Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Ổn định nề nếp học sinh lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.81 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĂN YÊN

TRƯỜNG PTDTNT THCS HUYỆN VĂN YÊN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
ỔN ĐỊNH NỀ NẾP HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
NGAY TỪ ĐẦU NĂM HỌC TẠI TRƯỜNG PTDTNT
THCS HUYỆN VĂN YÊN

Tác giả: HÀ THỊ THANH HIẾU
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Địa lý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTNT THCS huyện Văn Yên

Văn Yên, ngày 10 tháng 09 năm 2019


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Ổn định nề nếp học sinh lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm
học tại trường PTDTNT THCS huyện Văn Yên
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: trường PTDTNT THCS huyện Văn Yên
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05 tháng 08 năm 2019 đến ngày
05 tháng 10 năm 2019
5. Tác giả:
Họ và tên: Hà Thị Thanh Hiếu
Năm sinh: 20/05/1989
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Địa lý
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường PTDTNT THCS huyện Văn Yên
Địa chỉ liên hệ: Trường PTDTNT THCS huyện Văn Yên


Điện thoại: 0979199958
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong những năm vừa qua, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 8 và lớp 9 là
những đối tượng học sinh có tâm lí phức tạp bởi là giai đoạn chuyển giao giữa trẻ
con và người lớn. Với đặc thù của nhà trường là trường chuyên biệt đào tạo con em
các dân tộc thiểu số trường PTDTNT THCS huyện Văn Yên là một ngôi trường
đặc biệt với 100% học sinh là dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn trong
huyện. Qua hai lần chủ nhiệm học sinh lớp 8 với việc áp dụng một số phương pháp
trong công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy:
- Việc duy trì nề nếp ngay từ đầu năm học là một việc rất cần thiết và quan
trọng nhằm đảm bảo cho học sinh có một nề nếp tốt duy trì tới cuối năm học.
- Khả năng giao tiếp của học sinh cịn hạn chế, nhiều học sinh khơng dám
trao đổi những khó khăn, vướng mắc, cịn ngại ngùng với thầy cô và bạn bè.
- Sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi cách sống
mới bao gồm cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, đặc biệt là sự phát triển mạnh của
Internet đã khiến một bộ phận không nhỏ học sinh bị ảnh hưởng.
- Nề nếp nội trú không ổn định, thường xuyên mắc lỗi nội vụ, vi phạm nội
quy nhà trường: ăn quà vặt, sử dụng điện thoại di động, trêu trọc, trấn áp lẫn
nhau,...
2


- Một số gia đình cịn khó khăn, lo làm kinh tế hoặc đi làm ăn xa cịn phó
mặc con cái cho nhà trường, khơng có thời gian quan tâm đến con em mình.
- Khơng duy trì tốt được nề nếp nội trú ngay từ đầu sẽ khiến giáo viên cũng
như đội tự quản của lớp gặp nhiều khó khăn trong đôn đốc, quán xuyến lớp học.
Với những thực trạng trên, để xây dựng nề nếp cho học sinh đòi hỏi người
giáo viên phải nhiệt tình, tính dứt khốt, quan tâm đồng đều đến tất cả học sinh
mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên cịn phải có tấm lòng bao dung, nhân

hậu, biết thương yêu học sinh như con mình. Người giáo viên cần phải có biện
pháp, có chiến lược hay phác đồ chi tiết để ổn định nề nếp lớp chủ nhiệm ngay từ
đầu năm học để có thể uốn nắn cho các em kịp thời, đặc biệt cần phải ổn định được
nề nếp học sinh ngay từ đầu năm học.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
+ Ổn định được nề nếp lớp học ngay trong thời gian đầu (2 tháng đầu năm),
tăng cường hoạt động và nâng cao vai trò của đội ngũ ban cán sự lớp.
+ Học sinh khơng nói tục, chửi bậy, biết lễ phép với người lớn, biết vâng lời
ông bà, cha mẹ, thầy cơ, …
+ Tích cực trong các hoạt động của trường, lớp, của liên đội …
+ Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi trong học tập, trong hoạt
động vui chơi …
+ Giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin về bản thân.
+ Học sinh trung thực, đồn kết.
+ Hình thành một số kĩ năng sống cho học sinh.
+ Chăm học chăm làm , tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, lao động,
thể dục thể thao, văn nghệ …
+ Tự giác học tập, giữ trật tự trong các giờ tự học, hăng hái trong các giờ học
chính khóa.
+ Nề nếp nội trú được ổn định và giữ vững, vệ sinh phòng ở sạch sẽ, hạn chế
tối đa tình trạng ăn quà vặt, xả rác bừa bãi, không sử dụng điện thoại di động và các
vật dụng không được phép sử dụng trong trường.
+ Trang phục, đầu tóc gọn gàng, mặc đồng phục đúng quy định.
+ Tập thể lớp đồn kết, gương mẫu, có ý thức vươn lên không ngừng.
- Nội dung giải pháp :
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm ngay từ đầu năm học tôi
đưa ra các biện pháp ứng với từng giai đoạn như sau:
3



Giai đoạn 1: Giai đoạn mới nhận lớp chủ nhiệm
Trong cuộc họp phân công nhiệm vụ đầu năm học, khi được phân công chủ
nhiệm lớp cần xác định rõ và có ý đồ sẵn đối với lớp mình được phụ trách. Ngay
sau đó, giáo viên hình dung lại một cách tổng thể nhất về tập thể lớp, đánh giá khái
quát, nhận định về lớp thông qua việc giảng dạy từ năm học trước, sau đó tiến hành
khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ để có cái
nhìn chính xác và cụ thể hơn.
Tiến hành bàn giao tình hình của lớp với giáo viên chủ nhiệm cũ, hình thành
ngay trong đầu những dự định, phác thảo ngay ý đồ xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm
đồng thời cần tiến hành tìm hiểu và ghi sổ chủ nhiệm những đối tượng sau:
+ Đội ngũ ban cán sự lớp của năm học trước: lưu ý thăm dò và nhớ lại hoạt động
của đội ngũ ban cán sự lớp thông qua xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm cũ và nhớ
lại tình hình năm học trước thơng qua hoạt động quản lí học sinh, giảng dạy bộ
mơn để xem học sinh nào làm tốt, có khả năng lãnh đạo, quán xuyến lớp tốt nhất
đồng thời những học sinh nào có khả năng để tiếp tục bồi dưỡng và đưa vào danh
sách cán sự lớp bởi đây là lực lượng quan trọng và nóng cốt để giữ nề nếp cho lớp.
+ Học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn để có động viên, khuyến khích và giúp
đỡ các em kịp thời giúp các em yên tâm hơn để học tập và rèn luyện tốt.
+ Học sinh cá biệt: đây là đối tượng học sinh cần lưu ý hơn cả. Đối với từng em cần
tìm hiểu rõ hồn cảnh gia đình, tính cách, sở trường... Từ đó, khơi gợi cho các em
phát huy năng lực của bản thân, làm được những điều có ích, phát huy được những
mặt mạnh sẽ giúp các em tiến bộ hơn.
+ Học sinh yếu: tìm hiểu nguyên nhân và phướng hướng khắc phục.
+ Học sinh có những năng lực đặc biệt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, khả
năng thuyết trình,... để từ đó có phương án bồi dưỡng thêm tham gia vào các hoạt
động của chi đội, liên đội,...
Tóm lại dù với đối tượng học sinh nào thì bản thân giáo viên cũng phải lưu ý
tìm hiểu nguyên nhân, hồn cảnh sau đó dùng phương pháp tác động tình cảm,
động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác

định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. Ngay trong giai đoạn đầu, khi học sinh
còn chưa xuống trường giáo viên cần tìm hiểu kĩ lưỡng, phân loại trước các đối
tượng học sinh để có phương án và phác đồ phù hợp đối với lớp chủ nhiệm. Tất cả
những nội dung tìm hiểu được giáo viên cần ghi ra giấy, nên lập một cuốn sổ chủ
nhiệm của cá nhân để tổng hợp các nội dung theo từng ngày sẽ tiện cho việc theo
dõi. Giáo viên cần đặt ra các mục tiêu và ý đồ cụ thể dựa trên các thông tin thu thập
được để chuẩn bị đón học sinh tái nhập trường.
Giai đoạn 2: Giai đoạn học sinh tái nhập trường

4


Sau một kì nghỉ hè dài thì ngày xuống trường đầu tiên của năm học mới là
ngày học sinh mong đợi nhất. Giáo viên chủ nhiệm lúc này sẽ đón học sinh, hướng
dẫn học sinh dọn dẹp phòng ở, đồ đạc để đúng nơi quy định cùng với giáo viên chủ
nhiệm cũ. Sau đó, sẽ nhận bàn giao trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm cũ trực tiếp
dưới sự chứng kiến trực tiếp của học sinh. Buổi bàn giao này thực sự rất quan
trọng, giáo viên cần:
- Đưa ra nguyên tắc làm việc mới với thái độ vừa mềm dẻo, vừa nghiêm khắc giống
như thổi một luồng sinh khí mới cho lớp khiến học sinh vừa hứng thú lại vừa vào
khn khổ mới.
- Giáo viên nói rõ u cầu đối với học sinh, sẽ ghi nhận những học sinh có nhiều cố
gắng và ngược lại.
- Nhấn mạnh việc xây dựng một tập thể đồn kết có vai trị quan trọng. Mỗi một
học sinh cần có tấm lịng bao dung sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp về học tập
và trong đời sống.
- Khơi gợi lại những lợi ích khi được học trường Nội trú để từ đó thấy được học ở
trường là một niềm tự hào, đòi hỏi bản thân phải khơng ngừng cố gắng...
Tóm lại, ngay trong buổi họp lớp đầu tiên giáo viên cần cho học sinh thấy
được cái uy của mình, có ngun tắc làm việc riêng, khiến các em tin tưởng, hứng

thú và nhận thấy được nếu mình cố gắng thì sẽ tốt cho bản thân và đều được cô
giáo ghi nhận.
Giai đoạn 3: Giai đoạn xây dựng nề nếp ban đầu
Sau khi ổn định được tình hình lớp, ngay trong buổi họp lớp lần 2 giáo viên
cho học sinh học tập nội quy nhà trường, nội quy của lớp. Giáo viên có thể in nội
quy sau đó nêu ra trước tập thể lớp đồng thời phân tích sâu hơn, kèm theo những
dẫn chứng cụ thể, những sự việc đã xảy ra trong những năm học trước để học sinh
nhận thấy và rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Từ nền tảng là nội
quy nhà trường, giáo viên đưa ra thêm một số nội quy cụ thể trong lớp học. Cuối
buổi giáo viên yêu cầu học sinh tự nghiền ngẫm các nội dung đã triển khai và tự
viết bản cam kết thực hiện nội quy nộp cho giáo viên vào buổi hôm sau để giúp cho
mỗi học sinh tự tìm hiểu và nắm vững hơn nội quy, đồng thời tự hứa, tự cam kết
thực hiện tốt nhiệm vụ. Giáo viên lưu bản cam kết vào túi hồ sơ của các em do giáo
viên tự lưu trữ để theo dõi sự tiến bộ cũng như mức độ vi phạm trong năm học của
từng em.
Việc tiếp theo đó là xây dựng, củng cố đội ngũ ban cán sự lớp. Xây dựng
được một đội ngũ ban cán sự quản lý giỏi là việc rất quan trọng người giáo viên
làm cơng tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ
lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của
các bạn là cơng việc cần thiết và có ích. Trước hết, những học sinh được chọn làm
cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ
5


luật, tham gia các hoạt động, đối xử tốt và cơng bằng với bạn bè.... đặc biệt phải có
tiếng nói trong tập thể lớp, được các bạn tin tưởng. Qua tham khảo ý kiến của giáo
viên chủ nhiệm cũ và xét lại quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng em thơng qua
giảng dạy bộ mơn, cơng tác quản lí học sinh của năm học trước giáo viên lựa chọn
và phân công nhiệm vụ cho từng em trong đội ngũ ban cán sự lớp thơng qua hình
thức tổ chức bình bầu trước lớp. Tránh trường hợp hợp bầu dàn trải, trong buổi sinh

hoạt giáo viên đưa ra yêu cầu rõ ràng và khéo léo định hướng cho học sinh cả lớp
bầu theo ý định của mình để đảm bảo đội ngũ vừa có chất lượng lại vừa được tập
thể học sinh tín nhiệm, khi đó vai trị của đội ngũ cán sự lớp mới thực sự hiệu quả.
Sau khi lựa chọn được một đội ngũ ban cán sự lớp, giáo viên giao nhiệm vụ
cho từng thành viên trước tập thể lớp:
1. Lớp trưởng
- Theo dõi, đôn đốc, quán xuyến và bao quát tình hình chung của cả lớp, chịu trách
nhiệm trước cô giáo chủ nhiệm về lớp.
- Tổng hợp sổ theo dõi của các lớp phó và các tổ trưởng vào cuối tuần.
- Viết báo cáo tuần và nộp cho Lớp Trực tuần, tổ chức buổi sinh hoạt lớp vào cuối
tuần
2. Lớp phó Học tập
- Theo dõi, đơn đốc mọi tình hình liên quan đến vấn đề học tập, bao gồm:
+ Theo dõi việc thực hiện các giờ tự học (buổi chiều và buổi tối).
+ Theo dõi những trường hợp lê lớp muộn.
+ Theo dõi những trường hợp nghỉ học có phép, khơng phép, bỏ tiết.
+ Theo dõi những trường hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập, cờ
đen.
- Tổng hợp tình hình theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần.
3. Lớp phó Văn - Thể
- Làm cơng tác về Văn hố - Văn nghệ, Thể dục - Thể thao.
- Theo dõi tình hình thực hiện các buổi tập thể dục (buổi sáng và giữa giờ).
- Chuẩn bị các bài hát hoặc tiết mục văn nghệ cho những buổi hát đầu giờ, các đợt
thi đua Chào mừng các ngày Lễ, Tết.
- Báo cáo cho lớp trưởng những thành viên khơng nghiêm túc, tích cực vào cuối tuần.
4. Lớp phó lao động.
- Theo dõi việc thực hiện các buổi Vệ sinh khu vực (được phân công) vào các buổi sáng.

6



- Theo dõi việc trực nhật hằng ngày của từng bàn, báo cáo Giáo viên Chủ nhiệm
những bàn bàn quét lớp không sạch.
- Theo dõi việc thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công về sĩ số, chuẩn bị
dụng cụ lao động và tinh thần tự giác, tích cực của các thành viên trong lớp.
- Tổng hợp tình hình theo dõi cho lớp trưởng vào cuối tuần.
5. Lớp phó đời sống
- Theo dõi và kịp thời báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm những bạn ốm đau.
- Hằng ngày theo dõi và báo cơm với Kế toán, cắt cơm đối với những bạn xin nghỉ
về nhà hoặc báo cháo cho những bạn ốm.
- Tổng hợp tình hình và báo cáo lớp trưởng vào cuối tuần.
6. Các tổ trưởng
- Theo dõi tình hình thực hiện nền nếp học tập, rèn luyện của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp hoạt động của tổ và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần.
7. Đội cờ đỏ
- Theo dõi những trường hợp đánh nhau, nói tục, chửi bậy và báo cáo Giáo viên
Chủ nhiệm.
- Theo dõi việc thực hiện Điều lệ Đội TNTP của các thành viên trong lớp.
- Theo dõi việc đeo khăn quàng đỏ của các thành viên trong lớp.
- Tổng hợp kết quả theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần
Sau khi giao nhiệm vụ trước lớp để ban cán sự và tập thể lớp nắm được giáo
viên yêu cầu đội ngũ ban cán sự lớp sẽ tổ chức một buổi họp riêng để giáo viên chủ
nhiệm cụ thể hóa thêm một số nội dung để ban cán sự làm việc hiệu quả và phát
huy tốt khả năng của mình. Như vậy khi hình thành được đội ngũ ban cán sự lớp
bắt đầu thực hiện nề nếp nội trú ngay từ những buổi đầu tiên. Trong thời gian này,
giáo viên chủ nhiệm thường xuyên lên lớp, kiểm tra đột xuất nề nếp nội vụ, nề nếp
tự học vào buổi tối, vệ sinh khu vực vào buổi sáng, thể dục giữa giờ,… nếu phát
hiện thấy những trường hợp chưa thực hiện tốt cần chỉ ra ngay để trưởng phịng,
đội cờ đỏ, lớp phó, lớp trưởng,… nắm được để quán xuyến tốt hơn. Thường xuyên
ghi nhận và biểu dương các cá nhân có ý thức tốt và phê bình nghiêm khắc những

trường hợp vi phạm. Trong khoảng 2 tuần, khi học sinh đã khá quen với nề nếp nội
trú, hình thành được những thói quen tích cực thì giáo viên có thể lên lớp với
cường độ thưa hơn một chút để dành thời gian cho ban tự quản tự điều phối hoạt
động của lớp.
Trong thời gian này, giáo viên cần nghiêm khắc kiểm điểm những trường
hợp học sinh vi phạm, lưu vào hồ sơ cá nhân của từng học sinh mà giáo viên tự
7


chuẩn bị những nội dung vi phạm để theo dõi hoặc làm việc với phụ huynh nếu cần
thiết đồng thời biểu dương, ghi nhận những học sinh có tiến bộ về mọi mặt.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp có thể được áp dụng ở các khối lớp 7,8,9 ở trường PTDTNT
THCS huyện Văn Yên.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Từ những biện pháp giáo dục nề nếp trên đây từ đầu năm đến nay lớp tôi
đã đạt được những kết quả đáng kể, số học sinh vi phạm giảm hơn nhiều và thứ tự
xếp loại thi đua hàng tuần cũng được nâng cao đáng kể, số lỗi nội vụ giảm đi đáng
kể so với năm học trước (tính trong khoảng thời gian 8 tuần đầu để so sánh):
Năm học

Số lượt học
sinh mắc lỗi

Số học sinh
được biểu
dương

Số giờ tự học

mất trật tự

Lỗi nội vụ
tuần

2018 - 2019

24

3

16

6

2019 - 2020

5

14

0

2

Tập thể lớp tính đến tuần học thứ 6 đã có nhiều thay đổi đáng kể:
- Học sinh hăng say trong học tập, mạnh dạn trao đổi những khó khăn vướng
mắc với giáo viên chủ nhiệm.
- Các em học sinh trong lớp đều ngoan ngỗn lễ phép, kính thầy u bạn, lễ
phép với người lớn, chăm chỉ học tập, có tinh thần chia sẻ khó khăn với người

khác như với bạn học sinh trong trường có hồn cảnh khó khăn: học sinh Diệu (lớp
6B) và đã được nhà trường tuyên dương.
- Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, tham gia mọi hoạt động
của trường của lớp một cách nhiệt tình và có hiệu quả.
- Nghiêm túc tập thể dục đầu giờ và giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp một cách
trật tự
- Nề nếp giờ tự học, truy bài bảo đảm.
- Tập thể lớp đoàn kết, yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.
- Giáo viên khơng cịn phải xử lí một số những vi phạm lớn như những năm
trước: đánh nhau, trốn trường đi chơi điện tử,...
5. Các thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trường nội trú và bán trú.
8


8. Tài liệu kèm: Không
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm là những giải pháp tự tích lũy được,
khơng sao chép hay vi phạm bản quyền của cá nhân hay tổ chức nào.
Nếu có tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
XÁC NHẬN

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Thị Thanh Hiếu

9




×