Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

tiềm năng phát triển du lịch quế sơn, quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.58 KB, 45 trang )


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam ngày
càng phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Điều này
được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh - tế xã hội của đất nước giai
đoạn 2000 - 2006 “… phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế
điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du
lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch
của khu vực” (11).
Tỉnh Quảng Nam được tổng cục du lịch xác định là một trong những vùng
du lịch trọng điểm của cả nước. Ngoài hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội
An và khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam còn có lợi thế về bờ biển dài hơn 100
km, với nhiều bãi tắm đẹp, hội đủ các tiêu chuẩn của du lịch sinh thái biển.
Quảng Nam có cảnh quan thiên nhiên đẹp và hữu tình, có nhiều đồi và núi
chiếm 72% diện tích, với nhiều ngọn núi cao phù hợp cho tham quan du lịch
với các sản phẩm leo núi phong phú cao 1855 - 2032 m. Vùng thấp ven biển là
đồng bằng châu thổ, chiếm gần 25% diện tích đất đai của tỉnh tập trung ở phía
Đông trải dài theo quốc lộ và ven bãi biển. Quảng Nam còn là vùng đất có bề
dày lịch sử, văn hoá và có nhiều món ăn đặc sản, nhiều làng nghề truyền thống
nổi tiếng… tất cả đã tạo cho Quảng Nam nói chung và huyện Quế Sơn nói
riêng trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Chính sách của tỉnh Quảng Nam hiện nay chú trọng vào ngành dịch vụ du
lịch - ngành công nghiệp không khói. Phương Tây còn gọi là kỷ nghệ xanh khai
thác thế mạnh do thiên nhiên ưu đãi. Cùng với sự phục hồi kinh tế của đất
nước, sự lớn mạnh của ngành du lịch Việt Nam, việc đầu tư phát triển du lịch
phù hợp vơí điều kiện của tỉnh là một việc hết sức cần thiết.
Huyện Quế Sơn là đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Nam với đầy đủ
những ưu thế, lợi điểm để phục vụ cho phát triển dịch vụ du lịch. Quế Sơn
được thiên nhiên ban tặng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Suối Tiên,


Suối Nước Mát - Đèo Le, Hòn Kẽm Đá Dừng, làng quê Đại Bình, nước nóng
Tây Viên… Là huyện có bề dày lịch sử, văn hoá, có các ngành nghề truyền
thống phục vụ du lịch như nghề nón lá, mây tre đan, trồng dâu nuôi tằm, mỹ
nghệ trầm hương, phở sắn… Mặt khác Quế Sơn là điểm nối dài của hai di sản
văn hoá thế giới Hội An - Mỹ Sơn (cách 12 km), nên rất dễ thu hút khách bằng

1

du lịch làng quê, du lịch sinh thái và tạo thành một tour du lịch liên hoàn bằng
đường sông nước hoặc đường bộ từ hai di sản Hội An - Mỹ Sơn nối dài với các
điểm du lịch của Quế Sơn như Đại Bình, Nước nóng Tây Viên, Hòn Kẽm Đá
Dừng, Suối Tiên…
Mặc dù là vùng rất dồi dào về tài nguyên du lịch nhân văn lẫn tự nhiên,
nhưng trong thời gian qua du lịch Quế Sơn chưa thực sự phát triển tương xứng
với tiềm năng của nó. Hơn nữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa
phương chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức khai
thác các tuyến du lịch cũng như tuyên truyền quảng bá tài nguyên du lịch của
huyện, nên hiệu quả khai thác còn thấp, chưa phản ánh đúng tiềm năng du lịch
của huyện.
Để khai thác có hiệu quả các tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững
lâu dài, góp phần vào sự phát triển ngành du lịch và sự phát triển kinh tế - xã
hội của huyện, cần có sự nghiên cứu đánh giá các tài nguyên du lịch để khai
thác nó một cách có khoa học là hết sức cần thiết.
Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian thực tập tại phòng văn hoá
thông tin huyện Quế Sơn, tôi chọn đề tài “đánh giá tiềm năng du lịch của
huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam” để làm đề tài thực tập của mình.
II. Mục tiêu của đề tài
Góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà, thúc đẩy các
ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển, khôi phục các làng nghề truyền
thống, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu với các vùng, miền

trong và ngoài nước, bảo vệ tài nguyên nhân văn và sinh thái của địa phương.
Đồng thời đưa ra một hệ thống giải pháp để phát triển du lịch của huyện Quế
Sơn.
III. Lịch sử đề tài
Đã có một số sách báo viết về Quế Sơn:
- Sách “Quế Sơn văn hoá và danh thắng” của Nguyễn Đình Quý và Nguyễn
Đình Lạc, xuất bản năm 1999: nội dung cuốn sách tập trung vào những nét đẹp
văn hoá và một số danh thắng của huyện Quế Sơn. Nội dung ở mức khái quát,
giới thiệu cao, chưa đi sâu vào điều kiện thực tế của từng địa phương, chưa
đánh giá đầy đủ các tiềm năng cũng như thực trạng khai thác du lịch du lịch ở
các danh thắng.
- Sách “Chiến thắng Quế Sơn”: sách này viết về cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước anh dũng kiên cường của quân và dân Quế Sơn . Đồng thời nêu
bật ý nghĩa của khu căn cứ Cấm Dơi trong cuộc kháng chiến và việc xây dựng
tượng đài chiến thắng Quế Sơn. Tác giả chưa đề cập gì đến vấn đề du lịch của
huyện nhà.
- Báo “Quế Sơn 30 năm xây dựng và phát triển” - đặc san kỷ niệm 30 năm
ngày giải phóng Quế Sơn (26/03/1975 – 26/03/2005): Nội dung các bài viết
tổng kết những thành tựu đạt được trong từng lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,

2

y tế, giáo dục… trong 30 năm từ khi Quế Sơn được giải phóng, nêu ra một số
hạn chế, bài học kinh nghiệm cũng như những định hướng phát triển cho thời
gian tới (2005 - 2020).
Nhìn chung, sách báo viết về Quế Sơn rất ít, và chưa có bài viết nào đi vào
đánh giá cụ thể tiềm năng du lịch cũng như tình hình phát triển du lịch của các
địa phương trong huyện.
IV. Điểm mới của đề tài
- Đánh giá được tiềm năng du lịch của huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam.

- Khái quát được thực trạng phát triển du lịch của huyện Quế Sơn trong
những năm gần đây.
- Đưa ra được một hệ thống các giải pháp phát triển du lịch của huyện Quế
Sơn.
V. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu trong địa bàn huyện Quế Sơn.
- Thời gian nghiên cứu là 6 tuần (từ ngày 14/04/1008 đến ngày 25/05/2008)
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về các danh lam thắng cảnh, các di tích
lịch sử văn hoá, nghề và làng nghề truyền thống, văn hoá văn nghệ dân gian,
ẩm thực… của huyện Quế Sơn. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá tiềm năng du
lịch của huyện, khái quát thực trạng phát triển du lịch, và xây dựng giải pháp để
khôi phục và phát triển du lịch của huyện Quế Sơn.
VI. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thực địa.
- phương pháp điền dã.
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân tích tài liệu, số liệu.
- Phương pháp bản đồ.
- Phỏng vấn chuyên gia.

3

B. NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA HUYỆN QUẾ SƠN
TỈNH QUẢNG NAM
I. Các khái niệm
1. Khái niệm du lịch
1.1 Khái niệm
Theo Liên Hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức: du lịch được hiểu là

hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của
mình nhằm mục đích không phải để làm ăn tức không phải để làm một nghề
hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963)
các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu
trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài
nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc
của họ.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: hoạt động du lịch là tổng hoà hàng
loạt các mối quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội
nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
Theo I.I pirogionic, 1985 thì: du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị
tự nhiên, kinh tế và văn hoá.
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì:
khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để
thoả mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
Nhìn từ góc độ thay đổ không gian của du khách: du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ
một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm
việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với
nhu cầu chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Nhìn chung có thể nói: "du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định".


4

1.2 Bản chất của du lịch
- Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: du lịch là một sản phẩm tất yếu của
sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất
định, chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình
quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học, công nghệ, phương
tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ
ngơi, tham quan du lịch của con người. Bản chất đích thực của du lịch là du
ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao.
- Xét từ góc độ các quốc sách du lịch: dựa trên nền tảng của tài nguyên du
lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch phát
triển dài hạn và ngắn hạn, lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng
từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch tương ứng.
- Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các
chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch
sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất-
kỷ thuật phục vụ du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
- Xét từ góc độ thị trường du lịch: mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du
lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua
chương trình du lịch”.
2. Khái niệm về khách du lịch
Khách thăm viếng (visitor): là một người đi tới một nơi, khác với nơi họ
thường trú, với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do để hành nghề và lĩnh lương từ
nơi đó). Định nghĩa này có thể được áp dụng cho khách quốc tế (International
Visitor) và du khách trong nước (Domestic Visitor).
Khách thăm viếng được chia làm hai loại:
- Khách du lịch (Tourist): là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia

hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại
đó với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội
nghị, tôn giáo, thể thao.
- Khách tham quan (Excursionist): là những người chỉ đi thăm viếng trong
chốc lát, trong ngày, thời gian chuyến đi không đủ 24 giờ.
Theo pháp lệnh du lịch ở nước ta qui định:
- Khách du lịch quốc tế : là những người nước ngoài, người Việt định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư
trú tại việt Nam ra nước ngoài du lịch.
- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch đi du lịch với mong muốn không chỉ được đáp ứng, thoã
mãn những nhu cầu về vui chơi, giải trí, chữa bệnh… mà cả các điều kiện về
phương tiện, vật chất trong chuyến đi. Hay nói cách khác các cơ sở kinh doanh

5

du lịch phải thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của du khách bằng sản phẩm
du lịch.
3. Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện nghi
cung ứng cho du khách nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ
sở vật chất - kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó.
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hoá) và
những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách; hay nó bao gồm các
hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch
Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hoá du lịch.
4. Tuyến - điểm du lịch và cơ sở hình thành tuyến - điểm di lịch
Sự hình thành các tuyến - điểm du lịch thực chất là quá trình hình thành sự
phân công theo lãnh thổ của tổ chức lãnh thổ du lịch có hệ thống phân vị bao

gồm điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và vùng
du lịch. Nếu xét theo cấp bậc từ lớn đến nhỏ trong hệ thống phân vị của lãnh
thổ du lịch thì điểm du lịch là điểm thấp nhất của hệ thống lãnh thổ du lịch.
4.1 Điểm du lịch
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị.Về mặt lãnh thổ, điểm
du lịch có qui mô nhỏ trên bản đồ các vùng du lịch, người ta thể hiện điểm du
lịch là những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế dù quy mô rất nhỏ, điểm
du lịch cũng chiếm một diện tích trong không gian. Sự chênh lệch về diện tích
giữa các điểm du lịch có thể tương đối lớn.
Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá,
lịch sử hoặc kinh tế - xã hội ) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch
hoặc kết hợp cả hai ở qui mô nhỏ.Vì thế điểm du lịch có thể được phân thành
hai loại điểm du lịch tài nguyên và điếm du lịch chức năng.
Với mỗi điểm du lịch, thời gian lưu lại của khách du lịch tương đối ngắn
(không quá một đến hai ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài
trường hợp ngoại lệ như điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của
cơ quan…
4.2 Tuyến du lịch
Tuyến du lịch được xem là sản phẩm của du lịch đặc biệt dựa vào cực hút,
các cửa khẩu quốc tế quan trọng và hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển,
đường sông và đường hàng không, hệ thống đô thị và các cơ sở lưu trú cũng
như giá trị của các điểm du lịch để hình thành nên các tour du lịch đáp ứng
được nhu cầu tham quan du lịch của khách trong và ngoài nước.
Tuyến du lịch là đơn vị tổ chức không gian du lịch được nối kết bởi nhiều
điểm du lịch khác nhau về qui mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du
lịch với nhau trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề để xác định tuyến du lịch là các điểm
du lịch và hệ thống giao thông. Do vậy tuyến du lịch có thể là tuyến đường bộ
tuyến đường sắt, tuyến đường thuỷ, tuyến đường không.

6


Về mặt lãnh thổ trong một quốc gia, tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng
(á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng).
4.3 Các cơ sở hình thành tuyến - điểm du lịch
4.3.1 Tài nguyên du lịch
Khái niệm: tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử cùng
các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực
của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ; những tài nguyên này
được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du
lịch.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn đang được khai thác .
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ
mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử - cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công
trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể
khác có thể đựơc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng nhất cho sự hình thành và phát
triển du lịch, là mục đích chính của chuyến du lịch vì nó là nhân tố cấu thành
nên sự hấp dẫn và lôi cuốn của một điểm du lịch.
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du
lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hoá của vùng du lịch. Qui mô hoạt động của
một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên
du lịch, quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch, sự hấp dẫn
của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là một trong 7 yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch, số
lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng ở mức độ kết hợp các loại tài
nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du

lịch của một vùng hay một quốc gia.
Vậy tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng nhất hay nói đúng hơn là
cơ sở để hình thành tuyến - điểm du lịch.
4.3.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng chung của xã hội được sử dụng trong du lịch
Trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch sử dụng các phương tiện
của cơ sở hạ tầng chung của xã hội như mạng lưới giao thông, mạng lưới điện,
nước, mạng lưới thông tin liên lạc, mạng lưới y tế…du lịch không thể phát triển
được nếu như hệ thống cơ sở hạ tầng chung của xã hội không phát triển.
Cơ sở hạ tầng chung của xã hội là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động
kinh tế trong đó có hoạt động du lịch.
4.3.3 Điều kiện đón tiếp riêng có của ngành du lịch: (cơ sở vật chất - kỹ
thuật riêng có của ngành du lịch)

7

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành du lịch đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như
quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch. Chính vì lẽ đó nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng
gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật.
- Các cơ sở lưu trú: được phân thành nhiều loại như khách sạn, biệt thự,
nhà trọ, đất đai cắm trại, làng du lịch… trong đó khách sạn là cơ sở vật chất
chủ lực của ngành du lịch.
Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh phục vụ cho khách du lịch lưu trú
trong thời gian ngắn, đáp ứng về nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí và các dịch
vụ ăn uống, dịch vụ giải trí, dịch vụ bổ sung…
- Cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống: nhà hàng là nơi cung ứng dịch vụ ăn
uống và một số dịch vụ bổ sung khác như khiêu vũ….Có nhiều loại nhà hàng
khác nhau: nhà hàng đặc sản, bình dân, quán bar, nhà hàng tự phục vụ, hiệu bán
các thức ăn làm sẵn,… qui mô của nhà hàng được phản ánh bằng số lượng chỗ

ngồi, doanh thu phân theo loại và được cấp hạng nhà hàng.
-Cơ sở phục vụ bổ sung khác: bao gồm phòng họp hội nghị, phòng hòa
nhạc, quày bán hàng lưu niệm, thông tin… nếu được tổ chức tốt và hợp lý tại
từng điểm thu hút sẽ làm tăng thêm giá trị hấp dẫn của điểm thu hút đó.
- Các phương tiện chuyên chở: nhằm đảm bảo dịch vụ vận chuyển khách
trong quá trình du lịch. Các phương tiện đó là ô tô, tàu biển, tàu hoả, tàu thủy,
máy bay, mô tô, xích lô, xe đạp, thuyền du lịch….chỉ tiêu phản ánh qui mô vận
chuyển khách tại điểm du lịch đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không.
II. Vai trò của du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính đa ngành, liên vùng, du lịch
phát triển sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và
cả nước.
Việc phát triển khinh doanh du lịch sẽ góp phần làm tăng nguồn thu cho
Nhà nước và nhân dân địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức
sống của người dân lên một bước đáng kể.
Du lịch là một ngành tạo ra nhiều việc làm trực tiếp: quản lý, tài chính,
điều hành, khoa học thông tin, marketing… Hiện ngành du lịch thu hút khoảng
220 triệu lao động trực tiếp, chiếm 10,6% lực lượng lao động thế giới, cứ 9
người lao động thì có một người làm nghề du lịch. Du lịch còn là một gành tạo
ra nhiều lao động gián tiếp, đó là sự phát triển của ngành du lich sẽ kéo theo
các ngành có liên quan đến du lịch phát triển và vì vậy các ngành đó lại thu hút
thêm lao động xã hội. Như vậy một cách gián tiếp du lịch đã tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động ở các ngành khác.
Ngành du lịch phát triển góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển
theo, thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách về các sản phẩm lương

8

thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạt, xây dựng… Ngoài ra các sản phẩm thủ công,

hàng lưu niệm từ những nghề thủ công đang bị mai một vì người dân địa
phương không cần quan tâm đến thì đến nay lại được khôi phục và phát triển.
Du lịch phát triển sẽ mang về một nguồn thu lớn về kinh tế cũng như sự
chú trọng của các nhà đầu tư, từ đó tạo được những điều kiện làm nền tảng cho
sự bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa: trùng tu du tích, khôi phục
làng nghề, lễ hội truyền thống, văn hóa văn nghệ dân gian…
Đồng thời, hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người. Đời
sống càng phát triển, thu nhập của con người tăng lên, trình độ nhận thức của
con người ngày càng cao, thời gian nhàn rỗi ngày càng nhiều, do đó họ muốn đi
du lịch. Cũng có nhiều trường hợp, do làm việc mệt mỏi, căng thẳng, con người
muốn đi du lịch để nghỉ ngơi, giải tỏa tâm lý. Có thể nói hoạt động du lịch đáp
ứng những nhu cầu của các đối tượng khách du lịch khác nhau.
III. Đặc điểm của hoạt động du lịch
1.Tính nhàn rỗi
Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được những
chuyến đi du lịch . Song nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng thời gian nhàn rỗi
của con người mà hình thành nhu cầu du lịch.
Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu
cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi. Lịch sử
ngành du lịch cho thấy hiện tượng đi du lịch tăng lên khi thời gian nhàn rỗi của
mọi người trong xã hội cũng tăng. Ngày nay nền kinh tế ngày một phát triển,
năng suất ngày một cao, mức sống của con người ngày một được cải thiện.
Trong điều kiện đó xu hướng chung là giảm thời gian làm việc, tăng thời gian
nhàn rỗi. Đó là điều kiện để phát triển du lịch. Hiện nay nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày một tuần. Điều
này cho phép các tổ chức du lịch thu hút được nhiều khách du lịch đến với cơ
sở của mình.
2. Tính mùa vụ
Thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại hằng năm của "cung" và "cầu"
trong du lịch, dưới tác động của một số nhân tố xác định. Trong thực tế thời vụ

du lịch của một trung tâm, một đất nước nào đó, là tập hợp hàng loạt các biến
động theo mùa của cung và cầu, cũng như sự tác động tuơng hỗ giữa chúng
trong tiêu dùng du lịch.
Ở các nước khác nhau, các vùng khác nhau có thể có một hoặc nhiều thời
vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển của nước đó. Thời gian
và cường độ du lịch có sự khác biệt phụ thuộc vào từng loại khách du lịch, mức
độ khai thác tài nguyên và điều kiện đón tiếp, phục vụ khách du lịch, loại hình
du lịch. Ngoài ra còn tùy thuộc vào điều kiện phát triển của từng quốc gia, từng
vùng.
3. Đặc điểm và sự phân bố tài nguyên

9

3.1 Về tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí
không điển hình. Khách tham quan theo chuyên đề này thường là những người
có trình độ, vị trí và nhận thức nhất định: sinh viên, giáo viên, những nhà sử
học hoặc những người làm công tác nghiên cứu có mối quan tâm về lịch sử,
văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.
Tài nguyên du lịch nhân văn tập trung ở những điểm quần cư và các thành
phố lớn nên việc tiếp cận với nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn tài nguyên tự
nhiên. Ưu thế của tài nguyên này là đại bộ phận không phụ thuộc vào điều kiện
khí tượng và các điều kiện tự nhiên nên khách có thể tham quan vào bất cứ thời
điểm nào.
3.2 Về tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên có tác dụng nghỉ dưỡng, giải trí nhiều hơn, tác
dụng nhận thức có ý nghĩa thứ yếu. Tài nguyên du lịch tự nhiên có tính mùa vụ,
phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên.Vì vậy khách chỉ được tham quan các đối
tượng vào những thời điểm nhất định, loại tài nguyên này thường có địa hình
phức tạp, tập trung ở xa các điểm quần cư nên việc đầu tư phát triển du lịch là

rất khó khăn, tốn kém.
IV. Các tiêu chí đánh giá
- Đối với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: cần đánh giá nguồn
nước khoáng hoặc bùn chữa bệnh.
- Đối với loại hình du lịch thể thao và du lịch theo lộ trình: cần đánh giá
đặc điểm của lãnh thổ du lịch như khả năng vượt và sự tồn tại các chướng ngại
vật (ghềnh, thác, đèo, núi cao), vùng có ít dân và cách xa dân.
- Đối với loại hình du lịch sinh thái: nghiên cứu, đánh giá cảnh đẹp, bầu
không khí, thế giới động thực vật, môi trường…
- Đối với du lịch dân tộc học: đặc trưng cho những người quay về nơi quê
cha đất tổ tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của quê hương, dòng dõi gia đình. Do vậy
cần tìm hiểu các tập tục về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh
hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong qui hoạch cư trú và xây dựng,
trang phục dân tộc…
- Đối với du lịch văn hoá
Du lịch lễ hội: đánh giá các nghi thức của phần lễ, các hoạt động của phần
hội, tượng trưng cho tâm lý cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan
niệm của dân tộc đối với thực tế lịch sử, với xã hội và thiên nhiên.
Du lịch làng nghề: nghiên cứu qui trình sản xuất, sản phẩm đặc trưng của
làng nghề, và ý nghĩa của chúng đối với người dân địa phương và đối với du
lịch.
Ngoài ra khi nghiên cứu về du lịch văn hóa cần phải đánh giá về truyền
thống lịch sử, phong tục tập quán, văn hoá văn nghệ dân gian của nơi đến.

10

Chương 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU
LỊCH CỦA HUYỆN QUẾ SƠN TỈNH QUẢNG NAM
I. Khái quát về vùng đất Quế Sơn
Quế Sơn là vùng đất thuộc huyện Lư Dung quận Nhật Nam vào thời nhà

Hán.
Vào năm 1836 vua Minh Mạng đã cắt 4 tổng của huyện Duy Xuyên và một
tổng của huyện Lễ Dương (Thăng Bình) để thành lập huyện mới Quế Sơn. Bấy
giờ Quế Sơn gồm 5 tổng, 114 xã, huyện lỵ đặt tại Hương Lư. Đến năm 1855
(thời Tự Đức) huyện lỵ được dời về xã Hương Lộc (Quế Phú ngày nay).
Sang đầu thế kỷ XX (thời Pháp thuộc), Quế Sơn có 4 tổng, 100 xã với 1092
xuất đinh, 11514 mẫu tư điền, 2847 mẫu công điền.
Đến 1962, chính quyền Sài Gòn tách Quảng Nam làm hai tỉnh: Quảng Nam
và Quảng Tín. Đơn vị hành chính cấp huyện được đổi thành quận. Bấy giờ 6 xã
vùng Tây Quế Sơn bao gồm: Sơn Khương, Sơn Lộc, Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn
Thọ, Sơn Thuận được nhập với một phần của huyện Đại Lộc và Duy Xuyên để
thành lập quận Đức Dục.
Còn các xã từ ngã ba Phú Bình trở lên (gồm Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn
Phước, Sơn Tân, Sơn Tây, Sơn Tú) lại nhập vào huyện Hiệp Đức của tỉnh
Quảng Tín. Từ đó Quế Sơn chỉ còn 61.610 dân với diện tích là 312,6 km
2
gồm
18 xã: Phú Thạnh, Phú Diên, Phú Phong, Phú Hương, Phú Hiệp, Phú Thọ, Sơn
Thượng, Sơn Trung, Sơn Châu, Sơn Xuân, Sơn Thành, Sơn Lộc, Sơn Thắng,
Sơn Long, Sơn Thạch, Sơn Lãnh, Sơn Khánh và Sơn Hòa.
Sau năn 1975, phần đất của Quế Sơn được cắt cho Đức Dục và Hiệp Đức
được nhập lại như cũ. Mãi đến năm 1986, 4 xã Quế Tân, Quế Lưu, Quế Bình,
Quế Thọ lại được tách về huyện mới Hiệp Đức. Từ đó ranh giới Quế Sơn được
ổn định cho đến ngày nay.
Quế Sơn là một huyện trung du nằm giữa lòng Quảng Nam – Đà Nẵng,
cách thành phố Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc và Đông Bắc Quế
Sơn giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây và Tây Nam giáp hai huyện Hiệp Đức
và Nam Giang.

11


Theo con số thống kê hiện nay thì Quế sơn có diện tích tự nhiên là 70.667
ha, dân số là 132.061 người, bao gồm 17 xã và một thị trấn. Đó là các xã Quế
Xuân I, Quế Xuân II, Quế Phú, Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Châu,
Quế Hiệp, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong, Quế Ninh, Quế Lộc,
Quế Phước, Quế Lâm, Quế Trung và thị trấn Đông Phú.
Địa hình huyện Quế Sơn khá phức tạp, toàn huyện là một hệ thống phức
hợp gồm núi, rừng, gò, đồi, sông, suối, trung du, đồng bằng xen kẻ và nối tiếp
nhau, tạo thành nhiều thung lũng nhỏ rãi rác đó đây. Diện tích rừng và trung du
chiếm hơn 3/4 diện tích tự nhiên toàn huyện. Núi cao phần lớn tập trung ở phía
Tây của huyện, nối liền với dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Địa hình Quế Sơn nghiêng theo hướng Đông – Tây cho nên sông ngòi cũng
chảy theo hướng đó. Sông Thu Bồn phát nguyên từ Ngọc Lĩnh, có một đoạn
chảy qua địa phận huyện Quế Sơn (từ Quế Lâm đến Quế Trung). Sông Bà Rén
chảy ngang qua Dưỡng Mông đến Trà Đình. Sông Ly Ly phát nguyên từ dãy
núi Hòn Tàu chảy dọc theo ranh giới phía Nam của huyện đến Trà Đình rồi
nhập vào sông Bà Rén để đổ ra Cửa Đại (Hội An). Mạng lưới các khe suối chảy
len lõi khắp các dãy núi đã mang một nguồn nước khá lớn đổ vào sông ngòi ở
Quế Sơn.
Huyện Quế Sơn được chia làm 3 vùng định hình rõ ràng: Đông, Trung và
Tây, với nhiều di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh rải đều. Vùng Đông còn
lưu lại dấu tích văn hoá cổ từ thời Lê Thánh Tông nam chinh với ngôi mộ của
Phạm Nhữ Tăng, nhà thờ và ngôi chùa tộc Phạm ở Quế Phú (con cháu của
Phạm Ngũ Lão đời Trần). Tại Quế Xuân nghề dệt may được khôi phục vừa
mang dấu ấn của làng nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống vừa hứa hẹn một tiềm
năng kinh tế làng xã hiện đại. Vùng Trung là nơi có thắng cảnh Suối Tiên nổi
tiếng cùng với các di tích lịch sử như Hòn Tàu, Cấm Dơi… và các làng nghề
truyền thống như: hát bộ Khánh Đức, bún sắn Đông Phú, rèn Quế Châu, gốm
Quế An… Còn vùng Tây lại là nơi đầy tiềm năng về du lịch sinh thái và thắng
cảnh. Sơn thuỷ hữu tình, không khí trong lành, vẻ đẹp của Đại Bình, Khe Diên,

Hòn Kẽm Đá Dừng là sự thu hút tuyệt thú đối với du khách. Đèo Le ngăn cách
hai vùng Đông và Tây Quế Sơn là con đèo hoành tráng và thơ mộng, có suối
Nước Mát đúng là mát, hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
II. Tài nguyên du lịch
1. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.1 Điểm du lịch Suối Tiên
Từ ngã ba Hương An nơi gặp nhau giữa quốc lộ 1A và tỉnh lộ 611, đi
ngược về phía Tây chừng 10 km (theo tỉnh lộ 611) rẻ phải độ 5 km nữa ta sẽ
đến làng Lộc Đại (thôn 1 xã Quế Hiệp). Tại đây có Suối Tiên là một thắng cảnh
du lịch nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.
Theo truyền thuyết dân gian cho rằng, trước kia Suối Tiên nằm ẩn mình
trong những rừng cây cao và những dây leo chằng chịt, những loại dây leo này

12

đan nhau có chỗ đan thành những chiếc võng vắt quanh qua suối, mặt đất chưa
bao giờ nhận lấy ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Vào những đêm trăng
sáng có các Tiên ông về nằm trên những chiếc võng hoặc trên các phiến đá để
đánh cờ. thế rồi một hôm có một người tiều phu cũng là người thích chơi cờ,
tình cờ đến xem các Tiên ông ngồi đánh cờ bên dòng thác, nước chảy trắng xóa
xuống một cái ao trong xanh, xem xong ván cờ người tiều phu đứng dậy, xách
gùi vào rừng kiếm củi, nhưng nhìn lại thì thấy dụng cụ của mình đã mục nát từ
bao giờ, trên đầu tóc đã điểm bạc và trên trán có khắc dòng chữ “một ngày non
tiên”. Từ đó nơi đây có tên gọi là suối Tiên, con nước xanh dưới ngọn thác hai
ông Tiên đánh cờ được gọi là ao Tiên.
Suối Tiên là một nơi tham quan du lịch rất hữu tình. Đó là hệ thống suối
gồm tất cả 14 con thác với độ cao chừng 400 m, mỗi ngọn thác mang một vẻ
đẹp riêng, lý tưởng cho du khách tắm mình trong dòng nước trong xanh, nóng
mát khác nhau. Suối Tiên được xem là chốn “bồng lai tiên cảnh” với mây trời
bàn bạc, đá núi hùng vĩ, suối trong mát đến lạnh người, lọt tõm giữa không gian

rừng yên lặng. Mười bốn thác nước tại đây luôn khơi gợi sự tò mò, mạo hiểm,
muốn chinh phục của du khách.
Du khách đến đây có thể tự do tổ chức sinh hoạt ngoài trời trên các tảng đá
lớn hoặc dưới táng cây rừng. Giữa mùa hè nóng bức, du khách đến đây ngâm
mình trong dòng nước sẽ có cảm giác mát mẻ và thoải mái biết bao. Quả đây là
một điểm tham quan du lịch sinh thái tuyệt vời cho những ai muốn tận hưởng
không khí trong lành của miền quê yên bình dưới bầu trời trong xanh và ánh
trăng đêm dịu mát.Trong những năm gần đây, con đường dẫn vào Suối Tiên
cũng như con đường chinh phục tận đỉnh Suối Tiên đã được tu sửa tốt hơn.
Thức ăn, nước uống cũng được mang vào phục vụ tại chỗ. Trong một tương lai
không xa, Suối Tiên sẽ trở thành một cụm du lịch sinh thái, thắng cảnh gắn với
Thác Bà ở cánh trái và hang Mũi Thuyền ở cánh phải.
Trong vài thập kỷ gần đây, Suối Tiên đã phát triển thành một điểm du lịch
đầy tiềm năng, đường sá vào Suối Tiên được tu sửa, điện lưới quốc gia cũng đã
đến được với Suối Tiên. Du khách đến với Suối Tiên ngày càng đông, vào
những ngày cao điểm như rằm tháng giêng, tháng 7, mùng 5 tháng 5, du khách
đến Suối Tiên từ 1.500 người đến 2.000 người mỗi ngày. Tính trung bình mỗi
ngày lượng khách đến Suối Tiên khoảng 250 người. Nhưng nhìn chung, khách
du lịch đến Suối Tiên chủ yếu vào mùa nắng và chủ yếu là khách nội địa. Suối
Tiên chưa có nơi lưu trú để khách nghỉ chân lại qua đêm. Ở Suối Tiên tuy đã có
sự hợp đồng quản lý giữa tư nhân và địa phương, song cũng chỉ cầm chừng chứ
chưa có sự mạnh dạng bức phá đáng kể.
1.2 Điểm du lịch Nước Mát - Đèo Le
Đèo Le có chiều dài 7 km, độ dốc 500 m, băng qua núi Hòn Tàu, nối liền
hai vùng Trung và Tây Quế Sơn. Trước đây Đèo Le nỗi tiếng hiểm trở, đi bộ đã
rất khó khăn, lại có nhiều thú dữ nữa. Thời Bảo Đại, con đường này mới được

13

khai thông, mở rộng bằng nguồn kinh phí huy động từ nhân dân và tích lũy

công quỹ. Đến năm 1993 từ nguồn kinh phí của nhà nước và nhân dân, Ủy ban
Nhân dân huyện Quế Sơn đã bỏ ra gần 6,5 tỷ đồng để tiếp tục hạ độ dốc, mở
rộng lòng đường, rải tráng nhựa và xây dựng hệ thống thoát nước…Với lần
nâng cấp qui mô này ngày nay ta có thể qua đèo bằng xe đạp, honda, ô tô lớn
nhỏ một cách dễ dàng.
Sở dĩ ở đây có tên gọi Đèo Le vì con đường Đèo Le trước đây rất hiểm trở,
mọi người qua lại phải vạch rừng lội suối với bao nhiêu khó khăn, mệt nhọc,
lên đến đỉnh đèo thì mệt qúa phải le lưỡi thở, nên đèo được đặt tên là Đèo Le.
Trên đỉnh đèo có một con suối nước trong vắt, mát đến lạnh người nên dân
trong làng đặt tên con suối là Nước Mát.
Nước Mát – Đèo Le vốn nổi tiếng là nơi sơn thủy hữu tình. Nếu Đèo Le
gợi nỗi vất vả vượt đèo thì suối Nước Mát gây được cảm giác dễ chịu cho du
khách.
Đúng như tên gọi, tại đây cái mát từ nước suối, từ cây rừng, từ gió trời hội
tụ ở hai bên sườn núi Hòn Tàu và Bàn Thùng sẽ tạo cho du khách cảm giác cực
kỳ dễ chịu. Dừng chân nơi đây, ta có thể tắm rửa rồi mắc võng hoặc nằm dài
trên đá để đánh giấc, hoặc thưởng thức cảnh mây trời, núi cao lộng gió, hít thở
không khí trong lành cộng với tiếng suối róc rách, tiếng chim hót thật dịu ngọt.
Lên đến đỉnh suối ta có thể nhìn ngắm mây trời hoặc đi tìm và khám phá các
hang động. Đặc biệt từ đỉnh Đèo Le nhìn xuống phía, Đông là Hồ Giang xanh
ngắt nơi giữ nguồn nước tưới cho cánh đồng Quế Long tươi tốt. Du khách sẽ có
cảm giác êm ái dễ chịu khi nhìn thấy những con đường đất đỏ ngoằn ngoèo,
những mái ngói đỏ tươi ẩn hiện trong cây lá. Còn nhìn về phía Tây là “Đồng
Nai con” của Quế Sơn, nơi mà xưa kia cụ Nguyễn Duy Hiệu đến lập căn cứ
Tân Tỉnh để chống Pháp. Đặc biệt dừng chân tại Đèo Le ta có thể thưởng thức
món gà luộc chấm muối tiêu chanh rất thơm ngon, cộng với không gian mát mẽ
nơi đây càng làm tăng thêm không khí ẩm thực nơi hoang dã.
Nhìn chung Đèo Le – Nước Mát có nhiều tiềm năng để thu hút khách du
lịch, cần được chú trọng đầu tư để thúc đẩy hoạt động du lịch ngày càng phát
triển.

Tại điểm du lịch Đèo Le – Nước Mát, khách du lịch đến ngày càng nhiều
kể từ khi tuyến đường 611 đi Đèo Le được nâng cấp. Hiện tại Ủy ban Nhân dân
huyện Quế Sơn đã có qui hoạch đầu tư phát triển du lịch suối Nước Mát – Đèo
Le nhưng chưa được triển khai thực hiện. Đèo Le với dáng vẻ hùng vĩ của núi
rừng, vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng và bí ẩn chứa đựng tiềm năng du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng rất lớn. Song việc quản lý còn mang tính tự phát, dẫn đến
mạnh ai người nấy kinh doanh, môi trường không được đảm bảo, nguồn thu
của Nhà nước bị thất thoát. Cho nên cần phải tổ chức việc quản lý sao cho tốt
hơn tại điểm du lịch này nhất là vấn đề vệ sinh môi trường, quy mô phát triển
và đảm bảo nguồn thu.

14

1.3 Thu Bồn – Dòng sông quê
“Thu Bồn sóng gợn làn mây
Trăng soi đáy nước như say ân tình”
Vâng, ai trong mỗi người con đất Quảng ắt cũng mang trong lòng niềm tự
hào về dòng sông quê hương – Thu Bồn dòng sông nghĩa tình xanh biếc, quanh
năm nước lững lờ trôi, ôm ấp lấy xóm thôn hiền dịu.
Sông Thu Bồn bắt nguồn từ vô số các con suối của ngọn núi Ngọc Linh,
ranh giới giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi, len lỏi qua những ngọn núi hiểm trở
mạn Tây Quảng Nam rồi đổ về các cánh đồng phì nhiêu. Qua những đoạn dài
hàng trăm cây số từ Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Duy Xuyên,
Điện Bàn đến Hội An, khi thì băng qua thác ghềnh, khi êm ái chảy qua những
cánh đồng phì nhiêu, khi ghé qua những vùng kỹ nghệ phát đạt, mỗi một đoạn
cũng thể hiện một dáng dấp riêng nhịp thở Thu Bồn tình yêu thương không
nói hết của bao người dân xứ Quảng.
Trên địa phận huyện Quế Sơn, con sông Thu Bồn chảy qua biết bao thắng
cảnh đẹp mắt và ghi biết bao dấu tích của vùng đất Quế Sơn trung dũng kiên
cường.

Ta hãy thử làm một chuyến du ngoạn ngược dòng sông Thu Bồn qua vùng
Tây Quế Sơn, thấp thoáng đâu đó những xe nước lớn gọi là xe gió đưa nước từ
dòng sông lên các mương nước tưới ruộng, gợi cho du khách sự yêu mến và tin
cậy vào người dân nơi đây, với tiếng khua nước của những nhịp tay đều đặn,
khỏe khoắn như giữ nhịp cho câu hò, điệu lý lúc nhặt lúc khoan.
Rồi chốc chốc, chúng ta sẽ bắt gặp những bãi dâu xanh ngắt dọc hai bên bờ
sông gợi một cảm giác yên bình, ta lại nhớ đến câu chuyện dân gian đầy cảm
động về mối tình của chúa thượng Nguyễn Phước Lan và cô thôn nữ hái dâu họ
Đoàn. Dòng sông Thu Bồn như lắng động trong tâm hồn của mỗi người con
quê hương và trở thành niềm cảm hứng của biết bao văn nghệ sĩ.
Đến bến Cà Tang, nhìn về phái tay phải ẩn hiện làng hoa trái Đại Bình như
một dải lụa khổng lồ, trải phơi dưới chân núi. Cổng làng 51 bậc cấp nhỏ dần
nhỏ dần rồi mất hút vào đám cây lá. Cánh trái là mỏ than Nông Sơn bộn bề
tiếng máy nổ, tiếng xe chở than và những đám khói đen bốc lên mù mịt cả một
vùng trời.
Đến bến Cà Tang ! Tôi lại nhớ đến sự kiện lật đò làm chết 18 em học sinh
tội nghiệp. Bến Cà Tang, cái tên đã trở thành nổi ám ảnh đời người, giờ đây cây
cầu Nông Sơn bắt qua sông đã được xây dựng, đưa người và xe về với những
xóm làng.
Ngược lên một đoạn sông nữa là đoạn “Cổ Cò”, eo thắt lúc phình lúc nở
quả giống như một cái cổ cò thật. Xa xa là núi Cà Tang như dang tay đón chào
du khách. Ngồi thuyền ngược dòng sông, du khách có cảm giác khỏe khoắn,

15

thư giản, quên đi những bộn bề công việc hằng ngày mà ta phải căng thẳng, lo
âu.
Đến địa phận xã Quế Phước sẽ gặp núi Dùi Chiêng trông như những cái
chiêng úp nghỉ ngơi. Lên nữa là thủy điện Khe Diên, Tí, Sé, Kẽm. Tôi lại nhớ
câu thơ của ông tú Hoàng Trung viết về đoạn sông này:

“Lúc lắc đò qua Tí, Sé, Kẽm
Gập ghềnh chân bước Râm, Ri, Liêu”.
Hay:
“Thương cho Tí, Sé lở bồi,
Bên lở lở mãi, bên bồi bồi luôn”.
Về với Thu Bồn, gắn với nó là những bến sông với bao thuyền bè xuôi
ngược, nhất là vào buổi sáng. Du ngoạn trên sông, có thể ghé thuyền vào bến
chợ, người người chen chúc nhau trên bến dưới thuyền, đến đó ta sẽ được
thưởng thức những món ăn tươi ngon nhất từ sông nước: cá nướng, tôm hấp, cá
hấp đó là những sản vật của thu bồn mang phong vị rất riêng. Từ ngàn xưa
mãi đến ngàn sau, sản vật của Thu Bồn trao tặng cho con người vẫn nồng nàn
phong vị và ấm áp ân tình.
Đi suốt triền sông, dừng bước trên những bãi bờ, những mảnh làng lập lờ
trên cát, ta như còn thấy đâu đây dáng dấp của biết bao nhiêu chiến sĩ cách
mạng, bao nhiêu bộ đội, dân quân du kích, những người dân thường đã hy sinh
anh dũng ở ven hai bờ, còn có bao nghiêu văn nghệ sĩ yêu nước đã vĩnh viễn
nằm lại trên những mảnh đất gắn bó với dòng sông. Những con người ấy đã trở
nên bất tử, còn dòng sông Thu Bồn thì mãi mãi tươi đẹp như một dòng mạch
đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam nói chung và của huyện Quế Sơn nói
riêng.
Dòng sông Thu Bồn rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái,
ngắm cảnh trên sông, tận hưởng bầu không khí trong lành, đặc biệt là du thuyền
trên sông.
1.4 Hòn Kẽm Đá Dừng
Khi bạn làm quen và làm chuyến du ngoạn bằng thuyền ngược sông Thu
Bồn, tôi muốn đưa bạn đến vùng thượng nguồn của dòng sông – Hòn Kẽm Đá
Dừng một không gian sơn thủy thẳm xa, gợi buồn gợi nhớ.
Hòn Kẽm Đá Dừng không chỉ là một thắng cảnh của Quế Sơn, từ lâu nó đã
là niềm tự hào của cả xứ Quảng Nam.
Sở dĩ nơi đây có tên Hòn Kẽm Đá Dừng vì đây là một đoạn mà dòng sông

Thu Bồn chảy qua giữa 2 ngọn núi cao sừng sững như hai bức tường đá nhô ra,
vách núi chẻ ra rậm một màu kẽm, chính vì thế người ta gọi là Hòn Kẽm Đá
Dừng. Hòn Kẽm Đá Dừng là nơi giáp ranh giữa hai huyện Quế Sơn và Hiệp
Đức, Hòn Kẽm Đá Dừng chứa đựng rất nhiều tiềm năng du lịch.

16

Cả khúc sông phần này đầy những bãi đá lô nhô, dòng sông chảy uốn khúc
nhiều và dường như nước chảy xiết hơn. Ngay Hòn Kẽm, dòng sông trôi giữa
đôi bờ vách đá dựng đứng, dòng sông lột tỏm vào trong giống như một chiếc
quạt trời khổng lồ. Đây là địa hình hết sức đặc biệt mà Hòn Kẽm Đá Dừng có
được, địa hình đó khiến khí hậu ở đây ít nắng, nhiều sương khói và thường lạnh
hơn bên ngoài. Đây là một yếu tố rất quan trọng làm hấp dẫn khách du lịch
tham quan Hòn Kẽm Đá Dừng. Hai bên vách đá nhiều cây dại, khỉ sống thành
từng đàn, ngày đến chậm hơn, đêm xuống nhanh hơn.
Hòn Kẽm Đá Dừng mãi mãi mang trong nó một không gian huyền thoại.
Ngước nhìn xa xa du khách sẽ nhìn thấy mõm đá cắt thành hình bàn cờ, tương
truyền rằng đây là nơi dành cho các vị tiên xuống trần chơi cờ. Nghĩ như thế,
du khách sẽ thấy lòng nhẹ nhàng, tâm tỉnh lại muốn trút bỏ bao nhiêu phiền lụy
trên đời để có những phút giây thảnh thơi thư giản. Từ trên cao nhìn xuống
lòng sông dưới bóng Hòn Kẽm Đá Dừng ta thấy rất nhiều mô đá, dấu tích của
gò Đống và hình dáng những cổ ngựa được nước tung vào lao xao, đặc biệt có
một vùng nước nổi tăm bốn mùa, vì vậy mà dân gian có câu thơ:
“Ba hang lấp lại thành gò
Sóng xa cổ ngựa, gió lò vũng tăm”
Từ Hòn Kẽm Đá Dừng nhìn theo hướng chảy của dòng sông, ta sẽ không
khỏi bùi ngùi khi nhìn thấy hòn Mồ Côi đơn độc trên mặt nước, chợt lòng buồn
rười rượi khi nghĩ đến thân phận mình lúc không còn song thân nữa
“Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi”

Và như thế về với Hòn Kẽm Đá Dừng không chỉ là về với một cảnh đẹp mà
còn là cuộc hành hương về với cõi lòng của bao thế hệ người dân xứ Quảng.
Mảnh đất nơi này còn lưu lại nhiều vết tích của người Chăm thuở xưa.
Ngay khúc sông này có một tảng đá khắc tỉ mỉ những dòng chữ Chăm ngoằn
ngoèo. Có người cho rằng đây là câu thần chú được người Chăm “yểm” để trị
thủy, chống lũ lụt. Nhưng cũng có nguời cho rằng nơi đây đánh dấu nơi chôn
cất kho báu. Cứ như thế câu chuyện bí ẩn lại càng lững lơ sương khói hấp dẫn
đối với du khách. Thật ra gần đây có người giải mã được câu thần chú trên, cho
rằng đó là dòng chữ ca ngợi đức vua nước Champa để dâng lên đấng Siva.
Ngày xưa còn có người gọi đoạn sông này là sông Thiêng vì có rất nhiều nơi
thờ cúng Thiên Yana – một nữ thần rất dược coi trọng của người Champa trước
đây.
Dọc đường đi lên Hòn Kẽm Đá Dừng, có nhiều đụn cát dài và cao nằm dọc
theo triền sông, những bãi dâu, những nương ngô, những xóm làng trung du
trầm mặt và yên tĩnh. Đến tham quan nơi đây, du khách sẽ tưởng như lòng trần
được tẩy rửa để hòa nhập vào thiên nhiên trong sạch…

17

Ngoài ra con người vùng đất này khẳng khái, cương trực, mạnh mẽ trong
tính cách… cũng là một yếu tố để khách du lịch tham quan tìm hiểu.
Nhìn chung Hòn Kẽm Đá Dừng có nhiều tiềm năng để thu hút khách du
lịch, thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch thể thao leo núi, du lịch sinh thái
nhìn ngắm cảnh đẹp thiên nhiên, nghiên cứu văn hóa Champa, thưởng thức các
món ăn mang phong vị sông nước. Nếu được quan tâm đầu tư, thì trong tương
lai nhất định Hòn Kẽm Đá Dừng sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn làm say lòng
du khách, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch của huyện nhà bền vững và lâu
dài.
Trên dịa bàn huyện Quế Sơn, nhất là ở các xã vùng Tây của huyện
còn rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thủy điện Khe Diên, suối nước nóng

Tây Viên…thuận lợi để phát triển loại hình du lịch thể thao, leo núi, nghỉ
dưỡng, chữa bệnh, nhưng do thời gian và số lượng trang viết có hạn nên tôi
không thể nêu hết ra đây. Nhưng tôi hy vọng rằng sau bài viết này sẽ có một cái
nhìn toàn vẹn hơn về tiềm năng du lịch của huyện nhà, để có hướng đầu tư và
khai thác tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển khinh tế - xã hội ngày càng tăng của
quê hương.
2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1 Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi và một số di tích khác
Cấm Dơi là tên gọi của một ngọn đồi ở ngay trung tâm huyện lỵ, là nơi
được chọn để xây dựng tượng đài chiến thắng của huyện Quế Sơn.
Cấm Dơi là một địa danh nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Quân
Mỹ - Ngụy sau khi thất bại ở Hiệp Đức co cụm về Quế Sơn lấy thung lũng Quế
Sơn, chi khu và căn cứ Cấm Dơi làm đại bản doanh để chiếm đóng, phòng thủ
làm tiền đồn nhằm bảo vệ cho hậu cứ Đà Nẵng.
Dựa vào địa hình hiểm trở của Cấm Dơi chúng đã xây dựng nhiều lô cốt,
hầm chỉ huy, và một hệ thống quân sự gồm nhiều đồn bốt, những cứ điểm khác
nhau bao bọc chung quanh như Hòn Chiêng, Bàn Thùng, đồi 579, đồi 700, đồi
729, Đồng Mông, Đá Hàm… Tại nơi này đã diễn ra nhiều trận đánh quyết liệt
giữa ta và địch. Đến ngày 19/08/1972 quân và dân Quế Sơn đã giành thắng lợi
hoàn toàn. Chiến thắng Quế Sơn và khu quân sự Cấm Dơi chứng tỏ tinh thần
chiến đấu dũng cảm, kiên cường của quân và dân Quế Sơn trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến thắng Cấm Dơi “ý nghĩa của chiến thắng Quế
Sơn là ở chỗ huyện lỵ này mất vào giữa lúc các quan chứ Mỹ ở Sài Gòn lẫn
Oa-xinh-tơn đều coi cuộc tiến công cộng sản là kết thúc. Họ nói rằng phía bên
kia không còn khả năng chiếm những mục tiêu quan trọng nữa”.
Do có ý nghĩa quan trọng và vị trí hợp lý, sau chiến tranh, Cấm Dơi được
chọn là nơi xây dựng tượng đài chiến thắng. Được khởi công xây dựng vào
năm 1979 và hoàn thành vào một năm sau đó, đây là tượng đài đẹp, với những
đường nét thẩm mỹ rất cao. Tượng đài mang một ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc
đối với bao thế hệ con cháu của người dân Quế Sơn. Nó như thể hiện được sự


18

quyết tâm chiến đấu anh dũng của con người Quế Sơn trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ ác liệt. Đến tham quan tượng đài, du khách sẽ có những cảm nhận
khác nhau về một thời hào hùng của dân tộc, về sự khát vọng hiện tại của vùng
đất và con người nơi đây. Đấy là một biểu tượng về lòng yêu nước, ý chí quật
khởi, anh hùng của con người và của vùng quê Quế Sơn kiên cường.
Đã có một dự án xây dựng khu văn hóa thể thao bao quanh tượng đài Cấm
Dơi với diện tích tổng thể hơn 30.000 m
2
và đang được thi công thực hiện. Việc
xây dựng khu công viên, hồ nước, nhà văn hóa vui chơi vẫn đang diễn ra dù
hiện nay thời tiết ở Quế Sơn rất nóng bức.
Một ngày không xa, chung quanh tượng đài này sẽ là một khuôn viên rộng
lớn xinh đẹp, là một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước,
tạo thời cơ để mở ra cho du lịch Quế Sơn một sức bật mới đang đến gần.
Hiểu về Quế Sơn, biết về Quế Sơn, về con người, về di tích lịch sử
cách mạng là cả một quá trình, thời gian. Di tích chiến thắng Cấm Dơi đã cho
ta bước đầu cảm nhận về Quế Sơn trong quá khứ chính để nhìn Quế Sơn trong
bước đường đi lên cho tương lai tươi đẹp.
Hiện nay trong toàn huyện Quế Sơn có rất nhiều địa điểm, công trình được
xếp hạng di tích cấp quốc gia, tỉnh, huyện; đặc biệt là các di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng như lăng mộ Phạm Nhữ Tăng và nhà thờ tộc Phạm ở Quế Phú,
nhà lưu niện cụ Đỗ Quang ở Quế Long, căn cứ Tân Tỉnh - Trung Lộc ở Quế
Lộc… Những di tích đó được nhân dân bảo tồn và phát huy tác dụng khá tốt.
Qua các cuộc khai quật khảo cổ học tại một vài địa điểm ở các xã trong huyện
đã cho biết được nơi đây có nền văn hóa lâu đời - văn hóa Sa Huỳnh cách nay
2500 - 2000 năm trước công nguyên, với các di tích mộ chum ở Quế Phước,
Quế Lâm. Tiến trình phát triển của của xã hội loài người, một nền văn hóa kế

tiếp hoặc đan xen trên mảnh đất Qảng Nam và một tộc người hiện hữu có mặt,
dân tộc Chăm với nền văn hóa Champa một thời hưng thịnh vẫn còn in ấn qua
tấm bia ký trên núi Chúa, 3 miếu thờ và 1 tấm bia bằng chữ phạn nằm cạnh nhà
thờ tộc Phạm ở Quế Phú cho đến nay vẫn còn lưu giữ được.
Những kinh nghiệm trong công tác trùng tu di tích của các nhà khoa học
được kế thừa từ thế hệ cha anh và tiếp thu từ các nước trên thế giới cùng với ý
thức của người dân địa phương, đã góp phần đáng kể vào việc bảo tồn, tu bổ và
tôn tạo các di tích kiến trúc của Quế Sơn. Các di tích lịch sử, cách mạng, văn
hóa cũng là những tiềm năng du lịch lớn lao góp phần lôi cuốn khách tham
quan, nhất là những du khách muốn tìm hiểu, nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết
của mình về lịch sử, văn hóa.
2.2 Làng nghề Quế Sơn
Từ những năm đầu của thế kỷ XV, XVI, theo chân những lưu dân vùng
Bắc Bộ mở đất về phương Nam, nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ đã ra đời
và phát triển mạnh trên vùng đất Quảng Nam nói chung và huyện Quế Sơn nói
riềng. Trải qua hàng trăm năm, thịnh vượng, thăng trầm, một số làng nghề ở

19

Quế Sơn vẫn được gìn giữ theo truyền thống cha truyền con nối : làng chằm
nón Quế Minh, làng rèn ở Quế Châu, làng trồng dâu nuôi tằm ở Trung
Phước…. Tiêu biểu và nổi trội hơn cả là làng gốm của Quế An.
Địa bàn tập trung của nghề gốm Quế An là vùng Sơn Thắng, Lộc Thượng
và Lãnh Thượng.
Bây giờ về Quế Sơn, từ trung tâm huyện lỵ vượt qua cầu Liêu (chiếc cầu
bắt qua sông Ly Ly) về hướng Hòn Chiêng độ 3 cây số ta sẽ bắt gặp làng gốm
này. Hiện nay ở trong làng có khoảng 20 hộ làm gốm. Nguyên liệu làm gốm là
đất sét, củi nung, nước. Sản phẩm nghề gốm Quế An như nồi, am, siêu, trả,
bình hoa, chậu bông…
Về qui trình sản xuất của nghề làm gốm có 4 công đoạn: làm đất, chuốt,

sửa nguội, nung.
- Làm đất: lấy đất sét vàng ở chân núi Hòn Chiêng, dùng nước hòa vào, lấy
xẻng trộn đều làm mềm và sạch đất, như thế đất sẽ có chất kết dính cao.
- Chuốt (tạo hình): dụng cụ chuốt có bàn xoay bằng gỗ, ghế nhồi chuốt, dây
cắt, vòng cạo, âu em đựng nước, mảnh vải thấm nước để chuốt. Công đoạn
chuốt do người phụ nữ làm. Một người đẩy bàn xoay, một người chuốt. Khi
chuốt, thợ chuốt đứng một chân, còn một chân đẩy bàn xoay, hai tay đặt trên
ghế nhồi đất để nắn đất thành các con đất dài tương ứng với phôi được chuốt.
Thợ chuốt ngồi sát bàn xoay, dùng hai tay áp vào bàn xoay chuốt gốm. Trong
khi chuốt thợ chuốt có cầm mảnh vải thấm nước để tạo vóc cao, dáng đều,
miệng loe. Chuốt xong thợ chuốt dùng dây cắt để cắt trôn phôi và mang ra
ngoài phơi.
Sửa nguội: sau khi phôi được phơi nắng 2 đến 3 giờ thì đem vào nhà đặt
trên cái thoi, rồi thợ chuốt dùng vòng nạo cho phôi được phẳng láng. Đồng thời
dùng hai tay áp nhẹ vào phôi để chỉnh sửa hình dáng phôi cho tròn trịa rồi đem
ra nắng phơi khoảng 2 đến 3 ngày mới đem nung.
Nung: Trước khi nung phải chất phôi vào lò, những phôi có kích thước cỡ
lớn thì để gần cửa lò cho mau chín, những phôi có kích thước nhỏ như nồi, am,
siêu, trả…thì để gần cửa độ. Sau đó đốt củi, đẩy khí lạnh trong lò ra ngoài, sưởi
ấm lò và phôi, rồi chụm lửa mạnh để phôi mau chín. Đến khi thấy lửa trong
thoát ra từ cửa độ là phôi đã chín. Mở lù để thoát hơi nóng, sau vài ba ngày mới
phá cửa lò để lấy phôi. Khoảng thời gian từ khi chất lò đến khi phôi chín có thể
lên đến 3 tuần.
Khách du lịch đến Quế An, chứng kiến những công đoạn làm gốm, mới
thấu hiểu được nỗi vất vả của cái nghề thủ công này. Dẫu vậy con người nơi
đây vẫn cần cù, chịu thương, chịu khó để giữ gìn cái nghề mà cha ông họ
truyền lại. Những chiếc nồi đất, ghè vại, ấm sành xinh xắn, những lu đựng
nước, những con “heo đất” tiết kiệm, và những chậu phong lan nhỏ bé…. Chắc
chắn sẽ cho chúng ta cảm giác thích thú biết bao.


20

Một vấn đề mà cách đây vài năm những làng nghề ở Quế Sơn tưởng
như sắp đi vào tàn lụi. Sản phẩm làng nghề làm ra bán chẳng được bao nhiêu
do sự tràn ngập của những thứ hàng hóa hiện đại. Nhiều thanh niên bỏ làng đi
đến những thành phố lớn để tìm kế sinh nhai vì họ thấy những nghề thủ công ở
quê quá vất vả mà thu nhập thấp.
Nhưng hiện nay, Nhà nước và tỉnh Quảng Nam đã có sự quan tâm đến việc
khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống mang đặc sắc Quảng Nam,
nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển làng truyền thống ra đời
tạo cơ hội cho các làng nghề ở Quế Sơn có cơ hội phát triển. Từ chỗ tự làm, tự
biết, nay một số cơ sở đã biết liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp lớn
trong và ngoài tỉnh để đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng
cao chất lượng và tính cạnh tranh cho sản phẩm. Ngay như các sản phẩm đã lụi
tàn từ lâu, tưởng không thể gượng dậy được như bún sắn Đông Phú, mỹ nghệ
trầm hương ở Quế Trung cũng đã tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm nhờ
cách làm này. Các ngành nghề sản xuất chổi đốt, nón lá, mía đường….cũng bắt
đầu hồi sinh, với hàng trăm hộ sản xuất chuyên nghiệp. Một số ngành nghề mới
như sản xuất bột giấy, hàng mây tre, sợi nhựa, may công nghiệp theo mô hình
gia công tại nhà…. Cũng đang xuất hiện tại nhiều nơi.
Nhiều làng nghề truyền thống đang từng ngày đổi khác, không chỉ ở dáng
vóc bên ngoài hay qua những tấm biển sơn son thếp vàng vừa được dựng lên,
mà ngay ở bên trong, bằng những cuộc chuyển giao, kế thừa vốn cũ, tiếp nhận
cái mới để thích ứng và phát triển.
Một khi làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển sẽ là điểm
đến hấp dẫn trong tour du lịch làng quê, thăm làng nghề truyền thống của
không ít đối tượng khách du lịch.
2.3 Làng quê Đại Bình
Hãy thử tưởng tượng ra cảnh bạn đang du ngoạn trong một khu vườn đầy
hoa trái, thật tuyệt vời biết bao nhiêu! Đến với làng quê Đại Bình - một "miệt

vườn Nam Bộ ở Miền Trung" bạn sẽ được thưởng thức đủ loại hoa trái nổi
tiếng như sầu riêng, măng cụt, cam, quýt, trụ và được hoà mình vào mênh
mang nắng gió.
Làng Đại Bình - một làng quê nhỏ nằm bên tả ngạn sông Thu Bồn thuộc
địa phận xã Quế Trung - Đại Bình còn có tên gọi là Đại Bường, sở dĩ như vậy
là do tên chính xác của làng là Đại Bình nhưng do có sự huý kỵ với tên một vị
tiền bối khả kính nào đó nên dân gian gọi chết "Bình" thành "Bường", lại có
những người gọi "Đại" ra "Đợi" để hai từ tên làng thành Đợi Bường.
Đại Bình có diện tích tự nhiên khoảng 1.400 ha, dân số gần 300 hộ, gồm 24
tộc họ, chia làm 4 tổ đoàn kết và được phân bố khá tập trung trên dãi đất phù
sa, màu mở, sơn thuỷ hữu tình.

21

Đại Bình một khu vườn chứa đựng màu xanh riêng của nó không dễ lẫn lộn
với những nơi nào khác được. Ai được một lần đến thăm Đại Bình sẽ không
bao giờ quên được cảm giác thoáng mát, dịu dàng có được, sẽ nhớ mãi con
đường làng quanh co mát rượi lẫn trong những khu vườn quanh năm tươi tốt.
Đại Bình mang vẻ đẹp thơ mộng của một làng quê, của một miệt vườn Nam
Bộ, vừa có khí hậu rất dễ chịu, vừa có không khí cực kỳ trong lành. Đó là cái
tươi mát từ hơi nước của dòng sông Thu Bồn bốc lên hoà quyện vào màu xanh
tươi của hoa lá, của quả ngọt bốn mùa. Đặc biệt vào mùa hè với cái nắng ghê
người thì Đại Bình vẫn thoáng mát, êm dịu với màu xanh mà đặc trưng riêng
có của Đại Bình như là lực hút đối với du khách. Đại Bình mãi mãi là một lời
hò hẹn khi người ta phải chia xa. Đến vơi Đại Bình du khách có thể thoải mái
dạo ngắm, chụp ảnh và mọi người có thể tự tay hái bất cứ quả ngon nào mà
mình thích và tự do thưởng thức. Trưa về du khách có thể thả mình trên những
chiếc võng đu đưa được mắc vào những cây sầu riêng ngay giữa khu vườn, cảm
giác dễ chịu biết bao. Tôi đã có được cảm giác tuyệt vời ấy trong chuyến đi
thực tế của mình để rồi Đại Bình mãi mãi ở trong tôi và tôi luôn mong muốn

được trở lại.
Trên địa bàn huyện Quế Sơn nói riêng - tỉnh Quảng Nam nói chung cũng
có những vùng cây trái tốt tươi, mùa nào thức ấy, nhưng đặc biệt ở Đại Bình,
ngoài các loại cây ăn quả truyền thống của địa phương, nơi đây còn trồng thêm
được hầu hết các loại cây ăn quả ở Nam Bộ. Bên cạnh những cây mít, xoài,
cam, nhãn…ở đây còn trồng được sầu riêng, măng cụt, lê-ki-ma, sa-pô-chê, và
cả loại tre chỉ để ăn măng… Các loại cây trái miền Nam trên đất Đại Bình bao
đời nay đều rất sai quả thơm ngon. Trong đó trụ là loại cây trồng chủ yếu nhất
ở làng Đại Bình. Theo chị Nguyễn Thị Nguyên - một người dân trong làng cho
biết: “đến mùa thu hoạch, bình quân mỗi cây trụ có thể thu được gần hai triệu
đồng”.
Khách du lịch đến thăm Đại Bình không chỉ có sự tận hưởng vẻ đẹp của
một đồng quê, mà còn có cảm giác thoải mái, yên ổn với con người nơi đây. Đó
là những con người cần cù chịu khó, luôn cố gắng tìm kiếm, thử nghiệm những
loại cây trồng thích hợp để làm giàu hơn cho khu vườn của mình. Người dân
Đại Bình nổi tiếng hiền hòa, hiếu khách. Trãi qua bao thay đổi với thời gian,
dường như đức tính ấy, vì chịu ảnh hưởng sâu nặng của sơn thủy nên vẫn
không thay đổi. Họ luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của làng
quê mình: tình yêu quê hương sâu nặng, tình làng nghĩa xóm đậm đà, quan hệ
giao tiếp nhẹ nhàng, lịch thiệp… Điều ấy góp phần xứng đáng trong phong trào
xây dựng đời sống văn hóa của huyện nhà.
Quả đúng Đại Bình là một làng quê chứa đầy tiềm năng du lịch nhất là du
lịch sinh thái, trong tương lai khi du lịch huyện nhà được chú trọng đầu tư phát
triển, tôi tin rằng Đại Bình sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch khi
nhân dân ở đây xây dựng những ngôi nhà vườn để phục vụ khách nghỉ ngơi, hít

22

thở không khí trong lành, thưởng thức các loại trái cây đặc sản… sẽ góp phần
đáng kể cho người dân nơi đây. Lúc bấy giờ, Đại Bình sẽ trở thành làng văn

hóa – du lịch đầy triển vọng không những của huyện Quế Sơn mà còn của cả
tỉnh trong tour du lịch hành trình di sản miền Trung.
2.4 Lễ hội dân gian ở Quế Sơn
Lễ hội là một hình thức tái hiện lai cuộc sống quá khứ bằng các hình thức
tế lễ và trò chơi. Đó là cuộc sống lao động và sáng tạo, chống lại thiên tai địch
họa, được thể hiện dưới dạng những hoạt động văn hóa tinh thần vô cùng sinh
động như các hình thức tế lễ, trang phục truyền thống, những bài văn tế, những
món ăn cổ truyền, những điệu múa hát, nhạc cụ, trò chơi dân gian.
Đến với Quế Sơn ngoài những lế hội chung mang tính cổ truyền của người
Việt như tết trung thu, tết Nguyên Đán, lễ cúng cơm mới, lế cúng mục đồng…
còn có những lễ hội mang tính đặc trưng riêng của vùng đất, con người nơi đây.
Trong bài viết này tôi muốn giới thiệu đến các bạn lễ hội khai sơn của làng
Nghi Sơn, xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn. Đây là một lễ hội mang nặng ý nghĩa
tinh thần đã thực sự khơi dậy những giá trị văn hóa tâm linh của con người Quế
Sơn.
Nghi Sơn là một trong 5 làng của xã Quế Hiệp. Được biết các bậc tiền hiền
của cư dân vùng này là người của hai huyện Nghi Xuân và Nghi Chân (Chân
Lộc), phủ Đức Quang thuộc Nghệ An theo chân vua Lê Thánh Tông đi “bình
Chiêm” vào năm 1471 và ở lại đây khai cơ lập nghiệp, nên các làng nơi đây
mang chữ Nghi như làng ở Nghệ An. Làng Nghi Hạ, Nghi Thượng và Nghi
Trung xuất hiện sớm hơn. Làng Nghi Sơn được thành lập sau, do cư dân của
các làng nói trên đến làm rẫy, săn bắn, khai thác lâm thổ sản và định cư ở đây.
Nghi Sơn nằm gọn trong dãy Hòn Tàu hùng vĩ. Nhà cửa của người dân trong
làng được xây dựng men theo sườn đồi, dựa vào núi. Việc thông thương giữa
Nghi Sơn và các làng khác cùng xã thông qua tuyến đường duy nhất là đèo Hố
Cuông (dài khoảng 2 km).
Lễ hội khai sơn được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng
năm và kéo dài trong 3 ngày, đi từ diễn trình phần lễ đến phần hội với nhiều
nghi thức và hình thức đa dạng phong phú.Qua lễ hội người dân nơi đây muốn
bày tỏ sự cảm ơn đối với những người có công khai sinh ra mảnh đất, và bày tỏ

tình cảm của mình đối với thần núi, thần rừng. Đồng thời lễ hội còn mang ý
nghĩa tổng kết lại một năm lao động vất vả, chuẩn bị bước vào mùa rẫy mới với
những điều tốt đẹp. Ngoài ra qua lế hội, họ còn cầu mong sự phù hộ độ trì, giúp
cho đời sống được no ấm, gia đình hạnh phúc, con cháu khỏe mạnh và học
hành đỗ đạt.
Lễ hội khai sơn được chủ trì bởi các bô lão có uy tín đại diện cho các chư
tộc trong làng. Khởi thủy, ban lễ hội gồm có 5 bô lão của 5 chư tộc tiền hiền
(Lê, Âu, Văn, Phùng, Dương). Về sau các tộc họ phát triển, lễ hội hàng năm
được chủ trì bởi “ thập nhị chư tộc” (Lê, Âu, Dương, Phùng,Văn, Trần, Đinh,

23

Nguyễn, Ngô, Phạm, Võ, Đỗ). Ngày nay, ban tổ chức lễ hội gồm các cụ ông
đứng tuổi đai diện cho tất cả các chư tộc trong làng. Chi phí lễ hội do các chư
tộc đóng góp, hỗ trợ của con cháu trong làng ra đi lập nghiệp, làm ăn tứ
phương.
Phần lễ của Lễ hội Khai sơn được tiến hành từ khuya mồng 7 với nghi thức
“niệm” của các bô lão tại đình làng. Lễ tế chính thức bắt đầu từ 8 giờ ngày
mùng 8 sau khi các lễ vật được sắp đặt đầy đủ tại bàn thờ sân trước của đình
làng (lễ vật cúng Khai sơn gồm: đầu heo, nọng heo, gà, cháo hoa, xôi, hoa, quả,
rượu, trà và hương đèn, giấy bạc ). Bộ phận hành lễ mặc lễ phục áo dài đen,
khăn đóng (riêng chánh bái mặc lễ phục áo dài xanh) gồm 7 thành viên: chánh
bái, bồi bái (tả, hữu), chiêng, trống, xướng tế và phục tế (rót rượu, trà, đốt giấy
bạc). Trước đây, khi vào khai tế dân làng đốt một tràng pháo và bắn 3 phát
súng báo hiệu với các thần linh, oan hồn, liệt vị (nghi thức này chấm dứt vào
năm 1990). Diễn văn tế được xướng lên khi bàn thờ hương đèn nghi ngút tỏa
khói, một hồi chiêng, trống dài lại ba tiếng vang lên.
Trong những năm gần đây, phần lễ của lễ hội khai sơn được bế mạc bằng
chương trình bô lão phát thưởng cho những học sinh, sinh viên của làng có
thành tích học tập xuất sắc trong năm học trước; phát động phong trào thi đua

học tập trong năm mới. Phần thưởng do quỹ khuyến học của tiền hiền Nghi
Sơn đài thọ.
Phần hội của lễ hội khai sơn trước đây kéo dài 3 ngày, từ chiều mùng 7 đến
mùng 9 tháng giêng, chủ yếu là hát bội và các trò chơi dân gian như: hô hát bài
chòi, nấu cơm thi, kéo co Trong thời gian gần đây, các trò chơi dân gian phai
dần chỉ tồn tại chủ yếu trò hô hát bài chòi, kéo co. Thay vào đó là những trò
chơi thể thao, điền kinh và phần hội chỉ diễn ra trong nội nhật ngày mùng 8
mà thôi.
Lễ hội khai sơn ở Quế Sơn với các nghi lễ đơn giản nhưng mang đầy ý
nghĩa trong đời sống tâm linh của người dân miền rừng núi. Lễ hội cũng là dịp
dân làng tri ân các vị tiền hiền, tiền bối đã có công khai sơn phá thạch, gây
dựng cơ đồ, tôn vinh dòng tộc cho mảnh đất này; thương xót, cảm kích với
những oan hồn, liệt vị không may tử nạn tại chốn núi rừng này. Đồng thời, lễ
hội cũng là dịp các chư tộc, dân làng gặp mặt con cháu, người thân đầu năm
mới. Lễ hội khai sơn không chỉ đơn thuần là hoạt động văn hóa mà còn là động
lực phát triển kinh tế, nâng cao đoàn kết cộng đồng, củng cố tình làng nghĩa
xóm… Do vậy cần phải khơi dậy niềm tự hào, động viên sự tham gia tích cực
của đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần củng cố, bảo tồn, phát huy
truyền thống văn hóa của dân tộc.

24

Hiện nay, chính quyền sở tại đã có nhiều cố gắng để duy trì và khôi phục
Lễ hội khai sơn cho phù hợp với vị thế và dấu ấn tâm linh vốn có. Một khi lễ
hội này được khôi phục trở lại sẽ góp phần quan trọng cho xây dựng loại hình
du lịch văn hóa tìm hiểu đời sống tâm lý của dân cư địa phương.
2.5 Hát tuồng ở Quế Sơn
Nói về tiềm năng du lịch, ta sẽ nghĩ ngay đến những cảnh đẹp, những lễ hội
dân gian, những làng nghề, làng quê truyền thống… nhưng ít ai nghĩ đến các
loại hình văn nghệ dân gian của vùng đất, trong khi nó vốn ẩn chứa trong mình

những giá trị văn hóa lớn lao. Nếu như ở Hội An có hát dân ca, ở Thăng Bình
có hát bả trạo… thì ở Quế Sơn lại có nghệ thuật tuồng cũng không kém phần
đặc sắc.
Trong hành trình về phương Nam để khai khẩn, xây dựng làng xã, xác lập
chủ quyền, song hành với “trò bội” - món ăn tinh thần, thú vui tiêu khiển của
các thế hệ cha ông, những người tiên phong trong bước đường mở nước.
Hành trình : Trò bội - hát tuồng - nghệ thuật tuồng là một qua trình trải
mấy trăm năm. Từ trò diễn xướng dân gian đến nghệ thuật cung đình, từ “chiến
tuồng” đến nghệ thuật sân khấu tuồng là một quá trình vừa khai sáng, vừa tích
lũy, vừa chọn lọc, để đến hôm nay nghệ thuật tuồng trở thành tài sản vô giá,
góp phần làm nên bản sắc văn hóa truyền thống, đậm chất nhân văn của con
người xứ Quảng nói chung và huyện Quế Sơn nói riêng.
Nghệ thuật tuồng có mặt ở Quế Sơn vào đầu thế kỷ XIX, gánh tuồng Đức
Giáo được mệnh danh là “cái nôi” của nghệ thuật tuồng xứ Quế.
Đức Giáo là tên của một làng ở Thừa Thiên Huế, vốn chuyên nghề hát
tuồng, có lẽ là ở trong thành phố Huế. Đến năm nào đó, ở đầu thế kỷ XIX, làng
được lệnh của triều đình nhà Nguyễn phải di cư đến nơi khác để sinh sống.
Chính quyền đã cấp cho dân làng này một công văn nói rõ lý do dân làng này di
cư và và lệnh cho các địa phương mà dân làng Đức Giáo đến xin định cư phải
tiếp cư nghiêm chỉnh, coi như dân chính xã chứ không phải dân ngụ cư, giúp họ
an cư lạc nghiệp.
Thế là dân làng Đức Giáo vào định cư ở làng Khánh Đức, thuộc địa phận
xã Quế Châu, huyện Quế Sơn. Tuy ở trong địa phận làng Khánh Đức, nhưng
dân Đức Giáo lại tổ chức thành một làng riêng, lấy tên cũ là làng Đức Giáo.
Làng này đặc biệt là ở chỗ “ hữu đinh vô điền”, tức là có dân nhưng không có
ruộng đất.
Dân Đức Giáo vẫn tiếp tục nghề hát tuồng, do đó mới có câu chữ phổ biến
trong vùng là “Đức Giáo vô địa lập chùy, dĩ xướng ca vi nghệ” (Đức Giáo
không có đất cắm dùi, chỉ lấy nghề xướng ca để sinh sống). Và một câu chữ
khác nói về dân Đức Giáo: “hữu đinh vô điền, xuất ca chi các huyện hạt, dĩ thu


25

×