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp – Xuân Mai, Chƣơng
Mỹ, Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu xác định các loại hình sử dụng đất tại khu vực núi Luốt,
Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp.
- Nghiên cứu xác định trữ lƣợng cacbon trong sinh khối trên mặt đất của cây
rừng tại các trạng thái rừng tại khu vực núi Luốt.
- Xây dựng bản đồ thể hiện khả năng tích lũy carbon của các trạng thái rừng
tại núi Luốt, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài
- Khả năng hấp thụ carbon của rừng ở đây đƣợc hiểu là khả năng hấp thụ
CO2 trong khí quyển của cây, đƣợc chuyển thành lƣợng carbon tích lũy
trong cây. Lƣợng CO2 tích lũy trong cây càng cao thì khả năng hấp thụ
carbon của cây càng lớn.
- Khả năng hấp thụ carbon của cây có mối quan hệ mật thiết với khả năng
sinh trƣởng và phát triển của nó, do đó cách tiếp cận đề tài dựa vào sinh
trƣởng đƣờng kính của cây để xác định khả năng hấp thụ carbon và giá trị
thƣơng mại hóa của carbon cho từng trạng thái rừng khác nhau.
- Do hạn chế về thời gian nghiên cứu đề tài, vì vậy phƣơng pháp kế thừa tài
liệu và các cơng trình nghiên cứu khác đƣợc áp dụng. Ngồi việc tính tốn
khả năng hấp thụ carbon của các trạng thái rừng khác nhau, tiến hành xây
dựng bản đồ thể hiện khả năng này của chúng thơng qua các ứng dụng về
phân tích không gian trong quản lý tài nguyên thiên nhiên mà ở đây là
quản lý tài nguyên rừng.

2.4.2. Phương pháp kế thừa
- Các tài liệu về điều khiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực
núi Luốt – Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp do thƣ viện trƣờng cung cấp.
14


- Các dữ liệu hình ảnh vệ tinh, bản đồ khu vực núi Luốt.
- Kế thừa các phƣơng pháp tính tốn sinh khối và khả năng tích lũy carbon
của một số tác giả đã tham gia nghiên cứu và đƣợc công bố trên thế giới
cũng nhƣ ở Việt Nam.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu xác định các loại hình sử dụng đất chính
tại khu vực núi Luốt, trường Đại học Lâm Nghiệp
2.4.3.1. Chuẩn bị dụng cụ nghiên cứu
- Bản đồ phân chia ranh giới của từng loại hình sử dụng đất đã kế thừa.
- Công cụ định vị GPSMAP 78 xác định vị trí các loại hình sử dụng đất
thuộc khu vực nghiên cứu.
2.4.3.2. Tiến hành điều tra ngoại nghiệp
- Dựa vào ranh giới của từng loại hình sử dụng đất khác nhau tại khu vực
núi Luốt kế thừa đƣợc tiến hành thu thập, kiểm tra số liệu và vị trí của
từng lô đất bằng công cụ định vị GPSMAP 78 thơng qua bấm điểm và
kiểm tra vị trí của chúng trên bản đồ.
- Xác định lại và điều tra trên từng diện tích của từng trạng thái rừng
trong tồn bộ phạm vi ranh giới khu vực núi Luốt bằng cách tính tốn
diện dích trên cơng cụ GPS.
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu cấu trúc của các loại hình sử
dụng đất khu vực núi Luốt
- Trên toàn bộ diện tích rừng thực nghiệm núi Luốt lập 15 OTC điển hình
ngẫu nhiên. Với mỗi trạng thái rừng thơng thƣờng lập 2 ƠTC điển hình với
diện tích mỗi ơ là 500 m2 (20 × 25m) (tùy thuộc diện tích cụ thể của các
loại hình sử dụng đất mà diện tích và số lƣợng của ƠTC có thể tăng hoặc

giảm).
- Trên mỗi ÔTC đã lập tiến hành lập 5 ODB với diện tích 1m2 (1×1m).
Trong đó, chặt hạ và cân nhanh tại chỗ khối lƣợng của hai đối tƣợng sau
(nếu có):

15


 Thảm tƣơi
 Cây bụi
Cách bố trí OTC theo ngẫu nhiên tại các loại hình sử dụng đất khác nhau và
đƣợc thể hiện tổng quát trong hình dƣới:

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí OTC
Cách bố trí các ODB nhƣ sau:
1m2

20m

25m
25m
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí ODB

16


2.4.5. Phương pháp nghiên cứu sinh khối của cây và khả năng tích lũy
carbon của quần thể rừng trong các loại hình sử dụng đất tại núi Luốt
- Sinh khối của toàn bộ lâm phần rừng núi Luốt đƣợc xác định bao gồm:


Tổng sinh khối của lâm phần

Trên mặt đất

Cây cao

Cây bụi

Thảm tƣơi

Dƣới mặt đất

VR - LR

DW

Rễ

Đất

Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện các hợp phần sinh khối của lâm phần
- Sinh khối khơ trên mặt đất của các lồi thực vật đƣợc xác định theo
phƣơng trình tƣơng quan với sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngực của lồi
cây đó. Cụ thể:
Bảng 2.1: Phƣơng trình tính tốn sinh khối của các loại cây
Lồi thực
vật

Phƣơng trình


Hệ số

Nguồn tham khảo

sinh khối khơ (AGB) tƣơng quan

Thông mã vĩ

0.044*D2.713

0.97

Keo lá tràm

0.0595*D2.7046

0.89

Keo lai

0.1783*D2.2753

0.97

Bạch đàn

0.0199*D3.114

0.94


Võ Đại Hải, 2009

Vũ Tấn Phƣơng, 2007

- Trong nghiên cứu, không xác định đƣợc phƣơng trình sinh khối của
lồi Re hƣơng nhƣng do khả năng sinh trƣởng, phát triển cũng nhƣ tính
chất của lồi Re hƣơng tƣơng tự nhƣ lồi Re bầu, do đó đề tài đã kế
17


×