Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bùi thị ngọc hà nghiên cứu đánh giá một số đặc tính vi cầu leuprolid acetat khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ NGỌC HÀ

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VI CẦU
LEUPROLID ACETAT
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ NGỌC HÀ
MÃ SINH VIÊN: 1801155

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VI CẦU
LEUPROLID ACETAT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Thị Hải Yến
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào Chế

HÀ NỘI - 2023



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến:
PGS. TS. Trần Thị Hải Yến
Đã tận tâm chỉ dẫn, hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn DS. Ngô Giao Thông đã quan tâm chỉ dẫn và giúp đỡ
em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, anh chị kĩ thuật viên Bộ môn Bào chế,
Viện Công nghệ dược phẩm Quốc gia, Bộ mơn Vật lý – Hóa lý đã hết lòng quan tâm,
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em được hồn thành khóa luận của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cơ trong Ban giám hiệu nhà trường, các
phịng ban và cán bộ nhân viên Trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã tạo điều
kiện cho em được học tập tiếp thu kiến thức trong suốt 5 năm qua.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, tập thể sinh viên
đã cùng đồng hành, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2023
Sinh viên khóa 73

Bùi Thị Ngọc Hà


MỤC LỤC
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................2
1.1. Tổng quan về leuprolid acetat ..............................................................................2

1.1.1. Cơng thức hóa học: ........................................................................................2
1.1.2. Tính chất vật lý, hóa học ...............................................................................2
1.1.3. Độ ổn định .....................................................................................................2
1.1.4. Ứng dụng trong điều trị .................................................................................3
1.2. Tổng quan về polyme PLGA ................................................................................4
1.3. Tổng quan về vi cầu PLGA-LA ...........................................................................5
1.3.1. Sơ lược về vi cầu PLGA-LA .........................................................................5
1.3.2. Phương pháp bào chế vi cầu bằng nhũ hóa kép kết hợp bốc hơi dung môi ..5
1.3.3. Đông khô vi cầu và tá dược đông khô ...........................................................6
1.4. Tổng quan về các phương pháp đánh giá đặc tính lý hóa vi cầu..........................7
1.4.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X ..........................................................................7
1.4.2. Phương pháp quét nhiệt vi sai .......................................................................9
1.4.3. Phương pháp đo phổ hồng ngoại .................................................................10
CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............14
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng........................................................................14
2.1.1. Nguyên vật liệu............................................................................................14
2.1.2. Thiết bị .........................................................................................................15
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................16
2.3.1. Phương pháp bào chế vi cầu PLGA-LA......................................................16
2.3.2. Phương pháp đánh giá một số đặc tính lý hóa của vi cầu/ thành phần nguyên
liệu trong vi cầu .....................................................................................................18
2.3.3. Định lượng dược chất trong lọ vi cầu đông khô bằng phương pháp HPLC19


2.3.4. Phương pháp thử giải phóng dược chất in vitro ở điều kiện cấp tốc...........20
2.3.5. Phương pháp đánh giá độ ổn định vi cầu leuprolid acetat ..........................21
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................22
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ...........................................................23
3.1. Đánh giá đặc tính lý hóa của vi cầu ....................................................................23

3.1.1. Phân tích giản đồ nhiễu xạ tia X ..................................................................23
3.1.2. Phân tích phổ nhiệt quét vi sai DSC ............................................................26
3.1.3. Phân tích phổ hồng ngoại ............................................................................31
3.1.4. Kích thước và hình thái bề mặt vi cầu .........................................................36
3.2. Đánh giá độ ổn định của vi cầu ..........................................................................38
3.2.1. Dự kiến tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm cho vi cầu PLGA-LA .............38
3.2.2. Đánh giá độ ổn định của vi cầu PLGA-LA .................................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................44
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Tên viết tắt
DCM

Dicloromethan

DMSO

Dimethyl sulfoxid

L/G

Lactic acid/Glycolic acid

KTTP

Kích thước tiểu phân


LA

Leuprolid acetat

N/D

Nước/Dầu

N/D/N

Nước/Dầu/Nước

PLGA

Poly (lactic-co-glycolic) acid

PLGA-LA

Vi cầu PLGA chứa dược chất leuprolid acetat

kl/kl

Khối lượng/khối lượng

kl/tt

Khối lượng/thể tích

PVA


Poly vinyl alcohol

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao
(High-performance liquid chromatography)

DSC

Phân tích nhiệt vi sai (Differential scanning calorimetry)

SEM

Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope)

XRPD

Quang phổ nhiễu xạ tia X (X-ray powder diffraction)

FTIR

Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (Fourier-transform
infrared spectroscopy)

DĐVN

Dược điển Việt Nam

GnRH


Hormon giải phóng gonadotropin
(Gonadotropin release hormon)

FSH

Hormon kích thích nang trứng phát triển
(Follicle-stimulating hormone)


LH

Hormon làm noãn trưởng thành
(Luteinizing hormone)

NSX

Nhà sản xuất

EP 8

Dược điển châu Âu 8

DĐVN V

Dược điển Việt Nam V

TKPT

Tinh khiết phân tích


TKHH

Tinh khiết hóa học

PBS-T

Đệm phosphat saline pH 7,4 chứa 0,02% Tween 80


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chế phẩm thuốc chứa vi cầu nạp dược chất leuprolid acetat giải phóng
kéo dài..............................................................................................................................4
Bảng 2.1. Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu .........................................................14
Bảng 2.2. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ................................................................15
Bảng 2.3. Công thức bào chế vi cầu PLGA-LA ............................................................16
Bảng 2.4. Nguyên liệu thử .............................................................................................21
Bảng 2.5. Điều kiện bảo quản và khoảng thời gian lấy mẫu .........................................22
Bảng 2.6. Chỉ tiêu và phương pháp thử .........................................................................22
Bảng 3.1. Thành phần công thức và một số đặc tính của vi cầu PLGA-LA .................23
Bảng 3.2. KTTP của vi cầu PLGA-LA (n=3, trung bình ± SD) ....................................36
Bảng 3.3. Thời gian lưu của mẫu chuẩn và mẫu thử (n=3, TB±SD) ............................41
Bảng 3.4. Hàm lượng dược chất trong vi cầu................................................................41


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cấu trúc phân tử leuprolid acetat.....................................................................2
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của a) acid lactic; b) acid glycolic; c) PLGA ......................4
Hình 1.3. Phương pháp nhũ hóa kép kết hợp bốc hơi dung mơi .....................................6
Hình 1.4. Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên tinh thể ..........................................................8

Hình 1.5. Thiết bị đo nhiễu xạ tia X ................................................................................8
Hình 1.6. Thiết bị đo phổ quét nhiệt vi sai ......................................................................9
Hình 1.7. Giá trị Tg của các vi cầu leuprolide acetat trong điều kiện giải phóng in vitro
(33 mM PBS, pH7,4, 37 ◦C) ở các thời điểm khác nhau (n=3) [41]. ............................10
Hình 1.8. Thiết bị đo phổ hồng ngoại ............................................................................10
Hình 1.9. Thiết bị chụp kính hiển vi điện tử quét.......................................................... 11
Hình 1.10. Ảnh SEM của các vi cầu xốp PLGA được bào chế bằng phương pháp nhũ
tương kép kết hợp bốc hơi dung mơi có chứa các lượng amoni bicacbonat khác nhau
trong pha nước nội ((a,b) 0%; (c,d) 1%; (e, f) 5%; (g, h) 10%) [28]. ...........................12
Hình 1.11. Ảnh SEM các vi cầu được điều chế với các pha nước nội khác nhau: .......13
Hình 2.1. Sơ đồ bào chế vi cầu PLGA-LA đơng khơ ....................................................17
Hình 3.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X của LA và các mẫu vi cầu được sấy chân khơng .....24
Hình 3.2. Giản đồ nhiễu xạ tia X của manitol và vi cầu đơng khơ ...............................25
Hình 3.3. Phổ nhiệt qt vi sai của nguyên liệu trong thành phần của vi cầu PLGA-LA.
.......................................................................................................................................27
Hình 3.4. Sự phân huỷ bởi nhiệt của leuprolid acetat ...................................................28
Hình 3.5. Phổ nhiệt quét vi sai của vi cầu sấy chân khơng ...........................................28
Hình 3.6. Phổ nhiệt qt vi sai của vi cầu đơng khơ .....................................................29
Hình 3.7. Phổ FTIR của ngun liệu sử dụng để bào chế vi cầu PLGA-LA. ...............31
Hình 3.8. Phổ FTIR của vi cầu được sấy chân không ...................................................33
Hình 3.9. Phổ FTIR của vi cầu đơng khơ ......................................................................35
Hình 3.10. Hình ảnh chụp SEM mẫu vi cầu sau khi đơng khơ .....................................37
Hình 3.11. Hình ảnh vi cầu sau đơng khơ .....................................................................39
Hình 3.12. Hình ảnh vi cầu sau khi hồn nguyên..........................................................40
Hình 3.13. Hình ảnh vi cầu qua kim tiêm G25 ..............................................................40
Hình 3.14. Đồ thị giải phóng cấp tốc của các mẫu M9 ban đầu, sau 1 tháng và sau 3
tháng (n=3, TB±SD) ......................................................................................................43


ĐẶT VẤN ĐỀ

Leuprolid acetat (LA) là một chất tổng hợp tương tự hormon giải phóng
gonadotropin (GnRH) với hiệu lực gấp khoảng 80-100 lần GnRH nội sinh, LA được sử
dụng để điều trị các loại rối loạn hormon như ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn, lạc
nội mạc tử cung, ung thư vú và u cơ trơn tử cung. Do tính thấm kém và bị bất hoạt bởi
các enzyme trong cơ thể nên sinh khả dụng đường uống của thuốc rất thấp (<1%). Mặt
khác, LA có thời gian bán thải tương đối ngắn, nếu bào chế dạng thuốc tiêm giải phóng
ngay thì sẽ phải dùng hàng ngày. Trong khi đó, thời gian điều trị các bệnh liên quan đến
hormon thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Vì vậy, để đảm bảo tuân thủ điều trị
của bệnh nhân, việc bào chế thuốc tiêm giải phóng kéo dài là vơ cùng cần thiết.
Các đặc tính lý hóa của vi cầu có ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dược chất.
Năm 2013, Sophocleous AM và cộng sự đã tiến hành các thí nghiệm liên quan đến tương
tác giữa dược chất bản chất peptid (leuprolid actetat và octreotid acetat) với polyme
PLGA có gốc acid tự do. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tương tác dược chất – polyme
làm tăng lượng dược chất tích lũy trong pha giải phóng ồ ạt [38]. Nghiên cứu của Yukio
Aso và cộng sự về vi cầu progesteron đã chỉ ra rằng nhiệt độ chuyển kính (Tg) của vi
cầu cũng ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dược chất ra khỏi cốt polyme [7]. Đặc tính
lỗ xốp của vi cầu (mật độ, kích thước, khả năng đóng mở trong mơi trường giải phóng)
quyết định khả năng khuếch tán dược chất từ môi trường nội ra môi trường ngoại, do đó
ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dược chất của vi cầu. Đặc điểm lỗ xốp của vi cầu
có thể quan sát dễ dàng thơng qua ảnh chụp kính hiển vi điện tử quét [46].
Các nghiên cứu trước đây tại bộ môn Bào chế trường Đại học Dược Hà Nội đã bào
chế được vi cầu PLGA nạp dược chất leuprolid acetat bào chế được với hiệu suất vi cầu
hóa khoảng 50% và đánh giá được khả năng giải phóng dược chất in vitro [1], [2], [3],
[4]. Tuy nhiên, các đặc tính lý hóa của vi cầu chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Đồng thời cần thiết phải đánh giá độ ổn định của vi cầu để nâng quy mô từ nghiên cứu
sang pilot hoặc sản xuất công nghiệp. Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
đánh giá một số đặc tính vi cầu leuprolid acetat” với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đánh giá một số đặc tính lý hóa của vi cầu leuprolid acetat.
2. Bước đầu đánh giá độ ổn định của vi cầu leuprolid acetat.


1


1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về leuprolid acetat
1.1.1. Công thức hóa học:

Hình 1.1. Cấu trúc phân tử leuprolid acetat
- Công thức phân tử: C59H84N16O12.C2H4O2.
- Khối lượng phân tử: 1209,41 g/mol (dạng base).
- Danh pháp IUPAC:5-oxo-L-prolyl-L-histidyl-L-trytophyl-L-seryl-L-tyrosy-Dleucyl-L-leucyl-L-arginyl-N-ethyl-L-prolinamid acetat.
- Công thức viết tắt: pGlu1-His2-Trp3-Ser4-Tyr5-Leu6-Leu7-Arg8-Pro9NHEt.CH3COOH.
- Tên chung quốc tế: leuprolid acetat.
1.1.2. Tính chất vật lý, hóa học
1.1.2.1. Tính chất vật lý
- Hình thức: bột kết tinh màu trắng hoặc hơi vàng nhạt, hút ẩm mạnh.
- Độ tan: tan rất tốt trong nước, DMSO (100 mg/mL, 25oC), tan tự do trong
methanol, ít tan trong ethanol.
- Nhiệt độ nóng chảy: 150 – 155oC.
1.1.2.2. Tính chất hóa học
- Leuprolid acetat (LA) là muối của acid acetic và nonapeptid leuprolid có pKa lần
lượt là 6,0 – 10,0 – 13,0. Dung dịch leuprolid acetat 1% (kl/tt) có pH nằm trong khoảng
từ 5,5 đến 7,5.
- Leuprolid acetat dễ dàng bị thủy phân trong môi trường kiềm mạnh hoặc acid
mạnh [22], [44].
1.1.3. Độ ổn định
Năm 2016, Mehdi Rahimi và các cộng sự đã nghiên cứu độ ổn định của LA trong

môi trường nước ở các điều kiện khác nhau [37]. Kết quả thu được như sau:

2


- Ảnh hưởng của pH: khi nghiên cứu độ ổn định của LA ở nhiệt độ 37ºC trong môi
trường đệm phosphat có pH từ 2 - 7,4 , nhóm tác giả nhận thấy có sự suy giảm đáng kể
nồng độ LA ở các pH 2, 3, 4 và dược chất LA có độ ổn định cao nhất ở pH 7,4.
- Ảnh hưởng của dung môi: LA ổn định trong DMSO hơn trong propylen glycol
hay nước ở cùng điều kiện.
- Ảnh hưởng của oxy trong dung dịch: hòa tan LA trong dung dịch đệm phosphat
có/khơng loại oxy, sau đó bảo quản trong 35 ngày. Kết quả: việc dùng nước loại oxy
giúp làm tăng ổn định của dung dịch LA.
1.1.4. Ứng dụng trong điều trị
1.1.4.1. Tác dụng dược lý
Leuprolid là một nonapeptid tổng hợp, tương tự hormon giải phóng gonadotropin
nội sinh (GnRH). Tuy nhiên, leuprolid có hoạt tính chủ vận mạnh hơn GnRH do có ái
lực cao hơn với thụ thể của GnRH. Nhờ có 1 acid amin D trong cấu trúc hóa học (Hình
1.1) mà độ ổn định sinh học của leuprolid đã tăng lên đáng kể, dẫn đến thời gian bán
hủy của leuprolid dài hơn GnRH (thời gian bán hủy của leuprolid khoảng 3 giờ, trong
khi thời gian bán hủy của GnRH nội sinh là 3 - 4 phút) [44]. Leuprolid chủ yếu được sử
dụng ở dạng muối acetat. Sinh khả dụng của leuprolid acetat qua đường tiêm tĩnh mạch
và đường tiêm dưới da là tương đương nhau.
Cả nghiên cứu trên động vật và con người đều chứng minh rằng LA làm tăng mạnh
bài tiết tuyến yên, nồng độ LH và FSH trong huyết thanh, dẫn đến tăng hormon sinh
dục trong huyết thanh trong/3 ngày kể từ ngày điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, việc kích
thích liên tục vào tuyến yên bằng cách sử dụng leuprolid acetat ở liều điều trị sẽ dẫn
đến q trình điều hịa ngược âm tính, làm ức chế hoạt động của tuyến yên, ức chế bài
tiết LH và FSH, làm giảm nồng độ hormon sinh dục trong máu trong vịng 2 - 4 tuần.
Đây chính là cơ sở cho các ứng dụng lâm sàng của leuprolid acetat trong sản phụ khoa

và ung thư học (đặc biệt là một số khối u phụ thuộc hormon như ung thư vú, ung thư
tuyến tiền liệt hoặc u xơ tử cung) [35], [40].
Chỉ định:
- Dậy thì sớm phụ thuộc gonadotropin.
- Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn.
- Ung thư vú giai đoạn muộn của phụ nữ đang và sau mãn kinh.
- Bệnh lạc nội mạc tử cung.
- U cơ trơn tử cung.
1.1.4.2. Một số chế phẩm trên thị trường hiện nay
Các vi cầu PLGA đã được sử dụng như một hệ thống phân phối thuốc bền vững
với sản phẩm đầu tiên là Lupron Depot được phê duyệt vào năm 1989. Với ưu điểm làm
giảm tần suất sử dụng thuốc và cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân, các sản phẩm thuốc
3


chứa vi cầu PLGA khác nhau đã được phát triển trong vài thập kỷ qua. Bảng 1.1 trình
bày một số chế phẩm thuốc chứa vi cầu nạp dược chất leuprolid acetat giải phóng kéo
dài phổ biến trên thị trường hiện nay.
Bảng 1.1. Một số chế phẩm thuốc chứa vi cầu nạp dược chất leuprolid acetat giải
phóng kéo dài
Tên thương mại

Nhà sản xuất

Dạng bào chế và
đường dùng

Thời gian kéo
dài giải phóng


Lupron Depot®

Takeda – Abbott

Vi cầu tiêm bắp hoặc
tiêm dưới da

1, 3 hoặc 4 tháng

Prostap®

Takeda

Hệ cấy ghép sử dụng
đường tiêm

1 hoặc 3 tháng

Lupride Depot®

Sun Pharma

Vi cầu tiêm bắp

4 tuần

Eligard®

Sanofi – Aventis


In-situ gel tiêm dưới da 1 tháng

Luprogel®

MediGene

In-situ gel tiêm bắp

1 hoặc 3 tháng

1.2. Tổng quan về polyme PLGA

a)

b)

c)

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của a) acid lactic; b) acid glycolic; c) PLGA
PLGA là một copolyme được polyme hóa từ hai monome là acid lactic và acid
glycolic. PLGA là một trong những polyme phân hủy sinh học được ứng dụng rộng rãi
trong chẩn đoán và điều trị nhờ khả năng kiểm soát giải phóng cũng như tính an tồn
với cơ thể. Trong cơ thể, PLGA phân huỷ tạo thành acid lactic và acid glycolic. Hai acid
này được chuyển hóa qua chu trình Krebs tạo ra sản phẩm cuối cùng là khí carbonic và
nước. Riêng acid glycolic sẽ được đào thải một phần dưới dạng chưa chuyển hố. Do
đó, PLGA ít gây độc cho cơ thể. Tính đến hiện nay, PLGA là một trong số ít polyme
phân huỷ sinh học được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ
quan quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho phép sử dụng trên người.
Do sự có mặt của nguyên tử carbon α bất đối trong phân tử nên acid lactic tồn tại
ở có dạng D- và L-, từ đó hình thành 3 dạng polyme khác nhau là poly (L-acid lactic),

poly (D-acid lactic) và poly (D,L-acid lactic), dẫn đến các dạng polyme PLGA khác
nhau. Các dạng poly (L-acid lactic) tồn tại trạng thái bán tinh thể, trong khi các dạng
còn lại tồn tại trạng thái vơ định hình.

4


Vì nhiệt độ chuyển kính (Tg) của PLGA cao hơn nhiệt độ sinh lý cơ thể (37oC) và
polyme này có cấu trúc dẻo dai, nên PLGA có đủ độ bền cơ học để thiết kế các hệ mang
thuốc giải phóng kéo dài (vi cầu, vi nang,…). Tg của PLGA bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ acid
lactic/acid glycolic (khi tăng tỷ lệ acid lactic làm tăng Tg), khối lượng phân tử (KLPT)
của polyme cũng như sự tương tác giữa dược chất và PLGA. Đặc tính thân nước hay sơ
nước của PLGA phụ thuộc vào tỷ lệ acid lactic/acid glycolic. Vì acid lactic sơ nước hơn
nên tỷ lệ này càng nhỏ, polyme càng thân nước. Ngồi ra, các PLGA có nhóm chức acid
ở cuối mạch sẽ thân nước hơn, dễ bị thủy phân hơn các PLGA có nhóm chức este ở cuối
mạch.
Để bào chế thành công vi cầu PLGA nạp dược chất địi hỏi phải xem xét, đánh giá
chun sâu nhiều khía cạnh. Một số nghiên cứu cho thấy PLGA có nhóm cuối acid có
tương tác ion với gốc peptid tích điện dương mạnh hơn các PLGA có nhóm cuối là este.
Tương tác này góp phần làm tăng hiệu suất nạp và hàm lượng dược chất giải phóng ban
đầu [18]. Ngồi ra, các vi cầu PLGA thường giải phóng thuốc một cách ồ ạt ở giai đoạn
đầu (burst realease), dễ gây mất kiểm sốt khả năng giải phóng thuốc kéo dài. Điều này
có thể khắc phục bằng cách thay đổi lượng PLGA sử dụng và/hoặc phối hợp nhiều loại
PLGA với nhau [2]. Sự phân huỷ của PLGA tạo ra các acid, có thể gây bất lợi cho sự ổn
định của các dược chất kém bền với acid và thúc đẩy quá trình giải phóng dược chất ồ
ạt [30]. Vì vậy một số nghiên cứu đã thêm các muối kiềm khơng tan/ ít tan trong nước
vào thành phần vi cầu, chẳng hạn như magnesi carbonat và kẽm carbonat [21].
1.3. Tổng quan về vi cầu PLGA-LA
1.3.1. Sơ lược về vi cầu PLGA-LA
Đối với những dược chất kém ổn định, liều dùng hàng ngày thấp, thời gian điều trị

kéo dài từ vài tháng đến vài năm như leuprolid acetat thì việc bào chế dưới dạng vi cầu
từ polyme phân hủy sinh học là hướng nghiên cứu phù hợp. Vi cầu là các hạt nhỏ hình
cầu có kích thước trong phạm vi từ 1 đến 1000 µm (thường từ 1 - 800 µm), được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực [19]. Vi cầu PLGA là một trong những hệ phân phối
thuốc sử dụng polyme PLGA phân huỷ sinh học làm chất mang và được FDA cho phép
sử dụng trong điều trị lâm sàng. Một số sản phẩm thuốc chứa PLGA đã có mặt trên thị
trường hiện nay như Lupron Depot, Lucrin Depot, Eligard,... Một số thuốc khác đang
được được tiến hành các thử nghiệm lâm sàng, hứa hẹn đem lại hiệu quả điều trị tích
cực và nâng cao tuân thủ điều trị của bệnh nhân [23].
1.3.2. Phương pháp bào chế vi cầu bằng nhũ hóa kép kết hợp bốc hơi dung mơi
Phương pháp nhũ hóa kép nước/dầu/nước (N/D/N) kết hợp bốc hơi dung môi
thường được sử dụng để bào chế các vi cầu PLGA bao giữ dược chất ở bên trong. Đầu
tiên, dược chất được hòa tan trong pha nước nội (N1), pha nước nội có thể là nước, đệm
hoặc dung dịch gelatin. PLGA được hịa tan trong các dung mơi hữu cơ dễ bay hơi,
5


không tan trong nước như dicloromethan (DCM) thu được pha dầu (D). Phối hợp hai
pha và dùng lực nhũ hóa thích hợp để tạo nhũ tương sơ cấp nước trong dầu (N/D). Nhũ
tương N/D được phối hợp với pha nước ngoại (N2) là dung dịch chứa chất diện hoạt (ví
dụ polyvinyl alcol - PVA), sau đó nhũ hóa để tạo nhũ tương thứ cấp nước/dầu/nước
(N/D/N). Dung môi hữu cơ được loại bỏ bằng cách bốc hơi. Các vi cầu thu được bằng
cách lọc/ly tâm, rửa sạch để loại hết chất diện hoạt và dược chất dạng tự do. Sau đó vi
cầu được đơng khơ để bảo quản [16], [24].

Hình 1.3. Phương pháp nhũ hóa kép kết hợp bốc hơi dung môi
Ưu điểm: phương pháp tạo vi cầu bằng cách bốc hơi dung môi từ nhũ tương kép
N/D/N là phương pháp phù hợp với các dược chất dễ tan trong nước như leuprolid acetat.
Nhược điểm: vi cầu có kích thước khơng đồng đều, nhũ tương kép kém bền, quy
trình nhiều bước phức tạp nên cần phải kiểm soát chặt chẽ các thơng số quy trình, dược

chất tan trong nước nên dễ bị thất thốt ra ngồi pha nước ngoại và khó nâng quy mô
[22].
1.3.3. Đông khô vi cầu và tá dược đông khô
Các phương pháp sử dụng để làm khô vi cầu có thể kể đến như đơng khơ, phun
sấy hoặc sấy áp suất giảm [39]. Theo Zhaoying Zoo và cộng sự, kỹ thuật làm khơ có ảnh
hưởng lớn đến đặc điểm lỗ xốp, hình thái và đặc tính giải phóng của vi cầu. Đông khô
sẽ tạo ra vi cầu với mật độ lỗ xốp cao hơn hơn phương pháp sấy áp suất giảm. Trong
q trình đơng khơ, nhiệt độ khoảng -40°C, nước trong vi cầu PLGA được trực tiếp
thăng hoa. Các phân tử nước tự do hình thành các tinh thể băng và chúng có khả năng
làm mở rộng các lỗ xốp. Do đó, kích thước lỗ xốp tăng và xuất hiện nhiều hơn các lỗ
xốp được tạo thành trong vi cầu cuối cùng. Đồng thời tại áp suất thấp trong q trình
đơng khơ, PLGA tồn tại ở trạng thái thủy tinh nên mức độ co rút, đàn hồi của vi cầu bị
hạn chế. Ngược lại, khi tiến hành sấy chân không ở 25°C, mạng lưới polyme đang ở
trạng thái đàn hồi - do sự hiện diện của dung môi hữu cơ, dẫn đến sự co ngót đáng kể
xảy ra làm che mất các vị trí lỗ xốp [45]. Chính vì mật độ lỗ xốp cao, nên vi cầu được
làm khô bằng phương pháp đông khô cho tốc độ giải phóng nhanh hơn [29], [45].
Phương pháp đơng khơ có một số ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Quá trình loại nước ở nhiệt độ thấp làm giảm tốc độ phân hủy dược chất, tăng độ
ổn định dược chất, phù hợp với nguyên liệu bản chất peptid.
6


- Sản phẩm đơng khơ hịa tan, phân tán rất nhanh khi hồn ngun trở lại do sản
phẩm khơ thu được có diện tích bề mặt riêng lớn.
- Chế phẩm được tiệt khuẩn bằng phương pháp lọc trước khi đông khơ (nếu là hỗn
dịch đơng khơ thì tiến hành pha chế trong điều kiện vô khuẩn - cấp sạch A và nguyên
liệu đầu vào đảm bảo vô khuẩn).
- Hạn chế nhiễm trong thao tác sử dụng (có thiết bị hỗ trợ pha lại hạn chế nhiễm).
- Hạn chế phản ứng oxy hóa khử dược chất do hạn chế sự có mặt của oxy trong

quá trình sản xuất, sản phẩm được làm khơ trong mơi trường chân khơng và việc đóng
lọ cũng được thực hiện trong chân không hoặc dưới áp lực của khí trơ đưa vào khi đóng
nắp lọ.
Nhược điểm:
- Thời gian tiến hành kéo dài, giá thành sản phẩm cao, thiết bị, q trình phức tạp.
- Bột đơng khơ dễ hút ẩm trở lại.
- Một số hoạt chất nguồn gốc protein có thể bị phân hủy trong q trình đông khô.
- Độ ổn định của thuốc ở trạng thái rắn phụ thuộc vào dạng kết tinh hay vơ định
hình của dược chất trong sản phẩm, nếu q trình đơng khơ tạo ra chất rắn vơ định hình
và dạng này khơng ổn định thì sản phẩm sẽ khơng đạt chất lượng như mong muốn [24].
 Các tá dược đông khô được sử dụng với nhiều tác dụng:
- Tác dụng tạo khung: các tá dược độn kết tinh (D-manitol, lactose, saccarose,
trehalose,…) tạo ra bánh đơng khơ có hình thức đẹp, dễ hoàn nguyên trở lại.
- Tác dụng bảo vệ (ổn định): disaccharid tạo thành dạng thủy tinh vơ định hình đã
được chứng minh là có hiệu quả nhất trong việc ổn định các sản phẩm như liposome và
protein trong quá đông khô. D-manitol, saccarose và trehalose được sử dụng nhiều trong
việc ổn định công thức liposome, protein [9].
1.4. Tổng quan về các phương pháp đánh giá đặc tính lý hóa vi cầu
1.4.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X
Mục đích: xác định độ tinh thể hóa, dạng thù hình, thành phần pha của các chất tồn
tại trong mẫu.
Nguyên tắc:
Một chùm tia X đi qua khe phân kỳ và chiếu vào bề mặt mẫu, các chùm tia X đến
mẫu này bị phân tán ngược trở lại bởi mạng tinh thể tuần hoàn, gây ra sự giao thoa,
nhiễu xạ tia X. Phổ nhiễu xạ thu được là sự phụ thuộc của cường độ nhiễu xạ vào 2 lần
góc nhiễu xạ (2θ). Bước sóng của chùm tia X là λ, góc phản xạ θ và khoảng cách giữa
hai mặt phẳng song song d liên hệ với nhau qua phương trình Vuff-Bragg: nλ = 2dsinθ
(n là số nguyên được gọi là bậc nhiễu xạ).

7



Hình 1.4. Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên tinh thể

Hình 1.5. Thiết bị đo nhiễu xạ tia X D8-advance (Germany)
Một số nghiên cứu đánh giá:
Năm 2008, Emami và cộng sự đã bào chế vi cầu PLGA được nạp insulin và tiến
hành đo X-ray để xác định dạng thù hình của insulin. Kết quả cho thấy trong tự nhiên
insulin và PLGA đều tồn tại dạng vơ định hình, cịn trong vi cầu insulin tồn tại dạng kết
tinh. Ngồi ra, protein dạng kết tinh ít bị phân hủy hóa học hơn dạng vơ định hình [17].
Cịn trong nghiên cứu của Jing và cộng sự, nhóm tác giả đã bào chế vi cầu PLGA nạp
T-OA (một chất chống ung thư mới được phát hiện) bằng phương pháp bào chế nhũ
tương đơn kết hợp bốc hơi dung mơi. Phân tích nhiễu xạ tia X cho thấy T-OA nguyên
liệu tồn tại ở dạng kết tinh, còn trong vi cầu T-OA, dược chất tồn tại ở dạng vơ định hình
[25].
8


1.4.2. Phương pháp quét nhiệt vi sai
Mục đích: xác định được một số thơng số như: nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh (Tg),
nhiệt độ nóng chảy (Tm), nhiệt độ phân hủy (Td) (nếu có); cung cấp thơng tin về sự
chuyển pha của vật chất.
Nguyên lý:
Phương pháp nhiệt quét vi sai DSC là phương pháp nghiên cứu các đặc điểm
chuyển pha của chất khi thay đổi nhiệt độ tác dụng. DSC có thể đo được các hiện tượng
nóng chảy, kết tinh, thủy tinh hóa,…Sau khi đo mẫu, kết quả thu được là một phổ đồ
trong đó trục tung biểu diễn nhiệt lượng mà chất hấp thụ hoặc tỏa ra và trục hoành là
nhiệt độ. Các đỉnh thu nhiệt/ tỏa nhiệt tương ứng với nhiệt độ tại đó chất chuyển sang
trạng thái mới.


Hình 1.6. Thiết bị đo phổ quét nhiệt vi sai Mettler - Toledo DSC1 (Thụy Sỹ)
Một số nghiên cứu đánh giá:
Năm 2020, nghiên cứu của Park và cộng sự đã chứng minh rằng Tg có mối liên
quan chặt chẽ đến lượng giải phóng dược chất ban đầu. Khi Tg cao hơn nhiệt độ mơi
trường giải phóng, lượng giải phóng dược chất ban đầu cao và giải phóng ít hơn ở nhiệt
độ thấp hơn [34]. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Yukio Aso và cộng sự về vi cầu
progesteron, nhóm tác giả kết luận rằng khi Tg cao hơn nhiệt độ mơi trường giải phóng,
khối lượng phân tử (KLPT) của PLGA hầu như khơng thay đổi, sự ăn mịn polyme diễn
ra một cách chậm chạp, dẫn đến dược chất chậm giải phóng. Ngược lại, khi Tg thấp hơn
nhiệt độ mơi trường giải phóng, tốc độ thủy phân chuỗi polyme PLGA tăng lên đáng kể,
dược chất vì thế cũng được giải phóng nhanh hơn [7].

9


Năm 2021, Wan và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm liên quan đến sự thay đổi Tg
ở các thời điểm giải phóng đối với vi cầu nạp leuprolid acetat sử dụng 3 loại polyme
khác nhau. Kết quả cho thấy, giá trị Tg có xu hướng giảm dần qua các thời điểm giải
phóng. Nguyên nhân được nhóm tác giả đưa ra là do sự giảm khối lượng phân tử của
polyme khi quá trình phân hủy diễn ra cũng như giảm tương tác ion giữa dược chất và
polyme vì dược chất được giải phóng ra. Vi cầu theo cơng thức E có khối lượng phân tử
thấp nhất và giải phóng dược chất nhanh nhất cho thấy Tg thấp hơn so với 2 cơng thức
cịn lại [41].

Hình 1.7. Giá trị Tg của các vi cầu leuprolide acetat trong điều kiện giải phóng in
vitro (33 mM PBS, pH7,4, 37 ◦C) ở các thời điểm khác nhau (n=3) [41].
1.4.3. Phương pháp đo phổ hồng ngoại
Mục đích: xác định cấu trúc phân tử của chất nghiên cứu dựa vào các số sóng đặc
trưng cho các nhóm chức trong chất đó.
Nguyên tắc: các dao động tồn tại trong phân tử bao gồm dao động trục và dao

động biến dạng. Dao động phụ thuộc vào bản chất các liên kết trong phân tử. Khi các
sóng điện từ của vùng hồng ngoại tác dụng lên hệ gồm những nguyên tử liên kết với
nhau thì biên độ các dao động của liên kết sẽ tăng lên. Khi đó phân tử sẽ hấp thụ những
tần số của bức xạ hồng ngoại có năng lượng tương ứng với hiệu giữa các mức năng
lượng dao động. Như vậy, khi mẫu được chiếu tia hồng ngoại có tần số liên tục thay đổi
thì chỉ những tia có năng lượng (số sóng) xác định mới bị hấp thụ.

Hình 1.8. Thiết bị đo phổ hồng ngoại L1600400 Spectrum Two (Mỹ)
10


Một số nghiên cứu đánh giá:
Năm 2008, Emami và cộng sự đã bào chế vi cầu PLGA được nạp insulin và tiến
hành đánh giá các đặc tính hố lý bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có
phương pháp đo phổ hồng ngoại FTIR. Phồ FTIR của insulin tinh khiết có các đỉnh ở
1656 cm-1 và 1535 cm-1 đặc trưng cho nhóm amid I và II tương ứng. Trong khi đó, phổ
FTIR của vi cầu PLGA nạp insulin cho 2 đỉnh ở 1656 cm-1 và 1542 cm-1. Như vậy, vùng
amid I khơng có sự thay đổi vị trí, cịn vùng amid II có sự dịch chuyển tới số sóng cao
hơn. Vùng amide I chủ yếu chứa các dao động trục C=O của polypeptide. Vùng amide
II về cơ bản chứa các dao động trục C–N và dao động biến dạng N–H. Nhóm tác giả kết
luận có sự tương tác giữa insulin và PLGA trong quá trình bào chế vi cầu do tương tác
hydro của N trong amide vùng II với nhóm cacboxylic của PLGA. Tương tác này có thể
là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất nạp và giải phóng ban đầu cao [17].
Năm 2018, Ayoub và cộng sự đã bào chế các vi cầu PLGA-Adefovir giải phóng
kéo dài để giảm bớt việc sử dụng thuốc hàng ngày đối với bệnh nhân điều trị viêm gan
B mạn tính. Phổ FTIR của vi cầu PLGA-Adefovir có đỉnh đặc trưng của dược chất rộng
hơn, cường độ cao hơn so với Adefovir nguyên liệu và khơng xuất hiện đỉnh đặc trưng
của nhóm carbonyl của PLGA. Ngun nhân được tác giả trình bày có thể do liên kết
hydro giữa các phân tử dược chất và PLGA, thể hiện sự tương tác đáng kể giữa chúng
[8].

1.4.4. Phương pháp chụp kính hiển vi điện tử quét
Mục đích: xác định hình thái bề mặt mẫu bằng cách sử dụng một chùm điện tử
(chùm các electron) hẹp quét trên bề mặt mẫu.
Nguyên tắc: chùm điện tử quét trên toàn bộ bề mặt mẫu. Sau đó, nó được thu lại
bởi các đầu dị và được biến đổi thành những tín hiệu phản ánh bề mặt cũng như thành
phần của mẫu. Kết quả thu được sẽ hiển thị trên màn hình quan sát.

Hình 1.9. Thiết bị chụp kính hiển vi điện tử quét Regulus8100-HITACHI (Nhật)

11


Một số nghiên cứu đánh giá:
Năm 2006, Kim và cộng sự đã bào chế vi cầu PLGA bằng phương pháp nhũ hóa
kép kết hợp bốc hơi dung mơi (N/D/N) và thêm chất tạo lỗ xốp amoni bicarbonat vào
pha nước nội. Nhóm tác giả tiến hành đánh giá hình thái bề mặt bằng kính hiển vi điện
tử quét SEM. Kết quả cho thấy, vi cầu thu được có dạng hình cầu, bề mặt có hệ thống lỗ
xốp dày đặc. Nguyên nhân được nhóm tác giả giải thích là do amonium bicarbonat dễ
bị phân hủy tạo ra khí amoniac và carbon dioxid trong q trình bay hơi dung mơi, dẫn
đến sự hình thành các lỗ xốp trên bề mặt vi cầu. Ngoài ra, khi sử dụng amoni bicacbonat
0%, 1%, 5% và 10% (kl/tt), đường kính trung bình của các vi cầu PLGA tăng dần (hình
1.10). Đồng thời, lượng amoni bicarbonat càng lớn thì mật độ lỗ xốp trên bề mặt vi cầu
càng lớn [28].

Hình 1.10. Ảnh SEM của các vi cầu xốp PLGA được bào chế bằng phương pháp
nhũ tương kép kết hợp bốc hơi dung mơi có chứa các lượng amoni bicacbonat
khác nhau trong pha nước nội ((a,b) 0%; (c,d) 1%; (e, f) 5%; (g, h) 10%) [28].
12



Năm 2015, Wang và cộng sự đã bào chế vi cầu PLGA nạp BSA, đồng thời thêm
amoni bicarbonat vào pha nước nội để đánh giá hình thái của vi cầu khi thêm chất tạo
lỗ xốp và ảnh hưởng của nó đến sự giải phóng dược chất. Nhóm tác giả tiến hành chụp
kính hiển vi điện tử quét (SEM) các mẫu vi cầu với thành phần pha nước nội khác nhau
(hình 1.11). Khi pha nước nội là dung dịch amoni bicarbonat, thu được các vi cầu có
đường kính trung bình là (229,2 ± 38,5) μm, bề mặt của chúng có các lỗ nhỏ đường kính
trung bình là 5 μm và bên trong có cấu trúc xốp đồng nhất (hình 1.11a). Khi thêm PVA
2% vào dung dịch amoni bicarbonat, bên trong các vi cầu vẫn giữ cấu trúc xốp đồng
nhất, kích thước và số lượng lỗ xốp giảm nhưng đường kính của các vi cầu tăng lên đáng
kể đến (326,0 ± 83,2) μm (hình 1.11b). Các vi cầu có đường kính nhỏ nhất là (138,4 ±
31,0) μm được tạo ra mà không cần thêm pha nước nội, bề mặt và bên trong vi cầu trơn
nhẵn (hình 1.11c). Pha nước nội phân tán dưới dạng giọt nhỏ trong pha dung môi hữu
cơ sau q trình nhũ hóa. Khi bốc hơi dung mơi, các giọt này phát triển thành các lỗ và
mở rộng thể tích vi cầu. Như vậy amoni bicarbonat có vai trị ổn định nhũ tương, ngăn
các giọt nước kết tụ trong q trình bốc hơi dung mơi để duy trì cấu trúc xốp của vi cầu
và tạo ra lỗ xốp khi nó bị phân hủy giải phóng khí. Ngồi ra, cũng trong nghiên cứu này,
nhóm tác giả kết luận các vi cầu xốp có hiệu suất nạp dược chất và giải phóng tích lũy
cao hơn [42].

Hình 1.11. Ảnh SEM các vi cầu được điều chế với các pha nước nội khác nhau:
(a. Dung dịch amoni bicarbonat, b. dung dịch amoni bicarbonat/PVA và c.
khơng có pha nước nội) [42].
13


CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.

2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng

2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 2.1. Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu
STT

Tên nguyên liệu

Xuất xứ

Tiêu chuẩn

1

Leuprolid acetat

Trung Quốc

EP8

2

PLGA (50:50), 24-38 kDa

Sigma - Đức

NSX

3

PLGA (50:50), 7-17 kDa


Sigma - Đức

NSX

4

PLGA (75:25), 4-15 kDa

Sigma - Đức

NSX

5

Gelatin type B (G9391)

Sigma - Đức

EP8

6

Alcol polyvinyl (PVA-124)

Đức

NSX

7


Natri clorid

Việt Nam

DĐVN V

8

D-Manitol

Mỹ

TKHH

9

Amoni bicarbonate

Trung Quốc

TKHH

10

Dicloromethan

Đức

NSX


11

Dimethyl sufoxid

Merck – Đức

NSX

12

Acetonitril

Merck – Đức

TKPT

13

Methanol

Merck – Đức

TKPT

14

Amoni dihydrophosphat

Trung Quốc


TKHH

15

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc

TKHH

16

Dinatri hydrophosphat

Trung Quốc

TKHH

17

Kali clorid

Trung Quốc

TKHH

18

Natri diazid


Merck - Đức

TKHH

19

Tween 80

Trung Quốc

TKHH

20

Natri hydroxyd

Merck – Đức

TKHH

21

Acid hydrocloric

Trung Quốc

TKHH

22


Nước để pha thuốc tiêm

Việt Nam

DĐVN V

14


2.1.2. Thiết bị
Bảng 2.2. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
STT

Thiết bị

Xuất xứ

1

Cân phân tích Sartorius BP121S

Đức

2

Cân kỹ thuật Sartorius TE3102S

Đức

3


Máy đo pH Eutech Instruments pH 510

4

Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Shimadzu 20A,
cột InertSustain C18 5 µm – 4,6 mm x 250 mm

Nhật Bản
Nhật Bản

5

Máy đo kích thước tiểu phân MasterSizer 3000E

Anh

6

Máy đồng nhất hóa Unidrive X1000 Homogenizer Drive

Đức

7

Máy khuấy từ gia nhiệt IKA – WERKE

Hàn Quốc

8


Máy ly tâm lạnh tốc độ cao Hanil Supra R2

Hàn Quốc

9

Máy ly tâm Hermle Z200A

10

Bể lắc điều nhiệt WiseBath SciLab

Hàn Quốc

11

Máy đông khô Alpha 1-2 LD Plus

Đức

13

Tủ lạnh âm sâu BINDER UFV 500

Đức

14

Kính hiển vi điện tử quét Regulus8100-HITACHI


Nhật

15

Tủ sấy chân không LVO 2040 Daihan Labtech

Hàn Quốc

16

Máy đo nhiệt độ nóng chảy MPA120 EZ-MELT

Mỹ

17

Máy đo phổ hồng ngoại L1600400 Spectrum Two DTGS102717

Mỹ

18

Máy quét nhiệt vi sai Mettler - Toledo DSC1

Thuỵ Sỹ

19

Máy đo nhiễu xạ tia X D8-advance


Germany

20

Tủ lạnh Panasonic

Mỹ

Nhật

15


2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá một số đặc tính lý hóa của vi cầu và các thành phần nguyên liệu trong
vi cầu bằng phương pháp quét nhiệt vi sai (DSC), nhiễu xạ tia X (XRD), quét phổ hồng
ngoại (FTIR), chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM).
- Bước đầu đánh giá độ ổn định của vi cầu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bào chế vi cầu PLGA-LA
Vi cầu PLGA-LA đông khô được bào chế bằng phương pháp nhũ hóa kép kết hợp
bốc hơi dung mơi với cơng thức bào chế được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Cơng thức bào chế vi cầu PLGA-LA
Thành phần

Khối lượng/thể tích

Đệm phosphat 7,4


0,6 ml

LA

60 mg

Gelatin

6,6 mg

Amoni bicarbonat

20 mg

Dicloromethan

4 ml

PLGA (50:50) 7 - 17 kDa

Khảo sát

PLGA (50:50) 24 - 38 kDa

Khảo sát

PLGA (75:25) 4 - 15 kDa

Khảo sát


Pha nước ngoại

Dung dịch PVA 1,5% - natri
clorid 1,5% (kl/tt)

10 ml

Dung dịch pha loãng

Dung dịch PVA 1,5% - natri
clorid 1,5% (kl/tt)

20 ml

Tá dược đông khô

Dung dịch manitol 1,25%
(kl/tt)

10 ml

Pha nước nội

Pha dầu

Quy trình bào chế vi cầu PLGA-LA bằng phương pháp nhũ hóa – bốc hơi dung
mơi được thực hiện theo sơ đồ Hình 2.1.
Mơ tả chi tiết quy trình bào chế vi cầu PLGA-LA giải phóng kéo dài:
 Giai đoạn 1: chuẩn bị pha nước và pha dầu
- Pha nước: trong cốc thủy tinh 10 ml, hòa tan 60 mg LA trong 0,6 ml đệm phosphat

pH 7,4. Sau đó, thêm 6,6 mg gelatin, làm ấm cốc qua nước nóng cho đến khi gelatin tan
hồn tồn.
- Pha dầu: trong cốc thủy tinh 5 ml, hịa tan 360 mg PLGA (tỉ lệ từng loại PLGA
được khảo sát) bằng 4 ml DCM.

16


×