Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ một số đặc điểm DỊCH tễ BỆNH BASEDOW và BỆNH mắt BASEDOW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.23 KB, 4 trang )

Y học thực hành (859) - số 2/2013




28

Kết luận
Qua nghiên cu chúng tôi có một số kết luận sau:
- Đối tợng sử dụng HCBVTV tại 2 xã phần lớn ở
độ tuổi từ 20 49, trong đó nữ nhiều hơn nam, đa số
có trình độ văn hóa ở bậc Tiểu học và Trung học cơ
sở (Vĩnh Long: 88,3%, Vĩnh quang 86,3%).
- Mức độ sử dụng HCBVTV bình quân trên một
ha/năm: trồng lúa (Vĩnh Long: 0,55-0,65kg và 1,3- 1,7
lít; Vĩnh Quang: 0,5-0,6kg và 1,2-1,5 lít), trồng màu
(Vĩnh Long: 1,65-1,95kg và 2,6-3,4 lít; Vĩnh Quang:
1,6-1,85kg và 2,4-3,0 lít).

Ngời đi phun HCBVTV có
sử dụng ít nhất một phơng tiện BHLĐ: mũ nón đợc
sử dụng nhiều (Vĩnh Long: 97,2%; Vĩnh quang: 96,7%).
Ngời có dấu hiệu, triệu chứng sau phun HCBVTV ở
Vĩnh Long là 84,2% và Vĩnh Quang là 86%; hay gặp
các triệu chứng ngứa da, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn.
Ngời gặp phải các dấu hiệu, triệu chứng sau phun
thuốc có tỷ lệ cao do họ không phun theo chiều gió, ít
dùng phơng tiện BHLĐ. Cách xử trí của họ khi gặp
các dấu hiệu, triệu chứng trên là tắm rửa, uống nớc đ-
ờng, nớc chanh hay cam; có một số ít phải đi cấp
cứu (Vĩnh Long: 1%; Vĩnh Quang: 0,6%).




Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, Vụ Y tế Dự phòng (2000), Bảo vệ sức
khoẻ ngời lao động, NXB Hà Nội.
2. Hoàng Quốc Hợp (1998), Nghiên cứu tình hình
bảo quản - sử dụng HCBVTV và đánh giá tác động của
HCBVTV đến sức khoẻ ngời sử dụng tại xã Yên Viên -
Gia Lâm - Hà Nội, Luận án thạc sĩ y tế công cộng,
Trờng cán bộ quản lý y tế, Hà Nội.
3. Trần Quốc Kham và cộng sự (2002), Điều tra ảnh
hởng của tình hình sử dụng, bảo quản hóa chất bảo vệ
thực vật tới sức khoẻ ngời tiếp xúc ở vùng nông thôn
tỉnh Thái Bình, đề tài cấp bộ.
4. Lê Văn Khiết (1997), Nguy cơ nhiễm HCBVTV
Pesticides trong lu trữ và sử dụng ở hộ gia đình tại
Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội, Chuyên đề tốt nghiệp
Bác Sĩ y khoa - Chuyên ngành VSMT - Dịch tễ - Trờng
Đại học Y Hà Nội
5. Bùi Thanh Tâm và cộng sự (2002). Xây dựng mô
hình cộng đồng sử dụng an toàn HCBVTV tại một huyện
đồng bằng và một huyện miền núi phía Bắc, Đề tài cấp
bộ, 2000 2001.

NGHIÊN CứU ĐáNH GIá MộT Số ĐặC ĐIểM DịCH Tễ BệNH BASEDOW
Và BệNH MắT BASEDOW

lê đức hạnh, BùI NGọC HUệ
Khoa Mắt bệnh viện Trung ơng Quân đội 108


TóM TắT
Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ bệnh
Basedow và bệnh mắt Basedow
Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu: 426 bệnh
nhân đã đợc chẩn đoán xác định bệnh Basedow,
khám chuyên khoa mắt xác định bệnh mắt Basedow.
Số liệu nghiên cứu đợc ghi chép và tiến hành nghiên
cứu theo phơng pháp mô tả cắt ngang.
Kết quả: Với các bệnh nhân Basedow có tổn
thơng mắt, số bệnh nhân ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao
nhất 36,1%; tiếp theo là số bệnh nhân ở vùng cao với
33% và số bệnh nhân ở thành thị là 30,9%. Tuy nhiên
dùng kiểm định

2
cho thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các tỷ lệ này.
Độ tuổi hay gặp ở bệnh nhân Basedow có tổn
thơng mắt là nhóm tuổi 30 - 39 tuổi, 49% số bệnh
nhân Basedow có tổn thơng mắt thuộc lứa tuổi này.
ở bệnh Basedow, tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn so
với nam giới còn ở bệnh mắt Basedow không có sự
phân biệt. Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu bệnh
nhân nữ gặp đa số, chiếm 84%, tỷ lệ nữ/nam = 5,26; ở
nhóm bệnh nhân có bệnh mắt, bệnh nhân nữ cũng
chiếm chủ yếu với 79,9%, tỷ lệ nữ/nam = 3,97; Dùng
kiểm định

2
cho thấy không có sự khác biệt giữa tỷ lệ

mắc bệnh mắt Basedow trên bệnh nhân Basedow ở
mỗi giới nhng tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới thì có sự
khác nhau rõ rệt (p < 0,001).
Từ khóa: bệnh mắt Grave, bệnh mắt liên quan
tuyến giáp.
SUMMARY
Background. The aim of this study is to present of
some epidemiological characteristics of Basedow
disease and eye disease of Basedow.
Patients: Randomly selected 426 Basedow patients
in National Endocrine Hospital from 02/2009 to
05/2009, be sent eye specialist to determine eye
disease of Basedow.
Methodology. Cross Observation stady.
Conclusion. In the group of patients with disease
Basedow eye, patients in the countryside accounted
for the highest percentage 36.1%; next by the number
of patients in highland 33% and the number of patients
in city areas is 30.9%. However using

2 testing
showed no statistically significant difference between
this rate.
Common in patients age Basedow eye damage is
the age group 30 - 39 years old, up to 49% of patients
with eye disease of Basedow in this age group.
A total of 426 Basedow disease patients, the rate
of women patients more than men with the value of
rate accounted for 84%. Among eye disease patients
of Basedow, Basedow patients had women patients

with 79.9%, the rate of women/men are have meaning
for statistics with p < 0,001.
Keywords: Grave's ophthalmopathy, eye disease
of Basedow.
Y học thực hành (859) - số 2/2013



29

ĐặT VấN Đề
Bệnh mắt Basedow gặp ở ngời bệnh Basedow với
tỷ lệ từ 20 - 50%, chiếm 1% của bệnh lý hốc mắt. Đây
là một hội chứng lâm sàng gây nên bởi sự ngng đọng
của mucopolysaccharid và thâm nhiễm tế bào kèm
viêm mạn tính của tổ chức hốc mắt, đặc biệt vào các
cơ ngoại nhãn. Dấu hiệu lâm sàng đầu tiên là lồi mắt,
co rút mi, phù nề mi và kết mạc nhãn cầu, tổn thơng
cơ ngoại nhãn dẫn tới hạn chế vận động nhãn cầu.
Biến chứng quan trọng nhất là viêm loét giác mạc và
chèn ép thị thần kinh, cả hai đều có thể dẫn đến giảm
sút thị lực trầm trọng, diễn biến của bệnh mắt phức tạp,
không phụ thuộc hay tơng đồng với diễn biến rối loạn
chức năng tuyến giáp. Các phơng pháp điều trị cho
kết quả vẫn còn hạn chế [1,4,6,8].
Cơ chế bệnh sinh của bệnh mắt Basedow còn
những vấn đề cha rõ ràng, tuy nhiên đã có nhiều
bằng chứng của cơ chế tự miễn [2,3].
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm
mục tiêu:

Tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Basedow
và bệnh mắt Basedow
ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
Đối tợng nghiên cứu
Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho
nghiên cứu mô tả cắt ngang:
2
2
21
2
2
21
p
p1Z
pq
d
Z
n


==

.
)(
.
//

2
1
Z



= 1,96 (độ tin cậy 95%); P = tỷ lệ có tổn
thơng mắt/bệnh nhân Basedow; = 10%,
p = 50% (theo Prokie L. J.); n = 384 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Tất cả bệnh nhân đã đợc chẩn đoán xác định
Basedow và đợc nhận điều trị tại bệnh viện Nội tiết
Trung ơng trong thời gian nghiên cứu (từ tháng
02/2009 đến tháng 05/2009), mắc bệnh lần đầu hoặc
tái phát, đã đợc điều trị hoặc cha đợc điều trị về nội
tiết, ở tất cả các giai đoạn của chức năng giáp. Bệnh
nhân có thể là điều trị nội trú hoặc ngoại trú có bệnh
án. Không phân biệt nam nữ, vùng miền. Tất cả các
bệnh nhân đợc gửi khám mắt tại khoa mắt Bệnh viện
Nội tiết Trung ơng để xác định bệnh mắt Basedow.
Các nguyên nhân khác gây lồi mắt, co rút mi hay giảm
thị lực đợc loại trừ.
Chẩn đoán bệnh mắt Basedow
ở bệnh nhân đã đợc chẩn đoán xác định bệnh
Basedow mà có các triệu chứng nh co rút mi và/hoặc
lồi mắt, hạn chế vận nhãn, phù nề kết mạc, cơng tụ
kết mạc chỗ bám của cơ trực trong và trực ngoài, thị
lực giảm bởi tổn thơng giác mạc do hở mi hay do
chèn ép thị thần kinh, loại trừ những nguyên nhân khác
là có thể chẩn đoán xác định bệnh mắt Basedow [1,6].
Phơng pháp nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu
đợc thống kê và tiến hành nghiên cứu theo phơng
pháp mô tả cắt ngang.
Tất cả các bệnh nhân Basedow đợc khám mắt

xác định bệnh mắt Basedow tại khoa mắt Bệnh viện
Nội tiết Trung ơng.
Số liệu nghiên cứu đợc tập hợp và xử lý theo thuật
toán thống kê y học bằng phần mềm Epi - info 6.04.
KếT QUả NGHIÊN CứU Và BàN LUậN
Nghiên cứu dịch tễ học trên ngời Mỹ da trắng mắc
bệnh mắt Basedow gần đây nhất cho kết quả: tỷ lệ
mắc bệnh ở tất cả các độ tuổi của nữ là 16 trờng hợp
trong 100.000 ngời còn của nam là 3 trờng hợp trong
100.000 ngời. Nữ mắc bệnh nhiều gấp 6 lần nam
(86% so với 14%). Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở tuổi 40 -
44, 60 - 64 đối với nữ và 45 - 49, 65 - 69 đối với nam.
Độ tuổi trung bình lúc chẩn đoán bệnh là 43 tuổi (từ 8
tuổi đến 88 tuổi) [TDT1].
Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy: trong phần
lớn trờng hợp, bệnh Bassedow gặp ở phụ nữ trẻ 30 -
50 tuổi.
Theo Nguyễn Chiến Thắng, trong giai đoạn bình
giáp, 45% bệnh nhân Basedow có biểu hiện tổn
thơng mắt. Bệnh mắt Basedow thờng xuất hiện sau
thời điểm phát hiện bớu giáp (37,5%). Độ tuổi mắc
bệnh mắt Basedow cao nhất của cả hai giới là 20 - 39
và tỷ lệ mắc bệnh của nam, nữ khác nhau không có ý
nghĩa thống kê. Trong giai đoạn bình giáp không bệnh
nhân nào có bệnh mắt Basedow ở giai đoạn viêm.
Bệnh mắt mức độ nhẹ chiếm 67%, mức độ nặng và
trung bình đều là 16,5% [6].
Các nghiên cứu thế giới cho thấy phụ nữ có khuynh
hớng bị bệnh mắt Basedow và bị nhiều gấp 8 lần
nam giới với biểu hiện bệnh lý hốc mắt nặng [8].

Trong tổng số 426 bệnh nhân Basedow nghiên cứu
có 194 bệnh nhân mắc bệnh mắt Basedow và 232
bệnh nhân không có biểu hiện bệnh mắt. Các kết quả
đợc thể hiện nh sau:
45.5%
=194bn
54.5%
Khụng mc bnh mt Bnh mt

Biểu đồ 1. Tỷ lệ mắc bệnh mắt Basedow
ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Năm 1992, Vangheluwe O. và cộng sự đã có
nghiên cứu về tính phổ biến của các bệnh về mắt khi
bệnh nhân mắc bệnh Basedow [7].
Trong một nghiên cứu gần đây của Nguyễn Chiến
Thắng [6] cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mắt Grave trong
nhóm bệnh nhân Basedow chiếm 27,7% - 47,61% (tỷ
lệ mắc bệnh mắt có thay đổi theo lứa tuổi).
Đặc điểm về địa d
Bảng 1. Đặc điểm phân bố theo địa d
Địa d

Bệnh mắt
Thành thị Nông thôn

Vùng cao Tổng

60(30,9%)
(42,9%)

70(36,1%)
(45,9%)
64 (33%)
(49,2%)
194(100%)

(45,5%)
Không
80 (34,5%)
(57,1 %)
86 (37,1%)
(55,1%)
66 (28,4%)

(50,8)
232(100%)

(54,5%)
Tổng
140(32,9%)

(100%)
156(36,6%)

(100%)
130(30,5%)

(100%)
426(100%)


(100%)
Y học thực hành (859) - số 2/2013




30

Trong nhóm bệnh nhân mắc bệnh mắt Basedow,
số bệnh nhân ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất 36,1%;
tiếp theo là số bệnh nhân ở vùng cao với 33% và số
bệnh nhân ở thành thị là 30,9%. Tuy nhiên dùng kiểm
định 2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các tỷ lệ này.
Địa d trong bệnh lý basedow đã đợc nhiều tác
giả đề cập đến, thông thờng tỷ lệ này sẽ gặp cao hơn
ở đối tợng lao động trí óc (làm việc ở thành thị - stress
kéo dài) và đối tợng ở vùng cao nơi thiếu iod kéo dài.
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi sở dĩ không
có sự khác biệt giữa các đối tợng có lẽ là do chúng tôi
tiến hành ở Bệnh viện Nội tiết Trung ơng, với đặc thù
bảo hiểm y tế hiện nay, việc nghiên cứu về đặc điểm
địa d liên quan với bệnh muốn có đợc kết quả chính
xác thì phải đợc thống kê trên nhiều địa bàn.
Đặc điểm về tuổi
Bảng 2. Đặc điểm liên quan theo tuổi:
Độ tuổi

Bệnh mắt
Có Không Tổng

15 - 19
10
(5,2%)

-40%

15
(6,5%)

-60%

25
(5,9%)

-100%

20 - 29
60
(30,9%)

(48,8%)

63
(27,2%)

(51,2%)

123
(28,9%)


-100%

30 - 39
95
(49%)

(55,6%)

76
(32,8%)

(44,4%)

171
(40,1%)

-100%

40 - 49
20
(10,3%)

(24,4%)

62
(26,8%)

(75,6%)

82

(19,2%)

-100%

50 - 59
9
(4,6%)

-36%

16
(6,9%)

-64%

25
(5,9%)

-100%

Tổng
194
(100%)

(45,5%)

232
(100%)

(54,5%)


426

-100%

Bệnh Basedow có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể
gặp ở cả hai giới. Tuy nhiên các nghiên cứu trong và
ngoài nớc cho thấy bệnh lý này hay gặp nhất ở tuổi
trung niên.
Wiersinga W. M. [8] cho thấy tuổi trung bình của
bệnh nhân là 44,5.
Theo Vũ Bích Nga (2000), tuổi trung bình của bệnh
nhân mắc bệnh mắt Basedow là 34,9 [5].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi hay gặp
nhất của bệnh nhân Basedow là 30 - 39 tuổi (171 bệnh
nhân chiếm 40,1%), tiếp theo là độ tuổi 20 - 29 với 123
bệnh nhân (28,9%). Tuổi cao nhất 58, tuổi thấp nhất
16, tuổi trung bình 47,5 5,2. Độ tuổi hay gặp nhất của
bệnh mắt Basedow cũng tơng tự là 30 - 39 với 95/194
bệnh nhân chiếm 49%.Tiếp theo là độ tuổi 20 - 29 với
60/194 bệnh nhân, chiếm 30,9%.
Nghiên cứu của Nguyễn Chiến Thắng [6] cũng cho
thấy trong nhóm bệnh nhân Basedow, độ tuổi hay gặp
nhất là 30-39 chiếm 39,4%, 20-29 chiếm 27,7%. Còn
với nhóm bệnh nhân mắc bệnh mắt Basedow cũng
gặp tỷ lệ cao ở nhóm bệnh nhân 30-39 tuổi, chiếm
47,61% và nhóm bệnh nhân 20-29 tuổi chiếm 30,95%.
Tuổi 20 đến 39 là lứa tuổi còn trẻ, còn nhiều cơ hội
để cống hiến cho gia đình và xã hội nhng lại là lứa
tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao. Việc quan tâm nghiên cứu

điều trị để giữ gìn thị lực cho bệnh nhân bệnh mắt
Basedow do đó là một việc làm thực sự cần thiết và có
giá trị thực tiễn.
Đặc điểm về giới
Bảng 3. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo giới
Giới
Bệnh mắt
Nam Nữ Tổng số

39 (20,1%)
(57,4%)
155 (79,9%)
(43,3%)
194 (100%)
(45,5%)
Không
29 (12,5%)
(42,6%)
203 (87,5%)
(56,7%)
232 (100%)
(54,5%)
Tổng
68 (16%)
(100%)
358 (84%)
(100%)
426 (100%)
(100%)
Các tác giả trong và ngoài nớc nghiên cứu về

những bệnh nhân Basedow thấy tần suất xuất hiện
bệnh của nữ giới cao hơn của nam giới, thông thờng
nữ giới chiếm từ 75 - 80%.
Vũ Bích Nga (2000) nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh
nhân nữ mắc cao hơn bệnh nhân nam: 7 nữ/1 nam [5].
Theo Nguyễn Chiến Thắng [6], trong 94 bệnh nhân
Basedow mắc bệnh mắt đợc nghiên cứu, tỷ lệ nữ/nam
= 5,71, riêng nhóm bệnh nhân mắc bệnh mắt basedow
(42 bệnh nhân) tỷ lệ nữ/nam = 4,25.
Trong tổng số 426 bệnh nhân nghiên cứu của
chúng tôi gặp chủ yếu là bệnh nhân nữ (358 bệnh
nhân), chiếm 84%, tỷ lệ nữ/nam = 5,26 (bảng 3 và biểu
đồ 1); Riêng số bệnh nhân có bệnh mắt thì bệnh nhân
nữ cũng là chủ yếu (155/194 = 79,9%), tỷ lệ nữ/nam =
3,97; Dùng kiểm định
2
cho thấy không có sự khác
biệt giữa tỷ lệ mắc bệnh mắt trên bệnh nhân Basedow
ở mỗi giới nhng tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới thì có sự
khác nhau rõ rệt (p < 0,001).
KếT LUậN
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy 45,54 bệnh
nhân Basedow có biểu hiện tổn thơng mắt. Một số
đặc điểm dịch tễ ở bệnh nhân Basedow và bệnh nhân
bệnh mắt Basedow thể hiện nh sau:
Với các bệnh nhân mắc bệnh mắt Basedow, số
bệnh nhân ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất 36,1%;
tiếp theo là số bệnh nhân ở vùng cao với 33% và số
bệnh nhân ở thành thị là 30,9%. Tuy nhiên dùng kiểm
định 2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa các tỷ lệ này.
Độ tuổi hay gặp ở bệnh nhân Basedow và bệnh
nhân Basedow có tổn thơng mắt là nhóm tuổi 30 - 39
tuổi, 49% số bệnh nhân Basedow có tổn thơng mắt
thuộc lứa tuổi này.
Nữ mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới. ở bệnh
nhân Basedow, tỷ lệ nữ/nam = 5,26 và ở nhóm bệnh
nhân có bệnh mắt thì tỷ lệ nữ/nam = 3,97.
TàI LIệU THAM KHảO
1.

Nguyễn Văn Đàm, Hoàng Trung Vinh (2000), "Đặc
điểm lâm sàng và kết quả bớc đầu điều trị nội khoa bệnh
lý mắt do Basedow". Công trình nghiên cứu Y học quân
sự, Học viện Quân Y, 2, tr. 56 - 65.
2.

Phạm Mạnh Hùng (1996), Các biểu hiện tự miễn
dịch trong các bệnh của tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp và
các rối loạn do thiếu iod, Nhà xuất bản Y học, tr. 105 -
121.
3.

Nguyễn Thy Khuê, Phạm Hoàng Phiệt (1992),
Các tự kháng thể đặc hiệu tuyến giáp và ý nghĩa của
chúng trong bệnh Basedow. Tạp chí y học thực hành,
3(1), tr.148 - 154.
Y học thực hành (859) - số 2/2013




31

4.

Lê Huy Liệu (1991), Bệnh Basedow. Bách khoa
th bệnh học, Nhà xuất bản Y học, 1, tr. 32 - 38.
5.

Vũ Bích Nga, Lê Huy Liệu (2000), "Bớc đầu tìm
hiểu sự liên quan giữa bệnh lý mắt và Basedow, một số
biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng khác của bệnh
Basedow". Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Đại hội
Nội tiết- Đái tháo đờng Việt Nam, lần thứ nhất, Nhà xuất
bản Y học Hà Nội, tr. 320 - 325.
6.

Nguyễn Chiến Thắng (2005), Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng và kết quả bớc đầu điều trị ngoại khoa bệnh
mắt Basedow. Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
7.

Vanghetuwe O., Ducasse A., Vaudrey C. (1992),
"Prevalence of eye diseases in Basedow disease.
Apropos of a prospective study with 85 cases". Fr . J.
ophtamol, 15 (8- 9), pp. 469 - 473.
8.

Wiersinga W. M. (1997), "Graves
ophthalmopathy". Thyroid International, 3, pp.1-15.


TầN SUấT MANG VIRUS VIÊM GAN C (HCV) CAO
TRÊN CáC BệNH NHÂN ĐA U TủY XƯƠNG NHậP VIệN ĐIềU TRị

Nguyễn Anh Trí, Vũ Đức Bình, Phạm Văn Linh
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả này nhằm có đợc thêm những
hiểu biết về bệnh đa u tủy xơng, đặc biệt trên những
bệnh nhân nhập viện để chẩn đoán và điều trị. Dữ liệu
để phân tích lấy từ hồ sơ bệnh nhân nhập viện tại khoa
H5 của Viện Huyết học và Truyền máu trung ơng
trớc khi thu thập dữ liệu 5 ngày hoặc sớm hơn. Bệnh
nhân trong nghiên cứu này nhập viện và đợc chẩn
đoán đa u tủy xơng theo các tiêu chuẩn chẩn đoán
hiện hành. Các đặc điểm lâm sàng và kết quả xét
nghiệm của bệnh đợc thu thập, phân loại và phân tích
bằng các phơng pháp thống kê đơn giản. Bên cạnh
các kết quả dự kiến, nghiên cứu này cho thấy một tỷ lệ
cao bệnh nhân đa u tủy xơng có kháng thể chống
viêm gan C, cao hơn nhiều lần so với tần suất nhiễm
HCV trong cộng đồng theo các báo cáo dịch tễ gần
đây và cũng cao hơn nhiều so với tần suất mang HCV
ở ngời bệnh mang một bệnh máu khác. Tỷ lệ mang
HCV cũng cao hơn nhiều so với mang kháng nguyên
HBsAg trên cùng nhóm đối tợng. Hiện tại, cha có
yếu tố nguy cơ nào đợc xác định liên quan trực tiếp
đến sự hình thành các bệnh lý tăng sinh lympho. Trớc
khi sự kết hợp giữa đa u tủy xơng và viêm gan C mãn
tính có thể đợc xác nhận, dữ liệu nghiên cứu này của
chúng tôi gợi ý HCV có thể là nguyên nhân hay có liên

quan tới bệnh sinh đa u tủy xơng.
summary
This descriptive study aims to get more insights into
the multiple myeloma disease, especially those in
patients hospitalized for diagnostic and therapeutic
approaches. Data for analysis come from medical
records of patients hospitalized in H5 Department of
National Institute of Hematology and Blood
Transfusion 5 days or earlier prior to the data
collecting. All of patients involved were admitted and
diagnosed with multiple myeloma according the current
classification criteria. The clinical features and
laboratory findings of disease are collected, classified
and analysed using simple statistic methods. Beside
anticipated results, our present study reports the
remarkably high prevalence of HCV infection in
patients hospitalized with multiple myeloma comparing
to those of general population recently reported or of
patients with other hematologic disease in the same
clinical setting. The prevalence of HCV carriage is also
much higher than that of HbsAg bearing in these same
subjects. There has been no risk factor identified
directly related to the development of
lymphoproliferative disorders. Before the possible
association between multiple myeloma and chronic
HCV infection is confirmed, our data suggest HCV as
etiological factor or is involved in the pathogenesis of
multiple myeloma.
ĐặT VấN Đề
Đa u tủy xơng hay bệnh Kahler là một bệnh ác

tính đặc trng bởi sự phát triển mất kiểm soát của dòng
tơng bào xâm nhập tủy tạo máu. Bệnh có thể biểu
hiện trớc đó bởi một tình trạng gọi là tiền u tủy
(premyelomatous). Đa u tủy thờng gặp ở ngời có tuổi
với các biểu hiện ở xơng (đau, gãy xơng bệnh lý) là
các biểu hiện lâm sàng tiêu biểu của bệnh. Chẩn đoán
dựa trên sự kết hợp của giữa tăng tơng bào tủy quá
mức, globulin miễn dịch đơn dòng trong huyết thanh
hoặc trong nớc tiểu và bằng chứng tổn thơng các cơ
quan đích. Về tiên lợng, nồng độ -2 microglobulin
huyết thanh, CRP, nồng độ calci máu, chức năng thận
và một số bất thờng di truyền tế bào của các tơng
bào ác tính, đáp ứng với điều trị ban đầu đợc xác định
là các yếu tố tiên lợng chính của bệnh. Điều trị đa u
tủy xơng cũng nh các bệnh lý ác tính nói chung bao
gồm điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng, biến chứng
(thiếu máu, suy thận, hủy xơng) và điều trị dòng tế
bào biến đổi ác tính. Trong vòng 30 năm kể từ cuối
những năm 60 khi Melphalan - Prednisone (MP) đa
vào điều trị cho tới những năm cuối thế kỷ trớc, các
tiến bộ có đợc về điều trị đa u tủy xơng có đợc với
các phác đồ điều trị hóa chất phức tạp hơn (nh
VCMP, VBAD, VAD) chỉ dừng lại ở sự cải thiện không
đáng kể về tỷ lệ tái phát mà không có sự cải thiện đáng
kể về thời gian sống thêm. Việc sử dụng melphalan
liều cao kết hợp với ghép tế bào gốc tự thân đối với
bệnh nhân đa u tủy trẻ tuổi đã mang lại sự cải thiện
đáng kể về sống thêm nói chung cũng nh sống thêm
không bệnh. Tuy nhiên phác đồ MP vẫn là điều trị tiêu
chuẩn đối với bệnh nhân cao tuổi. Từ năm 2000, đã có

một cuộc cách mạng trong điều trị đa u tủy xơng với
sự bổ sung các thuốc với cơ chế tác động dựa trên sự

×