Học Phần Các quy luật cảnh quan
Câu 1:
Lớp vỏ cảnh quan là gì? Nguồn gốc của lớp vỏ cảnh quan?
Đáp án:
1. Lớp vỏ cảnh quan:
- Cảnh quan là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, là sự kết hợp có qui
luật của các thành phần địa lý có các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tạo
thành một hệ thống không thể chia cắt đợc.
- Các cảnh quan khác nhau trong tự nhiên tập hợp lại với nhau tạo
thành một lớp vỏ cảnh quan bao quanh trái đất. Vậy lớp vỏ cảnh quan chính
là một hệ thống vật chất tồn tại cả trong không gian lẫn thời gian.
2. Nguồn gốc của lớp vỏ cảnh quan:
- Theo K.K.Markov: Lớp vỏ cảnh quan xuất hiện ngay sau khi toàn bộ
trái đất đợc hình thành, thành phần vật chất của lớp vỏ cảnh quan chính là
nguồn vật chất và năng lợng từ trong lòng trái đất đợc dâng lên trên bề mặt
ngoài của trái đất. Khối lợng vật chất của lớp vỏ cảnh quan tăng dần lên và
ngày càng phức tạp hoá.
- Theo S.V.Kalesnik:
+ Nền rắn của lớp vỏ cảnh quan chính là bề mặt vật lý của quả đất, nh
vậy thì lớp vỏ cảnh quan đã đợc hình thành đồng thời với vỏ quả đất và có
thành phần vật chất khác hẳn về chất so với các thành phần bên trong lòng
của quả đất
+ Sự phần dị lãnh thổ của bề mặt vật lý của bề mặt quả đất chính là
cấu trúc của lớp vỏ cảnh quan, vậy rõ ràng thời điểm xuất hiện của các cảnh
quan (các địa tổng thể) là phù hợp với thời điểm bắt đầu của sự phân dị
lãnh thổ.
- Zabelin lại cho rằng: Các địa tổng thể hình thành sau khi có sự sống
trên hành tinh và có thể gọi lớp vỏ cảnh quan là quyển phát sinh sự sống.
- Trong quá trình phát triển của lớp vỏ cảnh quan trên trái đất, sự sống
xuất hiện, sinh quyển hình thành và phát triển. Các mối quan hệ giữa các
thành phần vật chất (vô cơ và hữu cơ) ngày càng phức tạp và hoàn thiện dần
để có diện mạo cảnh cấu trúc cảnh quan nh ngày nay.
Câu 2:
Nêu khái niệm lớp vỏ địa lý ? căn cứ vào những dấu hiệu nào để coi
lớp vỏ địa lý là một hệ thống động lực hở ?
Đáp án:
1. Lớp vỏ địa lý
- Là tập hợp các thành phần tự nhiên thành một hệ thống thống nhất chịu
chung tác động của các quy luật tự nhiên.
2. Lớp vỏ địa lý là một hệ thống, động lực hở:
- Lớp vỏ địa lý là một hệ thống bởi các dấu hiệu sau:
+ Cấu tạo của lớp vỏ địa lý bao gồm nhiều thành phần (thạch quyển,
khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển0 và giữa chúng có các mối quan hệ chặt
chẽ với nhau
+ Có mối quan hệ giữa hệ thống với môi trờng bên ngoài
+ TRong mỗi hệ thống có các cấp phân vị cao thấp khác nhau, cấp dới
là thành phần của cấp trên.
- Lớp vỏ địa lý là một hệ thống động lực bởi các dấu hiệu sau:
+ Các thành phần của lớp vỏ địa lý luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau để có quá trình phát sinh, phát triển và luôn luôn biến đổi, giai đoạn
sau bao giờ cũng cao hơn và phức tạp hơn giai đoạn trớc (mỗi một thành
phần cấu tạo lại có sự tồn tại, sự phát triển theo những qui luật riêng của nó)
+ Tính động lực thể hiện ở trong hệ thống có một trạng thái tĩnh tơng
đối trong một thời gian nhất định và các bớc nhảy vọt để chuyển hệ thống
từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Vậy lớp vỏ địa lý luôn tồn tại trong trạng thái cân bằng động, nếu
trạng thái này bị phá vỡ lập tức hình thành cảnh quan mới.
- Động lực hở:
+ Hệ thống lớp vỏ địa lý chỉ là một hệ thành phần vật chất nhỏ bé so
với các hệ ngân hà và vũ trụ.
+ Hệ thống lớp vỏ địa lý luôn luôn có sự trao đổi năng lợng và vật chất
giữa các thành phần trong hệ thống và giữa hệ thống với môi trờng bên
ngoài (vũ trụ), chúng thờng xuyên chịu tác động của bức xạ mặt trời hấp
thụ năng lợng tạo nên vật chất mới. Năng lợng mặt trời là nguồn động lực
cơ bản cho tất cả các qui trình và sự sống trên trái đất.
- Lớp vỏ địa lý là một hệ thống động lực hở-tự điều chỉnh: đó là khả
năng thay đổi để thiết lập những cân bằng mới
Câu 3:
Tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý đợc biểu hiện nh thế
nào?
Đáp án:
1. Biểu hiện tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý:
Sự trao đổi vật chất và năng lợng giữa các thành phần cấu tạo của lớp
vỏ địa lý đã đợc qui định tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý
- Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lý tồn tại và phát triển theo các qui
luật riêng của nó:
+ Các chất vô cơ (đất, nớc, địa hình ) thì tuân theo các qui luật của
thế giới vô cơ
+ Còn động thực vật và vi sinh vật thì tuân theo các qui luật của thế
giới hữu cơ (tính thống nhất)
- Tất cả các thành phần trên lại không tồn tại một cách độc lập mà
luôn luôn có tác động, có quan hệ trao đổi vật chất và năng lợng với nhau
để tạo thành một hệ thống lớn hơn, hoàn chỉnh hơn.
- Chính các mối quan hệ tồn tại giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lý
lại làm cho chúng thống nhất với nhau thành một hệ thống vật chất khổng
lồ hoàn chỉnh hơn nữa, đó chính là lớp vỏ địa lý
- Quan hệ của chúng chặt chẽ đến mức nếu một thành phần biến đổi
thì các thành phần khác cũng biến đổi theo và đợc thể hiện trong các mối
quan hệ thuận, nghịch và đa chiều:
+ Quan hệ thẳng nghịch: từ trên xuống, từ dới lên
+ Quan hệ thuận (dơng): Sự phát triển của các quá trình này làm tăng
sự phát triển của các quá trình khác (vd)
+ Quan hệ nghịch (âm): Sự phát triển của qúa trình này làm giảm quá
trình phát triển của quá trình khác (vd)
- Tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý luôn luôn tồn tại và
phát triển cùng với yếu tố thời gian (tính lịch sử)
Câu 4:
Thế nào là qui luật tuần hoàn vật chất vất và năng lợng của lớp vỏ địa
lý? và đặc điểm của nó?
Đáp án:
1. Qui luật tuần hoàn vật chất và năng lợng của lớp vỏ địa lý là sự vận động,
di chuyển các thành phần vật chất và năng lợng theo chu kì trong lớp vỏ đại
lý
- Các vật chất trong lớp vỏ địa lý luôn đợc tồn tại (không bất biến) và
đợc xác định băng khối lợng và năng lợng và chúng luôn luôn có sự vânụ
động, di chuyển và trao đổi với nhau.
- Chính sự trao đổi vật chất và năng lợng là động lực cơ bản để thực
hiện đợc các mối quan hệ tơng hỗ giữa các thành phần, giữa các hoạt động
và các quá trình của lớp vỏ địa lý
- William (1949) khẳng định: Sự di chuyển của các nguyên tố hoá học
với những phơng thức duy nhất mà thành phần vật chất của lớp vỏ địa lý là
có hạn. Vậy theo qui luật bảo tồn vật chất thì sự di chuyển, sự vận động của
các nguyên tố hoá học phải có một chu kỳ, phải quay theo một vòng tuần
hoàn nhất định nào đó trong tự nhiên.
2. Đặc điểm của qui luật tuần hoàn vật chất và năng lợng:
- Vật chất và năng lợng trong lớp vỏ địa lý luôn luôn đợc di chuyển
theo những vòng tuần hoàn có qui mô khác nhau, cơ sở của các vòng tuần
hoàn này chỉ là sự di chuyển, sự phân bố lại các nguyên tố hoá học
- Các vòng tuần hoàn khác nhau về mức độ phức tạp, về hình thức và
là kết quả của sự tích tụ các vật chất từ dạng này sang dạng khác
- Mỗi một nguyên tố hoá học lại có khả năng di động khác nhau, đó
cũng là nguyên nhân của sự khác biệt, phức tạp của các vòng tuần hoàn vật
chất và năng lợng trong lớp vỏ địa lý
- Các dạng di động khác nhau của các nguyên tố hoá học trong lớp vỏ
địa lý
+ Di động cơ giới (do dòng nớc, gió )
+ Di động hoá - lý (các phản ứng hoá học, sự kết tủa, bốc hơi )
+ Di động sinh vật (sự hấp thụ, thải ra, sự nhập c và di c của sinh vật)
+ Di động kỹ thuật (do hoạt động sản xuất của con ngời tạo ra)
- Tất cả các vòng tuần hoàn vật chất và năng lợng đều không phải là
vòng tuần hoàn theo đúng nghiã của nó, chúng không khép kín. Giai đoạn
kết thúc của vòng tuần hoàn không trùng với giai đoạn đầu của nó và thờng
ở vị trí cao hơn, vị trí này là khởi điểm cuả một vòng tuần hoàn mới,
khoảng cách giữa hai vị trí đợc nối với nhau thành một véctơ, gọi là véctơ
của sự phát triển.
Câu 5:
Các vòng tuần hoàn vật chất và năng lợng chính trong lớp vỏ địa lý?
Cho ví dụ?
Đáp án:
1. Các vòng tuần hoàn và vật chất năng lợng chính:
a. Nguồn năng lợng của lớp vỏ địa lý:
- Nguồn năng lợng của lớp vỏ địa lý là động lực ban đầu của tất cả các
quá trình, các mối quan hệ tơng hỗ giữa các thành phần vật chất trong lớp
vỏ địa lý
- Có hai nguồn năng lợng cơ bản:
+ Nguồn năng lợng bên trong: đó là các dòng nhiệt năng sinh ra từ các
quá trình phân huỷ, phóng xạ của các nguyên tố hoá học từ trong lòng trái
đất ra mặt ngoài. Ngoài ra, còn dạng thế năng dới tác động của trọng lực
(sức hút của trái đất)
+ Nguồn năng lợng bên ngoài: là nguồn năng lợng của mặt trời và vũ
trụ (các vì sao) truyền xuống qua bức xạ nhiệt của ánh sáng. Nguồn năng l-
ợng của mặt trời quyết định, cung cấp năng lợng cơ bản cho sinh giới
(thông qua thực vật xanh), đốt nóng khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển,
sinh giới
b. Vòng tuần hoàn lớn, các nguồn năng lợng trong lớp vỏ địa lý: Các
nguồn năng lợng mà lớp vỏ địa lý hấp thụ đợc đã thúc đẩy các quá trình
tuần hoàn của khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thổ nhỡng quyển để cuối
cùng chúng hoàn toàn biến thành nhiệt năng và quá trình bức xạ nhiệt laị đa
chúng trở về vũ trụ để làm thành một vòng tuần hoàn lớn của hệ thống. Vũ
trụ- lớp vỏ địa lý-các tầng sâu của trái đất-vũ trụ
c. Các vòng tuần hoàn vật chất năng lợng nhỏ hơn:
- Vòng đại tuần hoàn đại chất
- Vòng tiểu tuần hoàn sinh vật
- Vòng tuần hoàn của các nguyên tố hoá học và vật chất khác.
2. Ví dụ:
+ Nớc từ trạng thái lỏng-hơi-rắn-lỏng
+ Vòng tuần hoàn của nớc trong tự nhiên: từ cơ thể sinh vật, sông, hồ,
đại dơng bốc hơi mây ma sông, hồ, đại dơng, cơ thể sinh vật
+ Sự tuần hoàn của không khí trong khí quyển để hình thành các khí
áp khác nhau bao quanh trái đất
+ Các vòng tuần hoàn địa-hoá: Vòng tuần hoàn của C, N, P, O
2
Câu 6:
Qui luật phi địa đới? Nguyên nhân? Mối quan hệ giữa qui luật địa
đới và phi địa đới?
Đáp án:
1. Qui luật phi địa đới: là qui luật phân bố các thành phần của tự nhiên
(khí hậu, thổ nhỡng, sinh vật) ở miền núi cao một cách có qui luật từ chân
lên đỉnh núi để trở thành các đai cao (vành đai núi cao)
2. Nguyên nhân: Nguyen nhân cơ bản của qui luật phi địa đới là sự
giảm nhiệt độ khi lên cao: cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6
0
C, bản chất
của sự giảm nhiệt này có nguồn gốc nội sinh (sự vận động kiến tạo thành
núi cao), còn sự giảm nhiệt từ xích đạo về hai cực lại có nguồn nguyên nhân
ngoại sinh (sự khác nhau của các góc nhập xạ từ ánh sáng mặt trời)
3. Mối quan hệ giữa hai qui luật địa đới và phi địa đới:
- Sự biến đổi của các thành phần tự nhiên ở núi cao từ chân núi lên
đỉnh núi, bề mặt ngoài có vẻ lặp lại giống nh sự biến đổi các thành phần ấy
từ xích đạo đến hai cực (mà sự giảm nhiệt là nguyên nhân chính)
- Tác động cảu các tính địa đới không hề suy giảm đi ở miền núi. ở
mỗi một đới ngang, mỗi miền núi cao lại có sự kết hợp riêng các kiểu đai
cao của mình (cùng độc ao miền núi ở đài nguyên chỉ có 2 đai còn ở xích
đạo số lợng các vành đai đợc mở hết cỡ hoặc chu kỳ quang của miền núi
cao nhiệt đới vẫn là chu kỳ quang của nhiệt đới ngang đã ảnh hởng đến các
quá trình tự nhiên đến đời sống sinh vật
- Tuy vậy, các đai cao không phải là sự lập lại của các đới ngang và
chúng lại có những nét khác biệt, nét riêng độc đáo mà ở các đới ngang t-
ơng ứng không bao giờ có:
+ Càng lên cao nguồn bức xạ cực tím càng cao
+ Sự giảm nhiệt độ khi lên cao quá nhanh so với vùng bằng phẳng (cao
100 m giảm 0,6
0
C, đi 1300 m đồng bằng giảm 6
0
C)
+ Lợng ma khí quyển tăng dần khi lên cao và thờng dừng lại ở lng
chừng núi.
+ Vị trí điạ lý núi cao cùng tính địa phơng của khu vực của mỗi miền
núi lại khác nhau nh đặc điểm địa hình, độ dốc, hớng sờn, hớng gió, hớng
mạch núi, xa hay gần biển, hồ , sự khác biệt về địa mạo (vùng ẩm nơi núi
cao khô hơn nơi thấp, vùng khô thì ngợc lại) và cả sự khác biệt về đá, đất,
sinh vật
- Chính từ những nét khác biệt trên mà ở miền núi cao xuất hiện vành
đai đồng cỏ núi cao mà ở đới ngang không có.
- Tính địa phơng còn làm cho các vành đai cao không liên tục, có thể
bị ngắt quãng, rộng hẹp cao thấp khác nhau, có khi xuất hiện hiện tợng đảo
ngợc vành đai xảy ra
Câu 7:
Thế nào là qui luật nhịp điệu? Có mấy loại nhịp điệu cơ bản?
Đáp án:
1. Qui luật nhịp điệu:
S.V.Kalesnik: Qui luật nhịp điệu là sự lặp lại theo thời gian của tổng
hợp các hiện tợng, mỗi một lần lại phát triển theo một hớng nhất định.
Các qui luật nhịp điệu đợc biểu hiện trong tất cả các quá trình, các
hiện tợng trong tự nhiên. Chúng xảy ra đồng thời nên chúng chồng chéo lên
nhau, ảnh hởng lẫn nhau làm tăng cờng hoặc yếu đi các nhịp điệu khác.
2. Các qui luật nhịp điệu cơ bản:
a. Nhịp điệu theo thời kỳ:
- Nhịp điệu ngày đêm: là sự biến đổi lặp lại nhau một cách có qui luật
của các hiện tợng tự nhiên giữa ngày và đêm. Qui luật nhịp điệu ngày và
đêm còn bị chi phối bởi qui luật nhịp điệu theo mùa (hoặc nhịp điệu năm)
và nó đợc biểu hiện nhiều trong quá trình hoạt động của sinh giới
- Nhịp điệu mùa (nhịp điệu năm): Là những sự biến đổi, lặp lại nhau
một cách có qui luật của các hiện tợng tự nhiên theo sự biến đổi của thời
gian trong một năm. Đó cũng chính là sự biến đổi mùa trong năm. Các cảnh
quan đều có sự biến đổi mùa, rõ nét nhất là cảnh quan ôn đới. Nhịp điệu
mùa biểu hiện trong khí hậu, thuỷ văn, các quá trình địa mạo, thổ nhỡng,
sinh vật và các hoạt động kinh tế của con nhời.
b. Nhịp điệu theo chu kỳ (nhịp điệu thế kỷ)
- Nhịp điệu một thế kỷ: là sự biến đổi, lặp lại nhau một cách có quy
luật của các hiện tợng tự nhiên trong vòng một thế kỷ, đó là các dạng hoạt
động của các chu kỳ từ 18; 20; 35; 50 năm của một số hiện tợng trong tự
nhiên (chu kỳ giao động của khí hậu khoảng 30 - 35 năm thì lặp lại )
- Nhịp điệu siêu thế kỷ: là sự lặp lại của các hiện tợng tự nhiên theo
chu kỳ trên 100 năm (quả đất, mặt trăng, mặt trời, cứ 1800 năm lại cùng
nằm trên một mặt phẳng và một đờng thẳng )
Cũng giống nh các vòng tuần hoàn vật chất và năng lợng, các quy luật
nhịp điệu không phải là vòng khép kín. Kết quả của nhịp điệu sau không
giống kết quả của nhịp điệu trớc nó và nó tiến triển không ngừng trên nền
phát triển không ngừng của cảnh quan
Câu 8:
Quy luật địa đới? Nguyên nhân? Biểu hiện của quy luật địa đới?
Đáp án:
1. Quy luật địa đới:
S.V.Kalesnik: Quy luật địa đới là quy luật của các quá trình điạ lý và
các tổng thể địa lý đợc biến đổi từ xích đạo đến hai cực để tạo thành các đới
tự nhiên. Vậy tính địa đới là đặc điểm, cấu trúc đặc trng nhất của lớp vỏ địa
lý.
2. Nguyên nhân:
a) Nguyên nhân thiên văn:
- Bức xạ mặt trời, nguồn cung cấp năng lợng chủ yếu cho trái đất - cơ
sở cho sự sống, thúc đẩy các quá trình trong lớp vỏ đại lý.
- Vị trí và khoảng cách giữa trái đất và mặt trời (149,5 triệu km) là
khoảng cách lý tởng để duy trì và phát triển sự sống trên trái đất
- Tia tới của mặt trời trên bề mặt hình cầu của trái đất đã tạo nên
những góc đến (góc nhập xạ) ngày càng giảm độ lớn về 2 phía cực, đây là
tiền đề cho sự biểu hiện tính địa đới trên bề mặt trái đất.
b) Nguyên nhân địa lý:
- Hình cầu của trái đất (cùng tia tới của mặt trời) làm cho sự phân bố
nhiệt có tính điạ đới (phân bố nhiệt thay đổi, giảm dần từ xích đạo đến 2
cực)
- Trục trái đất nghiêng (66
0
33
/
) với mặt phẳng hoàng đạo đã tạo ra các
mùa trong năm của trái đất
- Trái đất tự quay xung quanh trục của mình và quay xung quanh mặt
trời để tạo ra nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa trong năm.
3. Biểu hiện của quy luật địa đới:
- Do sự phân bố địa đới của bức xạ mặt trời đã kéo theo sự phân bố của
các yếu tố và các quá trình tự nhiên khác cũng mang tính địa đới nh khí hậu
(nhiệt độ, đẳng áp, gió, ma, bốc hơi ) độ mặn nớc biển. Các quá trình
phong hoá, sự hình thành đất, sinh vật, thuỷ văn ngay cả quá trình sinh
đới, các đặc điểm địa hoá của cảnh quan cũng mang tính địa đới
- Tính địa đới biểu hiện rõ nét nhất ở những miền bằng phẳng, rộng
lớn. ở đây các đới khí hậu, đất, thực vật đợc kéo dài liên tục từ Tây sang
Đông và thay thế nhau từ Bắc xuống Nam một cách có quy luật
- Ngợc lại ở những miền núi cao, những miền sâu trong lục địa, những
vùng địa hình bị phân hoá theo dọc kinh tuyến (Sectơ hay địa ô) thì tính địa
đới ngang thể hiện rất yếu ớt, có khi còn bị phá vỡ.
- Nếu đi sâu vào lòng đất hoặc lên cao tầng khí quyển, tính địa đới
giảm dần hoặc không còn biểu hiện
- Các đới tự nhiên đợc coi nh là các bộ phận lớn nhất của các vành đai
địa lý và sự khác biệt nhau giữa chúng chủ yếu đợc dựa vào sự khác biệt về
mối tơng quan giữa nhiệt và ẩm ở trong bộ phận của lớp vỏ địa lý, đó là sự
khác biệt về cân bằng bức xạ và lợng ma năm của các vòng địa lý khác
nhau để định lợng hoá đợc mối tơng quan này, ngời ta thờng lấy chỉ số khô
hạn ( K) của Grigoriep để đánh giá: K = R/L.r. Trong đó, K là chỉ số khô
hạn - chỉ mối tơng quan nhiệt và ẩm ở một địa điểm bất kỳ trên trái đất
Câu 9:
Cảnh quan địa lý? Các dấu hiệu của cảnh quan. Đặc tính nào khiến
cảnh quan là đơn vị cơ bản của sự phân dị lãnh thổ địa lý tự nhiên.
Đáp án:
1. Khái niệm cảnh quan cảu X.V.Kalesnik (1951): Cảnh quan đại lý là một
bộ phận nhỏ của bề mặt đất khác về chất với các bộ phận khác, đợc bao bọc
bởi những ranh giới tự nhiên và bản thân là sự kết hợp các hiện tợng và đối
tợng tác động lẫn nhau một cách có quy luật đợc biểu hiện điển hình trên
một không gian rộng và có quan hệ mọi mặt với lớp vỏ địa lý
2. Các dấu hiệu của cảnh quan:
- Là một bộ phận nhỏ của lớp vỏ địa lý
- Có những đặc điểm riêng trong cấu trúc và cấu tạo hình thái làm cho
nó có thể phân biệt về ranh giới với cảnh quan khác
- Là bộ phận của lớp vỏ địa lý nên nó cũng chịu sự chi phối của các
quy luật chung của lớp vỏ đó.
3. Đặc tính không chia cắt đợc về mặt địa đới và phi địa đới. Đặc tính
không lặp lại. Đặc tính là một hệ thống vật chất độc lập
Câu 10:
Tại sao cảnh quan có cấu trúc? Địa hệ thống cấp thấp nhất trong cấu
trúc ngang của cảnh quan là gì?
Đáp án:
1. Cảnh quan địa lý tự nhiên có cấu trúc vì các thành phần của cảnh quan
có mối quan hệ tơng hỗ mật thiết. Mối quan hệ đó không chỉ thể hiện ở sự
trao đổi vật chất và năng lợng mà còn thể hiện cả trong sự phân bố về
không gian
2. Địa hệ thống cấp thấp nhất trong cấu trúc ngang của cảnh quan là cảnh
diện (hay cảnh tớng, diện địa lý)
Cảnh diện là một hệ thống cấp thấp nhất- cấp sơ đẳng, phù hợp với
một yếu tố của trung địa hình hay với mọi dạng vi địa hình.
Tuy là một địa hệ đơn giản nhất, song cảnh diện vẫn là sự tổ hợp của
nhiều hợp phần mà mỗi hợp phần (đất, nớc, khí hậu ) đều đợc đại diện bởi
đơn vị lãnh thổ đợc phân chia tới mức nhỏ nhất của chúng.
Cảnh diện mang tính đồng nhất về địa lý tự nhiên và tính không thể
chia cắt đợc nữa, nếu chia cắt thì nó không còn là đối tợng nghiên cứu của
địa lý.
Cảnh diện không phải là một hệ thống độc lập, không thể có sự tồn tại:
Ví dụ: Trong cảnh quan vùng đồi núi Trung Du Bắc Bộ, không thể chỉ có
đỉnh đồi (cảnh diện đỉnh) mà không có (cảnh diện chân)
Câu 11:
Thế nào là cấu trúc chức năng của cảnh quan? Có những kênh liên
lạc chính nào giữa các thành phần của cảnh quan?
Đáp án:
1. Cấu trúc chức năng của cảnh quan:
Các thành phần của cảnh quan luôn tác động qua lại và ảnh hởng lẫn
nhau. Thực chất của sự tác động đó là sự trao đổi vật chất và năng lợng giữa
các thành phần kèm theo sự biến đổi của năng lợng và vật chất. Tổng hợp
những quá trình đó trong một địa hệ thống đợc gọi là hoạt động chức năng
của nó.
2. Các kênh liên lạc chính giữa các thành phần và cấu trúc cảu cảnh quan
gồm:
- Sự vận chuyển cơ giới của vật chất theo quy luật của trọng lực làm
biến đổi tiềm năng của vật chất thành năng lợng động học của chúng
Đặc điểm: vận động theo một hớng duy nhất, hớng của trọng lực
- Các qúa trình vật lý đảm bảo sự trao đổi theo chiều thẳng đứng giữa
các thành phần nhờ năng lợng bức xạ mặt trời.
- Sự chuyển hoá sinh vật giữa cơ thể sống và môi trờng đã tạo sự ổn
định và phát triển của cảnh quan
Câu 12:
Thế nào là phân vùng địa lý tự nhiên? Cần tuân theo những nguyên
tắc nào trong phân vùng địa lý tự nhiên?
Đáp án:
1. Phân vùng địa lý tự nhiên là việc vạch ra các vùng có đặc điểm tự nhiên
khác nhau. Mỗi vùng đợc phân chia phải giữ đợc tính thống nhất nội tại và
tính hoàn chỉnh về mặt lãnh thổ do chúng có cùng:
- Quá trình phát triển chung trong lịch sử
- Có cùng một vị trí địa lý, chịu những quá trình địa lý nh sau.
- Có sự kết hợp của các hợp phần một cách có quy luật
Phân vùng địa lý tự nhiên vừa là sự phân chia vừa là sự kết hợp vì:
- Đó là quá trình phân chia bề mặt đất ra thành các thể tổng hợp lãnh
thổ ngày càng đơn giản hơn, ngày càng thống nhất hơn về các quan hệ bên
trong
- Phân vùng còn là sự hợp nhất các cảnh quan của bề mặt đất thành
những đơn vị lãnh thổ cấp cao hơn.
2. Các nguyên tắc phân vùng:
a). Nguyên tắc phát sinh: vì mỗi vùng địa lý tự nhiên đều có lịch sử
riêng của nó.
b). Nguyên tắc tổng hợp: đòi hỏi phải coi các nhân tố địa đới và phi
địa đới là ngang nhau và phải xét đồng thời.
Câu 13:
Môi trờng địa lý? Vai trò của môi trờng địa lý đối với xã hội loài ng-
ời?
Đáp án:
1. Môi trờng địa lý
Nêu khái niệm của Kalesnik "Môi trờng địa lý là bộ phận tự nhiên của
bề mặt đất bao quanh xã hội loài ngời, bị thay đổi bởi con ngời ở mức độ
nào đó, còn xã hội ở một thời điểm nhất định có quan hệ trực tiếp với bộ
phận đó trong thời gian sinh sôngs và hoạt động của mình"
2. Vai trò của môi trờng địa lý đối với xã hội loài ngời:
- Là điều kiện thờng xuyên và cần thiết cho sự phát triển xã hội. Đó là:
+ Nơi c trú, sinh sống của con ngời
+ Là nơi cung cấp vật chất và năng lợng trong tự nhiên cho sự phát
triển của xã hội loài ngời
- ảnh hởng đến cuộc sống tinh thần, sự phát triển trí tuệ, khả năng
sáng tạo và óc thẩm mỹ của con ngời
- Con ngời là một thành viên cuả chu trình sinh học diễn ra trong vỏ
cảnh quan
Câu 14:
Các dạng tác động của con ngời đến tự nhiên và hậu quả địa lý cảu
nó.
Đáp án:
1. Làm dịch chuyển cơ giới các vật chất rắn và thúc đẩy các quá trình
động lực:
- Các hoạt động của sản xuất nông, lâm, công nghiệp làm dịch
chuyển cơ giới các vật chất rắn (cày bừa trên sờn dốc, thải đá ở các khu
mỏ )
- Hoạt động kinh tế còn gián tiếp làm di chuyển vật chất thông qua
việc thúc đẩy các quá trình đôngj lực (đất cày ở sờn dốc dễ bị nớc cuốn
trôi )
2. Làm thay đổi vòng tuần hoàn nớc và cân bằng ẩm trên Trái đất
- Đào sông, ao, hồ, đắp đập thuỷ điện, làm các công trình thuỷ lợi. Kết
quả là phân phối lại sự phân bố của nớc, do đó làm thay đổi vòng tuần hoàn
nớc và cân bằng ẩm
3. Phá huỷ cân bằng sinh vật
- Sự huỷ diệt một khối lợng lớn sinh vật
- Mở rộng sự phân bố của sinh vật
- Tạo các giống loài sinh vật mới
4. Sự di động các nguyên tố hoá học do nguyên nhân kĩ thuật: Hoạt động
kĩ thuật của con ngời đã tham gia vào sự di động của các nguyên tố hoá học
(khai thác tài nguyên từ lòng đất, tạo ra các chất thải vào môi trờng )
5. Phá vỡ cân bằng nhiệt
Thông qua hoạt động kinh tế, kĩ thuật, con ngời làm tăng các khí thải,
gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên
Câu 15:
Các vấn đề chủ chốt nào mà loài ngời phải quan tâm nhằm bảo đảm
sự tồn tại của chính mình
Đáp án:
1. Vấn đề dân số:
- Dân số thế giới tăng nhanh
- Hậu quả nghèo đói do không đủ lơng thức và tài nguyên ngày
càng cạn kiệt, tệ nạn xã hội tăng
- Cần giảm tỉ lệ sinh đẻ bằng các biện pháp khác nhau
2. Vấn đề lơng thực thực phẩm
- Tại các nớc kém phát triển, tình trạng thiếu ăn nghiêm trọng
- Các biện pháp để đảm bảo nguồn lơng thực, thực phẩm cho nhân loại
+ Tăng diện tích đất canh tác
+ Tăng năng suất cây trồng
+ Tăng nguồn thực phẩm để giảm lơng thực
3. Tài nguyên năng lợng và nguyên liệu
- Việc khai thác ngày càng tăng, do đó khả năng cạn kiệt là một nguy
cơ có thực
- Cần có chính sách, biện pháp hữu hiệu
4. Nớc ngọt
- Tình trạng thiếu nớc ngọt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới
- Nhu cầu nớc ngọt ngày càng tăng
- Sự cạn kiệt nớc ngọt do nhiều nguyên nhân
- Cần bảo vệ tài nguyên rất quý này ở phạm vi toàn cầu
5. Ô nhiễm môi trờng
- Do con ngời làm biến đổi các điều kiện vệ sinh của lớp vỏ cảnh quan,
gây ô nhiễm môi trờng nớc, không khí, đất
- Nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là chống ô nhiễm môi trờng để
bảo vệ sự sống của con ngời