Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

quy chế pháp lý của hội đồng nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.61 KB, 9 trang )

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
I) VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA HĐND:
Điều 119 HP 1992 :
“ HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, chịu trách
nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên ’’
Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003.
II) CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HĐND :
1) Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương:
Các chức năng chung của HĐND :
- Quyết định kế hoạch phát triển KT-XH.
- Phân bổ ngân sách NN ở địa phương.
- Bầu Chủ tịch, PCT, Ủy viên thường trực của Thường trực HĐND.
- Bầu Chủ tịch, Phó CT và các thành viên khác của UBND cùng cấp.
- Bầu Hội thẩm nhân dân của TAND cùng cấp.
- Bầu trưởng ban và thành viên của các Ban cửa HĐND (tỉnh,huyện).
- HĐND quyết định thành lập, sát nhập, bãi bỏ các CQ chuyên môn thuộc UBND cấp
tỉnh,huyện.
( Đọc Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 để biết những chức năng HĐND tỉnh,
HĐND huyện, HĐND xã )
 Chính quyền thành lập ra cơ quan nhà
nước ở địa phương theo quy trình sau
đây:

HĐND cấp trên phê chuẩn ( UBTVQH phê đối với cấp
tỉnh )
30 ngày (45 ngày đối với vùng sâu ,
vùng xa)
22/05/2011 Bầu cử
HĐND 3 cấp
Tiến hành kỳ họp thứ 1


( quan trọng nhất )
HĐND
• Một số lưu ý:
- ĐB HĐND thì được tự ứng cử hoặc đề cử vào các chức danh do HĐND bầu.
-Có 3 chức danh quan sau đây ở địa phương không do HĐND bầu :
+ Chánh án TAND cùng cấp (do Chánh án TATC bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức từ trên xuống)
+ Viện trưởng VKSND cùng cấp ( Viện trưởng địa phương do Viện
trưởng tối cao ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức từ trên
xuống)
+ Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp như giám đốc
sở ( thuộc UBND cấp tỉnh); trưởng phòng (thuộc UBND cấp huyện) :
những chức danh này do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm, miễn
nhiệm trên cơ sở trao đổi ý kiến bằng Văn bản với Thủ trưởng cơ quan
chuyên môn cấp trên trực tiếp.
 Tuy nhiên việc bổ nhiệm Thủ trưởng, cơ quan chuyên môn thuộc UBND có
ngoại lệ là : Thủ trưởng của ngành CA, quân đội (Giám đốc sở CA, trưởng
phòng CA, trưởng ban chỉ huy của tỉnh, huyện, quận đội trưởng) không do
Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm mà do Bộ trưởng CA, Bộ trưởng quốc
CT HĐND khóa trước.
Không thì PCT HĐND
khóa trước.
Chủ tọa kỳ họp thứ 1
Ra
Nghị Quyết
bầu
Ra Nghị
quyết bầu
HĐND
Chủ tịch UBND cấp trên

trực tiếp phê chuẩn ( Thủ
tướng phê đối với cấp
tỉnh).
Chuyển lên
PCT UBND cùng cấp , Ủy
viên Thường trực cùng cấp.
( khóa mới, không nhất thiết
là ĐBHĐND)
Giới thiệu
CT UBND Khóa mới
( Phải là ĐBHĐND)
Giới thiệu
Ra Nghị quyết bầu
PCT HĐND , Ủy viên
Thường trực, Trưởng các
ban ( khóa mới, phải là
ĐBHĐND)
Giới thiệu
CT HĐND Khóa mới
( Phải là ĐBHĐND)
Giới thiệu
phòng bổ nhiệm từ trên xuống -> Vì tính chất đặc thù và đảm bảo sự thống
nhất cao trong Bộ.
 Như vậy, vì 3 chức danh này không do HĐND cùng cấp bầu ra nên HĐND
không có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm, không được quyền bỏ phiếu tín nhiệm
và không được quyền bãi bỏ các Văn bản trái pháp luật đối với các chức danh
này. Nhưng HĐND vẫn được quyền giám sát các chức danh này bằng 2 hình
thức sau :
+ Xem xét báo cáo công tác
+ Chất vấn khi có yêu cầu

 Mối quan hệ hạn chế.
2) Chức năng giám sát của HĐND:
a) Đối tượng bị giám sát gồm :
+ Đối tượng giám sát trực tiếp : ( tại kỳ họp của HĐND)
- Thường trực HĐND - TAND cùng cấp
- UBND - VKSND cùng cấp ( chịu sự giám sát hạn chế)
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND - HĐND cấp dưới trực tiếp
+ Đối tượng giám sát chung : ( là giám sát ngoài kỳ họp, 1 cách gián tiếp)
- Tất cả các CQNN, các tổ chức và mọi cá nhân liên quan ở địa phương trong việc
chấp hành HP, luật, các VB của các CQNN cấp trên và nghị quyết của HĐND.
b) Nội dung của giám sát:
- Giám sát việc tuân theo HP, luật, các VB của các CQNN cấp trên và nghị quyết của
HĐND đối với các CQNN, tổ chức KT-XH và mọi cá nhân ở địa phương.
- Giám sát hoạt động công tác của các CQ và những người do HĐND bầu ra ( thường
trực HĐND, UBND, CQ chuyên môn của UBND), TAND và VKSND cùng cấp,
HĐND cấp dưới trực tiếp.
c) Hình thức của giám sát:
- HĐND thực hiện chức năng giám sát thông qua việc xem xét báo cáo công tác của
thường trực HĐND, UBND, CQ chuyên môn của UBND, TAND và VKSND cùng
cấp, HĐND cấp dưới trực tiếp.
-HĐND thành lập đoàn giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND.
-HĐND còn thực hiện chức năng giám sát thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu
HĐND.
• CHẤT VẤN : là hình thức giám sát hiệu quả nhất cảu HĐND.
Định nghĩa:
Chất vấn của đại biểu HĐND là đòi hỏi của đại biểu buộc người có trách nhiệm
theo quy định của HP,PL phải trả lời trước HĐND về sự yếu kém, trì trệ, VPPL
trong hoạt động của cơ quan, người bị chất vấn; phải giải thích rõ nguyên nhân
khách quan, chủ quan và các biện pháp khắc phục, cũng như trách nhiệm của họ
trước CO quyền lực NN ở địa phương.

Đối tượng bị chất vấn:
Đại biểu HĐND có quyền chất vấn :
- Chủ tịch HĐND
-Chủ tịch HĐND và các thành viên khác của UBND
-Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND
-Chánh án TAND
-Viện trưởng VKSND
( Điều 41 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003)
Hình thức của chất vấn :
Gửi chất vấn
Trả lời tại
Kỳ họp

Gửi chất vấn
Trả lời
Bằng văn bản
d) Biện pháp pháp lý mà HĐND có thể sử dụng khi thực hiện chức năng giám sát:
- Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức
danh do HĐND bầu (người bị bỏ phiếu tín nhiệm nếu không được quá ½ tổng số đại
biểu HĐND tín nhiệm thì sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm).
-HĐND có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm:
+ Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên của Thường trực HĐND.
+ Chủ tịch, Phó chủ tịch, các thành viên khác của UBND.
+ Hội thẩm nhân dân của TAND cùng cấp (khoản 3, điều 64 Luật Tổ chức HĐND
và UBND 2003)
- HĐND cấp trên có quyền bãi bỏ các văn bản trái PL của UBND, Chủ tịch UBND
cùng cấp; HĐND cấp dưới trực tiếp.
- HĐND cấp trên có quyền giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp HĐND
này gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân (khoản 4, điều 64 Luật Tổ
chức HĐND và UBND 2003)

( Nghị quyết về việc giải tán HĐND cấp dưới phải được 2/3 tổng số đại biểu tán
thành và phải được HĐND cấp trên trực tiếp phê chuẩn).
3) Cơ cấu tổ chức của HĐND:
Thường trực
HĐND
Đại biểu
HĐND
Chất vấn tại Kỳ họp
Đối tượng bị chất
vấn
HĐND
HÌNH THỨC
CHẤT VẤN
Đối tượng bị chất
vấn
Thường trực
HĐND
Đại biểu
HĐND
Chất vấn ngoài Kỳ
họp
a) Thường trực HĐND: Được thành lập để chuyên chăm lo, bảo đảm hoạt động công
tác của HĐND.
Cơ cấu thành viên của Thường trực HĐND:
- Thường trực HĐND cấp tỉnh, huyện gồm : Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Ủy viên
thường trực.
-Thường trực HĐND cấp xã gồm : Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND.
Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu HĐND tại kỳ
họp đầu tiên của mỗi khóa HĐND :
+ Chủ tịch HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu của chủ tịch

HĐND khóa trước.
+ HĐND bầu Phó chủ tịch và Ủy viên thường trực (chỉ có ở cấp tỉnh và cấp huyện)
theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND. ( Mỗi đại biểu HĐND có quyền đề cử, ứng
cử)
Kết quả bầu cử các thành viên của Thường trực HĐND phải được Thường trực
HĐND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh phải được UBTVQH phê
chuẩn).
• Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của
UBND cùng cấp.
b) Các ban của HĐND:
Các ban của HĐND được thành lập từ cấp huyện trở lên. Ở cấp xã không có các Ban.
HĐND cấp tỉnh thành lập 3 Ban :
1) Ban pháp chế
2) Ban Kinh tế và ngân sách
3) Ban văn hóa – xã hội.
Ở các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có thể lập thêm Ban dân tộc
để giúp HĐND thực hiện chính sách dân tộc và giám sát việc thực hiện chính sách
dân tộc ở địa phương.
HĐND cấp huyện thành lập 2 Ban :
+ Ban pháp chế
+ Ban kinh tế - xã hội
Thành viên của các ban :
- Trưởng ban
- Phó ban
- Các ủy viên
Thành viên của các Ban do HĐND cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu có năng
lực, có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động của
Ban theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND cấp đó.Số lượng thành viên của các Ban do
HĐND cùng cấp quyết định.
Các ban của HĐND được thành lập nhằm :

- Tham gia chuẩn bị các kỳ họp HĐND, giúp HĐND thẩm tra các dự án, các báo
cáo trình tại Kỳ họp HĐND.
- Giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND, cơ quan chuyên môn, Tòa án, Viện
kiểm sát, giám sát việc thực hiện pháp luật và Nghị quyết của HĐND ở địa
phương.
- Kiến nghị với HĐND về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các
Ban.
 Một số lưu ý khi nghiên cứu tổ chức của HĐND:
- HĐND cấp xã không thành lập các ban bởi vì HĐND ở xã có ít đại biểu -> có cơ cấu tổ
chức đơn giản. Không có chức danh Ủy viên thường trực vì lý do ngân sách, kinh phí.
- Thường trực của HĐND không thể là đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.
Trong 3 chức danh của thường trực thì Phó chủ tịch, Ủy viên thường trực bắt buộc phải
hoạt động chuyên trách còn Chủ tịch HĐND có thể kiêm chức
 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Tăng cường tiếng nói và vai
trò của Chủ tịch HĐND địa phương giảm bớt tính hình thức.
- Vừa qua, Ủy ban thường vụ Quốc hộ đã ban hành 2 Nghị quyết 724,725 cho phép 10
tỉnh thành sau đây thí điểm không tổ chúc HĐND huyện, quận, phường. Nếu mô hình
này thành công sẽ nhân rộng ra cả nước.
 Tại sao lại bỏ HĐND quận, huyện ?
- Bỏ HĐND cấp huyện vì nó chỉ là 1 cấp trung gian để chuyển tải quyền lực, HĐND cấp
huyện (không có tiền, không có quyền quyết) nếu duy trì thì sẽ dẫn tới những hệ lụy sau :
+ Hoạt động của HĐND cấp huyện hình thức, cầm chừng, chiếu lệ, Nghị quyết của nó
chỉ sao chép của HĐND tỉnh
+ BMNN sẽ cồng kềnh, lãng phí ( Theo báo cáo tài chính thì nước ta chi khoảng hơn 57
tỷ đồng cho tổ chức và hoạt động cho HĐND huyện).
+ Phản ánh tâm lý cào bằng bình quan chủ nghĩa của người dân VN và nó trái lại với
nguyên lý đại diện.


Ra chủ trương chung, là cầu nối giữa TW và địa phương,

nắm bắt pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng.
TW
Quan trọng, rất cần
Cấp tỉnh
Là cơ sở, gần dân nhất -> ĐB HĐND xã trực tiếp
nắm bắt nhanh nhất tâm tư, nguyện vọng của dân.
Là cơ quan đại diện cho HĐND tỉnh.
Điều kiện đặc thù của tỉnh nhà
Ban hành ra Nghị quyết riêng của tỉnh nhà (cả
tỉnh), có quyền quyết và phân bổ ngân sách hoạt
động ( có tiền)
1 HĐND tỉnh
???
Cấp xã
Cấp huyện
 Cấp xã : HĐND xã, thị trấn thì giữ lại còn HĐND phường
thì bỏ ???
- Giữ lại xã, thị trấn vì :
+ Xã, thị trấn là địa bàn vùng nông thôn, có những đặc điểm riêng : diện tích rộng; dân cư
thưa; giao thông, liên lạc không thuận lợi; thông tin và các thông tin đại chúng hạn chế;
trình độ dân trí thấp.
Cho nên :
 Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng do điều kiện như trên, nhân dân không
trực tiếp thực hiện quyền lợi của mình nên phải bầu ra HĐND xã thay mặt dân thực hiện
quyền lực của nhân dân (địa bàn nông thôn thì áp dụng dân chủ gián tiếp).
- Bỏ HĐND phường :
+ Là đại bàn thuộc vùng đô thị : Dân cư đông; giao thông thuận lợi; diện tích hẹp; thông
tin liên lạc thì đa chiều; trình độ dân trí khá cao.
 Người dân trong phường có thể tự họp, tự quyết định những vấn đề quan trọng trong
phường mà không cần HĐND ( áp dụng nền dân chủ trực tiếp trên địa bàn đô thị)

• Toàn bộ mô hình thí điểm này phản ánh 2 triết lý, tư duy vô cùng quan trọng :
- Cần phải có sự phân biệt cấp chính quyền hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh.
- Cần phải có sự phân biệt cấp chính quyền đô thị và nông thôn
 2 tư duy này không có gì xa lạ trong lịch sử lập hiến mà trong HP 1946 đã có sự thể hiện
rất rõ 2 tư duy này -> chỉ tiếp thu kinh nghiệm của HP 1946.
 Đây là 1 chủ trương hợp lý mà phải làm từ lâu nhưng hiện nay vẫn có những ý kiến phản đối,
nhũng luồng tư tưởng trái chiều :
+ Làm như vậy là vội vã, hấp tấp và vi hiến
+ Tai mắt ( Nhà nước của dân) -> việc thành lập UBND , giám sát CQNN ???
Theo Nghị quyết 725 thì việc thành lập UBND : Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp ra quyết
định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy ban cấp dưới ( nơi
không có HĐND). Chủ tịch UBND quận -> bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chúc CT,PCT…
UBND phường. HĐND cấp tỉnh sẽ giám sát các CQNN những nơi bỏ HĐND quận, huyện,
phường.
4) Kỳ họp HĐND:
Là hình thức hoạt động quan trọng nhất của HĐND. Tại kỳ họp, HĐND bàn bạc, thảo luận
tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND.
HĐND họp mỗi năm 2 kỳ thường lệ. Ngoài ra, HĐND có thể họp bất thường theo yêu cầu
của :
- Chủ tịch HĐND
- Chủ tịch UBND cùng cấp
- Ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND
• Triệu tập kỳ họp: kỳ họp HĐND do Thường trực HĐND cùng cấp chuẩn bị và triệu
tập. Thường trực HĐND triệu tập kỳ họp thường lệ của HĐND chậm nhất là 20 ngày
(đối với kỳ họp bất thường chậm nhất là 10 ngày) trước ngày khai mạc kỳ họp.
Kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa mới do Chủ tịch HĐND khóa trước khai mạc và chủ
tọa cho đến khi bầu được Chủ tịch HĐND khóa mới.
• Hình thức họp :
- Họp công khai

- Họp kín theo yêu cầu của : chủ tọa kỳ họp, Chủ tịch UBND cùng cấp.
HĐND có thể mời :
- Đại biểu QH, đại biểu HĐND cấp trên được bầu ở địa phương.
- Chủ tịch Ủy ban MTTQVN và những người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa
phương, đại biểu cử tri.
- Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp.
• Trình tự thông qua 1 đề án, dự án tại kỳ họp HĐND:
Tại kỳ họp HĐND xem xét, thông qua các báo cáo, dự án theo trình tự sau:
+ Cơ quan hoặc người trình dự án phải trình bày tóm tắt trước HĐND về dự án.
+ HĐND nghe báo cáo thẩm tra dự án của các Ban.
+ Thảo luận về dự án.
+ Biểu quyết thông qua dự án. Các quyết định của HĐND phải được quá ½ tổng số đại
biểu HĐND biểu quyết tán thành.
3 Nghị quyết sau đây phải được cấp trên phê chuẩn trước khi đem ra thi hành :
- Nghị quyết bầu Thường trực HĐND cùng cấp -> chuyển lên cho Thường trực HĐND cấp
trên phê ( UBTVQH phê đối với tỉnh)
- Nghị quyết bầu UBND cùng cấp do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê, thủ tướng phê
đối với cấp tỉnh.
- Nghị quyết giải tán HĐND cấp dưới -> chuyển lên cho HĐND cấp trên phê ( UBTVQH
phê đối với tỉnh)
5) Đại biểu HĐND:
Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, do
nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra. Thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở
địa phương.
a)Hoạt động của đại biểu tại kỳ họp HĐND:
Đại biểu HĐND có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kỳ họp HĐND. Tại các kỳ họp, Đại
biểu HĐND có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây :
- Có quyền tham gia quyết định nội dung, chương trình kỳ họp.
- Có quyền chất vấn ( điều 41)
- Có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền

hạn của HĐND ( điều 38)
- Có quyền tham dự các phiên họp của HĐND cấp dưới ở nơi bầu ra mình, có quyền
phát biểu những không có quyền biểu quyết.
b) Hoạt động của đại biểu tại đơn vị bầu cử:
- Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, phải thu
thập và phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cử tri.
- Đại biểu HĐND tiếp dân theo lịch hoặc theo định kỳ.
- Ít nhất mỗi năm 1 lần, đại biểu HĐND phải báo cáo trước cử tri về hoạt động của đại
biểu, hoạt động của HĐND. Sau mỗi kỳ họp, đại biểu phải báo cáo với cử tri về kết
quả kỳ họp, phổ biến và giải thích các Nghị quyết của HĐND.
- Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đại biểu HĐND phải có trách nhiệm
nghiên cứu, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, theo dõi và đôn đốc
việc giải quyết, thông báo cho nhân dân biết kết quả giải quyết.
-… ( Điều 40 Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003)
c)Những đảm bảo cho hoạt động của đại biểu HĐND ( quyền miễn trừ):
- Trong thời gian HĐND họp, nếu không có sự đồng ý của Chủ tọa kỳ họp thì không
được bắt giam, truy tố đại biểu HĐND.
- Nếu vi phạm tội quả tang thì sẽ bị tạm giữ nhưng cơ quan ra lệnh tạm giữ phải báo
ngay cho Chủ tọa kỳ họp.
- Giữa 2 kỳ họp. nếu CQNN có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đại biểu HĐND thì phải
báo ngay cho Chủ tịch HĐND cùng cấp (điều 44).

×