Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu thành phần và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại cây cao su (hevea brasiliensis) tại xã vĩnh hà, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình đào tạo khóa học 2013-2017 tại trƣờng Đại
học Lâm nghiệp Việt Nam. Đƣợc sự chấp nhận, nhất trí của Khoa Quản lý Tài
nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Bảo vệ Thực vật rừng và sự hƣớng dẫn
của TS.Lê Bảo Thanh tôi đã tiến hành triển khai và thực hiện đề tài tốt nghiệp
“Nghiên cứu thành phần và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại cây Cao su
(Hevea brasiliensis) tại xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” .
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo
Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, UBND huyện Vĩnh Linh, Nông trƣờng
cao su huyện Vĩnh Linh, Công ty Cao su Bến Hải - Quảng Trị, các cán bộ trong
UBND xã Vĩnh Hà và những ngƣời dân địa phƣơng tại khu vực nghiên cứu đã
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập số liệu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới TS.Lê Bảo Thanhngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ, tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã làm việc rất nghiêm túc và nỗ lực, nhƣng do điều kiện thời
gian nghiên cứu có hạn và bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa
học, kinh nghiệm hạn chế nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tơi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy giáo, Cô
giáo và bạn bè để bài khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Trị, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hƣơng Ly

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii
TĨM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ........................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU ................................... 3
1.1. Sơ lƣợc về cây Cao su .................................................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây Cao su.............................................. 4
1.2.1. Trên Thế giới ............................................................................................... 4
1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................................. 5
1.3. Tình hình trồng và chăm sóc cây Cao su tại xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị ....................................................................................................... 8
1.3.1. Đặc tính của cây Cao su ............................................................................. 8
1.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cao su .................................................... 10
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 13
2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 13
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................. 13
2.1.2. Địa hình - đất đai ...................................................................................... 13
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 15
2.2.1. Kinh tế ....................................................................................................... 15
2.2.2. Xã hội ........................................................................................................ 15
CHƢƠNG 3. MỤC TIÊU,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP .......................... 16
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 16
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 16
3.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 16
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 16
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Sâu hại trên cây cao su............................................ 16
ii



3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 16
3.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 16
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 16
3.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .................................................................... 16
3.5.2. Phương pháp điều tra thực địa ................................................................. 17
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 24
3.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản của
các lồi sâu hại chính.......................................................................................... 26
3.5.5. Đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây Cao su tại khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................................... 27
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 30
4.1. Tình hình sinh trƣởng cây Cao su tại nơi nghiên cứu .................................. 30
4.2. Thành phần loài sâu hại Cao su tại nơi nghiên cứu ..................................... 31
4.3. Xác định loài sâu hại chủ yếu ...................................................................... 34
4.4. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài sâu hại chính ................. 36
4.4.1. Sâu hại thân vỏ (Arbela bailbarana Mats) ............................................... 36
4.4.2. Mối (Globitermes sulphureus) .................................................................. 39
4.4.3. Bọ hung ..................................................................................................... 40
4.5. Biến động mật độ của các loài sâu hại chủ yếu ........................................... 42
4.5.1. Biến động mật độ của các lồi sâu hại chính qua các đợt điều tra .......... 42
4.5.2. Ảnh hưởng của thiên địch đối với sâu hại ................................................ 45
4.6. Thử nghiệm một số biện pháp phịng trừ sâu hại chính ............................... 47
4.6.1. Kết quả thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh ...................................... 47
4.6.2. Kết quả thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới ............................................ 48
4.7. Đề xuất một số biện pháp quản lý sâu hại Cao su ....................................... 49
4.7.1. Biện pháp kiểm dịch thực vật và chọn giống chống chịu sâu hại tốt ....... 49
4.7.2. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh ...................................................................... 50
4.7.3. Biện pháp vật lý cơ giới ............................................................................ 51

4.7.4. Biện pháp sinh học .................................................................................... 51
4.7.5. Biện pháp hóa học ..................................................................................... 52
4.8. Biện pháp điều tra giám sát các lồi sâu hại chính trên cây Cao su ............ 53
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 55
1. Kết luận ........................................................................................................... 55
iii


2. Tồn tại.............................................................................................................. 55
3. Kiến nghị ......................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 1

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BIPM

Biointensive Integrated Pest Management

BVTV

Bảo vệ thực vật

CSKD

Rừng cao su kinh doanh

CSTKCB


Rừng cao su thiết kế cơ bản

IPM

Integrated Pest Management

KTLS

Kỹ thuật lâm sinh

MDTB

Mật độ trung bình

RAPD

Random Amplified Polymorphism DNA

SLXH

Số lần xuất hiện

VLCG

Vật lý cơ giới

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn tại khu vực điều tra ........................... 30
Bảng 4.2. Danh lục các loài sâu hại cây cao su đã phát hiện tại ......................... 32
nơi nghiên cứu ..................................................................................................... 32
Bảng 4.3. Thống kê số họ và số loài theo các bộ côn trùng................................ 33
Bảng 4.4. Biến động về mật độ các loài sâu hại cây Cao su ............................... 35
Bảng 4.5. Biến động mật độ của các loài sâu hại chủ yếu qua các đợt .............. 42
điều tra ................................................................................................................. 42
Bảng 4.6. Mật độ các loài sâu hại chủ yếu theo tuổi cây .................................... 44
Bảng 4.7. Kiểm tra sự chênh lệch mật độ sâu hại theo tuổi cây khác nhau bằng
tiêu chuẩn |U| ....................................................................................................... 45
Bảng 4.8. Danh lục các loài thiên địch tại nơi nghiên cứu ................................. 46
Bảng 4.9. Kết quả thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh ............................... 47
Bảng 4.10. Kết quả thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới ................................... 48
Bảng 4.11. Các biện pháp phịng trừ cho từng lồi sâu hại chính ..................... 53

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU
Biểu mẫu 3.1. Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn điều tra sâu hại rừng trồng .. 19
Biểu mẫu 3.2. Điều tra thành phần, số lƣợng sâu hại lá............................... 21
Biểu mẫu 3.3. Điều tra thành phần, số lƣợng sâu hại thân cành .................. 22
Biểu mẫu 3.4. Điều tra sâu hại dƣới đất ....................................................... 23
Biểu mẫu 3.5. Điều tra thành phần, số lƣợng thiên địch .............................. 23

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Hình ảnh các ơ tiêu chuẩn ................................................................... 20
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm số họ của các bộ côn trùng ............. 33
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm số lồi của các bộ cơn trùng ........... 33
Hình 4.3. Sâu non Sâu hại thân vỏ (Arbela bailbarana Mats) ........................... 37
Hình 4.4. Mạch cánh trƣớc và cánh sau của ngài hại thân vỏ ............................ 38
Hình 4.5. Mối (Globitermes sulphureus Haviland) ............................................ 39
Hình 4.6. Sâu non Bọ hung ................................................................................. 41
Hình 4.7. Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp.) ........................................................ 41
Hình 4.8. Biến động mật độ của các lồi sâu hại chính qua các đợt điều tra ..... 43
Hình 4.9. Ảnh hƣởng của tuổi cây tới mật độ sâu hại chính ............................... 44

viii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1: Tên khóa luận tốt nghiệp: Đề tài “ Nghiên cứu thành phần và đề
xuất biện pháp phòng trừ sâu hại cây Cao su (Hevea brasiliensis) tại xã
Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”
2: Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Lê Bảo Thanh
3: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hƣơng Ly
4: Mục tiêu nghiên cứu:
4.1: Mục tiêu chung
Đƣa ra các giải pháp phịng trừ có hiệu quả đối với các lồi sâu hại chính
trên cây sao su, nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng mủ và góp phần phát triển
kinh tế của địa phƣơng.
4.2: Mục tiêu cụ thể
- Xác định thành phần lồi sâu hại và các lồi sâu hại chính
- Xác định đƣợc đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các lồi sâu hại chính

- Đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu hại cây cao su
5: Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài sâu hại và thiên địch có ích
- Xác định các lồi sâu hại chủ yếu và đặc điểm sinh vật học, sinh thái
học của chúng
- Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ sâu hại cây cao su
- Đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu hại cây cao su
6: Kết quả đạt đƣợc
Qua quá trình điều tra đã xác định đƣợc thành phần các lồi cơn trùng tại
khu vực nghiên cứu gồm 4 loài sâu hại thuộc 4 họ, 3 bộ. Trong đó bộ Cánh vẩy
có 2 lồi, bộ Cánh cứng và bộ Cánh bằng đều có 1 lồi, và đã xác định đƣợc 3
loài sâu hại chủ yếu là Sâu hại thân vỏ (Arbela bailbarana Mats), Mối
(Globitermes sulphureus Haviland), Bọ hung (Hotrolichia bidentata Burmeister).
Xác định đƣợc đặc điểm hình thái, sinh thái của 3 lồi sâu hại chính.
ix


Đã phân tích đƣợc sự ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng tới sự biến
động mật độ của các lồi sâu hại chính nhƣ: thời gian, tuổi cây, thiên địch.
Đã thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ các lồi sâu hại chính trong
khu vực điều tra: biện pháp kỹ thuật lâm sinh và biện pháp vật lý cơ giới.
Đã đề xuất đƣợc một số biện pháp phòng trừ sâu hại nhƣ: biện pháp kiểm
dịch và chọn giống kháng sâu bệnh, biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp vật
lý cơ giới, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học.

x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Cao su (Hevea brasiliensis), có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam

Kỳ, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo, là một lồi cây thân gỗ thuộc về họ Thầu
dầu (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong
chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa nhƣ
nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể đƣợc thu thập lại nhƣ là nguồn chủ lực trong
sản xuất cao su tự nhiên..
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mƣa Amazon, cách đây gần
10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm
vào quần áo chống ẩm ƣớt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè.
Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là "Nước mắt
của cây" (cao là gỗ, Uchouk là chảy ra hay khóc).
Cây Cao su đƣợc ngƣời Pháp đƣa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vƣờn thực
vật Sài Gòn năm 1878 nhƣng không sống. Đến năm 1892, 2000 hạt Cao su
từ Indonesia đƣợc nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây đƣợc
giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dƣơng), 200 cây giao cho bác
sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).Năm 1897 đã đánh dấu
sự hiện diện của cây Cao su ở Việt Nam.
Cây Cao su là cây đa tác dụng vừa thực hiện nhiệm vụ của những cánh
rừng phòng hộ, phòng chống thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mịn, đồng thời
giúp cải thiện khí hậu. Sản phẩm chính từ cây Cao su là mủ và chúng mang lại
giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, gỗ cây Cao su cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu
quý báu cho ngành công nghiệp gỗ. Cao su đã khẳng định đƣợc vị thế là cây
cơng nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.
Gỗ từ cây Cao su, đƣợc sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó đƣợc đánh giá
cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hồn
thiện khác nhau. Nó cũng đƣợc đánh giá nhƣ là loại gỗ "thân thiện môi trƣờng",
do ngƣời ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây Cao su đã kết thúc chu trình sản sinh
nhựa mủ.
1



Do giá trị kinh tế cao dẫn đến sự phát triển Cao su ồ ạt của ngƣời dân,
thay thế các loài cây trồng khác sang cây Cao su. Sự phát triển khơng có kiểm
sốt này dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực nhƣ giống cây, thuốc bảo vệ
thực vật và dịch sâu bệnh hại trên cây Cao su. Cao su là lồi cây ít bị sâu hại tấn
cơng, tuy nhiên chúng ta không nên lơ là công tác phòng trừ sâu hại cây Cao su,
đặc biệt là đối với khí hậu nƣớc ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên
chịu ảnh hƣởng lớn từ dịch sâu hại.
Khu vực xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có diện tích trồng
Cao su tƣơng đối lớn, có thể nói cây Cao su là nguồn thu nhập chính của ngƣời
dân. Hiện nay, cây Cao su trở thành một trong những đối tƣợng phá hoại của các
loài sâu hại, tuy nhiên ở đây lại khơng có cơ quan nào nghiên cứu về dịch sâu
hại cây Cao su nên việc phịng trừ và quản lý chúng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy,
việc xây dựng, hƣớng dẫn ngƣời dân phịng trừ sâu bệnh hại đóng vai trị rất
quan trọng trong cơng tác trồng rừng và quản lý sâu bệnh hại hiệu quả.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó và muốn góp phần vào cơng tác quản lý
bảo vệ rừng của địa phƣơng, nhằm ngăn chặn dịch sâu hại, nghiên cứu một số
lồi sâu hại chính để xây dựng phƣơng án phịng trừ sâu hại, tơi tiến hành nghiên
cứu khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu thành phần và đề xuất biện pháp
phòng trừ sâu hại cây Cao su (Hevea brasiliensis) tại xã Vĩnh Hà, huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU
1.1. Sơ lƣợc về cây Cao su
Cao su (Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Thầu
dầu (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong
chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa nhƣ
nhựa cây của nó (gọi là mủ).

Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong
các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành
xoắn ốc theo thân cây theo hƣớng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với
mặt phẳng.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì ngƣời ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ, các
vết rạch vng góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm
nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ
đƣợc thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây
già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhƣng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi
đạt độ tuổi 26-30 năm. Cây cao su chỉ đƣợc thu hoạch 9 tháng, 3 tháng cịn lại
khơng đƣợc thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa
này, cây sẽ chết.
Thơng thƣờng cây cao su có chiều cao khoảng 20m, rễ ăn rất sâu để giữ
vững thân cây, hấp thu chất bổ dƣỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn
màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc
loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhƣng thƣờng thụ phấn chéo, vì hoa
đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3
buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đƣờng kính 02 cm, có hàm
lƣợng dầu đáng kể đƣợc dùng trong kỹ nghệ pha sơn.
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C
đến 30 °C (tốt nhất ở 26 °C đến 28 °C), cần mƣa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm)
nhƣng không chịu đƣợc sự úng nƣớc và gió. Cây cao su có thể chịu đƣợc nắng
hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
3


Cây chỉ sinh trƣởng bằng hạt, hạt đem ƣơm đƣợc cây non. Khi trồng cây
đƣợc 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm.
Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hƣởng tới thời gian và lƣợng mủ mà
cây có thể cung cấp. Bình thƣờng bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng

50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngƣợc với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo
từ 20 đến 35°, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không đƣợc chạm vào tầng sinh
gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông
lại ở vết cạo trƣớc. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trƣớc 7 giờ sáng.
Gỗ từ cây Cao su, đƣợc sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó đƣợc đánh giá cao vì
có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hồn thiện
khác nhau.
1.2. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây Cao su
1.2.1. Trên Thế giới
Cao su đƣợc biết đến là một trong những lồi cây ít bị sâu bệnh hại tấn
cơng so với các loài cây khác nhƣ: Bạch đàn, Keo tai tƣợng,…Tuy nhiên sau
một thời gian dài canh tác cùng với phƣơng pháp trồng tập trung trên diện tích
lớn trong vùng có độ ẩm và nhiệt độ cao, các loại bệnh và côn trùng dần xuất
hiện và gây thiệt hại không nhỏ. Trong những thập niên vừa qua, sản lƣợng cao
su không ngừng đƣợc cải thiện qua những tiến bộ trong công tác cải tiến giống,
kỹ thuật nông nghiệp…, nhƣng thiệt hại do sâu bệnh cũng gia tăng đáng kể do
công tác tạo tuyển giống thƣờng chú trọng vào chỉ tiêu sinh trƣởng và sản lƣợng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, nhiều nhà nghiên cứu về sâu bệnh đã
bắt đầu đi sâu nghiên cứu về vấn đề sâu bệnh hại cho cây Cao su. Các nhà
nghiên cứu nhƣ: Chee (1976), Xiaoqing (1979), Liu Gongmin (2010), Pang
Qihong (2010)…
Theo Chee (1976), cây Cao su bị trên 550 loài vi sinh vật tấn cơng, trong đó
24 lồi có tầm quan trọng về kinh tế, tuy nhiên mức độ thiệt hại còn tùy thuộc vào
điều kiện khí hậu và canh tác cũng nhƣ biện pháp phòng chống trong từng vùng.
4


Năm 1979, Xiaoqing đã có nghiên cứu đề cập tới vấn đề “ Phòng trừ và
phân bố các loại bệnh hại cây Cao su” và đã thống kê đƣợc 12 loại bệnh chủ yếu và
đề xuất đƣợc các biện pháp phịng trừ nhƣ: dùng thuốc hóa học, tìm hiểu ngun

nhân gây bệnh, định kỳ điều tra giám sát và vệ sinh xung quanh cây cao su.
Ở Trung Quốc có khoảng 91 đối tƣợng gây hại trên cây Cao su (Liu
Gongmin, 2010), thuộc 11 bộ, 3 lớp. Trong đó, sâu hại có 7 lồi và và gây hại
nghiêm trọng có 4 loài là: Rệp sáp (Parasaissetia nigra Nietner), Mọt nhỏ, Mối,
Nhện (Eotetranychus sexmaculatus Riley); bệnh hại thì có 53 lồi, có 10 loại
bệnh gây hại nghiêm trọng là: bệnh phấn trắng, bệnh khơ cành ngọn, bệnh tím
rễ… Trên cơ sở phân tích mức độ gây hại của các lồi sâu bệnh hại chủ yếu, đã
đề xuất các biện pháp phòng trừ nhƣ: định kỳ điều tra sâu bệnh hại, kết hợp hợp
lý việc cạo mủ và thực hiện biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học.
Nhƣ vậy ta thấy rằng, tình hình nghiên cứu về vấn đề sâu bệnh hại cây
Cao su trên thế giới vẫn còn rất khiêm tốn, những nghiên cứu này chỉ đi sâu vào
xác định thành phần loài sâu hại cao su là chủ yếu mà chƣa tập trung vào các
biện pháp phòng trừ, đặc biệt là biện pháp phòng trừ tổng hợp.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu thành phần sâu bệnh và biện pháp phòng trừ
Vấn đề nghiên cứu về sâu bệnh hại cây Cao su đã đƣợc chú trọng hơn
trong những năm gần đây. Hiện nay đã có một số nghiên cứu cơ bản về vấn đề
này nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Hải Đƣờng (1997), Phan Thành Dũng (2003)…
từ đó đƣa ra đƣợc các biện pháp phịng trừ có hiệu quả.
Năm 1997, Nguyễn Hải Đƣờng đã nghiên cứu thống kê đƣợc 24 loại bệnh
(bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mƣa, bệnh
Corynespora…) gây hại cho cây Cao su ở Việt Nam.
Phan Thành Dũng và cộng tác viên (năm 2003) đã nghiên cứu cho biết có
8 loại bệnh hại cây Cao su chính gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng và sản
lƣợng cao su trong nƣớc, trong đó có 4 loại bệnh hại lá, 2 bệnh thân cành, 1
bệnh mặt cạo và 1 bệnh hại rễ. Ngoài ra vào năm 2004, Phan Thành Dũng cũng
5


cho ra đời cuốn sách “ Kỹ thuật bảo vệ thực vật cây Cao su” , trong đó ơng đã

nêu rõ các quy trình phịng trị bệnh cho cây cao su.
Năm 2005, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế đã có đề tài
nghiên cứu “ Điều tra sâu bệnh hại chính trên cây Cao su tỉnh Thừa Thiên Huế
và đề xuất giải pháp phòng trừ”. Kết quả điều tra nghiên cứu trên ba vùng trọng
điểm trồng cao su ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện ra 12 đối tƣợng sâu, bệnh
hại trên hai loại hình cao su kiến thiết cơ bản (KTCB) và kinh doanh (CSKD) .
Kết quả phân tích giám định 9 mẫu bệnh, đã xác định đƣợc 8 loại nấm gây bệnh.
Các bệnh hại chính là: bệnh héo đen đầu lá, bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh xì mủ,
bệnh phấn trắng.
Trong nghiên cứu về đa dạng di truyền của quần thể nấm Corynespora
cassicola (Berk & Curt Wei) gây bệnh trên cây Cao su tại trại thực nghiệm Lai
Khê, viện nghiên cứu cao su Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD năm 2006 của Lê
Văn Huy (Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ĐH Nơng lâm thành phố Hồ Chí
Minh), tác giả đã đề ra các biện pháp phòng trị bệnh rụng lá này bằng cách:
khồng trồng các giống mẫn cảm với thuốc, tạo tuyển các dịng cao su kháng
bệnh ngồi ra cịn sử dụng các biện pháp hóa học, tuy nhiên biện pháp này chỉ
áp dụng ở quy mô nhỏ.
Năm 2012, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã nghiên cứu cho ra đời
cuốn “ Quy trình kỹ thuật cây cao su”. Trong đó đề cập tới các loài sâu bệnh hại
cây cao su chủ yếu ở nƣớc ta và nêu ra các biện pháp phòng trừ tƣơng ứng cho
từng loại sâu bệnh hại, nhƣng chủ yếu vẫn là sử dụng thuốc hóa học và vật lý cơ
giới. Ngoài ra các nghiên cứu khác về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cũng
nhƣ các biện pháp điều tra-giám sát còn rất sơ sài. Theo đó, quy trình này đã
thống kê có 12 loại bệnh gồm bệnh hái lá: bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá,
bệnh rụng lá mùa mƣa, bệnh Corynespora, bệnh đốm mắt chim; Bệnh hại thân
cành: bệnh khô ngọn khô cành, bệnh nấm hồng, bệnh Botryodiplodia; Bệnh mặt
cạo: bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh Botryodiplodia trên mặt cạo, bệnh khô mặt cạo;
Bệnh hại rễ: bệnh rễ nâu. Các lồi cơn trùng gồm có 9 lồi: Câu cấu ăn lá
6



(Hypomeces squamosus), Sâu róm và sâu đo ăn lá (thuộc họ Noctuidae và
Tortricidae), Nhện đỏ và nhện vàng, Sâu ăn vỏ, Mối gây hại cây cao su, Sùng hại rễ
cây (họ Melolonthidae), Rệp sáp (Pinnaspis aspidistrae), Rệp vảy (Saissetia nigra
nietn., S.oleae Olivier và Lepidosaphes cocculi), Bọ đen (Lyprops curticollis
Fairm), Bọ rùa (Epilachna indica và Harmonia axyridis) thƣờng gây hại ảnh hƣởng
đến sinh trƣởng và sản lƣợng cây cao su.
Nhƣ vậy ta thấy rằng đã có một số nghiên cứu cơ bản về vấn đề sâu bệnh
hại cây Cao su ở Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu này tập trung chủ yếu
vào nghiên cứu các lọa bệnh hại Cao su là chính, cịn vấn đề về sâu hại thì
nghiên cứu rất ít, chỉ tập trung ở việc xác định thành phần loài gây hại mà chƣa
đề cập nhiều tới các biện pháp phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ chủ yếu mà
những nghiên cứu đề cập tới là biện pháp phịng trừ bằng thuốc hóa học, đây là
biện pháp có tác dụng nhanh nhƣng gây ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng và sức
khỏe con ngƣời.
1.2.2.2. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu (Integrated Pest
Management- IPM) tại Việt Nam
Kể từ khi phát hiện ra những ảnh hƣởng bất lợi của thuốc hóa học đến con
ngƣời và mơi trƣờng cũng nhƣ tác dụng diệt sinh vật hại giảm sút của chúng và
những điểm yếu của các phƣơng pháp phòng trừ sinh vật hại truyền thống khiến
một phƣơng pháp thông minh hơn, dựa trên cơ sở sinh thái trong bảo vệ thực vật
đƣợc hình thành, đó là phƣơng pháp tổng hợp phòng trừ sinh vật hại (IPMIntegrated Pest Management).
IPM là một loại quản lý sinh vật hại, đây chính là quá trình đi đến quyết
định ngăn chặn hoạt động cũng nhƣ phá hủy của sinh vật hại bằng cách phối hợp
một số chiến lƣợc khác nhau nhằm giải quyết dài hạn vấn đề dịch hại.
Thuật ngữ quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đƣợc đƣa vào nƣớc ta phổ biến
rộng rãi vào những năm 90 của thế kỷ XX cho đến những năm đầu thế kỷ XXI.

7



Khái niệm IPM của tác giả Trần Quang Hùng (1999) chỉ ra rằng khi tiến
hành thực hiện IPM thì tùy theo điều kiện sinh thái mà áp dụng các biện pháp
khác nhau để quản lý dịch hại một cách hợp lý, bền vững.
Trong ngành Lâm nghiệp, Đào Xuân Trƣờng (1995) cho rằng:” IPM là sự lựa
chọn, tổng hợp và thực hiện việc phòng trừ sâu hại trên những kết quả hoạt động về
hệ sinh thái, kinh tế xã hội thông qua việc vận dụng nguyên lý sinh thái học”.
Về mặt lý luận, các tác giả nhƣ Đào Xuân Trƣờng, Trần Văn Mão (1994,
1995) khi đƣa ra các nguyên lý về IPM đã nhấn mạnh các nguyên tắc: IPM phải
xuất phát từ nguyên lý sinh thái học, các kỹ thuật đƣợc áp dụng phải có sự hài
hịa với các yếu tố môi trƣờng. IPM không nhấn mạnh vào tiêu diệt sâu bệnh hại
mà coi việc điều chỉnh chúng sao cho không vƣợt qua ngƣỡng hại kinh tế, IPM
luôn phải đổi mới, linh động tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng khu vực,
từng địa phƣơng.
Năm 2001 đã có quy trình phịng trừ sâu ăn lá Keo tai tƣợng, trong đó các
biện pháp phòng trừ đƣợc phối hợp với nhau theo nguyên tắc IPM.
Nguyễn Thế Nhã (2008) đã xây dựng chƣơng trình quản lý tổng hợp sâu
hại măng, các lồi tre đang trồng phổ biến ở Việt Nam.
Nguyễn Thế Nhã (2010) đã thử nghiệm các biện pháp phịng trừ Sâu róm
4 túm lơng và tiến hành xây dựng đƣợc mơ hình giả định biện pháp IPM.
Nhƣ vậy ta thấy rằng việc nghiên cứu về biện pháp phòng trừ tổng hợp
sâu bệnh hại hiện nay đang đƣợc quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên việc áp dụng
vào trong lâm nghiệp cịn rất ít, chỉ tập trung vào một số loài cây nhƣ: Keo, Tre
trúc và một số lồi sâu nhƣ Sâu róm thơng, Vịi voi,… Cịn đối với cây Cao su
thì hiện nay vẫn chƣa có quy trình phịng trừ tổng hợp.
1.3. Tình hình trồng và chăm sóc cây Cao su tại xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị
1.3.1. Đặc tính của cây Cao su
1.3.1.1. Đặc điểm sinh thái
8



- Khí hậu: Cây Cao su có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới xích đạo u cầu
khí hậu nóng và ẩm.
‫ ـ‬Đất: Đất canh tác có tầng sâu trên 1,5m không bị úng thủy, không đụng
đá kết von, đá bàn, cao trình dƣới 600m so mực nƣớc biển.
- Cao su ƣa đất hơi chua pH thích hợp là từ 4.5 – 5.5, nếu pH > 6.5 đất
quá nhiều bazơ có thể độc hại cho cây cao su.
‫ ـ‬Nhiệt độ: Trung bình hàng năm từ 23-30oC, có thể chịu đƣợc nhiệt độ
thấp 10 -15oC.
‫ ـ‬Lƣợng mƣa: Bình quân hằng năm 1500mm phân bố mƣa từ 5-6 tháng
trong năm. Mƣa liên tục nhiều ngày, trời âm u ít nắng ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng và làm giảm năng suất do bị bệnh hại (nhất là bệnh phấn trắng Oidium).
‫ـ‬

Gió: mạnh trên 3m/giây dễ làm cây đỗ gãy do cây cao su cao, gỗ lại giòn.

1.3.1.2. Đặc điểm thực vật học
- Thân: Thân cao có hình trụ trịn và thẳng đứng, độ phân cành cao từ 2 –
3m. Cây cao trung bình 20 - 30m, cây mọc hoang có thể cao tới 50m,vành thân
có thể đạt tới 5m, tán lá rộng.
- Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống
đỗ ngã và hút nƣớc, dinh dƣỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất
rộng và phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nƣớc và hút
dinh dƣỡng. Tán lá rộng tới đâu thì rễ bàng mọc ra đến đó,có thể rộng ra tới 6 –
10m.
- Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc
thành từng tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đơng tập
trung ở những vùng có mùa khơ rõ rệt.
- Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình

chùm mọc ở đầu cành sau giai đoạn thay lá hằng năm; quả hình trịn hơi dẹp,
quả có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt, hạt cao su có chứa tỷ lệ dầu khá cao nên
thời gian bảo quản hạt trƣớc khi gieo tƣơng đối ngắn.
9


1.3.1.3. Yêu cầu chất dinh dưỡng
- Cao su cần N, P, K, S, B, Cu, Zn, Fe, Mn,…tuy nhiên nhiều Cu và Mn
sẽ làm giảm hàm lƣợng mủ.
- Phần lớn đất trồng cao su là đất xám, qua nhiều năm bị rửa trôi nên chất
hữu cơ thấp và thƣờng thiếu vi lƣợng.
- Đất phải có nhiều sinh vật (nhƣ giun đất), nhiều vi sinh vật (nhƣ vi
khuẩn Nitrat hóa, mùn hóa..)
1.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cao su
1.3.2.1. Kỹ thuật trồng cây Cao su
1.3.2.1.1. Chuẩn bị đất
- Tiêu chuẩn đất trồng cao su đƣợc phân hạng dựa vào chỉ tiêu chính là
độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới, mức độ lẫn kết von hoặc đá sỏi, độ dày tầng
đất mặt và hàm lƣợng mùn, chiều sâu mặt nƣớc ngầm và độ dốc.
- Đất trồng cao su đƣợc chia thành các hạng Ia (tốt nhất), IIa, IIb và III
(Kém nhất)
-Trên khu đất trồng đƣợc chia thành từng lô hình vng hoặc chữ nhật từ
20-50 ha hoặc 2- 4 ha.
- Ở đất dốc, chống xói mịn cần đắp bờ ngăn, các bờ cách nhau 10-15
hàng cao su.
- Hố trồng có hình phễu, đƣờng kính đáy 0.5m miệng hố 0.7m, đào hố
trƣớc khi trồng 15 ngày.
1.3.2.1.2. Mật độ và khoảng cách trồng
- Mật độ trồng thƣờng là 500-550 cây/ha với các khoảng cách:
6 x 3.5 m (476 cây/ha)

7 x 2.5 m (571 cây/ha)
7 x 2.8 m (510 cây/ha)
6.7 x 2.7 m (544 cây/ha)
‫ ـ‬Đất tốt cây phát triển mạnh thì trồng thƣa hơn đất xấu. Bố trí khoảng
cách theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu, trong đó cách trồng từ 6x3m hình nanh
10


sấu (hoa nhị, tam giác cân) là thích hợp nhất vì phân bố cây trong khơng gian rất
đều đặn.
‫ ـ‬Hƣớng hàng cây nên theo hƣớng gió chính, trên dốc nhất thiết phải trồng
theo đƣờng đồng mức, chú ý mỗi lô phải nên trồng 1 giống.
1.3.2.1.3. Phân bón cho cây Cao su trồng mới
- Bón lót trƣớc khi trồng: Cho mỗi hố 10kg phân hữu cơ và 200g phân lân
Apatit trƣớc khi trồng 5-7 ngày thì lấp hố. Cho lớp đất mặt xuống đáy lấp ½ hố,
trộn đều phân hữu cơ, phân lân và đất mặt đủ lấp thêm cho đầy
- Xử lý hố trồng bằng Dolomite: 0,3 kg/hố.
1.3.2.1.4. Cách trồng
- Trồng tum ghép: tức là bằng gốc rễ trần. Cắt rễ đuôi chuột, chỉ để dài
60cm, cắt rễ bằng sát nách rễ trụ. Xử lý bằng chất kích thích ra rễ NAA sẽ giúp
rễ mọc nhanh và nhiều. Dùng tum trần 18 tháng, hoặc tum cắt cao trên 30 tháng
(là biện pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản vài năm).
- Trồng bầu trong túi Polyetylen: dùng túi 30x60cm, đất trong túi đủ sét
để bầu khỏi vỡ khi cắt bỏ túi.
- Trồng theo hƣớng mặt trời lặn Đông-Tây để mặt ghép tránh bão, tránh
gió và nắng dọi vào khi cây đang non.
1.3.2.2. Kỹ thuật chăm sóc cây Cao su
Chăm sóc vƣờn cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản
a. Trồng cây họ đậu che phủ đất
Tiến hành trồng ở gữa 2 hàng cây và cách xa gốc 1,5m các loại cây nhƣ

sục sạc, đậu ma, cốt khí…
b. Diệt cỏ dại
Mỗi năm 3 lần, dùng máy phát cỏ cơ giới diệt cỏ ở giữa 2 hàng cây vào
đầu và cuối mùa mƣa. Hoặc dùng thuốc diệt cỏ: Paraquat, Glyphosate,
Dalapon…(nên hạn chế).
c. Cắt chồi, tỉa cành
11


Cắt bỏ chồi mọc từ gốc ghép và các chồi mọc dọc than trong phạm vi 3m
để tạo than nhẵn nhụi. Khi cây cao quá 3m, nếu mọc cành nhiều thì tỉa bớt, chừa
lại 3-4 cành khỏe. Khi cây 3 năm tuổi, nếu cành lá quá um tùm, tán quá lớn thì
tỉa bớt.
d. Xới xáo, tủ góc
Dùng cỏ khơ, lá cây tủ gốc dày 1 lớp 10cm, cách gốc 10 cm, phía trên phủ
lớp đất mỏng 5cm. Chú ý đến mối phá hoại.
e. Bón phân
Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, cao su phát triển thân lá mạnh để bƣớc
vào giai đoạn khai thác mủ. Vì vậy nhu cầu phân khá lớn, nhiều chất đặc biệt là
NPK, Ca, Mg và các vi lƣợng.
Nên chia lƣợng phân thành nhiều đợt bón/ năm: thƣờng 2-3 đợt vào đầu
và cuối mùa mƣa.
- Cách bón:
+ Từ năm thứ 1 đến năm thứ 4: Cuốc rảnh hình vành khăn theo hình chiếu
tán, bón vào.
+ Từ năm thứ 5 trở đi: Cao su đã giao tán, làm sạch cỏ rải phân thành
băng rộng 1m giữa 2 hàng cây, xới nhẹ lấp phân, tránh đứt rễ.
f. Quét vôi
- Quét vôi thân cây tránh nắng dọi vào vỏ thân, chống rét, giữ nƣớc cho cây.
- Cách quét: quét từ đƣờng kính D1.3 xuống đến gốc cây, quét xung quanh

thân cây.
1.3.3. Tình hình phịng trừ sâu bệnh hại cây Cao su tại địa bàn nghiên cứu
Hiện nay xã đang quản lý diện tích khá lớn 275,7 ha cây Cao su, tuy
nhiên việc phòng trừ sâu bệnh hại cây Cao su hầu nhƣ không đƣợc chú trọng.
Đến thời điểm hiện tại thì xã vẫn chƣa có một đội chun mơn về mặt phòng trừ
sâu bệnh hại cho cây Cao su. Chính vì vậy mà việc phịng trừ sâu bệnh hại ở đây
gặp rất nhiều khó khăn.
12


CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Vĩnh Hà cách trung tâm huyện lỵ huyện Vĩnh Linh khoảng 25 km về
phía Tây với tổng diện tích đất tự nhiên là 16.403,18 ha (theo số liệu báo cáo
quy hoạch sử dụng đất năm 2011). Ranh giới hành chính của xã đƣợc xác định
nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp: Xã Vĩnh Khê, TT Bến Quan.
- Phía Nam giáp: Xã Vĩnh Trƣờng Huyện Gio Linh.
- Phía Đơng giáp: Xã Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Thuỹ.
- Phía Tây giáp: Xã Vĩnh Ô.
2.1.2. Địa hình - đất đai
a. Địa hình
Xã Vĩnh Hà là một xã nằm ở vùng trung du miền núi, xã có độ cao
trung bình từ 130 - 720m và nghiêng dần theo hƣớng Tây Bắc – Đơng Nam.
Phía Tây Bắc là các dãy núi cao với độ cao từ 226 - 720m bị chia cắt bởi hợp
thuỷ của các con suối nhỏ trong vùng tạo nên địa hình tƣơng đối phức tạp, với
dạng địa hình này chỉ có khả năng phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Địa hình thoải dần về phía Tây Bắc, khuc vực dọc sơng Sa Lung, sơng

Rào Quan địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Độ cao trung bình vùng này từ 150 300m. Đây là vùng có nhiều thuận lợi nhất cho việc phát triển nơng nghiệp và
bố trí dân cƣ.
Trong vùng có thể phân thành 3 dạng địa hình chính sau:
- Dạng địa hình núi cao độ dốc lớn và chia cắt mạnh. Hiện trạng là đất
lâm nghiệp và đất đồi núi chƣa sử dụng.
- Dạng địa hình đồi thoải lƣợn sóng phân bố thành dải đất hẹp nằm ở chân
đồi núi. Hiện nay nhân dân đã sử dụng 1 phần diện tích để trồng màu (sắn, ngơ).
Một phần lớn diện tích đất đai của dạng địa hình này là đất rừng sản xuất.
13


- Dạng địa hình bãi bằng ven sơng Sa Lung, suối La Hai. Dạng địa hình
tƣơng đối bằng phẳng, giao thông đi lại thuận lợi. Dân cƣ chủ yếu tập trung tại
khu vực này.
b. Tài nguyên đất
- Đất phù sa phủ trên nền đỏ vàng: Đây là loại đất có khả năng trồng lúa
nƣớc. Hạn chế lớn nhất của loại đất trồng lúa này là thiếu nƣớc tƣới và nghèo
dinh dƣỡng. Vì vậy, muốn khai thác có hiệu quả thì công tác thuỷ lợi phải đƣợc
giải quyết trƣớc hết, sau đó là cơng tác cải tạo và bón phân cho đất (nên chú
trọng bón phân hữu cơ).
Đây là loại đất tuy có diện tích nhỏ, nhƣng là quỹ đất duy nhất nhằm đảm
bảo an ninh lƣơng thực.
- Đất vàng nhạt trên đá: Hạn chế cơ bản của loại đất này là độ dốc lớn,
tầng đất mỏng. Vì vậy, sử dụng loại đất này cho sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều
khó khăn, kém hiệu quả, mà nên dành quỹ đất này cho mục đích phát triển lâm
nghiệp.
- Đất đỏ vàng: Hiện nay trên vùng đất này đang đƣợc sử dụng vào mục
đích lâm nghiệp, và trồng cây cơng nghiệp ngắn và dài ngày.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Hiện nay, trên loại đất này đã đƣợc
sử dụng một phần diện tích để trồng lúa nƣớc 1 vụ, hoa mầu ngơ, sắn. Cịn lại là

đất chƣa sử dụng.
2.1.3. Khí hậu - thủy văn
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, xã Vĩnh Hà có những đặc
điểm khí hậu chung của huyện, khí hậu trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ
tháng 2 đến tháng 7; mùa mƣa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau.
Nhiệt độ bình qn hàng năm là 22,50C (mùa nóng do ảnh hƣởng của gió
Tây Nam (gió Lào), nhiệt độ cao nhất trong những ngày nắng nóng có thể lên
đến 38 – 400C. Mùa mƣa do ảnh hƣởng của gió mùa Đơng Bắc nhiệt độ thấp có
thể xuống 11 – 130C. Thời kỳ nhiệt độ cao cộng với độ ẩm thấp đã làm bốc hơi
nƣớc lớn gây ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây trồng.
14


2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế xã Vĩnh Hà có những chuyển biến
rõ rệt. Đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc, dƣới sự chỉ đạo, lãnh
đạo của Đảng ủy và Hội đồng nhân dân và nỗ lực phấn đấu của nhân dân tốc độ
tăng trƣởng kinh tế của xã Vĩnh Hà phát triển không ngừng.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 31.700.000 nghìn đồng/ ngƣời/năm,
tăng 1.700.000 nghìn đồng so với năm 2015 (số liệu thống kê năm 2016).
Tổng thu nhập từ trồng trọt ƣớc đạt 27 tỷ đồng, từ chăn nuôi ƣớt đạt 1,2 tỷ
đồng, từ lâm nghiệp ƣớc đạt 1,5 tỷ đồng, từ công nghiệp- tiểu thủ công nghiệpthƣơng mại- dịch vụ ƣớc đạt 500 triệu đồng.
Tổng số hộ nghèo đến cuối năm 2016 có 170 hộ, chiếm 34.14%, giảm
2.65%; hộ cận nghèo có 19 hộ, chiếm 3.81%, giảm 0.95%.
2.2.2. Xã hội
Xã Vĩnh Hà là một xã vùng cao, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nơng,
lâm nghiệp khơng có khống sản và ngành nghề truyền thống nên gây nhiều khó
khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Với đặc thù là một xã thuần nông, nên
lao động chủ yếu của xã là nơng nghiệp, mang tính thời vụ, khi mùa vụ xong

lƣợng lao động nhàn rỗi nhiều, chỉ có một số ít sống bằng ngành tiểu thủ cơng
nghiệp và dịch vụ.
Xã Vĩnh Hà có 547 hộ với 1845 nhân khẩu. Trong đó, dân tộc kinh 354
hộ với 1.298 nhân khẩu, chiếm 65%; dân tộc Vân Kiều 183 hộ với 644 nhân
khẩu, chiếm 35% (thống kê đến năm 2016) . Tỷ lệ phát triên dân số tự nhiên
1.5%.

15


×