Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đinh thị hoa nghiên cứu cải thiện tính thấm saponin tam thất ứng dụng trong bào chế pellet bao tan trong ruột khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐINH THỊ HOA

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN TÍNH THẤM
SAPONIN TAM THẤT ỨNG DỤNG
TRONG BÀO CHẾ PELLET BAO TAN
TRONG RUỘT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐINH THỊ HOA
MÃ SINH VIÊN: 1801239

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN TÍNH THẤM
SAPONIN TAM THẤT ỨNG DỤNG
TRONG BÀO CHẾ PELLET BAO TAN
TRONG RUỘT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Vũ Thị Thu Giang
2. NCS. Nguyễn Văn Khanh
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Bào chế
2. Bộ môn bào chế, Trường Đại học Y Dược,


ĐHQGHN

HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến cô PGS.TS. Vũ Thị Thu Giang và NCS. Nguyễn Văn Khanh, những người
đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu để tơi có thể
hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cơ giáo, các anh chị kĩ thuật
viên, các bạn sinh viên khóa K73 đang nghiên cứu khoa học và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp tại Bộ môn Bào chế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình làm thực
nghiệm và hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phịng ban, các thầy cơ giáo
và cán bộ nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức, giúp
tôi định hướng trong suốt những năm tháng ở giảng đường
Xin chân thành cảm ơn thầy cơ và các bạn khóa K73 đang nghiên cứu và thực
hiện khóa luận tại Viện Cơng nghệ Dược phẩm Quốc gia đã luôn đồng hành, giúp đỡ
tôi trong q trình làm khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin được cảm ơn đặc biệt đến gia đình và bạn bè tôi, những
người luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian học tập và nghiên
cứu vừa qua.
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2023
Sinh viên

Đinh Thị Hoa


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ........................................................................................2
1.1. Tổng quan về tam thất .......................................................................................2
1.1.1. Tên khoa học ................................................................................................2
1.1.2. Phân bố .........................................................................................................2
1.1.3. Thành phần hóa học......................................................................................2
1.2. Đặc tính của các saponin trong tam thất .........................................................5
1.2.1. Đặc tính lý hóa và sinh khả dụng .................................................................5
1.2.2. Một số nghiên cứu cải thiện sinh khả dụng của các ginsenosid và các
saponin trong tam thất. ............................................................................................6
1.3. Chất tăng thấm ..................................................................................................7
1.3.1. Một số chất tăng thấm và cơ chế tác động ...................................................7
1.3.2. Mơ hình nghiên cứu đánh giá và cải thiện tính thấm ...................................9
1.3.3. Một số nghiên cứu cải thiện tính thấm của saponin. ..................................11
1.4. Bào chế pellet bằng phương pháp bồi dần ....................................................12
1.5. Một số nghiên cứu về pellet chứa các saponin từ tam thất..........................13
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................15
2.2. Nguyên liệu, thiết bị .........................................................................................15
2.2.1. Nguyên, vật liệu..........................................................................................15
2.2.2. Thiết bị ........................................................................................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................17


2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................17
2.4.1. Định lượng các saponin tam thất bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng

cao ..........................................................................................................................17
2.4.2. Phương pháp đánh giá tương hợp giữa dược chất và tá dược tăng thấm ...18
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cải thiện khả năng thấm của saponin tam thất...18
2.4.4. Phương pháp bào chế .................................................................................21
2.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng của pellet..............................................24
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................28
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN................................................................29
3.1. Phương pháp định lượng saponin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ............29
3.1.1. Độ tuyến tính ..............................................................................................29
3.1.2. Tính thích hợp của hệ thống .......................................................................30
3.2. Kết quả cải thiện khả năng thấm saponin tam thất. ....................................30
3.2.1. Đánh giá tương tác giữa dược chất và tá dược. ..........................................30
3.2.2. Khả năng thấm của các PNS qua niêm mạc hỗng tràng sau 2 tuần ...........30
3.2.3. Ảnh hưởng của chất tăng thấm đến khả năng thấm của PNS trên niêm mạc
ruột .........................................................................................................................31
3.2.4. Đánh giá tác động của chất tăng thấm lên niêm mạc ..................................42
3.3. Bào chế pellet ...................................................................................................44
3.3.1. Bào chế pellet nhân ....................................................................................44
3.3.2. Bào chế pellet bao tan trong ruột................................................................48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .........................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

BOR

CRH40

Borneol
Cremophor RH 40

CT
CTCL
DC

Công thức
Chỉ tiêu chất lượng
Dược chất

DĐVN

Dược điển Việt Nam

EDTA
FTIR

Ethylenediamine tetraacetic acid
Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquid
chromatography)

HPMC
KBR

NaDe

Hydroxypropyl methylcellulose
Krebs – Bicarbonat Ringer
Natri deoxycholat

NaLS
ns
OA

Natri lauryl sulfat
Khác biệt kông có ý nghĩa thống kê
Acid oleic

PEG

Polyethylen glycol

PL
PNS
PVA
R1
Rb1
Rd
Re
Rg1

Phụ lục
Panax notoginseng
Polyvinyl alcohol

Notoginsenosid R1
Ginsenosid Rb1
Ginsenosid Rd
Ginsenosid Re
Ginsenosid Rg1

SD
SEM
SKD
TCCS
TCNSX
TEC
USP
β-CD
*

Độ lệch chuẩn (Standard deviation)
Kính hiển vi điện tử quét
Sinh khả dụng
Tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn nhà sản xuất
Triethyl citrat
Dược điển Mỹ (United States Pharmacopeia)
Beta cyclodextrin
Có ý nghĩa thống kê


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Sinh khả dụng của một số saponin trên động vật thí nghiệm ..........................5
Bảng 1.2 Các chất tăng thấm thường dùng ....................................................................9

Bảng 2.1. Các nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu...................................................15
Bảng 2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ..........................................................16
Bảng 2.3. Thành phần bào chế pellet ............................................................................21
Bảng 2.4. Thành phần hỗn dịch bao lớp cách ly [4]......................................................22
Bảng 2.5. Công thức dịch bao tan ở ruột .......................................................................23
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ tuyến tính ......................................................................29
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến khả năng thấm của PNS (n=3) ......30
Bảng 3.3. Hệ số thấm biểu kiến (Papp) của PNS đối với các vùng niêm mạc ruột non
.......................................................................................................................................31
Bảng 3.4. Hệ số thấm biểu kiến (Papp) của PNS khi phối hợp với Tween 80 (n=3)....33
Bảng 3.5. Hệ số thấm biểu kiến (Papp) của PNS khi phối hợp với CRH40 (n=3) .......34
Bảng 3.6. Hệ số thấm biểu kiến (Papp) của PNS khi phối hợp với NaLS (n=3) ..........35
Bảng 3.7. Hệ số thấm biểu kiến (Papp) của PNS khi phối hợp với Natri deoxycholat
(n=3) ..............................................................................................................................36
Bảng 3.8. Hệ số thấm biểu kiến (Papp) của PNS khi phối hợp với EDTA (n=3) .........37
Bảng 3.9. Hệ số thấm biểu kiến (Papp) của PNS khi phối hợp với borneol (n=3) .......38
Bảng 3.10. Hệ số thấm biểu kiến (Papp) của PNS khi phối hợp với beta cyclodextrin
(n=3) ..............................................................................................................................39
Bảng 3.11. Hệ số thấm biểu kiến (Papp) của PNS khi phối hợp với acid oleic (n=3) ..40
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tá dược dính đến hiệu suất và quá trình bồi ......................45
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược dính đến hiệu suất và quá trình bào chế .......45
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nồng độ chất rắn trong dịch bồi dần ..................................46
Bảng 3.15. Ảnh hưởng chất tăng thấm đến độ hòa tan DC ...........................................46
Bảng 3.16. Công thức pellet nhân bồi dần ....................................................................47
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu được đánh giá của pellet nhân (n=3)..................................47
Bảng 3.18. Đặc tính của pellet sau khi bao cách ly và bao film (n=3)..........................49
Bảng 3.19. Thử hòa tan pellet bao tan trong ruột ..........................................................49


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của notoginsenosid R1 (a) và ginsenosid Rb1 (b). ..............3
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của ginsenosid Rg1 (a) và ginsenosid Rd (b). .....................3
Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của ginsenosid Re. ...............................................................3
Hình 2.1. Bình khuếch tán dọc theo mơ phỏng bình Franz…………...………………18
Hình 3.1. Hệ số thấm biểu kiến của PNS trên niêm mạc hỗng tràng vừa xử lý và sau 2
tuần bảo quản ở -20oC ...................................................................................................31
Hình 3.2. Hệ số thấm biểu kiến của PNS trên các phân đoạn khác nhau của ruột non 32
Hình 3.3. Ảnh hưởng của Tween 80 đến hệ số thấm biểu kiến của các PNS ...............33
Hình 3.4. Ảnh hưởng của Cremophor RH40 đến hệ số thấm biểu kiến của các saponin
tam thất ..........................................................................................................................34
Hình 3.5. Ảnh hưởng của NaLS đến hệ số thấm biểu kiến của các saponin tam thất...35
Hình 3.6. Ảnh hưởng của NaDe đến hệ số thấm biểu kiến của các saponin tam thất...36
Hình 3.7. Ảnh hưởng của EDTA đến hệ số thấm biểu kiến của các saponin tam thất .37
Hình 3.8. Ảnh hưởng của borneol đến hệ số thấm biểu kiến của các PNS ...................38
Hình 3.9. Ảnh hưởng của beta cyclodextrin đến hệ số thấm biểu kiến của các saponin
tam thất ..........................................................................................................................40
Hình 3.10. Ảnh hưởng của acid oleic đến hệ số thấm biểu kiến của các saponin tam
thất .................................................................................................................................41
Hình 3.12. Hình ảnh mô học của niêm mạc ruột non ....................................................43


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa, Tam thất (Panax notoginseng) (Burk.) F. H. Chen, họ Nhân sâm
(Araliaceae) đã được coi là một vị thuốc quý có giá trị to lớn trong y học với nhiều tác
dụng dược lý tốt. Trong đó, các loại saponin nhóm triterpen là thành phần chính có
trong cây và đóng vai trị quan trọng trong tác dụng sinh học của tam thất. Saponin
trong tam thất (PNS) có nhiều tác dụng quý như chống xơ vữa động mạch, chống khối
u, cầm máu, làm lành vết thương, cải thiện lưu lượng và tuần hoàn máu,… Ngoài các
tác dụng truyền thống kể trên, gần đây, PNS được chứng minh còn có tác dụng điều
hịa nồng độ hormon steroid. Các ginsenosid là các saponin triterpenoid có cấu trúc

tương tự như các hormon steroid. Do vậy, các saponin này có thể tác dụng đối với quá
trình sinh tinh và chức năng tình dục bằng cách kích hoạt các receptor steroid [42].
Các saponin ginsenosid được phân loại vào nhóm III trong hệ thống phân loại
sinh dược học BCS do có độ hịa tan tốt và tính thấm thấp [12]. Ngồi ra, PNS có
nhược điểm là kém ổn định, bị thủy phân trong môi trường acid dịch vị, khả năng thấm
kém, khối lượng phân tử cao làm cho sinh khả dụng đường uống của PNS thấp [19],
[9]. Nhiều dạng bào chế khác nhau đã được nghiên cứu để cải thiện sinh khả dụng của
PNS, như pellet kết dính sinh học [15], viên nén giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm
thẩm thấu [6], bao tan trong ruột [50], viên nén kết dính sinh học [7],…
Pellet bao tan trong ruột đã được ứng dụng với nhiều dược chất khác nhau, có ưu
điểm là hạn chế lượng thuốc giải phóng tại dạ dày, do đó làm giảm kích ứng dạ dày và
giảm sự phân hủy của thuốc. Hơn nữa, pellet là một dạng bào chế với các hạt nhỏ, cầu,
tương đối đồng đều thuận lợi để bao tan trong ruột sẽ tạo điều kiện giải phóng, hấp thu
nhanh chóng dược chất tại ruột non so với dạng viên nén. Phát triển pellet bao tan
trong ruột chứa PNS để cải thiện một số đặc tính của hoạt chất như tính thấm và độ ổn
định. Tuy nhiên, các nghiên cứu về pellet saponin bao tan ở ruột lại chưa được nghiên
cứu và công bố nhiều ở trong nước. Bên cạnh đó, trong các phương pháp bào chế
pellet thì phương pháp bồi dần bằng thiết bị thích hợp có ưu điểm là sử dụng ít tá
dược, thiết bị đơn giản, đồng nhất về kích thước và tính chất chất bề mặt cao so với
phương pháp đùn – tạo cầu. Vì vậy, chúng tơi thực hiện đề tài “Nghiên cứu cải thiện
tính thấm saponin tam thất ứng dụng bào chế pellet bao tan trong ruột” để cải
thiện được sinh khả dụng của PNS với hai mục tiêu chính như sau:
1. Nghiên cứu cải thiện khả năng thấm của PNS qua niêm mạc ruột.
2. Bào chế được pellet cao khô tam thất bằng phương pháp bồi dần và bao tan
trong ruột.

1


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.1.

Tổng quan về tam thất

1.1.1. Tên khoa học
Tên khoa học: Panax notoginseng (Burkill) F. H. Chen.
Họ: Nhân sâm (Araliaceae).
Tên thường gọi: sâm tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất [3]; [2].
1.1.2. Phân bố
Tam thất có nguồn gốc ở phía nam Trung Quốc: cây được trồng nhiều ở các tỉnh
Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây. Ở Việt Nam, cây tam thất được
trồng từ lâu nhưng với số lượng ít tại một số tỉnh như: Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai
(Mường Khương, Bát Xát, Phà Lùng), Cao Bằng… tại các vùng núi cao 1200 – 1500
m [3].
1.1.3. Thành phần hóa học
Nhiều thành phần hóa học đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học từ tam
thất như các saponin, acid amin, polyacetylen, phytosterol, flavonoid, polysaccarid,…
Trong đó, Saponin được coi là thành phần chính trong Panax pseudoginseng [69],
[77].
Trong thực tế, đã có 100 loại saponin được phân lập và xác định, thuộc ba nhóm
ginsenosid, notoginsenosid và gypenosid [69]. Hầu hết các saponin trong cây tam thất
là các triterpen thuộc nhóm Dammaran với nhóm aglycon là 20(S)-protopanaxadiol
(nhóm Rb) hoặc 20(S)-protopanaxatriol (nhóm Rg) 35 trong số chúng có thể được
phân loại là thuộc nhóm protopanaxadiol, và 21 hợp chất cịn lại có thể được phân loại
là thuộc nhóm protopanaxatriol [66]. Thành phần và tỉ lệ saponin có sự khác nhau ở
các bộ phận khác nhau của Panax notoginseng, ginsenosid Rb1 phân bố nhiều ở tất cả
các bộ phận của cây – rễ, thân rễ và nụ hoa, Rg1 có nhiều trong thân và rễ, trong khi
đó Rg3 có hàm lượng lớn trong nụ hoa [51], [69].
Hiện nay, các nghiên cứu đã xác định được thành phần có tác dụng trị liệu chính
trong tam thất là các saponin nhóm triterpen. Trong đó, 5 loại saponin triterpen có hàm

lượng cao trong tam thất là notoginsenosid R1 (7 - 10%) [48], [32], ginsenosid Rb1
(30 - 36%) [58], [28], Rg1 (20 - 40%) [48], [58], Rd (5 - 8,4%) [32], [81] và Re (3,9 6%) [32], [73] chiếm tới khoảng 90% tổng số saponin trong tam thất được nghiên cứu
và ứng dụng trong thí nghiệm về dược lý [69], [68], [35]. Trong số các saponin này,
Rb1 và Rd được phân loại là saponin loại protopanaxadiol (PDS), trong khi Rg1, R1,
Re được phân loại là saponin loại protopanaxatriol (PTS) [86].
Trong số đó, ba saponin lần lượt là ginsenosid Rb1, ginsenosid Rg1 và
notoginsenosid R1 là thành phần có tác dụng chính trong tam thất và được chọn làm
hợp chất tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tam thất [69].
2


a

b

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của notoginsenosid R1 (a) và ginsenosid Rb1 (b).

a

b

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của ginsenosid Rg1 (a) và ginsenosid Rd (b).

Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của ginsenosid Re.
Hàm lượng saponin tồn phần trong Panax notoginseng được ước tính khoảng
15%, và phụ thuộc vào tùy từng loài, tuổi, bộ phận của cây, cách bảo quản, phương
pháp thu hoạch, thời vụ thu hoạch và phương pháp chiết xuất [49], [83].
Theo Dược điển Việt Nam V, hàm lượng notoginsenosid R1 khơng ít hơn 0,4%
và tổng hàm lượng ba saponin notoginsenosid R1, ginsenosid Rb1 và Rg1 không ít
hơn 5% trong mẫu dược liệu rễ củ khô kiệt.

Trong khi đó theo Dược điển Trung Quốc 2015 thì tổng hàm lượng ba saponin
notoginsenosid R1, Rb1 và Rg1 không được ít hơn 5% trong dược liệu khơ kiệt. Cịn
đối với saponin tồn phần thì hàm lượng notoginsenosid R1 ở mức khoảng 5,0%,
3


ginsenosid Rg1 khơng ít hơn 25,0%, ginsenosid Re khơng được ít hơn 2,5%,
ginsenosid Rb1 không ít hơn 30,0%, ginsenosid Rd không nhỏ hơn 5,0%. Tổng hàm
lượng 5 saponin này không được ít hơn 75% (dùng đường uống) hoặc 85% (dùng
đường tiêm) [21].
Saccharid được phân lập từ P.notoginseng bao gồm monosaccharid,
oligosaccharid và polysaccharid. Polysaccharid tồn tại trong nhiều bộ phận của loại
cây này, với hàm lượng cao nhất trong rễ chính. Các nghiên cứu khoa học đã chứng
minh rằng các polysaccharid trong tam thất có tác dụng miễn dịch nhất định, hoạt tính
bổ trợ và kích thích miễn dịch [66], [69].
Có hơn 19 loại acid amin được phân lập từ cây tam thất và 7 trong số đó được coi
là acid amin thiết yếu. Đặc biệt, dencichin, một acid amin phi protein, có cấu trúc là
acid β-N-oxalyl-L-α,β-diaminopropionic, đã được báo cáo có tác dụng cầm máu ở liều
thấp và tăng tiểu cầu invivo [85], [66], [69].
Các thành phần dầu dễ bay hơi trong PPG gồm tecpen, rượu, andehyd, olefin và
ankan. Tecpen được coi là một thành phần quan trọng vì tỷ lệ tương đối cao trong hợp
chất. Hơn 91 chất dễ bay hơi đã được phân lập từ dầu của hoa nụ hoa tam thất, với các
thành phần chính là spathulenol (12,19%), α‐gurjunen (6,73%), bicyclogermacren
(6,57%), germacren‐D (5,26%) và bicycloelemen (3,55%) [53].
Ngoài các hợp chất hóa học được liệt kê ở trên, cịn có các thành phần khác được
phân lập từ PNS, bao gồm icarisid B6, guanosin hydrat, acid béo, các nguyên tố vơ cơ
và muối khống [69].
1.1.1. Tác dụng sinh học của các saponin trong tam thất
PNS mang lại nhiều tác dụng sinh học khác nhau, được sử dụng rộng rãi trong
các nghiên cứu hoặc ứng dụng y tế, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, tiểu đường, tổn

thương phổi cấp tính, ung thư, các bệnh tim mạch và các tác dụng có lợi khác (cải
thiện cung cấp và tuần hồn máu cục bộ, giảm đau, hạ lipid máu, chống phù nề, chống
oxy hóa, chống viêm [78]) [77].
PNS đã được sử dụng như một thành phần chính trong nhiều loại thuốc, đã được
cấp bằng sáng chế để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau và đã được chứng
minh có hiệu quả trên các mơ hình động vật bị tổn thương do thiếu máu cục bộ, huyết
khối động mạch, rối loạn tim mạch, bệnh Alzheimer, tiểu đường và béo phì, rối loạn
cương dương, chống thối hóa thần kinh, nhiễm độc thần kinh, tổn thương nội tạng và
ung thư [27], [42], [43], [44], [55], [88].
Các chức năng bảo vệ của PNS đối với hệ thống tim mạch bao gồm ức chế kết
tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu, cải thiện chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân
tăng huyết áp và tác dụng chống viêm [80]. PNS có thể bảo vệ các tế bào cơ tim khỏi
quá trình chết theo chương trình do thiếu máu cục bộ gây ra ở cả mơ hình in vivo và in
4


vitro thơng qua kích hoạt đường truyền tín hiệu PI3K/Akt [80]. PNS hữu ích về mặt trị
liệu để cải thiện các tổn thương do thiếu máu cơ tim bằng cách giảm stress oxy hóa và
ức chế tế bào viêm [37].
PNS có thể thúc đẩy vi tuần hồn mạch máu, thể hiện tác dụng chống ung thư
trong các bệnh ung thư khác nhau: ung thư đại trực tràng [67], ung thư gan [47], ung
thư phổi [79], u lympho, ung thư tuyến tụy và ung thư vú. Nghiên cứu của Linying Xia
và cộng sự cho thấy PNS thúc đẩy quá trình tạo và kết nối các tế bào nội mô mạch
máu khối u, cho thấy vai trị chính của EphA2 trong sự kết dính tế bào nội mơ và hình
thái mạch máu khối u. PNS ức chế sự phát triển và di căn của ung thư vú bằng cách ức
chế EphA2, cải thiện môi trường vi mô miễn dịch của bệnh ung thư vú và thúc đẩy q
trình bình thường hóa các mạch máu khối u [74].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy saponin cịn có tác dụng điều hịa hormon
steroid. Các ginsenosid là các saponin triterpenoid có cấu trúc tương tự như các
hormon steroid. Do vậy, các saponin này có thể tác dụng đối với quá trình sinh tinh và

chức năng tình dục bằng cách kích hoạt các receptor steroid [13]. Ginsenosid Rb1 và
Re đã được báo cáo là chất chủ vận androgen, qua đó các ginsenosid này kích thích
sản xuất NO thơng qua việc kích hoạt NOS [84], [82]. Ginsenosid Re cũng có thể cải
thiện rối loạn chức năng cương dương ở chuột bằng cách tạo ra NO [84].
1.2. Đặc tính của các saponin trong tam thất
1.2.1. Đặc tính lý hóa và sinh khả dụng
PNS có khả năng hịa tan trong nước tốt [16], [76]. Cấu trúc của PNS bao gồm
nhóm chức kỵ nước steroid aglycon và một nhóm chức ưa nước bao gồm các đường ở
chuỗi bên; do đó độ hịa tan của các nó bị ảnh hưởng đáng kể bởi số lượng các phân tử
đường gắn liền trong các cấu trúc [72]. Tuy nhiên, do kém ổn định, bị thủy phân trong
môi trường acid dịch vị, glycosidase và hệ vi khuẩn đường ruột trong mơi trường tiêu
hóa [52]; khả năng thấm kém và khối lượng phân tử cao (lớn hơn 800 g/mol) là những
nguyên nhân chính dẫn đến sinh khả dụng kém của PNS [75], [9], [45], [20], [10]. Hệ
số thấm Papp của các saponin R1, Rb1, Rg1, Rd và Re khoảng từ 1 × 10−7 cm·s−1 tới 1 ×
10−6 cm·s−1 (nhỏ hơn 10−5 cm·s−1) [18].
Bảng 1.1. tóm tắt một số nghiên cứu về sinh khả dụng của một số saponin trên
động vật thí nghiệm.
Bảng 1.1 Sinh khả dụng của một số saponin trên động vật thí nghiệm
Hợp chất

Động vật

Liều đường uống
(mg/kg)

Sinh khả dụng đường
uống (%)

TLTK


Rb1

Chuột

10

4,35

[20]

Rd

Chuột

25

2,36

[14]

5


Rg1

Chuột

10

18,40


[20]

Rg1

Chuột

79

6,06

[14]

Re

Chuột

13

7,06

[14]

Re

Chuột

10

0,28


[11]

1.2.2. Một số nghiên cứu cải thiện sinh khả dụng của các ginsenosid và các
saponin trong tam thất.
Năm 2008, nghiên cứu sử dụng phức hợp của PNS với phospholipid đã đưa ra
bằng chứng rằng các phospholipid có thể kết hợp với hai thành phần hoạt động của
PNS và tạo thành phức hợp PNS-phospholipid. Phức hợp này đã làm tăng đáng kể khả
năng hòa tan của ginsenosid Rg1 và Rb1. Kết quả thử nghiệm trên chuột in vivo cho
thấy sinh khả dụng đường uống được tăng lên đáng kể nhờ các công thức dựa trên
lipid bao gồm phức hợp PNS-Phospholipid và các este khác nhau. Sinh khả dụng của
ginsenosid Rg1, Rb1 ở chuột tăng nhẹ sau khi uống phức hợp PNS-phospholipid so
với dung dịch hòa tan PNS. [76].
Nghiên cứu của Liangyu Shao và cộng sự thử nghiệm trên chó beagle cho thấy
SKD của viên nang thẩm thấu chứa saponin toàn phần có và khơng có borneol đều
tăng lên đáng kể so với viên nén có sẵn trên thị trường. Đáng chú ý, borneol cũng được
chỉ ra như một chất tăng thấm nội bào, tạo điều kiện hấp thu cho R1, Rg1 và Re từ đó
có vai trị quan trọng trong cải thiện đáng kể sinh khả dụng của PNS [61].
Năm 2021, Wen Fu và cộng sự sử dụng các hạt nano sử dụng chất mang
lecithin/zein, trong đó zein được sử dụng làm thành phần protein để thay thế protein có
nguồn gốc động vật nhằm tăng khả năng kháng acid và enzym, trong khi lecithin được
dùng làm chế phẩm lipid để cải thiện khả năng hấp thu PNS qua đường uống cũng như
tăng khả năng nạp thuốc của PNS vào các chất mang nano. Kết quả kiểm tra độ ổn
định cho thấy PNS-lecithin-zein (PLZ-NPs) có khả năng kháng acid và enzym tiêu hóa
của mơi trường đường tiêu hóa. Các nghiên cứu về vận chuyển tế bào đã chứng minh
rằng tính thấm của PLZ-NPs trong mơ hình đồng ni cấy Caco-2/HT29-MTX cao
gấp 1,5 lần so với PNS. Hệ số Papp của PLZ-NP cao hơn lần lượt là 1,75 và 1,80 lần
so với PNS ở hồi tràng và hỗng tràng. Thử nghiệm dược động học in vivo trên chuột
cho thấy sinh khả dụng đường uống của PLZ-NPs cao gấp 1,71 lần so với PNS tự do
[34].

Năm 2023, Yaru Wang và cộng sự, đã nghiên cứu về viên nang bao tan trong
ruột chứa hệ phân phối thuốc tự nhũ hóa kép (PNS-SDE-ECC) để tăng cường sinh khả
dụng đường uống và tác dụng chống viêm của PNS đối với viêm loét đại tràng, có khả
năng phân hủy sinh học nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, PNS-SDE-ECC thể hiện
sự giải phóng PNS bền vững trong vịng 24 giờ và nghiên cứu độ ổn định chỉ ra rằng
PNS-SDE-ECC ổn định ở nhiệt độ phòng trong tối đa 3 tháng. Hơn nữa, so với viên
6


nang dạ dày PNS, sinh khả dụng tương đối của notoginsenosid R1, ginsenosid Rg1,
Re, Rb1 và Rd trong PNS-SDE-ECC đã tăng lên lần lượt 4,83; 10,78; 9,25; 3,58 và
4,63 lần. Quan trọng hơn là PNS-SDE-ECC làm giảm đáng kể tổn thương viêm gây ra
ở ruột kết bằng cách điều chỉnh sự biểu hiện của TNF – α, IL-4, IL-13 và các cytokin
MPO [70].
1.3. Chất tăng thấm
1.3.1. Một số chất tăng thấm và cơ chế tác động
1.3.1.1. Các yêu cầu đối với tá dược tăng thấm
Theo Barry (1983), một chất tăng thấm lý tưởng phải có đặc điểm sau [40]:
-

Có tác dụng cải thiện hấp thu nhanh và nhất quán, trong thời gian nhất định, phù
hợp và có thể dự đốn được.

-

Sau khi loại bỏ khỏi niêm mạc, vùng mơ đó phải trở về đặc tính hấp thu ban đầu.
Khơng độc và khơng có tác dụng tồn thân.
Khơng làm tổn thương bề mặt niêm mạc hấp thu.

Tương hợp hóa lý với các dược chất và tá dược khác.

Có thể sử dụng dài ngày.
Hiện nay có rất ít tá dược tăng thấm đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên. Do đó
tùy thuộc vào tính chất của dược chất, mục đích sử dụng mà lựa chọn các chất tăng
thấm phù hợp.
1.3.1.2. Cơ chế tác động của chất tăng thấm
Sau khi hòa tan vào dịch tiêu hóa, dược chất có thể hấp thu qua niêm mạc vào
tuần hoàn theo các con đường sau:
-

- Xuyên bào: các dược chất có khối lượng phân tử nhỏ được vận chuyển thụ động
qua màng, các chất phân cực hoặc ion hóa được vận chuyển tích cực qua màng, các đại
phân tử được vận chuyển xuyên bào bằng con đường endocytosis và transcytosis [40].
- Qua kẽ tế bào: các tế bào được nối với nhau bằng những liên kết chặt chẽ, các
liên kết này có thể đóng mở theo kích thích sinh lý. Các chất kỵ nước như protein,
peptid được vận chuyển qua con đường này.
Các chất tăng thấm tác động lên niêm mạc hấp thu theo các cách sau:
Tác động lên lớp màng nhầy trên niêm mạc
Chất nhầy bao phủ trên bề mặt niêm mạc tiêu hóa là một lớp khơng di động, có
tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự khuếch tán của dược chất. Thành phần cấu tạo
của lớp nhầy gồm 95% là nước, mucin (thường không quá 5%), các muối vô cơ
(khoảng 1%), các carbohydrat và chất béo. Sự hấp thu của dược chất có liên quan tới
tương tác của dược chất với lớp nhầy. Các dược chất thường liên kết không chọn lọc
với glycoprotein của lớp nhầy. Dược chất liên kết với lớp nhầy càng nhiều, khả năng
hấp thu càng giảm do giảm nồng độ dược chất ở dạng tự do [40].
7


Các polyme kết dính sinh học tham gia vào thành phần lớp nhầy, ban đầu bao
phủ bề mặt lớp nhầy, sau đó thâm nhập vào cấu trúc của lớp nhầy. Từ đó làm giảm
chức năng của lớp nhầy và tăng tính thấm của dược chất. Chitosan là một polyme kết

dính sinh học, đã được sử dụng để tăng khả năng hấp thu của atenolol do giảm sản
sinh lớp nhầy khi nghiên cứu nuôi cấy tế bào (HT29-H) [40].
Tác động lên các thành phần màng tế bào.
Các muối mật, chất diện hoạt anion, chất diện hoạt khơng ion hóa, glycerid mạch
trung bình, các salicylat, acyl amino acid, acyl carnitin, lysolecithin, acid ethylen
diamin tetracetic (EDTA)…là những chất đầu tiên được sử dụng để cải thiện tính thấm
của các dược chất phân cực như protein và peptid.
Cơ chế tác dụng thường gặp của các chất tăng thấm có khối lượng phân tử nhỏ là
hòa tan các phospholipid và protein màng tế bào. Các chất tăng thấm có tác dụng bề
mặt thường trộn lẫn với lớp lipid kép màng tế bào, nên được hấp thu một phần. Các
chất này không chỉ phá hủy mạnh màng tế bào mà cịn gây ra các độc tính không mong
muốn do chúng thâm nhập được vào các bào quan bên trong. Người ta đã quan sát
thấy tế bào bị thay đổi hình dạng và tổn thương lớp màng lipid khi tiếp xúc với natri
laurylsulfat, natri taurodihydrofusidat và polysorbat 80.
Tác động lên khe liên kết giữa các tế bào
Mối nối chặt giữa các tế bào là hàng rào ngăn cản quá trình hấp thu của các đại
phân tử và các chất phân cực. Cấu trúc và tính thấm của các mối nối này bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố sinh học như: nồng độ AMP vòng (cAMP), nồng độ calci nội bào, tải
lượng chất nhầy nhất thời [40]. Các chất điều chỉnh khả năng đóng mở của các liên kết
màng tế bào là các chất tạo phức chelat với calci, protein kinase C, cytochalasins B
hoặc D và độc tố Clostridium difficile [40].
Các chất tạo phức chelat với ion calci (như EDTA, EGTA) đã được báo cáo là
làm tăng khả năng thấm qua kẽ tế bào của nhiều chất. Những chất này tạo ra các thay
đổi trong sinh lý tế bào như gián đoạn các sợi actin và các điểm nối, giảm độ liên kết
giữa các tế bào và kích hoạt các protein kinase. EGTA tác động lên các phân tử kết
dính phụ thuộc Ca2+, gây biến đổi các liên kết chặt chẽ do làm bộ xương vi sợi liên kết
với các liên kết co lại [40].
Bảng dưới đây tóm tắt một số nhóm chất tăng thấm thường dùng hiện nay. Một
chất tăng thấm có thể tác dụng theo nhiều cơ chế khác nhau. Việc lựa chọn chất tăng
thấm dựa vào đặc tính của dược chất, cơ chế tác dụng và độ an toàn của các chất tăng

thấm.

8


Bảng 1.2 Các chất tăng thấm thường dùng
Chất tăng thấm

Nhóm

Chất diện hoạt

Acid béo

Cyclodextrin
Chất tạo phức
chelat

Polyme mang điện
tích dương

Cơ chế

Đường hấp thu

Natri laurylsulfat
Polyoxyethylen
lauryl ether

Gây xáo trộn chuỗi

phospholipid acyl

Muối mật:

Giảm độ nhớt lớp

Na-deoxycholat
Na-glycocholat

nhầy
Ức chế peptidase

Acid oleic
Acid béo mạch
ngắn

Gây xáo trộn chuỗi
phospholipid acyl

Xuyên bào
Qua kẽ tế bào

α-, β- và γcyclodextrin

Tham gia vào thành
phần màng tế bào

Xuyên bào

EDTA


Xuyên bào
Qua kẽ tế bào

Tạo phức với Ca2+

Xuyên bào, qua kẽ
tế bào

Polycrylat

Mở mối nối tế bào

Qua kẽ tế bào

Muối chitosan

Các tương tác tĩnh
điện với nhóm

Trimethyl chitosan

mang điện tích âm
của glycocalyx

Qua kẽ tế bào

1.3.2. Mơ hình nghiên cứu đánh giá và cải thiện tính thấm
Các phương pháp tiếp cận mơ tả tính thấm của thuốc dựa trên nhiều mơ hình
khác nhau: buồng Ussing; Franz cell, túi ruột lộn ngược,…Mỗi phương pháp đều có

ưu và nhược điểm, cho phép đánh giá sơ bộ và so sánh mối tương quan hấp thu ở động
vật và người.
Ngày nay, hầu hết các nghiên cứu về tính thấm của thuốc trên các mơ ruột ex
vivo được tiến hành trên mơ hình buồng khuếch tán. Về hướng dịng dung dịch, các
buồng khuếch tán có thể được phân loại theo chiều ngang (ví dụ: buồng Ussing), hoặc
dọc (ví dụ: Franz cell).
Mơ hình Franz cell.
Trong mơ hình này, một phần niêm mạc ruột có kích thước phù hợp được đặt
trên một khoang chứa đầy đệm sinh lý (ngăn nhận được làm đồng nhất bằng khuấy từ)
(luôn được điều hòa ở 37oC). Thuốc cần thử nghiệm được thêm vào ngăn cho (luôn
được khuấy trộn bằng hỗn hợp 95% oxy (O2), 5% carbon dioxid (CO2); hỗn hợp này
không chỉ đảm bảo cung cấp đủ O2 cho mô mà cịn tạo ra sự lưu thơng chất lỏng trong
9


cả 2 ngăn cho và nhận). Ở các khoảng thời gian xác định, các mẫu được lấy ra khỏi
ngăn nhận và được định lượng bằng phương pháp thích hợp. Lượng mẫu được lấy ra
khỏi ngăn nhận, ngay lập tức được thay thế bằng cùng một thể tích dung dịch đệm mới
(dung dịch đệm mới được điều nhiệt ở 37oC) để duy trì thể tích khơng đổi. Phương
pháp này có một số ưu và nhược điểm sau [57]:
❖ Ưu điểm
➢ Duy trì được tính tồn vẹn của màng
➢ Có thể nghiên cứu sự khác biệt trong hấp thu thuốc giữa các vùng niêm mạc
đường tiêu hóa
➢ Sử dụng một lượng thuốc tương đối nhỏ để thực hiện nghiên cứu
➢ Cho phép nghiên cứu tính thấm của thuốc trong các điều kiện sinh lý khác
nhau.
❖ Nhược điểm:
➢ Kỹ thuật thực hiện hình thành bọt khí dưới màng để khơng gây ra sai số.
Mơ hình buồng Ussing

Kỹ thuật buồng Ussing lần đầu được phát triển bởi Ussing và Zerahn để nghiên
cứu sự vận chuyển ion qua biểu mơ da ếch và sau đó được Grass và Sweetana điều
chỉnh để đánh giá tính thấm của thuốc qua niêm mạc ruột. Phương pháp nghiên cứu
được thực hiện tương tự như đánh giá tính thấm của thuốc trên bình Franz. Chỉ khác
hỗn hợp 95% O2, 5% CO2 được sục vào cả ngăn cho và nhận. Ưu điểm của kỹ thuật
này là có thể kết hợp nghiên cứu được cả tính thấm và q trình chuyển hóa của thuốc,
cung cấp một mơ hình hồn chỉnh hơn để dự đoán khả năng hấp thu của thuốc trong cơ
thể. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng tồn tại một số hạn chế như: mất tương đối nhanh khả
năng tồn tại của các mơ trong các thí nghiệm; những thay đổi về hình thái và chức
năng của các protein vận chuyển trong q trình loại bỏ và gắn kết các mơ [57]
Mơ hình lộn ruột
Hiện nay, kỹ thuật lộn ruột được sử dụng như một công cụ để nghiên cứu các cơ
chế và động học hấp thu in vitro của thuốc. Trong mơ hình ruột lộn ngược, một đoạn
ruột (2 đến 4 cm) nhanh chóng được lấy ra khỏi động vật đã được gây mê, rửa sạch
bằng dung dịch đệm hoặc nước muối, lộn ngược qua một ống (thanh mạc trở thành
mặt trong của túi và niêm mạc tiếp xúc với dung dịch đệm bên ngoài). Mỗi đầu túi
được buộc lại, túi chứa đầy dung dịch đệm có oxy và được trong cốc chứa thuốc thử
10


nghiệm; sự tích lũy thuốc ở ngăn bên trong được đo lường sau một khoảng thời gian
xác định.
Ưu điểm của kỹ thuật này bao gồm: nhanh chóng, khơng tốn kém, nhiều loại
thuốc có thể thử nghiệm đồng thời; thuận tiện cho nghiên cứu tác dụng của Pglycoprotein và vai trò của các chất vận chuyển này đối với việc vận chuyển qua niêm
mạc ruột [65]; diện tích bề mặt tương đối lớn để hấp thu và có sự hiện diện của lớp
chất nhầy [22].
Nhược điểm: khả năng tồn tại của mơ, tổn thương hình thái mơ trong khi lộn
ngược [31]; lớp cơ thường khơng được loại bỏ trong mơ hình này có thể đánh giá thấp
việc vận chuyển các thuốc có xu hướng liên kết với các tế bào cơ [22].
Trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển các chế phẩm đường uống chứa dược

chất có tính thấm kém, một trong những mối quan tâm quan trọng nhất là có một mơ
hình dự đốn tốt để đánh giá và cải thiện thấm qua đường tiêu hóa ở người. Do đó,
nhiều mơ hình đã được phát triển với mức độ khác nhau, sở hữu những ưu và nhược
điểm riêng. Trong đó, mơ hình đánh giá khả năng thấm bằng thiết bị bình Franz, gần
đây đã được sử dụng rộng rãi hơn với thuốc đường uống, kết quả của các nghiên cứu
cho thấy có thể sử dụng mơ hình này trong đánh giá tính thấm của các thuốc đường
uống [30], [25].
1.3.3. Một số nghiên cứu cải thiện tính thấm của saponin.
Năm 2005, FengLing và Jiang Xue Hua đã tiến hành nghiên cứu cơ chế hấp thu
của notoginsenosid R1 và ginsenosid Rg1 trên chuột. Vị trí hấp thu tối ưu cho cả hai
hợp chất này được tìm thấy là tá tràng, điều này cho thấy sinh khả dụng của chế phẩm
PNS dùng đường uống là tương đối thấp. Cuối cùng, tác dụng của một số chất tăng
cường hấp thu R1 và Rg1 đã được nghiên cứu. Người ta phát hiện ra rằng, carbomer
và borneol có thể tăng cường tính thấm của R1 và Rg1 trên thành ruột (p < 0,05), phù
hợp có thể cải thiện khả năng hấp thu của PNS và tăng sinh khả dụng của nó.
Carbomer hoạt động bằng cách liên hợp với Ca2+, và làm giảm nồng độ của Ca2+ trong
dịch ngoại bào để liên kết chặt chẽ phụ thuộc vào nồng độ của Ca2+ trong dịch ngoại
bào có thể được mở ra, và tế bào vận tải tăng lên. Ngồi ra, khả năng kết dính sinh học
của carbomer có lợi trong việc tạo thuận lợi cho sự hấp thu. Borneol được biết đến
trong y học cổ truyền Trung Quốc như một chất tăng hấp thu phổ biến, và cơ chế tăng
hấp thu của nó là kích hoạt phospholipase và tăng nồng độ cyclohexanehexol
triphosphat, giải phóng Ca2+ vào dịch nội bào được tăng lên và liên kết chặt chẽ phụ
thuộc vào Ca2+ có thể mở được [46].
11


Năm 2015, Fei Hao và cộng sự đã phát triển hệ thống phân phối thuốc
proliposome sử dụng natri deoxycholat làm muối mật để cải thiện sinh khả dụng
đường uống của saponin quả Ginseng ở chuột. Kết quả cho thấy các proliposome đã
tăng cường đáng kể sinh khả dụng của thuốc, khả năng hấp thu trong đường tiêu hóa

và giảm thời gian đào thải ginsenosid Re ở chuột [38].
Nghiên cứu của Seongkyu Kim và cộng sự cho thấy borneol đã tăng cường đáng
kể (p < 0,05) tính thấm và sự hấp thu qua đường uống của PNS [41].
Từ các nghiên cứu trên, nhận thấy các tá dược tăng thấm với những cơ chế tác
động khác nhau có thể cải thiện đáng kể khả năng thấm qua niêm mạc ruột của
saponin, nhờ đó cải thiện sinh khả dụng, giúp saponin hấp thu tốt hơn qua đường tiêu
hóa.
1.4. Bào chế pellet bằng phương pháp bồi dần
Trong bào chế, pellet được xem là những “ hạt thuốc nhỏ” có dạng hình cầu hoặc
gần như cầu, thường có đường kính từ 0,5 mm đến 1,5 mm, được hình thành do quá
trình liên kết các tiểu phân dược chất với các tá dược khác nhau [36].
Pellet có thành phần cơ bản tương tự như viên nén về dược chất và các loại tá
dược. Các loại tá dược thường được dùng trong bào chế pellet bao gồm tá dược độn, tá
dược tạo cầu, tá dược trơn, tá dược chống dính và tá dược rã.
Bào chế pellet bằng phương pháp bồi dần là phương pháp được thực hiện bằng
sự bồi, bám dần của nhiều lớp dược chất và tá dược liên tiếp lên bề mặt của các nhân
có sẵn cho tới khi thu được pellet có kích thước mong muốn. Có 2 phương pháp bồi
dần sau:
- Bồi dần từ dung dịch hoặc hỗn dịch: Dược chất và tá dược được hồ tan hoặc
phân tán trong dung mơi thích hợp có sẵn tá dược dính đã hồ tan. Sau đó phun dịch
bồi này lên bề mặt các nhân có sẵn. Khi dung mơi bay hơi thì các chất tan sẽ kết tinh
lại và bám dính trên bề mặt của nhân. Quá trình này lặp lại nhiều lần cho đến khi thu
được pellet có kích thước mong muốn.
Phương pháp bồi dần từ dung dịch hoặc hỗn dịch có ưu điểm là pellet có độ đồng
nhất cao về hàm lượng, kích thước và tính chất bề mặt. Tuy nhiên phương pháp này
đòi hỏi thiết bị chuyên dụng mới cho hiệu suất cao.
Thiết bị bào chế pellet bằng phương pháp bồi dần từ dung dịch hoặc hỗn dịch:
• Thiết bị bao tầng sơi
• Nồi bao thường/ Nồi bao cải tiến
- Bồi dần từ bột mịn: Phun tá dược dính đều khắp lên bề mặt các nhân, sau đó

thêm bột mịn dược chất và tá dược hoặc bột mịn dược chất vào khối nhân đã được

12


thấm ẩm. Quá trình này lặp lại nhiều lần cho đến khi thu được pellet có kích thước
mong muốn.
Phương pháp bồi dần từ bột mịn có ưu điểm là khơng đòi hỏi trang thiết bị phức
tạp nhưng nhược điểm là thời gian tạo pellet kéo dài, hiệu suất không cao khi sử dụng
nồi bao thông thường
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bồi/ bao pellet bằng thiết bị bao tầng sôi bằng kỹ
thuật Wurster.
Yếu tố công thức:
- Pellet nhân: cần sử dụng một lượng pellet phù hợp. Tăng lượng pellet nhân làm
tăng khả năng tiếp xúc của pellet với dịch và làm tăng hiệu suất bao [59].
- Tỷ lệ chất rắn trong dung dịch/ hỗn dịch: Tỷ lệ chất rắn cao làm giảm thời gian
bồi. Tuy nhiên khi tỷ lệ chất rắn quá cao làm tăng độ nhớt của dung dịch/ hỗn dịch,
cần áp suất phun lớn dẫn đến dịch bám không đều, nhiều bụi và giảm hiệu suất bồi.
- Tá dược dính: loại tá dược dính và nồng độ sử dụng phải đảm bảo đủ khả năng
kết dính các tiểu phân với nhân bồi [59].
- Dung môi: dung mơi phải đảm bảo độ tan của tá dược dính và bay hơi được
trong quá trình bao/ bồi. Độ nhớt và đặc tính của dung mơi ảnh hưởng đến khả năng
khuếch tán dịch bồi trên bề mặt pellet [59].
Yếu tố về thơng số q trình:
- Tốc độ thổi khí: ảnh hưởng đến khả năng bay hơi dung môi và xáo trộn pellet.
Tốc độ thổi khí quá cao sẽ làm khối nhân bao có khối lượng và kích thước nhỏ bay quá
cao và không nhận được dịch bao.
- Nhiệt độ đầu vào: nhiệt độ đầu vào quá cao sẽ làm dung môi bay hơi nhanh
hơn. Tuy nhiên nếu nhiệt độ đầu vào quá cao sẽ gây ra hiện tượng bay hơi dung môi
quá nhanh, lượng bụi trong buồng bao nhiều hoặc chất rắn tích tụ ở đầu súng phun gây

tắc súng.
- Áp suất súng phun: áp suất súng phun yếu làm bề mặt pellet thơ ráp, tăng áp
suất khí phun làm giảm kích thước giọt phun, dung mơi bay hơi nhanh hơn và các hạt
chất rắn bám mịn trên pellet đồng thời khi áp suất này cao, lượng pellet vào ống
wuster nhiều hơn dẫn tới hiệu suất bao cao hơn. Tuy nhiên, nếu áp suất súng phun cao
quá sẽ làm các pellet va đập và phá vỡ cấu trúc màng bao trên pellet.
- Tốc độ phun dịch: cần phù hợp với lượng pellet và khả năng phun – sấy của
thiết bị. Tốc độ phun dịch chậm sẽ tốn thời gian nhưng tốc độ phun dịch quá nhanh sẽ
gây ướt và dính pellet.
1.5. Một số nghiên cứu về pellet chứa các saponin từ tam thất
Năm 2018, X. N. Chen và cộng sự thực hiện nghiên cứu so sánh các pellet kết
dính sinh học của saponin Panax notoginseng (PNS) với chế phẩm thông thường về
13


mặt dược động học trên chuột cống. Các chất kết dính sinh học được dùng trong thử
nghiệm: hydroxypropyl metylcellulose (HPMC), chitosan và carbopol (tỉ lệ 1:1:1). Kết
quả cho thấy giá trị AUC của năm thành phần saponin R1, Rg1, Re, Rb1 và Rd trong
pellet kết dính đã tăng lên đáng kể so với giá trị của pellet thông thường. Pellet khơng
sử dụng polyme kết dính sinh học giải phóng và chuyển hóa nhanh, trong khi pellet sử
dụng polyme kết dính sinh học kéo dài thời gian lưu thuốc. Nghiên cứu cũng cho thấy
sử dụng borneol cải thiện tính thấm của các saponin [29].
Năm 2021, Zhao và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đánh giá pellet bao tan ở
ruột – giải phóng kéo dài trên chuột. Eudragit NE30D được sử dụng là tá dược kiểm
sốt giải phóng, Opadry là polyme bao tan ở ruột. Kết quả thử nghiệm trên chuột cống
cho thấy pellet bào chế được làm giảm Cmax, tăng AUC, thời gian lưu thuốc trong cơ
thể và Tmax khi so sánh với pellet khơng bao [87].
Trong khóa luận báo cáo tốt nghiệp tại trường Đại học Dược Hà Nội, 2022, Mỵ
Thị Khánh Huyền đã xây dựng được công thức bào chế pellet bằng phương pháp đùn –
tạo cầu, xây dựng được công thức của dịch bao tan trong ruột và đánh giá sơ bộ pellet

tạo thành bằng phương pháp đùn – tạo cầu. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, mặc dù
đã xác định được các saponin trong tam thất có hạn chế về tính thấm nhưng tác giả vẫn
chưa triển khai được nghiên cứu cải thiện nhược điểm đã nêu của hoạt chất để có thể
nâng cao sinh khả dụng của thuốc khi ứng dụng vào dạng bào chế [5].
Các nghiên cứu dược động học cho thấy rằng các saponin loại dammaran có sinh
khả dụng đường uống thường dưới 6% [8]. Tính chất kém ổn định, bị thủy phân trong
môi trường acid dịch vị, khả năng thấm kém, khối lượng phân tử cao làm cho sinh khả
dụng của PNS kém [19], [9], [17]. Do đó cần phải tăng tính thấm qua niêm mạc đường
tiêu hóa, để PNS hấp thu tốt hơn. Đồng thời, nghiên cứu dạng bào chế bao tan trong
ruột với các dạng chế phẩm đường uống, để PNS không bị ảnh hưởng của môi trường
acid dịch vị, glycosidase và hệ vi khuẩn đường ruột trong mơi trường tiêu hóa.

14


CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Pellet saponin cao khô tam thất bao tan ở ruột.
2.2. Nguyên liệu, thiết bị
2.2.1. Nguyên, vật liệu.
Các ngun liệu và hóa chất chính được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu
STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn


Cao khô tam thất (độ tinh khiết
notoginsenosid R1; 6,34%;
1

ginsenosid Rg1; 31,29%;
ginsenosid Re; 3,21%; ginsenosid

Việt Nam

TCCS

Rb1; 31,17%; ginsenosid Rd;
8,45%)
2

Chuẩn Notoginsenosid R1 (độ tinh

ChemFaces,

khiết 98%)

Trung Quốc

Tinh khiết HPLC

3

Chuẩn Ginsenosid Rg1 (độ tinh khiết ChemFaces,
98%)
Trung Quốc


Tinh khiết HPLC

4

Chuẩn Ginsenosid Re (độ tinh khiết
98%)

ChemFaces,
Trung Quốc

Tinh khiết HPLC

5

Chuẩn Ginsenosid Rd (độ tinh khiết
99,7%)

ChemFaces,
Trung Quốc

Tinh khiết HPLC

6

Chuẩn Ginsenosid Rb1 (độ tinh khiết ChemFaces,
98%)
Trung Quốc

Tinh khiết HPLC


7

Methanol

Fisher (Mỹ)

Dùng cho HPLC

8

Tween 80

Trung Quốc

TCCS

9

PEG 6000

Ấn Độ

TCNSX

10

Natri hydroxyd

Việt Nam


TCCS

11

Kali dihydrophosphat

Việt Nam

TCCS

12

Nước tinh khiết

Việt Nam

DĐVN V

13

Acetonitril

Merck – Đức

Tinh khiết phân
tích, HPLC

14


Acid clohydric đặc

Trung Quốc

Tinh khiết phân tích

15

Hydroxypropyl methylcellulose E6

Nhật Bản

USP

16

Hydroxypropyl methylcellulose E15

Nhật Bản

USP

17

Polyvinyl alcohol

Trung Quốc

Tinh khiết phân tích


15


18

Natri deoxycholat

Anh

Tinh khiết hóa học

19

Cremophor RH 40

Trung Quốc

TCCS

20

Ethylenediamin tetraacetic acid

Việt Nam

TCNSX

21

Beta cyclodextrin


Trung Quốc

Eur Ph 2000

22

Acid oleic

Trung Quốc

TCNSX

Talc

Elementis
Minerals B. V

EP, USP, NE, JP-

23

(Hà Lan)

CHP

24

NaLS


Ấn Độ

TCCS

25

Borneol

Trung Quốc

TCNSX

26

Eudragit L100

Trung Quốc

TCNSX

27

Triethyl citrat

Trung Quốc

TCNSX

28


Titan dioxyd

Trung Quốc

TCNSX

29

Ethanol 96%

Việt Nam

DĐVN V

30

Kali clorid

Trung Quốc

TCNSX

31

Glucose

Trung Quốc

TCNSX


32

Nhân đường (sugar sphere) 0,60 –
0,71 mm

Hoa Kì

TCNSX

33

Methanol

Trung Quốc

TKHH

34

Bình hỗn hợp khí 95% O2/ 5%CO2

Việt Nam

TCNSX

2.2.2. Thiết bị
Các thiết bị chính được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
STT


Thiết bị

Xuất xứ

1

Máy khuấy từ IKA

Đức

2

Máy ly tâm Hermle Z 200A

Đức

3

Cân phân tích hiện số Sartorius

Đức

4

Cân kỹ thuật TE1502S Sartorius

Đức

5


Cân xác định hàm ẩm nhanh Ohais

6

Tủ sấy Memmert ULM-500

7

Máy siêu âm WiseClean WUC – A10H

8

Tủ vi khí hậu Binder, KBF P 240

Đức

9

Thiết bị thử giải phóng

USA

10

Máy thử độ hịa tan Agilent Technologies 708-DS
Dissolution Apparatus

USA

Thụy Sỹ

Đức

16

Hàn Quốc


11

Thiết bị bao Mini Glatt

Đức

12

Hệ thống HPLC Agilent 1260

USA

13

Máy đo pH để bàn METTLER TOLEDO

14

Máy siêu âm WiseClean WUC – A10H

15

Kính hiển vi điện tử quét FE-SEM S-480 electron

microscope

Thụy Sĩ
Hàn Quốc
Nhật Bản

16

Máy quang phổ FT-IR Agilent Cary 630

USA

17

Thiết bị DSC PT1000 LINSEIS

Đức

18

Máy đo khối lượng riêng biểu kiến Erweka

Đức

19

Máy làm lạnh UT 2000, Eyela

Trung Quốc


2.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, chọn loại và tỷ lệ tá dược tăng thấm.
- Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc công thức bào chế pellet saponin
tam thất.
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của pellet bào chế được
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Định lượng các saponin tam thất bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng
cao
Điều kiện sắc ký:
Chương trình sắc ký được lựa chọn theo Dược điển Trung Quốc 2015 [21]
chuyên luận saponin toàn phần trong tam thất như sau:
- Cột sắc ký Agilent C18 (4,6×250 mm; 5 µm);
- Pha động: tiến hành trên hệ dung mơi pha động gồm acetonitril (A) và nước
tinh khiết (B) với các tỷ lệ khác nhau, chế độ gradient: 0 - 20 phút (20% A),
20 - 45 phút (25 - 46% A), 45 - 55 phút (46 - 55% A), 55 - 60 phút (55% A);
- Detector: UV 203 nm;
- Nhiệt độ cột: 25 ± 0,1oC,
- Tốc độ dòng: 1,5 mL/phút;
- Thể tích tiêm: 20 µL.
Các chỉ tiêu thẩm định:
Để đảm bảo độ tin cậy của phương pháp định lượng bằng HPLC, tiến hành đánh
giá các chỉ tiêu:
Độ tuyến tính: tiêm lần lượt các dung dịch chuẩn theo thứ tự nồng độ tăng dần.
Lập đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của diện tích pic theo nồng độ từng loại saponin với
hệ số tương quan R ≥0,995.
Kiểm tra tính thích hợp của hệ thống: tiến hành tiêm lặp lại 6 lần dung dịch
chuẩn notoginsenosid R1, ginsenosid Rg1, ginsenosid Re, ginsenosid Rb1 và
17



×