Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nguyễn thị dung nghiên cứu điều chế và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng cao khô lá bàng khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT
LƯỢNG CAO KHƠ LÁ BÀNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ DUNG
Mã sinh viên: 1801127

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT
LƯỢNG CAO KHƠ LÁ BÀNG
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
TS. Chử Thị Thanh Huyền
Nơi thực hiện :
Khoa Dược liệu - Dược học cổ truyền

HÀ NỘI – 2023




LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lịng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc đến TS.
Chử Thị Thanh Huyền – giảng viên bộ môn Dược học Cổ truyền, trường Đại học
Dược Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn và định hướng cho tôi ngay từ những ngày
đầu nghiên cứu và thực hiện khóa luận tại Bộ mơn Dược học cổ truyền. Cơ không chỉ
dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn mà cịn ln động viên và khích lệ tơi
trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tơi cũng xin cảm ơn các thầy cô công tác tại bộ môn Dược học cổ truyền đã luôn tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong xuất q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại bộ môn.
Cảm ơn bạn Ngô Thị Quyên cùng các bạn và các em đang thực hiện nghiên cứu tại
Khoa Dược liệu – Dược học cổ truyển đã đồng hành, động viên và hỗ trợ nhiệt tình cho
tơi.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên
trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy bảo và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức hữu ích
trong suốt 5 năm học tại đây.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè những người đã luôn ủng
hộ, động viên và là nguồn động lực to lớn để tôi học tập, phấn đấu rèn luyện và nghiên
cứu tại trường Đại học Dược trong suốt thời gian qua.
Do kiến thức còn hạn chế chính vì vậy mà khóa luận khơng tránh khỏi những sai sót.
Tơi rất mong nhận được những lời góp ý của q thầy cơ và bạn bè để khóa luận được
hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2023
Sinh viên
Nguyễn Thị Dung



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. 7
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................... 8
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về cây Bàng ...................................................................... …………..2
1.1.1. Tên khoa học và vị trí phân loại .....................................................................2
1.1.2. Phân bố ...........................................................................................................2
1.1.3. Đặc điểm thực vật ...........................................................................................2
1.2. Tổng quan về lá Bàng .......................................................................................... 3
1.2.1. Thành phần hóa học ........................................................................................3
1.2.3. Tác dụng sinh học và công dụng của cây Bàng ..............................................7
1.3. Tổng quan về cao thuố…………………………………………………………11
1.3.1. Định nghĩa cao thuốc .................................................................................... 11
1.3.2. Phương pháp điều chế cao khô ..................................................................... 11
1.3.3. Yêu cầu chất lượng của cao khô ...................................................................13
1.3.4. Cách dùng cao thuốc .....................................................................................14
1.4. Các phương pháp định lượng acid gallic ........................................................... 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 17
2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu ............................................................... 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................17
2.2.2. Nguyên vật liệu, thiết bị................................................................................17
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 19
2.3.1. Phương pháp định lượng acid gallic tồn phần trong cao khơ lá Bàng. .......19
2.3.2. Phương pháp khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến q trình chiết xuất
điều chế cao khơ lá Bàng. .......................................................................................24

2.3.3. Phương pháp điều chế cao khô lá Bàng theo các thơng số quy trình chiết
xuất đã được khảo sát. ............................................................................................25
2.3.4. Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng cao khô lá Bàng ..................................26
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................27


CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................... 28
3.1. Kết quả xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng acid gallic tồn phần
trong cao khơ lá Bàng. .............................................................................................. 28
3.1.1. Khảo sát điều kiện sắc ký .............................................................................28
3.1.2. Thẩm định phương pháp định lượng acid gallic toàn phần trong cao khơ lá
Bàng. .......................................................................................................................30
3.1.3. Hàm lượng acid gallic tồn phần trong dược liệu lá Bàng ...........................38
3.2. Kết quả khảo sát mốt số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất làm cao khơ
lá Bàng. ..................................................................................................................... 38
3.3. Quy trình điều chế cao khô lá Bàng từ các yếu tố khảo sát ............................... 41
3.4. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của cao khô lá Bàng đã điều chế. 41
3.4.1. Cảm quan, thể chất, màu sắc, mùi vị ............................................................41
3.4.2. Mất khối lượng do làm khơ ..........................................................................42
3.4.3. Tro tồn phần, tro khơng tan trong acid........................................................43
3.4.4. Định tính .......................................................................................................43
3.4.5. Định lượng acid gallic toàn phần ..................................................................45
3.5. Bàn luận ............................................................................................................. 46
3.5.1. Về phương pháp định lượng acid gallic toàn phần trong cao khơ lá Bàng ..46
3.5.2. Về thiết kế thí nghiệm khảo sát yếu tố tối ưu hóa quy trình chiết xuất điều
chế cao khô lá Bàng. ...............................................................................................47
3.5.3. Ứng dụng các điều kiện lựa chọn vào điều chế cao khô lá Bàng và định
lượng acid gallic tồn phần trong cao khơ lá Bàng. ...............................................50
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 52
4.1. Về xây dựng phương pháp định lượng acid gallic tồn phần trong cao khơ lá

Bàng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). ........................................................ 52
4.2. Khảo sát các yếu tố lựa chọn điều kiện điều chế cao khô lá Bàng. ................... 52
4.3. Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng cao khô lá Bàng điều chế được ................ 52
4.4. Đề xuất ............................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 54


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

1

DĐVN

2

HPLC

Nghĩa viết tắt
Dược điển Việt Nam
High-performance liquid chromatography
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)
High-performance thin-layer chromatography

3

HPTLC


4

RSD

Độ lệch chuẩn tương đối

5

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

6

tt/tt

Thể tích/ thể tích

7

LOD

Limit of detection (Giới hạn phát hiện)

8

LOQ

Limit of Quantitation (Giới hạn định lượng)


9

EtOH

Ethanol

10

MeOH

Methanol

11

EtOAC

Ethylacetat

12

GA

Acid gallic

13

OFAT

One factor at the time


14

STT

Số thứ tự

15

TT

Thuốc thử

(sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm thành phần hóa học của dịch chiết lá T.catappa…………………..3
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu định lượng acid gallic bằng HPLC…………………….15
Bảng 3.1. Kết quả xác định tính phù hợp của hệ thống………………………………..31
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát độ tuyến tính………………………………………………33
Bảng 3.3. Kết quả thẩm định độ lặp lại của phương pháp định lượng………………..35
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát độ thu hồi………………………………………………...36
Bảng 3.5. Tóm tắt kết quả thẩm định phương pháp định lượng acid gallic tồn phần
trong cao khơ lá Bàng…………………………………………………………………37
Bảng 3.6. Kết quả chỉ tiêu mất khối lượng do làm khô……………………………….42
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát chỉ tiêu tro tồn phần và tro khơng tan trong acid……….43
Bảng 3.8. Kết quả định tính nhóm polyphenol có trong cao khơ lá Bàng bằng phản ứng
hóa học………………………………………………………………………………...44
Bảng 3.9. Kết quả định lượng acid gallic toàn phần trong cao khô lá Bàng điều chế

được…………………………………………………………………………………...46


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cơng thức một số hợp chất thuộc nhóm Tanin trong lá Bàng……………….5
Hình 1.2. Cơng thức một số hợp chất thuộc nhóm acid phenolic trong lá Bàng………..6
Hình 1.3. Cơng thức một số hợp chất thuộc nhóm Flavomoid trong lá Bàng………….7
Hình 1.4. Cơng thức một số hợp chất thuộc nhóm Triterpinoids acid trong lá Bàng…..7
Hình 1.5. Quy trình điều chế cao khơ…………………………………………………12
Hình 2.1. Quy trình chiết xuất cao khơ lá Bàng dự kiến……………………………...25
Hình 3.1. Kết quả khảo sát pha động sắc ký………………………………………….28
Hình 3.2. Hình ảnh phổ của acid gallic trong khoảng 190 – 400nm………………….29
Hình 3.3. Kết quả lựa chọn tốc độ dịng………………………………………………29
Hình 3.4. Kết quả khảo sát điều kiện thủy phân………………………………………30
Hình 3.5. Sắc ký đồ của mẫu đối chiếu (a) và mẫu thử (b)……………………………30
Hình 3.6. Kết quả thẩm định độ đặc hiệu của phương pháp định lượng……………...32
Hình 3.7. Kết quả chồng phổ UV của acid gallic……………………………………..33
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của acid
gallic…………………………………………………………………………………..34
Hình 3.9. Kết quả giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)………....34
Hình 3.10. Kết quả khảo sát dung mơi chiết xuất……………………………………....38
Hình 3.11.Kết quả khảo sát số lần chiết xuất…………………………………………..39
Hình 3.12. Kết quả khảo sát thời gian chiết xuất……………………………………….39
Hình 3.13. Kết quả khảo sát tỉ lệ dược liệu/ dung mơi………………………………..40
Hình 3.14. Quy trình điều chế cao khơ lá Bàng ………………………………………41
Hình 3.15. Hình ảnh cao khơ lá Bàng sau điều chế……………………………………42
Hình 3.16. Sắc ký đồ TLC của 3 lô cao khô lá Bàng (T1,T2,T3) và chất đối chiếu (C)
………………………………………………………………………………………...44



ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Bàng (Terminalia catappa L.) là loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước
trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương [57]. Từ xưa, các bộ phận của cây Bàng được
sử dụng trong điều trị một số bệnh như tiêu chảy, lỵ (vỏ) [1]; cảm, sốt, ra mồ hôi (lá)
[7]. Ở Đài Loan, cây Bàng được sử dụng như một loại thuốc dân gian nhằm mục đích
điều trị viêm gan [34]. Các nghiên cứu hiện nay cũng chỉ ra rằng các hợp chất trong lá
Bàng có tác dụng chống oxy hóa [18], chống viêm [20], chống nấm, ký sinh trùng [53]
và có khả năng ngăn ngừa các tế bào ung thư [28],[16].
Thành phần hóa học trong lá Bàng được xác định gồm có các nhóm chất tanin,
flavonoid, alkaloid, acid phenolic, saponin…[22]. Trong đó, các hợp chất nhóm tanin
pyrogallic có thành phần phong phú nhất trong lá Bàng được đánh giá là có tác dụng
chống oxy hóa hiệu quả [29]. Trong một số nghiên cứu, hàm lượng các chất này đã được
xác định dựa trên hàm lượng acid gallic toàn phần với chất đối chiếu là acid gallic chuẩn
[10].
Điều này cho thấy một tiềm năng lớn trong việc khai thác và đưa lá Bàng trở thành
một loại dược liệu để phát triển các dòng sản phẩm có tác dụng chống oxy hóa, kháng
viêm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên hiện nay, loại dược liệu có giá thành rẻ và
số lượng dồi dào này lại chưa được tận dụng, khai thác và sử dụng đúng cách, trong
Dược điển Việt Nam cũng chưa có quy định về tiêu chuẩn dược liệu và cao dược liệu lá
Bàng.
Để hướng tới phát triển các dòng sản phẩm được sản xuất từ lá Bàng, việc nghiên
cứu ra dạng bào chế phù hợp cho dịch chiết dược liệu là vô cùng quan trọng. Trong đó,
cao khơ là dạng bán thành phẩm trung gian phổ biến dễ bảo quản và vận chuyển để tiếp
tục chuyển sang dạng bào chế khác như viên nang, viên nén, dung dịch, kem,…Việc lựa
chọn điều kiện chiết xuất để đem lại hiệu suất chiết acid gallic tồn phần tối ưu đóng vai
trị vơ cùng quan trọng quyết định đến giá trị và chất lượng của cao khô. Đồng thời việc
xây dựng chỉ tiêu chất lượng cho cao khô sau khi điều chế là rất cần thiết để đảm bảo
chất lượng cho chế phẩm trong quá trình lưu hành trên thị trường.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu điều chế và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng cao khô
lá Bàng” được đề xuất nghiên cứu với 3 nội dung chính:

1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng acid gallic tồn phần trong cao
khơ lá Bàng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất, lựa chọn điều kiện tối ưu
điều chế cao khô lá Bàng.
3. Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng cao khô lá Bàng.
1


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cây Bàng
1.1.1. Tên khoa học và vị trí phân loại
Tên khoa học: Terminalia catappa L. Họ Bàng (Combretaceae) [1], [6], [7].
Tên Việt Nam: Cây Bàng [1], [6], [7].
Tên gọi khác: Quang Lang, chambok, barang parcang prang (campuchia), badamier
(Pháp) [1], [6], [7].
Theo phân loại của Takhtajan trong “flowering Plants” (2009) vị trí phân loại của cây
Bàng trong giới thực vật như sau:
Giới: Plantae
Ngành ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp ngọc lan: Magnoliopsida
Phân lớp hoa hồng: Rosidae
Bộ Sim: Myrtales
Họ Bàng: Combretaceae
Chi: Terminalia
Loài: Terminalia catappa L.

1.1.2. Phân bố
Phân bố: Bàng là cây nhiệt đới, có nguồn gốc Nam Á. Ở Ấn Độ, cây mọc tự nhiên
ở ven rừng và cả những nơi rất khơ cằn có nhiều sỏi đá. Cây cịn được trồng để lấy bóng
mát xung quanh các khu dân cư. Bàng phân bố cả ở Malaysia, Thái Lan, Lào,…

Ở Việt Nam, không thấy Bàng mọc trong trạng thái tự nhiên. Cây được trồng nhiều
ở các khu đô thị, ven đường đi hoặc trong các đình chùa để lấy bóng mát, trừ vùng núi
cao [1].
1.1.3. Đặc điểm thực vật
Cây Bàng: Thuộc cây thân gỗ lớn, cao 8-10 m có thể cao đến 20m, cành lá mọc
vịng, tiết diện trịn, mọc đứng. Thân gỗ màu nâu đậm, xù xì. Thân non có màu xanh,
trên thân có các nốt sần màu nâu xám và lông mịn màu nâu đỏ mọc ở đầu ngọn cành.
Thân phân cành nằm ngang gần như mọc vòng làm thành nhiều tầng. Tán lá mọc thẳng
đối xứng, tán xòe rộng [1], [6], [7].
2


Lá: Đơn nguyên, mọc so le, tập trung nhiều ở ngọn cành. Lá to, cuống ngắn hình
trứng ngược, gốc thn, đầu trịn hơi có mũi nhọn, dài 20-30 cm, rộng khoảng 10-13cm,
mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới có phủ một lớp lơng màu hung nhạt. Mùa mưa lá có
màu xanh đậm sau đó chuyển dần thành màu đỏ vàng vào mùa khơ để hạn chế thốt hơi
nước và kích thích cây ra lá mới. Gân phụ chằng chịt men theo phiến đến tận đầu lá, có
hai nốt sần trịn ở đáy phiến cạnh hai bên gân chính, cuống lá có phủ lơng màu vàng
hung, khơng có lá kèm [1], [6], [7].
Cụm hoa: Mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, cụm dài 15-20cm. Hoa đơn tính cùng
gốc, cả hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Hoa nhỏ, nhiều, màu trắng lục đường
kính khoảng 1cm, đài có 5 răng rụng sớm, gốc có 5 tuyến màu nâu; khơng có tràng; nhị
10 cao hơn đài; bầu hạ 1 ô chứa 2 noãn đảo [1], [6], [7].
Quả Bàng: Thuộc quả hạch, hình bầu dục, nhẵn dẹp với hai bên rìa hẹp, đầu hơi
nhọn. Quả dài khoảng 3-4 cm, rộng 2-3cm, dày 1,5cm. Khi non quả có màu xanh và dần
ngả sang màu đỏ vàng khi chín. Cơm quả màu vàng, có xơ chứa một hạt. Hạt Bàng có
nhân trắng chứa nhiều dầu màu vàng nhạt hoặc lục nhạt, nhân quả ăn được [1], [6], [7].
1.2. Tổng quan về lá Bàng
1.2.1. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của lá Bàng (Terminalia catappa L.) có chứa một số nhóm chất

như: Flavonoid, Tanin, Saponin, …[22].
Bảng 1.1. Đặc điểm thành phần hóa học của dịch chiết lá T.catappa [31]
Đặc điểm

Methanol Ethanol Ether Chloroform

Chloroform
1%

Ethyl
acetate

Carbohydrates

+

+

-

+

+

-

Protein

-


-

-

-

-

-

Steroid

-

-

-

-

-

+

Glycoside

-

+


-

-

-

-

Tannin

+

+

-

-

+

-

Flavonoids

+

+

-


-

+

-

Alkaloids

+

+

-

-

-

-

3


Saponin

+

+

+


-

-

-

Starch

-

-

-

-

-

-

Terpenoids

+

-

-

+


-

-

Anthocyanin

+

+

+

-

-

+

Coumarin

+

+

-

+

-


+

Emodins

+

+

-

-

-

-

Phytosterol

+

+

-

+

-

+


Phlobatannins

-

-

-

-

-

+

Cardial
Glycosides

+

-

-

+

+

-


Chalcones

+

+

-

-

-

+

Chú thích:

(+): có mặt trong dịch chiết
(-) : khơng có mặt trong dịch chiết

• Tanin
Trong chiết xuất cồn của lá Bàng, Tanin là hợp chất phong phú nhất được quan sát
thấy, một số hợp chất Tanin pyrogallic được tìm thấy ở lá Bàng: Punicalagin, Punicalin,
Terflavins A and B, Tercatain, Chebulagic acid, Geraniin, Granatin B, Corilagin
[38],[53].
OH
HO

O

OH


HO

OH
OH

O
HO

OH

HO
O
HO

HO
O

O

O

H
O

O

O
OH


O

O
OH

O

O

OH

HO

O

H
HO

O

OH

HO

OH

O

O


O
HO

O

OH HO

OH

OH
HO
OH
HO

OH

Terflavin A

Terflavin B

O

Terflavin A

OH

OH

4


Terflavin B


OH

OH

HO

HO
OH

OH
HO

O

HO

OH
O

OH
O

O
O

HO


OH

O
O

O

OH

O

O
HO

OH

O

HO

O

O
O

O
O

O


HO

O

OH

HO

OH

O
O

O

HO

OH
HO
O

O

O

HO

OH

OH


O

HO

Chebulinic
acid
Chebulinic acid

OH

O

O

HO

OH

OH

OH

OH

O

O

O


O
HO

O

OH

O

O
OH

OH

HO

OH

O

OH

O

Chebulagic acid
Chebulanic
acid

OH


HO

OH

OH

O

O

OH

HO

OH

HO

OH

O

O

O

HO

O


O

O

OH

OH

O

Punicalagin
Punicalagin

Punicalin
Punicallin
HO

OH

HO

HO

O

OH

O


O

OH
HO
HO

HO

O

O
O

HO

O

OH

O

HO

OH

O

O
HO
O


OH

HO

HO

O

O

OH

O

O

H

O
OH

O

O

OH

Corilagin


Corilagin

O
OH
HO OH

OH

Geraniin
Geraniin

OH

HO
OH

HO
OH

HO

HO
O
O

OH
O

O
O O


HO

Tercatain

Tercatain

O
HO
OH

O
OH

HO

OH

Hình 1.1. Cơng thức một số hợp chất thuộc nhóm Tanin trong lá Bàng
• Acid phenolic
Acid gallic [46], [22], Ellagic acid [50] đã được xác định trong cắn chiết nước và
ethanol của lá Bàng.

5


O
O

OH


O

OH

HO

OH

HO

O
O

OH

HO

Ellagic acid

Ellagic acid

OH

Acid gallic
Hình 1.2. Cơng thức một số hợp chất thuộc nhóm acid phenolic trong lá Bàng
• Hợp chất Flavonoid
Một số hợp chất Flavonoid được tìm thấy trong lá Bàng như: Rutin [39], Vitexin [35],
Quercetin, Isorientin, Isovitxin [59], Luteolin, Kaempferol [22], Cyanidin, Procyanidin
[49].

OH

OH

HO

O
OH

OH

OH

HO

HO

O

O
OH

OH

O

O

O
H3C


OH
OH

OH

Rutin

HO

Rutin

Quercetin

O

O

HO
OH

O
OH
OH

HO

O

O


HO

OH

O

OH

HO

Luteolin

OH
OH

Vitexin
Vitexin

OH

O

OH
OH

OH
OH
HO
HO


HO

OH

HO
HO

O
OH

HO

O

O

O
OH

OH

O

Isorientin
Isoorientin

OH

O


Isovitexin
Isovitexin

6


OH
O

HO

OH

OH

O

OH
OH

HO

HO

O

O

HO


OH

OH

OH

OH

OH

Cyanidin

Procyanidin

Cyanidin

Procyanidin

Hình 1.3. Cơng thức một số hợp chất thuộc nhóm Flavomoid trong lá Bàng
• Hợp chất Triterpinoids acid
Trong dịch chiết methanol 90% của lá Bàng đã được xác định có chứa 2 hợp chất
nhóm Triterpenoids acid là: 2α,3β, 23-Trihydroxyurs-12-en-28-oic acid và 2α,3β, 24Trihydroxy, 20(30)-ursandien-28-oic acid [48].

COOH

COOH

HO


HO

HO

HO

CH2OH

CH2OH

2α,3β, 23-Trihydroxyurs-12-en-28-oic acid

2α,3β, 24-Trihydroxy, 20(30)-ursandien-28oic acid

Hình 1.4. Cơng thức một số hợp chất thuộc nhóm Triterpinoids acid trong lá
Bàng
1.2.3. Tác dụng sinh học và công dụng của cây Bàng
Về tác dụng sinh học lá Bàng đã được nghiên cứu và khẳng định có nhiều tác dụng
sinh học quan trọng đặc biệt là hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính kháng khuẩn có giá
trị tiềm năng cao [32], [33].
• Hoạt tính chống oxy hóa:
Trong dịch chiết lá Bàng có chứa nhiều thành phần khác nhau: Tanin, Alkaloid,
Glycoside steroid, Flavonoid và Phenolic, đã được chứng minh có tác dụng chống oxy
hóa tốt. Tác dụng này đã được đánh giá qua hoạt động dọn DPPH, một chỉ số gốc tự do
ổn định và được sử dụng rộng rãi. Các hợp chất phenolic có trong cắn chiết lá Bàng có
khả năng dọn gốc DPPH quan sát được, bởi vì phenol có thể dễ dàng cung cấp ngun
tử cho gốc và đã có báo cáo rằng số lượng hợp chất phenolic trong cắn chiết tỷ lệ thuận
7



với khả năng nhặt gốc tự do của nó. Ngồi ra, Flavonoid ở trong cắn chiết có khả năng
ức chế các gốc oxit nitric, loại bỏ các gốc tự do có nguồn gốc từ oxy (các hợp chất có
khả năng thay đổi cấu trúc và hoạt động chức năng của nhiều thành phần tế bào) [49].
Trong các hợp chất thuộc nhóm Tanin thủy phân của cắn chiết nước lá Bàng,
Punicalin và Punicalagin cho thấy sự ức chế quá trình nhân lên của virus HIV trong các
tế bào lympho H9, ức chế cả men sao chép ngược của virus HIV đã tinh chế và ít gây
độc tính tế bào. Bên cạnh đó Acid chebulagic và Geraniin thể hiện khả năng gây độc tế
bào chọn lọc vừa phải đối với tế bào khối u ác tính RPMI-795 [28].
Luu và cộng sự (1996) đã báo cáo rằng cắn chiết nước từ lá Bàng có khả năng ức
chế q trình peroxy hóa lipid in vitro và sự hình thành hydro peroxide do TPA gây ra
trong bạch cầu đơn nhân của con người tùy thuộc vào liều sử dụng. Ngồi ra, tác dụng
chống lão hóa của cắn chiết lá Bàng đã được báo cáo có thể do khả năng chống oxy hóa
của chúng [36].
Có thể thấy, mặc dù nhiều hoạt chất tổng hợp đã được phát hiện có tác dụng chống
oxy hóa tuy nhiên chúng lại thường gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình điều trị
[24]. Chính vì vậy mà các chất chống oxy hóa thu được có nguồn gốc tự nhiên thường
được quan tâm nhiều hơn. Với hàm lượng Tanin thủy phân cao trong dịch chiết xuất,
cho thấy lá Bàng có tác dụng chống oxy hóa tiềm năng trong tương lai [18].
• Hoạt tính kháng khuẩn:
Trong lá Bàng được báo cáo có chứa các thành phần: Acid phenolic, Tanin,
Flavonoid…có tác dụng làm mềm da, làm lành vết thương và vết loét [44] và có tiềm
năng kháng khuẩn cao [58], [42]. Các hợp chất Tanin, Saponin và Alkaloid được phát
hiện từ cắn chiết lá Bàng có thể là những chất có khả năng tạo hoạt tính kháng khuẩn
[47]. Một số tác giả cũng nhận thấy chiết xuất từ lá Bàng sở hữu đặc tính kháng khuẩn
đáng kể khi tiến hành thử nghiệm in vitro [15].
Các nghiên cứu đã được tiến hành và chỉ ra tiềm năng kháng khuẩn của lá Bàng. Cắn
chiết nước lá Bàng đã thể hiện khả năng kháng khuẩn trên bốn chủng vi khuẩn:
Staphylococcus.aureus (vi khuẩn Gram +), E.coli, (vi khuẩn Gram -), Klebsiella
pneumonia (vi khuẩn Gram -), Escherichia coli, Bacillus subtilis, Enterobacter
aerogenes và Candida albicans. Tiềm năng kháng vi sinh vật của dịch chiết nước này

dường như được coi là lớn hơn so với kháng sinh tiêu chuẩn đối chiếu (Penicillin,
Ampicillin và Nystatin). Hoạt động thử nghiệm lâm sàng được khuyến khích để đưa lá
Bàng trở thành một loại thảo dược có tính kháng khuẩn tiềm năng trong tương lai [26],
[43], [40].

8


G. Muthulakshmi và cộng sự cũng báo cáo cho biết trong kết quả nghiên cứu, hoạt
tính kháng khuẩn của cắn chiết nước, ethanol, methanol và ether dầu hỏa của lá Bàng
được đánh giá trên S.aureus, P.mirabilis, P. aeruginosa, K.pneumonia và S.paratyphi A
ở bốn nồng độ khác nhau (100μl, 250 μl, 500 μl và mẫu đối chứng) bằng phương pháp
khuếch tán đĩa thạch. Kết quả thu được hiệu quả vùng ức chế cao nhất ở chủng vi khuẩn
K.pneumonia (29±0,57 mm) với cắn chiết methanol [41].
• Tác dụng chống viêm
Mơ hình phù chân sau do carrageenan gây ra ở chuột là được biết đến là mơ hình
viêm cấp tính nhạy cảm với chất ức chế cyclooxygenase (COX) và đã được sử dụng để
đánh giá tác dụng của thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chủ yếu ức chế
cyclooxygenase tham gia tổng hợp prostaglandin (PG). Trong dịch cắn chiết nước lá
Bàng có sự xuất hiện của các hợp chất polyphenol có hoạt tính kháng viêm và chống lại
hoạt động của các gốc tự do trong chứng phù chân do carrageenan gây ra [19].
Hoạt tính chống viêm của cắn chiết ethanol lá Bàng cũng đã được nghiên cứu bằng
cách sử dụng 12-O – tetradecanoylphorbol – 13 – acetate (TPA) gây phù tai cấp và mạn
tính. Kết quả chỉ ra, hai hoạt chất được phân lập từ phần cloroform là 2α,3β, 24trihydroxyurs-12-en-28-oic acid và 2α,3β, 24-trihydroxy, 20(30)-ursandien-28-oic acid
có tác dụng chống viêm tốt [20].
• Tác dụng bảo vệ gan:
Lá Bàng đã được sử dụng phổ biến như một loại thuốc dân gian ở Đài Loan và được
khẳng định có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến gan [34].
Cắn chiết cloroform của lá Bàng (TCCE) có hoạt tính chống lại viêm gan cấp tính do
CCl4 và D-GaIN gây ra. Kết quả gợi ý hai hợp chất Triterpenoids phân lập được từ

TCCE là acid ursolic và acid asiatic có khả năng dọn sạch các anion superoxide và các
gốc hydroxyl, bảo vệ ty thể gan [21], [55].
Tác dụng bảo vệ gan của cắn chiết lá Bàng (TCE) chống lại tổn thương gan do DGalactosamine (D-GalN) và cơ chế bảo vệ của chúng cũng đã được nghiên cứu cụ thể.
Xin-hui tang và cộng sự đã tiến hành gây tổn thương gan cấp bằng cách tiêm D-GalN ở
chuột, khiến ALT huyết tăng lên đáng kể (3,35 lần). Sau đó, chúng được điều trị bằng
đường uống TCE (20,50 và 100mg/kg/ngày), sau 7 ngày sự thay đổi ALT huyết thanh
đã giảm đáng kể. Thí nghiệm kết luận hoạt động bảo vệ gan của TCE có thể liên quan
trực tiếp đến việc bảo vệ ty thể và hoạt động dọn các gốc oxy hóa của chúng [54].
• Tác dụng chống ký sinh trùng, kháng nấm

9


Lá Bàng Ấn Độ khơ được nghiền và hịa tan trong nước. Một loạt các nồng độ của
dung dịch này đã được sử dụng để xác định kết quả hoạt động chống lại mầm bệnh trên
cá rô phi. Kết quả chỉ ra rằng Trichodina (một ngoại ký sinh) đã bị diệt trừ ở mức 800
ppm. Sự phát triển của hai chủng Aeromonas hydrophila cũng bị ức chế ở nồng độ 0,5
mg/ml trở lên từ lá Bàng Ấn Độ.
Ngoài ra, khi đánh giá hoạt tính kháng nấm của cắn chiết methanol lá Bàng trên 4
loại nấm Aspergillus niger, Alternaria alternata, Curvularia lunata, Trychophyton
tonsuranon cho thấy hiệu quả kháng nấm tốt. Phần trăm ức chế của cắn chiết là hơn
50% đối với Curvularia lunata, Aspergillus niger và Trychophyton Tonsurans. Trong đó
nhạy cảm nhất với Curvularia lunata và kém nhạy cảm nhất với Alternaria [37].
• Hạ đường huyết
Hoạt động hạ đường huyết được chứng minh có tác dụng tốt trên chuột mắc tiểu
đường do alloxan gây ra. Nghiên cứu được tiến hành trên ba mẫu cắn chiết của lá Bàng
chiết xuất bởi ethanol 90%, ethanol 70% và aceton 70% trên mẫu chuột đói bình thường
và chuột bị tiểu đường do alloxan gây ra. Kết quả mẫu chiết ethanol 70% cải thiện đáng
kể các chỉ số: cân nặng, albumin, mức huyết sắc tố, giảm lượng đường và ure trong máu
[12].

Ngoài ra, một nghiên cứu đánh giá về tác dụng của cắn chiết nước lá Bàng (TCA)
trên chuột mắc tiểu đường typ 2 do chất béo cao/ liều thấp gây ra bởi streptozotocin
(30mg/ kg thể trọng). Chuột được tiến hành sử dụng TCA (liều 400 và 800mg/kg thể
trọng) qua đường uống trong vòng 28 ngày. Kết quả ghi nhận được tình trạng đái tháo
đường typ 2 sau khi sử dụng TCA trên đối tượng được cải thiện đáng kể, cho thấy sử
dụng cắn chiết lá Bàng đã phát huy được tác dụng cải thiện tình trạng đái tháo đường
bằng cách giảm sự kháng insulin, cải thiện khả năng vận chuyển glucose và kích thích
tín hiệu PI3K/AKT [23].
Theo Y học dân gian:
Lá Bàng có tính mát, vỏ cây và vỏ quả có tác dụng làm săn da và niêm mạc, hạt có
vị ngon, béo. Cao vỏ thân bàng (bỏ lớp đen ở ngồi) có tác dụng lợi tiểu, cường tim, làm
săn. Cao methanol có tác dụng giảm co bóp ruột thỏ cơ lập [1].
Tại một số vùng Ấn Độ, Indonexia, Philipin, lá Bàng được dùng sắc uống chữa cảm
sốt, làm ra mồ hôi, hoặc lá tươi rã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức [7].
Búp lá bàng non chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp, đau nhức, ghẻ, sâu quảng,
sâu răng. Vỏ thân (bỏ lớp đen ở ngoài) chữa kiết lỵ, tiêu chảy, làm lành vết thương, vết
loét [1].
10


1.3. Tổng quan về cao thuốc
1.3.1. Định nghĩa cao thuốc
Cao thuốc là chế phẩm được điều chế bằng cách cô đặc hoặc sấy đến thể chất quy
định các dịch chiết thu được từ dược liệu, có nguồn gốc thực vật hay động vật, với các
dung mơi thích hợp. Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (sấy khơ, chia
nhỏ đến kích thước thích hợp). Một số dược liệu đặc biệt có chứa men phân hủy hoạt
chất cần phải diệt men bằng hơi cồn sôi, hơi nước sơi hoặc phương pháp thích hợp khác
để bảo vệ hoạt chất trong dược liệu trước khi sử dụng làm nguyên liệu chiết xuất [4],
[8].
Cao thuốc được chia làm ba loại:

• Cao lỏng: Có thể chất lỏng sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu dùng để chế
biến cao. Nếu khơng có chỉ dẫn khác, quy ước 1ml cao lỏng tương ứng với 01g
dược liệu dùng chế biến cao thuốc.
• Cao đặc: Là khối đặc quánh, hàm lượng dung môi dùng chiết xuất cịn lại trong
cao khơng q 20%.
• Cao khô: Là một khối bột khô, đồng nhất nhưng dễ hút ẩm. Cao khơ khơng được
có độ ẩm lớn hơn 5% [4], [8].
1.3.2. Phương pháp điều chế cao khô
Theo DĐVN V, quy trình điều chế cao gồm 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn I:
Chiết xuất dược liệu bằng các dung mơi thích hợp: Tùy thuộc vào bản chất dược liệu,
dung mơi, tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm cũng như điều kiện quy mơ sản xuất
và trang thiết bị, có thể sử dụng các phương pháp chiết xuất: ngâm, hầm, hãm, sắc, ngấm
kiệt, chiết xuất ngược dòng, chiết xuất bằng thiết bị siêu âm, chiết xuất bằng phương
pháp sử dụng điện trường và các phương pháp khác.
Giai đoạn II:
Dịch chiết được cô đặc đến khi dung môi dùng để chiết xuất cịn lại khơng q 20 %
được cao đặc. Trong trường hợp điều chế cao khô, tiếp tục sấy khô để độ ẩm cịn lại
khơng q 5%. Để đạt đến thể chất quy định, q trình cơ đặc và sấy khơ dịch chiết
thường được tiến hành trong các thiết bị cô dưới áp suất giảm ở nhiệt độ không quá
60°C. Nếu khơng có các thiết bị cơ đặc và sấy dưới áp suất giảm thì được phép cơ cách
thủy (khơng được cô trực tiếp trên lửa) và sấy ở nhiệt độ khơng q 80°C. Trường hợp
muốn thu được cao thuốc có tỷ lệ tạp chất thấp, phải tiến hành loại tạp chất bằng các
11


phương pháp thích hợp tùy thuộc vào bản chất của dược liệu, dung mơi và phương pháp
chiết xuất.
Cao khơ có thề sử dụng các bột trơ thích hợp đề điều chỉnh nồng độ hoạt chất đến tỷ
lệ quy định [4].

Quy trình điều chế cao khơ được mơ tả cụ thể qua Hình 1.5

Hình 1.5. Quy trình điều chế cao khơ
Điều chế dịch chiết
Chuẩn bị dược liệu
Dược liệu dùng để điều chế cao khô cần đạt tiêu chuẩn theo quy định (Tiêu chuẩn
Dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở). Sau đó, đem dược liệu sấy khơ và chia nhỏ đến kích
thước phù hợp. Một số dược liệu có thể phải diệt enzym hoặc loại chất béo trước khi
chiết xuất.
Trong một số trường hợp, cao dược liệu nhiều thành phần, các bột dược liệu có thể
được trộn lẫn trước khi chiết [2].
Chuẩn bị dung môi
Dung môi dùng để điều chế cao khô phải đạt tiêu chuẩn Dược điển, thường sử dụng
nước và ethanol. Đây là những dung môi thông dụng rẻ tiền. Nước dùng làm dung môi
phải là nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn Dược điển hoặc là nước uống được. Ethanol là
dung mơi hịa tan được nhiều hoạt chất, tan ít tạp nên giúp cao dễ bảo quản và được sử
dụng rộng rãi [2].
Chiết xuất hoạt chất
12


Phương pháp chiết xuất được lựa chọn căn cứ vào bản chất dược liệu và dung môi,
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, điều kiện trang thiết bị và quy mô sản xuất. một số
phương pháp thường được sử dụng trong điều chế cao khơ như: ngâm ngấm kiệt, ngâm
ngược dịng, chiết hồi lưu,… [2].
Tinh chế dịch chiết
Mục đích của tinh chế dịch chiết nhằm loại bỏ dung môi và các thành phần độc hại,
tăng tính an tồn và tác điều trị, làm trong dịch chiết, tăng độ ổn định của hoạt chất và
của cao, giảm vi sinh vật.
Nguyên tắc tinh chế là loại bỏ tối đa tạp chất mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất

quy trình, độ ổn định của hoạt chất và tác dụng, hiệu quả điều trị của cao, phối hợp các
phương pháp tinh chế để làm tăng hiệu quả loại tạp chất.
Phương pháp tinh chế dịch chiết:
-

Làm trong dịch chiết: một số phương pháp thường được sử dụng như lắng gạn,
lọc, ly tâm,…
Loại tạp chất hòa tan: tùy thuộc vào đặc điểm tạp chất là thân nước hay thân dầu
để có phương pháp loại tạp thích hợp.
Tinh chế giảm vi sinh vật: thường dùng các phương pháp lọc qua màng lọc 0,2
μm; dùng bức xạ UV hoặc dùng nhiệt có thể giảm lượng vi sinh vật có trong dịch
chiết dược liệu [2].

Cơ đặc
Là q trình làm tăng tỉ lệ hoạt chất hoặc chất tan trong dịch chiết bằng cách loại
dung môi nhưng chưa làm khô sản phẩm. Theo quy định của DĐVN V quy định cô ở
áp suất giảm, nhiệt độ không quá 60oC hoặc cô cách thủy [4].
Sấy khơ cao
Sấy là q trình loại dung môi khỏi nguyên liệu cần làm khô. Sản phẩm cao khơ sau
sấy thường có dạng khối, bột khơ hay mảnh khô.
Các thiết bị thường được sử dụng sấy cao như tủ sấy tĩnh điện (đối lưu, chân không),
tủ sấy vi sóng, máy sấy trục, máy phun sấy, thiết bị đơng khô [2].
1.3.3. Yêu cầu chất lượng của cao khô
Theo DĐVN V, chất lượng cao khô cần đạt yêu cầu theo quy định theo chuyên luận
và đạt các yêu cầu chung sau đây:
-

Mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc: Cao thuốc phải đúng màu sắc đã mô tả trong
chuyên luận riêng, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng [4].
13



-

Mất khối lượng do làm khơ (nếu khơng có chỉ dẫn khác): Cao khô không quá
5% [4].

-

Kim loại nặng: Không được q 20 phần triệu nếu khơng có chỉ dẫn.
Cách tiến hành: Lấy 1,0g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3 Phụ lục
9.4.8 – DĐVN V. Dùng 2ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn

-

bị mẫu đối chiếu [4].
Dung môi tồn dư: Nếu điều chế với dung môi không phải là cồn, nước hay hỗn
hợp cồn nước, dư lượng dung môi sử dụng phải đáp ứng yêu cầu quy định trong
Phụ lục 10.14 Xác định dung môi tồn dư – DĐVN V [4].

-

Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật: Đáp ứng yêu cầu quy định trong Phụ lục
12.17. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật. -DĐVN V [4].

-

Giới hạn nhiễm khuẩn: đáp ứng yêu cầu quy định trong Phụ lục 13.6.Thử giới
hạn độ nhiễm khuẩn - DĐVN V [4].


1.3.4. Cách dùng cao thuốc
Cao khô thường là thành phẩm hoặc bán thành phẩm để chế biến thuốc viên, chế
thành cao lỏng khi dùng. Đông y thường dùng thuốc cao để điều trị bệnh mạn tính hoặc
làm thuốc bổ dưỡng [8].
1.4. Các phương pháp định lượng acid gallic
➢ Phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC)
Bột dược liệu được đun hồi lưu với methanol, gộp dịch chiết và cơ đặc. Pha lỗng
với thể tích thích hợp thu được dung dịch thử. Triển khai trên bản mỏng silicagel với hệ
dung môi Toluen-Ethyl acetat-Acid formic-Methanol (3:3:0.8:0.2) sau đó hiện màu bằng
dung dịch FeCl3 5%. Bản mỏng sau khi hiện màu được đưa lên hệ thống máy scanner
TLC để phân tích [14].
➢ Phương pháp sắc ký khí
Dung dịch được bay hơi đến khơ sau đó thêm Dichoromethae tiếp tục làm bay hơi
đến khô để loại bỏ phần nước cịn lại. Cặn khơ được để vào lị vi sóng, chiếu xạ ở cơng
suất cao. Sau đó, pyridin và BSA được thêm vào nhằm tạo dẫn xuất Trimethysilyl của
acid gallic. Phân tích dẫn xuất này bằng máy sắc ký khí [17].
➢ Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. (HPLC)
Một số nghiên cứu định lượng hàm lượng acid gallic bằng phương pháp sắc ký lỏng
hiệu năng cao (HPLC) đã được cơng bố trên thế giới được trình bày trong bảng 1.2

14


Bảng 1.2. Một số nghiên cứu định lượng acid gallic bằng HPLC
STT

Đối tượng
nghiên cứu

Điều kiện sắc ký


TLTK

-Cột sắc ký (25cm x 4,6mm), được nhồi pha tĩnh C
(5μm).
Acid gallic
1

toàn phần
trong dược
liệu Ngũ Bội
tử

-Derector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 273
nm.
-Tốc độ dịng 1,0ml/phút – 2,0 ml/phút.

[4]

-Thể tích tiêm: 10 μl
-Pha động: methanol – dung dịch acid phosphoric
0,1% (15:85; tt/tt, điều chỉnh nếu cần thiết)
-Cột sắc ký Phenomenex C18 (250x4,6mmx5μl).

2

Acid gallic
trong bột
đông khô lá
Bàng


-Derector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng
254nm.
-Tốc độ dịng 0,6 ml/phút.

[45]

-Thể tích tiêm: 40 μl
-Pha động: chương trình dung mơi gradient hai
thành phần: Nước:acid formic 1% - methnol.
-Cột sắc ký pha đảo C18.

3

Acid gallic -Derector quang phổ tử ngoại tại bước sóng 273nm.
tồn phần
-Tốc độ dịng 1.5ml/phút.
trong dược
-Thể tích tiêm 20 μl.
liệu Phèn Đen
-Pha động: MeOH-acid phosphoric 0,1% (10:90;
tt/tt).

[10]

-Cột sắc ký: LiChropher 100 RP-18 (4x250mm,

4

Acid gallic

toàn phần
trong một số
loài thực vật
được chọn

5 μm).
-Derector phổ tử ngoại tại bước sóng 280nm.
-Tốc độ dịng: 1ml/phút.
-Pha động: Nước-Acetonotrile-acid acetic (88:10:2;
tt/tt/tt)
15

[27]


Nhận xét: Trong 3 phương pháp được nêu ở trên, phương pháp định lượng bằng sắc ký
khí có q trình chuẩn bị mẫu phức tạp. Phương sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
(HPTLC) có độ nhạy và độ phân giải không cao bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC). Hiện nay, định lượng bằng HPLC đang là phương pháp được sử dụng
phổ biến.

16


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cao khô được điều chế từ lá cây Bàng (Terminalia catappa L.) thu hái vào tháng 4 năm

2022 tại xã An Phú - Mỹ Đức - Hà Nội.

2.2.2. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.2.2.1.Nguyên vật liệu nghiên cứu
Lá Bàng được thu hái ở xã An Phú huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Mẫu nghiên
cứu có tên khoa học là Terminalia catappa L., Họ Bàng (Combretaceae), (Người giám
định: ThS. Nghiêm Đức Trọng, Bộ môn Thực Vật, Trường Đại học Dược Hà Nội. Mã
tiêu bản HNIP/18735/23).
Xử lý mẫu: Lá Bàng sau khi thu hái được rửa sạch và phơi khô. Lá khô được bảo
quản trong bao nilon kín để ở nơi khơ ráo.
2.2.2.2.Thuốc thử, dung mơi, hóa chất

-

Chất chuẩn: Chất chuẩn acid gallic có độ tinh khiết 99,8% hàm ẩm 1,5% nguồn
gốc từ Công ty Chengdu Biopurify Phytochemicals.
Dung môi: Methanol, acid hydrophosphoric, acid hydrochloric đạt tiêu chuẩn

-

phân tích, ethanol 96%, các dung mơi dùng cho HPLC và TLC được mua từ hãng
Merck.
Bản sắc ký lớp mỏng tráng sẵn silicagel 60 F254 của hãng MercK.

-

Hóa chất định tính: Dung dịch FeCl3 5%, chì acetat, dung dịch gelatin 1%.

-

2.2.2.3.Thiết bị, máy móc
Thiết bị:

-

Hệ thống máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) hãng Shimazu, cột Kromasil ®
C18 (250 x 4.0 mm).

-

Hệ thống lọc chân khơng, màng lọc 0,45μm x 47 nm Supelco (Mỹ), màng syringe
0,45 μm Shimadzu (Shimadzu, Nhật Bản).
Hệ thống máy HPTLC chấm mẫu bán tự động CAMAG LINOMAT5 và hệ thống
CAMAG REPROSTAR3 kết nối với máy tính.
Cân phân tích AND GR200 (A&D Nhật Bản, lọ đựng mẫu 1,5ml Shimadzu
(shimadzu, Nhật Bản).
Cân kỹ thuật Precisa XT 620 (Precisa, Thụy Sĩ).
Tủ sấy Memmert (Đức).
Máy cô quay chân khơng IKA®RV 8 (IKA Đức).
17

-


×