Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kinh tế thương mại dịch vụ bài 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.14 KB, 5 trang )

NHÓM VẤN ĐỀ I (Chọn 01 vấn đề)
3. Luận giải vì sao nhà nước phải quản lý thương mại?
Trả lời:
Trước khi đi vào luận giải vì sao nhà nước phải quản lý thương mại thì
tác giả xin được đề cập vai trò quản lý của Nhà nước đối với thương mại:
Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đã được khẳng định cả về lý luận
và thực tiễn. Trong lĩnh vực thương mại nước ta, vai trò quản lý của Nhà
nước được thể hiện trên các mặt sau đây:
Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát
triển. Nhà nước bảo đảm sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho
thương mại phát triển. Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình
trạng thiểu cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước
tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài
chính, giáo dục, luật pháp... cho thương mại. Tạo lập mơi trường cạnh tranh
bình đẳng, mơi trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại
trong cơ chế thị trường.
Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại. Sự định
hướng này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các
chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn
và dài hạn. Định hướng dẫn dắt sự phát triển của thương mại cịn được bảo
đảm bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý
thương mại từ trung ương đến địa phương.
Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương
mại của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có vai trị củng cố, bảo đảm dân chủ,
cơng bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương
mại trên thị trường. Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến
khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện

1



kinh tế xã hội. Trong kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng
lớp xã hội là rất lớn. Nhà nước cần có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm
bảo đảm cuộc sống ổn định, nhân cách của con người được tôn trọng, đồng
thời bảo đảm tính tự chủ, sáng tạo và ham làm giàu của mọi công dân.
Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước quy định
rõ những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà
Nhà nước trực tiếp quản lý. Đất đai, các nguồn tài nguyên, các sản phẩm và
ngành có ý nghĩa sống còn với quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước. Ở đây Nhà
nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia nhằm bảo tồn và
phát triển các tài sản đó.
Nhà nước trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
Nhà nước. Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc
xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần ở nước ta. Vai
trị chủ đạo của kinh tế Nhà nước là nội dung quan trọng của định hướng xã
hội chủ nghĩa. Duy trì vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước là
công việc quan trọng để vượt qua nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Thông qua các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước có thể hướng dẫn,
chỉ đạo sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, tập
trung mọi nguồn lực cho sự cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Thơng
qua thành phần kinh tế Nhà nước, Nhà nước nắm và điều tiết một bộ phận lớn
các hàng hóa - dịch vụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng và then chốt của nền
kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triển
cân đối với nhịp độ cao.
Sau khi tác giả phân tích vai trị quản lý của Nhà nước đối với thương
mại thì đi vào luận giải vì sao nhà nước phải quản lý thương mại:
Thương mại là lĩnh vực mà Nhà nước phải quản lý xuất phát từ các lý
do sau đây:

2



- Là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, Thương mại được coi là
một ngành kinh tế quốc dân quan trọng, sự phát triển của thương mại góp
phần vào việc nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
- Thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, là hoạt động có tính
xã hội hố cao, mà mỗi doanh nhân khơng thể xử lý các vấn đề một cách tốt
đẹp, hơn nữa trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nó
địi hỏi phải có sự quản lý can thiệp của Nhà nước.
- Thương mại - dịch vụ là lĩnh vực chứa đựng những mâu thuẫn của đời
sống kinh tế xã hội (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp
với ngưười lao động, giữa doanh nhân với cộng đồng).
- Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ có những hoạt động mà doanh
nghiệp, người lao động khơng được làm hoặc có những vị trí mà nhà nước
cần phải chiếm lĩnh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế.
- Trong hoạt động thương mại dịch vụ, có cả các doanh nghiệp của Nhà
nước.
NHÓM VẤN ĐỀ II (Chọn 01 vấn đề)
4. Phân tích những lợi thế và hạn chế của thương mại địa phương anh,
chị?
Trả lời:
Những lợi thế của thương mại tại tỉnh Cao Bằng:
Là địa phương miền núi cịn nhiều khó khăn, những năm vừa qua, Cao
Bằng chắt chiu cơ hội phát triển kinh tế từ tiềm năng khống sản, nơng sản, từ
đường biên giới thuận lợi cho hoạt động giao thương. Sở Công Thương Cao
Bằng cũng tích cực xây dựng các văn bản pháp lý, trình UBND tỉnh ban hành
nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, thương mại địa phương.

3



Tỉnh có nền văn hóa đặc sắc của 27 dân tộc anh em, với nhiều giá trị
văn hóa, văn học nghệ thuật, dân gian truyền thống. Có 214 di tích (03 di tích
quốc gia đặc biệt, 29 di tích xếp hạng cấp quốc gia).
Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nhiều mỏ có trữ lượng
lớn (sắt, mangan, chì, kẽm, vật liệu xây dựng…) là nguồn lực quan trọng cho
phát triển kinh tế.
Thiên nhiên hùng vĩ, bao la, núi rừng hoang sơ, nhiều thác nước, hang,
động kỳ thú, tạo cảnh quan độc đáo, cuốn hút. Nhiều danh lam thắng cảnh nổi
tiếng (thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Hồ Thang Hen, công viên địa chất
Non Nước, núi Mắt Thần, rừng quốc gia Phịa Oắc-Phịa Đén…).
Dân số tuy ít khoảng 538.000 người (thứ 61/63) nhưng người Cao Bằng
có nhiều phẩm chất tốt đẹp, giàu truyền thống yêu nước là điểm tựa vững
chắc để xây dựng, phát triển quê hương Cao Bằng giàu đẹp.
Riêng về thương mại quốc tế, với đường biên giới dài trên 300 km tiếp
giáp với Trung Quốc, Cao Bằng hiện có 2 cửa khẩu Quốc tế (Cửa khẩu Tà
Lùng, Trà Lĩnh); 2 cửa khẩu chính (Sóc Giang và Lý Vạn); 2 cửa khẩu phụ
(Cửa khẩu Hạ Lang, Pò Peo); lối mở Nà Lạn và một số điểm thông quan…
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại biên
giới, nhất là các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) phát triển tương đối nhanh, hàng hóa xuất
nhập khẩu đa dạng phong phú về chủng loại, số lượng các doanh nghiệp tham
gia xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh ngày càng tăng, kim ngạch xuất nhập
khẩu năm sau cao hơn năm trước.
Những hạn chế của thương mại tại tỉnh Cao Bằng:
Bên cạnh những lợi thế, thì hạn chế là hạ tầng kinh tế-xã hội Cao Bằng
cịn nhiều khó khăn, nhất là hạ tầng giao thơng. Nguồn nhân lực chất lượng
cao còn thiếu. Tỉnh chưa khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về

4



đất đai, điều kiện thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, con người. Quy mô kinh tế
nhỏ (thứ 62/63 tỉnh, thành phố). GRDP bình quân đầu người thấp. Đời sống
của một bộ phận người cịn khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc; tỉ lệ hộ nghèo
còn cao. Thứ hạng về năng lực cạnh tranh năm 2021 thấp, xếp thứ 63/63. Giải
ngân vốn đầu tư công thấp.
Môi trường kinh doanh tại các cửa khẩu chưa thuận lợi do xa trung tâm
kinh tế lớn của vùng và cả nước; hệ thống giao thơng đường bộ cịn nhiều hạn
chế, hạ tầng cơ sở kỹ thuật tại các cửa khẩu chưa được đầu tư đồng bộ, do đó
chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đến hoạt động.

5



×