Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất đũa gỗ tách xuất khẩu phúc lâm xã phúc thịnh chiêm hóa tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.25 KB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÍNH TỐN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI
NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐŨA GỖ TÁCH XUẤT KHẨU PHÚC
LÂM – XÃ PHÚC THỊNH – CHIÊM HĨA – TUN QUANG

: KHOA HỌC MƠI TRƢỜNG

NGÀNH

MÃ NGÀNH : 306

Giáo viên hƣớng dẫn

: ThS. Lê Phú Tuấn
: ThS. Phí Thị Hải Ninh

Sinh viên thực hiện

: Lê Mạnh Trung

Mã sinh viên

: 1153060334

Khóa học

: 2011 - 2015


Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành q trình học tập, chƣơng trình đào tạo của trƣờng Đại
học Lâm Nghiệp đối với sinh viên niên khóa 2011-2015 và góp phần củng cố
kiến thức, vận dụng vào thực tế, đƣợc sự đồng ý của khoa Quản lý Tài nguyên
rừng và Môi trƣờng, bộ mơn Quản lý mơi trƣờng, ThS. Lê Phú Tuấn, ThS.
Phí Thị Hải Ninh, em đã hoàn thành đƣợc đề tài: “ Tính tốn và thiết kế hệ
thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất đũa gỗ tách xuất khẩu Phúc Lâm
– xã Phúc Thịnh – Chiêm Hóa – Tuyên Quang”.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy ThS. Lê Phú Tuấn, cơ ThS. Phí
Thị Hải Ninh, cơ ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo đã tận tình chỉ dẫn, định hƣớng
và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn Vùi Văn Thanh lớp
K57C ngành Kỹ thuật cơng trình xây dựng – trƣờng Đại học Lâm nghiệp vì
những trao đổi và giúp đỡ liên quan đến khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian hạn chế và bản thân cịn nhiều thiếu xót, kỹ năng chun
mơn cịn hạn chế nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng vẫn khơng tránh
khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cơ giáo và
các bạn để luận văn tốt nghiệp đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng….năm….
Sinh viên

Lê Mạnh Trung


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TĨM TẮT KHÓA LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ .................................... 3
1.1. Tổng quan ngành chế biến gỗ ................................................................ 3
1.1.1. Số lƣợng doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ ..................................... 3
1.1.2. Quy mô doanh nghiệp ngành chế biến gỗ ....................................... 4
1.1.3. Lao động và công nghệ chế biến gỗ ................................................ 4
1.1.4. Nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ ..................................... 5
1.2. Các chất thải phát sinh trong quá trình chế biến gỗ ............................... 8
1.3. Một số quy trình cơng nghệ xử lý nƣớc thải luộc gỗ hiện nay .............. 8
1.3.1. Công nghệ xử lý nƣớc thải luộc gỗ khu cơng nghiệp Phú Tài tỉnh
Bình Định ................................................................................................. 8
1.3.2. Xử lý nƣớc thải luộc gỗ bằng công nghệ AAO của cơng ty tƣ
vấn mơi trƣờng Đồn Gia Phát ............................................................ 10
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 13
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 13
CHƢƠNG III. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐŨA GỖ TÁCH
XUẤT KHẨU PHÚC LÂM............................................................................ 18
3.1. Giới thiệu chung về nhà máy ............................................................... 18
i


3.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 19
3.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 19

3.2.2. Khí hậu .......................................................................................... 20
3.2.3. Động đất và áp lực gió .................................................................. 22
3.2.4. Địa chất cơng trình ........................................................................ 22
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 24
4.1. Quy trình sản xuất gỗ đũa tách............................................................. 24
4.1.1. Quy trình sản xuất ......................................................................... 24
4.1.2. Các cơng đoạn phát sinh ............................................................... 26
4.2. Đánh giá hệ thống xử lý nƣớc thải ....................................................... 30
4.2.1. Đặc tính dịng thải ......................................................................... 30
4.2.2. Đánh giá hệ thống xử lý nƣớc thải ................................................ 31
4.3. Lựa chọn cơng nghệ xử lý .................................................................... 36
4.3.1 Phân tích thơng số dịng thải .......................................................... 36
4.3.2 Phân tích lựa chọn cơng nghệ xử lý ............................................... 38
4.3.2.1. Phƣơng án 1: Bể điều hòa – Bể SBR – Bể khử trùng ............ 38
4.3.2.2 Phƣơng án 2: Bể điều hòa – Bể keo tụ - Bể lắng .................... 40
4.3.3. Tính tốn thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải .................................. 41
4.3.3.1. Song chắn rác ......................................................................... 42
4.3.3.2. Bể gom ................................................................................... 42
4.3.3.3. Bể trộn cơ khí ......................................................................... 43
4.3.3.4. Bể tạo bông kết hợp lắng ....................................................... 50
4.3.3.5. Bể chứa bùn............................................................................ 57
4.3.4. Tính tốn giá thành........................................................................ 58
4.3.4.1. Chi phí xây dựng .................................................................... 58
4.3.4.2. Chi phí cung cấp máy móc – thiết bị ..................................... 58
4.3.4.3. Chi phí xử lý một m3 nƣớc thải .............................................. 59
ii


CHƢƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................... 61
5.1. Kết luận ................................................................................................ 61

5.2. Tồn tại .................................................................................................. 62
5.3. Kiến nghị ............................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 65

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MSK

Thang đo chấn động Medvedev-Sponheuer-Karnik

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

CSXD

Cơ sở xây dựng

BOD


Biochemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học

SS

Chất rắn lơ lửng

SCR

Song chắn rác

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các khu xây dựng trong nhà máy ................................................... 18
Bảng 4.1. Đặc trƣng nƣớc thải luộc gỗ ........................................................... 37
Bảng 4.2. Các thơng số tính tốn thiết kế ....................................................... 41
Bảng 4.3. Các thông số thiết kế hố thu gom nƣớc thải ................................... 43
Bảng 4.4. Thông số thiết kế bể trộn ................................................................ 49
Bảng 4.5. Tóm tắt kết quả tính tốn bể lắng ................................................... 56
Bảng 4.6. Tóm tắt giá trị tính tốn bể chứa bùn.............................................. 57
Bảng 4.7. Chi phí dự trù các cơng trình xây dựng .......................................... 58
Bảng 4.8. Chi phí dự trù các thiết bị ............................................................... 58

v



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bể luộc gỗ nhà máy sản xuất đũa gỗ tách xuất khẩu Phúc Lâm ..... 29
Hình 4.2. Nƣớc thải sau xử lý chảy ra mơi trƣờng ......................................... 30
Hình 4.3. Màu nƣớc thải luộc gỗ. ................................................................... 31
Hình 4.4. Cấu tạo bể gom................................................................................ 42
Hình 4.5. Ống dẫn nƣớc thải ........................................................................... 43
Hình 4.6. Bể trộn cơ khí .................................................................................. 44
Hình 4.7 Thùng hịa trộn phèn hạt .................................................................. 48
Hình 4.8. Bể keo tụ kết hợp lắng đứng ........................................................... 50
Hình 4.9. Khung chắn lƣới ơ vng ................................................................ 52
Hình 4.10. Máng răng tràn răng cƣa ............................................................... 54

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình xử lý nƣớc thải luộc gỗ khu cơng nghiệp Phú Tài ........ 10
Sơ đồ 1.2.Quy trình xử lý nƣớc thải luộc gỗ bằng công nghệ AAO
(Anaerobic – Anoxic – Oxic) ........................................................................ 12
Sơ đồ 4.1. Dây chuyền sản xuất đũa gỗ tách .................................................. 25
Sơ đồ 4.2. Các nguồn phát sinh chất thải ........................................................ 26
Sơ đồ 4.3. Quy trình xử lý nƣớc thải............................................................... 32
Biều đồ 4.1. Hàm lƣợng SS, BOD5, COD trong nƣớc thải............................. 34
Biều đồ 4.2. Hàm lƣợng coliform trong nƣớc thải.......................................... 35
Sơ đồ 4.4. Quy trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng án 1................................. 39

vii



TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
==========o0o==========
TĨM TẮT KHĨA LUẬN
1. Tên khóa luận: “Tính tốn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy
sản xuất đũa gỗ tách xuất khẩu Phúc Lâm – xã Phúc Thịnh – Chiêm Hóa –
Tuyên Quang”
2. Sinh viên thực hiện: Lê Mạnh Trung
3. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Phú Tuấn, ThS. Phí Thị Hải Ninh
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải nhằm đảm bảo chất
lƣợng môi trƣờng khu vực và phù hợp với điều kiện của nhà máy sản xuất đũa
gỗ xuất khẩu Phúc Lâm, tỉnh Tun Quang
Mục tiêu cụ thể:
+ Khảo sát quy trình cơng nghệ, thực trạng sản xuất nhằm nhận
biết các nguồn thải
+ Đánh giá hệ thống xử lý nƣớc thải hiện có
+ Tính tốn và thiết kế hệ thống xử lý nƣớc mới thay thế hệ thống xử lý
nƣớc thải cũ, phù hợp với điều kiện nhà máy hơn
5. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình sản xuất đũa gỗ tách của nhà máy
- Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nƣớc thải hiện tại
- Tính tốn và thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải mới
6. Kết quả nghiên cứu


- Sau khi tìm hiểu quy trình sản xuất đũa gỗ tách của nhà máy cho thấy nƣớc
thải sản xuất của nhà máy là nƣớc thải đƣợc tạo ra từ cơng đoạn luộc gỗ và
khơng có thêm bất kỳ hóa chất phụ gia nào trong quá trình luộc gỗ.

- Đánh giá đƣợc hiệu quả xử lý nƣớc thải của hệ thống nhà máy:
+ Hệ thống xử lý nƣớc thải của nhà máy hiện nay là hệ thống xử lý
nƣớc thải cơ học chỉ sử dụng lắng và lọc nƣớc thải rồi đƣa ra môi trƣờng.
+ Chất lƣợng nƣớc thải luộc gỗ của nhà máy sau khi xử lý vƣợt quá
QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nƣớc thải công
nghiệp cho thấy hiệu quả xử lý nƣớc thải của hệ thống đã giảm
- Đƣa ra đề xuất hệ thống xử lý mới phù hợp với nhà máy, tính tốn và thiết
kế các hạng mục cơng trình xử lý chính bao gồm:
+ Bể gom nƣớc thải
STT

Tên thông số

Số liệu dùng thiết kế

Đơn vị

1

Thể tích xây dựng bể gom

70

m3

2

Chiều dày tƣờng

20


cm

3

Chiều dài hố thu

5

m

4

Chiều rộng hố thu

4

m

5

Chiều cao thực hố thu

3,5

m

6

Thời gian lƣu nƣớc


4

ngày

+ Bể trộn nƣớc thải
STT

Tên thông số

Số liệu dùng thiết kế

Đơn vị

1

Dung tích thùng trộn nƣớc thải

0,25

m3

2

Chiều dài xây dựng bể trộn

0,5

m


3

Chiều rộng xây dựng bể trộn

0,5

m

4

Chiều cao xây dựng bể trộn

1,3

m


5

Thời gian lƣu nƣớc

6

60

giây

Dung tích thùng hịa phèn

0,18


m3

7

Đƣờng kính xây dựng bể hòa phèn

0,18

m

8

Chiều cao xây dựng bể hòa phèn

1,3

m

+ Bể keo tụ kết hợp lắng
Thơng số

Đơn vị

Giá trị

Đƣờng kính trong bể lắng

m


4,25

Đƣờng kính trong bể phản ứng

m

1,88

Chiều cao vùng lắng

m

3

Chiều cao phần hình nón chứa nén cặn

m

2,41

Chiều cao bảo vệ

m

0,3

Đƣờng kính máng thu nƣớc

m


3,4

Bề rộng máng thu nƣớc

m

0,425

Chiều cao máng thu nƣớc

m

0,425

Tổng chiều dài máng răng cƣa

m

10,67

+ Bể chứa bùn
Thông số

Đơn vị

Giá trị

Chiều dài

m


5

Chiều rộng

m

5

Chiều cao công tác

m

2

Chiều cao tổng cộng

m

2,3

Thể tích xây dựng của bể

m3

57,5

ngày

15 ngày 5,2 giờ


Thời gian lƣu bùn


- Tính tốn dự trù kinh phí cho việc xử lý nƣớc thải của hệ thống xử lý mới:
Chi phí cho việc xử 1 m3 nƣớc thải xử lý cần 3.000 VNĐ/m3
Hà Nội ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lê Mạnh Trung


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, môi trƣờng sinh thái đang bị ô nhiễm nặng nề do các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm
trọng, đe doạ trực tiếp đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các thế hệ
hiện tại và tƣơng lai.
Nhìn chung, hầu hết các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất… trên cả
nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn về môi trƣờng theo quy định.
Thực trạng đó làm cho mơi trƣờng sinh thái ở một số địa phƣơng bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Cộng đồng dân cƣ, nhất là các cộng đồng dân cƣ lân cận với
các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trƣờng. Họ
phải sống chung với khơng khí, nguồn nƣớc bị ơ nhiễm chất thải cơng
nghiệp...
Mặc dù nhiều nhà máy đã có hệ thống xử lý song qua thời gian việc mở
rộng sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp nhƣng hệ thống xử lý chất thải
không đƣợc nâng cấp, mở rộng khiến xử lý chất thải bị hạn chế. Đó là một
trong những nguyên nhân làm môi trƣờng trở nên ô nhiễm hơn. Đặc biệt là
các nhà máy sản xuất vốn tƣ nhân gặp khó khăn trong việc nâng cấp, mở rộng
hệ thống xử lý chất thải của nhà máy bởi vấn đề kinh phí xây dựng quá lớn,

duy trì hệ thống hoạt động, ….
Nhà máy sản xuất đũa gỗ tách xuất khẩu Phúc Lâm – xã Phúc Thịnh –
Chiêm hóa – Tuyên Quang đã đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động từ năm
2007 cho đến nay. Vào ngày đầu hoạt động, hệ thống xử lý môi trƣờng của
nhà máy vẫn đảm bảo tốt chất lƣợng nƣớc thải đầu ra đạt tiêu chuẩn. Tuy
nhiên sau nhiều năm hoạt động, hệ thống xử lý này khơng cịn đáp ứng đƣợc
nhu cầu của nhà máy, nƣớc thải đầu ra gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung
quanh. Với mục tiêu giải quyết vấn đề ơ nhiễm góp phần nâng cao chất lƣợng
môi trƣờng, nhà máy hiện nay đã có những kế hoạch xây dựng, nâng cấp hệ
1


thống xử lý nƣớc thải để giải quyết các vấn đề nói trên nhƣng lại gặp khó
khăn trong kinh phí thực hiện, thiếu nhân viên có chun mơn để vận hành,…
nên nhà máy đang cần một hệ thống xử lý đơn giản, hiệu quả, kinh phí thấp,
vận hành dễ dàng…
Nhận thấy mức độ cần thiết và tầm quan trọng của vấn đề, tơi quyết
định thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Tính tốn và thiết kế hệ thống
xử lý nước thải nhà máy sản xuất đũa gỗ tách xuất khẩu Phúc Lâm – xã
Phúc Thịnh – Chiêm Hóa – Tuyên Quang ”. Với mục tiêu thiết kệ hệ thống
xử lý phù hợp với nhà máy. Tôi hi vọng kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham
khảo tốt cho việc lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý tại nhà máy.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ
1.1. Tổng quan ngành chế biến gỗ
Khác với nhiều ngành kinh tế, ngành chế biến gỗ có phạm vi tƣơng đối

đặc biệt. Cụ thể, theo chiều ngang, ngành này thƣờng đƣợc xem xét ở góc độ
rộng hơn, bao gồm khơng chỉ các hoạt động sản xuất chế biến gỗ mà cịn có
sản xuất chế biến lâm sản ngoài gỗ (mây, tre, nứa, vầu…). Tuy vậy, ngành
này lại không bao gồm hoạt động sản xuất chế biến giấy từ nguyên liệu gỗ.
Theo chiều dọc, ngành này gắn bó chặt chẽ với hoạt động trồng rừng (tạo
nguyên liệu) cũng nhƣ hoạt động khai thác rừng trồng lấy gỗ làm nguyên liệu
phục vụ hoạt động chế biến và vì vậy thƣờng đƣợc xem xét chung trong hầu
hết các nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực này.
Trong khuôn khổ của đề tài này, ngành chế biến gỗ đƣợc hiểu là ngành
sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trừ hoạt động chế biến giấy. Các
hoạt động sản xuất này bao gồm tất cả các cấp độ (dăm gỗ, xẻ, sấy khô, chế
biến bán thành phẩm, chế biến các sản phẩm hoàn thiện). Hoạt động lâm
nghiệp (trồng rừng, khai thác gỗ từ rừng) sẽ khơng đƣợc nói đến nhƣ một
phần của ngành chế biến gỗ mà đƣợc xem xét từ góc độ nguồn nguyên liệu
đầu vào cho ngành, một yếu tố không thể tách rời trong chiến lƣợc chung đối
với ngành chế biến gỗ. [11]
1.1.1. Số lượng doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ
Về tổng thể, các chủ thể sản xuất và chế biến đồ gỗ có thể đƣợc chia
thành 03 nhóm chủ yếu, bao gồm:
- Nhóm các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ: Đây là nhóm chủ thể
kinh doanh chính thống, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy
phép đầu tƣ) và hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp và pháp luật liên
quan;
3


- Nhóm các cơ sở chế biến gỗ nằm trong làng nghề gỗ: Các cơ sở này có thể
hoạt động dƣới hình thức doanh nghiệp, tuy nhiên phần nhiều hoạt động dƣới
hình thức hộ kinh doanh cá thể, nằm trong khu vực làng nghề. Nhóm này tuân
thủ pháp luật liên quan tới hình thức của mình (pháp luật về doanh nghiệp, về

hợp tác xã hoặc về hộ kinh doanh) đồng thời đƣợc áp dụng các quy định,
chính sách liên quan tới làng nghề.
- Nhóm các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ: Nhóm này phần lớn là sản
xuất nhỏ lẻ, vừa sản xuất vừa bán lẻ sản phẩm, không nằm trong các làng
nghề tập trung.
Theo số liệu tại nghiên cứu “Lập bản đồ các bên liên quan cho
FLEGT/VPA tại Việt Nam” (Forest Trend, 11/2011) thì trong giai đoạn 2000 –
2009, số lƣợng doanh nghiệp chế biến gỗ đã tăng từ 741 doanh nghiệp trong năm
2000 lên 1.710 vào năm 2005 và 3.098 doanh nghiệp vào năm 2009 (tốc độ tăng
trƣởng trung bình là 18%). [11]
1.1.2. Quy mơ doanh nghiệp ngành chế biến gỗ
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quy hoạch
ngành chế biến gỗ, 6/2013) thì các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ có quy
mơ đa phần là nhỏ. Theo số liệu lao động thì 46% số doanh nghiệp ngành chế
biến gỗ có quy mô siêu nhỏ, 49% quy mô nhỏ, 1,7% quy mô vừa và 2,5% quy
mô lớn. Theo vốn đầu tƣ, các tỷ lệ này lần lƣợt là 93% quy mô nhỏ và siêu
nhỏ, 5,5% quy mơ vừa và chỉ có 1,2% số doanh nghiệp có quy mơ lớn. Theo
nguồn gốc vốn thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc, 95% còn lại
thuộc khu vực tƣ nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi (FDI) chiếm
16%.
1.1.3. Lao động và công nghệ chế biến gỗ
* Về lực lượng lao động:

4


Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thì ngành cơng
nghiệp chế biến gỗ hiện đang thu hút khoảng 250.000 lao động trực tiếp và
gián tiếp, trong đó lao động có trình độ từ đại học chiếm chƣa đầy 10%, số lao
động trực tiếp đƣợc đào tạo chiếm 45-50%, còn lại lao động giản đơn theo

mùa vụ chiếm khoảng 35-40%. Tuy nhiên, một số liệu khác năm 2010 lại cho
rằng ngành này đang có số lao động khoảng 300.000 ngƣời.
Sự chênh lệch về số liệu này có thể đƣợc giải thích bởi một thực tế là
với đặc điểm là ngành sản xuất có hàng ngàn các cơ sở hoạt động dƣới dạng
hộ gia đình, làng nghề với lực lƣợng lao động tham gia sản xuất biến động
khá lớn theo mùa vụ và hầu nhƣ không thể thống kê đầy đủ.
* Liên quan tới công nghệ sản xuất:
Theo VIFORES, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phân nhóm
theo 04 cấp độ:
- Nhóm các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn và vừa sản xuất
sản phẩm xuất khẩu: sử dụng công nghệ hiện đại với thiết bị nhập khẩu chủ
yếu từ EU, Đài Loan
- Nhóm các doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo(MDF, ván thanh, ván
dán...): sử dụng công nghệ chế biến của châu Âu với quy mô công suất từ
60.000 m3 đến 300.000 m3 sản phẩm/năm
- Nhóm các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ tiêu thụ nội địa: sử dụng chủ
yếu công nghệ của Đài Loan và Trung Quốc với quy mô công suất nhỏ từ
1000 - 10.000 m3 sản phẩm/năm
- Nhóm các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ mỹ nghệ: chủ yếu sản xuất
theo công nghệ thủ công với công cụ truyền thống nhƣ xẻ tay, đục, chạm khắc
bằng tay. [11]
1.1.4. Nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ
*Về nhu cầu đối với gỗ nguyên liệu
5


Theo VIFORES thì nhu cầu đối với gỗ nguyên liệu đƣợc phân nhóm
theo sản phẩm đầu ra nhƣ sau:
- Gỗ rừng trồng trong nƣớc: để sản xuất dăm mảnh xuất khẩu, sản xuất bột
giấy, sản xuất ván nhân tạo các loại và sản xuất đồ mộc;

- Gỗ nhập khẩu: để sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu và sản phẩm gỗ xây
dựng tiêu thụ nội địa;
- Các loại gỗ vƣờn nhà (xồi, mít, nhãn, điều,…) các loại gỗ trồng phân tán
(xoan, xà cừ, muồng và gỗ cao su…) đƣợc sử dụng để sản xuất ván ghép
thanh, đồ gỗ ngoài trời để xuất khẩu;
- Các loại ván nhân tạo: hiện nay Việt Nam đã sản xuất nhƣng vẫn phải nhập
khẩu. Dự kiến đến năm 2020 sẽ không nhập khẩu và sẽ xuất khẩu.
* Về nguồn cung gỗ nguyên liệu
Về tổng thể, nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến gỗ Việt Nam chủ
yếu từ hai nguồn cơ bản: nguồn nguyên liệu gỗ trong nƣớc (gỗ tự nhiên và gỗ
rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
* Về nguồn gỗ trong nước
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì năm 2012, tổng diện
tích rừng là 13,52 triệu ha, gồm 10,29 triệu ha rừng tự nhiên và 3,23 triệu ha
rừng trồng.
Tổng diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất (cho phép khai thác)
khoảng 4 triệu ha, với tổng sản lƣợng khai thác tối đa hàng năm khoảng
400.000 m3 gỗ, chủ yếu sử dụng ở trong nƣớc. Tuy nhiên, theo quyết định
của Chính phủ thì từ năm 2008, sản lƣợng khai thác từ rừng tự nhiên tối đa
không quá 150.000 m3/năm và kể từ năm 2014 đóng cửa rừng tự nhiên. Do
đó, hiện trữ lƣợng gỗ nguyên liệu từ rừng tự nhiên coi nhƣ khơng đƣợc tính
đến, và nguồn ngun liệu gỗ nội địa hiện chỉ cịn trơng chờ vào gỗ rừng
trồng. [11]
6


7


1.2. Các chất thải phát sinh trong quá trình chế biến gỗ

Ngành chế biến gỗ bao gồm rất nhiều hoạt động sản xuất khác nhau vì
vậy chất thải đƣợc tạo ra trong mỗi hoạt động sản xuất là khác nhau. Dƣới đây
chỉ kể ra một số chất thải điển hình đƣợc tạo ra trong q trình chế biến gỗ.
- Khí thải: Trong q trình chế biến gỗ, một số cơng đoạn trong các hoạt động
sản xuất nhƣ cắt, chà nhám, khoan, sấy, đốt,… phát sinh ra tiếng ồn, bụi trong
gia cơng thơ nhƣ cƣa, bào,… Khói sinh ra do đốt các chất thải rắn nhƣ gỗ
vụn, mạt cƣa, dăm bào. Khi đốt cháy các nhiên liệu này sẽ sinh ra khói thải
chứa các chất ơ nhiễm khơng khí nhƣ bụi, CO, NOx. Có một số hoạt động sản
xuất sử dụng hóa chất để tẩm gỗ nên khi hóa chất bay hơi sẽ gây ơ nhiễm
khơng khí.
- Nƣớc thải: Nƣớc thải của hoạt động chế biến gỗ phát sinh trong quá trình
luộc gỗ, tẩy gỗ,.. Nƣớc thải tạo ra chứa hàm lƣợng BOD, COD, SS,… và các
loại hóa chất đƣợc sử dụng.
- Chất thải rắn: Chất thải rắn chủ yếu là gỗ vụn, mạt cƣa,…
1.3. Một số quy trình cơng nghệ xử lý nƣớc thải luộc gỗ hiện nay
1.3.1. Công nghệ xử lý nước thải luộc gỗ khu công nghiệp Phú Tài tỉnh
Bình Định [14]
Thuyết minh quy trình sơ đồ 1.1:
Nƣớc thải đi vào bể gom sau đó đƣợc bơm vào bể tách dầu để loại bỏ
váng và các chất bẩn nhẹ hơn nƣớc. Tiếp đó nƣớc thải đi vào bể xử lý keo tụ tạo bông để xử lý SS, một phần BOD, COD. Sau khi nƣớc thải đƣợc trộn với
hóa chất keo tụ trong bể keo tụ - tạo bông sẽ đƣợc đƣa sang bể lọc cát nhằm loại
bỏ các bông cặn trong nƣớc rồi đi vào bể chứa 2.
Nƣớc thải từ bể chứa 2 đƣợc bơm vào bể lọc sinh học. Tại đây với sự
tham gia của các vi sinh vật, hàm lƣợng chất hữu cơ, SS có trong nƣớc thải
chƣa đƣợc xử lý ở bể keo tụ sẽ đƣợc xử lý tại đây và bám lại lớp vật liệu lọc.
8


Nƣớc thải sau khi xử lý đi vào bể chứa 3. Từ bể chứa 3 nƣớc thải đƣợc bơm
vào bể oxy hóa để loại bỏ vi sinh vật, một số kim loại có trong nƣớc rồi chảy

vào bể lọc cát trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn từ bể keo tụ và bể oxy hóa đƣợc đƣa vào bể nén bùn. Tại đây bùn
đƣợc nén đặc để đƣa ra sân phơi bùn. Nƣớc thải từ bể nén bùn lại đƣợc đƣa
vào bể lọc cát để xử lý.

9


Sơ đồ 1.1. Quy trình xử lý nƣớc thải luộc gỗ khu công nghiệp Phú Tài
* Ưu điểm:
- Hệ thống xử lý nƣớc thải với công suất lớn
- Xử lý đƣợc hàm lƣợng BOD, COD, N, P có trong nƣớc thải
* Nhược điểm:
- Áp dụng cho các khu công nghiệp có khối lƣợng nƣớc thải lớn
- u cầu diện tích lớn do sử dụng nhiều bể
1.3.2. Xử lý nước thải luộc gỗ bằng công nghệ AAO của công ty tư vấn
mơi trường Đồn Gia Phát [13]
Thuyết minh quy trình sơ đồ 1.2:
Công nghệ xử lý nƣớc thải xƣởng chế biến gỗ AAO (Cụm từ AAO là
viết tắt của cụm từ Anaerobic (yếm khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic
(Hiếu khí)) là quá trình liên tiếp ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau:
yếm khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý chất thải. Dƣới tác dụng phân giải các
hợp chất hữu cơ của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm đƣợc xử lý trƣớc khi thải
ra môi trƣờng. [12]
Nƣớc thải sinh hoạt đầu vào qua bể tách dầu mỡ rồi tự chảy vào hố thu
gom. Nƣớc thải từ hố thu gom đƣợc đƣa qua bể điều hòa điều chỉnh pH, lƣu
lƣợng trƣớc khi đi vào giao đoạn keo tụ - tạo bông. Ở bể keo tụ - tạo bơng,
nƣớc thải đƣợc trộn với hóa chất keo tụ để tạo bông cặn làm các chất lơ lửng
trong nƣớc thải, một phần BOD và COD đƣợc xử lý rồi đi vào bể lắng 1 để
lắng bông cặn.

Nƣớc thải từ bể lắng 1 tiếp tục đi qua phần xử lý sinh học bằng công
nghệ AAO với 3 vùng anaerobic, anoxic và oxic liên kết nhau. Phần xử lý
sinh học là công nghệ lõi có nhiệm vụ xử lý chất hữu cơ và đặc biệt là N và P.
Tiếp tục nƣớc thải sinh hoạt tự chảy qua bể lắng 2, qua khử trùng bằng clo
trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận.
10


Bùn từ bể tách dầu, bể lắng 1 đƣợc đƣa đến bể chứa bùn để xử lý định
kì. Bùn hoạt tính từ bể lắng 2 đƣợc trạm bơm bùn hoạt tính bơm một phần
tuần hồn vào bể anaerobic, một phần đƣa vào bể chứa bùn.
* Ưu điểm:
- Công nghệ xử lý có thể xử lý triệt để các hợp chất hữu cơ đặc biệt có thể xử
lý hiệu quả đồng thời các chất hữu cơ và các chất dinh dƣỡng N và P
- Hiệu suất xử lý cao hơn các công nghệ khác nhƣ công nghệ aroten truyền
thống, mƣơng oxy hóa…
- Hệ thống sinh ra ít bùn hơn
- Phù hợp với khối lƣợng nƣớc thải lớn
* Nhược điểm:
- Yêu cầu diện tích lớn do sử dụng nhiều bể
- Chi phí xử lý cao

11


Sơ đồ 1.2.Quy trình xử lý nƣớc thải luộc gỗ bằng công nghệ AAO
(Anaerobic – Anoxic – Oxic)

12



×