Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Trần thị kim liên đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố hình thái, đặc điểm nông sinh học đến năng suất và hàm lượng geniposid của một số mẫu dành dành tại vùng trồng hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.7 MB, 105 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ KIM LIÊN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
YẾU TỐ HÌNH THÁI, ĐẶC ĐIỂM
NÔNG SINH HỌC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
HÀM LƯỢNG GENIPOSID CỦA
MỘT SỐ MẪU DÀNH DÀNH TẠI
VÙNG TRỒNG HỊA BÌNH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Hà Nội - 2023
1


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ KIM LIÊN
Mã sinh viên: 1801367

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
YẾU TỐ HÌNH THÁI, ĐẶC ĐIỂM
NƠNG SINH HỌC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
HÀM LƯỢNG GENIPOSID CỦA
MỘT SỐ MẪU DÀNH DÀNH TẠI
VÙNG TRỒNG HỊA BÌNH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:


1. ThS. Nghiêm Đức Trọng
2. HVCH Lê Thị Diễm
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực vật
2. Bộ môn Dược học cổ truyền

Hà Nội - 2023
2


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thiện khóa luận, tơi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy
cơ, sự giúp đỡ của anh chị, các bạn và các em.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới
ThS. Nghiêm Đức Trọng và Ds. Lê Thị Diễm, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn,
đồng hành cùng tôi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành khóa luận. Khơng chỉ
truyền tình yêu khoa học, hướng dẫn cách tư duy, nghiên cứu và xử lý vấn đề, thầy còn
như người bạn, luôn lắng nghe, thấu hiểu, động viên và cho tơi những lời khun hữu ích.
Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện khóa luận, tơi cịn nhận được nhiều sự hỗ trợ,
chỉ bảo tận tình của các thầy cơ tại Bộ môn Thực vật, các anh chị Dược sĩ, các bạn và các
em. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ds. Trần Thị Kim Anh – Công ty cổ phần Dược liệu Indochina – Indochina Herb,
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu và thu hái mẫu tại vùng trồng Hịa
Bình.
TS. Chu Anh Tiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, PGS.TS Trần Văn Ơn, TS.
Phạm Hà Thanh Tùng - những người thầy đã định hướng cho tôi xây dựng phương pháp
nghiên cứu, thực nghiệm, dẫn dắt tôi những bước đi đầu tiên.
ThS. Phạm Thị Linh Giang – người thầy luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc
của tôi, đồng hành cùng tôi xun suốt q trình thực hiện khóa luận.
ThS. Lê Thiên Kim, bạn Vương Ngân Hà, em Đặng Lan Anh, em Đào Việt Quốc

cùng các bạn nghiên cứu tại Bộ môn Thực vật đã giúp đỡ, cùng tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường Đại
học Dược Hà Nội, những người đã dìu dắt tơi trong suốt 5 năm năm qua, cảm ơn gia đình,
bạn bè ln là chỗ dựa tinh thần cho tôi vững bước.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2023
Sinh viên

Trần Thị Kim Liên

3


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
NỘI DUNG.......................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................... 2
1.1. Đặc điểm thực vật ....................................................................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại và tên khoa học ........................................................................... 2
1.1.2. Phân bố, sinh thái và đặc điểm địa lý vùng trồng Hòa Bình ................................ 2
1.1.3. Phương thức trồng trọt và năng suất .................................................................... 3
1.1.4. Đặc điểm hình thái ............................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm nơng sinh học.............................................................................................. 5
1.3. Thành phần hóa học .................................................................................................... 5
1.4. Geniposid .................................................................................................................... 7

1.5. Tác dụng dược lý ........................................................................................................ 8
1.6. Độc tính....................................................................................................................... 9
1.7. Cơng dụng, chế biến ................................................................................................... 9
1.7.1. Tính vị, công năng ................................................................................................ 9
1.7.2. Công dụng .......................................................................................................... 10
1.7.3. Bộ phận dùng ..................................................................................................... 10
1.7.4. Chế biến.............................................................................................................. 10
1.8. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến và Phương pháp Bayesian Model Average ..... 11
1.8.1. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến ................................................................... 11
1.8.2. Mơ hình tối ưu .................................................................................................... 11
1.8.3. Phương pháp Baysian Model Averaging và ứng dụng trong phần mềm R ....... 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 14
4


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 14
2.1.2. Thiết bị, hóa chất ................................................................................................ 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 15
2.2.1. Nghiên cứu Đặc điểm thực vật, nông sinh học .................................................. 15
2.2.2. Xác định hàm lượng geniposid .......................................................................... 15
2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố hình thái, đặc điểm nơng sinh học đến
năng suất và hàm lượng geniposid của một số mẫu Dành dành ................................. 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 16
2.3.1. Nghiên cứu Đặc điểm thực vật, nông sinh học .................................................. 16
2.3.2. Xác định hàm lượng geniposid trong các mẫu Dành dành ................................ 17
2.3.3. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố hình thái, đặc điểm nông
sinh học đến năng suất và hàm lượng geniposid của một số mẫu Dành dành ........... 20
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ............................................................... 24
3.1. Đặc điểm thực vật và đặc điểm nơng sinh học ......................................................... 24
3.1.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................................. 24

3.1.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................................ 28
3.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ..................................................... 29
3.2. Định lượng hàm lượng geniposid trong các mẫu quả Dành dành bằng kỹ thuật HPLC
................................................................................................................................... 31
3.2.1. Thẩm định một số yếu tố trong Quy trình định lượng geniposid trong các mẫu
quả Dành dành bằng kỹ thuật HPLC .......................................................................... 31
3.2.2. Kết quả định lượng geniposid trong các mẫu Dành dành .................................. 34
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố hình thái, đặc điểm nơng sinh học đến năng
suất và hàm lượng Geniposid của một số mẫu Dành dành ....................................... 35
3.3.1. Lựa chọn các chỉ số hình thái, đặc điểm nông sinh học ..................................... 35
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố lên năng suất và hàm lượng geniposid của
các mẫu Dành dành ..................................................................................................... 35
3.3.3. Lựa chọn mơ hình hồi quy tuyến tính dự đốn năng suất và hàm lượng geniposid
39
BÀN LUẬN ....................................................................................................................... 44
4.1. Về đặc điểm thực vật, đặc điểm nông sinh học ........................................................ 44
4.2. Về hàm lượng Geniposid .......................................................................................... 44

5


4.3. Về ảnh hưởng của một số yếu tố hình thái, đặc điểm nông sinh học đến năng suất và
hàm lượng Geniposid của một số mẫu Dành dành ................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................................. 47
5.1. Đặc điểm thực vật, nông sinh học của các mẫu Dành dành nghiên cứu .................. 47
5.2. Hàm lượng Geniposid trong mẫu Dành dành nghiên cứu ........................................ 47
5.3. Ảnh hưởng của Đặc điểm hình thái, đặc điểm nông sinh học lên năng suất và hàm
lượng của các mẫu Dành dành nghiên cứu ............................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 1
DANH SÁCH PHỤ LỤC .................................................................................................... 6


6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Ý nghĩa
BMA
Bayesian Model Average – mơ hình Bayes trung bình
DĐVN V
Dược điển Việt Nam V
GACP
Thực hành tốt trồng và thu hái Dược liệu
G. jasminoides
Gardenia jasminoides
HPLC
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
HPTLC
Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
UV 240
Đèn tử ngoại phát bước sóng 240 nm
RSD
Độ lệch chuẩn tương đối
YHCT
Y học cổ truyền
Các ký hiệu biến đặc điểm hình thái, nơng sinh học được trình bày trong Bảng 2.3

7



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 2.1 Đặc điểm hình thái dự kiến của các mẫu Dành dành ................................ 16
Bảng 2.2 Cách xác định đặc điểm sinh trưởng của các mẫu Dành dành nghiên cứu
........................................................................................................................................... 16
Bảng 2.3 Các biến số dự kiến đánh giá ảnh hưởng các yếu tố hình thái, đặc điểm nông
sinh học lên năng suất và hàm lượng Geniposid của các mẫu Dành dành ........................ 20
Bảng 3.1 Danh sách các chỉ số đặc điểm hình thái dùng trong đánh giá ảnh hưởng của
các yếu tố hình thái, nông sinh học tới các mẫu Dành dành nghiên cứu .......................... 27
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu sinh trưởng các mẫu Dành dành ....................................... 28
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất các mẫu
Dành dành .......................................................................................................................... 29
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá độ phù hợp hệ thống của phương pháp định lượng hàm
lượng Geniposid trong các mẫu quả Dành dành ............................................................... 32
Bảng 3.5 Kết quả định lượng phép thử độ chính xác ............................................... 32
Bảng 3.6 Kết quả định lượng dãy 6 nồng độ chuẩn ................................................. 33
Bảng 3.7 Kết quả định lượng geniposid trong mẫu bột Dành dành ......................... 34
Bảng 3.8 Mô hình hồi quy tuyến tính mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái, nơng sinh
học với năng suất các mẫu Dành dành .............................................................................. 36
Bảng 3.9 Mơ hình hồi quy tuyến tính mối quan hệ giữa đặc điểm thực vật, nơng sinh
học với hàm lượng Geniposid trong các mẫu Dành dành ................................................. 38
Bảng 3.10 Mơ hình hồi quy tuyến tính 5 biến thể hiện ảnh hưởng đặc điểm hình thái,
nơng sinh học lên năng suất............................................................................................... 41
Bảng 3.11 Mơ hình hồi quy tuyến tính 3 biến thể hiện ảnh hưởng đặc điểm hình thái,
nơng sinh học lên năng suất............................................................................................... 42
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Tương quan năng suất - số cành cấp 1 .................................................. 30
Biểu đồ 3.2 Tương quan năng suất - số quả ............................................................. 30
8



Biểu đồ 3.3 Tương quan năng suất - khối lượng quả tươi ........................................ 30
Biểu đồ 3.4 Tương quan năng suất - tỷ lệ quả tươi khô ........................................... 30
Biểu đồ 4.5 Mối tương quan năng suất – hàm lượng geniposid trong các mẫu ....... 45

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Geniposid [24] ............................................................................................. 8
Hình 3.1 Dạng sống (a) và đặc điểm hình thái cành (b) các mẫu Dành dành .......... 24
Hình 3.2 Các đặc điểm lá và lá kèm ......................................................................... 25
Hình 3.3 Đặc điểm hoa các mẫu Dành dành nghiên cứu.......................................... 26
Hình 3.4 Một số hình dạng quả, hạt các mẫu Dành dành nghiên cứu ...................... 26
Hình 3.5 Sắc ký đồ mẫu trắng .................................................................................. 31
Hình 3.6 Sắc ký đồ mẫu chuẩn ................................................................................. 31
Hình 3.7 Sắc ký đồ mẫu thử ..................................................................................... 31
Hình 3.8 Sắc ký đồ hỗn hợp thử và chuẩn ................................................................ 31
Hình 3.9 Chồng phổ sắc ký đồ phép thử độ phù hợp hệ thống ................................ 32
Hình 3.10 Chồng phổ sắc ký đồ 3 lần định lượng mẫu CT-08 ................................. 34

9


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ở Việt Nam, các công ty Dược phẩm và nhiều đề tài dự án Nhà nước đã và
đang tập trung nghiên cứu về chọn giống cây thuốc nhằm chủ động nguồn nguyên liệu,
nâng cao chất lượng các sản phẩm từ dược liệu nội địa. Dành dành là một dược liệu có
nhiều ứng dụng trong Y học cổ truyền tuy nhiên lại vô cùng đa dạng về đặc điểm thực vật
cũng như năng suất và chất lượng dược liệu [43]. Tính đến thời điểm này, mặc dù đã có
một số nghiên cứu về đặc điểm thực vật và hàm lượng geniposid trong mẫu Dành dành [4]
nhưng các hoạt động nghiên cứu, chọn giống Dành dành vẫn chưa được tiến hành đầy đủ.
Dành dành chủ yếu được trồng và khai thác phổ biến tại một số địa phương nhờ nguồn gen

có sẵn hoặc thu mua từ thương lái, sản lượng quả mỗi năm khoảng 30 – 40 tấn [1] nhưng
chưa có vùng trồng đạt chuẩn GACP hay cơng bố giống chuẩn Dành dành.
Qua tổng quan tài liệu và điều tra sơ bộ, nhận thấy việc phân loại và chọn giống cây
thuốc nói chung và Dành dành nói riêng phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh giá các đặc điểm
nơng sinh học của cây (các đặc điểm hình thái, sinh trưởng, khả năng chống chịu và năng
suất). Các đặc điểm này vừa liên quan mật thiết đến thông tin di truyền, giúp xác định khác
biệt giữa các cá thể, phục vụ công tác chọn giống mới hoặc đánh giá độ thuần, độ đồng nhất
của nguồn giống, vừa liên quan đến mục đích kinh tế - khoa học, giúp chọn ra giống cây có
năng suất cao, khả năng chống chịu tốt. Bên cạnh đó, geniposid là hoạt chất có hoạt tính
sinh học quan trọng, được sử dụng là chất chuẩn đánh giá chất lượng dược liệu Dành dành
trong Dược điển Trung Quốc, Dược điển Việt Nam. Như vậy, việc nghiên cứu về mối tương
quan giữa các đặc điểm hình thái và các chỉ tiêu nông sinh học đến năng suất và hàm lượng
geniposid trong các mẫu dược liệu Dành dành tại Việt Nam nhằm đánh giá, lựa chọn được
giống Dành dành phục vụ nghiên cứu quy trình trồng trọt, chuẩn hóa nguyên liệu là hết sức
cần thiết.
Do đó, đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố hình thái, đặc điểm nông sinh
học đến năng suất và hàm lượng Geniposid của một số mẫu Dành dành tại vùng trồng Hịa
Bình” được thực hiện với 3 mục tiêu:
- Mơ tả đặc điểm hình thái và một số chỉ tiêu nông sinh học, năng suất của một số mẫu
Dành dành tại vùng trồng thuộc xã Thanh Nông, huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình.
- Định lượng hàm lượng Geniposid trong các mẫu Dành dành thu được.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố hình thái, đặc điểm nơng sinh học đến năng
suất và hàm lượng Geniposid của một số mẫu Dành dành tại vùng trồng Hịa Bình.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật
1.1.1. Vị trí phân loại và tên khoa học
Theo hệ thống phân loại của Armen Takhtajan trong “Flowering Plants” (2009) [36],

Dành dành có vị trí phân loại như sau:
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophtyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa Môi (Lamiidae)
Bộ Long Đởm / Bộ Cà Phê [51] (Rubiales (Gentianales))
Họ cà phê (Rubiaceae)
Phân họ Ixoroidae
Chi Gardenia
Loài Gardenia jasminoides Ellis
Tên khoa học: Gardenia jasminoides J. Ellis
Tên đồng nghĩa: Gardenia florida L. [1], Gardenia augusta (L.) Merr [35, 51],
Gardenia angustifolia G.Lodd, Gardenia angustifolia var. kosyunensis (Sasaki) Masam,
Gardenia augusta f. shanpinensis F.C.Ho, Gardenia augusta Merr., nom. superfl, Gardenia
florida f. oblanceolata Nakai, Gardenia florida L., nom. superfl., Gardenia jasminoides f.
albomarginata H.Hara [35, 50].
Tên thường gọi: Chi tử, mác làng cương (Tày) [1, 51]; Cape jasmine (Anh, Hàn quốc)
[2, 30, 35, 50]; Gandharaj Gandharaj, Gondharaj, Togor (Ấn Độ) [50]; Zhi zi, Chin Tzu,
Shui Heng Zhi (Trung); Kacaring, Shanshishi (Nhật); Gardenia (Pháp, Ý) [35].
1.1.2. Phân bố, sinh thái và đặc điểm địa lý vùng trồng Hịa Bình
Dành dành là cây thuốc có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, Nhật Bản, quần đảo
Ryukyu và Đài Loan [35]. Trên thế giới, chi Gardenia Ellis có khoảng 270 lồi, phân bố
rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam có 21 lồi, phân
bố khắp các tỉnh đồng bằng, trung du, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên,
Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh [51].
Ban đầu, Dành dành là loài cây ở vùng ơn đới. Ở vùng khí hậu nhiệt đới, khu vực cao
400 – 1200 m, cây cũng có khả năng phát triển tốt. Cây chịu hạn tốt, không chịu mặn [35].
Dành dành ưa ấm, ưa sáng và có thể chịu bóng, thường mọc ở nơi đất ẩm, có nắng, gần
nguồn nước như bờ ao, bờ kênh rạch, hay bờ suối thành bụi lớn, đơi khi gốc ngập chìm

2



trong nước. Ở Hải Dương và Hưng Yên, nhân dân thường trồng dành dành ở bờ ao, vừa có
tác dụng chống sạt lở vừa thu được quả [1].
Hiện nay, Dành dành cũng được trồng tại Hịa Bình. Hịa Bình là một tỉnh miền núi
phía Tây Bắc Việt Nam, nằm ở tọa độ 200019' - 210008' vĩ độ Bắc, 104048' - 105040' kinh
độ Đơng. Hịa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23oC,
cao nhất vào tháng 7 (27 - 29 oC), thấp nhất vào tháng 1 (15,5 – 16,5 oC) [49]. Mưa chủ yếu
vào mùa nóng, thường bắt đầu từ trung tuần tháng 4 đến hết tháng 10, lượng mưa trung
bình năm thời kỳ này vào khoảng 1600 – 1700 mm, chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm.
Mưa lớn thường xảy ra ở 3 khu vực: Kim Bôi, Chi Nê và Yên Thủy [48].
Mùa hoa Dành dành thường vào khoảng tháng 3 – 5, mùa quả khoảng tháng 8 – 10.
Nguồn Dành dành ở Việt Nam tương đối phong phú, có thể khai thác 30 đến 40 tấn dược
liệu mỗi năm [1].
1.1.3. Phương thức trồng trọt và năng suất
Dành dành là loại cây cảnh và cây làm thuốc dễ trồng, thích nghi với nhiều vùng khí
hậu và đất đai khác nhau: miền núi, trung du và đồng bằng. Trong đó, khu vực đất ẩm, mát
như bờ ao, ven suối, thung lũng là nơi thích hợp với dành dành hơn cả. Trước đây, dành
dành chưa được trồng trên diện tích lớn mà thường trồng trên đất tận dụng [1].
Người ta thường nhân giống dành dành bằng phương pháp gieo hạt và giâm cành. Hạt
thường được gieo trong vườn ươm vào thời điểm tháng 11 – 12. Sau đó, tới tháng 3 – 4
năm sau, cành con mới được trồng. Tuy nhiên, phương pháp gieo hạt ít được phổ biến vì
cây chậm ra hoa. Phương pháp giâm cành được sử dụng phổ biến hơn cả. Vào mùa xuân
(tháng 3 – 4), người ta chọn cành bánh tẻ khỏe mạnh, cắt đoạn dài 20 – 25 cm, đặt nghiêng
25 – 30 độ ở độ sâu 10 – 15 cm trong hốc đã lót phân từ trước, sau đó phủ đất hoặc bùn ao.
Các cành thường trồng cách nhau 1m x 1m, nếu làm hàng rào, khoảng cách có thể được rút
ngắn lại. Tưới đều cho tới khi cây mọc [1].
Dành dành thích hợp trên loại đất thoát nước tốt, tơi xốp, pH 5 – 7, giàu chất hữu cơ
[35]. Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển, cần chú ý làm cỏ, xới xáo kết hợp bón
thúc phân, đảm bảo đất ln tươi xốp. Phân bón được sử dụng chủ yếu là phân chuồng,

phân rác bón lót theo hốc và nước phân, nước giải để bón thúc khi cây ra cành, trổ hoa.
Dành dành ít bị sâu bệnh phá hoại. Thỉnh thoảng có sâu quấn lá nhưng mức độ không đáng
kể.
Sản lượng Dành dành mỗi năm vào khoảng 30 – 40 tấn. Cây tốt có thể cho 9 – 10 kg
quả [1].

3


1.1.4. Đặc điểm hình thái
Cây bụi, cao 1 – 2 m, xanh tốt quanh năm. Thân có tiết diện trịn, nhẵn, thân thật non
có màu xanh, thân già có màu nâu đen và có những nốt sần. Cây phân nhánh nhiều, cành
màu nâu, nhẵn, có khía rãnh dọc. Lá đơn, mọc đối hay mọc vịng 3. Phiến lá dày, hình thon
ngược – trái xoan - elip, gốc thót lại thành hình nón, dần tù hoặc hơi nhọn, dài 3 - 12 cm,
rộng 1,5 – 4 cm, bìa phiến nguyên, màu xanh lục đậm đến nâu đen, nhẵn bóng ở mặt trên,
mặt dưới rất nhạt, nổi rõ gân. Gân lá hình lông chim, gân giữa màu trắng. Cuống lá rất ngắn
0,2 – 0,4 cm, mặt trên phẳng, mặt dưới lồi, màu xanh. Lá kèm của 2 lá to, nhọn, mọc đối
dính thành 1 ống cao 0,3 cm bao quanh thân và cành, phía trên xẻ thành 1 phiến hình tam
giác mỏng cao 0,5 cm, màu xanh nhạt, có các gân song song [30, 35, 51].
Hoa to, mọc đơn độc ở đầu cành hay chỗ phân nhánh của thân, màu trắng hoặc trắng
ngà, rất thơm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 6. Cuống hoa nhẵn, ngắn 0,2 – 0,6 cm, có 6 cạnh
lồi, màu xanh. Lá bắc là lá thường. Lá đài gồm 6 thùy, đều, màu xanh lục, thuôn nhọn, dài
1 – 1,2 cm, rộng 0,2 – 0,3 cm, dính nhau ở phía dưới tạo thành ống dài 0,8 cm, thn dần
về phía dưới. Mỗi lá đài có 1 sóng giữa chạy dọc xuống bầu noãn và cuống hoa. Tiền khai
van. Đài tồn tại. Tràng hoa 6 cánh, đều, dạng vịi. Phía dưới dính nhau tạo thành ống tràng
nhấn, hình đinh, cao 3 - 5 cm, nhẵn, màu xanh lục nhạt. Phía trên chia 6 thùy, mỗi thùy có
hình bầu dục đầu trịn, màu trắng, kích thước 3,2 x 1,5 cm, đỉnh dưới mỗi thùy ngả vàng.
Tiền khai vặn cùng chiều kim đồng hồ. Nhị 6 rời, đều, đính trên miệng ống tràng, xem kẽ
cánh hoa. Chỉ nhị rất ngắn 0,1 cm, dạng sợi, màu trắng ngà. Bao phấn thuôn dài, 1,7 – 1,8
cm, đầu tù, mặt bụng màu vàng, mặt lưng và đầu màu trắng. Bầu 2 ô, nứt dọc, hướng trong,

đính giữa. Khi hoa nở, bao phấn cong queo lại, ép sát các thùy cánh hoa. Loài trồng làm
cảnh thường có hoa kép gồm nhiều cánh hoa. Hạt phấn rời, màu vàng, kích thước 37,5 – 50
μm, chia 3 thùy. Lá nỗn 2, vị trí trước sau. Bầu dưới 2 ơ, mỗi ơ nỗn rất nhiều, đính nỗn
trung trụ, bầu nỗn hình khun đĩa, kiểu mảnh, màu xanh nhạt, có 6 sóng dọc. 1 vịi nhụy
hình trụ, màu trắng, nhẵn, đính ở đỉnh bầu, dài gần 4 cm; 1 đầu nhụy hình chùy màu vàng
nhạt, chia 2 thùy, trên đầu nhụy có những đường gân dọc. Đĩa mật dạng khoen màu vàng
nhạt bao quanh gốc vòi nhụy [2, 35, 51].
Quả mọng hình thoi hoặc hình trứng hẹp, màu vàng cam đến đỏ nâu, có khi nâu xám
đến đỏ xám, khi chín màu vàng hoặc da cam, hơi bóng, dài 2 – 4,5 cm, đường kính 1 - 2
cm, có 5 đến 8 đường gờ chạy dọc qua, giữa 2 gờ là rãnh rõ rệt. Đỉnh quả lõm có 5 đên 8
lá đài tồn tại, thường bị gãy cụt. Góc quả hẹp, có vết cuống quả. Vỏ quả mỏng, giịn, hơi
bóng. Vỏ quả giữa màu vàng đục, dày hơn. Vỏ quả trong màu vàng ngà, bóng, rất mỏng,
có 2 đến 3 vách ngăn giả [1, 2].
4


Hạt nhỏ, hình đĩa dẹt, màu vàng cam, nâu đỏ hoặc nâu đen nhạt, mặt vỏ hạt có rất
nhiều hạt mịn. Mùi nhẹ. Vị hơi chua và đắng [1, 2].
1.2.

Đặc điểm nông sinh học
Chỉ tiêu nông sinh học, bao gồm các đặc điểm nông học và sinh học, là chỉ tiêu quan

trọng hàng đầu trong việc nghiên cứu, chọn và nhân giống cây trồng nói chung và cây thuốc
nói riêng.
Tại Việt Nam, đánh giá các đặc điểm nông sinh học phục vụ nhân giống được áp dụng
rộng rãi trong các loại cây lương thực (Lúa [15]), cây ăn quả (Đậu nho nhe [9], Dưa chuột
[11], Gấc lai đen [12]) và cả cây cảnh (Ngải tiên [5])… Trong nhân giống phát triển vùng
trồng dược liệu, mới chỉ có một vài cây thuốc như Sâm bố chính [6], Hồi [10], Địa liền [13]
được khảo sát, đánh giá đặc điểm nông sinh học và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phục vụ

chọn giống.
Từ những tài liệu thu thập được, các chỉ tiêu nông sinh học thường được sử dụng để
nghiên cứu, đánh giá bao gồm [7, 13]:
- Các đặc điểm hình thái.
- Các đặc điểm sinh trưởng, phát triển: thời gian sinh trưởng, phát triển; các chỉ tiêu
sinh trưởng; đánh giá tình hình sâu, bệnh hại và khả năng chống chịu; năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất.
1.3.

Thành phần hóa học
Đến năm 2020, có khoảng 162 chất hóa học đã được phân lập và xác định từ loài Dành
dành (Gardenia jasminoides J. Ellis). Các nghiên cứu trước đây về G. jasminoides có xác
định sự hiện diện của các thành phần hóa học như flavonoid, iridoid glycosid, sắc tố vàng,
monoteroenoids, serquiterpenoid, triterpen, axit hữu cơ và các dẫn xuất của chúng, và các
hợp chất khác. Trong số các hợp chất này, iridoid glycoisid và sắc tố vàng là thành phần
chủ yếu, biểu hiện các hoạt tính sinh học chính của Dành dành [30, 39].
Các iridoid glycosid
Iridoid glycosid là thành phần hóa học đặc trưng quyết định các tác dụng dược lý của
Dành dành và các chế phẩm của nó. Bốn mươi tám iridoid glycosid đã được phân lập và
xác định từ cây Dành dành [30].
Hợp chất jasmigeniposid A là một este caffeolqinic hiếm được acyl hóa ở C-10 của
geniposid, hợp chất jasmigeniposid B được phát hiện là monosaccharid bis genipin đầu
tiên. Phần đường trong cấu trúc của hợp chất genipin 1-O-β-D-isomaltosid là bisomaltose,
cấu trúc disaccharid này hiếm khi được báo cáo trong các chất chuyển hóa thứ cấp của thực
vật [30].
5


Các iridoid glycosid có nguồn gốc từ Dành dành đều được chứng minh có ảnh hưởng
lớn trên các hoạt tính dược lý invitro và invivo như hoạt tính chống viêm, khả năng bảo vệ

thần kinh, bảo vệ gan, chống trầm cảm [22, 24, 29, 44]. Ngoài ra, các hợp chất deacetylasperulosidic axit methyl ester, ixoroside, shanzhisid giúp ức chế đáng kể sự bài tiết IL-2
của tế bào T người, được kích hoạt với 50 μg/ml CD28. Các hợp chất 32 và 63 có một gốc
hydroxyl ở C-8 nên thể hiện hoạt tính mạnh hơn hợp chất 22. Sự hiện diện của gốc hydroxyl
ở C-8 trong iridoid glycosid có thể là nguyên nhân là tăng tác dụng ức chế của chúng. Hợp
chất 6”-O-trans-p-coumaroylgeniposid, 10-O-succinoyl geniposid , 6’-O-acetylgeniposid
giúp cải thiện khả năng ghi nhớ ngắn hạn. Hợp chất 10-O-(4”-O-methylsuccinoyl)geniposid
ức chế sự phát sinh hắc tố trong các tế bào hắc tố B16 được kích thích bởi α-melanocyte
[30].
Hàm lượng của iridoid glycosid có thể thay đổi theo các vùng khác nhau vào khoảng
5 - 6%. Trong một nghiên cứu trên 68 mẫu từ các vùng khác nhau ở Trung Quốc và Hàn
Quốc, hàm lượng geniposid, gardenosid, axit eniposidic và axit chlorogenic là 56,37 ±
26,24 mg/mg, 49,57 ± 18,78 mg/mg, 3,15 ± 3,27 mg/mg, và 0,69 ± 0,39 mg/mg [27, 39].
Sản lượng geniposid đạt 10,9% trong các điều kiện khai thác nhất định [40].
Sắc tố vàng
Sắc tố vàng Gardenia là chất tạo màu quý hiếm tự nhiên, chủ yếu được chiết tách từ
Gardenia jasminoides, thường là hỗn hợp bao gồm các carotenoid và các hợp chất liên quan
[44]. Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào các thành phần này do đặc điểm sinh
học của chúng [28]. Các hợp chất crocin-1, crocin-2, crocin-3, crocin-4, crocetin đã dần
được phân lập và xác định. Hợp chất crocin-1, crocin-4, crocetin tồn tại dưới dạng hai đồng
phân cis-trans [22]. Hợp chất crocin-1 cũng được phân lập từ hoa [47]. Ngoài ra, hợp chất
NeoCrocins AJ 71 và 13-cis-Crocetin-8′-O-β-D-gentiobioside ban đầu được phân lập và
xác định bằng cách sử dụng NMR, HPLC và kỹ thuật sắc ký ngược dòng tốc độ cao [40].
Flavonoid
Hơn 22 Flavonoid đã được phân lập và xác định từ Gardenia jasminoides. Hợp chất
rutin được phân lập từ lá và quả [38]. Năm 2013, có 4 flavonoid thu được từ hoa [47]. Năm
2014, có 4 hợp chất được cô lập và xác định nhờ sử dụng cộng hưởng từ hạt nhân (NMR),
ESI-MR và MS ion hóa điện tử [46]. Hợp chất luteolin-7-O-β-D-glucopyranosid giúp ức
chế đáng kể quá trình hút proxit nitric (NO) trong các đại thực bào hình thành từ
lipopolysaccharid (LPS) [42]. Hợp chất catechin đã được chứng minh hoạt tính chống oxy
hóa [37].

Monoterpenoid
6


Cho đến nay, khoảng hai mươi sáu monoterpenoid đã được phân lập và xác định từ
quả G. jasminoides. Hợp chất jasminodiol có tác dụng ức chế hoạt động của tyrosinase [30].
Serquiterpenoid
Ba serquiterpenoid loại guaiane mới đã được phân lập và xác định thành cơng từ quả
Gardenia jasminoides Ellis [30].
Triterpen
Có mười bảy triterpen được phân lập từ các bộ phận quả, rễ và hoa của Dành dành:
hợp chất axit ursolic, axit oleanolic, dikamaliartan... Trong đó, có mười hợp chất được phân
lập từ rễ, một phân lập từ rễ và thân rễ. Có ba hợp chất đại diện cho Saponin triterpen loại
olean mới [30].
Axit hữu cơ và dẫn xuất
Các axit hữu cơ có trong Dành dành chủ yếu được phân loại thành hai loại: axit
phenolic và axit béo. Hiện tại, khoảng ba mươi axit hữu cơ và các dẫn xuất của chúng đã
được thu được từ thảo mộc. Có 5 hoạt chất thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh trong
ống nghiệm. Hoạt động chống oxy hóa của năm hợp chất này chủ yếu là do gốc catechol
trong cấu trúc tương tự của chúng [30].
Các hợp chất khác
Bên cạnh 7 nhóm chất kể trên, một số hợp chất khác cũng đã được phân lập từ Dành
dành. Có 2 hợp chất emodin, physcion và 2 glucopyranosid thu được từ hoa và 2
glucopyranosid khác được phân lập từ quả [30].
1.4.

Geniposid
Geniposid (C17H24O10), là một iridoid glycosid được phân lập và xác định từ cây Dành
dành. Đây là hoạt chất có vai trị sinh học quan trọng, đại diện cho G. jasminoides, Dược
điển Việt Nam và Dược điển Trung Quốc đều sử dụng geniposid làm hoạt chất định lượng

cho dược liệu Dành dành [2].
Geniposid tan tốt trong nước, tan trong ethanol, không tan trong ete dầu hỏa. Trong
số bốn mươi tám iridoid glycosid được xác định và phân lập, geniposid và genipin – aglycon
của geniposid là những hợp chất quan trọng nhất được phân lập từ quả, có tác dụng dược
lý riêng biệt [23, 24, 34].
Geniposid (100 mg/ kg) giúp bảo vệ gan rõ ràng chống lại tổn thương do thiếu máu
cục bộ/ tái tưới máu. Geniposid cũng có tác dụng giảm đau, chống viêm đáng kể nhất, là
mục tiêu tiềm năng cho điều trị viêm khớp [26, 30].

7


Hình 1.1 Geniposid [24]
Tác dụng dược lý
Tác dụng lợi mật
Các dạng cao cồn, cao nước từ quả Dành dành, các chất crocin, crocetin và genipin
đều có tác dụng tăng sự phân tiết mật, làm giảm nồng độ axit cholic trong dịch mật. Trên
thỏ đã thắt ống mật chủ, thí nghiệm chứng minh cao cồn, cao nước của quả Dành dành,
muối natri của crocin, crocetin đều có tác dụng ức chế sự gia tăng bilirubin trong máu. Tác
1.5.

dụng này tăng theo liều, cao cồn tác dụng kém hơn cao nước [1].
Tác dụng bảo vệ gan
Các iridoid glycosid từ Dành dành, đặc biệt là geniposid, có tác dụng bảo vệ gan đáng
kể với nhiều loại tổn thương khác nhau liên quan đến hoạt động chống viêm, chống oxy
hóa và ức chế chết rụng tế bào. Trong một nghiên cứu so sánh tác dụng bảo vệ gan của
geniposid, crocins và crocetin trước tổn thương bởi CCl4 ở chuột, nồng độ của các enzym
AST, ALT, ALP đã giảm đáng kể, cho thấy hiệu quả bảo vệ gan của các hợp chất trên [17,
30, 33].
Tác dụng chống đái tháo đường

Tác dụng dược lý của genipin gần đây đã được chứng minh là bao gồm sự ức chế
nhanh chóng tác nhân tách cặp, một chất điều hịa tiêu cực sự bài tiết insulin trong các mơ
tuyến. Genipin kích thích bài tiết insulin bằng cách ức chế sự rò rỉ proton qua trung gian
tác nhân tách cặp ở các đảo nhỏ [20, 25].
Tác dụng ức chế sự phân tiết dịch vị và hoạt động dạ dày – ruột

8


Trên chuột cống đã thắt môn vị, genipin liều 25 mg/kg, cho thẳng vào hồnh tá tràng
có tác dụng làm giảm sự phân tiết dịch vị. Tác dụng giảm phân tiết dịch vị của genipin
tương đương 1/5 – 1/10 tác dụng của atropin sulfat. Cũng trên chuột cống đã thắt môn vị,
genipin liều 25 mg/kg, gardenosid liều 100 mg/kg dùng đường tiêm tĩnh mạch đều gây ức
chế nhu động tự nhiên của dạ dày và ức chế co bóp do pilocarpin [1].
Tác dụng trên hệ thần kinh
Trên hệ thần kinh trung ương, các loại dịch chiết, cao Dành dành ghi nhận tác dụng
an thần, cải thiện trí nhớ, bảo vệ hệ thần kinh và chống trầm cảm.
Cao cồn quả Dành dành, liều 5,69 g/kg tiêm xoang bụng có tác dụng trấn tĩnh, làm
giảm các hoạt động tự nhiên của chuột nhắt trắng, hiệp đồng tác dụng với hexobarbital gây
kéo dài thời gian ngủ [1]. Các loại dầu chiết từ Dành dành và hoạt chất geniposid cho thấy
tác dụng chống trầm cảm [39]. Năm 2017, tác dụng cải thiện trí nhớ và bảo vệ hệ thần kinh
của dịch chiết Dành dành đã được kiểm định trên chuột [30].
Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm
Dành dành được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh liên quan đến viêm, gồm viêm
khớp dạng thấp, viêm vú và cả tổn thương phổi cấp tính. Các chất chiết xuất từ Dành dành
thể hiện hoạt tính chống viêm mạnh. Trong đó, các iridoid glycosid, đặc biệt là geniposid
và genipin, có tác dụng giảm đau, chống viêm đáng kể nhất, là mục tiêu tiềm năng cho điều
trị viêm khớp [26, 30].
Các tác dụng khác
Ngoài các tác dụng trên, Dành dành còn một số tác dụng đáng chú ý khác như tác

dụng giảm đau [46], hạ áp [37], giảm sức co bóp cơ tim [1], giảm cholesterol máu [2, 51],
gây tiêu chảy [1].
1.6. Độc tính
Độc tính cấp của Dành dành được xác định trên chuột nhắt trắng LD50 của genipin
bằng đường tiêm tĩnh mạch là 153 mg/kg, tiêm xoang bụng là 153 mg/kg và bằng đường
uống là 237 mg/kg. Ở thí nghiệm trên chuột cống trắng, lượng microsom – P450 trong tế
bào gan giảm đáng kể khi dùng dạng cao cồn quả Dành dành 4 ngày liên tiếp với liều 4
g/kg/ngày, hoặc gardenosid dùng với liều 250 mg/kg/ngày [1]. Genipin cũng sở hữu độc
tính di truyền, có thể gây ra tổn thương trên ADN [16].
1.7. Công dụng, chế biến
1.7.1. Tính vị, cơng năng
Dành dành vị đắng (khổ), tính hàn, quy kinh tâm, phế, tam tiêu, có cơng năng tả hỏa,
trừ phiền, thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Chủ trị sốt cao, tâm phiển,
9


vàng da tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đau mắt đỏ kèm sưng, đau do
sang chấn (dùng ngồi da) [1, 51].
1.7.2. Cơng dụng
Dành dành là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, có cơng dụng chữa sốt, bồn
chồn khó ngủ, viêm gan nhiễm trùng vàng da, huyết nhiệt, tiểu khó, miệng khát, mắt đỏ
đau. Quả Dành dành sao đen có tác dụng chỉ huyết, lương huyết dùng chữa chảy máu cam,
nôn ra máu [2, 51].
Một số bài thuốc chứa dành dành:
- Chữa viêm gan, vàng da, vàng mắt: Nhân trần 30g, Chi tử 12g, vỏ Đại 10g. Sắc nước
uống, ngày một thang, dùng trong 5 – 7 ngày [2, 51].
- Chữa viêm gan nhiễm trùng vàng da: Chi tử 9g, Nhân trần 18g, Đại hoàng 6g, sắc
uống [51].
- Chữa ho ra máu, thổ huyết: Quả dành dành, hoa hòe, sắn dây, mỗi vị 20g. Sắc nước,
hịa thêm ít muối uống [1].

- Chữa chảy máu cam: Chi tử đốt thành than, tán thành bột mịn, thổi vào mũi [1].
1.7.3. Bộ phận dùng
Dành dành chủ yếu dùng quả chín phơi sấy khơ (fructus Gardeniae – Chi tử). Quả
chín già thường được thu hái vào khoảng tháng 8 – 10, đem ngắt bỏ cuống rồi phơi hoặc
sấy nhẹ đến khô. Theo Dược điển đông y Trung Quốc 1963, quả chín sau thu hái cần đem
nhúng nước sơi hoặc đồ chừng nửa giờ, sau đó mới lấy ra phơi khơ. Tùy theo cách sử dụng,
có thể phơi khô dùng sống để thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tả hỏa hoặc sao đen để cầm
máu [2, 51].
Hạt (Chi tử nhân): Vào khoảng tháng 9 – 11, thu hái quả chín đã chuyển màu vàng
đỏ, ngắt bỏ cuống và loại tạp, sau đó đem đồ hoặc luộc đến khi hạt hơi phồng lên, đem bỏ
vỏ lấy hạt phơi hoặc sấy khơ [2].
Ngồi ra, cịn có thể thu lá quanh năm, dùng tươi [1].
1.7.4. Chế biến
Có 2 cách chế biến chủ yếu là sao vàng hoặc sao xém [2]:
- Chi tử sao vàng: Sao lửa nhỏ dược liệu khô đến màu nâu vàng, lấy ra để nguội.
- Chi tử sao xém (Tiêu chi tử): Dùng lửa vừa sao dược liệu khơ đến khi mặt ngồi
vàng xém, mặt bé màu thẫm, lấy ra để nguội. Khi sao xém dược liệu dễ cháy, nên phun một
ít nước, sao xong đem phơi hoặc sấy khô.

10


Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến và Phương pháp Bayesian Model Average

1.8.

1.8.1. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến
Mơ hình hồi quy đa biến có giá trị tiên lượng, giúp hiểu và đánh giá tác động của các
yếu tố liên quan và kiểm soát các biến trong mơ hình.
Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến cơ bản:

y = α + β1x1 + β2x2 + β3x3 + ……… + βkxk + ε
Trong đó:
y: Biến phụ thuộc (dependent variable)
x1, x2, x3… xk: biến tiên lượng
β0, β1, β2… βk: Regression coefficients (hệ số hồi quy)
Giả định: ε phân bố chuẩn, độc lập, trung bình bằng 0, phương sai σ2 cố định
1.8.2. Mơ hình tối ưu
Trong một nghiên cứu có k biến, số mơ hình tối thiểu là 2k-1. Giữa rất nhiều mơ hình
như vậy, cần có cơ sở và phương pháp lựa chọn mơ hình tối ưu. Tuy nhiên, khơng có mơ
hình gọi là “mơ hình tối ưu”. Ta có thể lựa chọn mơ hình tốt nhất theo ngun tắc:
- Ngun lí parsimonius: Chọn mơ hình sao cho có ít thông số (biến tiên lượng)
nhưng “giải thích” tối đa dữ liệu.
- Tránh tình trạng overfitting (quá nhiều biến tiên lượng khiến mơ hình khơng chính
xác, phức tạp và nhiều nhiễu) và underfitting (quá ít biến tiên lượng, bỏ qua những
biến quan trọng, khiến tiên lượng kém chính xác, tham số bị biased – xa rời giá trị
thật, phương sai tăng).
Giải pháp: Sử dụng phương pháp “variable selection”.
Một số tiêu chuẩn để chọn mơ hình tối ưu:
- Hệ số xác định R2: R2 tăng khi có thêm biến trong mơ hình. Mơ hình có R2 cao
nhất là mơ hình có tất cả các biến. Có thể dùng R2 để so sánh giữa các mơ hình có
cùng số lượng biến tiên lượng.
- RMS – Residual mean square: thấp nhất là tốt nhất.
Mallow’s Cp: càng thấp càng tốt.
AIC/BIC (Akaike Information Criterion/ Bayesian Information Criterion): Thước
đo cân đối tính phức tạp và chất lượng (mơ hình phản ánh dữ liệu gần với quan
sát). AIC và BIC càng thấp mơ hình càng tốt.
1.8.3. Phương pháp Baysian Model Averaging và ứng dụng trong phần mềm R
Baysian Model Averaging (BMA) là phương pháp hấp dẫn và tối ưu nhất hiện nay.
Hiểu một cách đơn giản, BMA là một kỹ thuật “multivariate variable selection”, dùng BIC
-


11


làm tiêu chuẩn chọn mơ hình tốt nhất. Trong BMA, thơng số của mỗi mơ hình được “cân”
bởi mỗi xác suất mà mơ hình đó đúng.
BMA giúp chọn mơ hình đơn tốt nhất trong số tất cả các mơ hình có thể phù hợp với
dữ liêu. Mk
Giả sử có r mơ hình M1, M2… Mr. Xác suất hậu nghiệm (posterior probability) của
mơ hình Mk với tập dữ liệu Xn = {x1, x2… xn} được xác định bởi công thức
𝑃(𝑀𝑘 ) ∫ 𝑓𝑘 (𝑋𝑛 ǀ𝜃𝑘 )𝜋𝑘 (𝜃𝑘 )𝑑𝜃𝑘
𝑃(𝑀𝑘 ǀ𝑋𝑛 ) = 𝑟
∑𝑗=1 𝑃(𝑀𝑗 ) ∫ 𝑓𝑗 (𝑋𝑛 ǀ𝜃𝑗 )𝜋𝑗 (𝜃𝑗 )𝑑𝜃𝑗
Phân phối dự báo cho quan sát tương lai z là 𝑓 (𝑧ǀ𝑋𝑛 ) được xác định bởi công thức
𝑟

𝑓(𝑧ǀ𝑋𝑛 ) = ∑ 𝑃(𝑀𝑘 ǀ𝑋𝑛 ) 𝑓𝑗 (𝑧ǀ𝑋𝑛 )
𝑗=1

Trong đó 𝑓(𝑧ǀ𝑋𝑛 ) = ∫ 𝑓𝑗 (𝑧ǀ𝜃𝑗 )𝜋𝑗 (𝜃𝑗 ǀ𝑋𝑛 )𝑑𝜃𝑗 , 𝑗 = 1,2 … 𝑟.
Phân phối dự báo 𝑓 (𝑧ǀ𝑋𝑛 ) là trung bình của các phân phối dự báo dựa vào tất cả các
mơ hình được xem xét, với trọng số là xác suất các mơ hình hậu nghiệm tương ứng [18].
BMA cho mơ hình hồi quy tuyến tính
𝑦𝑛 = 𝑋𝑗𝑛 𝛽𝑗 + 𝜖𝑗𝑛
Trong đó 𝑦𝑛 là vectơ 𝑛 × 1 của biến quan sát muốn dự báo, 𝑋𝑗𝑛 là các ma trận 𝑛 × 𝑝𝑗
các quan sát ảnh hưởng trong dự báo, 𝛽𝑗 là vectơ 𝑝𝑗 × 1 các tham số, 𝜖𝑗𝑛 là vectơ các sai
số, trong đó các sai số độc lập, có phân phối giống hệt nhau với trung bình 0 và phương sai
𝜎2 [6].
Trong phần mềm R, có thể sử dụng phương pháp BMA bằng package BMA, với hàm
bicreg và summary. Code BMA trong phần mềm R:

>library(BMA)
>search = bicreg(x, y, wt = rep(1, length(y)), strict = FALSE, OR = 20, maxCol = 31,
drop.factor.levels = TRUE, nbest = 150)
>summary (search)
(x: dữ liệu biến độc lập (các biến đặc điểm hình thái, nơng sinh học),
y: dữ liệu biến phụ thuộc (biến năng suất và hàm lượng),
maxCol: số cột tối đa trong mơ hình, bao gồm cả phần hệ số chặn (Intercept))[32].
Trọng số của từng mơ hình (dựa vào BIC) được sắp xếp từ thấp đến cao, phần mềm
sẽ hiển thị 5 mơ hình tối ưu nhất (BIC thấp nhất). Đầu ra của từng mơ hình là hệ số chặn,
hệ số hồi quy của các biến tiên lượng và xác suất hậu định. Một số thông số hiển thị trong
mơ hình:
12


p!=0: Xác suất hệ số hồi quy khác 0.
EV: Expected value: giá trị kỳ vọng/ giá trị trung bình hệ số hồi quy cho từng biến.
SD: Độ lệch chuẩn của EV.
nVar: số biến tiên lượng sử dụng trong mơ hình.
r2: chỉ số R2 – hệ số xác định.
BIC: Bayesian Information Criterion - tiêu chuẩn chọn mơ hình tốt nhất (BIC càng
thấp mơ hình càng tốt)
Post prob: Xác suất hậu định.

13


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các mẫu cây Dành dành (mỗi mẫu 1 cây) trồng cố định tại

vùng trồng của công ty Indochina Herb ở xã Thanh Nơng, huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
Địa chỉ GPS: 20°36'24.3"N 105°39'58.2"E.
Số mẫu nghiên cứu: 18 mẫu.
Độ tuổi mẫu: 4 năm tuổi.
Ngày thu mẫu: 11/12/2022 (quả), 30/03/2023 (cành, lá, hoa)
Các mẫu thu được mã hóa ký hiệu thích hợp để theo dõi: CT-[Thứ tự mẫu]. 18 mẫu
nghiên cứu được ký hiệu từ CT-01 đến CT-18, với mã tiêu bản tương ứng từ
HNIP/18700/23 đến HNIP/18717/23
Nguyên liệu nghiên cứu thành phần hóa học là quả của từng mẫu Dành dành. Quả
Dành dành tươi hấp cách thủy 3 – 5 phút, phơi khô 4 – 5 ngày đến khi khô 70%, xếp trong
nhà cho “đổ mồ hôi” 1 – 2 ngày. Sấy 60 độ C trong 2 – 4 ngày đến khi quả cứng và khô.
Quả Dành dành khô xay thành bột dược liệu, sau đó bảo quản trong túi 2 lớp PE, giữa
2 lớp PE có chứa silicagel, đựng trong hộp nhựa PVC kín, để nơi khơ ráo.
Độ ẩm bột dược liệu khơng q 8,5%.
2.1.2. Thiết bị, hóa chất
2.1.2.1. Thiết bị, máy móc, dụng cụ
a. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, nơng sinh học
b.
-

Máy ảnh kỹ thuật số Sony α-6000 (Nhật Bản).
Kính lúp soi nổi Labomed Luxeo-4 (Mỹ).
Tủ sấy Memmert 30-1060 (Đức).
Thước kẹp, thước dây.
Nghiên cứu hàm lượng Geniposid
Cân phân tích Ohaus PR224 (Trung Quốc).

-

Máy sấy ẩm A&D MF-50 (Nhật Bản).

Máy siêu âm Elmasonic S 30 H (Đức).
Máy ly tâm Daihan Scientific MaXpin C-6mt (Hàn Quốc).
Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao Shimadzu (Nhật Bản) gồm: bơm LC-20AD,
detector DAD SPD-M20A, hệ thống tiêm mẫu tự động SIL-20C, bộ phận điều nhiệt
CTO-20A, cột tách Shimadzu C18 (250 mm x 4,6mm; 5 µm).

14


- Dụng cụ thủy tinh: bình nón 100ml, bình định mức 50ml, 10ml, ống đong, phễu
lọc, pipet (Merck).
- Màng lọc Syringe PTFE 0,45 μm (Đài Loan).
- Ống Falcon, ống Eppendorf.
2.1.2.2. Hóa chất
a. Bảo quản mẫu: Cồn 70o.
b. Nghiên cứu hàm lượng Geniposid
- Chất chuẩn: chất chuẩn Geniposid (Chemfaces, VPT0472, độ tinh khiết 98,8%).
- Dung môi pha động: Methanol (Macron Fine Chemicals, Mỹ), Acetonitril
(ChromAR HPLC Super Gradient, Mỹ), nước siêu sạch.
- Dung môi chiết xuất: Methanol (Merck, Đức).
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu Đặc điểm thực vật, nông sinh học
2.2.1.1. Đặc điểm hình thái
Nghiên cứu đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt của của các mẫu Dành dành
nghiên cứu.
2.2.1.2. Các đặc điểm sinh trưởng
Xác định một số chỉ tiêu sinh trưởng chính của cây: chiều cao cây, đường kính tán,
chu vi tán, đường kính gốc thân, số cành cấp 1, đường kính cành cấp 1.
2.2.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Xác định năng suất các cây cùng độ tuổi, thời gian ra hoa, quả.

Xác định các yếu tố cấu thành năng suất: Tuổi cây, mật độ trồng, số lượng quả
trên một cây, kích thước quả, khối lượng quả tươi, tỷ lệ quả tươi/ khô.
2.2.2. Xác định hàm lượng geniposid
Xác định hàm lượng geniposid trong các mẫu quả Dành dành thu được bằng sắc ký
lỏng hiệu năng cao HPLC.
2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố hình thái, đặc điểm nơng sinh học đến
-

năng suất và hàm lượng geniposid của một số mẫu Dành dành
Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố hình thái, đặc điểm nơng sinh học đến năng
suất và hàm lượng geniposid của một số mẫu Dành dành bằng cách xây dựng phương trình
hồi quy tuyến tính.

15


2.3.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu Đặc điểm thực vật, nơng sinh học
2.3.1.1. Đặc điểm hình thái
Đặc điểm hình thái của các mẫu Dành dành được nghiên cứu theo phương pháp mơ
tả phân tích [8, 14]. Các đặc điểm này được chụp qua máy ảnh Sony α-6000, kết hợp với
kính lúp soi nổi trên nền nhung đen. 58 đặc điểm được sử dụng để mơ tả hình thái thân, lá,
hoa, quả, hạt của các mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Đặc điểm hình thái dự kiến của các mẫu Dành dành
TT Phân nhóm Đặc điểm cần đánh giá
1


Thân

Dạng sống, chiều cao cây, đường kính tán, màu sắc thân, màu sắc
cành, góc mở phân nhánh.

2



Màu sắc lá, cách mọc lá, chiều dài cuống lá, đặc điểm mép lá, hình
dạng phiến lá, kích thước lá, chỉ số lá, đặc điểm gân, hình dạng gốc
phiến lá, hình dạng ngọn lá, số cặp gân phụ, cách mọc lá kèm, kích
thước lá kèm.

3

Hoa

Số lá bắc, kích thước lá kèm của lá bắc, cách mọc hoa, dạng hoa,
chiều dài cuống hoa, đài, tiền khai hoa, kích thước đài, loại tràng,
tiền khai van, màu sắc tràng, kích thước tràng, hình dạng cánh hoa,
mùi hương, kích thước cánh hoa, đặc điểm bộ nhị, đặc điểm bao
phấn, kích thước bao phấn, vị trí gắn bao phấn, đặc điểm bầu, hình
dạng, màu sắc, kích thước vịi nhụy, đặc điểm hạt phấn, kích thước
nỗn, kiểu đính nỗn, vị trí đĩa mật.

4

Quả


Màu sắc, kích thước cuống quả, màu sắc, hình dạng quả, kích thước,
chỉ số quả, số gờ quả, kích thước đài, độ dày vỏ quả

5

Hạt

Hình dạng hạt, màu sắc, kích thước hạt

2.3.1.2. Một số đặc điểm sinh trưởng
Đo một số đặc điểm sinh trưởng chính của cây: chiều cao cây, đường kính tán, đường
kính gốc thân, số cành cấp 1, đường kính cành cấp 1. Các chỉ số được xác định như sau:
Bảng 2.2 Cách xác định đặc điểm sinh trưởng của các mẫu Dành dành nghiên cứu
TT Chỉ số

Cách xác định

1

Chiều cao cây

Đo từ vị trí gốc thân trên mặt đất lên vị trí cao nhất của
cành lá

2

Đường kính tán

Đo đường kính tán lớn nhất của cây


3

Đường kính gốc thân

Đo đường kính gốc thân sát mặt đất
16


×