Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Luân Văn Nghiên Cứu Biến Động Thành Phần Và Phân Bố Bọ Chân Chạy Bắt Mồi Ở Một Số Sinh Cảnh Tại Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 68 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận văn, luận án và
các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.

Ngƣời cam đoan

Hà Văn Lực


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các nhà
khoa học, các thầy cô giáo và cán bộ địa phương nơi nghiên cứu đề tài này, tác giả xin đặc biệt
cảm ơn TS. Lê Anh Sơn, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa và GS. TSKH. Vũ Quang
Côn, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam những người thầy kính quý đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành đề tài luận
văn.
Tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của Lãnh đạo Trường Đại
học Hồng Đức, Trường THPT Tĩnh Gia 3, các đồng nghiệp và những người thân trong gia
đình. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng đối với những giúp đỡ quý
báu đó.
Tác giả xin chân thành cám ơn ThS. NCV. Nguyễn Đức Hiệp và NCV. Lê Thị Hoa,
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, các em học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 đã nhiệt tình
giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm các nhà khoa học đã có những góp ý q báu cho tác giả trong q
trình hồn thành bản luận án này.
Xin chân thành cảm ơn !

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 08 năm 2019


Tác giả luận văn

Hà Văn Lực

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1.

Lý do chọn đề tài

1

2.

Mục tiêu nghiên cứu

2


iii
3.

Đối tượng nghiên cứu

2

4.


Nội dung nghiên cứu

2

5.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

2

6.

Đóng góp mới của luận văn

2

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
Cơ sở khoa học của đề tài

4

1.1.1.

Cấu trúc và tính ổn định của quần xã sinh vật

4

1.1.2.


Quan hệ dinh dưỡng

4

1.1.3.

Vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng dịch hại

6

1.1.4.

Biến động số lượng côn trùng

10

Nghiên cứu về chân chạy bắt mồi họ Carabidae trên thế giới

12

1.5.1.

Nghiên cứu về thành phần loài

12

1.5.2.

Nghiên cứu về biến động thành phần loài CCBM


13

1.5.3.

Nghiên cứu về sự phân bố của CCBM

16

Nghiên cứu về chân chạy bắt mồi họ Carabidae tại Việt Nam

17

1.6.1.

Nghiên cứu về thành phần loài

17

1.6.2.

Nghiên cứu về biến động thành phần loài CCBM

19

1.6.3.

Nghiên cứu về sự phân bố của CCBM

20


Nhận xét chung và vấn đề cần quan tâm

22

1.1.

1.5.

1.6.

1.7.

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

24

2.2.

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

24

2.2.1.

Vật liệu nghiên cứu

24


2.2.2.

Dụng cụ nghiên cứu

24

Phương pháp nghiên cứu

24

2.3.
2.3.1.

2.3.2.
2.4.

Điều tra thành phần loài và phân bố của chân chạy bắt mồi trên một số sinh cảnh
nông nghiệp
Nghiên cứu diễn biến mật độ chân chạy bắt mồi và vật mồi của chúng trên ruộng
trồng cây lạc, cây ngô và cây đậu đen
Chỉ tiêu theo dõi, tính tốn và xử lý số liệu

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

24

26
26



iv

3.1.
3.1.1.
3.1.2.

3.2.

Thành phần loài chân chạy bắt mồi họ Carabidae trên một số cây trồng ở xã
Ninh Hải.
Thành phần loài chân chạy bắt mồi
Vị trí số lượng của bọ chân chạy bắt mồi trên những cây trồng được nghiên cứu
ở sinh cảnh Nông nghiệp tại xã Ninh Hải
Biến động mật độ của chân chạy bắt mồi và sâu non cánh vảy trên một số cây
trồng được nghiên cứu ở xà Ninh Hải, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

28
28
32

36

3.2.1.

Biến động mật độ chân chạy bắt mồi và sâu non cánh vảy trên ruộng lạc

36

3.2.2.


Biến động mật độ chân chạy bắt mồi và sâu non cánh vảy trên ruộng ngô

40

3.2.3.

Biến động mật độ chân chạy bắt mồi và sâu non cánh vảy trên ruộng rau họ hoa thập tự

43

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.

Kết luận

47

2.

Đề nghị

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp ( INTEGRATED PEST MANAGEMENT)


CCBM

Chân chạy bắt mồi

BVTV

Bảo vệ thực vật

GĐST

Giai đoạn sinh trưởng

THPT

Trung học phổ thơng

STT

Số thứ tự

NSG

Ngày sau gieo

NST

Ngày sau trồng

PTN


Phịng Thí nghiệm

48


v

DANH MỤC BẢNG

STT
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6

TÊN BẢNG

TRANG

Thành phần loài chân chạy bắt mồi trên một số sinh cảnh Nông nghiệp ở
xã Ninh Hải (2018-2019)
Số lượng các giống, loài theo từng tộc trong họ Carabidae đã thu được tại
sinh cảnh nơng nghiệp xã Ninh Hải (2018-2019)
Vị trí số lượng của một số loài chân chạy bắt mồi thu được trên một số
sinh cảnh nông nghiệp được nghiên cứu tại xã Ninh Hải (2018-2019)
Biến động mật độ sâu non của 3 loài sâu hại bộ cánh vảy và cánh cứng
chân chạy bắt mồi trên ruộng lạc, vụ thu-đông, năm 2018

Biến động số lượng của sâu hại bộ cánh vảy và cánh cứng chân chạy bắt
mồi (CCBM) trên ruộng ngô, vụ đông, năm 2018.
Biến động số lượng của sâu hại bộ cánh vảy và cánh cứng chân chạy bắt
mồi (CCBM) trên ruộng rau hoa thập tự, vụ thu đông, năm 2018.

28
33
35
37
40
44


vi

DANH MỤC HÌNH

STT
Hình 1.1
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6

TÊN HÌNH

TRANG


Biến động số lượng sâu non sâu hại lạc bộ cánh vảy và chân khớp ăn thịt,
ký sinh của chúng ở CTII, vụ lạc xuân 2002
Biến động mật độ chung của các loài chân chạy bắt mồi và sâu non 3 lồi
cánh vảy trên ruộng lạc vụ thu đơng năm 2018
Tương quan số lượng của bọ CCBM và 3 loài sâu bộ cánh vảy ở ruộng lạc
tại xã Ninh Hải, Tĩnh Gia
Biến động mật độ chung của các loài chân chạy bắt mồi và sâu non 3 loài
cánh vảy trên ruộng ngô vụ đông năm 2018
Tương quan số lượng của bọ CCBM và 3 loài sâu bộ cánh vảy ở ruộng
ngô tại xã Ninh Hải, Tĩnh Gia
Biến động mật độ chung của các loài chân chạy bắt mồi và sâu non 3 loài
cánh vảy trên ruộng rau họ hoa thập tự, vụ thu đông, năm 2018
Tương quan số lượng của CCBM và 3 loại sâu non bộ cánh vảy ở bãi bồi
sông Kênh Than tại xã Ninh Hải, Tĩnh Gia

6
38
39
42
43
45
46


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống Phòng trừ tổng hợp dịch hại (IPM: Integrated Pest
Management), biện pháp sinh học được xem là chủ đạo và có vai trị quan trọng.

Ở đây vai trị của các lồi bắt mồi và ký sinh được coi là những yếu tố điều hịa
số lượng sâu hại rất có hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong biện pháp sinh
học (Hà Quang Hùng, 1998; Phạm Văn Lầm, 1995) [8, 20]. Một trong những
hướng nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng như ứng dụng đa dạng sinh học trong
bảo vệ cây trồng là nghiên cứu sử dụng các loài thiên địch bắt mồi nhằm hạn chế
sâu hại trên đồng ruộng và hạn chế thuốc BVTV.
Chân chạy bắt mồi (Coleoptera: Carabidae) là nhóm cơn trùng có số lượng
lớn và đa dạng về loài trên thế giới (Kalsol and Suasard, 1992) [61], chúng thuộc
nhóm cơn trùng ăn thịt với thức ăn là nhiều lồi sâu hại trên các loại cây trồng
nơng nghiệp. Chúng là lồi thiên địch đóng vai trị quan trọng trong phòng trừ
tổng hợp sâu hại cây trồng.
Để sử dụng Chân chạy bắt mồi (CCBM) có hiệu quả trên cây trồng, việc đ y
mạnh bảo vệ các lồi thiên địch nói chung và lồi CCBM nói riêng, duy trì sự đa
dạng của chúng trong hệ sinh thái nông nghiệp, tăng cường và nâng cao sự hiểu
biết về đa dạng sinh học cũng như các mối quan hệ giữa thiên địch với sâu hại,
nghiên cứu ứng dụng và lợi dụng chúng trong trồng trọt là cần thiết.
Hiện nay, nghiên cứu ứng dụng CCBM theo hai hướng là (i) bảo tồn đa
dạng sinh học côn trùng nông nghiệp và lợi dụng chúng theo hướng khích lệ tác
nhân gây chết tự nhiên đối với các loài sâu hại cây trồng; (ii) nhân thả những
loài có khả năng phịng trừ sâu hại, để sản xuất nơng sản an tồn (như rau an
tồn) hiện đang được quan tâm.
CCBM chủ yếu sống trên đồng lúa, lạc, đậu, ngơ, rau, đay,... ở pha trưởng
thành, chúng có khả năng di chuyển nhanh chóng để bắt những con mồi và l n
tránh kẻ thù (Trần Đình Chiến, 2002; Nguyễn Đức Hiệp và Vũ Quang Côn, 2007;
Hà Quang Hùng và nnk, 1996; Phạm Văn Lầm, 1992; Trần Ngọc Lân và nnk,


2

2001; Lê Anh Sơn và nnk , 2013, 2014; Nguyễn Thị Thanh, 2012; Nguyễn Xuân

Thành, 1994) [1, 5, 10, 17, 24, 28, 29, 31, 35]. Con mồi của chúng bao gồm sâu
non bộ cánh vảy, rệp muội,... Vì vậy, chúng là những tác nhân sinh học phổ biến
trong sinh quần nông nghiệp (Lê Anh Sơn và nnk , 2014) [29].
Cho đến nay, hiểu biết về thành phần loài, phân bố và biếng động của
CCBM trên các sinh cảnh ở Việt Nam cịn hạn chế.
Vì vậy, chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu biến động thành
phần và phân bố Bọ chân chạy bắt mồi (coleoptera: carabidae) ở một số sinh
cảnh tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thành phần loài, điều tra sự phân bố và biến động của CCBM trên
một số sinh cảnh nông nghiệp tại xã Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các lồi CCBM trên một số sinh cảnh nông nghiệp phổ biến (ruộng trồng
ngô, lạc và bãi bồi ven sông Kênh Than) tại xã Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa.
4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, thống kê thành phần loài của CCBM trên một số sinh cảnh nông
nghiệp phổ biến tại xã Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu sự biến động số lượng và phân bố của CCBM ở một số sinh
cảnh nông nghiệp phổ biến tại xã Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu thành phần loài, sự biến động số lượng của CCBM
trên một số sinh cảnh nông nghiệp phổ biến tại xã Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Là cơng trình nghiên cứu tương đối đầy đủ đến thời điểm cơng bố về
thành phần lồi CCBM trên ruộng trồng lạc, ngô và bãi bồi ven sông Kênh Than
tại xã Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. từ đó đánh giá sự đa dạng sinh
học trờn sinh sinh quần ruộng cây lạc, ngô và hoa thập tự.



3

- Tìm hiểu mối quan hệ giữa sâu hại cánh v y và thiên địch CCBM của
chúng qua các giai đoạn phát triển của cây cây trồng nhằm cung cấp các dẫn liệu
khoa học cho biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sâu hại lạc. Trên cơ sở
đó giảm số lần phun thuốc trừ sâu trong mỗi vụ lạc, tăng hiệu quả kinh tế, bảo
vệ môi trường và cân bằng sinh học trong sinh quần.


4

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
1.1.

Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Cấu trúc và tính ổn định của quần xã sinh vật
Tính ổn định và năng suất quần thể của một loài được xác định do rất nhiều
yếu tố, một phần các yếu tố đó là các cấu trúc của quần xã sinh vật (Watf, 1976)
[39]. Cấu trúc của quần xã sinh vật bao gồm 3 nhóm yếu tố:
a. Mạng lới dinh dưỡng trong quần xã
b. Sự phân bố khơng gian của sinh vật
c. Sự đa dạng lồi của quần xã
Cũng như ở các hệ sinh thái khác, trong hệ sinh thái đồng ruộng, một loài
sinh vật thường là thức ăn, là điều kiện tồn tại cho một hoặc một số loài khác.
Quan hệ phổ biến giữa các loài sinh vật là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau vơ cùng
phức tạp nhưng có quy luật đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng.
1.1.2. Quan hệ dinh dƣỡng

Tập hợp các quần thể gắn bó với nhau qua những mối quan hệ được hình
thành trong quá trình lịch sử lâu dài và sinh sống trong một khu vực, lãnh thổ
nhất định tạo thành quần xã sinh vật. Trong quần xã, các quần thể có quan hệ
tương hỗ với nhau, đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng, trong đó các dạng quan hệ
như: hiện tượng ăn thịt, ký sinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với lý thuyết và
thực tiễn của biện pháp phịng trừ các lồi sinh vật gây hại.
Hiện tượng ăn thịt là một dạng quan hệ trong đó một loài (vật ăn thịt)
săn bắt một vật khác (vật mồi) để làm thức ăn và thường dẫn đến cái chết
của con mồi trong thời gian rất ngắn. Để hoàn thành sự phát triển, mỗi cá
thể vật ăn thịt thường phải tiêu diệt rất nhiều con mồi. Các loài ăn thịt có 2
kiểu ăn mồi: Vật ăn thịt có thể nhai nghiền con mồi như cánh cứng ăn thịt,
chuồn chuồn… hoặc có thể hút dịch dinh dưỡng từ con mồi (bọ xít ăn
thịt)… Những đặc điểm này đã làm cho vai trị của các lồi ăn thịt có ý
nghĩa thực tiễn hơn các lồi cơn trùng ký sinh.


5

Hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ tương hỗ giữa các loài sinh vật rất
phức tạp và đặc trưng. Có nhiều định nghĩa về ký sinh (Phạm Bình Quyền, 1994)
[27]:
- Dogel (1941) gọi các loài ký sinh là những sinh vật sử dụng các sinh vật
sống khác (vật chủ) làm nguồn thức ăn và môi trường sống.
- Bondarenkô (1978) định nghĩa ký sinh là loài sinh vật sống nhờ vào loài sinh
vật khác (vật chủ) trong thời gian dài dần dần làm vật chủ chết hoặc suy nhược.
Viktorow (1976) [87] định nghĩa hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ
tương hỗ lợi một chiều trong đó lồi được lợi (ký sinh) đã sử dụng loài sinh vật
sống khác (vật chủ) làm thức ăn và nơi ở trong một phần nào đó của chu kỳ
vịng đời của nó (Phạm Văn Lầm, 1995) [19].
Hiện tượng côn trùng ký sinh sâu hại rất phổ biến trong tự nhiên, đây là

một hiện tượng quan hệ đặc biệt, trong đó thơng thờng vật ký sinh sử dụng hết
hồn tồn các mơ của cơ thể vật chủ và thường gây chết vật chủ ngay sau khi
chúng hoàn thành chu kỳ phát triển.
Mỗi một cá thể ký sinh chỉ liên quan đến một cá thể vật chủ, mỗi lồi cơn
trùng ký sinh thơng thường chỉ liên quan với một pha phát triển của loài vật chủ.
Tuỳ theo mối quan hệ của lồi cơn trùng ký sinh với pha phát triển của loài sâu
hại mà phân biệt thành các nhóm ký sinh: ký sinh trứng, ký sinh nhộng và ký
sinh trởng thành.
Đặc điểm của côn trùng bắt mồi ăn thịt (BMAT)
Vật ăn thịt thường có kích thước lớn hơn vật mồi (trừ một số lồi bọ rùa rất
nhỏ). Để hoàn thành sự phát triển, mỗi cá thể vật ăn thịt thường phải tiêu diệt rất
nhiều con mồi (trừ một số trường hợp bọ rùa nhỏ ăn rệp sáp lớn).
Các lồi ăn thịt có 2 khả năng ăn mồi: vật ăn thịt có thể nhai nghiền con
mồi (như cánh cứng ăn thịt, chuồn chuồn,...) hoặc chúng có thể hút dịch dinh
dưỡng từ con mồi (như bọ xít ăn thịt,...).


6

Mối quan hệ của BMAT và sâu hại vật chủ
Ví dụ: Mối quan hệ của cơn trùng kí sinh, ăn thịt và sâu hại lạc ở Nghệ An
(Nguyễn Thị Thanh v nnk, 2014) [34].
12

25
Sâu hại
TLKS
NLAT
CCAT


10

20

Mật độ

15
6
10

Tỷ lệ ký sinh

8

4
5

2

0
1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

0
18
Thời gian

Hình 14. Biến động số l-ợng sâu non sâu hại lạc bộ cánh vảy và chân


Hỡnh 1.1. Bin ng
sõu hi
lc b
vy
v chõn khp
khớps
ănlng
thịt, kýsõu
sinhnon
của chúng
ở CTII,
vụ cỏnh
lạc xuân
2002
n tht, ký sinh của chúng ở CTII, vụ lạc xuân 2002
1.1.3. Vai trò của thiên địch trong hạn chế số lƣợng dịch hại
Các lồi thiên địch đóng vai trị quan trọng trong điều hồ tự nhiên, vai trị
to lớn của thiên địch trong hạn chế sự sinh sản của dịch hại được De Geer và
Linnaeus ghi nhận từ năm 1760. Năm 1800, E. Darwin đã viết: “Thường thì số
lượng trung bình của lồi khơng phải phụ thuộc vào sự tìm kiếm thức ăn của
chúng mà phụ thuộc vào việc chúng là thức ăn cho các loài sinh vật khác”.
Những kết quả thực nghiệm cho thấy tác động qua lại của các loài trong
hệ thống vật bắt mồi ăn thịt – con mồi (hay ký sinh – ký chủ) đã dẫn đến những
thay đổi mật độ quần thể có tính chu kỳ của cả 2 loài. Sơ đồ biểu diễn sự thay
đổi mật độ của chúng là 2 đường sóng đuổi nhau: Ứng với mỗi giá trị mật độ
quần thể của loài ký chủ (hay con mồi) có một giá trị mật độ quần thể của loài
vật bắt mồi ăn thịt (hay ký sinh). Mật độ quần thể của con mồi (hay ký chủ)
tăng thì sau đó mật độ quần thể của (vật bắt mồi ăn thịt (hay ký sinh) cũng tăng
dẫn đến sự tăng tác động của chúng lên quần thể con mồi (hay ký chủ), cuối



7

cùng làm cho mật độ quần thể con mồi (hay ký chủ) giảm xuống, từ đó kéo
theo sự giảm mật độ quần thể của loài bắt mồi ăn thịt (hay ký sinh).
Theo Phạm Bình Quyền, 1994 [27], Khi mật độ quần thể thiên địch giảm
xuống lại tạo điều kiện thuận lợi cho loài con mồi (hay ký chủ) sinh sản, phát
triển về số lượng. Cứ như vậy, sự thay đổi mật độ của cả 2 loài trong hệ thống
vật bắt mồi ăn thịt – con mồi (hay ký sinh – ký chủ) xảy ra theo thời gian từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Sơ đồ biểu diễn mối tương quan này gọi là đường
cong Lotka – Volterra – Gause.
Đặc điểm đặc trưng của sự tác động qua lại trong hệ thống vật bắt mồi ăn
thịt – con mồi (hay ký sinh – ký chủ) là sự chậm trễ hay phản ứng chậm trễ của
vật bắt mồi ăn thịt (hay ký sinh) đối với sự thay đổi mật độ quần thể của con
mồi (hay ký chủ) (Lotka, 1925; Lack, 1957), vì vậy nên Varley (1947) gọi hoạt
động của thiên địch là “yếu tố chậm phụ thuộc vào mật độ quần thể”.
Những lồi thiên địch có thời gian của sự trậm trễ đối với những thay đổi
mật độ quần thể của con mồi (hay ký chủ) càng ngắn thì chúng càng có vai trị
lớn trong điều hồ số lượng của con mồi (hay ký chủ). Hiệu quả điều hoà số
lượng dịch hại của các thiên địch phụ thuộc chính vào mật độ quần thể của
chúng. Điều này có nghĩa rằng, mỗi lồi thiên địch phải có phản ứng thuận và
nhanh đối với sự thay đổi mật độ quần thể của dịch hại. Solomon (1949) đã chỉ
ra rằng thiên địch thường có 2 kiểu phản ứng lên sự thay đổi mật độ của dịch
hại đó là phản ứng chức năng và phản ứng số lượng:
Phản ứng chức năng là phản ứng tập tính chính của các lồi kí sinh và
BMAT đối với sự thay đổi mật độ quần thể của vật chủ hoặc con mồi. Phản ứng
chức năng thuận được hiểu là sự tăng tập tính tiêu diệt vật chủ hay con mồi của
cá thể kí sinh hay BMAT khi có sự gia tăng mật độ quần thể của loài vật chủ hay
con mồi. Kết quả của một phản ứng chức năng thuận là làm gia tăng số lượng cá
thể của loài dịch hại bị tiêu diệt bởi từng cá thể thiên địch khi có sự tăng mật độ

quần thể của lồi dịch hại. Sự gia tăng số lượng cá thể bị tiêu diệt bởi một một
cá thể thiên địch nhất định quan sát tới một ngưỡng nhất định. Ngưỡng này được


8

xác định bởi đặc điểm sinh học riêng của dịch hại và thiên địch. Phản ứng chức
năng mang đặc điểm tổng hợp và được ghi nhận ở nhiều lồi cơn trùng ký sinh
và BMAT, động vật có xương sống và không xương sống.
Phản ứng số lượng là sự thay đổi đặc điểm sinh sản, tỷ lệ sống sót của lồi
thiên địch khi có sự thay đổi mật độ quần thể của loài dịch hại. Phản ứng số
lượng thuận là biểu thị sự tăng sức sinh sản, tỷ lệ sống và sự du nhập tới của
quần thể thiên địch khi có sự gia tăng mật độ quần thể loài dịch hại. Còn nếu
quần thể thiên địch biểu hiện giảm sức sinh sản và tỉ lệ sống khi mật độ quần thể
loài dịch hại tăng lên thì đó là phản ứng số lượng nghịch. Phản ứng số lượng là
quá trình diễn ra trong vài thế hệ liên tục. Phản ứng số lượng chỉ có ở những lồi
thiên địch chun tính cao, sống nhờ vào một loài dịch hại. Phản ứng số lượng
ghi nhận được ở nhiều lồi qua thí nghiêm điều tra đồng ruộng. Như vậy, phản
ứng chức năng đã tạo ra tiền đề cho phản ứng số lượng.
Bất kỳ phản ứng nào trong 2 phản ứng trên mà là phản ứng thuận cũng
đều có lợi cho biện pháp sinh học phịng trừ dịch hại. Nhưng nếu chỉ một phản
ứng chức năng thôi dù mạnh đến đâu cũng không thể đủ để điều hoà mật độ
quần thể trong một thời gian dài của nhiều thế hệ. Phản ứng số lượng nhanh và
mạnh là một đặc điểm rất quan trọng của một loài ký sinh hay bắt mồi ăn thịt
làm tăng tỷ lệ chết đối với loài dịch hại.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố hữu sinh đến côn trùng cần lưu ý
rằng: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hữu sinh đến quần thể côn trùng phụ
thuộc vào mật độ của chúng. Trong sinh học, quan hệ giữa các loài điển hình là
sự thích nghi hai mặt của các cá thể với nhau. Chẳng hạn, nếu động vật ăn thịt
hoặc ký sinh thích nghi với việc tìm mồi thì con mồi cũng thích nghi với việc

l n trốn thốt khỏi vật ký sinh hay ăn thịt đó,…


9

Sơ đồ 1. Diễn biến mật độ quần thể của 2 loài trong các cặp ép sinh vật:
Ký sinh – ký chủ hay vật bắt mồi ăn thịt – con mồi.
N1: Mật độ quần thể loài ký chủ hay con mồi.
N2: Mật độ quần thể loài ký sinh hay vật bắt mồi ăn thịt.
1.Mật độ quần thể của
ký chủ (hay con mồi)
2.Mật độ quần thể của
ký sinh (hay vật bắt mồi
ăn thịt)
3.Phần gạch là phản
ứng chậm trễ của thiên
địch đối với sự thay đổi
mật độ quần thể của ký
Sơ đồ 2. Sơ đồ biểu diễn phản ứng chậm trễ của thiên
địch đối với sự thay đổi mật độ quần thể của ký chủ
(hay con mồi)

chủ (hay con mồi)
 Hướng tác động của
thiên địch lên quần thể
ký chủ (hay con mồi)

Quan hệ tương hỗ đó khơng chỉ giới hạn trong phạm vi giữa 2 lồi mà nó
bao trùm lên tồn bộ quần xã sinh vật. Cơ sở của mối liên hệ giữa các loài sinh
vật riêng biệt trong quần xã sinh vật là chuỗi thức ăn hay lưới thức ăn.

Hiện có nhiều dẫn liệu chứng minh rằng tất cả các cơ chế điều hoà số lượng
quần thể dịch hại đều bị giới hạn tác động của chúng ở những khoảng thay đổi
nào đó của mật độ quần thể lồi hại. Mỗi cơ chế (hoặc một nhóm thiên địch) có
những ngưỡng và vùng tác động nhất định. Thấp nhất là Ngưỡng hoạt động hữu


10

hiệu của thiên địch đa thực, ý nghĩa điều hoà của chúng chỉ khi mật độ dịch hại
ở mức độ thấp. Thiên địch chun tính có vai trị điều hồ trong phạm vi thay
đổi rất rộng của mật độ quần thể loài dịch hại (từ mật độ thấp đến mật độ quần
thể dịch hại hơi cao). Vai trị điều hồ số lượng của vật gây bệnh chỉ xuất hiện
khi mật độ quần thể loài ở mức độ rất cao.
1.1.4. Biến động số lƣợng côn trùng
Trên cơ sở xem xét hàng loạt dẫn liệu về sự biến động số lượng và các
dạng cơ chế điều hoà số lượng, Viktorow (1967) [87] đã tổng hợp kết quả thành
sơ đồ chung của biến động số lượng côn trùng. Mật độ quần thể được xác định
bởi sự tương quan của các quá trình bổ sung thêm và giảm bớt đi số lượng cá
thể. Tất cả các yếu tố biến động số lượng đều tác động đến các quá trình này, khi
chúng làm thay đổi sức sinh sản, tỷ lệ chết và sự di cư của các cá thể. Các yếu
tố vô sinh mà trước tiên là điều kiện khí hậu, thời tiết tác động biến đổi lên côn
trùng được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua thức ăn, thiên địch. Sự
điều hồ được đảm bảo bằng sự tồn tại của các mối liên hệ ngược trở lại. Điều
đó phản ánh ảnh hởng của mật độ quần thể lên sức sinh sản, tỷ lệ chết và sự di c
trực tiếp thông qua mối quan hệ bên trong lồi và thơng qua thay đổi tính tích
cực của thiên địch và đặc điểm của thức ăn. Sự tồn tại các mối liên hệ ngược này
đảm bảo những thay đổi đền bù cho sự bổ sung và sự giảm sút số lượng quần
thể. Chính sự tác động thuận nghịch đó đã san bằng những sai lệch ngẫu nhiên
trong mật độ quần thể (Phạm Bình Quyền, 1994)[27].
Các cơ chế điều hồ số lượng có liên quan với dạng các yếu tố điều hoà mà

các yếu tố này điều chỉnh được những thay đổi ngẫu nhiên của mật độ quần thể.
Trong đa số trường hợp, hiệu quả tác động của các yếu tố điều hịa có đặc điểm
chậm trễ.
Các cơ chế riêng biệt của sự điều hoà số lượng côn trùng tác động trong
những phạm vi khác nhau của mật độ quần thể. Đó là các ngưỡng giới hạn và
vùng hoạt động của các yếu tố cơ bản điều hồ số lượng cơn trùng.


11

Ngưỡng giới hạn thấp với vùng điều hoà hẹp là các sinh vật ăn côn trùng đa
thực. Độ hẹp của vùng hoạt động của sinh vật ăn côn trùng đa thực là ngược
nhau làm cho chúng ít khả năng hạn chế số lượng sâu hại. Ở ngưỡng giới hạn
thấp có cả ký sinh và ăn thịt chun hố. Chính khả năng của các thiên địch
chun hố có mặt cả khi vật chủ (vật mồi) của chúng ở mật độ quần thể thấp đã
tạo điều kiện cho chúng có phản ứng số lượng.
Các sinh vật ăn cơn trùng chun hố có khả năng thực hiện sự điều hòa số
lượng cá thể ở cả mật độ thấp được xác nhận trong thực tiễn của phương pháp
sinh học đấu tranh chống côn trùng gây hại. Khác với sinh vật ăn côn trùng đa
thực, các ký sinh và ăn thịt chun hố có thể hoạt động trong phạm vi rộng hơn
của mật độ quần thể vật chủ (con mồi) nhờ khả năng tăng số lượng với sự gia
tăng mật độ của sâu hại. Điều này đã được ghi nhận trong thực tế ở những
trường hợp khả năng khống chế sự bùng phát sinh sản hàng loạt của sâu hại bởi
sinh vật ăn côn trùng chun hóa.
Sự điều hồ số lượng cơn trùng được thực hiện bằng một hệ thống hoàn
chỉnh các cơ chế điều hồ liên tục kế tiếp nhau. Hiện nay có hàng loạt dẫn liệu
thực tế xác nhận khả năng điều hoà của các cơ chế ở các mật độ khác nhau của
quần thể sinh vật. Các cơ chế điều hoà rất tốt ở cả những lồi có số lượng cao và
ở cả những lồi có số lượng thấp.
Phịng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng (IPM) dựa trên mối quan hệ

tương hỗ giữa cây trồng - sâu hại - thiên địch trong hệ sinh thái nông nghiệp và
các nguyên tắc sinh thái, tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp.
Theo Viktorov (1967) [87] sự dao động số lượng cơn trùng là kết quả của
hai q trình là sự thay đổi và sự điều hồ số lượng. Tính điều hồ giao động số
lượng cơn trùng có thể đợc xác định khơng phải bởi nhân tố bên ngồi mà là mối
tác động qua lại của các cơ thể sinh vật (Vũ Quang Cơn, 1998)[6]. Mức độ số
lượng của lồi có thể ổn định trong một thời gian dài nhng nó vẫn có thể thay đổi.
Điều này thấy rõ nhất trong sự thay đổi mức độ cá thể của loài côn trùng hại trong
các hệ sinh thái nông nghiệp. Khi số lượng con mồi phong phú, sự sinh sản của


12

vật ăn thịt sẽ đợc tăng cường và mật độ vật ăn thịt phụ thuộc chặt chẽ vào con mồi
đặc biệt là các vật ăn thịt thuộc nhóm đơn thực. Trong trường hợp vật ăn thịt và
con mồi có cùng một tiềm năng sinh học thì tác động của vật ăn thịt lên con mồi
là rõ rệt và ảnh hưởng nhiều đến sự biến động số lượng của con mồi. Ngược lại,
nếu khả năng sinh sản của vật ăn thịt thấp hơn con mồi thì sẽ khơng đủ sức hạn
chế một cách hiệu nghiệm sự tăng số lượng mạnh mẽ của con mồi và tác động
của vật ăn thịt lên con mồi sẽ cố định và không gây ảnh huởng lớn đối với sự biến
động số lượng con mồi (Trần Kiên, 1976; Phạm Bình Quyền, 1994)[13, 27].
Khi nghiên cứu quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi người ta thấy nổi lên sự
kìm hãm, hạn chế lẫn nhau về mặt số lượng giữa những chủng quần trong quần xã
dẫn đến sự cân bằng sinh học trong tự nhiên. Cân bằng sinh học cịn có nghĩa là số
lượng cá thể của các chủng quần luôn luôn ở trạng thái cân bằng. Nếu vì lý do nào
đó số lượng cá thể của một chủng quần nào đó tăng thì tiếp theo lại giảm đi. Do đó
hiện tượng cân bằng sinh học trong tự nhiên chỉ là hiện tượng tạm thời. Dưới tác
động của điều kiện ngoại cảnh, nhiều loài bị giảm sút về mặt số lượng, thậm chí bị
tiêu diệt hoặc xuất hiện những loài mới gây ra hiện tượng mất cân bằng. Nhưng sau
đó thế cân bằng lại được tái lập song có thể ở dới một dạng khác (Trần Kiên, 1976)

[13].
Như vậy sự điều hồ số lượng cơn trùng được thực hiện bằng một hệ thống
hoàn chỉnh các cơ chế điều hồ liên tục kế tiếp nhau. Đóng vai trị trong biến
động số lượng cơn trùng khơng phải tất cả các thành phần tạo nên quần xã mà
chỉ là một số thành phần nào đó có ảnh hưởng lên số lượng quần thể. Nhóm
thành phần này là một tập hợp các sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong quần xã. Do đó việc phịng trừ tổng hợp sâu hại cây trồng cần dựa vào mối
quan hệ giữa cây trồng-sâu hại-thiên địch và các nguyên tắc sinh thái.
1.5. Nghiên cứu về chân chạy bắt mồi họ Carabidae trên thế giới
1.5.1. Nghiên cứu về thành phần loài
Từ giữa thế kỷ XVIII, CCBM (Carabidae) đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Đây là một trong những họ có số lượng lồi lớn nhất trong


13

bộ cánh cứng, chúng có mặt ở nhiều nơi, được tìm thấy trong tất cả các vùng địa
lý và mơi trường ngoại trừ khu vực vùng Nam và Bắc cực của trái đất (Hackel
and Farkac, 2012) [55]. CCBM có phạm vi phân bố tương đối rộng và mật độ
cao trên thế giới, trong những khu vực nhiệt đới, ốc đảo, thì mật độ CCBM có
độ phong phú cao (Erwin, 1985; Erwin and Adis, 1982) [51, 52].
Trên thế giới hiện đã biết khoảng 30.000 loài thuộc họ CCBM (Coleoptera:
Carabidae). Nhưng việc nghiên cứu về phân loại học vẫn còn tiếp tục phát hiện
được nhiều lồi mới. Thí dụ, Sokolov và Watrous (2008) [84] đã phát hiện và
mơ tả lồi mới Anillinus aleyae Sokolov and Watrous (Carabidae: Trechinae:
Bembidiini) ở Ozark thuộc Hoa Kỳ.
Hrdlicka (2009) [57] ghi nhận vùng phân bố mới của 6 lồi thuộc giống
Brachinus ở khu vực Đơng Á, trong đó Trung Quốc có 3 lồi, Việt Nam có 1
lồi, Lào có 1 lồi và Indonesia có 1 lồi. Đây là những công bố bổ sung về
phạm vi phân bố trong khu vực cho tộc Brachinini so với các tác giả Andrewes

(1935) [47], Chaudoir (1876) [50], Jedlicka (1963) [59].
Vigna (1997) [86] cũng ghi nhận nhiều loài CCBM sống trong hang động ở
miền Nam Trung Quốc, đặc biệt dựa vào những đặc điểm hình thái đã phát hiện
được lồi Guizhaphaenops zorzini Taglianti. Các tác giả Maruyama (2009),
Wiedenmann và O’Neill (1990) [69, 89] khi so sánh sự khác biệt về cách sắp xếp các
đốm trên cánh cứng với các loài trong phân giống Merismoderus (Carabidae:
Paussinae) cũng đã cơng bố lồi mới cho khoa học là Merismoderus yamasakoi
Maruyama ở Lào.
1.5.2. Nghiên cứu về biến động thành phần loài CCBM
Sự tác động của các yếu tố vô sinh ở mức vượt ngưỡng sẽ gây nên tỷ lệ
chết cao ở tất cả các pha phát triển của Carabidae.Điều này tác động lớn đến sự
biến động mật độ quần thể ở các pha phát dục của CCBM (Jones, 1979) [60].
Trong điều kiện phịng thí nghiệm, lồi Harpalus rufipes có tỷ lệ hồn thành phát
triển từ trứng đến trưởng thành đạt khoảng 30% (Luff, 1980) [67].


14

Theo Wallin et al. (1992) [88], các loài Carabidae sống trong điều kiện
luôn biến động thường đẻ được số lượng trứng lớn hơn ở điều kiện ít biến động;
Theo Heessen (1981) [56], trong điều kiện môi trường không ổn định làm cho tỷ
lệ nở trứng của các loài Carabidae thường rất thấp, cho nên lựa chọn nơi đẻ
trứng của trưởng thành cái các loài họ Carabidae rất quan trọng. Loài
Pterostichus oblongopunctatus có tập tính chọn những nơi có độ an toàn cao để
đẻ trứng.
Nhiệt độ, độ m, lượng mưa là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến thời gian phát triển các ha và vòng đời của các loài họ Carabidae (Erwin,
1985; Erwin and Adis, 1982; Paarmann, 1986) [51, 52, 75].
Các lồi thuộc họ Carabidae có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 4oC
đến 35°C. Đối với loài Calleida decora, khi nhiệt độ 15,6oC, thời gian phát triển

của ấu trùng là 21,17 ngày; nhưng khi nhiệt độ ở 32,2oC thời gian này chỉ còn lại
13,4 ngày (McWhorter et al., 1984) [71]
Theo Boer và Boer-Daanje (1990) (dẫn theo Matalin, 1997) [70], khí hậu
Đại Tây Dương với mùa đông ấm áp và mùa hè m ướt đều thuận lợi cho sinh
sản của Carabidae, nhưng mùa hè chúng có sức sinh sản và phát triển mạnh hơn,
đa số chúng sinh sản mạnh, liên tục từ đầu mùa xuân đến cuối mùa thu, có
khoảng 40 lồi phát triển vào mùa hè (có ấu trùng vào mùa hè), chỉ có khoảng
21 lồi phát triển vào mùa đơng (ấu trùng có trong mùa đơng) và khoảng 7 lồi
có khả năng sinh sản được trong mùa đơng.
Theo Nelemans (1986) [73], ngồi yếu tố nhiệt độ và độ m, thức ăn là một yếu
tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng của trưởng thành. Sự phát triển ở
pha ấu trùng của loài Nebria brevicollis bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và số lượng, chất
lượng thức ăn. Khi hạ thấp nhiệt độ và giảm lượng thức ăn sẽ kéo dài sự phát triển.
Đặc biệt để chu n bị lột xác ấu trùng cần phải ăn nhiều lượng thức ăn hơn.
Mặt khác, khả năng tiêu thụ khối lượng con mồi có ảnh hưởng đến khả
năng đẻ trứng của cá thể trưởng thành cái bọ Carabidae: Trong thời kỳ sinh sản,
nếu cung cấp thức ăn đầy đủ cho trưởng thành cái, chúng có thể đẻ số lượng


15

trứng đạt tối đa 59% tổng số lượng trứng đẻ được trong vòng cả đời (Nelemans
et al., 1989; van Dijk, 1994) [74, 85].
Wallin et al. (1992) [88] nhận thấy số lượng trứng và kích thước trứng ở các
lồi Pterostichus cupreus Lind. và Pterostichus melanarius (Illiger) đều chịu ảnh
hưởng bởi thành phần thức ăn. Tỷ lệ đẻ trứng đạt cao nhất khi trưởng thành cái
các loài P. cupreus và P. melanarius được cung cấp chế độ ăn đa dạng ở trong
khoảng thời gian dài; khi thay đổi thành phần thức ăn, kích thước của trứng và số
trứng đẻ ra bị thay đổi so với những trưởng thành cái khác có cùng kích thước.
Theo Brandmayr và Brandmayr (1991) [48], tỷ lệ tử vong thay đổi trong thời

gian sinh sản, do tác động của các yếu tố sinh thái và sinh lý, trong đó các yếu tố
sinh thái có tác động nhiều hơn yếu tố sinh lý. Trong tất cả các loài họ Carabidae
được theo dõi đều cho thấy sự thay đổi khả năng đẻ trứng có liên quan đến lượng
thức ăn. Khi nguồn thức ăn thiếu, các loài Carabidae chỉ ăn để tồn tại, khi nguồn
thức ăn đầy đủ chúng sẽ sinh sản (Mols, 1988 [72].
Đối với loài Leptocarabus kumagaii, số lượng trứng được đẻ ra của các cá
thể trưởng thành cái già (có ngày tuổi nhiều) và các cá thể trưởng thành cái non
(có ngày tuổi ít, tức là đẻ trứng lứa đầu tiên) đều chịu ảnh hưởng của chất lượng
thức ăn. Trên đồng ruộng sự chênh lệch về số lượng trứng được đẻ ra của hai
nhóm này khác biệt khơng đáng kể. Trong điều kiện phịng thí nghiệm, số trứng
được đẻ ra của cá thể trưởng thành cái tỷ lệ thuận với sự gia tăng số lượng thịt
bò dùng làm thức ăn. Thức ăn là thực vật khơng có ảnh hưởng đến số lượng
trứng đẻ được của cá thể trưởng thành cái, nhưng đủ cho sự sống của cả cá thể
trưởng thành đực và cá thể trưởng thành cái của CCBM (Sota, 1984) [83].
Trong PTN, điều kiện thức ăn quyết định tỷ lệ chết (25-97%) của ấu
trùng loài Nebria brevicollis (Nelemans et al., 1989) [74]. Các kết quả thí
nghiệm, kết hợp với các mơ phỏng máy tính đã chỉ ra ấu trùng Pterostichus
oblongopunctatus có tỷ lệ tử vong đạt đến 96%. Các yếu tố nhiệt độ, thức
ăn, ký sinh,... đều có ảnh hưởng đến mật độ quần thể ở pha ấu trùng
(Brunsting et al., 1986) [49].


16

Tuy là lồi săn mồi, nhưng trong q trình sinh trưởng phát triển các loài
CCBM họ Carabidae cũng thường làm vật mồi cho các loài săn mồi khác hoặc làm
vật chủ cho các ký sinh. Trứng loài Pterostichus madidus được đẻ ra thường bị
nhiễm tuyến trùng ký sinh Mermis nigrescens Dujardin. Ấu trùng lồi Calleida
decora (Fabr.) có thể bị ăn thịt sau khi nở và lột xác khi cơ thể cịn mềm. Trong điều
kiện khan hiếm thức ăn khi ni nhốt chúng có thể ăn trứng, ăn thịt ấu trùng, nhộng

và trưởng thành đồng loại (Richman et al., 1980) [78]. Tác động của môi trường
làm cho trứng mới đẻ của loài Pterostichus oblongopunctatus nhanh bị mốc
hoặc làm thức ăn cho các lồi cơn trùng khác, nên tỷ lệ nở trứng thành ấu trùng
đạt rất thấp, chỉ khoảng 7% (Heessen, 1981) [56].
Các lồi họ Carabidae có nhiều khả năng tồn tại và phát triển mạnh trên
đồng ruộng khi không bị tác động của yếu tố con người. Tác động của yếu tố
con người trong canh tác (làm xáo trộn đất) đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ
hỏng của trứng, gây tử vong ấu trùng và trưởng thành (Shearin et al., 2007)
[82]. Việc lựa chọn kỹ thuật cắt gốc trong thu hoạch rất quan trọng để bảo tồn
các loài Carabidae. Điều này được chứng minh khi dùng máy Flail cắt ở độ cao
5 cm đã giảm 50% số lượng các lồi Carabidae, trong khi đó thanh cắt cỏ trục
quay gây ra thiệt hại không đáng kể (Humbert et al., 2008) [58].
Kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy các yếu tố của môi trường sống
(như nhiệt độ, độ m, nguồn thức ăn, tác động của con người,…) đều có ảnh
hưởng lớn đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của CCBM.
1.5.3. Nghiên cứu về sự phân bố của CCBM
Họ Carabidae là một họ đa dạng và phong phú về thành phần lồi, đã có rất
nhiều các cơng trình nghiên cứu công bố:
Sakine và Martin (2009) [80] công bố ở Thổ Nhĩ Kỳ có 57 lồi CCBM
được thu thập bằng các loại bẫy trên 7 loại cây trồng khác nhau. Một nghiên cứu
khác đã ghi nhận được 17 loài thuộc giống Bembidiina (Carabidae: Bembidiini)
ở vùng núi Amanos của Thổ Nhĩ Kỳ (Sakine, 2014) [78].


17

Theo Liebherr (1992) [66], ở quần đảo Society ghi nhận 14 lồi thuộc giống
Mecyclothorax (các lồi thuộc giống này có chiều dài cơ thể là 3-5 mm và khơng có khả
năng bay). Ở Australia có 25 lồi và khoảng 40 loài phân bố từ Java đến New Zealand.
Kết quả nghiên cứu về thiên địch của sâu khoang hại lạc đã xác định được

48 lồi CCBM, trong đó ở Ấn Độ có 23 lồi, Nhật Bản có 8 lồi, Trung quốc có
7 lồi, Papua New Guinea và Tây Ban Nha đều có 4 lồi, Indonesia và Australia
đều chỉ có 1 lồi (dẫn theo Rao and Wightman, 1994) [77].
Katsuyuki và Wen-Jer (2014) [62] trong năm 2001-2002 đã ghi nhận 8 loài
thuộc tộc Odacanthini ở Đài Loan. Trong đó, bổ sung ba lồi cho Đài Loan, đặc
biệt là phân loài Ophionea bhamoensis taiwanensis. Tộc Odacanthini có khả
năng phân bố trên tồn thế giới (Liebke, 1938) [65]. Pha trưởng thành của tộc
này có đặc điểm đặc trưng với đầu hình thoi và chúng thường sống ở những nơi
m ướt trong sinh quần đồng lúa (Habu, 1967, 1973) [53, 54].
Gần đây, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào tìm hiểu vai trị của thiên
địch và hướng lợi dụng chúng trong việc kìm hãm sự phát triển của quần thể sâu
hại. Các tác giả đều đi đến thống nhất coi biện pháp sinh học là thành phần quan
trọng và chủ chốt của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lạc nói riêng
và cây trồng nói chung. Tuy nhiên, cho tới nay còn thiếu hiểu biết đáng kể về biến
động số lượng các loài bắt mồi ăn thịt, ký sinh cũng như mối quan hệ giữa chúng
với các quần thể sâu hại trong hệ sinh thái nông nghiệp.
1.6. Nghiên cứu về chân chạy bắt mồi họ Carabidae tại Việt Nam
1.6.1. Nghiên cứu về thành phần loài
Những nghiên cứu về khu CCBM ở Việt Nam chưa nhiều. Mandk và
Chujo (1964) [68] đã định loại mẫu ở Đơng Nam Á có 22 lồi gặp ở Việt
Nam. Park et al., (2006) [76] công bố ở Việt Nam có 187 lồi phân bố rộng
trên nhiều loại cây trồng nông nghiệp tại nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Theo điều tra côn trùng miền Bắc của Viện BVTV năm 1976 [41], đã nghi
nhận trong danh lục côn trùng có 67 lồi và trong “Kết quả điều tra cơn trùng
miền Bắc Việt Nam” cũng ghi nhận có 67 lồi (Mai Quý và nnk., 1981) [25].


18

Các nghiên cứu của Lê Khương Thuý (1989) [36] đã cơng bố 51 lồi ở

Việt Nam. Hà Quang Hùng và Vũ Quang Cơn (1990) [9] đã cơng bố 18 lồi
được thu thập trên cây lúa và 5 loài trên cây đậu tương. Phạm Văn Lầm
(1994) [18] đã công bố tộc Odacanthini (Carabidae) ở Việt Nam có 9 lồi,
trong đó ở Nghệ An có 2 lồi là E. fuscipennis và Ophionea ishiii. Một
nghiên cứu khác của Phạm Văn Lầm (2000) [20] đã thống kê được 52 lồi
CCBM là cơn trùng thiên địch của sâu hại lúa, trong đó có 15 lồi ghi nhận
cho vùng đồng bằng Nghệ An.
Nghiên cứu về giống Ophionea (Coleoptera: Carabidae), Lê Khương Thuý
(1990) [37] đã xác định được 4 lồi của giống, đó là O. indica, O. nigrofasciata,
O. ishiii, O. interstialism. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra được khố định loại
của 4 lồi này. Ngồi ra, năm 2001 tác giả cũng đã đưa ra khoá định loại côn
trùng cánh cứng bọ chân chạy thuộc hai tộc Odacanthini và Driptini
(Coleoptera: Carabidae) ở Việt Nam [40].
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Hằng, Hà Quang Hùng (2007) [4] về
côn trùng bắt mồi trên đậu tương vụ đông-xuân năm 2006 tại Chương Mỹ, Hà
Tây đã phát hiện có 16 loài thuộc họ Carabidae.
Phạm Thị Vượng (2000) [43] đã thu được 9 loài bắt mồi của sâu hại lạc ở một
số vùng trồng lạc phía Bắc, nhưng chỉ duy nhất có một lồi thuộc họ Carabidae chưa
định được tên loài là Chlaenius sp.
Nguyễn Đức Khánh (2002) [12] cho biết lạc vụ xn ở Hà Tĩnh có 13 lồi thiên
địch, trong đó có lồi bọ ba khoang hai chấm trắng (Ophionae ishii Habu) khá phổ
biến.
Nguyễn Thị Thanh và nnk. (2014) [34] cho thấy trên ruộng lạc ở huyện
Diễn Châu và Nghi Lộc (Nghệ An) có 4 lồi thuộc họ Carabidae thường gặp là
Chlaenius inops Chaudoir, Chlaenius sp., Ophionea nigrofasciata (SchmidtGoebel) và Pheropsophus occipitalis Macleay.


19

Theo Lê Anh Sơn và nnk (2013) [28], ghi nhận định được 47 loài trên 4 loại

cây trồng phổ biến ở 6 huyện vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An. Mức độ phổ biến
của các lồi CCBM khơng giống nhau trên những cây trồng được điều tra.
Như vậy, qua nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy số loài của CCBM ở
Việt Nam là khá đa dạng trên nhiều loài cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều
lồi là thiên địch của sâu hại trên các cây trồng nông nghiệp.
1.6.2. Nghiên cứu về biến động thành phần loài CCBM
Thành phần lồi CCBM ln biết động theo từng khoảng thời gian trong
năm, điều này phụ thuộc bời yếu tố nhiệt độ, độ m, sức sinh sản, thời gian sinh
sản của từng loài CCBM, số lượng con mồi,…
Theo Nguyễn Đức Hiệp và Vũ Quang Cơn (2007) [5], mỗi lồi CCBM có
khoảng thời gian sinh sản khác nhau trong năm: loài Harpalus sinicus có thời
gian sinh sản trong tháng 3-4; hai lồi Stenolophus quiquepustulatus và S.
smaragdulus sinh sản 2 đợt rõ rệt vào tháng 3-4 và tháng 9–10; loài
Chlaenius leucops vào tháng 8-9; loài C. micans sinh sản vào cuối tháng 5–6
và tháng 8–9; loài Pterostichus sp.1 sinh sản trong tháng 4–5; loài
Platymetopus flavilabris và Pseudognathaphanus punctilabris sinh sản trong
tháng 7–10; C. bioculatus sinh sản trong tháng 4-6 và từ 8–10 và loài C.
bimaculatus sinh sản vào giữa tháng 3–6 và giữa tháng 8-10.
Trần Đình Chiến (2002) [1] cho rằng C. bioculatus có khả năng sinh sản
cao, thời gian đẻ trứng kéo dài, trung bình mỗi cá thể trưởng thành cái đẻ
khoảng 102,64 trứng trong thời gian sống của chúng.
Theo Trần Ngọc Lân và nnk. (2008) [23], thời gian phát dục và sức ăn của
loài C. bimaculatus tăng dần theo tuổi của chúng. Phạm vi dao động trong các
pha phát dục không lớn, thời gian phát dục trong từng pha thường chỉ tập trung
ở số ngày nhất định, sự dao động rất ít. Ở điều kiện 28oC và 73% m độ, thời
gian phát dục trung bình của chúng ngắn hơn, sức ăn nhiều hơn so với ở điều
kiện 20oC và 82% m độ. Cụ thể, ở 28oC và 73% độ m, với thức ăn là sâu cuốn
lá đậu tương Hedylepta indicata, thời gian phát dục của ấu trùng tuổi 1 trung



×