Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính của loài cá cóc tam đảo (paramesotriton deloustali bourret, 1934) và tìm hiểu kỹ thuật nuôi tại trạm đa dạng sinh học mê linh, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI, TẬP TÍNH
CỦA LỒI CÁ CĨC TAM ĐẢO (Paramesotriton deloustali Bourret, 1934)
VÀ TÌM HIỂU KỸ THUẬT NUÔI
TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH, VĨNH PHÚC

Ngành: Quản lý Tài nguyên rừng
Mã số: 302
Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. Giang Trọng Toàn
Sinh viên: Hoàng Thị Biệt
MSV: 1453020773
Lớp: 59B-QLTNR

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, tơi đã tích
lũy đƣợc lƣợng kiến thức nhất định, học hỏi đƣợc một số kinh nghiệm q báu
khơng chỉ để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này mà cịn là hành trang giúp
tơi đứng vững và theo đuổi ngành nghề đã lựa chọn. Thầy cơ chính là những tấm
gƣơng, ngọn đèn sáng dìu dắt tôi những bƣớc đi đầu tiên vào đời.
Lời đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lịng biết ơn sâu sắc tới
các thầy cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, các thầy cô Bộ


môn Động vật rừng đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo – Ths. Giang Trọng Toàn, ngƣời thầy
đã trực tiếp định hƣớng, truyền đạt kinh nghiệm và hƣớng dẫn tơi hồn thành
bản khóa luận này.
Tơi xin cảm ơn chị Phạm Thị Kim Dung (cán bộ Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh), Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trạm Đa dạng
sinh học Mê Linh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong việc tìm tài
liệu, nghiên cứu và thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực nhƣng do lần đầu tiếp cận nghiên cứu
khoa học, sự hạn chế về tài liệu cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế, nên bản khóa
luận khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi kính mong nhận đƣợc sự
đóng góp của các thầy cơ và bạn đọc để bản khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày.... tháng....năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Biệt
i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Dịch nghĩa

Từ viết tắt
CITES

Convention on International Trade in Endangered Species of
Wild Fauna and Flora – Cơng ƣớc về thƣơng mại quốc tế các
lồi động, thực vật hoang dã nguy cấp


NĐ 32/ CP Nghị định 32 Chính phủ
IUCN

International Union for Conservation of Nature

Trạm

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

ĐDSH Mê
Linh
STT

Số thứ tự

VQG

Vƣờn quốc gia

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Tình hình chăn ni động vật hoang dã ở Việt Nam ................................... 3
1.2. Sơ lƣợc về lồi Cá cóc tam đảo ...................................................................... 4
1.3. Các nghiên cứu về động vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ................ 6
Chƣơng 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ...................................................................................................................... 8
2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 8
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 8
2.1.2. Địa hình ....................................................................................................... 8
2.1.3. Địa chất – Thổ nhƣỡng ................................................................................ 9
2.1.4. Khí hậu, thủy văn ...................................................................................... 10
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng ....................................................................... 11
2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .............................................................................. 13
2.3. Nhận xét ....................................................................................................... 14
Chƣơng 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 15
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 15
3.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 15
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 15
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 15
3.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 15
3.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 15
iii


3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 16
3.5.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu..................................................................... 16
3.5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ............................................................................ 16
3.5.3. Theo dõi diễn biến tại hiện trƣờng ............................................................ 18
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 24

4.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính lồi Cá cóc tam đảo trong
điều kiện ni nhốt .............................................................................................. 24
4.1.1. Đặc điểm hình thái .................................................................................... 24
4.2. Kỹ thuật tạo bể ni Cá cóc tam đảo ........................................................... 31
4.3. Nhu cầu dinh dƣỡng và khẩu phần ăn của lồi Cá cóc tam đảo trong điều
kiện nuôi nhốt ...................................................................................................... 33
4.3.1. Thành phần thức ăn của Cá cóc tam đảo .................................................. 33
4.3.2. Khẩu phần ăn hằng ngày ........................................................................... 33
4.3.3. Thức ăn ƣa thích của Cá cóc tam đảo trong điều kiện ni nhốt.............. 36
4.3.4. Thời gian, cách cho ăn ............................................................................ 37
4.4. Khả năng sinh trƣởng của Cá cóc tam đảo trong điều kiện nuôi nhốt ......... 38
4.5. Đặc điểm sinh sản và kỹ thuật tạo giống Cá cóc tam đảo............................ 39
4.6. Kỹ thuật phịng và chữa trị một số bệnh trong q trình ni Cá cóc tam đảo
............................................................................................................................. 40
4.6.1. Các bệnh thƣờng gặp ở Cá cóc tam đảo.................................................... 40
4.6.2. Biện pháp phịng bệnh cho Cá cóc tam đảo .............................................. 41
4.7. Đánh giá các biện pháp chăm sóc Cá cóc tam đảo đang đƣợc thực hiện tại
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và đề xuất giải pháp ....................................... 42
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Một số kích thƣớc cơ thể của Cá cóc tam đảo.................................... 24
Bảng 4.4: Các loại thức ăn của Cá cóc tam đảo trong điều kiện nuôi nhốt ........ 33
Bảng 4.5: Khẩu phần ăn hằng ngày của Cá cóc tam đảo .................................... 34
Bảng 4.6: Tổng hợp thành phần thức ăn ƣa thích của Cá cóc tam đảo............... 36

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả cân định kỳ Cá cóc tam đảo .................................. 38

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Trạm ĐDSH Mê Linh ............................................ 9
Hình 4.1: Cá cóc tam đảo trƣởng thành tại Trạm ĐDSH Mê Linh..................... 25
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm bình quân các hoạt động của Cá cóc
tam đảo trong điều kiện ni nhốt trong ngày .................................................... 28
Hình 4.3: Cá cóc tam đảo lột xác trong điều kiện nuôi nhốt .............................. 30
Hình 4.4: Cá cóc tam đảo nằm phơi dƣới bóng đèn ........................................... 30
Hình 4.5: Bể ni IN16 ....................................................................................... 31
Hình 4.6: Bể ni IN14 ....................................................................................... 31
Hình 4.7: Phịng nhân ni Cá cóc tam đảo ........................................................ 32
Hình 4.8: Thức ăn Giun đất và nịng nọc Êch cây xanh đốm của cá cóc ........... 33
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn ảnh hƣởng của nhiệt độ tới lƣợng thức ăn tiêu thụ
của Cá cóc tam đảo trong điều kiện ni nhốt .................................................... 36
Hình 4.10: Biểu đồ thức ăn ƣa thích của Cá cóc tam đảo trong ni nhốt ......... 37
Hình 4.11: Biểu đồ khối lƣợng trung bình của cá cóc qua các lần theo dõi ....... 38
Hình 4.12: Trứng của Cá cóc tam đảo ................................................................ 40
Hình 4.15: Bệnh nấm ngồi da và cách phịng trị bệnh ...................................... 41

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali Bourret, 1934) có tên gọi khác
là Cá cóc bụng hoa, Tắc kè nƣớc, Cá sấu cạn - là lồi lƣỡng cƣ có đi đặc hữu
của Việt Nam có vùng phân bố hẹp tại dãy Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Ba Bể (Bắc

Kạn) (Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998; Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và
Nguyễn Quảng Trƣờng, 2009). Trong số 6 lồi lƣỡng cƣ có đi đƣợc biết đến ở
Việt Nam thuộc hai giống là Paramesotriton (2 loài) và Tylototriton (4 lồi), thì
lồi Cá cóc tam đảo có đặc điểm hình thái đẹp nhất nên đƣợc nhiều khách du
lịch khi đến Tam Đảo bắt về nuôi làm cảnh hoặc mua từ các lái bn. Khơng
những vậy, nhiều ngƣời cịn sử dụng loài lƣỡng cƣ này để chữa các bệnh về hen
suyễn, cịi xƣơng…đã làm cho kích thƣớc quần thể của lồi bị suy giảm mạnh ở
ngồi tự nhiên. Trƣớc tình trạng đó, Cá cóc tam đảo đƣợc xếp ở cấp Nguy cấp
(EN) trong Sách đỏ Việt Nam (2007); cấp VU trong Sách đỏ thế giới (IUCN,
2017) và nhóm IIB trong Nghị định 32/NĐ-CP/2006.
Mặc dù lồi Cá cóc tam đảo đang đứng bên bờ tuyệt chủng bởi tình trạng
khai thác của con ngƣời nhƣng các nghiên cứu về lồi cịn rất hạn chế, đặc biệt
là các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính và bảo tồn lồi. Với
xu thế thị trƣờng, lồi Cá cóc tam đảo có thể là lồi sinh vật cảnh tiềm năng nên
việc tìm hiểu kỹ thuật nhân nuôi để nhân giống không những giúp hạn chế việc
săn bắt lồi Cá cóc tam đảo ngồi tự nhiên mà còn tạo cơ hội để phát triển kinh
tế nông nghiệp nông thôn.
Trạm Đa dạng sinh học (ĐDSH) Mê Linh thuộc Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật đƣợc thành lập theo quyết định số 1063/QĐ–KHCNQG của
Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (nay là Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) ngày 6/8/1999 với tổng diện tích là
170,3ha. Trạm ĐDSH Mê linh thuộc xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên, Vĩnh
Phúc, giáp ranh với Vƣờn Quốc gia Tam Đảo theo hƣớng Đông. Từ khi thành
lập đến nay, Trạm đã thực hiện các chƣơng trình bảo tồn chuyển vị và nghiên
1


cứu 59 lồi động vật có xƣơng sống gồm: 19 lồi thú, 22 lồi bị sát và 18 lồi
lƣỡng cƣ. Tại Trạm có khu vực bảo tồn bán hoang dã ni nhiều lồi động vật
thuộc các lớp thú, chim, bị sát và lƣỡng cƣ và đặc biệt đang ni lồi Cá cóc

tam đảo từ năm 2014. Các thơng tin phỏng vấn ban đầu cán bộ của Trạm cho
thấy, loài Cá cóc tam đảo đang ni sinh trƣởng thành cơng và đang tiến hành
nuôi sinh sản thử nghiệm.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính của lồi Cá cóc tam đảo
(Paramesotriton deloustali Bourret, 1934) và tìm hiểu kỹ thuật nuôi tại
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh phúc”. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm bổ
sung các đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của lồi trong điều kiện ni
nhốt cũng nhƣ cung cấp các thơng tin hữu ích nhằm hồn thiện kỹ thuật ni
lồi lƣỡng cƣ q hiếm, đặc hữu của Việt Nam.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình chăn nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam
Trƣớc nhu cầu của xã hội, nghề nuôi động vật hoang dã nổi lên nhƣ một
hƣớng đi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng về các sản phẩm từ động
vật, đồng thời giảm áp lực săn bắt động vật từ tự nhiên, góp phần bảo tồn đa
dạng sinh học, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời chăn ni, góp phần xóa
đói giảm nghèo.
Chăn ni động vật hoang dã đang ngày càng trở thành một nghề kinh
doanh có thu nhập và hiệu quả kinh tế cao nhƣ: Nuôi Hƣơu sao, các lồi khỉ,
Nhím, Don, các lồi cầy, trăn, rắn độc, Ba ba, Cá sấu, Ếch đồng, chim cảnh, cá
cảnh… Chăn ni động vật hoang dã cũng đã hình thành nên những làng nghề
tiêu biểu nhƣ: Nuôi Hƣơu sao ở Quỳnh Lƣu (Nghệ An), Hƣơng Sơn (Hà Tĩnh),
Hiếu Liêm (Đồng Nai); nuôi Rắn hổ mang ở phƣờng Lệ Mật (quận Long Biên,
Hà Nội), xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Phúc); ni Nhím, Don ở Ba
Vì, Thụy Phƣơng (Hà Nội), Cúc Phƣơng (Ninh Bình), Cát Bà (Hải Phịng);

ni Ba ba ở nhiều địa phƣơng nhƣ (Hải Dƣơng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh
Hóa, Hà Tĩnh…).
Hoạt động chăn ni động vật hoang dã ở nƣớc ta hiện còn nhiều yếu
kém về tài liệu kỹ thuật nhân nuôi, dịch vụ thú ý, vốn đầu tƣ, định hƣớng nhân
nuôi và quy mô nhỏ lẻ. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình
và chƣa trở thành phong trào rộng rãi. Trong cả nƣớc chỉ có một số ít cơ sở
chăn ni động vật hoang dã quy mô tập trung, với nhiều lồi có thể kể đến là:
Vƣờn thú Hà Nội, Thảo cầm viên Sài Gòn, Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, Đảo
Rều (Quảng Bình), Hịn Tre (Nha Trang), Trung tâm Giống Thụy Phƣơng Hà
Nội, Trung tâm Cứu hộ Sóc Sơn (Hà Nội), Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
(Vĩnh Phúc).
Theo số liệu của Văn phịng CITES Việt Nam (2013), nƣớc ta có 22.357
cơ sở nhân nuôi, tăng gấp nhiều lần so với số cơ sở nhân nuôi đƣợc thống kê vào
3


năm 2007 (4.321 cơ sở). Các cơ sở này đang nhân nuôi hơn 3 triệu cá thể động
vật hoang dã. Tuy nhiên, số lƣợng các cơ sở và số lƣợng cá thể động vật đƣợc
ni có thể lớn hơn rất nhiều vì rất nhiều cơ sở chƣa đăng ký với cơ quan quản
lý CITES. Ngồi ra, các trại ni nhóm động vật hoang dã khác không cần đăng
ký với cơ quan Kiểm lâm.
Hiện nay có khá nhiều lồi động vật hoang dã đang đƣợc nhân nuôi ở
nƣớc ta, đa số phục vụ mục tiêu kinh tế nhƣ sản xuất thực phẩm và dƣợc liệu.
Hiện đã thống kê đƣợc 196 loài đang đƣợc nhân ni, bao gồm 111 lồi động
vật nguy cấp, q, hiếm; 38 lồi động vật thơng thƣờng và 47 loài động vật
hoang dã khác (Tổng cục lâm nghiệp, 2013). Trong số các lồi đang đƣợc nhân
ni ở nƣớc ta vẫn chƣa có lồi Cá cóc tam đảo. Vì vậy, nghiên cứu về kỹ thuật
nhân ni lồi Cá cóc tam đảo sẽ góp phần đa dạng hóa động vật ni ở Việt
Nam và có thể mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần bảo tồn lồi lƣỡng cƣ q
hiếm, đặc hữu đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

1.2. Sơ lƣợc về lồi Cá cóc tam đảo
Theo tài liệu Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998); Nguyễn Văn Sáng, Hồ
Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009), Sách đỏ Việt Nam (2007), Sách đỏ
thế giới (2017), Tra cứu sinh vật rừng Việt Nam (2016), các đặc điểm về hình
thái, sinh học, sinh thái, tập tính, tình trạng và phân bố của lồi Cá cóc tam đảo
nhƣ sau:
Tên phổ thơng: Cá cóc tam đảo (tên gọi khác: Tắc kè nƣớc, Sa giông, Cá cóc
bụng hoa).
Tên khoa học: Paramesotriton deloustali Bourret, 1934
Họ: Cá cóc (Platysternidae)
Bộ: Ếch nhái có đi (Caudata)
Đặc điểm nhận dạng:
Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống nhƣ thằn lằn. Thân hình thn dài,
hơi dẹt từ trên xuống. Dài thân khoảng 153,5-185 mm. Đi dài dẹp bên, mút
đi trịn. Trên da có nhiều mụn sù sì và tiết chất nhầy. Lƣng có màu xám đen
với 2 gờ sần sùi chạy dọc 2 bên và một gờ giữa sống lƣng. Bụng có màu đỏ cam
4


với những đƣờng xám đen nối với nhau nhƣ hình mạng lƣới. Con cái thƣờng lớn
hơn con đực. Đặc biệt vào mùa sinh sản ở con đực có một dải xanh sáng chạy
suốt hai bên mặt đuôi. Mép đuôi thƣờng đỏ da cam, nhất là phần gần lỗ huyệt.
Cá cóc có 4 chi ngắn nhƣng khỏe, bị khá nhanh trên mặt đất. Trong nƣớc, Cá
cóc tam đảo bơi chủ yếu bằng những uốn lƣợn của đuôi, chân áp sát thân mình.

(Nguồn: Hồng Thị Biệt,2018)

Hình 1.1: Cá cóc tam đảo - Paramesotriton deloustali (Bourret, 1934)
Đặc điểm sinh học, sinh thái:
Cá cóc tam đảo sống ở suối, độ cao 200 - 1000m. Loài ăn tạp, thành phần

thức ăn gồm các loài thảo mộc, côn trùng (ấu trùng và dạng trƣởng thành), trứng
ếch nhái, ốc, nịng nọc, cá con, giun, bùn... Cá cóc đẻ vào cuối đông đầu xuân
(tháng 1 - 4). Thụ tinh trong khơng hồn tồn diễn ra trong mơi trƣờng nƣớc.
Ngồi tự nhiên, sau khi thụ tinh xong, cá cóc cái bò lên cạn đẻ trứng ở các đám
lá mục, ẩm dƣới các tảng đá cách suối không xa. Trong điều kiện ni chúng đẻ
vào những giá thể có sẵn trong bể (rong, đá...). Cá cóc cái đẻ nhiều lần trong một
vụ, đẻ cả ban ngày và ban đêm, mỗi lần đẻ với số lƣợng trứng rất khác nhau (từ
2 - 36 quả). Tỷ lệ nở của trứng và sự phát triển của nòng nọc phụ thuộc chủ yếu
vào nhiệt độ mơi trƣờng, nhiệt độ thích hợp nhất từ 17°C- 27°C. Nịng nọc có mầu
đen, có mang ngồi mầu đỏ hồng ở hai bên mang tai, bụng sáng và sau khoảng 2
tháng ngả vàng và xuất hiện những mạng lƣới đen nhƣ họa tiết ở bụng con
trƣởng thành. Mang ngoài tiêu dần và biến mất ở tháng 4 - 5. Ở giai đoạn này, cá
cóc thƣờng bị lên cạn (trong tự nhiên giai đoạn này vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu
kỹ) (Sinh vật rừng Việt Nam, 2016).
5


Phân bố:
Cá cóc tam đảo là lồi đặc hữu của Việt Nam. Theo Nguyễn Văn Sáng,
Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009), Cá cóc tam đảo đã đƣợc tìm thấy
ở tỉnh Vĩnh Phúc (Tam Đảo) và Lào Cai. Hiện nay, Cá cóc tam đảo đƣợc phát
hiện ở nhiều địa phƣơng khác nhƣ: Khu vực dãy tam đảo nằm giữa 3 tỉnh:
Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; khu vực Ba Bể, Chợ Đồn tỉnh Bắc
Kạn; Sín Mần (Hà Giang) (Sinh vật rừng Việt Nam, 2016). Ngoài ra tại Trung
Quốc đã ghi nhận có sự xuất hiện của lồi Cá cóc tam đảo (Zhang et al, 2017.
The entire mitochondridae: Paramesotriton) with a new distribution record from
China; DOI 10.1007/s12686-017-0804-3);
Giá trị:
Cá cóc tam đảo có giá trị về mặt bảo tồn, khoa học, thẩm mỹ, làm cảnh.
Tình trạng:

Hiện nay, Cá cóc tam đảo đang bị săn bắt mạnh ngoài tự nhiên, vùng phân
bố hẹp nên chúng đang đứng bên bờ tuyệt chủng ở cấp Nguy cấp (EN) trong
Sách đỏ Việt Nam (2007), cấp Sẽ nguy cấp (VU) trong Sách đỏ thế giới (IUCN,
2017). Ngồi ra, lồi thuộc nhóm IIB trong Nghị định 32 (2006).
1.3. Các nghiên cứu về động vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
Trạm ĐDSH Mê Linh đƣợc thành lập từ năm 1999 nhằm mục đích bảo vệ
rừng đầu nguồn, phục hồi rừng, bảo tồn và phát triển sinh vật. Trải qua 19 năm
hoạt động, Trạm ĐDSH Mê Linh đã có nhiều thành tựu to lớn trong việc bảo tồn
nguyên vị và chuyển vị.
Trong khu vực đất rừng của Trạm, hiện vẫn có thể bắt gặp nhiều lồi động
vật nhƣ: Hƣơu, Lợn rừng, cầy, sóc, dúi, rắn… Hệ thực vật có khoảng 1.200 lồi
bao gồm các lồi cây bản địa và 88 loài thực vật bổ sung nhƣ: Kim giao,
Nghiến, Sƣa, Sao đen, Nhội, Lát hoa, Vàng anh, Kháo, Chị nâu.v.v..
Tại Trạm ĐDSH Mê Linh có các khu vực ni bán hoang dã gồm: Khu
ni các lồi thú lớn (Hƣơu sao, Nai, Khỉ); khu nuôi bƣớm; khu nuôi các lồi
lƣỡng cƣ (Cá cóc tam đảo, Cá cóc việt nam); khu ni các lồi bị sát (11 lồi
rùa với hơn 86 cá thể, Rắn roi, Rắn lục, Thằn lằn cá sấu). Các lồi động vật
trong mơi trƣờng ni dƣỡng đều sinh trƣởng tốt và nhiều lồi có khả năng sinh
6


sản. Phần lớn, các loài động vật đƣợc chuyển giao từ Trung tâm cứu hộ động vật
hoang dã Sóc Sơn hoặc tiếp nhận từ Kiểm lâm, Công an thu giữ từ lâm tặc, hoạt
động buôn bán trái phép.
Hàng năm, Trạm ĐDSH Mê Linh đón nhiều đồn sinh viên, học viên cao
học của các trƣờng cao đẳng, đại học, viện, học viện đến thăm quan, học tập và
nghiên cứu, tiêu biểu nhƣ: Cao đẳng Vĩnh Phúc, Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài ngun sinh vật.
Ngồi ra, Trạm cũng đón tiếp nhiều đoàn nƣớc ngoài đến từ nhiều quốc gia nhƣ
Mỹ, Đức, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc nằm trong các chƣơng

trình hợp tác nhƣ: Vƣờn thực vật New York, Vƣờn thú Cologne. Vào dịp nghỉ
hè những năm gần đây, Trạm ĐDSH Mê Linh thƣờng tổ chức trại hè cho học
sinh nhằm giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên của
quốc gia.
Tại Trạm hiện có một số nghiên cứu về các loài động vật, tiêu biểu nhƣ:
Trần Đại Thắng (2014) nghiên cứu về sự đa dạng và đặc điểm phân bố của cá
lồi bị sát, lƣỡng cƣ; Đặng Huy Phƣơng và các cộng sự (2017) nghiên cứu xây
dựng mơ hình bảo tồn ĐDSH tại Trạm trong giai đoạn 2016 – 2020. Lồi Cá cóc
tam đảo đƣợc nhân ni từ năm 2014 nhƣng chƣa có nghiên cứu rõ ràng mà chủ
yếu đang nhân ni thử nghiệm. Vì vậy, nghiên cứu này bƣớc đầu xây dựng các
thông tin hữu ích ni lồi Cá cóc tam đảo nhằm phục vụ công tác bảo tồn ngoại
vi và hƣớng tới nhân rộng loài lƣỡng cƣ đặc hữu và quý hiếm này.

7


Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc nằm trong địa phận của xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trƣớc thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh
Phúc). Trạm ĐDSH Mê Linh cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng 35km về
phía Bắc. Trạm nằm ở phía Đơng nam dãy núi Tam Đảo, là nơi có địa hình dốc
trung bình ở độ cao từ 50 – 550m so với mực nƣớc biển. Với diện tích 170,3ha
trong đó chiều dài khoảng 3.000m, chiều rộng trung bình khoảng 550m (chỗ
rộng nhất khoảng 800m, chỗ hẹp nhất khoảng 300m).
Khu vực Trạm có toạ độ:
21o23’57’’ - 21o23’35’’ vĩ độ Bắc
105o42’40’’ - 105o42’40’’ kinh độ Đơng

Phía Bắc giáp huyện Phổ n, tỉnh Thái Ngun
Phía Đơng và phía Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, thị
xã Phúc Yên.
Phía Tây giáp vùng ngoại vi Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Địa hình
Trạm ĐDSH Mê Linh thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê Linh,
là phần kéo dài về phía Đơng Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi
thấp với xu hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất dốc, độ chia cắt sâu với
nhiều dông phụ gần nhƣ vng góc với dơng chính, độ dốc trung bình từ 15 –
30º, nhiều nơi dốc đến 30 - 35º, điểm cao nhất là 520m (điểm cực Đông thuộc
đỉnh núi Đá trắng). Ở khu vực Trạm các bãi bằng rất ít nằm rải rác dọc theo
ven suối phía Tây.
8


Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Trạm ĐDSH Mê Linh
2.1.3. Địa chất – Thổ nhưỡng
- Địa chất
Đất tại Trạm gồm 2 loại chủ yếu:
+ Ở độ cao trên 400m là đất feralitic màu vàng phát triển trên đá sa thạch
cuội hoặc dăm kết.
+ Ở độ cao dƣới 400m là đất feralitic màu vàng đỏ phát triển trên đá sa
phiến thạch.
9


Ngồi ra, trong khu vực cịn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn ở độ
cao dƣới 100m. Đất thuộc loại chua có PH = 5,0 - 5,5 có thành phần cơ giới

trung bình, độ dày tầng đất khoảng 30 - 40cm.
- Thổ nhưỡng
Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khống có nhiều Thạch
anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất có thành phần cơ giới
nhẹ, cấp hạt thơ, dễ bị rửa trơi và xói mịn, nhất là những nơi dốc cao bị xói mịn
mạnh để trơ lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực từ độ cao 300 – 400m).
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:
+ Ở độ cao trên 300m là đất Feralit mùn đỏ vàng. Đất có màu vàng ƣu thế
do độ ẩm cao, hàm lƣợng sắt di động và nhơm tích lũy cao. Do đất phát triển
trên đá Macsma axit kết tinh chua nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ,
tầng mùn mỏng, khơng có tầng thảm mục, đá lộ đầu nhiều trên 75%.
+ Ở độ cao dƣới 300m là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nhiều loại đá
khác nhau, đất có khả năng hấp phụ khơng cao do có nhiều khống sét phổ biến
là Kaolinit.
Ngồi ra cịn có đất dốc tụ phù sa ven suối ở độ cao dƣới 100m. Thành
phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao, màu mỡ, đã
đƣợc khai phá để trồng lúa và hoa màu. Đất thuộc loại chua với độ pH 3,5 – 5,5
độ dày tầng đất trung bình 30 – 40cm.
2.1.4. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu
Trạm ĐDSH Mê Linh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng khí
hậu chung của đồng bằng Bắc bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C, tập
trung khơng đều. Tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 (có thể
lên đến 400C). Mùa lạnh vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nhìn chung nhiệt
độ trung bình vào mùa hè từ 27 – 29ºC, trung bình vào mùa đơng là 16 – 17ºC.
Lƣợng mƣa từ 1.100 – 1600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vào
mùa hè từ tháng 6 - 8 hàng năm. Khu vực có 2 mùa gió thổi rõ rệt là gió mùa
Đơng Bắc (từ tháng 10 đến 3 năm sau) và gió mùa Đơng Nam (từ tháng 4 đến
tháng 9). Độ ẩm trung bình là 81,9%.
10



- Thủy văn
Trạm ĐDSH Mê Linh là một trong những khu vực đầu nguồn của nhiều
suối nhỏ đổ vào hồ Đại Lải, có một số con suối nhỏ có nƣớc chảy quanh năm bắt
nguồn từ điểm cực Bắc, chảy dọc biên giới phía Tây giáp VQG Tam Đảo và gặp
suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải. Ngồi ra cịn có một số suối cạn ngắn chỉ có
nƣớc sau những trận mƣa.
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng
- Hệ động vật: Theo kết quả điều tra năm 2003 của Phòng Động vật có
xƣơng sống – Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, đã xác định thành phần 10
phân loại học của 5 lớp thú, chim, bị sát, ếch nhái, cơn trùng gồm 25 bộ, 99 họ,
461 loài.
- Hệ thực vật: Theo Nguyễn Tiến Bân (2001), khu vực nghiên cứu nằm
trong miền địa lý thực vật Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, trong đó chủ yếu tồn tại
những nhân tố bản địa đặc hữu của khu hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung
Hoa với các ƣu hợp thực vật họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm
(Moraceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoài
(Anacardiaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Bồ hòn (Sapinraceae), họ Sau sau
(Hamamelidaceae), họ Gạo (Bombaceae). Đây cũng là nơi có các yếu tố thực
vật di cƣ từ phía Nam lên nhƣ các lồi cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae).
Với diện tích 170ha, Trạm ĐDSH Mê Linh hiện có 166 họ thực vật với 651 chi
và 1129 loài.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Đồng Tấn (2003), trong khu vực nghiên
cứu có các kiểu thảm thực vật tự nhiên sau:
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, gồm có:
Cây gỗ lá rộng: Thƣờng là những mảnh nhỏ phân bố rải rác trên các sƣờn
núi ở độ cao 300 m trở lên tại tiểu khu 11 của Trạm ĐDSH Mê Linh. Đây là
những khoảnh rừng thứ sinh mới đƣợc phục hồi sau khai thác.
- Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, gồm có: Cây

gỗ lá rộng, rừng nứa xen cây gỗ và rừng giang.
11


Cây gỗ lá rộng: Là rừng phục hồi sau khai thác kiệt, đất nƣơng rẫy, đất
trồng rừng thất bại. Phân bố ở sƣờn núi trên độ cao từ 200m trở lên.
Rừng nứa xen gỗ: Đƣợc hình thành do khai thác quá mức và phục hồi sau
nƣơng rẫy. Kiểu này phân bố ở tiểu khu 11 Trạm ĐDSH Mê Linh, dọc theo suối,
đƣờng dông giữa Trạm với Vƣờn Quốc gia Tam Đảo.
Rừng Giang: Là dạng thối hố của rừng kín cây lá rộng, kiểu này thƣờng
là những khoảnh nhỏ phân bố ở tiểu khu 11, dọc theo suối và rải rác trong các
vùng thuộc Vƣờn Quốc gia Tam Đảo. Trƣớc đây, nhân dân thƣờng khai thác
Giang để làm dây buộc và bán, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán. Nhƣng trong
những năm gần đây, do đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt nên đã hạn chế ngƣời vào lấy
Giang cũng nhƣ lấy măng. Cây gỗ thƣa với thành phần khá đơn giản. Những
loài thƣờng gặp là: Bồ đề (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hardw.), Vàng
anh (Saraca dives Pierre), Nhội (Bischofia javanica Blume), Dẻ gai
(Castanopsis sp.), Trám

trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch), Bứa

(Garcinia bonii Pitard), Tai chua (Garcinia cowa Roxb.)…
Trảng cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp:
Gồm các quần xã có hay khơng có cây gỗ. Các quần xã này đƣợc hình
thành do khai thác quá mức, chặt phá rừng hay làm nƣơng rẫy, xử lý trắng thảm
thực vật tự nhiên để trồng rừng nhƣng thất bại.
Trảng cỏ: Trảng cỏ dạng lúa trung bình: Có ƣu hợp lách (Saccharum
spontaneum L.), Chít (Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze) và Cỏ tranh
(Imperata cylindrica (L.) Beauv.) hình thành trên đất sau nƣơng rẫy hoặc trồng
rừng thất bại. Trên đối tƣợng này thành phần cây bụi chủ yếu là các loài cây

chịu hạn nhƣ: Me rừng (Phyllanthus emblica L.), Thàu táu (Aporosa
sphaerosperma Gagnep.), Hoắc quang (Wendlandia paniculata (Roxb.) A. DC.),
Thành ngạnh (Cratoxylum polyanthum Korth.), Thừng mức (Wrightia pubescens
R. Br.), Găng (Randia spinosa (Thunb.) Poir.), Sim (Rhodomyrtus tomentosa
(Ait) Hassk.), Mua (Melastoma sp.).
12


2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Trạm ĐDSH Mê Linh thuộc xã Ngọc Thanh, tồn xã có 2.783 hộ với tổng
số nhân khẩu là 12.731 ngƣời. Dân tộc Kinh chiếm 54%, dân tộc thiểu số chiếm
46%. Mật độ dân số của xã là 139 ngƣời/km². Trong xã hiện có 6.218 ngƣời
trong độ tuổi lao động, trong đó: Lao động sản xuất nông, lâm, thủy sản 2.640
hộ, lao động ngành nghề phụ 93 hộ, công nhân viên chức 50 hộ.
- Các nguồn thu nhập của người dân:
Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) chiếm 75%, khai thác lâm sản (chủ
yếu từ rừng của xã) chiếm 12%, số còn lại là dịch vụ và ngành nghề phụ. Lƣơng
thực đầu ngƣời đạt 394kg thóc/ngƣời/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của xã là 4,41%.
- Về giao thơng, thủy lợi:
Do địa bàn xã rộng, diện tích đồi rừng chiếm 2/3 diện tích nên việc đi lại
của ngƣời dân trong xã gặp nhiều khó khăn.
Cả xã có một hồ và ba suối tự nhiên, riêng hồ Đại Lải là nguồn cung cấp
nƣớc cho 40ha ruộng, còn lại diện tích cấy phụ thuộc nƣớc mƣa.
- Văn hóa – giáo dục – y tế:
Tồn xã có 02 trạm y tế với diện tích 150m², 02 trƣờng THCS và 02
trƣờng tiểu học với 32 phòng học, 2.556 học sinh.
- Về điện nước sạch:
Tồn xã có 14 trạm biến thế với 100% dân số đƣợc dùng điện. Ngƣời dân
trong xã chủ yếu dùng bằng nƣớc giếng khơi sâu và giếng khoan nhỏ tƣơng đối
đảm bảo vệ sinh mơi trƣờng.

- Tình hình hoạt động lâm nghiệp:
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 7.731,14ha. Trong đó diện tích đất lâm
nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 4.007,31ha. Nhƣng diện tích đất trống cịn khá lớn
930,51ha. Nhƣ vậy, việc sử dụng đất ở đây chƣa hợp lý có nhiều diện tích đất
chƣa có rừng, trong khi đó u cầu phịng hộ là rất quan trọng.
Trong khu vực nghiên cứu khơng có ngƣời dân sinh sống, tuy nhiên do
tập quán của ngƣời dân quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu
những tác động tiêu cực nhƣ: Thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng và khai
thác lâm sản ngoài gỗ.
13


Những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế, xã hội
của Nhà nƣớc nên đã có những tác động tích cực đến đời sống của nhân dân
trong xã; tổng giá trị thu nhập tăng. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của tập quán sinh
sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm sản trong
rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ rừng của ngƣời dân vẫn chƣa cao: Rừng
bị chặt phá để lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nƣơng rẫy.... Các
nguyên nhân này đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, tính đa
dạng của sinh vật giảm sút, hệ thực vật rừng bị suy thoái (nhiều cây gỗ lớn, q
hiếm khơng cịn) tạo nên nhiều thảm cỏ, thảm cây bụi.
2.3. Nhận xét
 Thu. Nhận
- Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là đầu nguồn của một con suối
nhỏ nƣớc chảy quanh năm bắt nguồn từ điểm cực bắc, chạy dọc biên giới phía
Tây giáp Vƣờn Quốc gia Tam Đảo gặp suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải.
Ngoài ra khu vực nghiên cứu nằm trong miền địa lý thực vật Đơng Bắc và Bắc
Trung Bộ, trong đó chủ yếu tồn tại những nhân tố bản địa đặc hữu của khu hệ
thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, đây cũng là nơi có các yếu tố thực vật
di cƣ từ phía Nam, do vậy Trạm có quần thể sinh vật đa dạng.

- Nhiều thể sinh vật đa dạng miền địa lý thực vật Đông Bắc và Bắc Trung
Bộ, trong đó chủ yếu tồn tại.
 Khó khăn:
- Đời sống của ngƣời dân quanh vùng còn phụ thuộc khá lớn vào nơng
lâm nghiệp, do đó trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu những tác động tiêu cực
nhƣ: thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng và khai thác lâm sản ngồi gỗ.
- Trình độ dân trí của cộng đồng địa phƣơng thấp, sự hiểu biết về bảo tồn
và tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với ngƣời dân còn hạn chế, đặc biệt
đối với các dân tộc ít ngƣời. Đồng bào vẫn quen sống dựa vào tài nguyên rừng,
sản phẩm rừng vẫn là nguồn thực phẩm quan trọng hàng ngày của ngƣời dân, do
vậy những lúc thiếu hụt lƣơng thực (hoặc tiền) hay nông nhàn họ thƣờng vào
rừng thu hái lâm sản, săn bắn thú rừng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và buôn bán,
khai thác gỗ, củi và các sản phẩm ngoài gỗ.
14


Chƣơng 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm góp phần bảo tồn lồi Cá cóc tam đảo đang bị
suy giảm nghiêm trọng ngồi tự nhiên và hƣớng đến phát triển kinh tế quy mơ
hộ gia đình.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu chung, đề tài hƣớng tới các mục tiêu cụ thể sau:
- Bổ sung các thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của lồi
Cá cóc tam đảo trong điều kiện ni nhốt;
- Góp phần xây dựng kỹ thuật ni lồi Cá cóc tam đảo.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Lồi Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali Bourret, 1934).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 5 năm 2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Thành phố Phúc
Yên, Vĩnh Phúc.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh
thái, tập tính của lồi Cá cóc tam đảo trong điều kiện ni nhốt và tìm hiểu các
kỹ thuật ni lồi Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali Bourret, 1934)
đang đƣợc thực hiện tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
3.4. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính của lồi Cá
cóc tam đảo trong điều kiện nuôi nhốt.
15


2. Nghiên cứu chuồng ni Cá cóc tam đảo đang đƣợc thử nghiệm tại
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
3. Nghiên cứu nhu cầu dinh dƣỡng và khẩu phần ăn của lồi Cá cóc tam
đảo trong điều kiện ni nhốt.
4. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của lồi Cá cóc tam đảo.
5. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và kỹ thuật tạo giống Cá cóc tam đảo.
6. Nghiên cứu kỹ thuật phòng và chữa trị một số bệnh thƣờng gặp trong
q trình ni lồi Cá cóc tam đảo.
7. Đánh giá các biện pháp chăm sóc lồi Cá cóc tam đảo đang đƣợc thực
hiện tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và đề xuất giải pháp phát triển nhân
ni lồi Cá cóc tam đảo.
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Phƣơng pháp này giúp chúng ta biết đƣợc một phần thông tin về khu vực

nghiên cứu, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và ảnh hƣởng của ngƣời
dân lên Trung tâm Đa dạng sinh học Mê Linh.
Trong nghiên cứu này, các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu và
lồi Cá cóc tam đảo đƣợc thu thập bao gồm: Luận chứng kinh tế, kỹ thuật thành
lập Trạm ĐDSH Mê Linh; các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế,
xã hội; các báo cáo về tình hình quản lý; bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ địa hình
Trạm; các đề tài nghiên cứu về tài nguyên của Trạm và đặc biệt là các thơng tin
ghi chép về về lồi Cá cóc tam đảo đang đƣợc nhân nuôi thử nghiệm từ năm
2014. Từ các tài liệu đƣợc thu thập tiến hành đọc, chọn lọc, phân tích và kế thừa
các thơng tin liên quan phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài.
3.5.2. Phương pháp phỏng vấn
Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc thực hiện nhằm mục đích thu thập thơng tin
sơ bộ về việc nhân ni lồi Cá cóc tam đảo bao gồm: Khả năng sống sót,
chuồng ni, thức ăn, cách cho ăn, cách bố trí chuồng ni, đặc điểm sinh sản,
các bệnh thƣờng gặp và cách chữa trị, các biện pháp chăm sóc và nhân giống.
16


Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc thực hiện trên đối tƣợng là: Các cán bộ
Trạm ĐDSH Mê Linh và đặc biệt là cán bộ chăm sóc sóc trực tiếp lồi Cá cóc
tam đảo. Các câu hỏi phỏng vấn dạng định hƣớng và bán định hƣớng. Nội dung
của các câu hỏi phỏng vấn cụ thể nhƣ sau:
- Hiện nay tại Trạm có bao nhiêu bể ni Cá cóc tam đảo? Tổng số lƣợng
cá thể là bao nhiêu?
- Nguồn giống đƣợc lấy từ đâu?
- Có cần phải lựa chọn vị trí đặt bể ni lồi khơng? Dựa vào các tiêu chí
nào để chọn vị trí đặt bể ni?
- Kích thƣớc bể ni là bao nhiêu? Khi thiết kế bể nuôi cần lƣu ý những
vấn đề gì?
- Thức ăn hằng ngày của lồi Cá cóc tam đảo? Có cân chia khẩu phần ăn

cho từng cá thể hay không? Khối lƣợng thức ăn cho mỗi cá thể 1 lần là bao
nhiêu? Cho ăn bao nhiêu lần 1 ngày? Cho ăn vào thời gian nào trong ngày?
Cách thức cho lồi Cá cóc tam đảo ăn?
- Nƣớc trong bể thay bao nhiêu ngày 1 lần? Thay nƣớc vào thời gian nào
trong ngày? Mỗi lần thay nƣớc xong có cần xử lý nƣớc trong bể khơng? Mực
nƣớc bao nhiêu thì phù hợp với điều kiện sống của lồi?
- Dọn dẹp bể nuôi trong khoảng thời gian nào? Bao nhiêu lâu thì dọn bể
ni một lần?
- Nhiệt độ trong bể nuôi và nhiệt độ nƣớc là bao nhiêu là thích hợp cho
lồi Cá cóc tam đảo?
- Những bệnh thƣờng gặp ở lồi Cá cóc tam đảo? Mùa nào thì loài mắc
bệnh nhiều nhất? Cách chữa bệnh cho loài Cá cóc tam đảo nhƣ thế nào?
- Trong điều kiện ni nhốt thƣờng cho Cá cóc tam đảo ghép đơi vào
tháng mấy? Chúng sinh sản vào thời gian nào trong năm? Cách thu trứng, bảo
quản trứng nhƣ thế nào? Tỷ lệ trứng nở thành nòng nọc và nòng nọc thành con
non là bao nhiêu? Cách chăm sóc nịng nọc và con non nhƣ thế nào?
Phỏng vấn đƣợc thực hiện trƣớc và trong q trình thu thập số liệu. Các
thơng tin phỏng vấn ban đầu là những định hƣớng để thiết kế thí nghiệm phù
17


hợp với đặc điểm lồi. Trong q trình theo dõi tại hiện trƣờng, các đặc điểm
nghi ngờ, bất thƣờng đƣợc phỏng vấn bổ sung nhằm thu thập đƣợc số liệu chính
xác nhất. Các thơng tin phỏng vấn đƣợc ghi chép vào sổ tay ngoại nghiệp.
3.5.3. Theo dõi diễn biến tại hiện trường
3.5.3.1.Phương pháp theo dõi đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính lồi Cá
cóc tam đảo
Hiện nay, tài liệu nghiên cứu về tập tính lồi Cá cóc tam đảo cịn nhiều
hạn chế. Vì vậy, bổ sung các đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của lồi
trong điều kiện ni nhốt sẽ hữu ích cho việc thiết kế chuồng ni, chăm sóc và

phát triển lồi.
Trong nghiên cứu này, 4 cá thể Cá cóc tam đảo trƣởng thành (2 cái, 2
đực) đƣợc đánh số (dựa vào đặc điểm cơ thể của từng cá thể) và theo dõi. Các cá
thể này đƣợc thu tại VQG Tam Đảo Vĩnh Phúc.
Các tập tính đƣợc theo dõi bao gồm: Kiếm ăn, vận động, nghỉ ngơi, lột
xác, phơi nắng và tự vệ. Các tập tính đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
- Kiếm ăn: Con vật ăn hoặc tìm kiếm thức ăn.
- Vận động: Bao gồm các cử động cơ thể, bơi, dịch chuyển vị trí.
- Nghỉ ngơi: Con vật nằm yên tại vị trí, khơng có biểu hiện cử động để di
chuyển hay bắt mồi, cơ thể bất động, mắt vẫn mở.
- Lột xác: Con vật bong, tróc lớp da chết bên ngồi.
- Phơi nắng: Cơ thể con vật bên trên mặt nƣớc một phần hoặc hoàn toàn.
- Cạnh tranh: Hai hoặc nhiều cá thể trong cùng chuồng nuôi dùng miệng
tấn công lẫn nhau.
Trong đợt điều tra thực hiện 20 ngày quan sát tập tính. Thời gian quan sát
trong ngày từ 7h00 sáng đến 17h00 chiều. Sử dụng phƣơng pháp quét một lƣợt
toàn bộ các cá thể. Thời gian lặp lại các lần quét là 60 phút và đƣợc tổng hợp
vào 3 giờ liên tục. Ngồi ra, các tập tính của lồi đƣợc ghi chép và tổng hợp vào
bảng 3.1. Những thay đổi về hành vi phản ứng của các cá thể trong quá trình
quan sát đƣợc ghi chép và tổng hợp vào bảng 3.2.

18


×