Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài nghiến (burretiodendron hsienmu w y chun f c how) tại xã long đống, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 96 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi sinh viên chúng ta đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thực
tập tốt nghiệp, đây cũng là giai đoạn kết thúc sau bốn năm học tập và nghiên cứu
tại trƣờng. Việc thực tập tốt nghiệp nhằm củng cố và hệ thống hóa lại cơ bản
kiến thức đã học trên giảng đƣờng từ đó áp dụng đúng đắn và sáng tạo vào thực
tiễn đời sống, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau này ra trƣờng có thể
đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội, hồn thành tốt mọi cơng việc đƣợc giao.
Đƣợc sự nhất trí của trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, Khoa Quản lý
tài nguyên rừng và môi trƣờng, bộ môn Thực vật rừng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Nghiến (Burretiodendron
hsienmu W.Y.Chun & F.C.How) tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn”.
Để có đƣợc kết quả cuối cùng với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ quan
tâm của Nhà trƣờng, Cơ quan chức năng địa phƣơng khu vực nghiên cứu, bạn bè
gia đình. Qua đây tơi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu Nhà trƣờng, các thầy
cô giáo khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng. Đặc biệt tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Phạm Thanh Hà đã hƣớng
dẫn, chỉ bảo tận tình để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, phòng chuyên môn nông lâm nghiệp,
cán bộ và một số hộ nông dân xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn tạo
mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời tôi gửi lời cảm ơn trung tâm thông tin, thƣ viện trƣờng Đại học Lâm
nghiệp đã cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trong suốt quá trình thực hiện, mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức
nhƣng do còn nhiều hạn chế nhất định về mặt thời gian, kinh nghiệm, trình độ
bản thân nên đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy rất mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và các bạn để bài khóa luận
đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Hoàng Quang Luận


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
DANH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
TĨM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học ........................................................ 3
1.1.2. Nghiên cứu về phân bố cây rừng ................................................................ 4
1.1.3. Nghiên cứu về loài Nghiến trên thế giới ..................................................... 5
1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 6
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc và phân bố cây rừng .............................................. 6
1.2.2. Nghiên cứu về loài Nghiến ở Việt Nam...................................................... 8
1.3. Giới thiệu chung về loài Nghiến .................................................................... 9
1.4. Nhận xét chung............................................................................................. 12
Chƣơng 2. MỤC TIÊU- ĐỐI TƢỢNG- NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 13
2.2. Đối đƣợng nghiên cứu .................................................................................. 13
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 13
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 13
2.4.1. Công tác chuẩn bị ...................................................................................... 13

2.4.2. Phƣơng pháp chung ................................................................................... 14
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. ............................................................... 14
Chƣơng 3.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 26
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 26


3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 26
3.1.2. Địa hình địa mạo ....................................................................................... 26
3.1.3. Địa chất đất đai .......................................................................................... 27
3.1.4. Khí hậu, thủy văn ...................................................................................... 27
3.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................................. 28
3.2. Kinh tế- xã hội .............................................................................................. 29
3.2.1. Kinh tế ....................................................................................................... 29
3.2.2. Văn hóa xã hội........................................................................................... 31
3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Long Đống. ....... 34
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 35
4.1. Một số đặc điểm phân bố theo khơng gian của lồi Nghiến tại xã Long Đống..... 35
4.1.1. Vị trí phân bố............................................................................................. 35
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có lồi Nghiến phân bố tại xã Long Đống ... 37
4.2. Các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến loài Nghiến tại xã Long Đống ............ 53
4.2.1. Tác động tích cực ...................................................................................... 53
4.2.2. Tác động tiêu cực ......................................................................................... 53
4.3. Đề xuất một số hƣớng giải pháp phục vụ cơng tác phảo tồn lồi Nghiến tại
xã Long Đống. ..................................................................................................... 57
4.3.1. Giải pháp kỹ thuật ..................................................................................... 57
4.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách và cộng đồng xã hội. .............................. 58
KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ ................................................................ 60
1. Kết luận ........................................................................................................... 60
2. Tồn tại.............................................................................................................. 61

3. Kiến nghị ......................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
viết tắt
CTTT

Công thức tổ thành lồi cây

Dbh (D1.3)

Đƣờng kính thân cây tại vị trí 1,3 mét

Dt

Đƣờng kính tán cây

ft

Tần số phân bố thực nghiệm

ha

Hecta

Hvn


Chiều cao vút ngọn

IVI

Chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index- IVI)

LK

Lồi khác: các lồi cây khơng tham gia vào cơng thức tổ thành

Max

Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

ODB

Ơ dạng bản

OTC

Ơ tiêu chuẩn

RBA (%)

Diện tích tiết diện thân tƣơng đối tại vị trí 1,3m


RD (%)

Mật độ tƣơng đối

RF (%)

Tần suất tƣơng đối

TT

Thứ tự

Viết đầy đủ


DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Bản đồ 4.1. Bản đồ thể hiện vị trí phân bố của lồi Nghiến tại khu vực nghiên cứu ... 35
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện mật độ loài Nghiến phân bố theo các đai cao tại
khu vực nghiên cứu ............................................................................................. 36
Biểu đồ 4.2.Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của OTC01-Trạng thái rừng IIIA2 ........ 45
Biểu đồ 4.3.Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của OTC02-Trạng thái rừng IIIA2 ........ 46
Biểu đồ 4.4.Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của OTC03-Trạng thái rừng IIIA2 ........ 46
Biểu đồ 4.5.Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của OTC04-Trạng thái rừng IIA ........... 46
Biểu đồ 4.6.Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của OTC05-Trạng thái rừng IIA ........... 46
Biểu đồ 4.7. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của OTC 01-Trạng thái rừng IIIA2 ..... 47
Biểu đồ 4.8. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của OTC 02-Trạng thái rừng IIIA2 ..... 47
Biểu đồ 4.9. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của OTC 03-Trạng thái rừng IIIA2 ..... 48
Biểu đồ 4.10. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của OTC 04-Trạng thái rừng IIA ...... 48
Biểu đồ 4.11. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của OTC 05-Trạng thái rừng IIA ...... 48
Hình 2.1. Hình dạng ơ tiêu chuẩn điều tra .............................................................. 16

Hình 2.2. Cách lập OTC và bố trí ơ dạng bản (ODB) ........................................ 16
Hình 2.3. Góc phƣơng vị α° và khoảng cánh tâm ơ đến cây ................................... 17
Hình 4.1. Mạng hình phân bố tầng cây cao của các OTC điển hình theo mặt
phẳng ngang ........................................................................................................ 40


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
----------------------TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Nghiến (Burretiodendron
hsienmu W.Y.Chun & F.C.How) tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng
Sơn”.
2. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thanh Hà
3. Sinh viên thực hiện: Hoàng Quang Luận
Mã sinh viên: 1353020910
Lớp: K58A-QLTNR
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định đƣợc một số đặc điểm về phân bố, cấu trúc rừng, các yếu tố tác
động đến loài loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu W.Y.Chun & F.C.How), trên
cơ sở các tác động đề xuất một số hƣớng giải pháp nhằm mục đích bảo tồn lồi
cây này tại khu vực nghiên cứu.
5. Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố theo không gian của loài Nghiến
tại xã Long Đống bao gồm:
- Xác định vị trí phân bố của lồi Nghiến tại khu vực nghiên cứu;
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng nơi có lồi Nghiến phân bố tại xã
Long Đống.
* Đánh giá các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến loài Nghiến tại khu nghiên cứu.
* Đề xuất một số hƣớng giải pháp phục vụ công tác bảo tồn loài Nghiến
tại xã Long Đống.

6. Kết quả đạt đƣợc:
Tại khu vực nghiên cứu, Nghiến phân bố ở trạng thái rừng IIIA2, IIA tại
các thôn Rạ Lá, thôn Minh Quang và Bản Đăng ở độ cao 400-700m so với mực
nƣớc biển, phân bố nhiều nhất ở đai cao 500-600m, với mật độ cây Nghiến
trƣởng thành trung bình lần lƣợt theo các trạng thái rừng gồm IIIA2, IIA lần


lƣợt là 120 và 80 cây/ha; xu hƣớng phân bố tập trung thành các quần thể nhỏ.
Địa hình nơi có loài Nghiến phân bố tại xã Long Đống khá phức tạp, bị chia cắt
mạnh bởi các dải núi đá vôi, độ dốc dao động từ 29-41°. Phân bố ở các hƣớng
phơi Đông-Nam, Tây- Nam, Đông-Bắc và Tây- Bắc.
Cấu trúc phân bố của lồi Nghiến tại khu vực nghiên cứu có dạng phân bố
không gian lan truyền (tỉ lệ A/F > 0.05), điều kiện sống khá ổn định. Chỉ số quan
trọng IVI của Nghiến bằng 49,79% có mức độ ƣu thế cao nhất so với các lồi cịn
lại trong quần xã nghiên cứu. Các lồi có khả năng chờm tán, tƣơng đồng về hoàn
cảnh sống cùng loài Nghiến gồm: Mạy tèo, Trai Lý, Lòng Mang, Lòng mang cụt;
Nghiến phân bố ở tất cả các góc lệch Bắc.
Tầng cây cao nơi có lồi Nghiến phân bố khơng có sự khác biệt rõ rệt về
thành phân loài cây ở các trạng thái rừng, mà chỉ khác nhau về hệ số tổ thành;
tổng số loài tham gia vào CTTT là 26 loài. Trong các lồi ƣu thế có nhiều lồi
cây gỗ q hiếm có giá trị cao nhƣ: Nghiến, Trai Lý, Lát hoa, Re hƣơng, Đinh.
Lâm phần rừng có luật phân bố N/D1.3 tuân theo quy luật phân bố giảm, quy
luật phân bố N/Hvn có đỉnh xu hƣớng lệch trái. Mức độ đa dạng tầng cây cao
thấp, số lƣợng cá thể phân bố ở mỗi lồi là khơng đồng đều.
Lớp cây tái sinh chủ yếu gồm các lồi: Nghiến, Lịng Mang cụt, Bứa,
Cơm tầng, Mạy tèo, Tèo noong. Mật độ tá sinh trung bình của Nghiến trong khu
vực 1063 cây/ha, mật độ tầng tái sinh rừng đạt 6813 cây/ ha.
Tầng cây bụi thảm tƣơi chiều cao trung bình 0,54m, độ che phủ trung bình
44,5%. Gồm các lồi: Lấu, Dƣơng xỉ, Ngũ gia bì, Lau lách, Tắc kè đá...
Các tác động chính gây suy giảm số lƣợng và phạm vi phân bố loài

Nghiến tại khu vực nghiên cứu bào gồm: do hoàn cảnh đời sống của nhân dân;
hoạt động khai thác gỗ phục vụ nhu cầu sử dụng, trao đổi thƣơng mại và sấy khô
cây công nghiệp thuốc lá; chăn thả gia súc tự do.
Trên cơ sở các tác động đề tài đề xuất một số hƣớng giải pháp phù hợp đóng
góp vào cơng tác bảo tồn loài Nghiến tại khu vực nghiên cứu gồm giải pháp kỹ
thuật, giải pháp về xã hội, phòng cháy chữa cháy và các chính sách của Nhà nƣớc.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên rừng là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. Rừng không
chỉ cung cấp lâm sản mà cịn bảo vệ mơi trƣờng sống, mang lại cho con ngƣời
bầu khí quyển trong lành. Những giá trị của rừng mang lại cho con ngƣời không
thể phủ nhận đƣợc đó là: cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện chức năng
sinh thái vô cùng quan trọng trong việc tham gia vào q trình điều hịa khí hậu,
đảm bảo chu trình vận chuyển và các yếu tố cơ bản trên hành tinh, duy trì tính
ổn định và tính màu mỡ của đất, làm giảm nhẹ sức phá hoại của thiên tai, bảo vệ
nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, đảm bảo đến mức tối đa về ô nhiễm không khí và
nƣớc; ngồi ra nhân dân ta từ xa xƣa đã biết sử dụng hàng ngàn loài cây làm
lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, nguyên nhiên liệu,
cây cảnh và nhiều mục đích khác.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta cùng với nhân dân đã có
hàng loạt các biện pháp bảo vệ rừng và tài nguyên rừng. Song song với việc ban
hành các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng chúng ta đã áp dụng
hàng loại các biện pháp nhƣ khoanh nuôi bảo vệ, thành lập các khu bảo tồn,
vƣờn quốc gia nhằm quản lý rừng và tài nguyên rừng chặt chẽ hơn, sử dụng tài
nguyên hợp lý, nhân giống cây, gây trồng rừng. Tuy nhiên mức độ đa dạng sinh
học thực vật vẫn đang dần suy giảm nên việc nghiên cứu phục vụ cho cơng tác
bảo tồn các lồi thực vật quý hiếm đang rất đƣợc quan tâm.
Khu vực xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn là vùng núi đá
vơi, có địa hình hiểm trở, độ dốc cao, độ cao so với mực nƣớc biển lớn. Các đặc

điểm khí hậu đó khá thích hợp với sinh trƣởng, phát triển của thực vật quý hiếm
nhƣ Hoàng đàn, Trai Lý, Lát hoa, Đinh...đặc biệt là loài Nghiến, trong khu vực
vẫn cịn xuất hiện ngồi tự nhiên, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nhƣ áp lực
gia tăng dân số, khai thác lạm dụng, du canh du cƣ, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất làm cho số lƣợng bị suy giảm trầm trọng, đang đứng trƣớc nguy cơ cạn kiệt.
Nghiến thuộc họ Đay (Tiliaceae) phân bố tự nhiên ở các vùng núi đá vơi,
là lồi cây q hiếm có giá trị lớn cả về kinh tế và sinh thái, là loài cây cho gỗ
1


quý, gỗ thuộc nhóm II bền và nặng. Trong Sách đỏ Việt Nam 2007 phần thực
vật Nghiến đƣợc xếp vào nhóm nguy cấp (EN). Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về
quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm đã đƣa lồi Nghiến
nằm trong nhóm IIA để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại [5].
Vì vậy việc nghiên cứu hiện trạng phân bố và một số đặc điểm lâm là điều cần thiết.
Xuất phát từ những thực tiễn đó và tính đến thời gian thực hiện đề tài này,
chƣa có một cơng trình nghiên cứu nào về loài Nghiến tại xã Long Đống, cùng
với việc nhằm củng cố kiến thức chuyên môn, áp dụng và bổ sung các kiến thức
vào thực tế và đóng góp phần nhỏ vào việc xây dựng cơ sở khoa học, phục vụ
cho cơng tác bảo tồn và phát triển lồi Nghiến tại khu vực nghiên cứu, tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Nghiến (Burretiodendron
hsienmu W.Y.Chun & F.C.How) tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn”.
Khóa luận tập trung nghiên cứu một số nội dung chính nhƣ: đặc điểm
phân bố lồi Nghiến theo khơng gian, đặc điểm cấu trúc rừng nơi có lồi Nghiến
phân bố, các nhân tố tác động từ đó đề ra một số hƣớng giải pháp bảo tồn phù
hợp tại khu vực nghiên cứu.

2



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học
Những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về thực vật lần đầu tiên xuất hiện ở
Ai Cập cổ đại cách đây hơn 3000 năm trƣớc công nguyên và Trung Quốc cổ đại
2300 năm trƣớc cơng ngun, sau đó là ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng lần lƣợt
xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật.
Sinh thái học là một thuật ngữ đã có từ rất lâu từ năm 1858 do H.Thoreau
đề xuất. Đến năm 1869 nhà sinh thái học ngƣời Đức E.Heackel đã đƣa ra định
nghĩa đầu tiên về sinh thái học nhƣ sau: Sinh thái học là môn khoa học nghiên
cứu mối quan hệ giữa thể hữu cơ và hoàn cảnh xung quanh bao gồm mối quan
hệ lẫn nhau giữa hoàn cảnh phi sinh vật và hoàn cảnh sinh vật (dẫn theo Hoàng
Kim Ngũ, (2005) [11]. Đây là chƣơng trình nghiên cứu làm tiền đề cho những
nghiên cứu sau này về sinh thái học.
Trong nghiên cứu sinh thái học nhằm quản lý rừng bền vững, một nhận
xét đƣợc nhiều nhà lâm học biết đến là: Trong các kiến thức khoa học về các hệ
sinh thái rừng cịn chƣa hồn chỉnh , việc xác định các hiểu biết về mặt sinh thái,
lâm học nhằm quản lý rừng tự nhiên theo cách giữ vững một cách nguyên vẹn là
có thể chấp nhận đƣợc và có thể áp dụng cho tất cả các kiểu rừng khác nhau kể
cả rừng mƣa nhiệt đới ẩm ( Juergen Blasse và Jim Douglass năm 2000).
Lacher. W (1978) đã chỉ rõ vẫn đề nghiên cứu trong nghiên cứu sinh thái
học thực vật nhƣ: thích nghi với các điều kiện dinh dƣỡng khống, nhiệt độ, độ
ẩm,nhịp điệu, khí hậu...(dẫn theo Nghuyễn Thị Hƣơng Giang, (2009) [6].)
Odum E.P (1971) [16] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái ( Ecosystem) của Tansley A.P (1935). Ông đã chia ra sinh
thái học quần thể và sinh thái học cá thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu sinh


3


thái từng cá thể hoặc từng lồi trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng nhƣ khả năng
thích nghi với môi trƣờng đặc biệt chú ý.
Trong Lâm nghiệp nhiều tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu sinh thái rừng
làm cơ sở đề xuất các biện pháp tác động hợp lý và xây dựng hệ thống kỹ thuật
lâm sinh. Một số cơng trình tiêu biểu nhƣ: Cơ sở sinh thái học kinh doanh rừng
mƣa Baur G.N (1976). Trên cơ sở nhiên cứu sinh thái rừng mƣa Baur G.N đã
tổng kết các biện pháp tác động lâm sinh vào rừng và phân loại các biện pháp
theo mục đích nhằm đem lại rừng căn bản đều tuổi, các biện pháp xử lý cải thiện.
Có thể thấy các biện pháp nghiên cứu sinh thái rừng trên thế giới rất đa
dạng, song có thể ghép thành nhiều nhóm những phƣơng pháp, đặc điểm sinh
thái của loài là đặc điểm mối quan hệ của sinh trƣởng, phát triển của thực vật
với điều kiện hoàn cảnh. Đặc điểm sinh thái của lồi thƣờng đƣợc mơ tả bằng
giới hạn trên, giới hạn dƣới và giá trị tối thích của các yếu tố sinh thái với sinh
trƣởng, phát triển của loài. Trong điều kiện nghiên cứu phát triển thì đặc điểm
sinh thái của lồi có thể đƣợc mơ tả bằng những biểu thức toán học phản ánh
liên hệ định lƣợng của sinh trƣởng, phát triển của loài với các chỉ tiêu sinh thái.
1.1.2. Nghiên cứu về phân bố cây rừng
Khu phân bố của một lồi cây đƣợc hình thành nhờ khả năng sinh trƣởng
phát triển và khả năng thích ứng lâu dài của lồi với hồn cảnh sống.
Theo Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố cây rừng chủ yếu theo
đƣờng kính D1.3 có liên hệ với giai đoạn phát dục và giai đoạn kinh doanh.
Theo tác giả sự phân bố số cây theo có đƣờng kính có giá trị đặc trƣng nhất của
rừng đặc biệt là rừng hỗn giao, nó phản ảnh đặc điểm lâm sinh của rừng(theo Hà
Văn Tƣờng [13]). Phân bố cây rừng tự nhiên mà ông xác định đƣợc kiểm chứng
ở rất nhiều nơi trên thế giới đó là phân bố cây theo cấp đƣờng kính của rừng tự
nhiên có một định lệch trái. Số cây tập trung ở cấp có đƣờng kính nhỏ do có
nhiều lồi cây khác nhau và nhiều thế hệ tồn tại trong các kiểu rừng. Nếu xét về

một loại cây do đặc tính sinh thái nên lớp cây kế cận bao giờ cũng nhiều hơn các

4


lớp cây lớn do quy luật cạnh tranh không gian dinh dƣỡng, đào thải tự nhiên,
những nơi thuận lợi cho cây mới tồn tại và phát triển.
Còn phân bố theo cấp chiều cao rừng tự nhiên thƣờng có quy luật nhiều
đỉnh do có nhiều thế hệ cùng tồn tại và đặc tính di truyền của một số cây rừng
chỉ lớn đến mổ kích cỡ nhất định nào đó sẽ khơng lớn nữa đồng thời việc phân
bố nhiều đỉnh cũng là kết quả của việc khai thac chọn không đúng quy tắc để lại.
Một số cơng trình nghiên cứu về sự phân bố và số lƣợng tái sinh tự nhiên
ở rừng mƣa nhiệt đới nhƣ: P.W.Rechard (1952); Eggling, Blanford (1929),
Warson 1973 đã kết luận rằng: trong các rừng cây họ Dầu ở Mã Lai, có vơ số
mần non bị chết ngay trong năm thứ nhất do nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong số mầm non của lồi Shorea địi hỏi ảnh sáng, chỉ một tỉ lệ rất nhỏ là sống
đƣợc trên 2 năm.
Vào thế kỉ XX nhà bác học ngƣời Nga V.V. Docuchaep đã chỉ rõ rằng:
Phạm vi phân bố địa lý của thực vật đƣợc xác định bởi điều kiện độ ẩm, khí hậu.
Điều đó phụ thuộc vào lƣợng mƣa và lƣợng bốc hơi do tác dụng của nhiệt độ.
1.1.3. Nghiên cứu về loài Nghiến trên thế giới
Trên thế giới đã có khá nhiều nhà khoa học nghiên cứu về lồi Nghiến,
năm 1918 A.Chew đã phát hiện và lấy tên khoa học lồi là Pentace
tokinensis, sau đó là sự nghiên cứu của Gagnep.(1943); Chun & How.(1956);
(Gagnep.) Kosterm(1960); (Gagnep.) Chang& Miau,1978 đã giám định lấy
tên loài Nghiến là Excentrodendron tonkinense đang đƣợc sử dụng rộng rãi
đến nay.
Trên thực tế Nghiến phân bố ở rừng nhiệt đới điển hình nhiều nhất ở
Trung Quốc. Theo Li Shiyin et al. (1956) [15], Nghiến phát triển tốt trên núi đá
vôi tinh khiết, thƣờng trên các sƣờn dốc, trên đá trần hoặc đất nơng, ngƣợc lại nó

khơng thể tồn tại trên các khu vực đồi núi nơi bề mặt có nguồn gốc từ các loại
đá có tính axit nhƣ sa thạch hoặc đá phiến sét, ngay cả khi có độ dốc nhẹ hoặc
tầng đất sâu. Ở phía Bắc khu vực nhiệt đới những cây đại thụ của loài này
thƣờng chiếm lĩnh các lớp trên của rừng nhiệt đới trên núi đá vôi, ở độ cao ƣới
5


700m Nghiến thƣờng mọc cùng với các loài cây nhiệt đới nhƣ Garcinia
paucinervis, Drypetes pereticulata, Drypetes confertiflora, Vluricoccum siense
và Walsura robusta. Ở miền cận nhiệt đới nơi có độ cao từ 700 đến 900 mét
Nghiến vẫn tăng trƣởng khá tốt và thƣờng mọc hỗn giao với các loài cây cân
nhiệt đới nhƣ Cinnamomum calcarea, Cryptocaria maclurei, Castanopis
hainamensis...
Wang Xianpu và cộng sự (1986) [18] trong báo cáo “Burretiodendron
hsienmu Chun & How: Its Ecology and Its Protection ” đã nghiên cứu về đặc
điểm sinh vật học, sinh thái học loài và cho rằng Nghiến là một loài cây gỗ lớn,
trong tự nhiên những cây nghiến khổng lồ thƣờng có bạnh vè làm cho đƣờng
kính ngang ngực có thể phát triển từ 1-3 mét trên vùng núi đá vôi, với hệ rễ dày
nổi lên bề mặt đá và vƣơn rộng ra khỏi phạm vi tán lá. Các chồi và lá non có
nhựa dính, lá cây trƣởng thành dày, cứng, đầu nhọn dần; tán dày, cành nhánh
phát triển mở rộng thƣờng xuyên tạo thành bức khảm tận dụng tối đa nguồn ánh sáng.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc và phân bố cây rừng
Việt Nam là một trong những nƣớc có mức độ đa dạng sinh học cao, là
một trong mƣời trung tâm đa dạng sinh học quan trong của thế giới và đƣợc thể
hiện qua sự phong phú của nguồn gen, số lƣợng loài, các kiểu cảnh quan, các hệ
sinh thái và vùng địa lý sinh học.
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong
những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kết thúc phù hợp.Các
nhà lâm sinh cũng đã nghiên cứu cấu trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm

thực vật rừng Việt Nam.
Trần Ngũ Phƣơng (1970) [12] đã chỉ những đặc điểm cấu trúc của các
thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về
tình hình rừng miền Bắc Việt Nam 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên
đƣợc nghiên cứu là tổ thành và thơng qua đó một số quy luật phát triển của các
hệ sinh thái rừng đƣợc phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
6


Nguyễn Văn Trƣơng (1983) [14] đã nghiên cứu sâu về cấu trúc đứng của
rừng tự nhiên nhiệt đới, cấu trúc thân cây theo cấp đƣờng kính, cấu trúc của các
lồi cây gỗ và tổng tiết diện ngang trên mặt đất...từ đó đƣa ra kết luận và đƣa ra
biện pháp xử lý điều tiết rừng nhằm vừa cung cấp gỗ vừa nuôi dƣỡng tái sinh
phát triển rừng. Trong nghiên cứu cấu trúc đứng, ông đã chia chiều cao cây rừng
từ đỉnh cây cao nhất đến đỉnh cây thấp nhất thành một số cấp chiều cao, tính số
đỉnh tán cây trong từng cấp chiều cao. Khi mơ tả phân bố ơng có nhận xét tuy
diện tích tán cây lớp dƣới thƣờng nhỏ nhƣng tổng tán thì rất nhiều nên đã làm
cho diện tích tán cây lớp dƣới lớn làm cho năng lƣợng mặt trời giảm thấp, cây
phát triển kém. Ngồi ra ơng sử dụng các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Dt.. chia cấp kính
có cự li 4cm, chiều cao 2m. Dùng mơ hình tốn học để định lƣợng hóa quy luật
phân bố bằng các hàm tƣơng quan cụ thể sau đó xây dựng mơ hình rừng có cấu
trúc chuẩn.
Qua tham khảo một số tài liệu cho thấy, các nghiên cứu về cấu trúc theo
hƣớng định lƣợng trên cơ sở thống kê sinh học vẫn tập trung vào phân bố cây
theo đƣờng kính và chiều cao, các hàm toán học đƣợc sử dụng để mô phỏng rất
đa dạng và phong phú nhƣng khi kiểm tra bằng tiêu chuẩn phù hợp của thống
toán học thƣờng chỉ đạt ở mức trung bình.
Đồng sỹ Hiền (1974) [8] đã dùng hàm Meyer và hệ đƣờng cong Poisson
để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở
cho việc lập biểu thể tích và biểu độ thon cây rừng ở Việt Nam. Khi nghiên cứu

rừng tự nhiên ông cho rằng phân bố số cây theo chiều cao ở các lâm phần tự
nhiên hay cho từng lồi cây thƣờng có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu tầng phức
tạp của rừng chặt chọn. Các tác giả đã sử dụng nhiều phƣơng trình tốn học khác
nhau để biểu diễn tƣơng quan này.
Phùng Ngọc Lan (1986) [9] đã nêu lên mơ hình cấu trúc mẫu là mơ hình
có khả năng tận dụng tối đa điều kiện lập địa có sự phối hợp hài hịa với các
nhân tố cấu trúc để tạo ra một quần thể rừng có sản lƣợng ổn định và các chức
năng ổn định cao nhất nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh.
7


Một số cơng trình nghiên cứu về đặc điểm lâm học của thực vật ở Việt
Nam có thể kể đến một số tác giả sau: Nguyễn Bá Chất (1996) “Nghiên cứu một
số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa (
Chukrasia tabularis Juss.)” [4] đã kết luận những vấn đề kỹ thuật lâm sinh thực
tế là những vấn đề bức thiết để khôi phục và phát triển rừng. Lê Mộng Chân với
công trình “ Nghiên cứu đặc tính sinh vật học một số loài cây rừng địa phương
làm cơ sở chọn loài cây kinh doanh gỗ trụ mỏ ở khu Đông Bắc” ( Tóm tắt một
số kết quả nghiên cứu khoa học 1985-1989, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp) cho
rằng nghiên cứu đặc tính sinh vật học của một số lồi là nghiên cứu các đặc tính
tổ thành lồi cây, kết cấu rừng, sinh trƣờng, hình thái, nguồn giống và phân bố.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu trên cịn nhiều cơng trình nghiên cứu
khác về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nhiều lồi cây gỗ q hiếm và
có giá trị cao về mặt kinh tế. Nhìn chung, các cấu trúc nghiên cứu về cấu trúc
rừng gần đây thƣờng thiên về việc mơ hình hóa các quy luật kết cấu lâm phần và
việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thƣờng ít đề cập đến các yếu
tố sinh thái nên chƣa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài.
1.2.2. Nghiên cứu về loài Nghiến ở Việt Nam
Tại Việt Nam loài Nghiến mới chỉ đƣợc vài tác giả quan tâm nghiên cứu ở
lĩnh vực sinh học và sinh thái học. Viện điều tra quy hoạch rừng đã ghi nhận tên

khoa học của loài Nghiến là Burretiodendron hsienmu Chun & How, 1956 và
mô tả khá chi tiết.
Một số cơng trình nghiên cứu nhƣ: Báo cáo tổng kết nghiên cứu đề tài cấp
Bộ, Bộ NN&PTNT, Trƣờng ĐH Lâm Nghiệp với đề tài “Nghiên cứu đánh giá
tài sinh loài Nghiến và một số loài khác trên các vùng núi đá vôi Cao Bằng và
Bắc Cạn” của tác giả Hoàng Kim Ngũ và cộng sự (2000) [10]
Nổi bật là báo cáo khoa học của tác giả Lê Mông Chân với đề tài “Nghiên
cứu gây trồng một số loài cây quý hiếm tại vườn sưu tập thực vật tại trường Đại
Học Lâm Nghiệp” trong đề tài này tác giả nghiên cứu sâu chủ yếu hai lồi cây
trong đó có cây Nghiến và làm nổi bật các vấn đề nhƣ: đặc điểm hình thái, một

8


số vấn đề về phân bố, đặc tính sinh thái và một số căn cứ trong việc gây trồng
Nghiến ở ngồi vùng núi đá vơi.
Phàng Thị Thơm (2009) khi nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái
học của Nghiến tại khu vực Thuận Châu, Sơn La cho biết các cây Nghiến cổ thụ
dƣờng nhƣ bị khai thác, chủ yếu cịn lại là những cây có đƣờng kính nhỏ.
Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) [2] đã dùng tên Burretiodendron
hsienmu Chun et How. cho cây Nghiến. Các tác giả mô tả rằng “ trong rừng
nguyên sinh Nghiến thƣờng chiếm ƣu thế ở tầng cây cao nhất của rừng, cây có
thể cao tới 24m, đƣờng kính 140cm...”
Tại khu vực nghiên cứu, theo ban quản lý nông lâm nghiệp của xã và Hạt
kiểm lâm hiện chƣa có một cơng trình nghiên cứu nào liên quan đến loài
Nghiến.
1.3. Giới thiệu chung về lồi Nghiến
* Về tên gọi
Trong giáo trình Thực vật rừng của Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Lê
Mộng Chân và Lê Thị Huyên, (2000) [3] lấy tên khoa học loài Nghiến

Burretiodendron hsienmu Chun & How.
Theo Sách đỏ Việt Nam [1] cây Nghiến thƣờng đƣợc gọi là Kiêng đỏ, Kiêng
mật, Nghiến đỏ, Nghiến trứng tên khoa học Excentrodendron tonkinense (Gagnep.)
Chang & Miau, 1978 đƣợc sử dụng rộng rãi đến nay. Ngoài ra cịn có tên khoa học
khác nhƣ: Pentace tonkinensis A. Chev. 1918; Parapentace tonkinensis
Gagnep.1943, nom. inval. ; Burretiodendron hsienmu Chun & How, 1956;
Burretiodendron tonkinense (Gagnep.) Kosterm. 1960.
Theo trang loài Nghiến đƣợc Thế giới công nhận
với tên Burretiodendron hsienmu W.Y.Chun & F.C.How và trong khóa luận tốt
nghiệp chúng tơi sử dụng theo tên này.[20]
Nghiến thuộc Họ Đay Tiliaceae
* Đặc điểm nhận biết
Cây gỗ lớn, cao 30-35 m, đƣờng kính tới 80-90 cm. Cành non khơng có
lơng. Lá hình trứng rộng, cỡ 10-12 x 7-10 cm; mép nguyên; gân bên 5-7 đôi,
9


trong đó có 3 gân gốc; cuống lá dài 3-5 cm. Hoa đơn tính. Hoa đực có đƣờng
kính 1,5 cm. Đài hình chng, ở đầu xẻ 5 thùy sâu, dài 1,5 cm. Cánh hoa 5, dài
1,3 cm. Nhị khoảng 25, xếp thành 5 bó; chỉ nhị dài 1-1,3 cm; bao phấn hình bầu
dục, dài 3 mm. Quả khơ hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở, đƣờng kính 1,8
cm. (dẫn theo Sách Đỏ Việt Nam 2007) [1].
Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000) [3] cho rằng Nghiến là cây gỗ
lớn, cao trên 30m đƣờng kính có thể tới 100cm, bạnh lớn. Thân tròn thẳng, vỏ
xám vàng, sau xám nâu bong mảng. Lá đơn mọc cách hình trứng trịn đầu nhọn
dần, có mũi lồi dài đi hình tim hoặc gần trịn dài 8-12cm, rộng 7-10cm, phiến
lá dày, cứng, nhẵn bóng, mép nguyên có 3 gần gốc. Nách gân có tuyến và có
túm lơng cuống lá thơi, dài 3-5cm hơi đỏ. Lá non hơi dính. Hoa đơn tính khác
gốc, hoa đực hình xim ở nách lá. Hoa đực có 5 cánh tràng màu trắng vàng, nhị
25-35 hợp thành bó ở gốc. Hoa tự cái gồm 2-3 hoa, bầu không cuống. Quả nang

hình trài xoan dài 3-4cm, đƣờng kính 1-1.5cm, có 5 cánh rộng. Cuống quả dài 2cm.
Ở những cây nghiến cổ thụ thƣờng xuất hiện các sùi u bƣớu, thực tế đây
chính là khuyết tật hình thành trong q trình sinh trƣởng, phát triển khi cây bị
sâu bệnh, sét đánh hoặc bị đốn hạ giữa chừng.
* Phân bố:
Trong nƣớc: Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang,
Tuyên Quang (Chiêm Hố), Cao Bằng (Quảng Hồ, Trùng Khánh, Hạ Lang,
Thạch An), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên, Bắc Sơn), Quảng
Ninh, Bắc Giang, Hồ Bình (Mai Châu, Pà Cò). Thế giới: Trung Quốc.[1]
Các tác giả Lê Mộng Chân, Nguyễn Văn Nghĩa và Trần Ngọc Hải [2],[7]
xác nhận Nghiến phân bố tập trung theo kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh
núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam nhƣ Tun Quang, Hịa Bình, Lạng Sơn Sơn
La, Thái Ngun, Quảnh Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa.
* Giá trị sử dụng:
Gỗ quý, màu nâu đỏ, cứng, thớ thẳng, vân đẹp, ít co rút, dùng đóng
thuyền, làm bệ máy và để xây dựng; cũng thƣờng đƣợc dùng làm thớt, làm bệ

10


các tƣợng mỹ nghệ cao cấp nhƣ lộc bình, tƣợng phật, bàn ghế, giƣờng, tủ,
sập...Ngoài gia trị sử dụng gỗ, vỏ Ngiến có chứa chất tanin, đƣợc sử dụng làm
thuốc nhuộm trong ngành công nghiệp [1].
Trong y học, vỏ cây Nghiến đƣợc dùng để sắc thuốc chữa tiêu chảy, kiết
lị. Theo Hứa Văn Thao, Phạm Văn Khang (2012) [19] Vỏ cây Nghiến đang sinh
trƣởng là môi trƣờng sống lý tƣờng cho tầm gửi. Kinh nghiệm ngƣời dân bản
địa, tầm gửi cây nghiến có nhiều ở các tỉnh nhƣ: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn,
Thái Nguyên...và nhiều nơi khác trong cả nƣớc. Nhân dân ta thƣờng thu hái về
phơi khô ngâm với rƣợu hoặc sắc với nƣớc uống để chữa đau lƣng, bệnh thận,
điều hòa tim mạch...Tuy nhiên tác giả cũng khẳng định đây là những nghiên cứu

sơ bộ,cần tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ về hoạt tính sinh học của nó.
Khuyết tật Nghiến, sùi hay u nghiến thƣờng đƣợc ngƣời dân gọi là “Ngọc
Nghiến” bởi giá trị kinh tế và mức độ khan hiếm chúng trong tự nhiên. U nghiến
không bị nứt, không mối mọt, nhiều hoa văn đẹp mắt, đƣợc sử dụng là đồ thủ
công mỹ nghệ giá trị hàng chục đến hàng trăm triệu đồng nên đã dẫn đến việc
khai thác bừa bãi Nghiến với số lƣợng lớn trong tự nhiên
* Tình trạng:
Tuy có khu phân bố rộng, nhƣng bị khai thác rất mạnh (trƣớc đây để lấy
gỗ dùng trong xây dựng và làm tà vẹt, hiện nay dùng làm thớt chủ yếu xuất khẩu
trái phép qua biên giới). Số cá thể trƣởng thành đã bị chặt phá > 50%. Tuy có ở
các Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia, Hữu Liên và Vƣờn quốc gia Ba
Bể, nhƣng tại những nơi đó vẫn bị chặt trộm. Loài đang đứng trƣớc nguy cơ bị
tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Tại xã Long Đống hiện vẫn chƣa có cơng trình
nghiên cứu nào về lồi Nghiến đƣợc triển khai.
Phân hạng: EN A1a-d+2c,d. (Sách đỏ Việt Nam 2007).
Loài đã đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ
nguy cấp" (V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
nhóm IIA của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để
hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại. Khơng chặt đốn những cây
11


trƣởng thành cịn sót lại ở các điểm phân bố [1]. Tuy nhiên lồi chƣa có tên
trong danh sách của công ƣớc Cites.
1.4. Nhận xét chung
Qua một số các công trình nghiên cứu ở cả trong nƣớc và ngồi nƣớc về
những vấn đề có liên quan đến đề tài khóa luận có thể đƣa ra một số nhận xét
sau đây:
Các cơng trình nghiên cứu về phân bố và tái sinh tự nhiên trên thế giới
đƣợc tiến hành tƣơng đối đa dạng trong đó đáng chú ý là những cơ sở sinh thái

mô tả và tái sinh, phân bố cây rừng. Các kết quả nghiên cứu này đã góp phần
quan trọng vào thữ tiễn kinh doanh rừng ở các nƣớc trên Thế giới.
Ở nƣớc ta nghiên cứu về phân bố và tái sinh tự nhiên cũng đƣợc quan tâm
từ rất lâu, các nghiên cứu đã chuyển hƣớng từ nghiên cứu định tính sang nghiên
cứu định lƣợng với sự sử dụng các cơng cụ máy tính và các phƣơng pháp thống
kê tốn học trong lâm nghiệp, đây cũng là những kết quả rất quan trọng làm cơ
sở để áp dụng vào đề tài. Ngồi ra các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh
học, sinh thái cho từng loài cây cụ thể cũng rất đƣợc quan tâm nghiên cứu, góp
phần cung cấp cơ sở cho việc gây trồng, bảo tồn nhiều loài cây quý hiếm nhƣ
Trai Lý, Hoàng đàn, Pơ mu,… tuy nhiên hiện nay, tài nguyên rừng đang bị đe
dọa nghiêm trọng bởi sự khai thác quá mức của con ngƣời dẫn tới nhiều lồi cây
q hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, số lƣợng loài bổ sung vào sách đỏ Việt
Nam Ngày càng nhiều. Do đó, nếu chúng ta khơng có biện pháp bảo tồn cấp
bách thì tƣơng lai khơng xa nguồn gen quý hiếm của những loài cây quý hiếm
này sẽ biến mất ngoài tự nhiên.
Nghiến là loài cây chủ yếu để lấy gỗ, gần gũi với đồng bào dần tộc vùng
núi đá, nhƣng nghiên cứu về loài Nghiến ở nƣớc ta chƣa thực sự nhiều, các
nghiên cứu mới chỉ dừng lại về vấn đề sinh thái, mô tả hình thái, gây trồng với
quy mơ nhỏ,ít nghiên cứu về phân bố nên việc tiến hành nghiên cứu phân bố và
tái sinh cũng là một những cơ sở quan trọng để định hƣớng bảo tồn phát triển
loài cho từng khu vực cụ thể.
12


Chƣơng 2
MỤC TIÊU- ĐỐI TƢỢNG- NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đƣợc một số điểm về phân bố, cấu trúc rừng, các yếu tố tác động
đến loài loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu W.Y.Chun & F.C.How) trên cơ sở

các tác động đề xuất một số hƣớng giải pháp nhằm mục đích bảo tồn lồi cây
này tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối đƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: lồi Nghiến (Burretiodendron hsienmu W.Y.Chun
& F.C.How) có phân bố tự nhiên trong phạm vi nghiên cứu là xã Long Đống,
huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.
2.3. Nội dung nghiên cứu
(1) Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố theo không gian của loài Nghiến
tại xã Long Đống bao gồm:
- Xác định vị trí phân bố của lồi Nghiến tại khu vực nghiên cứu;
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng nơi có lồi Nghiến phân bố tại xã
Long Đống.
(2) Đánh giá các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến loài Nghiến tại khu
nghiên cứu.
(3) Đề xuất một số hƣớng giải pháp phục vụ cơng tác bảo tồn lồi Nghiến
tại xã Long Đống
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Công tác chuẩn bị
Trƣớc khi tiến hành điều tra cần phải chuẩn bị các tài liêu liên quan cũng
nhƣ các thiết bị dụng cụ cần thiết trong quá trình điều tra:
- Các tài liệu liên quan tới công tác điều tra: các tài liệu thứ cấp, sách
tham khảo, báo cáo, bản đồ số, bản đồ hiện trạng rừng; điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã- hội liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu.
13


- Các trang thiết bị cơ bản: thiết bị định vị toàn cầu GPS, la bàn, thƣớc
dây 30m, thƣớc đo vanh 1.5m hoặc kẹp kính, dao phát, dây nilon, các loại bảng
biểu, sổ ghi chép, phiếu phỏng vấn phục vụ q trình điều tra ngồi thực địa.
2.4.2. Phương pháp chung

Do điều kiện về thời gian, để hoàn thành đƣợc đề tài tốt nghiệp và đạt kết
quả cao; tôi tiến hành điều tra, đo, đếm trực tiếp các chỉ tiêu nghiên cứu về rừng
và loài Nghiến trong phạm vi nghiên cứu dựa trên các tuyến điều tra, các ô tiêu
chuẩn (OTC) điển hình, cây tiêu chuẩn. Đồng thời kế thừa, sử dụng các tài liệu
thực vật có liên quan đến lồi Nghiến và các cơng trình đã đƣợc cơng bố.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
2.4.3.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc
Kế thừa có chọn lọc những tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu thủy
văn, địa hình, đất đai, hiện trạng rừng; các tƣ liệu điều kiện kinh tế xã hội, dân
số, lao động, thành phần, dân tộc, tập quán; các thông tin từ kết quả nghiên cứu
khoa học, cơng trình nghiên cứu, báo cáo về lồi Nghiến cùng các tài liệu khác
nhƣ giáo trình, internet, báo chí, ...
2.4.3.2. Phương pháp ngoại nghiệp
a) Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố theo khơng gian của lồi
Nghiến tại khu vực xã Long Đống


Điều tra sơ bộ
Nghiên cứu bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ địa hình, tham khảo ý kiến

ngƣời dân và tiến hành điều tra sơ bộ để nắm bắt đƣợc những khu vực có lồi
Nghiến phân bố tự nhiên hay khu vực có lồi nghiến phân bố nhiều trƣớc đây
nhƣng số lƣợng hiện nay còn ít do đã bị tác động. Trên cơ sở đó xác định các
tuyến điều tra, vị trí lập ơ tiêu chuẩn (OTC).


Điều tra tỉ mỉ

* Điều tra theo tuyến:
Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, tiến hành lập các tuyến điều tra, các tuyến

điều tra phải đại diện cho khu vực nghiên cứu, đi qua các địa hình, đai cao, loại
rừng khác nhau.
14


Khi đó, đã xác định đƣợc 4 tuyến điều tra điển hình, tập trung vào ba thơn
Rạ Lá, Minh Quang và Bản Đăng, vị trí các tuyến nhƣ sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp các tuyến điều tra loài Nghiến tại xã Long Đống
Tuyến
số

Địa danh

Tọa độ điểm
đầu

Tọa độ điểm
cuối

Độ
dài
tuyến
(km)

01

Từ Thâm Gạu - đến Sa
Mịn Thơn Rạ Lá

E00402985

N02425840

E00402718
N02426436

1,6

02

Từ Rù Hút- đến Lị Giảng
Thơn Rạ Lá

E00402717
N02426163

E00402360
N02426339

2,1

03

Từ Dục Luông thôn Minh
Quang – đến Keng Đăng
thôn Bản Đăng

E00404427
N02427202

E00404319

N02427742

1,7

04

Thơn Minh Quang

E00404767
N02426811

E00404505
N02427501

1,8

Trên các tuyến với phạm vi có thể nhìn rõ (khoảng 10m về hai phía) sử
dụng GPS, máy chụp ảnh tiến hành điều tra, phát hiện và thu mẫu loài bằng cách
quan sát, nhận dạng qua đặc điểm hình thái. Kết quả điều tra đƣợc ghi vào mẫu
biểu 2.1 sau:
Mẫu biểu 2.1. Biểu điều tra loài Nghiến theo tuyến
Tuyến số: ........................................Ngày điều tra:......................................
Ngƣời điều tra:..............................................................................................
Loài cây:..........................................Địa danh..............................................
Tọa độ điểm đầu..............................Tọa độ điểm cuối.................................
Thứ
tự
cây
1
2

...

Độ cao so với
mực nƣớc biển
(m)

Tọa độ bắt gặp
Kinh độ (X)

Vĩ độ (Y)

Ghi chú

- Tọa độ bắt gặp, độ cao so với mực nƣớc biển đƣợc xác định bằng máy
GPS cầm tay.

15


* Điều tra Ô tiêu chuẩn (OTC):
Trên các tuyến điều tra lựa chọn các vị trí có trạng thái rừng điểm hình
cho khu vực nghiên cứu, chúng tơi đã lập tổng số 5 OTC điển hình phục vụ quá
trình thu thập số liệu.
Do khu vực nghiên cứu có đặc trƣng địa hình núi đá vơi hiểm trở nên tiến
hành lập OTC hình trịn có diện tích 500
m2, với bán kính r= 12,62m với diều kiện
khơng có chƣớng ngại vật giơng khe,
đƣờng mòn đi qua. Để thuận tiện cho
việc đo đếm, ơ tiêu chuẩn đƣợc chia nhỏ,
vì thế bán kính r đƣợc chia thành r1 và r2

nhƣ hình vẽ 2.1 :
r1= 5,64 m (100 m2)
r2= 9,77 m (300 m2)
r= 12,62 m (500 m2)

Hình 2.1. Hình dạng ơ tiêu chuẩn điều tra

- Cách lập OTC hình trịn nhƣ sau:
+ Chọn 1 điểm làm tâm ( chọn
loài cây Nghiến), kéo thƣớc dây qua 3
điểm 5,64 m; 9,77 m và 12,62 m. Tại
mỗi điểm, đánh dấu bằng 01 cọc hoặc
thắt nút trên dây nilon.
+ Dây nilon dùng để xác định
khoảng cách đƣợc kéo theo 8 hƣớng
Bắc, Đông-Bắc, Đông, Đông-Nam,
Nam, Tây-Nam, Tây, Tây-Bắc (theo
chiều kim đồng hồ, nhƣ (Hình 2.2)

Hình 2.2. Cách lập OTC và bố trí ơ dạng bản (ODB)

16


- Điều tra tầng cây gỗ:
Trong OTC tiến hành điều tra tất cả các cây gỗ có đƣờng kính nganh ngực
Dbh (D1.3) > 6cm trong OTC. Kết quả đƣợc ghi vào mẫu biểu 2.2:
Mẫu biểu 2.2.Biểu điều tra tầng cây gỗ theo OTC nơi có lồi Nghiến phân bố
Tuyến số:...................................... OTC số: ...................Diện Tích:..................
Trạng thái rừng:.............................Độ tàn che................Độ che phủ.................

Độ dốc...........................................Hƣớng dốc...................................................
Tọa độ............................................Độ cao.........................................................
Địa điểm: ...........................................................................................................
Ngày điều tra.................................Ngƣời điều tra..............................................
TT
cây

Tên
loài

Dbh (D1.3)
(cm)

Hvn
(m)

Dtán
(m)
max

min

Góc
Khoảng
phƣơng cách
vị (α°)
(m)

Ghi
chú


1
2
...
+Góc phƣơng vị
(αo) là góc tạo bởi
hƣớng

Bắc



đƣờng thẳng nối
tâm ơ tới cây, theo
chiều kim đồng hồ
( Hình 2.3), xác
định

bằng

cánh

dùng la bàn cầm

Hình 2.3. Góc phƣơng vị α° và khoảng cánh tâm ô đến cây

tay.
+ Khoảng cách từ tâm ô đến cây xác định bƣớc dây 30m.
+ Độ tàn che xác định bằng phƣơng pháp chụp ảnh của phần mềm
GLAMA (Gap Light Analysis Mobile App) và độ tàn che xác định bằng phần


17


mềm Canopeo trên điện thoại thơng minh có hệ điều hành Android, thực hiện
thu chụp ở các ODB sau đó lấy bình quân.
+ Độ dốc, hƣớng dốc đo bằng la bàn cầm tay
+ Tọa độ, độ cao OTC xác định bằng máy GPS cầm tay
+ Chiều cao vút ngọn Hvn (m) đƣợc đo bằng sào có khắc vạch
+ Tên lồi xác định bằng cách quan sát qua hình thái, trƣờng hợp khơng
xác định đƣợc hoặc chƣa chắc chắn thì tiến hành thu mẫu về tra cứu, các mẫu
tiêu bản đƣợc ghi số hiệu, mô tả đặc điểm và chụp ảnh đặc tả trƣớc khi bảo quản
ẩm bằng cồn 70°.
+ Trạng thái rừng xác định dựa trên bản đồ hiện trạng rừng nơi nghiên cứu.
+ Đo đƣờng kính Dbh (cm) bằng thƣớc kẹp kính hoặc thƣớc đo vanh
1.5m, trƣờng hợp nếu chia thân ở vị trí 1,3 m trở xuống thì coi nhƣ 2 cây, cịn
chia thân trên vị trí 1,3 m coi nhƣ 1 cây.
+ Đƣờng kính tán Dtán (m): dùng thƣớc dây đo hình chiếu tán dƣới mặt đất
theo hai chiều rộng (max) và hẹp nhất (min).
- Điều tra cây tái sinh:
Cây tái sinh là tất cả những cây con của tầng cây gỗ có đƣờng kính ngang
ngực Dbh < 6cm tại thời điểm đo. Trong mỗi OTC tiến hành lập 8 ơ dạng bản
(ODB) có diện tích 4m2 (2x2m). Thiết kế vị trí ODB nhƣ Hình 2.2.
Trong mỗi ODB điều tra tên cây, phẩm chất tái sinh, nguồn gốc, kết quả
Kết quả điều tra nghi vào mẫu biểu 2.3:
Mẫu biểu 2.3: Điều tra cây tái sinh dƣới tán rừng
Ô tiêu chuẩn số.................Hƣớng dốc...................Ngƣời điều tra..............
Độ cao...............................Độ dốc..........................Ngày điều tra...............
Tọa độ...............................Độ tàn che...................Trạng thái rừng.............
Số cây tái sinh

Ghi
Sinh trƣởng Nguồn gốc
TT TT
chú
Tên cây 0-50 50-100 >100
ODB Cây
(cm)
(cm) (cm)
Tốt TB Xấu Hạt Chồi
1
2
...
18


×