Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nguyễn thùy linh góp phần nghiên cứu đặc điểm hiển vi, thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu ba loài piper mutabile c dc , peperomia leptostachya hook arn và piper carnibracteum c dc , họ trầ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 59 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THÙY LINH

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
HIỂN VI, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA
TINH DẦU BA LỒI Piper mutabile
C.DC., Peperomia leptostachya Hook. &
Arn. VÀ Piper carnibracteum C.DC., HỌ
TRẦU KHƠNG (PIPERACEAE)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THÙY LINH
Mã sinh viên: 1801400

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
HIỂN VI, THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA
TINH DẦU BA LOÀI Piper mutabile
C.DC., Peperomia leptostachya Hook. &
Arn. VÀ Piper carnibracteum C.DC., HỌ
TRẦU KHƠNG (PIPERACEAE)


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Thanh Tùng
2. TS. Lưu Đàm Ngọc Anh
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược liệu
2. Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam

HÀ NỘI - 2023


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tại bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược
Hà Nội, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ q báu từ thầy cơ, bạn bè và
gia đình.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thanh Tùng đã
giao đề tài, giúp đỡ, hỗ trợ, chỉ bảo tận tình, quan tâm hướng dẫn tơi từ những ngày đầu
thực hiện cho tới khi hồn thành đề tài.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết tới tồn thể thầy cơ trường Đại học Dược Hà Nội nói
chung, các thầy cơ và anh chị kỹ thuật viên thuộc bộ môn Dược liệu – Trường Đại học
Dược Hà Nội nói riêng đã ln tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn chân thành tới TS. Lưu Đàm Ngọc Anh, TS. Nguyễn Khắc Tiệp và
nhóm nghiên cứu đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện
khóa luận tốt nghiệp thông qua đề tài mã số: DLDHCT13. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn,
các em cùng nghiên cứu tại Bộ môn Dược liệu đã giúp đỡ cũng như động viên tinh thần
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã ln ở bên
đồng hành, ủng hộ và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong chặng đường tôi học tập,
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Thùy Linh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 2
1.1. Vị trí phân loại họ Hồ tiêu............................................................................................ 2
1.2. Tổng quan về chi Piper L. ............................................................................................ 3
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Piper L. ............................................................. 3
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài thuộc chi Piper L. ở Việt Nam. ............ 3
1.2.3. Thành phần hóa học tinh dầu chi Piper L. ............................................................... 4
1.2.4. Công dụng, tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Piper L. .......................... 6
1.3. Tổng quan về chi Peperomia Ruiz & Pav. .................................................................. 9
1.3.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Peperomia Ruiz & Pav. .................................... 9
1.3.2. Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài chi Peperomia Ruiz & Pav. ở Việt Nam.
.......................................................................................................................... 9
1.3.3. Thành phần hóa học tinh dầu chi Peperomia Ruiz & Pav. .................................... 10
1.3.4. Cơng dụng, tác dụng sinh học của một số lồi chi Peperomia Ruiz & Pav. ........ 11

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 14
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị .............................................................................................. 14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 14
2.1.2. Thiết bị và hóa chất ................................................................................................ 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 15
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hiển vi .......................................................................... 15
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu .............................................................. 15
2.2.3. Đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu ba loài nghiên cứu................... 15

2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 16
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật ............................................................................... 16
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu .............................................................. 16
2.3.3. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định ............................................................ 17

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................. 20
3.1. Kết quả thực nghiệm .................................................................................................. 20
3.1.1. Đặc điểm hiển vi loài Piper mutabile C.DC. ......................................................... 20
3.1.2. Đặc điểm hiển vi loài Piper carnibracteum C.DC. ............................................... 23
3.1.3. Đặc điểm hiển vi loài Peperomia leptostachya Hook. & Arn. .............................. 27
3.1.4. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu bằng phương pháp SKLM ....... 30
3.1.5. Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu bằng sắc ký khí kết nối khối phổ
GC/MS ............................................................................................................ 31
3.1.6. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu toàn cây của


ba mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 35
3.2. Bàn luận ....................................................................................................................... 36
3.2.1. Đặc điểm hiển vi các mẫu nghiên cứu ................................................................... 36
3.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu .............................................................. 37
3.2.3. Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật ..................................................................... 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 39
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 39
KIẾN NGHỊ........................................................................................................................ 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

P.: Piper, Peperomia
DĐVN: Dược điển Việt Nam
GC: Gas Chromatography (Sắc ký khí)
MS: Mass spectrometry (Khối phổ)
NXB: Nhà xuất bản
Rf: Chỉ số lưu giữ
SKLM: Sắc ký lớp mỏng
STT: Số thứ tự
TT: Thuốc thử
UV: UltraViolet (Tử ngoại)


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1.1

Bảng mơ tả tóm tắt các chi và loài của họ Hồ tiêu ở Việt Nam

2

1.2


Một số loài thuộc chi Piper L. được dùng để chữa bệnh
theo kinh nghiệm dân gian trên thế giới

6

1.3

Một số loài thuộc chi Piper L. được dùng để chữa bệnh
theo kinh nghiệm dân gian tại Việt Nam

7

3.1 Thành phần hóa học tinh dầu tồn cây lồi Piper mutabile C.DC.

31

3.2

Thành phần hóa học tinh dầu lồi Peperomia leptostachya Hook.
& Arn.

33

3.3

Thành phần hóa học tinh dầu loài Piper carnibracteum C.DC.

34

3.4


Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu tồn
cây ba mẫu nghiên cứu

35


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

STT

Tên hình

Trang

3.1

Đặc điểm vi phẫu thân loài Piper mutabile C.DC.

21

3.2

Đặc điểm vi phẫu lá loài Piper mutabile C.DC.

22

3.3

Đặc điểm bột thân loài Piper mutabile C.DC.


22

3.4

Đặc điểm bột lá loài Piper mutabile C.DC.

23

3.5

Đặc điểm vi phẫu thân loài Piper carnibracteum C.DC.

24

3.6

Đặc điểm vi phẫu lá loài Piper carnibracteum C.DC.

25

3.7

Đặc điểm bột thân loài Piper carnibracteum C.DC.

26

3.8

Đặc điểm bột lá loài Piper carnibracteum C.DC.


27

Đặc điểm vi phẫu thân loài Peperomia leptostachya Hook. &

3.9

Arn.

28

Đặc điểm vi phẫu lá loài Peperomia leptostachya Hook. &

3.10

Arn.

28

3.11

Đặc điểm bột thân loài Peperomia leptostachya Hook. & Arn.

29

3.12

Đặc điểm bột lá loài Peperomia leptostachya Hook. & Arn.

30


3.13

Sắc ký đồ tinh dầu toàn cây của ba mẫu nghiên cứu

30


ĐẶT VẤN ĐỀ
Họ Hồ tiêu, hay còn gọi là họ Trầu không (Piperaceae) là một họ lớn của ngành
Ngọc lan (Magnoliophyta) gồm khoảng 3700 lồi [18]. Trong đó, hai chi Piper L. và
Peperomia Ruiz & Pav. là hai chi lớn nhất của họ Hồ tiêu, chiếm 90% số loài [12]. Việc
sử dụng các loài thuộc chi Piper L. và Peperomia Ruiz & Pav. trong y học cổ truyền
Việt Nam và trên thế giới rất đa dạng về công dụng và bộ phận dùng. Các loài thuộc chi
Piper L. thường được dùng để chữa các chứng bệnh đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nhức
đầu, sát khuẩn da, niêm mạc, giảm viêm nhiễm,… còn chi Peperomia Ruiz & Pav.
thường được dùng làm trị áp xe, mụn nhọt, lở loét ngoài da, chữa các bệnh tiêu hóa và
các bệnh đường hơ hấp như ho, hen suyễn, viêm phổi,… Ngoài ra, một số loài thuộc hai
chi này cũng được sử dụng làm cây cảnh trang trí, gia vị và thực phẩm. Là hai chi lớn,
các loài chi Piper L. và Peperomia Ruiz & Pav. được nghiên cứu rất nhiều, chứng minh
sự đa dạng về thành phần hóa học và tác dụng sinh học.
Tuy nhiên thông tin về đặc điểm thực vật cũng như thành phần hóa học và tác dụng
sinh học một số lồi hai chi này ở Việt Nam và cả trên thế giới cịn rất hạn chế, cụ thể
là ba lồi Piper mutabile C.DC., Piper carnibracteum C.DC. và Peperomia leptostachya
Hook. & Arn.. Do đó, khóa luận “Góp phần nghiên cứu đặc điểm hiển vi, thành phần
hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu ba loài Piper mutabile C.DC.,
Peperomia leptostachya Hook. & Arn. và Piper carnibracteum C.DC., họ Trầu
không (Piperaceae)” được thực hiện với mục đích cung cấp các dữ liệu về 3 loài này
tại Việt Nam, làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn, ứng dụng trong nghiên cứu phát
triển các sản phẩm từ dược liệu. Đề tài gồm các mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm vi phẫu và đặc điểm bột thân, bột lá và của ba loài Piper mutabile
C.DC., Peperomia leptostachya Hook. & Arn. và Piper carnibracteum C.DC.
2. Phân tích thành phần hóa học tinh dầu toàn cây của ba loài Piper mutabile C.DC.,
Piper carnibracteum C.DC. và Peperomia leptostachya Hook. & Arn.
3. Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu toàn cây của ba loài Piper
mutabile C.DC., Piper carnibracteum C.DC. và Peperomia leptostachya Hook. & Arn.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại họ Hồ tiêu.
Họ Hồ tiêu (Piperaceae) là một họ lớn của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); phân
bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á và nhiệt đới Châu
Mỹ, gồm khoảng 3700 loài [18]. Theo hệ thống phân loại thực vật của Armen Takhtajan
(2009) [52], vị trí phân loại của họ Hồ tiêu (Piperaceae) được xếp như sau:
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan Magnoliopsida
Phân lớp Ngọc lan Magnoliidae
Liên bộ Hồ tiêu Piperanae
Bộ Hồ tiêu Piperales
Họ Hồ tiêu (Piperaceae)
Mặc dù là một họ lớn được nghiên cứu nhiều trên thế giới, cho đến nay sự phân
nhóm đối với các loài và chi của họ này vẫn chưa được thống nhất. Tác giả Miquel
(1843-1844) chia họ này thành hai nhóm là Piperae gồm 15 chi với 304 lồi và
Peperomeae có 5 chi với 209 lồi [39]. De Candolle (1869) lại xác định họ này gồm 2
chi Piper và Peperomia với trên 1.000 loài [19]. Theo Rendle (1956), họ Hồ tiêu gồm 2
chi lớn là Piper với trên 700 loài và Peperomia với trên 600 loài [47], ngoài ra, còn thêm
7 chi nhỏ khác. Theo nghiên cứu của Samain (2008) và Wanke (2007), họ Hồ tiêu gồm
3 phân họ và 5 chi: [63], [50].

Bảng 1.1. Bảng mơ tả tóm tắt các chi và loài của họ Hồ tiêu ở Việt Nam
Phân họ 1. Verhuellioideae

Chi Verhuellia Miq.
Chi Piper L.

Phân họ 2. Piperoideae
Họ Hồ tiêu

Chi Peperomia Ruíz & Pav
Chi Zippelia Bl.
Phân họ 3. Zippelioideae
Chi Manekia Trel.

2


Trong đó, 2 chi Piper L. gồm khoảng 2000 lồi và Peperomia Ruiz & Pav. với gần
1600 loài là 2 chi lớn nhất của họ Hồ tiêu [12].
1.2. Tổng quan về chi Piper L.
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Piper L.
*Đặc điểm thực vật: Cây bụi, cây leo với rễ mọc ở đốt, bám vào thân cây khác; đơi khi
có dạng thân thảo bị trên mặt đất hoặc sống bì sinh, có mùi thơm. Lá đơn, mép ngun;
mọc đối hoặc mọc cách; có thể có hoặc khơng có lá kèm. Lá có nhiều dạng: hình mũi
mác, hình elip hoặc hình tim…, hình dạng và kích thước của lá khác nhau giữa các loài.
Mặt trên của lá thường sần sùi và có một lớp lơng dày hoặc thưa. Mặt dưới thường có
lơng tơ, đặc biệt là trên các đường gân. Hoa trần, chủ yếu đơn tính, khác gốc, ít khi cùng
gốc hoặc lưỡng tính, khơng có cuống. Bộ nhị 2-6; bao phấn 2, 2-4 thùy. Bộ nhụy có bầu
nhụy rời hoặc đôi khi ôm lấy trục, 1 ô, 1 nỗn; núm nhụy 2-5. Quả hạch, có hoặc khơng
có cuống; dạng hình trứng, hình cầu, hình trứng ngược hoặc có mặt cắt hình tam giác,

hiếm khi hình bầu dục; khi chín thường có màu đỏ hoặc vàng [7], [17], [55].
*Phân bố: Chi này phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tập trung đông
đảo nhất ở các vùng nhiệt đới Châu Mỹ (Trung và Nam Mỹ) và Đơng Nam Á, ngồi ra
chi Piper L. cịn phân bố ở khu vực Nam Thái Bình Dương và nhiệt đới Châu Phi [30].
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài thuộc chi Piper L. ở Việt Nam.
1.2.2.1. Loài Piper albispicum C. DC.
Tên Việt Nam: Tiêu gié trắng
Đặc điểm thực vật: Cây thân thảo đứng, cao 35 cm; nhánh ngắn, nâu, khơng lơng. Lá
có phiến xoan thon, cỡ 5,5 x 3,5 cm, chóp lá hơi nhọn, gốc lá tù, gần như đối xứng, có
ít lơng đốm ở trong, mặt trên khơng lơng, mặt dưới có lông mịn, gân phụ ở đáy 2 và 1
gân cách đáy; cuống 2 cm. Cụm hoa mọc ở nách lá; hoa đực dài 1 cm, khơng có lá bắc,
cuống cụm hoa ngắn. Nhị 2. Hoa cái dài 2 cm, rộng 7 mm. Quả hình trịn, có 4 núm. [7]
Phân bố: Ninh Bình [7].
1.2.2.2. Lồi Piper bonii C. DC.
Tên Việt Nam: Hàm ếch rừng
Đặc điểm thực vật: Dây leo; cành non lưỡng phân có lơng dày. Lá có phiến thon, 5,5 x
2,2 cm, chóp lá nhọn, góc lá tù, lúc khơ có màu nâu đen, mặt duới có lơng dày, nhất là
ở gân; cuống ngắn, 4mm. Cụm hoa mọc ở nách lá; hoa đực dài 6-8 cm, có cọng ngắn,
lá bắc hình khiên rộng 1 mm; Nhị 3, bao phấn trịn. Cụm hoa cái dài 8 cm , rộng 5 mm,
trắng. Quả hình bầu dục, cao 1,5 mm [7].

3


Phân bố: Hịa Bình, Ninh Bình (Cúc Phương) [7].
1.2.2.3. Lồi Piper cambodianum C. DC.
Tên Việt Nam: Tiêu cam bốt
Đặc điểm thực vật: Dây leo; cành non khơng lơng, có màu nâu khi khơ. Lá có phiến
xoan thon, cỡ 10 x 5 cm, chóp nhọn, gốc lá trịn hoặc hơi bất đối xứng, khơng lơng, có
đốm trong, gân phụ ở đáy 2, 1 cách đáy 1 cm, cuống lá 1 cm. Cụm hoa mọc ở nách lá,

cụm hoa cái dài 5 cm, trục cụm hoa có lơng, đầu nhụy 4. Quả trịn, kích thước 4 x 3 mm.
[7]
Phân bố: Campuchia [7], Việt Nam (Nghệ An, Đà Nẵng, Ninh Thuận) [29].
1.2.2.4. Loài Piper carnibracteum C. DC.
Tên Việt Nam: Tiêu hoa lá mập
Đặc điểm thực vật: Dây leo, cành không lông, khi khô có màu đen. Lá có phiến xoan
trịn dài, cỡ 8 x 2,5-3 cm; chóp tù hay thon, gốc lá bất đối xứng, một bên tròn, gân phụ
3 cặp, nhiều đốm trong; cuống lá dài 5-8 mm. Cụm hoa nằm ngoài nách lá; cụm hoa đực
dài đến 17 cm, thòng xuống; lá bắc trịn dài, khơng lơng, rất mập, khơng cuống; nhị 2,
rất nhỏ, bao phấn tròn. [7]
Phân bố: Cao Bằng (Nguyên Bình), Ninh Bình, Nghệ An (Pù Hoạt: Châu Kim) [29].
1.2.2.5. Loài Piper mutabile C. DC.
Tên Việt Nam: Tiêu biến thể
Đặc điểm thực vật: Cây thân leo, không lông. Thân hình trụ, nâu. Những lá ở phía dưới
gốc thân có hình tim trịn hay xoan bầu dục, cỡ 5,5 × 4,5 cm; gốc lá hơi bất đối xứng (lá
ở cành), gân phụ 2 cặp, 1 đi từ gốc, 1 đi cách gốc khoảng 5 mm; cuống 1 cm. Cụm hoa
mọc ở nách lá; cụm hoa đực cỡ 5,5 cm; cuống cụm hoa dài 2 cm, lá bắc xoan tròn dài,
2 x 1 mm, nhị 3 [7].
Phân bố: Ninh Bình [7], Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum [29], ngồi ra
cịn xuất hiện ở Trung Quốc [29].
1.2.3. Thành phần hóa học tinh dầu chi Piper L.
1.2.3.1. Trên thế giới
Chi Piper L. là chi lớn nhất trong họ Hồ tiêu và là một trong những chi có số lượng
lồi lớn nhất trong ngành thực vật hạt kín. Vì thế, trên thế giới đã có khá nhiều cơng
trình nghiên cứu về thành phần hóa học có mặt trong tinh dầu của chi này được thực
hiện. Loài Piper peltata phân bố ở Cuba được Pino A. và cộng sự (2004) nghiên cứu

4



với caryophyllen oxid (25.3%), spathulenol (10.3%), trans-calamenen (5.4%) and
αcopaen (5.2%) là các thành phần chính trong tinh dầu lá. Dillapiol (82,2%) là thành
phần chính của tinh dầu chiết ra từ lá loài Piper aduncum [31]. Pino A. và cộng sự
(2004) cũng cơng bố trong tinh dầu lá của lồi Piper hispidum phân bố ở CuBa có các
thành phần chính là β-eudesmol (17,5%), và trans-vinyl-4,5,6,7-tetrahydro-3,6dimethyl-5 -isopropenylbenzofuran (12,9%) [43].
Tại Brazil, loài Piper permucmnatutum được nghiên cứu bởi H. S. Toquilho và
cộng sự (1999) có các thành phần chính trong tinh dầu là δ-cadinen (12,7%), γ-muurolen
(7,4%), α-cadinol (6,9%), β-caryophyllen (6,8%) [56]. Tinh dầu lá của hai loài Piper
dumosum Rudge and Piper aleyreanum C.DC thu từ rừng mưa Amazon được nghiên
cứu với các thành phần chính là biclyclogermacren (16.2%), beta-caryophyllen (15.9%),
beta-pinen (16.0%), α-pinen (12.1%) đối với loài P. dumosum; beta-pinen (14.4%),
isocaryophyllen (17.5%) and beta-caryophyllen (18.6%) đối với loài P. aleyreanum
[23].
Ở Trung Quốc, Piper flaviflorum được công bố các thành phần đặc trưng trong
tinh dầu rễ và lá là (E)-nerolidol (16,7% và 40,5%), β-caryophyllen (26,6% và 14,6%)
và elixen (5,3% và 12,3%) [36].
1.2.3.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu về tinh dầu trong chi Piper L. ở Việt Nam đã có một số cơng trình điển
hình như của Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (1996) đã công bố lồi Piper lolot có thành
phần tinh dầu chính ở lá và cành là β-caryophyllen (26,1- 30,9%); ở rễ là bornyl acetat
(10,0%) [22]. Loài Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum) phân bố ở Nghệ An, có
bicyclogermacren (10,7%), bicycloelemen (9,9%) và t-muurolol (6,8%) là thành phần
chủ yếu ở tinh dầu lá; limonen (33,6%), α-phellandren (27,8%) và α-pinen (18,6%) ở
cành [6]. Tinh dầu từ lá của loài Piper bavinum C. DC. được phân bố ở Hương Sơn, Hà
Tĩnh được D. Lesueur và cộng sự (2009) cơng bố với các thành phần chính là
bicyclogermacren (10,6%), globulol (5,7%), leden (5,1%), α-pinen (4,4%), viridiforol
(3,5%), terpinen-4-ol (3,2%) và α-gurjunen (3,0%) [35]. Đỗ Đình Rãng và cộng sự
(2001), cơng bố tinh dầu từ phần trên mặt đất của Piper lolot ở Hà Nội có các hợp chất
chủ yếu là α-asaron (21,8%), d–nerolidol (8,6%), trans-methyl isoeugenol (5,5%). Loài
Piper longum cũng được Đỗ Đình Rãng và cộng sự (2007), cơng bố với các thành phần

đặc trưng trong tinh dầu lá là β-caryophyllen (11,42%), β-pinen (8,0%), α-pinen (4,9%)

5


và α-copaen (4,0%) [9]. Khi khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu loài Piper nigrum
L. chiết xuất bằng phương pháp carbon dioxid lỏng siêu tới hạn tại các áp suất khác
nhau, Phan Nhật Minh và công sự (2006) đã cơng bố các thành phần chính của tinh dầu
là 3-caren, caryophyllen, β-selinen cũng có sự biến đổi về hàm lượng [8].
Gần đây, Lê Đông Hiếu và cộng sự (2014), cơng bố lá của 4 lồi thuộc chi Piper ở
Việt Nam. P. retrofractum chủ yếu là benzyl benzoat (14,4%), myrcen (14,4%),
bicycloelemen (9,9%). P. boehmeriaefolium rất giàu α-copaen (28,3%), α-pinen (7.4%)
và 1,8-cineol (5,7%). P. sarmentosum với các hợp chất thơm khác nhau benzyl benzoat
(49,1%), benzyl alcohol (17,9%), 2-hydroxy-benzoic acid phenylmethyl ester (10,0%)
và 2-butenyl-benzen (7,9%) [27]. P. maclurei chủ yếu là (E)-cinnamic acid (37.4%) và
(E)-nerolidol (19,4%). Lưu Đàm Ngọc Anh và cộng sự (2016), cơng bố ở lá của lồi
Piper arboricola với các thành phần chính là spathulenol (27,5%), α-phellandren
(20,3%), germacren D (14,6%), γ-terpinen (6,2%) [1].
1.2.4. Công dụng, tác dụng sinh học của một số lồi thuộc chi Piper L.
1.2.4.1. Cơng dụng của chi Piper L.
Với số lượng loài lớn gần 2000 loài, chi Piper L. được sử dụng ở nhiều nơi trên
thế giới để điều trị một số bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Cơng dụng của một số lồi
thuộc chi Piper L. trên thế giới được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Một số loài thuộc chi Piper L. được dùng để chữa bệnh
theo kinh nghiệm dân gian trên thế giới
STT
1

Lồi


Nơi sử dụng

Bộ phận dùng

Cơng dụng

P. abbreviatum

Phillipines

Bột nhão từ lá,
quả

Chữa chứng lách to, cảm
lạch, ho [58].

Lá, rễ

Các chứng bệnh về thận,
bệnh da liễu [11], tiêu
chảy, kiết lỵ, buồn nôn,
nhiễm trùng sinh dụctiết niệu, cầm máu [15].

2
P. aduncum

Mexico,
vùng
Carribean


P.
boehmeriifolium

Ấn Độ,
Trung Quốc

Rễ

Nhuận tràng, tẩy giun,
tống hơi [37], giảm đau,
điều trị viêm khớp, thấp
khớp [53].

Nam Phi

Qủa, lá, rễ, hạt

Chữa các bệnh đường
tiêu hóa, bệnh thấp khớp

3

4

P. guineense

6


[57], viêm phế quản

[13].

Rễ, quả

Giải độc khi bị rắn cắn
hay bọ cạp chích, cảm
lạnh, nhức đầu bệnh
đường tiêu hóa [15].

Rễ, lá, quả

Bệnh đường tiêu hóa,
cảm lạnh, sỏi thận, hen
suyễn, nhức đầu [16],
động kinh [38].

5
P. longum

Ấn Độ,
Trung Quốc

6
P. nigrum

Thái Lan,
Trung Quốc

Ở Việt Nam, một số loài thuộc chi Piper L. phổ biến như hồ tiêu, lá lốt thường
được dùng làm gia vị và thực phẩm; trầu không được sử dụng theo văn hóa truyền thống.

Đồng thời, những lồi này cũng được sử dụng để làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian
và được trình bày ở bảng 1.3: [2], [3].
Bảng 1.3. Một số loài thuộc chi Piper L. được dùng để chữa bệnh
theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam
STT

Loài

Tên thường gọi
Trầu khơng

Bộ phận dùng

Cơng dụng



Chữa viêm kết mạc,
sát khuẩn ngồi da,
chữa ho hen

Lá, thân, rễ

Chữa đau xương
khớp, đổ mồ hôi tay
chân, tiêu chảy

Tất bạt

Rễ, quả, hạt


Chữa đau bụng, nôn
mửa, tiêu chảy, nhức
đầu, đau răng

Hồ tiêu

Hạt

Kích thích tiêu hóa,
giảm đau răng, đau
bụng

1

P. betle L.

2

P. lolot C.DC. Lá lốt

3

P. longum L.

4

P. nigrum L.

1.2.4.2. Tác dụng sinh học của chi Piper L.

*Tác dụng chống oxy hóa
Lồi P. nigrum L. được sử dụng làm gia vị ở nhiều nước trên thế giới do có chứa
piperine, chất này cũng có thể được sử dụng như một chất phụ gia. Các tác dụng chống

7


oxy hóa của tinh dầu và nhựa dầu P.nigrum L. đã được đánh giá và kết quả cho thấy cả
hai có hoạt tính chống oxy hóa mạnh so với các chất oxy hóa tổng hợp như BHA, BHT
và PG [32].
Tương tự, đặc tính chống oxy hóa của tinh dầu từ một số loài Piper khác chẳng
hạn như P. betle được đánh giá bởi Prakash và cộng sự (2010), kết quả của nghiên cứu
cho thấy tinh dầu của loài P. betle thể hiện tiềm năng chống oxy hóa mạnh do giá trị
nồng độ ức chế tối đa một nửa (IC50) (3,6 μg/mL) của nó gần với giá trị của axit ascorbic
(3,2 μg/mL) và thấp hơn giá trị của các chất chống oxy hóa tổng hợp như BHT (7,4
μg/mL) và BHA (4,5 μg/mL) [45].
Nghiên cứu của Nakatani và cộng sự (1986) tiết lộ rằng amid phenolic từ các lồi
chi Piper có khả năng chống oxy hóa hiệu quả hơn chất chống oxy hóa tự nhiên, αtocopherol. Ví dụ, một amit, feruperine, thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao ngang với
chất chống oxy hóa tổng hợp, BHA và BHT [41].
*Tác dụng kháng khuẩn
Tinh dầu lồi P. nigrum đã được chứng minh có tác dụng kháng vi sinh vật với
nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) nằm trong khoảng 50–500 ppm, cụ thể là ức chế vi khuẩn
Gram dương như Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Streptococcus faecalis; vi
khuẩn Gram âm như Pseudomonas aeruginosa [33].
Một nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh hoạt tính kháng khuẩn của nhũ tương
nano tinh dầu lá trầu không (Piper betle L.). Nhũ tương nano được tạo ra có MIC là 0,5–
1,25 µL/mL và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) là 1–2,5 µL/mL đối với năm chủng
vi khuẩn Gram dương (S. aureus, B. cereus) và Gram âm (E .coli, Klebsiella pneumonia,
P. aeruginosa) [49].
Chiết xuất từ lá, vỏ và rễ của Piper ovatum có hoạt tính chống lại B. subtilis (MIC

lần lượt là 250, 500 và 250 µg/mL) [51]. Tinh dầu từ lồi Piper muricatum Bl. có tác
dụng ức chế các vi khuẩn Gram dương Bacillus cereus và Streptococcus mutans với giá
trị MIC là 250 μg/mL [61].
*Tác dụng chống nấm
Dịch chiết trong hexan và etyl acetat của lá P. arboreum thể hiện hoạt tính ức chế
nấm Candida krusei tốt nhất, với các giá trị MIC (µg/ml) lần lượt là 15,6 và 31,2. Mặt
khác, các dịch chiết này cũng thể hiện hoạt tính kháng nấm Candida parapsilosis mạnh
với giá trị MIC là 62,5 µg/ml [46].

8


Loài Piper albispicum C. DC. phân bố tại Việt Nam có tinh dầu từ lá và thân thể
hiện tác dụng ức chế nấm Candida albicans ATCC 10231 với giá trị MIC lần lượt là
10.66 µg/mL and 10.91 µg/mL [34].
*Tác dụng chống viêm
Trong nghiên cứu của Tasleem và cộng sự (2014) [54], dịch chiết ethanol và
hexane của P. nigrum và một trong những hợp chất có hoạt tính sinh học của nó,
piperine, đã được chứng minh là có hiệu quả chống phù chân do Carrageenan gây ra ở
chuột bạch tạng Thụy Sĩ. Piperine ức chế sự phát triển phù nề ở tất cả các liều (5, 10 và
15 mg/kg). Trong khi dịch chiết trong hexane có hiệu quả ở liều điều trị 5 và 10 mg/kg,
sự ức chế tốt nhất đạt được ở nhóm điều trị với liều 10 mg/kg trong 60 phút. Chiết xuất
ethanol cũng thể hiện đặc tính giảm sưng viêm tốt ở nhóm điều trị 10 mg/kg so với nhóm
đối chứng.
1.3. Tổng quan về chi Peperomia Ruiz & Pav.
1.3.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Peperomia Ruiz & Pav.
* Đặc điểm thực vật: Cỏ lâu năm hoặc hàng năm, rễ mọc từ các đốt hướng về gốc thân
và có các chồi hoa mọc thẳng hoặc hướng lên. Thân thường lùn, mập. Khơng có lá gốc.
Các lá mọc so le, mọc đối hoặc mọc vịng, hình dạng phiến lá rất đa dạng, các gân xuất
phát từ gốc. Hoa lưỡng tính, rất nhỏ, khơng có cuống hoặc gần như khơng có cuống.

Cụm hoa dạng bơng nạc mang nhiều hoa, mọc đơn độc, cặp đôi hoặc thành cụm, mọc ở
ngọn hoặc ở nách lá, hiếm khi mọc đối diện với lá; lá bắc hình phễu có vành hình trịn,
hình khiên, hoặc gần hình thoi, nhẵn, đính sát đế hoa. Nhị 2, rất ngắn; bầu nhụy 1 ngăn;
noãn 1; núm nhụy 1, hiếm khi có 2 rãnh, tù hoặc nhọn, có mỏ hoặc như bàn chải, ở đỉnh
hoặc lệch sang một bên. Quả hạch rất nhỏ, dính, đơi khi cong. Hạt gần hình cầu, nhỏ;
mỗi quả có 1 hạt. Phơi nhỏ, được bao quanh bởi nội nhũ mỏng. [17]
* Phân bố: Phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trên toàn thế giới, với
số lượng loài đa dạng nhất ở Châu Mỹ, tiếp đến là Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương
[62]. Ở Việt Nam hiện biết có 6 lồi, phân bố rải rác khắp cả nước.
1.3.2. Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài chi Peperomia Ruiz & Pav. ở Việt
Nam.
1.3.2.1. Loài Peperomia harmandii C. DC.
Tên Việt Nam: Càng cua Harmand
Đặc điểm thực vật: Cây thân thảo, mọc bò; thân mềm và mảnh, có lơng mịn, có rễ nhiều
ở mấu. Lá có phiến thon, dài 2 - 4,5 cm, lúc non có lơng mịn; lá trưởng thành chỉ có
lơng ở mặt dưới. Cụm hoa đứng, cao 5 cm, không lông; lá bắc hình

9


khiên trịn; nhị 2; Bầu hình trứng ngược; khơng có vòi nhụy. Quả hạch nhỏ [7].
Phân bố: Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) [7].
1.3.2.2. Peperomia leptostachya Hook. & Arn.
Tên Việt Nam: Càng cua gié mảnh
Đặc điểm thực vật: Cây thân thảo, phụ sinh; thân mập, mọc đứng, có nhiều lông. Lá
mọc đối; phiến lá xoan, mập, dày, dài 2-3 cm, có lơng, gân phụ 5, mảnh. Cụm hoa đứng,
1-3, cao 5-6 cm; nhị 2, bao phấn tròn. Quả hạch trịn to 0,75 mm [7].
Phân bố: vùng núi Ninh Bình, Đà Lạt [7].
1.3.2.3. Peperomia parcicilia C. DC.
Tên Việt Nam: Càng cua ba lá

Đặc điểm thực vật: Cây thân thảo, nằm rồi đứng, cao 20-30 cm, thân mập, phân nhánh,
có lơng phần non. Lá đơn, mọc vịng, mỗi vịng có 3 lá, phiến lá có lơng nâu ở mặt đưỏi.
Cụm hoa đứng cao 4-7 cm; hoa nhỏ, nhị 2, bao phấn tròn. Quả hạch nhỏ [7].
Phân bố: vùng núi Đồng Nai (Giá Rai) [7].
1.3.2.4. Peperomia pellucida (L.) Kunth.
Tên Việt Nam: Rau càng cua
Đặc điểm thực vật: Cây thân thảo hàng năm, mọc đứng, mập, cao 5-20, phân nhánh
nhiều, dòn, thơm, tất cả các phần đều nhẵn, trong suốt, thân gần như khơng màu, có
cạnh thấp. Lá mọc cách; phiến lá hình tim, cả 2 mặt đều nhẵn , gân 5 từ gốc. Cụm hoa
đứng, dài 4-6 cm, mang hoa ở trên, trái ở dưới, hoa trần, rất nhỏ; nhị 2; quả hạch đen,
cỡ 1 mm [7].
Phân bố: Khá phổ biến ở khắp Việt Nam.
1.3.3. Thành phần hóa học tinh dầu chi Peperomia Ruiz & Pav.
Hiện nay, thành phần tinh dầu của một số loài thuộc chi Peperomia Ruiz & Pav.
đã được nghiên cứu trên thế giới. Cụ thể, loài Peperomia pellucida (L.) Kunth được
nghiên cứu nhiều nhất về mặt thành phần hóa học trong chi Peperomia do các tác dụng
sinh học của nó.
Năm 1999, Moreira và cộng sự cơng bố nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh
dầu lồi Peperomia pellucida (L.) Kunth phân bố ở Rio de Janeiro, Brazil với thành
phần chủ yếu là dill apol (36.96%), carotol (13.41%) và 5-hydroxy-3,4-methylenedioxy
allylbenzen (10.58%) [40]. Cũng loài này nhưng phân bố ở Amazon, Brazil lại có thành
phần chính là dillapiol (55.3%), (E)-caryophyllen (14.3%) and carotol (8.1%) [21]. Tinh

10


dầu Peperomia pellucida (L.) có nguồn gốc tại Nigeria chủ yếu là dill apiol (38.6%),
bicyclogermacren (10.7%), germacren D (9.6%) và β-chamigren (8.3%) [42]. Ở Ấn Độ,
thành phần chính tinh dầu phần trên mặt đất là carotol (32.1%), dill apiol (20.7%), (E)caryophyllen (7.6%); tinh dầu rễ là dill apiol (63.9%), apiol (9.2%) và (E)-caryophyllen
(4.4%) [60]. Nhìn chung, dill apiol là hợp chất đặc trưng của tinh dầu loài Peperomia

pellucida từ các vùng khác nhau.
Một số loài khác thuộc chi Peperomia cũng đã được nghiên cứu về thành phần hóa
học của tinh dầu. Tại Amazon, Brazil, lồi Peperomia macrostachya có thành phần đặc
trưng trong tinh dầu là epi-alpha-bisabolol (15.9%), caryophyllen oxid (12.9%),
myristicin (7.6%); lồi P. rotundifolia có decanal (43.3%), dihydro-P3-santalol (9.0%),
(E)-nerolidol (7.9%) và limonen (7.7%) là thành phần chính [21].
Ở Peru, tinh dầu loài Peperomia galioides được xác định thành phần chủ yếu
là Globulol (22.2%), caryophyllen (10.2%) and limonene (9.8%) [20].
1.3.4. Công dụng, tác dụng sinh học của một số loài chi Peperomia Ruiz & Pav.
1.3.4.1. Cơng dụng một số lồi thuộc chi Peperomia Ruiz & Pav.
Các loài thuộc chi Peperomia được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc truyền
thống. Peperomia pellucida (L.) Kunth phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới bao
gồm Trung và Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi và đã được sử dụng ở một số chế phẩm dược
liệu. Ở khu vực Đơng Bắc của Brazil, lồi này thường được dùng trị áp xe, mụn nhọt,
lở loét ngoài da và viêm kết mạc. Ở Caatinga, Brazil, lá Peperomia pellucida được sử
dụng để điều trị viêm nhiễm nói chung và tăng huyết áp. Bộ phận trên mặt đất của loài
này cũng được áp dụng để điều trị viêm, các bệnh da liễu và các loại bệnh thận ở Trung
Mỹ và Mexico. Ở Cuba, một loại nước sắc của cây được dùng bằng đường uống để
chống lại sỏi và như một chất lợi tiểu [12].
Một số cộng đồng ở Trung Mỹ sử dụng loài Peperomia obtusifolia (L.) A.Dietr.
để điều trị côn trùng và rắn cắn và cũng như một chất tẩy rửa da [65].
Loài Peperomia blanda (Jacq.) Kunth được người dân Yemen sử dụng làm thuốc
khử trùng vết thương [10].
Peperomia dindygulensis Miq., cịn có một tên gọi khác là Peperomia leptostachya
Hook. Et Arn., một loại thảo mộc phổ biến ở miền nam Trung Quốc, được sử dụng trong
y học dân gian để điều trị ho, hen suyễn, viêm phổi và ung thư dạ dày, phổi, vú và gan
[64].

11



Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây Peperomia tetraphylla dùng trị ho do lao, háo
xuyễn, phong thấp tê đau, lỵ, trúng thử, ỉa chảy, cam tích và địn ngã tổn thương. Có nơi
cịn dùng chữa đao thương xuất huyết, sang giới, vô danh thũng độc, sa tử cung [4].
Tại Việt Nam, các loài thuộc chi Peperomia chủ yếu được sử dụng làm cây cảnh
trang trí, làm rau ăn.
1.3.4.2. Tác dụng sinh học của chi Peperomia Ruiz & Pav.
*Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết của 2 loài Peperomia vulcanica và Peperomia fernandopoioana được
đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn Escherichia coli (ATCC 11775) và Staphylococcus
aureus (ATCC 33862) đã kháng vancomycin, ampicillin và erythromycin trong nghiên
cứu của Mbah và cộng sự (2002, 2012). Kết quả cho thấy dịch chiết trong hexanic và
methylen chloride của Peperomia vulcanica có hoạt tính vừa phải đối với chủng E. coli
và chủng S. aureus kháng thuốc với vùng ức chế khoảng 9 mm. Dịch chiết trong
methylen chloride của Peperomia fernandopoioana có hoạt tính ức chế cả 2 chủng, dịch
chiết trong hexan thể hiện hoạt tính ức chế chủng E. coli [26].
Trong nghiên cứu của Langfield và cộng sự (2004), dịch chiết trong methanol của
Peperomia galioides được đánh giá và cho thấy sự ức chế hoàn toàn sự phát triển của S.
aureus và S. cholermidis ở nồng độ dưới 1 mg/ml [26].
Tinh dầu loài Peperomia inaequalifolia trong nghiên cứu gần đây của Valarezo và
cộng sự (2023) thể hiện hoạt tính ức chế Enterococcus faecalis, Enterococcus faecium,
Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes, và Escherichia coli với giá trị MIC là
4000 μg/mL [59].
Chiết xuất lá Peperomia pellucida trong methanol từ Malaysia, chứa phytol,
decahydro-2-naphthalenol và methyl palmitat, đã được kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn.
Các chủng Edwardsiella tarda, Escherichia coli, Flavobacterium sp.., Pseudomonas
aeruginosa và Vibrio cholerae bị ức chế với MIC là 31,2 μg/mL; Klebsiella sp.,
Aeromonas hydrophila và Vibrio alginolyticus ở mức 62,5 μg/mL; và Salmonella sp.
cũng như V. parahaemolyticus là bị ức chế ở 125 μg/mL [12].
*Tác dụng kháng nấm

Francois và cộng sự (2014) công bố nghiên cứu tác dụng kháng nấm của tinh dầu
hai loài thuộc chi Peperomia là Peperomia pellucida, Peperomia vulcanica. Ở nồng độ
5 mg/ml, tinh dầu từ Peperomia pellucida ức chế hoàn toàn sự phát triển của F.
moniliforme cịn ở tất cả các nồng độ nghiên cứu, thì tinh dầu cả 2 loài ức chế hoàn toàn
sự phát triển của R. stolonifer [25].

12


*Tác dụng chống oxy hóa
Khi được đánh giá tác dụng chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH, dịch chiết
trong methanol của loài Peperomia blanda cho thấy tác dụng chống oxy hóa mạnh nhất
với giá trị IC50 là 36.81 ± 0.09 µg/mL, tiếp đến là dịch chiết trong dichloromethane với
61.78 ± 0.02 µg/mL và cuối cùng là dịch chiết trong petroleum ether với 203.80 ± 0.19
µg/mL [10].
Tác dụng chống oxy hóa của tinh dầu loài Peperomia inaequalifolia được đánh giá
theo phương pháp DPPH và ABTS, kết quả cho thấy tinh dầu lồi này có hoạt tính chống
oxy hóa mạnh với giá trị nồng độ trung hòa được 50% gốc tự do (SC50) lần lượt là 293.76
± 3.12 µg/mL và 226.86 ± 0.05 µg/mL [59].
*Tác dụng gây độc tế bào
Al-mahagi và cộng sự (2018) đã đánh giá hoạt tính gây độc đối với tế bào của các
dịch chiết khác nhau của loài Peperomia blanda bằng phương pháp MTT. Dịch chiết
ete dầu hỏa thể hiện các giá trị IC50 lần lượt là 9,54 ± 0,30 và 4,3 ± 0,90 µg/mL đối với
các tế bào HL-60 và WEHI-3. Dịch chiết dichloromethane cho thấy giá trị IC50 lần lượt
là 14,42 ± 1,52 và 15,58 ± 1,17 µg/mL đối với các tế bào HL-60 và WEHI-3. Chiết xuất
methanol lại cho thấy hoạt tính gây độc thấp hơn đối với dòng tế bào HL-60 và WEHI3. Tuy nhiên, chiết xuất methanol và ete dầu hỏa cho thấy hoạt tính chống lại dịng tế
bào MCF-7 đầy hứa hẹn, với các giá trị IC50 lần lượt là 10,49 ± 0,79 và 5,39 ± 0,34
µg/mL [10].
*Tác dụng chống viêm
Tinh dầu của lồi Peperomia serpens, với các thành phần chính là (E)-nerolidol

(38,0 %), ledol (27,1 %), α-humulen (11,5 %), (E)-caryophyllen (4,0 %) và α-eudesmol
(2,7 %), cho thấy tác dụng chống nhiễm trùng và chống viêm đáng kể [44].
Dịch chiết trong ether dầu hỏa, chloroform và methanol của Peperomia pellucida
được đánh giá về tác dụng ức chế viêm của chúng. Chiết xuất ether dầu hỏa làm giảm
đáng kể tình trạng viêm ở liều 1000 mg/kg so với indomethacin là chất đối chứng (10
mg/kg) [12].

13


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Piper mutabile C. DC.: Toàn cây Piper mutabile C. DC. được thu hái tại Vườn Quốc
gia Cúc Phương vào 05 tháng 10 năm 2022. Mẫu tiêu bản đã được giám định tên khoa
học bởi TS. Đỗ Văn Trường – Nhà thực vật học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thuộc
Viện hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam.
Piper carnibracteum C. DC.: Tồn cây mẫu Piper carnibracteum C. DC. được thu hái
tại Pù Lng, Thanh Hóa vào ngày 13 tháng 7 năm 2022. Mẫu tiêu bản đã được giám
định tên khoa học bởi TS. Đỗ Văn Trường – Nhà thực vật học Bảo tàng Thiên nhiên
Việt Nam thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam.
Peperomia leptostachya Hook. & Arn.: Tồn cây Peperomia leptostachya Hook. & Arn.
được thu hái tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sinh, tỉnh Đắk Lắk vào năm 2019. Mẫu tiêu
bản đã được giám định tên khoa học bởi TS. Đỗ Văn Trường và TS. Đỗ Văn Hài – Nhà
thực vật học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam.
Các mẫu tiêu bản được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam với mã số tiêu bản của 3 mẫu Piper mutabile C. DC., Piper
carnibracteum C. DC và Peperomia leptostachya Hook. & Arn. lần lượt là ĐVT784,
NCXS-TH30, TN17/C04-ĐL06.

Mẫu nghiên cứu được cất tinh dầu tồn cây khi cịn tươi. Bên cạnh đó, một phần lá và
thân được bảo quản trong ethanol 50% để làm vi phẫu thực vật. Một phần mẫu được
phơi se, sấy trong tủ sấy có thơng gió đến khô ở 60 °C, nghiền thành bột, bảo quản trong
túi nilon sạch kín, sử dụng để nghiên cứu đặc điểm hiển vi (lá, thân).
2.1.2. Thiết bị và hóa chất
2.1.2.1. Thiết bị, máy móc và dụng cụ
*Dụng cụ:
-

Dụng cụ bằng thủy tinh: Cốc có mỏ, đũa thủy tinh, phễu, bình gạn, pipet, ống
nghiệm,...
- Dao lam, phiến kính, lam kính.
- Dụng cụ khác: Bát sứ, chày, thuyền tán, khay tráng men,…
*Máy móc, thiết bị:
-

Tủ sấy MEMMERT (Đức), bếp điện.

14


-

Cân kĩ thuật SATORIUS TE412.

-

Bộ dụng cụ cất tinh dầu theo Dược điển Mỹ (USP29).

-


Kính hiển vi LEICA DM 1000.

-

Hệ thống sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao HPTLC bao gồm: thiết bị phun mẫu

-

Linomat CAMAG, bình triển khai sắc ký ADC, buồng chụp ảnh TLC Visualizer
CAMAG (CAMAG, Thụy Sĩ), máy tính cài đặt phần mềm visionCATS 2.0
Máy sắc ký khí GC In tuvo 9000 kết nối detector khối khổ MSD 5977B của Agilent

Technologies (Mỹ).
2.1.2.2. Hóa chất, dung mơi
-

Dùng trong nghiên cứu đặc điểm thực vật: nước cất, nước Javen, acid acetic 5%,
xanh methylen, đỏ son phèn, glycerin.

-

Dùng trong sắc ký lớp mỏng:
+ Dung môi: ethylacetat, toluen.
+ Thuốc thử anisaldehyd/acid sulfuric đặc.

-

Tất cả các hóa chất và dung mơi đều đạt tiêu chuẩn DĐVN V.


2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hiển vi
-

Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu của hai bộ phận thân, lá của ba loài nghiên cứu.

-

Nghiên cứu đặc điểm bột hai bộ phận thân, lá của ba loài nghiên cứu.

2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu tồn cây
-

Định tính các thành phần hóa học có trong tinh dầu tồn cây ba lồi nghiên cứu bằng
phương pháp sắc ký lớp mỏng.

-

Xác định thành phần cấu tử của tinh dầu toàn cây ba loài nghiên cứu bằng phương
pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ.

2.2.3. Đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu toàn cây ba loài nghiên cứu
-

Lựa chọn tinh dầu toàn cây ba loài: Piper mutabile C.DC., Peperomia leptostachya
Hook. & Arn. và Piper carnibracteum C.DC. để đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật.

-

Đánh giá tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu hai loài trên 2 chủng vi khuẩn

Gram (+) (Staphylococus aureus 33591- MRSA; S. aureus 25923- MSSA), Gram (-)
(Escherichia coli 25922) và chủng nấm (Candida albicans).

15


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
Đặc điểm vi phẫu: Tiêu bản vi phẫu được thực hiện bằng phương pháp nhuộm kép.
Các mẫu lá, thân của 2 cây được cắt ngang thành các lát mỏng bằng dao lam, rửa với nước
cất 3 lần, tẩy sạch bằng nước Javen trong 1h. Sau đó, được ngâm trong dung dịch acid
acetic 5% trong 5 phút. Các mẫu sau khi được rửa sạch với nước cất 3 lần được nhuộm
xanh với dung dịch xanh methylen (pha loãng dung dịch xanh methylen 10 lần với nước)
trong 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước cất 3 lần rồi nhuộm đỏ bằng dung dịch đỏ son phèn
trong 30 phút. Lên tiêu bản bằng dung dịch glycerin. Các đặc điểm vi phẫu của lá, thân
được mơ tả phân tích theo ngun tắc nghiên cứu tiêu bản vi phẫu trong Thực tập Thực vật
và nhận biết cây thuốc. Tiêu bản được soi bằng kính hiển vi và chụp ảnh.
Đặc điểm bột: Lá, thân của ba mẫu dược liệu được nghiền nhỏ thành bột bằng thuyền
tán, rây lấy bột mịn. Làm tiêu bản với nước cất, quan sát trên kính hiển vi và chụp ảnh các
đặc điểm bột.
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu
2.3.2.1. Sắc ký lớp mỏng tinh dầu
Các mẫu tinh dầu nghiên cứu được pha lỗng bằng dung mơi cloroform rồi đưa
lên bản mỏng TLC silicagel 60 F254 bằng máy CAMAG Linomat V với thể tích chính
xác đến 0,1 μl. Bản mỏng được triển khai bằng hệ dung mơi thích hợp. Sắc ký đồ thu
được sau khi khai triển sẽ được quan sát dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 254 nm,
366 nm và hiện màu bằng TT anisaldehyd/acid sulfuric, sau đó chụp ảnh bằng hệ thống
TLC Visualizer CAMAG.
Điều kiện sắc ký:
-


-

Pha tĩnh: Bản mỏng TLC silicagel 60 F254 hoạt hóa ở nhiệt độ 110oC trong 1 giờ.
Pha động: lựa chọn hệ dung môi Toluen - Ethylacetat (95:5).
Chấm sắc ký: Pha loãng mẫu trong cloroform đến tỷ lệ 1/20 (v/v). Đưa mẫu lên bản
mỏng bằng thiết bị phun mẫu Linomat 5. Vị trí tiêm mẫu cách mép dưới bản mỏng
10 mm. Độ rộng băng chấm là 6 mm. Thể tích chấm của mỗi mẫu là 5 μl.
Triển khai sắc ký: Đưa bản mỏng đã chấm mẫu vào bình triển khai. Sau khi triển
khai lấy bản mỏng ra và để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng.
Phát hiện vết: soi đèn UV dưới bước sóng 254 nm, 366 nm trước khi phun TT. Hiện
vết bằng phun TT anisaldehyd/acid sulfuric rồi sấy ở 110oC trong vài phút cho đến
khi hiện màu. Quan sát và chụp ảnh dưới ánh sáng trắng và UV 366 nm sau khi

16


phun thuốc thử.
2.2.2.3. Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc ký khí kết hợp khối phổ GC/MS
Cấu tạo sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS) bao gồm thiết bị sắc ký khí kết nối
với detector khối phổ. Sau khi phân tách bằng sắc ký khí, Detector khối phổ sẽ giúp xác
định các cấu tử trong tinh dầu bằng cách so sánh phổ khối của chất cần phân tích với
thư viện phổ. Đây là phương pháp được ứng dụng phổ biến hiện nay để định tính hay
định lượng các thành phần trong tinh dầu
Hệ thống máy sắc ký GC-MS gồm các bộ phận: hệ thống GC In tuvo 9000 kết nối
với khối phổ MS 5977B (Agilent, Hoa Kỳ), sử dụng cột HP-5MS (30 m x 0.25 mm x
0.25 mm). Chương trình nhiệt độ được cài đặt như sau: Nhiệt độ giữ ở 50 oC trong 3
phút đầu, sau đó tăng từ 50oC – 280oC với tốc độ 5oC/ phút, nhiệt độ inlet là 150oC.
Helium (1 ml/phút) được sử dụng làm khí mang. Năng lượng ion hóa là 70 eV với phạm
vi quét từ 45-450 amu. Dùng dung môi cloroform để pha lỗng tinh dầu, thể tích tiêm

mẫu 1 μl, chế độ chia dòng 50:1.
Các chỉ số lưu giữ (RI) được xác định bằng cách sử dụng dãy đồng đẳng n-ankan
(C8 – C20) được phân tích trong cùng điều kiện sắc ký. Việc xác định thành phần tinh
dầu dựa trên việc so sánh độ trùng lặp về phổ khối của các chất có sẵn trong thư viện.
Thêm vào đó, giá trị RI được so sánh với các dữ liệu trong thư viện NIST và cơ sở dữ
liệu đã được công bố (W09N08), WebBook Chemistry NIST và cơ sở dữ liệu Adams
(Adams 2017).
Chỉ số RI được tính tốn như sau:
RI = 100 𝑥 n +

RT(x) − RT(n)
𝑥 100
RT(n + 1) − RT(n)

Trong đó: RTx: Thời gian lưu của chất phân tích;
RTn: Thời gian lưu của alkan liền trước pic phân tích;
RTn+1: Thời gian lưu của alkan liền sau pic phân tích;
n: Số nguyên tử carbon của alkan liền trước pic phân tích.
2.3.3. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
*Chủng vi sinh vật kiểm định:
-

Vi khuẩn Gram (-): Escherichia coli ATCC 25922.
Vi khuẩn Gram (+): Staphyloccocus aureus ATCC 33591 (MRSA), Staphyloccocus
aureus ATCC 25923 (MSSA).

-

Nấm men: Candida albicans ATCC 10231.


17


×