Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Sử dụng giáo án điện tử hỗ trợ học sinh tiếp cận kiến thức vật lý Trung học phổ thông đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.94 KB, 26 trang )

SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ HỌC
SINH TIẾP CẬN KIẾN THỨC VẬT LÝ THPT
ĐẠT HIỆU QUẢ

Người thực hiện: MAI VĂN HIỂN
Chức vụ: Giáo viên - TTCM
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoàng Lệ Kha
SKKN thuộc môn Vật lý
Năm học: 2012-2013
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 1 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
A-ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lời mở đầu:
- Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu trọng tâm của Ngành
giáo dục. Vì vậy, việc tập trung điều chỉnh và xây dựng phương pháp dạy và
học sao cho phù hợp với tình hình mới đang là vấn đề thiết yếu ở các trường
học. Chúng ta đang ở trong thời đại công nghệ thông tin, với những thành tựu
mà công nghệ thông tin mang lại, chúng ta nên ứng dụng sự phát triển của
công nghệ thông tin vào dạy học để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giải quyết được thử thách, nâng cao tính trực quan sinh động đối với các môn
học, đặt biệt là các môn học yêu cầu minh họa, trực quan nhiều hình vẽ, màu
sắc…, để hình thành khái niệm, kiến thức kỹ năng cho học sinh; sự hỗ trợ của
máy tính và các phần mềm máy tính sẽ giúp chúng ta thực hiện tốt hơn. Bên
cạnh đó để nâng cao chất lượng giáo dục, người giáo viên phải đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp tích cực kết hợp


với các thành tựu của công nghệ thông tin, phấn đấu để trong một tiết dạy,
học sinh được hoạt động, thực hành nhiều hơn, thảo luận suy nghĩ nhiều hơn.
- Việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy và học hiện nay góp phần to lớn
trong việc giải quyết được tình hình thực tại, có tác dụng làm tăng hiệu quả sư
phạm của nội dung và phương pháp dạy học lên rất nhiều. Nhưng việc thực
hiện nó như thế nào để đạt được hiệu quả cao còn phụ thuộc vào cơ sở vật
chất và trình độ về tin học của giáo viên. Đứng trước trực trạng trên, Chúng ta
cần tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy học sinh. Hình thức này tuy
không còn mới mẻ, giáo viên đã quen thuộc. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT
trong dạy học vẫn chưa phát huy hết ưu điểm của nó để đem đến nhiều lợi ích
mà cụ thể là kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong dạy học là một yêu cầu quan trọng của việc đổi mới phương
pháp dạy học. Từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác sử dụng,
cập nhật và trao đổi thông tin, làm tăng sự chú ý của học sinh bằng một số
giải pháp (hỗ trợ trình chiếu lập trình mô phỏng, tạo các hình vẽ động, sơ đồ,
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 2 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
hiệu ứng…) giáo viên có thể cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình và đây
là vấn đề cần thiết với bộ môn Vật lý.
- Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm, môn Vật lý cũng là môn rất
nhạy bén với các vấn đề thực tiễn trong đời sống hằng ngày của các em học
sinh. Trong chương trình SGK môn Vật lý THPT có một số khái niệm mới,
trừu tượng đòi hỏi giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh phải trực quan
hơn, đa dạng hơn tạo điều kiện chuẩn trong thao tác tư duy của học sinh để
hiểu sâu bản chất của hiện tượng. Nên CNTT sẽ hỗ trợ đắc lực trong vấn đề
này. Giáo viên sẽ có nhiều thời gian tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận,
phát huy tính năng chủ động tích cực và sự say mê hứng thú của học sinh
trong học tập học sinh hiểu bài nhanh hơn, giờ học có hiệu quả hơn. Chính
vì thế tôi đã mạnh dạn đưa việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Sáng kiến
kinh nghiệm “Sử dụng giáo án điện tử hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý

THPT đạt hiệu quả” đã được bản thân tôi đúc kết từ việc sử dụng giáo án
điện tử (GA ĐT) để giảng dạy ở nhiều lớp HS trong những năm gần đây.
Qua theo dõi bản thân tôi nhận thấy rất rõ: Việc sử dụng GA ĐT trong quá
trình giảng dạy đã thực sự hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu
quả cao.
II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng
Trong quá trình dạy học môn Vật lý THPT, chắc chắn nhiều GV trong đó
có bản thân tôi đã thường xuyên sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp thu kiến thức
Vật lý trong nhiều bài giảng của mình. Có thể nói: Việc sử dụng GA ĐT của
nhiều GV trong những năm học qua chưa được chú trọng và chưa được
thường xuyên, còn mang tính tự phát. Và hầu hết các thầy cô đều gặp những
khó khăn và thuận lợi tương tự nhau.
a. Khó khăn:
- Hệ thống đèn chiếu rất đắt nên không phải phòng học nào cũng có máy
chiếu cả.
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 3 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
- Không phải bài giảng nào cũng có thể dạy được bằng GA ĐT, đôi lúc gặp
khó khăn khi soạn GA ĐT với những bài nhiều lý thuyết, khó minh họa bằng
hình ảnh.
- Khi dạy bằng GA ĐT đôi lúc học sinh xao nhãn, hoặc chép bài không kịp,
yêu cầu dừng lại để chép bài làm bài giảng ngắt quãng không được xuyên
suốt, trôi chảy.
b. Thuận lợi:
- Sữa chữa và thay đổi dễ dàng hơn so với giáo án thông thường.
- Giáo viên có thể lên mạng downloads GA ĐT về sửa lại theo ý của mình.
- Có thể dùng các clip để mô tả thí nghiệm hoặc tiến hành thí nghiệm ảo
thay thế các thiết bị thực hành bị hư hỏng hoặc chưa được trang bị tại trường.
- Bài giảng sinh động hơn nhất là khi có các hình ảnh hoặc video clip liên

quan đến bài học.
- Ứng dụng nhiều hiệu ứng cũng như các hình ảnh đẹp làm cho học sinh
hứng thú, kích thích quá trình học tập.
- Đỡ tốn thời gian vẽ các hình ảnh minh họa tại lớp, có thể vẽ trước tại nhà.
Từ những khó khăn và thuận lợi trên ta thấy rõ nguyên nhân dẫn đến thực
trạng sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý ở trường THPT
chưa đạt hiệu quả cao. Có thể lấy một ví dụ cụ thể để minh họa cho nhận định
trên như sau:
Ví dụ 1: Điều tra thực trạng kết quả sử dụng GA ĐT của bản thân tôi khi
giảng dạy HS các lớp: 12C4, 12C5, 12C11, 11A9 (năm học 2010-2011) của
nhà trường.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin từ HS để biết rõ hơn về các khó
khăn, thuận lợi và các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng GA
ĐT.
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 4 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
+ Sử dụng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin qua phiếu hỏi ý kiến cá
nhân tất cả 170 HS của 04 lớp trên. Tỉ lệ phản hồi phiếu điều tra của tất cả các
đối tượng đạt 100%. Mẫu phiếu điều tra được mô tả như sau:
+ Mẫu phiếu hỏi dành cho học sinh
Họ và tên: ………………………… Lớp……………
Các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây.
Chú thích: Giáo án điện tử là bài giảng được xây dựng dưới dạng trình
chiếu (presentation) slide điện tử, có thể tạo từ Powerpoint của Microsoft
Office, Impress của Open Office hay một phần mềm trình diễn tương tự.
Câu 1. Em đã được học môn Vật lý với giáo án điện tử bao giờ chưa?
A. Chưa bao giờ
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên

Câu 2. Khi học tập môn Vật lý với giáo án điện tử em cảm thấy như thế
nào?
A. Hứng thú
B. Bình thường
C. Nhàm chán
Câu 3. Em thấy thầy cô dạy học môn Vật lý bằng giáo án điện tử như thế
nào?
A. Sinh động
B. Nhàm chán, tốn thời gian
C. Ý kiến khác. Cụ thể là:…………………………………………
Câu 4. Em cảm thấy thế nào khi học môn Vật lý với giáo án điện tử?
(Chọn một hoặc nhiều phương án)
A. Dễ tiếp thu và nhanh nắm bắt được bài học
B. Không nắm bắt được trọng tâm bài giảng (Phần nào cần ghi chép,
phần nào không cần ghi chép)
C. Thú vị vì có hình ảnh, clip sôi động
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 5 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
D. Không thích vì giáo viên giảng bài như đang đọc lại các slide; kiến
thức rời rạc, khô khan
Câu 5. Em thích học môn Vật lý theo phương pháp nào?
A. Không sử dụng giáo án điện tử
B. Sử dụng giáo án điện tử
C. Kết hợp sử dụng giáo án điện tử và giảng dạy theo phương pháp thông
thường
Câu 6. Em có mong muốn hay đề xuất gì để giúp cho việc học môn Vật lý
bằng giáo án điện tử có hiệu quả hơn?
- Đối với nhà trường:
………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….

……….
……………………………………………………………………………
- Đối với giáo viên:
……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
………….
……………………………………………………………………………
- Đối với học sinh:
……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
………….
……………………………………………………………………………
Xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các em!
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra thống
kê tính tổng số đối tượng chọn và tỉ lệ phần trăm các nội dung trong phiếu hỏi
nhằm đánh giá thực trạng để có cơ sở định hướng việc nâng cao hiệu quả sử
dụng GA ĐT trong việc dạy và học môn Vật lý ở nhà trường.
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 6 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
+ Kết quả thu được từ phía học sinh:
Dựa vào kết quả thu về từ các phiếu điều tra bản thân tôi thu được một số
ý kiến rất khách quan từ phía các em học sinh khi được hỏi các vấn đề liên
quan đến việc học bằng GA ĐT, kết quả cụ thể như sau:
Câu 1. Em đã được học môn Vật lý với giáo án điện tử bao giờ chưa?
A. Chưa bao giờ. (5/170 bạn, 2.94 %).
B. Thỉnh thoảng. (135/170 bạn, 79.41 %)
C. Thường xuyên. (30/170 bạn, 17.65 %)
Câu 2. Khi học tập môn Vật lý với giáo án điện tử em cảm thấy như thế
nào?
A. Hứng thú (119/170 bạn, 70 %)

B. Bình thường (46/170 bạn, 27.06 %)
C. Nhàm chán (5/170 bạn, 2.94 %).
Câu 3. Em thấy thầy cô dạy học môn Vật lý bằng giáo án điện tử như thế
nào?
A. Sinh động (130/170 bạn, 76.47 %)
B. Nhàm chán, tốn thời gian (18/170 bạn, 10.59 %)
C. Ý kiến khác. Cụ thể…… (22/170 bạn, 12.94 %, đa số ghi là: bình
thường)
Câu 4. Em cảm thấy thế nào khi học môn Vật lý với giáo án điện tử?
(chọn một hoặc nhiều phương án)
A. Dễ tiếp thu và nhanh nắm bắt được bài học. (85/170 bạn, 50 %)
B. Không nắm bắt được trọng tâm bài giảng (Phần nào cần ghi chép,
phần nào không cần ghi chép) (17/170 bạn, 10 %)
C. Thú vị vì có hình ảnh clip sôi động. (62/170 bạn, 36.47 %)
D. Không thích vì giáo viên giảng bài như đang đọc lại các slide; kiến
thức rời rạc, khô khan. (6/170 bạn, 3.53 %)
Câu 5. Em thích học môn Vật lý theo phương pháp nào?
A. Không sử dụng giáo án điện tử. (2/170 bạn, 1.18%)
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 7 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
B. Sử dụng giáo án điện tử. (22/170 bạn, 12.94 %)
C. Kết hợp sử dụng giáo án điện tử và giảng dạy theo phương pháp
thông thường (146/170 bạn, 85.88 %).
Bảng thống kê thăm dò ý kiến của 170 học sinh của 04 lớp trên:
Chọn A Chọn B Chọn C Chọn D
Câu 1 5/170 135/170 30/170 x
Câu 2 119/170 46/170 5/170 x
Câu 3 130/170 18/170 22/170 x
Câu 4 85/170 17/170 62/170 6/170
Câu 5 2/170 22/170 146/170 x

Câu 1 2.94 % 79.41 % 17.65 % x
Câu 2 70 % 27.06 % 2.94 % x
Câu 3 76.47 % 10.59 % 12.94 % x
Câu 4 50 % 10 % 36.47 % 3.53 %
Câu 5 1.18 % 12.94 % 85.88 % x
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng nghiên cứu trên
Dựa vào số liệu thống kê ở trên ta thấy hầu hết các em học sinh đã được
học với GA ĐT nhưng chưa thường xuyên. Khi học với GA ĐT nhiều em cảm
thấy hứng thú (70%), thầy cô dạy sinh động (76.47 %), thích thú vì có hình
ảnh, clip sôi động (36.47 %), dễ tiếp thu và nhanh nắm bắt được bài học (50
%). Bên cạnh đó cũng có một số em cảm thấy bình thường hoặc chán khi học
với GA ĐT (30 %), khó nắm bắt được trọng tâm bài học (10 %). Phần lớn đều
có thái độ tích cực khi học với GA ĐT nhưng vẫn thích học theo phương pháp
kết hợp sử dụng GA ĐT và giảng dạy theo phương pháp thông thường hơn
(85.88%).
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 8 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
Sau đây là cơ sở lý thuyết và nội dung công việc cụ thể về các giải pháp
đã thực hiện của bản thân tôi trong năm học 2012-2013 và đã thực sự sử dụng
có hiệu quả GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý đạt hiệu quả tốt đối
với những lớp HS mà tôi trực tiếp giảng dạy.
A. Cơ sở lý thuyết:
- Vận dụng lý luận phương pháp dạy học tích cực, đặc trưng của phương
pháp dạy học tích cực: dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập
của HS, dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học
tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy với đánh
giá của trò. Trong các điều kiện có thể, người GV có thể sử dụng máy tính
làm công cụ hố trợ giảng dạy, mô phỏng các hiện tượng, thí nghiệm Vật lý mà

trong điều kiện hiện tại không thể thực hiện được do các yếu tố kỹ thuật, trang
thiết bị.
- Nghiên cứu soạn bài dạy bằng GA ĐT kết hợp với các yếu tố sư phạm
của GV có thể hỗ trợ HS tiếp cận và nắm bắt được nhiều kiến thức Vật lý
THPT đạt hiệu quả cao.
B. Các giải pháp được thực hiện
1. Giải pháp giúp HS tập làm quen với việc học tập bằng GA ĐT
- Trước hết bản thân tôi đã giúp HS hiểu rõ: GA ĐT trong các bài dạy của
GV đã và đang trở nên phổ biến. Nó được gắn dưới mục đích tốt đẹp là giảng
dạy bằng phương pháp hiện đại - trực quan - sinh động. Nhưng không phải
bài học nào HS cũng cần học với GA ĐT. Đây chỉ là một trong nhiều phương
pháp dạy học tiên tiến chứ không phải hiệu quả trong mọi trường hợp. GV
cũng phải thấy rõ là nếu lạm dụng, nhất là tình trạng sao chép GA của nhau,
dù là GA ĐT hay không điện tử thì cũng mang lại tác dụng ngược đối với HS
bởi mỗi lớp học cần một giáo án khác nhau. Chính vì vậy, trong năm học
2012-2013 bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học cụ thể bằng
GA ĐT cho HS (chú trọng tiết học nào của chương trình, nội dung nào của
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 9 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
bài có thể dạy và học bằng GA ĐT). Bằng những tiết dạy cụ thể có sử dụng
GA ĐT, tôi đã giúp HS làm quen dần với phương pháp học bằng GA ĐT;
hướng dẫn HS cách tiếp thu và cách ghi nội dung bài học một cách phù hợp
và hiệu quả.
- Mặt khác HS càng thấy rõ: Học bằng GA ĐT của thầy cô chỉ thực sự
hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do
nhiều nguyên nhân, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến
thức mới, thì việc học theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho
HS, các em có điều kiện ghi tất cả nội dung bài dạy của thầy cô trên mặt bảng,
GV dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng
“slide” như khi dạy trên máy tính điện tử.

- Tư duy theo mạch kiến thức “vận dụng” của HS với phấn trắng bảng
đen đã quen thuộc và các “slide” trong GA ĐT của thầy cô sẽ thực sự giúp
các em tiếp cận kiến thức Vật lý trong nhiều bài học đạt hiệu quả cao.
2. Giải pháp thiết kế kịch bản dạy học của GV
- Như chúng ta đã biết động cơ học tập của HS chủ yếu là thi tốt nghiệp,
đại học và cao đẳng, đồng thời muốn vận dụng những kiến thức đã học áp
dụng vào giải thích các hiện tượng Vật lý diễn ra trong thực tế và các ứng
dụng khác trong cuộc sống. Khả năng học tập của HS lại khác nhau nên GV
phải tích cực hơn trong việc thiết kế kịch bản dạy học của mình trong nhiều
bài giảng nhằm hỗ trợ HS tiếp cận và nắm bắt được các kiến thức Vật lý ở các
mức độ khác nhau đạt hiệu quả.
- Kịch bản dạy học phải đáp ứng được yêu cầu của việc lựa chọn phương
pháp dạy học là khoa học và hiệu quả mục tiêu, nội dung bài học bám sát
SGK, điều kiện khách quan, chủ quan, tận dụng được thời gian nhất là khi HS
làm bài tập trắc nghiệm, hệ thống bài tập những chỗ HS thấy khó, hay mắc sai
lầm có nội dung hướng dẫn được ẩn đi, những bài khó được đánh dấu *
tạo cơ hội dạy học phân hóa, tương tác…
3. Giải pháp sử dụng sơ đồ bài học (graph bài học)
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 10 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
- Xây dựng dàn ý tóm tắt bài học chính là việc rút ra những nội dụng chủ
yếu của bài học đó. Do vậy, dàn ý tóm tắt bài học phải là một bản tóm tắt khái
quát nhất, đầy đủ nhất về nội dung bài học, nhìn vào đó có thể thấy ngay bài
học nghiên cứu về vấn đề gì, các nội dung được đề cập đến trong bài, các kiến
thức cơ bản của từng nội dung và mối quan hệ giữa các kiến thức được thể
hiện như thế nào. Qua đó HS nắm bài một cách vững chắc, ghi nhớ được lâu,
tái hiện nhanh. Đồng thời qua việc tự tóm tắt dàn ý bài học sẽ hình thành ở HS
tính tự giác, tích cực học tập; có thái độ, động cơ học tập đúng đắn; có tinh
thần trách nhiệm cao đối với công việc, phát triển năng lực nhận thức, hình
thành được phương pháp học tập phù hợp với khả năng của HS.

4. Giải pháp kiểm tra, đánh giá việc tiếp cận và nắm bắt kiến thức của
HS
- GV có vai trò tổ chức, hướng dẫn HS học tập bằng nhiều phương pháp;
tuy nhiên để phù hợp với đề tài SKKN này, bản thân tôi lựa chọn phương
pháp tổ chức HS thảo luận vào trọng tâm một số chuyên đề nội dung kiến thức
đã chuẩn bị trước theo kế hoạch và thời gian viết đề tài. Nội dung các cuộc
thảo luận phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu: đòi hỏi HS phải vận dụng kiến
thức của cá nhân, phải có tính vấn đề, có mức độ khó khăn nhất định và đặc
biệt phải gây sự hấp dẫn đối với người tham gia thảo luận. Các chủ đề thảo
luận có thể do GV đề ra hoặc cũng có thể do các HS đề ra. Nếu là các chủ đề
do HS đề ra thì GV phải là người kiểm soát, sắp xếp, lựa chọn để tránh trường
hợp các chủ đề trùng nhau, GV có thể xóa bỏ các chủ đề có nội dung không
phù hợp.
- Các chủ đề thảo luận được đưa ra dưới dạng các câu hỏi, các bài toán
mà lời giải của nó không có sẵn trong tài liêu SGK. Để tìm kiếm câu trả lời,
HS phải vận dụng linh hoạt nhiều kiến thức, phải tranh luận, bổ sung, hoặc
bác bỏ các ý kiến của những người cùng tham gia để cuối cùng đi đến thống
nhất một cách lý giải hợp lý cho vấn đề đã đặt ra.
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 11 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
Trong năm học 2012-2013, bản thân tôi đã có những biện pháp cụ thể
trong khâu tổ chức thực hiện SKKN: “Sử dụng giáo án điện tử hỗ HS tiếp
cận kiến thức Vật lý đạt hiệu quả” ở một số lớp mà bản thân tôi trực tiếp
giảng dạy. Để có minh chứng cụ thể cho SKKN này, tôi xin giới thiệu chi tiết
quá trình đã tổ chức thực hiện của bản thân trong năm học như sau:
2.1. Biện pháp tổ chức cho HS làm quen với giờ học bằng GA ĐT
- Dựa trên kết quả điều tra thống kê bằng phiếu hỏi dành cho HS đã nêu ở
trong ví dụ 1 trên, tôi thông báo kết quả này cho tất cả HS ở những lớp mà tôi
trực tiếp giảng dạy trong năm học 2012-2013; Thông qua kết quả đó, HS có

nhận thức bước đầu về phương pháp tiếp cận kiến thức Vật lý trong giờ học
bằng GA ĐT.
- Căn cứ vào phân phối chương trình, CSVC của trường, kế hoạch hoạt
động dạy học cá nhân, bản thân tôi lập kế hoạch cụ thể việc dạy học bằng GA
ĐT ở các lớp HS và các tiết học có thể sử dụng GA ĐT giảng dạy cho HS
trong thời gian năm học.
2.2. Biện pháp tổ chức cho HS học tập với GA ĐT theo kế hoạch GV
- Tiến hành giảng dạy bằng GA ĐT theo kế hoạch hoạt động dạy học của
bản thân. Trong năm học 2012-2013, bản thân tôi đã thực hiện được nhiều tiết
dạy học bằng sử dụng GA ĐT ở các lớp HS được giao; có thể nói việc sử
dụng GA ĐT của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã thực sự có tác
dụng tốt đối với HS và đã giúp HS tiếp cận được kiến thức môn Vật lý đạt
hiệu quả tốt. Một trong những ví dụ cụ thể minh chứng cho việc làm đó là:
Ví dụ 2: Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý khi học Tiết 54,
55 (Theo ppct) - Ôn tập, Bài tập: Chương V - Dòng điện xoay chiều (SGK
Vật lý 12 NC). Tiết 54: GV dạy tiết Ôn tập chương; Tiết 55: GV dạy tiết Bài
tập chương. Đây là 2 tiết học nhằm giúp HS làm bài kiểm tra học kỳ I đạt hiệu
quả cao.
* Giáo viên:
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 12 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
+ Khâu chuẩn bị GA: Soạn bằng GA ĐT xây dựng được hệ thống kiến
thức cơ bản và trọng tâm của chương “Dòng điện xoay chiều”- Vật lý 12 NC
dưới dạng hỗ trợ quá trình HS tiếp cận nội dung kiến thức của chương.
+ Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành giảng dạy song song lớp đối chứng
(ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) ở trường theo phương án đã thiết lập. Phân tích
định tính và định lượng kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư
phạm, từ đó rút ra kết luận của đề tài.
* Học sinh: Cần tiếp cận được nội dung khoa học của các kiến thức trong
chương “Dòng điện xoay chiều”, cụ thể là:

+ Về cường độ dòng điện:
- Định nghĩa dòng điện
- Cường độ dòng điện
- Véc tơ mật độ dòng điện
+ Về điện áp:
- Thế năng của một điện tích trong điện trường
- Điện thế
- Hiệu điện thế
+ Về mạch xoay chiều nối tiếp:
- Hiện tượng
- Phương trình của dao động điện từ cưỡng bức
- Hiện tượng cộng hưởng điện
+ Về các máy điện:
- Máy điện không đồng bộ
- Máy biến áp
+ Khái niệm về các đại lượng Vật lý đặc trưng cho dòng điện xoay
chiều:
- Giá trị tức thời của dòng điện xoay chiều
- Giá trị cực đại của dòng điện xoay chiều
- Khái niệm về giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 13 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
- Khái niệm về cảm kháng và dung kháng
- Độ lệch pha φ
- Công suất của dòng điện xoay chiều
+ Mạch điện xoay chiều sơ cấp:
- Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần
- Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện
- Mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm
+ Mạch điện xoay chiều không phân nhánh:

- Mạch RC
- Mạch RL
- Mạch RLC
+ Sản xuất dòng điện xoay chiều:
- Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều
- Nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha
- Nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha
+ Biến đổi dòng điện xoay chiều:
- Động cơ điện xoay chiều
- Máy biến thế điện
+ Truyền tải điện năng đi xa:
- Công suất hao phí khi truyền tải điện năng đi xa
- Truyền tải điện năng đi xa dùng máy biến thế
* Bằng việc triển khai GA ĐT trên lớp đối với HS theo kịch bản xây dựng sơ
đồ bài học (graph bài học) đã giúp HS có cách nhìn khái quát, trực quan và
mang tính logic - hệ thống…về nội dung kiến thức và mối quan hệ ràng buộc
giữa các đơn vị kiến thức trong một bài học hoặc giữa các bài học với nhau.
Cụ thể là:
- Tính khái quát: Nhìn vào sơ đồ HS có thể nhìn thấy được toàn bộ nội
dung kiến thức. Bởi vì các kiến thức cơ bản “chốt” được đặt tại các đỉnh của
graph, mối liên hệ giữa các kiến thức được thể hiện bằng các cung kết nối
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 14 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
(hay mũi tên). Nhờ vậy mà HS còn có thể nhận ra mối quan hệ tàng ẩn giữa
các kiến thức đó.
- Tính trực quan: Sơ đồ sau khi xây dựng được là một bản tóm tắt nội
dung bài học, trong đó các kiến thức được xắp xếp theo một hệ thống logic
chặt chẽ, theo một mối liên hệ nhất định. Do đó nó trở thành một công cụ giúp
người học nhanh chóng nhận ra vấn đề.
- Tính logic - hệ thống: Với nội dung kiến thức được trình bày bằng

lời, HS phải suy nghĩ tìm hiểu lâu mới tìm ra logic của vấn đề. Nhưng với sơ
đồ graph thì mối liên hệ giữa các nội dung được thể hiện rất rõ qua việc sắp
xếp các đỉnh kiến thức và các cung thể hiện mối liên hệ của các kiến thức đó,
giúp HS nắm kiến thức một cách khái quát, ghi nhớ và tái hiện kiến thức
thuận lợi hơn. Bởi vì kiến thức phải nhớ là các kiến thức “chốt” được đặt tại
các đỉnh và dựng lại những gì cần nhớ từ kiến thức “chốt” ấy. Sơ đồ không
chỉ giúp HS nhớ được tốt, có nhiều cơ hội hơn để sử lý thông tin ở “cấp độ
cao hơn” mà còn tao cơ hội cho lối tư duy chia sẻ, hợp tác, vừa kích thích tư
duy, vừa gây hứng thú. Ngoài ra, nhờ xây dựng sơ đồ kiến thức mà phát triển
ở HS khả năng tổng hợp, khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, qua
đó hình thành những kỹ năng học tập cần thiết, thay đổi dần cách học thuộc
lòng vở ghi hoặc SGK một cách máy móc. Ðặc biệt qua tiến trình dạy học này
thì học sinh đã phát triển được ngôn ngữ viết, đã biết cách tự ghi chép tóm tắt
những kiến thức cần thiết trong bài, biết nhận ra phần nào quan trọng để tiện
cho việc học tập đạt kết quả.
* Lớp thực nghiệm (TN) gồm 41 HS lớp 12A7 được GV dạy theo phương
pháp tích cực có sự hỗ trợ của GA ĐT.
* Lớp đối chứng (ĐC) gồm 40 HS lớp 12 A8 được GV dạy theo phương
pháp tích cực chưa có sự hỗ trợ của GA ĐT.
Nội dung của đợt thực nghiệm sư phạm hướng vào chương “Dòng điện
xoay chiều” của chương trình Vật lý 12 NC. Kết quả của quá trình thực
nghiệm được đánh giá thông qua 2 bài kiểm tra trong chương (1 bài 15 phút
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 15 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
và 1 bài 45 phút). Kết quả này được đánh giá theo quan điểm thống kê, đưa ra
các nhận định về khả năng tiếp cận kiến thức của HS.
* Quan sát tình hình học tập và ghi nhận sự khác biệt ở lớp TN và lớp ĐC:
Một số điểm
khác biệt
Lớp đối chứng

(12A8)
Lớp thực nghiệm
(12A7)
1. Mục tiêu của
giờ học
- Hoàn thành việc giảng
giải các nội dung có trong
bài. Thực hiện đúng theo
phân phối chương trình.
- Hoàn thành nhiệm vụ,
giúp cho HS hiểu được các
nội dung trong SGK theo
kiểu “Vì sao?”
2. Các hoạt động
chính trong lớp
- GV thuyết trình, giảng
giải.
- GV nêu ra các vấn đề
yêu cầu vài HS trả lời.
GV nhận xét câu trả lời
và đưa ra các đáp án
chính xác.
- Giáo viên đặt vấn đề cho
các nhóm thảo luận.
- HS thuyết trình và các
HS bên dưới nghe, đặt vấn
đề qua lại với nhau và
cùng nhau tìm câu trả lời
chính xác dưới sự hướng
dẫn của GV.

3. Động lực
tham gia
- Một số HS bị áp lực về
điểm số.
- Vẫn còn chịu ảnh hưởng
của tâm lý tuân thủ theo
những gì GV yêu cầu.
- Sự tò mò, tranh đua, ý
thức chứng tỏ bản thân.
- Thấy được sự cần thiết
của kiến thức.
4. Phân bố thời
gian - Cấu trúc bài
học
- Thời gian được phân bố
hợp lý tùy theo cấu trúc
và nội dung từng phần
trong bài học.
- Trọng tâm của bài
được nhấn mạnh.
- Thời gian được phân bố
tùy theo hoạt động của các
nhóm và số lượng câu hỏi
đặt ra. Trọng tâm của bài
được khắc sâu.
5. Vai trò của GV - GV là trung tâm giờ - GV đóng vai trò tổ chức,
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 16 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
học, cung cấp thông tin
cho HS.

tư vấn, hỗ trợ khi cần thiết.
6. Vai trò của HS - HS là đối tượng tiếp
nhận thông tin từ GV.
- HS là đối tượng chi phối
toàn bộ giờ học, tiếp nhận
và kiến tạo các thông tin
theo định hướng cho trước.
7. Mức độ tích cực,
cách thức tham gia
các hoạt động
- HS tham gia các hoạt
động còn thụ động.
- HS trả lời theo cá nhân.
- HS có các hoạt động một
cách tích cực tự nguyện.
- HS trả lời, đặt vấn đề
theo nhóm.
8. Không khí lớp
học
- Im lặng, nghiêm túc. - Sôi nổi, có phần ồn ào.
9. Khả năng vận
dụng kiến thức của
HS
- HS trả lời những câu
thuần lý thuyết khá tốt.
- HS trả lời những câu hỏi
mang tính vận dụng khá
hơn.
10. Sau giờ học - HS nhanh chóng xếp tập
vở, chuẩn bị môn học

mới.
- HS còn tiếp tục thảo luận
các vấn đề trong bài học.
* Ðánh giá kết quả thực nghiệm trên:
- Xử lí kết quả các bài kiểm tra của lớp ÐC và lớp TN
+ Thống kê từ bài kiểm tra lần 1 của các lớp ĐC và TN
+ Thống kê từ bài kiểm tra lần 2 của các lớp ĐC và TN
+ Thống kê chung kết quả từ hai lần kiểm tra của các lớp
- Tổng hợp kết quả thực nghiệm nhận thấy:
Kết quả hoạt động của việc sử dụng GA ĐT Ôn tập chương “Dòng điện
xoay chiều” chương trình Vật lý 12 NC là một bằng chứng cho thấy tính đúng
đắn của đề tài SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý
THPT đạt hiệu quả”.
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 17 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
Sau khi nghiên cứu xây dựng đề tài SKKN “Sử dụng giáo án điện tử hỗ
trợ HS tiếp cận kiến kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”, bản thân tôi đã
tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi của đề tài. Từ kết quả
thực nghiệm ở trên có thể khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài SKKN
đưa ra là đúng đắn, tiến trình dạy - học có sử dụng GA ĐT (chương trình Vật
lý THPT) là phù hợp, có tính khả thi, tăng cường năng lực tự học của học sinh
và mang lại một số hiệu quả nhất định trong dạy học. Với những kết quả như
thế, có thể kết luận rằng việc tổ chức dạy – học với GA ĐT góp phần nâng
cao chất lượng học tập, tăng cường năng lực tự học của HS, từ đó phát huy
được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Qua
phân tích thực nghiệm sư phạm và kết quả xử lý bằng phương pháp thống kê
toán học điểm các bài kiểm tra của HS, bản thân tôi có một vài nhận xét sau
đây:

- Về cơ bản đưa việc giảng dạy môn Vật lý bằng GA ĐT đối với HS
THPT là tương đối phù hợp với thực tế.
- Trên cơ sở học tập môn Vật lý với GA ĐT sẽ giúp học sinh vừa tự lực
tiếp cận được kiến thức, vừa nắm chắc lý thuyết và giải được các bài tập liên
quan một cách dễ dàng. Ðồng thời giúp HS hình thành năng lực phân tích, so
sánh, tổng hợp, khái quát hoá.
- Trong quá trình học tập môn Vật lý bằng GA ĐT, HS có điều kiện
được trao đổi, được diễn đạt ý kiến của mình. Qua đó, rèn luyện ở học sinh
khả năng tư duy logic và phát triển năng lực sáng tạo.
- Vì thường xuyên trao đổi thảo luận nên HS đã phát triển cách diễn đạt
bằng lời, tự tin khi giao tiếp. Ðồng thời, cũng phát triển ở HS khả năng suy
nghĩ, xử lí tình huống một cách nhanh nhạy.
- Qua cách học tập này HS đã biết sử dụng ngôn ngữ Vật lý để diễn đạt,
mô tả, giải thích một hiện tượng. Biết hình thành một kiến thức Vật lý theo
con đường nhận thức khoa học.
Tuy nhiên bản thân tôi nhận thấy rằng vẫn còn có một số hạn chế đó là:
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 18 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
+ Sử dụng GA ĐT đã hướng dẫn học sinh tự học bám sát mục tiêu dạy
học và phù hợp với trình độ chung của lớp nhưng chưa bám sát được trình độ
từng học sinh nên chưa có sự phân hoá cao đối với HS.
+ Ðối tượng thực nghiệm trong đề tài SKKN còn ít, cần phải mở rộng
hơn nữa để kiểm nghiệm tính đúng đắn của đề tài.
2. Những kiến nghị, đề xuất
- Bộ GD & Sở GD-ĐT cần xuất bản các tài liệu nói về nội dung và ý
nghĩa của việc sử dụng GA ĐT của GV nhằm hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức
các môn học nói chung và tiếp cận kiến thức môn Vật lý nói riêng đạt hiệu
quả cao.
- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần quan tâm nhiều hơn trong
việc giúp các nhà trường về CSVC; xây dựng được nhiều phòng học có lắp

đặt sẵn hệ thống máy chiếu giúp GV thực hiện tốt hơn việc sử dụng GA ĐT
trong quá trình giảng dạy đối với HS đạt hiệu quả cao.

Hà Trung, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Người viết
Mai Văn Hiển
MôC LôC
Trang
A-ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I/ Lời mở đầu
1
II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2
1. Thực trạng
2
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng nghiên cứu trên
7
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
8
I. Các giải pháp thực hiện
8
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 19 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
A. Cơ sở lý thuyết
8
B. Các giải pháp được thực hiện
8
1. Giải pháp giúp HS tập làm quen với việc học tập bằng GA ĐT
8

2. Giải pháp thiết kế kịch bản dạy học của GV
9
3. Giải pháp sử dụng sơ đồ bài học (graph bài học)
10
4. Giải pháp kiểm tra, đánh giá việc tiếp cận và nắm bắt kiến thức
của HS
10
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
11
2.1. Biện pháp tổ chức cho HS làm quen với giờ học bằng GA ĐT
11
2.2. Biện pháp tổ chức cho HS học tập với GA ĐT theo kế hoạch
GV
11
C. KẾT LUẬN
17
1. Kết quả nghiên cứu
17
2. Những kiến nghị, đề xuất
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tìm hiểu thực trạng sử dụng giáo án điện tử ở một số trường THPT phía
Nam.
2/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 12 môn Vật lý.
Nxb Giáo dục, 2007.
3/ Bài tập Vật lý lớp 12, Nxb Giáo dục, 2008.
4/ Nguyễn Mạnh Cường - Sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy và học- Đổi
mới phương pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị kỹ thuật (Chuyên đề tại
Huế tháng 4 - 2004)
5/ Nguyễn Cương - Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học - Bộ GD & ĐT Hà

Nội, 1995.
6/ Hồ Ngọc Đại - Tâm lý dạy học - NXB GD, 1993.
7/ SGV & SGK lớp 12 cơ bản và nâng cao - NXB GD, 2008.
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 20 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
8/ Phạm Xuân Quế (2007) - Ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động nhận thức
Vật lý tích cực, tự chủ và sáng tạo - NXB ĐHSP Hà Nội.
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 21 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 22 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 23 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 24 -
SKKN “Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả”
GV: Mai Văn Hiển, tổ Vật lý-CN, trường THPT Hoàng Lệ Kha - 25 -

×