Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

làng nghề truyền thống huyện điện bàn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.69 KB, 36 trang )

CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN & PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
VN: Việt Nam
NXB: Nhà xuât bản
CNH - HĐH: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CN - TTCN: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
KT - XH: Kinh tế - Xã hội
BCHTW: Ban chấp hành trung ương
TW5: Trung ương 5
UBND: Uỷ ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
HTX: Hợp tác xã
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu đề tài
III. Lịch sử nghiên cứu đề tài
IV. Giới hạn của đề tài
V. Đóng góp của đề tài
VI. Phương pháp nghiên cứu
VII. Bố cục của đề tài
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU THỰC
TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG
I. Các khái niệm về làng nghề truyền thống.
II.Vai trò của các làng nghề truyền thống.
III. Đặc điểm các làng nghề truyền thống
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống
1. Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường


2. Trình độ công nghệ
3. Trình độ nghệ nhân và đội ngũ lao động nghề
4. Chính sách nhà nước
5. Các nhân tố khác
V. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền
thống theo qui định của chính phủ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIÊN BÀN, TỈNH
QUẢNG NAM
I. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ở xã Điện Phương
1. Vị trí địa lý
2. Điều kiện tự nhiên
3. Điều kiện kinh tế xã hội
II. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương
1. Lịch sử hình thành các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương
2. Kỹ thuật sản xuất
3. Đặc trưng của sản phẩm
4. Đội ngũ lao động trong nghề
5. Thị trường nguyên liệu
6.Thị trường tiêu thụ sản phẩm
7. Tình hình nhà xưởng và trang thiết bị sản xuất ở các làng nghề truyền
thống.
8. Tình trạng môi trường tại các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG
NAM
I. Cơ sở xây dựng giải pháp
II. Các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện
Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
1. Đào tạo lao động

2. Giải pháp về công nghệ kĩ thuật
3. Giải pháp về vốn
4. Công tác tuyên truyền quảng cáo
5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
6. Thị trường nguyên liệu
7. Giải pháp về môi trường
8. Giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch
C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
Nhân chứng điền dã
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa làng nghề đã trở thành một bộ phận của đời sống văn hoá - vật chất -
tinh thần. Có thể nói, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra các nghề truyền thống thủ
công, các sản phẩm của nó mang đậm dấu ấn tinh hoa của một nền văn hoá, văn minh
của dân tộc ta.
Trong điều kiện hiện nay, làng nghề thủ công truyền thống ngày càng được bảo
tồn và phát triển, sự đúc kết tinh hoa nghệ thuật vào các tay nghề và kinh nghiệm cổ
truyền để làm ra các sản phẩm mang nét độc đáo riêng của từng vùng, miền. Chính
điều này đã làm cho các sản phẩm ở các làng nghề truyền thống vượt qua giá trị hàng
hoá đơn thuần trở thành sản phẩm hàng hoá được coi là biểu tượng của nét đẹp mang
truyền thống dân tộc góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
Mặt khác, trải qua bao thăng trầm biến đổi của lịch sử dất nước, nhiều làng
nghề truyền thống đã đứng vững và phát triển. Song vẫn có những làng nghề bị mai
một đi hay còn tồn tại nhưng đang trong tình trạng phát triển cầm chừng chưa tương
xứng với tiềm năng. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng phát triển tại các làng nghề
trruyền thống hiện nay, nhằm tìm ra giải pháp cho việc khôi phục và phát triển là một
yêu cầu rất cần thiết.

Điện Bàn nằm ở vị trí quan trọng, là cửa ngõ phía Bắc Quảng Nam tíêp giáp với
thành phố Đà Nẵng, phía Đông đô thị cổ Hội An, phía Nam giáp với huyện Duy
Xuyên (có địa điểm du lịch Tháp Chàm Mỹ Sơn) tạo nên một vành đai phát triển kinh
tế trọng điểm của Tỉnh Quảng Nam.
Nằm ở vị trí quan trọng và cũng là một huyện có tiềm năng lớn để phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Tiềm năng phát triển làng nghề
gắn với phát triển du lịch là rất lớn. Lợi thế của Điện Bàn là có nhiều làng nghề truyền
thống, toàn huyện có 15 làng/ 16 xã, có nhiều làng nghề đang tồn tại và phát triển tốt
đặc biệt là xã Điện Phương với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Chiếu chẻ,
đúc đồng, bánh tráng, gốm đỏ, mộc điêu khắc. Hiện nay có 3 làng nghề đã được
UBND tỉnh công nhận làng nghề thủ công truyền thống, đó là: Làng đúc đồng Phước
Kiều, làng chiếu chẻ Triêm Tây, làng bánh tráng Phú Chiêm cùng với 4 nghệ nhân.
Nhưng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để giữ gìn các làng nghề truyền thống ở xã Điện
Phương nói riêng và ở huyện Điện Bàn nói chung tiếp tục tồn tại và phát triển, đó là
một yêu cầu cấp thiết và lâu dài của xã Điện Phương. Xuất phát từ thực tế trên trong
đợt thu thập tốt nghiệp này tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải
pháp phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam” làm đề tài thực tập tốt nghiệp cuối khoá.
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển
của làng nghề truyền thống trên địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam, từ đó tạo điều kiện cho việc hoạch định các chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế nông thôn ở khu vực xã, góp phần phát triển du lịch. Bên cạnh đó,
đề xuất một số giải pháp thiết thực để phát triển làng nghề truyền thống tại địa
bàn xã.
I. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến đề tài này, từ trước đến nay có nhiều người quan tâm nghiên cứu
tìm hiểu, đã có những công trình xuất bản như:
- Vũ Từ Trang <2000>, Nghề Cổ Việt Nam. NXB Văn Hoá Thông Tin.Vấn
đề được ông đề cập chủ yếu ở đây là lịch sử hình thành của một số nghề cổ truyền VN,

mang tính khái quát và chủ yếu là những làng nghề nổi tiếng.
- Bùi Văn Vượng <2002>, Làng Nghề Thủ Công Việt Nam. NXB Văn Hoá
Thông Tin. So với tác giả Vũ Từ Trang thì Bùi Văn Vượng chỉ đi sâu nghiên cứu làng
nghề thủ công ở phía Bắc, chưa thấy đề cập gì đến những làng nghề ở đất Quảng.
- Phạm Hữu Đăng Đạt <2002>, Chuyện Làng Nghề Xứ Quảng. NXB Đà
Nẵng. Nội dung cuốn sách tập trung vào hầu hết các làng nghề ở đất Quảng, thông
qua những câu chuyện kể của các bậc tiền bối, những người đã từng gắn bó nhiều năm
với nghề. Ở đây, Ông tìm hiểu tương đối đầy đủ về nguồn gốc, nguyên nhân ra đời và
sự phát triển của các làng nghề cho đến ngày nay. Tuy ông có đề cập đến thực trạng
phát triển, nhưng chỉ mới sơ lược và hầu như không có một giải pháp nào cho việc bảo
tồn và phát triển các làng nghề trong tương lai.
Cùng với các bài báo đăng trên tạp chí địa phương Quảng Nam-Đà Nẵng, cũng
như các tạp chí trung ương.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đây chỉ đề cập một cách sơ lược về
quá trình hình thành các làng nghề,chưa đi sâu vào thực trạng và chưa có một giải
pháp cụ thể nào để phát triển. Nhưng đây cũng là những tài liệu cần thiết, tạo cơ sở để
nghiên cứu đề tài này.
II. Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu ở phạm vi xã Điện Phương, cụ thể là 3 làng nghề
truyền thống ở xã: Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, làng bánh tráng Phú Chiêm, làng
chiếu chẻ Triêm Tây.
III. Đóng góp của đề tài
Đánh giá được thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương,
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh việc góp phần giải quyết yêu cầp bách
hiện nay tại các làng nghề, góp phần cải thiện nền kinh tế xã nhà, đồng thời nó còn là
cơ sở để xây dựng giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn hay giải quyết vấn đề môi
trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà đề tài đề cập đến.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp điền dã.

- Phương pháp thực địa.
V. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thực trạng và xây dựng
giải pháp phát triển làng nghề truyền thống
Chương II: Thực trạng và tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống ở
xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Chương III: Một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện
Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU THỰC
TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG
I. Các khái niệm về làng nghề truyền thống
Các làng nghề truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, tồn tại
cho đến ngày nay. Tuy vậy, vẫn chưa có một khái niệm chính thống.
Có quan niệm cho rằng, làng nghề là làng ở nông thôn, có một hay một số nghề
thủ công hầu như tách khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập.
Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, là nơi quy tụ các nghệ
nhân và hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hổ
trợ trong quá trình hoạt động sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có cùng một ông tổ nghề và các thành viên luôn ý thức trong sự
tuân thủ những ước chế gia tộc và xã hội.
Tính truyền thống trong làng nghề thủ công được thể hiện rất rõ nét. Thời gian
tồn tại của nghề gắn liền với tên làng và sự tồn tại của làng. Đó là một làng nghề sản
xuất tập trung, sản phẩm tinh xảo đậm nét văn hoá dân tộc. Thu nhập nghề chiếm từ
60% trở lên trong tổng thu nhập hộ.

Như vậy có thể nói: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, được cư
trú giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn, tách rời khỏi sản xuất nông
nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có tính truyền thống lâu đời, để sản
xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi. Những làng nghề truyền
thống lâu đời, nổi tiếng trước đây, nhưng nay phát triển cầm chừng, không ổn định,
gặp nhiều khó khăn, thậm chí có những làng nghề đã và đang bị mai mọt cũng được
coi là làng nghề truyền thống.
II.Vai trò của các làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là bộ phận quan trọng của công nghiệp nông thôn và là
một giải pháp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, nó được thể hiện ở các mặt sau
đây:
Phát triển làng nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm, hạn chế sự di
chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
người dân ở vùng nông thôn.
Tạo ra một khối lượng hàng hoá phong phú, đa dạng phục vụ tiêu dùng và xuất
khẩu, tăng nguồn thu ngân sách.
Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH. Nghị
quyết Đảng lần thứ VIII, một trong những nội dung của CNH - HĐH nông thôn có
nêu: “ Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao
gồm tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu ”.
Góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Lịch sử nông thôn Việt
Nam đã ghi nhận, sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống tạo nên
những nét đặc sắc của văn hoá làng xã.
Tạo mối quan hệ tương hổ giữa làng nghề và du lịch, là cầu nối trong quan hệ
giữa ngành du lịch và làng nghề truyền thống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.
III. Đặc điểm các làng nghề truyền thống
Nhìn chung, xuất phát từ thực tiễn hiện nay thì các làng nghề truyền thống có
những đặc điểm sau:
Xưởng sản xuất: Nhà xưởng thường là bán kiên cố, xây tạm và xây dựng ngay
trên phần đất vườn.Thực tế hiện nay cho thấy các cơ sở sản xuất nhỏ xen lẫn khu dân

cư hoặc tập trung thành cụm, không có ranh giới rõ rệt giữa khu sản xuất và khu sinh
hoạt tại cơ sở. Điều này đã làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là sinh
hoạt của người dân.
Lao động: Đặc điểm chung của lực lượng lao động trong các làng nghề là tận
dụng triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi, phân công theo hướng chuyên môn hoá
từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất. Ở những làng nghề sản xuất phát
triển mạnh, ngoài việc tận dụng lao động tại địa phương còn thu nhận thêm lao động
tại các làng xã bên cạnh và các tỉnh ngoài. Đa số lao động đều chưa qua đào tạo nên
dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, chưa đạt yêu cầu.
Sản phẩm làng nghề: Đã có một nhận xét rằng: “Hiện nay,chế độ gia công bao
mua độc quyền đã đánh đồng tất cả thợ thủ công; từ nghệ nhân đến thợ đều thành
người làm thuê, lệ thuộc vào những loại hàng giá rẻ, số lượng nhiều, các sản phẩm độc
đáo, tinh xảo không có điều kiện được thực hiện và không có nơi tiêu thụ. Mọi quy
cách của mẫu hàng với những định mức kỹ thuật được định trước, trong đó có nhiều
mẫu kém thẩm mĩ hoặc bắt chước nước ngoài đã làm cho truyền thống bị lu mờ”. Sản
phẩm thiếu đi nét tinh xảo, đặc trưng vốn có, bị đánh mất yếu tố truyền thống sẽ làm
tăng nguy cơ thất truyền ở các làng nghề.
Thị trường nguyên liệu: Trước đây, nguồn nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất
tại làng nghề thường được cung ứng tại chỗ. Nhưng hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất
đều thu mua nguyên liệu từ bên ngoài thông qua các con buôn, thị trường nguyên liệu
ngày một khan hiếm, lại không ổn định đã kiềm hãm sự phát triển sản xuất tại các làng
nghề.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Phần lớn thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề
thường nhỏ lẻ, phạm vi hẹp, thị trường xuất khẩu không có, sản phẩm của làng nghề
đến với người tiêu dùng thực tế còn kém. Tình trạng ứ đọng hàng hoá thường xảy ra
làm cho sản xuất bị đình đốn với mức độ khác nhau ở các làng nghề.
Kỹ thuật sản xuất: Hầu hết các làng nghề đã sử dụng thành tựu kỹ thuật và công
nghệ hiện đại vào sản xuất như: ánh sáng điện, mô tơ điện (cho các khâu sản xuất có
trục quay), khoan, mài, cưa bào(làm mộc), hay các loại hoá chất cho nghề nhuộm.
Công nghệ truyền thống có nguy cơ bị thất truyền, tính chất bí truyền bị phả vỡ thì

nghề thủ công truyền thống sẽ nhanh chóng trở thành nghề hiện đại.
Môi trường: Hiện trạng môi trường và tác động của hoạt động sản xuất nghề tới
môi trường có một số đặc điểm sau:
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là hình thái ô nhiễm tập trung trên phạm vi
một khu vực (thôn, làng, xã, nông thôn). Khu vực này là tập hợp của nhiều hình thái
ô nhiễm dạng điểm (do cơ sở sản xuất nhỏ) ảnh hưởng trực tiếp không gian liền kề và
chính là khu sinh hoạt dân cư, cho nên tác động trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng.
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản
xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp môi trường nước, khí,
đất trong khu vực dân sinh.
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền
thống
1. Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề truyền
thống:
Làng nghề truyền thống cũng là một ngành sản xuất và bất kỳ một ngành sản
xuất nào cũng đều tuân theo qui luật cung - cầu.
Sự phát triển của làng nghề truyền thống xuất phát từ yếu tố thị trường, và điều
tất yếu là nếu không có nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm của làng nghề thì
làng nghề đó cũng không thể đứng vững tồn tại và phát triển được.
2. Trình độ công nghệ
Đây là nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường:
Xuất phát từ đặc điểm làng nghề mang tính gia truyền, lao động thủ công là chủ
yếu, tuy thời gian gần đây có một số cơ sở làng nghề đã tự cải tiến dây chuyền thiết bị
ở một số khâu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên thiết bị đa phần là tự chế, tự lắp ráp
theo phương pháp gia truyền nên sản lượng còn thấp, chi phí lao động sống cao dẫn
đến giá thành sản phẩm không phù hợp với người tiêu dùng từ đó đã hạn chế sự cạnh
tranh trên thị trường.
Những năm gần đây, với sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ

hiện đại, nên chất lượng, sản lượng của ngành truyền thống đã tăng lên, giá thành sản
phẩm cũng mềm hơn, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và tính độc hại cho người lao động.
Nhưng chúng ta chỉ áp dụng công nghệ hiện đại ở một số công đoạn phải mất
nhiều công sức như: cưa, xẻ trong nghề mộc dân dụng; nghiền trộn đất trong nghề gốm
sứ, gọt, dũa trong nghề chạm trổ Từng bước thay thế trong sản xuất qui trình công
nghệ mới, tuy nhiên có những công đoạn mà máy móc không thể thay thế được bởi lẽ
không tạo được những nét riêng, độc đáo trong từng sản phẩm truyền thống. Như vậy,
áp dụng công nghệ hiện đại nhưng vẫn duy trì, phát huy những bàn tay tài hoa điêu
luyện thì mới bảo đảm yếu tố truyền thống tại các làng nghề truyền thống.
3. Trình độ nghệ nhân và đội ngũ lao động nghề
Đây là yếu tố làm nên nét riêng, độc đáo, nét truyền thống tại các làng nghề:
Tuy nhiên hiện nay số lượng thợ giỏi ngày một ít đi, kinh nghiệm nghề nghiệp
là một bí mật nghề nghiệp chỉ được truyền lại cho con cháu trong dòng họ.Tính bảo
thủ đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm và làm tăng nguy
cơ nghề bị mai một đi.Vì vậy, xây dựng đội ngũ lao động nghề và tôn vinh các nghệ
nhân kết hợp với động viên truyền nghề cho những lao động trẻ, nhằm để phát triển
làng nghề truyền thống hiện nay là một yêu cầu cần thiết.
4. Chính sách nhà nước
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay suy vong của các
làng nghề:
Hiện nay với chính sách thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ
trong công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân được phép thành lập, thì các làng nghề
truyền thống có điều kiện phục hồi và phát triển.
Ngoài ra, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến
khích để phát triển làng nghề truyền thống, cụ thể như:” Quyết định của Thủ tướng
chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn” bao
gồm: đất đai, nguyên liệu phục vụ sản xuất, đầu tư tín dụng, thuế, thông tin thị trường,
tiêu thụ sản phẩm, khoa học công nghệ và môi trường chất lượng sản phẩm, lao động
và đào tạo. Nhờ vậy, đến nay làng nghề truyền thống gần như được trả lại mảnh đất

sống của mình.
Tóm lại, hoà mình trong nền kinh tế thị trường, làng nghề truyền có phát triển
được không là tuỳ thuộc rất lớn vào định hướng, các chính sách vĩ mô của nhà nước.
5. Các nhân tố khác
Về kết cấu hạ tầng bao gồm giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo
dục, văn hoá xã hội ) là yếu tố quan trọng giúp làng nghề đổi mới công nghệ, mở
rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài, tiếp cận nhanh với thị trường, nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh và làm giảm ô nhiễm môi trường.
Đa số ở làng nghề truyền thống, kết cấu hạ tầng bó gọn trong kinh tế hộ. Do
vậy, nhà nước cần có nhiều hoạt động tích cực thì mới tạo được môi trường thuận lợi
cho các làng nghề phát triển hết khả năng mình.
Về vốn: Sự phát triển của làng nghề không nằm ngoài ảnh hưởng của nhân tố
vốn. Tuy nhiên, vốn của các hộ sản xuất ở làng nghề truyền thống thường rất nhỏ lẻ,
chủ yếu là vốn tự có trong gia đình, vay mượn của người thân nên quy mô sản xuất
nhỏ. Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh thì yêu cầu về vốn là cấp thiết. Các hộ sản
xuất cần phải có đủ vốn để đầu tư cải tiến máy móc thiết bị ở một vài công đoạn trong
quá trình sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng chất
lượng sản phẩm.
V. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền
thống
Bộ NN&PTNT đã ban hành thông Tư số: 116/2006/TT- BNN Hướng dẫn thực
hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ
về phát triển nghành nghề nông thôn, theo đó:
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.

Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động nghành nghề
nông thôn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm điểm
đề nghị công nhận.
Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống: làng nghề truyền thống phải đạt
tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo qui định tại thông Tư này.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chí thứ nhất và thứ hai của tiêu chí công nhận
làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo qui định trên
thì cũng dược công nhận là làng nghề truyền thống.
Tóm lại, các làng nghề đạt tiêu chuẩn dưới đây thì được UBND tỉnh Quảng
Nam xem xét công nhận làng nghề truyền thống:
- Nghề được truyền từ đời này qua đời khác ít nhất 3 thế hệ.
- Thời gian tồn tại tối thiểu 50 năm, tính từ thời điểm ra đời cho đến năm
được công nhận.
- Sản phẩm có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư, đồng thời nó
mang lại những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn hoá, xã hội
liên quan tới chính họ.
- Thu nhập nghề chiếm từ 60% trở lên trong tổng thu nhập hộ.
- Là những làng có ít nhất 50% lao động trong làng cùng làm một nghề.
- Tổng giá trị sản lượng của ngành chiếm 50% trở lên trong tổng giá trị sản
lượng của địa phương.
Những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng trước đây đủ tiêu chuẩn trên,
nhưng nay phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó khăn, thậm chí có
những làng nghề đã bị mai một cũng được coi là làng nghề truyền thống.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH
QUẢNG NAM
I. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ở xã Điện Phương

1. Vị trí địa lý
Điện Phương là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Điện Bàn - Quảng Nam.
Nằm cách huyện lị Điện Bàn 5km về phía Nam, cacnhs thành phố Tam Kỳ 48km về
phía Bắc. Phía Đông giáp xã Cẩm Kim và Phường Thanh Hà-thị xã Hội An, phía Tây
giáp sông Thu Bồn và xã Điện Minh (Điện Bàn-Quảng Nam), phía Nam giáp xã Duy
Phước, Duy An (Duy Xuyên-Quảng Nam), phía Bắc giáp xã Điện Minh và tỉnh lộ 608
(Vĩnh Điện-Hội An). Với tổng diện tích gần 10,24km
2
và dân số toàn xã là 15168
người (3043 hộ).
Ở vị trí này Điện Phương là khu vực kết nối giao lưu về văn hoá du lịch của
tuyến du lịch phố cổ Hội An - Làng nghề truyền thống cả xã - Khu di tích Mỹ Sơn -
khu tháp Chiên Đàn, tạo điều kiện trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của
xã.
Ở vào vị trí trung lộ trong mạng lưới giao thông của Tỉnh, khu vực và Quốc
Gia, giao thông đi lại dễ dàng là điều kiện tốt cho sự phát triển và giao lưu đi lại trong
sinh hoạt đời sống của người dân ở các làng nghề trên địa bàn xã.
2. Điều kiện tự nhiên
a. Khí hậu
Điện Phương nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh
hưởng của khí hậu ven biển. Các chỉ số khí hậu đặc trưng như sau:
Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,6
o
C.
Nhiệt độ cao trung bình hằng năm: 40,8
o
C.
Nhiệt độ thấp trung bình hằng năm: 14,1
o
C.

Độ ẩm tương đối trung bình trong năm: 82,3 %.
Lượng mưa trung bình trong năm: 2208 mm.
Là vùng có giờ nắng tương đối cao trong năm, thuận lợi cho phát triển làng
nghề nhất là trong ngành chế biến nông sản như bánh tráng.
b. Đặc điểm thuỷ văn
Vùng này thuộc hạ lưu sông Thu Bồn, đây là con sông lớn của tỉnh, bao bọc cả
phía Nam và phía Đông của xã. Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng nối liền các
huyện Đông - Tây, lòng sông rộng trung bình 100 - 300m lưu lượng và lưu tốc rất lớn
vào mùa mưa lũ. Ngoài ra còn có hạ lưu là nhánh sông La Nghi và sông Phú Triêm.
Hệ thuỷ văn trên địa bàn tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người
dân, đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cung cấp phù sa đất sản xuất nông
nghiệp cho toàn xã.
c. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: khu vực xã Điện Phương có 2 nhóm đất chính là đất cồn cát
trắng vàng và đất phù sa:
Đất cồn cát trắng vàng khoảng 100 ha chiếm 10% diện tích đất tự nhiên.
Đất phù sa khoảng 600 ha chiếm 60% diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất có
tính chất vật lý hoá học thuận lợi cho các loại cây trồng.
Đất phù sa lầy chiếm 25% diện tích. Đất ở địa hình thấp trũng thường ngập
nước, đất này phù hợp cho cây lúa và cây cói nguyên liệu.
Phần diện tích còn lại là đất sông.
Là một xã có vùng đất lúa trọng điểm năng suất cao, cây công nghiệp đa dạng
sẽ tạo ra nhiều nguyên liệu phục vụ cho các ngành nghề truyền thống như: bánh tráng,
chiếu chẻ.
- Tài nguyên nước: nguồn nước mặt phân bố tương đối đồng đều, thuận lợi
cho khai thác và sản xuất nông nghiệp. Mực nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 0,5 - 10
m đây là nguồn nước chính phục vụ cho người dân.
- Tài nguyên khoáng sản: xã có trữ lượng các xây dựng tương đối lớn ở khu
vực ven sông Phú Triêm và ven sông Thu Bồn. Đây là tài nguyên thiên nhiên mang lại
nguồn thu lớn cho nền kinh tế của xã.

Tài nguyên nhân văn: Điện Phương là một xã có nhiều làng nghề truyền thống
lâu đời. Xuất phát từ sự phong phú đa dạng trong các làng nghề nên có thể xem trước
đây khu vực này hội tụ đủ các yếu tố hình thành một xã hội thu nhỏ, và đến nay mỗi
làng nghề đều gắn với tên tuổi, địa danh cụ thể. Ngoài ra, Điện Phương còn là nơi khai
sinh ra chữ Quốc ngữ và là dinh trấn Quảng Nam một thời.
- Các làng nghề là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá có từ trong lịch sử. Do
vậy, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ cho các mục tiêu kinh
tế - xã hội trong cơ chế thị trường cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng đi đôi với việc
giữ gìn nét đẹp văn hoá làng nghề.
3. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Dân cư lao động
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2003 dân số của xã có 14190 người.
Trong đó nữ 7302 người chiếm tỉ lệ 51,45%, tốc độ tăng dân số kì này là 1,76% giảm
so với cùng kì năm trước. Dân số phân bố đồng đều giữa các vùng trong xã. Mật độ
dân số 1383 người/1 km cao hơn nhiều so với bình quân chung của huyện: 479
người/1km, là xã có dân số đứng thứ hai trên địa bàn huyện.
Dân số trong độ tuổi lao động của xã là 6642 người chiếm 47% dân số trong đó:
lao động đang thực tế làm việc tại các ngành kinh tế là: 6439 người
- Ngành Nông - lâm - ngư nghiệp 3774 người chiếm 58,6%
- Ngành công nghiệp xây dựng 1556 người chiếm 24,3%
- Ngành thương mại dịch vụ 770 người chiếm 12,5%
- Các ngành khác 301 người chiếm 4,6%
Bình quân lao động trên mỗi hộ là 2,13 lao động, với qui mô bình quân người
cho mỗi hộ là 4,5 người.
b. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông : ở vị trí có đường quốc lộ 1A đi qua, ranh giới phía bắc là tuyến
đường ĐT 608 Điện Bàn đi Hội An, đường xã chợ Tổng- Cống Đá qua trung tâm xã
nối quốc lộ 1A với đường ĐT 608, đường tránh cầu Câu Lâu đi qua xã tạo ra những
trục đường liên hoàn thuận lợi cho việc sử dụng các dịch vụ giao thông từ khu vực
Điện Phương về các trung tâm trên trục lộ 1A(thị trấn Nam Phước, Vĩnh Điện, Hội

An ) và các địa bàn lân cận; phần lớn hệ thống giao thông nội bộ được bê tông hoá.
Mạng lưới giao thông của xã cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông đi lại, vận chuyển
trong sản xuất.
Giao thông nội bộ trong khu vực dân cư cơ bản đã được bêtông hoá trên 80%
với tổng chiều dài gần 40km. Nă 2003 thực hiện dự án làng nghề gắn với du lịch, từ
nguồn kinh phí hỗ trợ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương đã đầu tư thi công
dự án xây dựng cầu Đông Bình nối liền với làng gốm mỹ nghệ phường Thanh Hà- thị
xã Hội An, từ đó tạo được sự liên kết và giao lưu với các cụm làng nghề trên địa bàn.
Trong thời gian đến, cùng với việc xây dựng thị tứ Thanh Chiêm hệ thống giao
thông sẽ hoàn thiện hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, hiện đại hoá nông
thôn.
- Điện: theo điều tra nguồn điện xã Điện Phương đủ khả năng cung cấp điện
cho sản xuất, nguồn vốn đầu tư điện theo chương trình vốn đầu tư ODA cũng đã được
khảo sát và ghi vốn đầu tư, vì vậy sự phát triển CN-TTCN theo hướng công nghiệp
hoá hoàn toàn đủ điều kiện đối với nguồn điện trong sản xuất.
- Thông tin liên lạc: hiện nay trên địa bàn xã có một bưu cục nằm trên quốc lộ
1A. Số hộ sử dụng điện thoại bàn ngày càng tăng.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng ở xã Điện Phương đảm bảo, thuận lợi cho sự phát
triển xã hội. Các cơ sở hạ tầng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống kinh tế đảm bảo
như: điện, đường giao thông,nước, thông tin liên lạc đây là điều kiện cần và đủ trong
lĩnh vưc phát triển sản xuất nói chung và phát triển làng nghề truyền thống ở xã nói
riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì xã vẫn gặp không ít khó khăn, thách
thức. Tất cả những điều này các nhà quản lý, lãnh đạo phải xây dựng, hoạch định
chương trình phát triển kinh tế xã hội của xã, tiến hành khảo sát, nắm chắc những đặc
điểm riêng của địa phương mình đồng thời phải có những phương pháp nghiên cứu
phù hợp thì mới có cơ sở xây dựng những chiến lược, phương hướng, những giải pháp
xác đáng, thiết thực trong phát triển KT-XH vào giai đoạn đến.
c. Chính sách phát triển kinh tế ở xã Điện Phương
Sau khi được tiếp thu nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW (khoá IX) và trên
cơ sở thực hiện chương trình hành động số 09-CTr/HU, ngày 10/11/2002 của huyện uỷ

Điện Bàn (khoá IX) về CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn theo tinh thần nghị quyết
TW 5 (khoá IX) và đề án phát triển CN-TTCN trong giai đoạn 2002-2005 và đến năm
2010 của UBND Huyện . Đảng uỷ đã tiến hành xây dựng chương trình hành động thực
hiện nghị quyết TW 5 về CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của xã và tổ chức hội
nghị quán triệt cho cán bộ, Đảng viên học tập và tham gia thảo luận chương trình hành
động, thống nhất những mục tiêu và các giải pháp thực hiện nhằm CNH-HĐH nông
nghiệp nông thôn xã nhà trong thời gian đến. Trên cơ sở chương trình hành động của
Đảng uỷ, UBND xã xây dựng đề án phát triển CN-TTCN của xã từ năm 2002-2010 và
đã được HĐND xã thông qua, UBND xã tổ chức quán triệt trong cán bộ nhân dân
trong toàn xã.
Từ khi nghị quyết TW 5 ra đời đến nay và trên cơ sỏ thực hiện chương trình
hành động. Hàng năm, Cấp uỷ đều có chương trình, kế hoạch công tác lãnh đạo cụ thể
cho chính quyền, mặt trận, các ban ngành đoàn thể phối hợp tham gia thực hiện. Để
tăng cường và tạo điều kiện phát triển mạnh CN-TTCN, Cấp uỷ có chủ trương tạo điều
kiện cho các hộ và cơ sở sản xuất được vay vốn, về mặt bằng để mở rộng sản xuất
kinh doanh, tạo điều kiện để tiếp cận thị trường Được sự quan tâm của các cấp,
UBND xã đã tiến hành thành lập các hiệp hội làng nghề truyền thống, đến nay đã xây
dựng được hiệp hội làng nghề bánh tráng Phú Chiêm, dệt chiếu Triêm Tây.
Có thể nói từ khi triển khai chương trình hành động và đề án phát triển CN-
TTCN, cán bộ và nhân dân có nhận thức sâu sắc và tham gia phát triển CN-TTCN xã
nhà nên đời sống nhân dân ngày càng ổn định và đi lên, bộ mặt nông thôn ngày càng
khởi sắc.
d. Tình hình phát triển kinh tế ở xã Điện Phương
Về giá trị sản xuất CN-TTCN giai đoạn 2003-2006
Trong 4 năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp của xã không ngừng tăng với tốc
độ bình quân là 22,9%(kỳ gốc là năm 2002). Vượt hơn so với kế hoạch của đề án đã
xây dựng .
- Năm 2002: Giá trị CN-TTCN toàn xã là 9,45 tỷ( giá CĐ 94)trong đó ngành
nghề truyền thống chiếm 7,01 tỷ.
- Năm 2003: Tổng giá trị CN-TTCN là 11,16 tỷ đồng tăng so với năm 2002 là

18%.Trong đó, ngành nghề truyền thống chiếm 8,05 tỷ đồng tăng so với năm 2002 là
14,84%
- Năm 2004: Tổng giá trị CN-TTCN dạt 12,15 tỷ đồng tăng so với năm 2003 là
12%.Trong đó ngành nghề truyền thống chiếm 10 tỷ tăng so với năm 2003 là 24,22%.
- Năm 2005: Tổng giá trị CN-TTCN đạt 17 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là
36% trong đó ngành nghề truyền thống chiếm 12,5 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là
25%
- Năm 2006: Tổng giá trị CN-TTCN đạt 21,6 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là
27% trong đó nghế truyền thống chiếm 16,2 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là 29,6%.
So sánh về chỉ tiêu giá trị sản xuất trong 4 năm qua cho thấy giá trị sản xuất
hàng năm đều tăng và đến cuối năm 2006 ngành CN-TTCN đạt 21,6 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 37,96% trong toàn ngành kinh tế.
Qua kết quả so sánh về giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN thì ngành truyền
thống chiếm tỷ lệ 75%.
Đối với ngành nghề CN-TTCN nhiều lĩnh vực sản xuất khác như: Dệt, cơ khí,
cưa xẻ gỗ, chế biến thực phẩm cũng có nhiều chuyển biến tích tích cực góp phần váo
sự tăng trưởng chung của ngành.
II. Thực trạng và tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống ở xã
Điện Phương
1. Lịch sử hình thành các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương
a. Làng đúc đồng Phướng Kiều
Mang những đặc trưng của nghề đúc đồng đất Việt.Vậy nó có nguồn gốc ở đâu?
Ra đời trong thời gian nào? Ông tổ nghề là ai? Đây là vấn đề được nhiều người quan
tâm tìm hiểu nhưng đến nay vẫn chưa có tài liệu nào chính xác và rõ ràng.
Trong quá trình đi thực tế tại địa phương, qua tìm hiểu các nguồn tư liệu đã biết
được rằng: làng nghề đúc đồng Phước Kiều là làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng
Nam đã hình thành các nay khoảng 400 năm khi dinh trấn Quảng Nam đặt tại Thanh
Chiêm thuộc Tổng An Nhơn Trung , huyện Diên Khánh, phủ Điện Bàn vào thời chúa
Nguyễn. Ông tổ của nghề đúc đồng là Dương Không Lộ, sinh năm 1019, mất năm
1094, người xã Đề Kiều, tổng Bình Quân Châu Thất Truyền, phủ Tường Cánh, tỉnh

Lạng Sơn .Tương truyền, ngay từ lúc khai hoang lập làng, người dân Phước Kiều đã
lấy nghề đúc đồng làm nghề sinh sống chính. Nông chỉ là nghề phụ.Và để tưởng nhớ
công ơn của ông tổ nghề, của các bậc tiền hiền mở mang làng xóm, hàng năm cứ đến
12 tháng giêng là ngày giỗ tổ của nghề.
b. Làng bánh tráng Phú Chiêm
Cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam, làng Phú Chiêm trước đây chỉ sinh
sống bằng nghề nông là chính. Nhưng đến đầu thế kỉ 20, trước thực trạng khó khăn về
đời sống, tranh thủ thời gian nhàn rỗi một số hộ gia đình đã nãy ra ý định tráng bánh
kiếm tiền thêm.
Được biết rằng, những người đi tiên phong trong lĩnh vực này là bà Nuôi, bà
Lương, bà Kí và sau đó là bà Liêu. Làng bánh tráng Phú Chiêm ra đời, tuy đó chỉ là
một công việc phụ nhưng phần nào đã giúp cải thiện được cuộc sống gia đình lúc bấy
giờ.Thời gian trôi qua, làng bánh đã duy trì và phát triển cho đến ngày nay.
c. Làng chiếu chẻ Triêm Tây
Lịch sử hình thành làng chiếu chẻ Triêm Tây bắt nguồn từ sự di cư của một số
hộ gia đình ở làng Phú Triêm, nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam. Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, không hiểu vì lí do gì mà những hộ gia
đình này đã chuyển sang định cư ở vùng đất An Phước thuộc Duy Xuyên ngày nay.
Được một thời gian họ lại vận động quay về vùng đất cũ, lúc bấy giờ tục gọi là Xóm
Cồn, đất này do được phù sa của sông Thu bồi đắp hàng năm nên rất màu mỡ. Người
đầu tiên có công trong cuộc vận động này là ông Lê Doãn Kiệt, và nghề chiếu cũng
theo về từ đó, được duy trì đến bây giờ. Như vậy, lịch sử lập làng Triêm Tây song
hành cùng với lịch sử hình thành làng nghề chiếu Triêm Tây.
2. Kỹ thuật sản xuất
a. Kĩ thuật đúc
Đến với làng đúc Phước Kiều, thử dõi
theo người thợ thổi một lửa đúc chúng ta mới
hình dung hết họ đã chuẩn bị sản phẩm của mình
như thế nào. Đó là cả một quá trình từ công đoạn
làm khuôn đến khi rót xong nguyên liệu vào

khuôn.
Nguyên liệu để làm khuôn là đất sét, loại
đất có khả năng chịu lửa rất tốt. Sau khi xúc đất
về người ta tiến hành đập nhỏ đất đến khi nào
mịn thì thôi. Chia một phần trộn với trấu để trở
thành đất trấu, một phần trộn với bột than để trở
thành đất đen, phần còn lại ít hơn đem trộn với
bông gòn, giấy bổi để trở thành đất dau.
Làm bìa: Bìa thường được làm 2,3 hoặc
nhiều mảnh có thể ghép lại hoặc gỡ rời nhau khi
cần thiết. Đây là phần vỏ bao bọc sản phẩm.
Giáp khuôn: Sử dụng đất sét khi còn dẻo, người ta áp nó vào khuôn mẫu để tạo
nên một sản phẩm bằng đất (giống hệt sản phẩm mà người thợ muốn đúc nó bằng
đồng) rồi đem phơi. Đây chính là cốt khuôn.Sau đó, người thợ dùng dao gọt cốt khuôn
cho nhỏ lại nhằm tạo nên khoảng trống giữa bìa và cốt làm nên phần thịt của khuôn,
đây là nơi để kim loại nóng chảy tràn vào.
Chèn khuôn: Là khâu dùng đất đen lấp bằng những khoảng mà người thợ dự
kiến sẽ làm vướng khi tháo bìa khuôn ra khỏi sản phẩm mẫu. Sau khi bìa được tháo ra
rồi, người thợ mới gỡ những miếng đất đen trên sản phâm mẫu gắn lại vào bìa đúng vị
trí mà bìa đã tiếp xúc với nó khi sản phẩm mẫu đang còn trong khuôn. Sau khi bìa đã
phơi khô xong, người thợ dùng dao cạo trên mặt ráp nối một đường rãnh để kim loại
lỏng từ ngoài có đường chảy vào thịt. Bìa và cốt khuôn làm xong người thợ ghép bìa,
bọc cốt khuôn lại. Để cố định vị trí của bìa người ta bọc bên ngoài khuôn một lớp đất
trấu.
Sau khi đã tạo xong khuôn đúc, người thợ xếp đặt khuôn vào lò nung. Trong
quá trình nung người thợ phải thường xuyên chú ý đến lượng nhiệt trong lò vì việc duy
trì tình trạng ổn định về nhiệt độ khi khuôn suốt là khâu vô cùng quan trọng cho việc
hình thành sản phẩm đúng với mong ước. Đây là một trong những kĩ thuật cần nhiều
kinh nghiệm, vì vậy mà thường là do người thợ cả đảm nhiệm.
Để nấu chảy nguyên liệu, người thợ cho đồng và than củi vào ống cơi. Đó là

khối hình trụ rỗng, thành trụ được cấu tạo bằng đất nung, cốt thép. Giữa thân trụ người
ta đặt một cái móng hình khối chóp rỗng xuyên ngang thành ống cơi cho đến giữa tâm.
Móng cơi nhận gió từ bệ thổi để hỗn hợp than củi thường xuyên toả nhiệt đốt cháy kim
loại. Kim loại sau khi nóng chảy được di chuyển đến những dãy khuôn suốt, nơi mà
những lỗ điệu khuôn đang ngẩn cao chờ rót.Sau khi rót đầy kim loại trong khuôn,
người thợ đúc dành thời gian để kim loại đông đặc trong phần thịt của khuôn, cũng
như để ổn định sau co rút của kim loại. Để lấy sản phẩm ra khỏi khuôn người thợ phải
nhúng hẳn khuôn vào nước và đập bể khuôn sống. Đối với khuôn chín họ phải đợi
nguội dần và cẩn thận dùng dao cậy từng mảnh khuôn ra khỏi sản phẩm qua từng múi
ráp.
Tuy nhiên đây không phải là khâu cuối cùng trong quá trình hình thành sản
phẩm nhưng ở giai đoạn này người thợ đúc xem như đã đi qua một chặn đường có tính
chất quyết định. Để hoàn chỉnh sản phẩm người thợ dùng cưa cưa bỏ những phần
không cần thiết hoặc dùng mũi ve chạm trên đồng một số hoạ tiết trang trí mới hay sửa
lại những hoa văn vốn có.Sau đó họ dùng dũa xoá hẳn những vết mờ, trả lại cho sản
phẩm đúng hình dáng của mẫu rập.
Đây là công đoạn thể hiện tính kĩ thuật và đôi bàn tay vàng của người
thợ bởi những chi tiết hoa văn đó sẽ toát lên cái đẹp và cái hồn của tác phẩm. Nó thể
hiện giá trị nghệ thuật độc đáo và tâm huyết của người thợ đã gởi vào tác phẩm của
mình. Sau đó họ tiếp tục “đánh bóng” sản phẩm làm mất vết mài và tạo nên độ bóng
cho sản phẩm.
Đối với những sản phẩm như chuông, cồng, chiêng người thợ phải thử tiếng
cho đúng âm chuẩn. Đây cũng là khâu quan trọng quyết định sản phẩm làm ra đạt tiêu
chuẩn hay không .
Có thể nói dưới bàn tay khéo léo cùng với những công cụ như giũa dẹp,
giũa ba lá, giũa tròn, người thợ đúc đã làm cho sản phẩm tăng thêm sự hoàn hảo, sống
động và sắc sảo.
Để có những sản phẩm đạt đến trình độ hoàn hảo, người thợ đúc đã phải trải
qua biết mấy gian khổ, phải đổ mồ hôi, tâm trí, kinh nghiệm dày dạn và lòng yêu nghề
sâu sắc, phải đổi lấy đời mình cho nghệ thuật. Họ chính là người thầy, người nghệ sĩ

làm nghệ thuật nhưng có cuộc sống đời thường và cuộc sống tâm hồn phong phú.
Nhưng đâu có ai biết được trong quá trình đó người thợ đúc cũng có lúc gặp những
khó khăn, sơ suất khiến sản phẩm làm ra không đúng yêu cầu. Mỗi lần như vậy người
thợ đúc đều phải đúc lại, đồng thời cố gắng tìm hiểu nguyên nhân để rút kinh nghiệm.
Trên đây là quy trình chung cho tất cả các loại sản phẩm, từ nguyên liệu ban
đầu cho đến khi thành phẩm. Tuy nhiên bên cạnh quy trình công nghệ chung thì đối
với mỗi loại sản phẩm có yêu cầu cụ thể riêng.
b. Kĩ thuật tráng
Bánh tráng là loại bánh dùng
bột gạo là chính, gạo dùng để tráng
bánh đòi hỏi phải là loại gạo nở
nhưng không quá dẻo cơm. Trước
khi tráng, gạo được đem ngâm với
nước cho nở sau đó vuốt sạch rồi
đem xay nhuyễn pha với nước. Kế
đến, lấy nước bột tráng vào miếng
vải chụp ở miệng cái nồi đồng lớn
chứa nước đặt trên lò lửa, có nắp đậy
lại.
Hơi nước sôi nóng làm cho bánh chín, người ta vớt ra phơi trên những tấm vỉ
tre, khi bánh khô gỡ ra để ăn dần. Bánh từ lúc vớt ra khỏi khuôn có tên gọi khác nhau
tuỳ từng giai đoạn mà có những tên gọi khác nhau, tráng mỏng làm bánh ướt, vừa thì
làm mì, cũng là những món đặc sản của xứ Quảng. Bánh nướng được tráng riêng, dày
hơn và có thêm một ít gia vị, tuỳ thuộc vào giá thành mà gia vị nhiều hay ít, chủ yếu là
mè, tiêu, tỏi , bánh sống là loại bánh tráng vớt ra khỏi khuôn rồi phơi khô, khi ăn
phải nhúng nước.
c. Kĩ thuật dệt: ể dệt thành phẩm một
sản phẩm chiếu cần phải trãi qua ba công
đoạn chính, đó là: se đay, nhuộm lác và dệt
chiếu. Thời trước, trong các loại chiếu thì

chiếu bông là loại chiếu sang trọng nhất, có
giá nhất và quá trình dệt cũng đòi hỏi nhiều
công sức nhất. Người thợ dệt chiếu bông phải
là một người nắm vững tay nghề và có nhiều
kinh nghiệm, muốn dệt chiếu bông người thợ
phải bắt chữ, bắt hình như bắt chữ Phước-
Lộc-Thọ hoặc hình chim thú chứ không in lên
sau khi dệt. hay chiếu tàu cũng vậy, một loại
chiếu dệt theo kiểu cách của người Hoa ở Hội
An. Tuy nhiên hiện nay không thấy còn dệt
loại chiếu này nữa, nghề coi như bị thất
truyền.
Đa số các gia đình ở Triêm Tây hiện nay đều dệt loại chiếu thường hay có hoa
văn nhưng sau khi dệt xong chỉ cần thích loại hoa văn nào thì in hình loại hoa văn ấy
vào là được. Tôi xuống làng Triêm Tây vào những ngày thu hoạch lác, theo người
trong làng kể lại thì lác sau khi cắt về đem phơi ngoài nắng cho khô vàng, như thế khi
nhuộm màu sẽ thấm đều và tươi hơn. Công đoạn nhuộm được tiến hành bằng việc đun
sôi nước rồi cho phẩm vào tiếp tục bỏ lát vào luộc cho đến khi màu thấm đều là được,
lần lượt như vậy hết màu này thì đến màu khác, nếu lác chưa sử dụng thì không cần
nhuộm. Sau đó đem lác phơi lại cho khô rồi mới dệt. Thường ở công đoạn dệt cần phải
có hai người, một người ngồi đút lác và một người dệt, hầu hết người làng ở Triêm
Tây đều dệt bằng thủ công, thời gian dệt như vậy kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ thì
xong một chiếc chiếu.
3. Đặc trưng của sản phẩm
a. Sản phẩm ở làng đúc
Nhìn chung, làng nghề đúc đồng xuất hiện nhiều nơi trên đất nước, nhưng tuỳ
theo từng vùng miền mà sản phẩm có những nét đặc trưng khác nhau không thể trộn
lẫn được:
Bộ lư đồng là mặt hàng mà hầu như lò đúc nào cũng sản xuất được. Nếu bộ lư
Hà Nội mang trên mình nhiều chi tiết cầu kì với một kĩ thuật phức tạp, thì bộ lư Phước

Kiều đã bỏ qua nhiều chi tiết, nhiều bộ phận nhỏ được trang trí trên lư làm cho sản
phẩm trở nên đơn giản hơn nhằm tạo được những mảnh bìa khuôn có thể tháo gỡ được
để sản xuất hàng loạt mà không cần làm lại bìa khuôn. Nếu các bộ lư Hà Nội phần lớn
đúc liền nhau trên sáp khuôn thì bộ lư Phước Kiều lại được hình thành từ sự ráp nối
những cấu kiện tách rời nhau (đúc riêng lẻ từng phần sau đó tiến hành công đoạn đắp).
Lư Phước Kiều được cấu tạo trong thế hoà hợp là bộ tam sự, có nghĩa là hai bên nó
còn có cặp đèn. Những cặp đèn ngoài công dụng để cắm đèn nến, nó là bộ phận phối
hợp làm tăng vẻ đẹp cho lư. Bộ lư đã đi vào đời sống quần chúng không đơn thuần
mang chức năng trang trí, mà ít nhiều làm tăng vẻ uy nghi nơi thờ tự, làm tấm bình
phong trang trọng cho bàn thờ gia tiên và tạo cảm giác ấm cúng cho căn nhà.
Cùng với bàn tay tài hoa, nghệ nhân làng Phước Kiều được trời ban cho đôi tai
có thể hiểu được âm sắc từng nhạc cụ của các dân tộc. Bên cạnh đó, người thợ đúc còn
tạo ra được sản phẩm mang đặc tính mà chỉ vùng đất này mới có như Cồng, Chiêng
Phước Kiều. Sản phẩm không chỉ phục vụ cho người dân địa phương mà còn là sản
phẩm ưa chuộng của các dân tộc Tây Nguyên, Quảng Ngãi, Bình Phước
Ngày nay, xuống thăm làng đúc ta sẽ choáng ngợp trước các sản phẩm
nghệ thuật của người thợ đúc. Với hàng ngàn mẫu mã khác nhau, đủ loại kích cỡ và
đặc biệt sản phẩm ngày càng hoàn thiện về kĩ thuật, hoa văn luôn luôn thay đổi để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
b. Sản phẩm làng bánh tráng
Nói đến đặc trưng của sản
phẩm làng bánh Phú Chiêm không
thể không nhắc đến tô Mì Quảng,
món mì làm nên hồn xác ẩm thực
Quảng Nam. Xưa, người làng chọn
lúa lốc, lúa trì cũ ngâm gạo và xay
bột để góp phần cho một tô mì thơm
ngon. Ngày nay không còn thứ gạo
ấy nữa người ta thay thế vào đó là
loại gạo nở mềm nhưng cũng không

quá dẻo cơm như Trang Nông, Xiệt,
13/2
Chất lượng tô mì phụ thuộc vào rất nhiều thứ, nhưng quan trọng hơn cả là công
đoạn tráng bánh. Không có một công thức chung hoặc cụ thể nào cho việc gia giảm
lượng nước pha bột để tráng mà thuộc về tay nghề “bí truyền” của mỗi gia đình.
Những lá mì sau khi tráng được xếp chồng lên nhau, được người làm để nguội, thoa
dầu (tốt nhất là dầu phụng đã khử chín) và gấp lại. Chúng ta có thể nhìn thấy những
đôi bàn tay cầm nắm cả đầu và cán dao lướt đi trên lá mì đã gấp, chạm xuống thớt gỗ
tiếng lách cách nghe thật vui tai và từng rỗ mì sợi đã sẵn sàng cho việc thành phẩm tô
mì Phú Chiêm. Cách chế biến nước nhưn cùng với cách trang trí mấy món rau phụ hoạ
đi kèm đã tạo nên hương vị đặc trưng cho xứ Quảng. Đó là, nồi nước nhưn nóng hổi,
với nhiều cách chế biến từ tôm, cua, heo, gà, cá ,và không thể thiếu mùi vị của cải
con, húng, quế, tía tô, nhất là bắp chuối sứ xắt nhỏ, muỗng dầu béo ngậy, thêm một ít
đậu phụng rang vàng giã dập, kẹp miếng bánh tráng bóp nhỏ, rắc cùng hành ngò lên tô
mì và bên cạnh là đĩa ớt xanh cùng vài lát chanh tươi. Có ai đó đã nói rằng:” Dù
thương hiệu mì Quảng đã theo chân người Quảng tha hương có mặt khắp nơi trên đất
nước và đã “biến tấu” theo khẩu vị của thực khách gần xa, thì mì Quảng Phú Chiêm
vẫn là “số 1”, vẫn níu bước chân người mỗi khi trở lại quê nhà”.
c. Sản phẩm làng chiếu Triêm Tây
Điểm đặc biệt của sản phẩm chiếu Triêm Tây là hoàn toàn áp dụng các thao tác
kỹ thuật thủ công bằng tay.Khác so với chiếu ở làng dệt Bàn Thạch (Duy Vinh-Duy
Xuyên), hiện nay đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào các công đoạn của sản
xuất. Mặc dầu, mẫu mã không đa dạng, sản phẩm chiếu không bắt mắt như chiếu Bàn
Thạch, nhưng người mua có thể tìm thấy ở sản phẩm chiếu Triêm Tây sự tỉ mỉ, cần cù
trên từng đường lác.
4. Đội ngũ lao động trong nghề
• Đội ngũ nghệ nhân: Trong ba làng nghề trên thì ở làng nghề đúc hiện nay có
đội ngũ nghệ nhân đông nhất, cụ thể đó là các ông: Dương Nhi 83 tuổi, là nghệ nhân
đúc đồng, Dương Ngọc Sang 78 tuổi, nghệ nhân thẩm âm nhạc cụ dân tộc nổi tiếng số
một ở Việt Nam; các nghệ nhân còn lại như Dương Quốc Thuần, Dương Ngọc Thắng

thuộc thế hệ những nghệ nhân trẻ. Điều đáng lo ngại của làng nghề hiện nay là sự thất
truyền của môn nghệ thuật đặc trưng của Phước Kiều, nghệ thuật thẩm âm mà theo
được biết thì đến bây giờ, ngoài nghệ nhân Dương Ngọc Sang ra vẫn chưa có người
nào kế tục được.
Đội ngũ nghệ nhân là một trong những yếu tố góp phần làm nên bộ mặt của
làng nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên hiện nay, đội ngũ này đang ngày càng
giảm đi, đây cũng là mối lo cho tất cả các làng nghề truyền thống trên địa bàn xã nói
riêng và cả tỉnh nói chung.
• Thông qua khảo sát thực tế, kinh nghiệm sản xuất của các hộ đều khá cao,
đây cũng là một yếu tố cần thiết và quan trọng. Song, phần lớn các hộ ở đây trình độ
chủ yếu là bậc tiểu học và THCS, đây là một vấn đề cần phải quan tâm trong quá trình
định hướng khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống.
Cũng theo thực tế được biết thì tay nghề của người lao động lâu năm ở nghề
bánh tráng và dệt chiếu có tỉ lệ tương ứng nhau, 52% đối với nghề bánh tráng và
56,7% đối với nghề chiếu. Đặc biệt đối với nghề đúc đồng thì tay nghề thợ lâu năm
chiếm rất cao, bình quân là 2,5 lao đông/1hộ chiếm 76,9% lao động của làng nghề.
• Do từng lĩnh vực sản xuất khác nhau thì cơ cấu lao động khác nhau. Đối với
nghề đúc thì đa phần là lao động nam chiếm 84% còn lại 16% lao động nữ. Lao động
nữ sử dụng ở nghề đúc chỉ làm các khâu phụ giúp trong quá trình tạo khuôn mẫu, đun
nấu đồng, trợ giúp trong quá trình rót đồng, nhôm vào khuôn đúc. Ngược lại, hai nghề
bánh tráng và dệt chiếu do tính chất nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều sức lao động vì
vậy lao động nữ chiếm cao hơn nghề bánh tráng chiếm 85%, nghề dệt chiếu chiếm
76,4%.
Một điều đáng chú ý ở các làng nghề là phần lớn chủ yếu là lao động gia đình,
chiếm bình quân cả 3 nghề là 85,8%, lao động thuê ngoài chỉ chiếm 14,2%. Thường
các nghề này lao động gia đình là lao động thường xuyên của hộ. Chỉ riêng đối với
nghề đúc do sản xuất thường theo đơn đặt hàng do đó phải dùng lao động thuê người
mới đảm bảo được thời gian hợp đồng.
5. Thị trường nguyên liệu
Trong ba ngành nghề trên thì thị trường nguyên liệu của nghề đúc là khó khăn

nhất, không ổn định có giá trị cao đó là những nguyên liệu: đồng, thiếc. Ngành dệt
chiếu thì nguyên liệu chủ yếu là cói, đay. Tuy nguồn nguyên liệu cói những năm gần
đây tại địa phương thiếu trầm trọng do các vùng đất sản xuất nguyên liệu bị bồi lấp
chưa có kinh phí cải tạo được. Nhưng nguyên liêu được cung cấp từ các vùng giáp
ranh như Duy Vinh, Duy Phước(thuộc huyện Duy Xuyên), thông qua những con buôn
nguồn nguyên liệu được cung cấp thường xuyên đến từng hộ nhằm chiếm lĩnh việc thu
mua sản phẩm. Đối với nghề bánh tráng thì nguyên liệu dễ dàng nhất hoàn toàn tại địa
phương cung cấp đó là gạo, mè, tiêu, tỏi Để đáp ứng được tiêu chuẩn gạo tráng bánh,
trong bố trí giống hợp tác xã nông nghiệp đã tạo những vùng lúa giống có khả năng
đáp ứng hàm lượng bột cao, đồng thời nguyên liệu tạo ngay trên diện tích của những
hộ làm nghề kiêm nông nghiệp như các giống: TN 15, IR 55366
Đặc biệt nghề đúc thì nguyên liệu trong huyện và tỉnh chiếm 40% còn lại phải
thu mua gom ngoài tỉnh qua các con buôn và phải được kí gởi một khoảng tiền ứng
trước, đó là một vấn đề khó khăn vì giá thành nguyên liệu cao lại tiếp tục cao hơn do
chi phí vận chuyển cũng như một phần chiếm lợi của con buôn. Đồng thời trong nghề
đúc thì nguyên liệu này phải đảm bảo chất lượng. Đối với nguyên liệu làm bánh tráng
và chiếu có giá trị không cao, thị trường gần và dễ dàng do đó rất thuận lợi trong sản
xuất kinh doanh.
6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Quá trình tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện mối quan hệ giữa người sản xuất và
người tiêu dùng.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở từng làng nghề có khác nhau. Nhưng tiêu thụ
phần lớn tại nhà phải kể đến nghề dệt chiếu chiếm tỉ lệ 100% kế đến là nghề bánh
tráng chiếm 70%. Những hộ làm nghề bánh tráng có điều kiện thì chở đi tiêu thụ và thị
trường tiêu thụ ở hai vùng chính là TP. Đà Nẵng và phố cổ Hội An. Thị trường của
nghề dệt thì tiêu thụ tại nhà thông qua thu mua gom của các con buôn. Trong 3 ngành
sản phẩm nghề đúc phần lớn tiêu thụ tại nhà theo đơn đặt hàng còn lại một ít bỏ quầy
bán lẻ ở địa phương và con buôn thu mua, một số chủ cơ sở gần đây đã xâm nhập thị
trường ngoài tỉnh như Đắc Lắc. Kon Tum, Ninh Thuận, và đã sản xuất tiêu thụ được
nhiều sản phẩm.

Nói chung, mặc dù sản phẩm của các nghề đã được biết đến từ rất lâu nhưng
phạm vi còn hẹp, lượng thông tin của làng nghề, sản phẩm của làng nghề đến với
người tiêu dùng thực tế còn kém. Đây là yếu tố bất lợi trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm dẫn đến giảm khả năng tái sản xuất và mở rộng.
Về hình thức tiêu thụ sản phẩm, hai nghề bánh tráng và dệt chiếu chủ yếu là
bán buôn thông qua tư thương. Tuy cầu nối giữa tư thương và người sản xuất có biểu
hiện tốt nhưng người sản xuất thiếu hẳn thông tin về sản phẩm của mình được tiêu thụ
nơi đâu, nhất là thị trường tiêu thụ chiếu người sản xuất không biết và thật sự ít quan
tâm do đó giá bán sản phẩm luôn luôn giữ cầm chừng trong lúc khả năng biến động
giá nguyên liệu thì không làm chủ được.
Còn với nghề đúc, phần lớn sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng, tuy nhiên do
thiếu quan hệ thị trường và do không có liên doanh, liên kết vì vậy hợp đồng không
thường xuyên, không ổn định. Bên cạnh đó người sản xuất không mở rông qui mô, đầu
tư vốn để thu mua tập trung nguyên liệu giải quyết lao động nhằm tăng số ngày lao
động thường xuyên, tạo sự ổn định cho thu nhập của người lao động, sản xuất ra nhiều
sản phẩm hàng hoá trên thị trường làm phong phú thêm cho mặt hàng truyền thống.
7. Tình hình nhà xưởng và trang thiết bị sản xuất ở các làng nghề truyền
thống
Đối với nghề đúc thì diện tích nhà xưởng bình quân là 41km
2
có giá trị bình
quân đầu tư là 10 triệu đồng, thường xây dựng ngay trên phần đất vườn và có tính chất
bán kiên cố. Với qui mô xưởng như vậy diện tích không đảm bảo sản xuất bởi lẽ là nơi
chứa khuôn mẫu đúc cũng là nơi sản xuất. điều này cho ta thấy rõ hộ sản xuất không

×