Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phong cách thơ xuân diệu các đề liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.64 KB, 23 trang )

Phong cách thơ Xuân Diệu
1. Một tâm hồn đặc biệt nhạy cảm trước sự vận động của thời gian.
Rõ ràng khơng phải đến Xn Diệu thơ VN mới nói đến thời gian. Nhưng chỉ với XD thời gian mới trở
thành một nỗi ám ảnh. "Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng, mà còn là nhân tố kiến
trúc của tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói, XD ln nhìn đời bằng con-mắt-thời-gian; "chất Xn Diệu",
phong cách thơ ơng là ở đó."
Ở XD thời gian đã tạo nên một sức ép lớn "Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân". Ngay khi đang thanh
niên thi sĩ đã vẽ ra cái già, cái chết để báo động:
Hết ngày, hết tháng, hết!em ơi
Kinh hãi không gian quặn tiếng còi
(Hết ngày hết tháng)
Trong thơ XD, tác giả đem đến tuổi trẻ tiếp thêm sinh khí cho sự vật, thời gian cũng đem lại sự phôi pha,
héo úa. Nhà thơ đã cảm nhận thời gian trôi đi ngay trong từng khoảnh khắc của hiện tại:
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
(Vội vàng)
Nhạy cảm với bước đi của thời gian, kèm theo đó là sự lo âu:
Thời gian rót từng giọt buồn tê héo
Sự sống đi như hương bỏ hoa chiều
(Thanh niên)
Những câu thơ tả bước đi của thời gian thường là những câu thơ cực kì tinh vi của XD:
Hoa thu khơng nắng cũng phai màu
Trên mặt người kia in nét đau
(Hoa nở để mà tàn)
Gió lạnh rồi đây sắp nhớ thương
Sương the bảng lảng bạc cây tùng
Và ý thức sự trôi chảy của thời gian nên XD luôn vội vàng, cuống quýt:
Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ
(Vội vàng)

13




2. Xuân Diệu - một trái tim luôn hướng tới tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế bằng niềm yêu đời, yêu cuồng
nhiệt, sôi nổi:
Bởi "khát khao giao cảm với đời" nên cái "tôi" XD luôn thiết tha yêu sống, cuộc sống hiểu theo nghĩa trần
thế nhất. Ông kêu gọi "sống tồn tâm, tồn trí, tồn hồn" lịng ham sống bộc lộ hết mức:
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hay tay chín móng bám vào đời
(Hư vơ)
Cịn trong địa hạt của tình u, ơng hồng thơ tình đã mang đến cho thơ tình yêu một quan niệm đầy đủ
nhất và cách thể hiện phong phú, chân thực và tinh hoa nhất. Thơ tình XD ln dào dạt:
u tha thiết thế vẫn cịn chưa đủ
Phải nói u đến trăm bận ngàn lần
(Phải nói)
Đã hơn rồi hơn lại
Hơn đến mãi mn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
(Biển)
Chắc hẳn những người yêu nhau nhiều thế hệ sẽ khó mà quên được câu thơ diễn tả những rung động đầu
đời này:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tơi buồn, khơng hiểu vì sao tôi buồn
(Chiều)
Và sẽ luôn ngạc nhiên trước một nỗi khát khao thật táo bạo mà thành thực:
Những lúc môi ta kề miệng thắm
Trời ơi, ta muốn uống hồn em!
(Vô biên)
Và lòng yêu cuộc sống, ham sống, XD sống trẻ, sống yêu cho đến phút cuối cùng:
Xin hãy cho tôi được giã từ...

vẫy chào cõi thực để vào hư.

13


Trong hơi thở cuối dâng trời đất
cũng vẫn si tình đến ngất ngư...
(Gĩa từ)
XD say tình và say cảnh. Thiên nhiên trong thơ XD tràn trề nhựa sống được khám phá bằng lăng kính ái
ân (Vội vàng, Thơ duyên).
3. Xuân Diệu - nhà thơ của sự nỗ lực cách tân thơ Việt và "
thức nhọn giác quan"
a) Xuân Diệu, nhà thơ của sự cách tân:
Một trong những đóng góp quan trọng nhất của XD là sự nỗ lực cách tân thơ Việt, sự bền bỉ học hỏi vận
dụng cấu trúc câu thơ Tây phương hồn thiện thơ trữ tình điệu nói cùng nhiều sáng tạo những cách nói
mới.
- XD ln có ý thức vận dụng ngơn ngữ thơ. Ơng quan niệm rằng mỗi nhà thơ "phải là nhà kỹ thuật lớn
của ngôn ngữ". Ngôn ngữ thơ XD được cá thể hóa mạnh mẽ, mang rõ nét dấu ấn riêng, lối viết khỏe
khoắn và luôn cựa quậy trong từng câu chữ, gây ấn tượng mạnh mẽ: "kẻ uống tình yêu dập cả môi", "hỡi
xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"...
- Lối dùng từ độc đáo, đặc biệt là các động từ mạnh, từ láy, biện pháp tu từ:
Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn
Sóng mắt, lời mơi - nhiều thật nhiều!
(Vơ biên)
Ta bấu răng vào da thịt ở đời
Ngoàm sự sống để làm êm đói khát
(Thanh niên)
hay
Sắc hạ rung rinh bốn phía hè
Hồn ai hiu hắt lá xanh tre

(Nhớ mơng lung)
hay
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
(Đây mùa thu tới)
- Cách diễn đạt táo bạo, mạnh mẽ, lối vắt dòng, nhịp điệu thơ, hình dáng câu thơ mang đậm dấu ấn cá
nhân:
Một tối bầu trời đắm sắc mây,
13


Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy,
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu, một tối đầy
(Với bàn tay ấy)
hay
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...
(Nhị hồ)
b)Thơ XD tràn đầy cảm xúc và thức nhọn giác quan:
- XD tuyên ngôn về thơ:
Sống tồn tâm, tồn trí, sống tồn hồn,
Sống tồn thân và thức nhọn giác quan
(Thanh niên)
- Một thế giới nghệ thuật riêng tràn đầy cảm xúc, cảm giác, nhất là trong tình yêu:
Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh
Lung linh ánh sáng, bỗng rùng mình
(Nguyệt cầm)
hay
Hơm nay trời nhẹ lên cao
Tơi buồn khơng hiểu vì sao tơi buồn

[...]
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
Lịng khơng sao cả hiu hiu khẽ buồn
(Chiều)
- Dùng nhiều từ biểu hiện cảm giác: run, rờn, rờn rợn, nức...
Tôi run như lá, tái như đông
(Hư vô)
Những luồn run rẩy rung rinh lá
13


(Đây mùa thu tới)
c) Sáng tạo ngôn từ - thức nhọn mọi giác quan:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
(Đây mùa thu tới)
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
(Vội vàng)
XD luôn lấy con người giữa tuổi trẻ, tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp của cuộc đời. Quan điểm mĩ học
của XD đậm chất nhân văn.

Những lời nhận định về Xuan Diệu
.
1. "Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam… cho tới nay và
những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xn Diệu trong lĩnh vực thơ tình? Và khơng ai có thể
thay thế được Xuân Diệu" (Tố Hữu)
2.Nhà thơ nữ lừng danh, bà Bra-gri-a-ma ở chân núi Vi-to-sa (Bungari) khi tuyển thơ tình trên thế giới, bà
đã khoe với các bạn Việt Nam: "Tôi mở đầu tuyển tập hàng trăm tác giả này bằng nhà thơ Nga Puskin và
kết thúc bằng nhà thơ Xuân Diệu - Việt Nam, Xuân Diệu là nhà thơ tình lớn của phương Đơng vậy!"
3."Xn Diệu là cả một viện nghiên cứu văn học trong anh" (Chế Lan Viên)

4. "Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo một mảng đời văn tơi" (Nguyễn Tuân)
5."Đau lòng thay! Mất một nhà thơ lớn. Mất một người bạn và về thơ anh là bậc đàn anh của tơi" (Hồng
Trung Thơng)
6.“Xn Diệu là một người của đời, một người ở giữa lồi người. Lầu thơ của ơng xây dựng trên đất của
một tấm lòng trần gian” (Thế Lữ - Lời tựa cho tập "Thơ thơ")
7. Hoài Thanh là người đầu tiên cho rằng “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”.
8." Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong thơ mới thơi, thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu"
9. Nguyễn Đăng Mạnh: "Xn Diệu khơng quan niệm tình u chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự
giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình u"
10. [...]
13


Bài viết về nhà thơ Xuân Diệu (sưu tầm)
Tôi đã trót yêu cái hồn thơ Xuân Diệu, một hồn thơ ln rộng mở, chẳng bao giờ để lịng mình khép kín,
một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” ( Hoài Thanh – Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam ). Xuân
Diệu tha thiết , rạo rực bởi niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến
điên cuồng với niềm khát khao được giao cảm với đời. Nhà thơ băn khoăn bời cái buồn bàng bạc, bâng
khuâng, miên man không dứt bởi cuộc đời chẳng đáp ứng được cách sống vội vàng của con người nhà
thơ. Với ba tính từ ấy, Hồi Thanh đã xây dựng cho Xuân Diệu một bậc thang cao nhất , đưa chàng thi sĩ
“say men sống” lên đứng cao hơn mọi người – “Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”
( Hoài Thanh). Bởi nguyên nhân Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất, là đại biểu đầy đủ nhất cho phong
trào thơ mới, bởi cái cá tính rất riêng khó có thể trùng lặp với ai, một phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới
cả về nội dung và hình thức. “Với những vần thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng động lại bao nhiêu tinh
hoa, Xuân Diệu là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo day và cần mẫn” ( Thế Lữ ).
Xuân Diệu tuy xuất hiện trên thi đàn thơ Mới muộn hơn so với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông…
nhưng thơ Xuân Diệu trong thời kì này đã tạo được một tiếng vang lớn có sức lay động với nhận thức và
tình cảm của người đọc cũng như người sáng tác lúc bấy giờ…
“Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt
như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, chàng đi trên dường

thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân mình, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng
chàng…”(Thế Lữ). Vâng! Đúng thế. Một nhà thơ nhận xét một nhà thơ, không phải chuyện “mèo khen
mèo dài đi”, mà mèo muốn nói cái đi kia sẽ dài hơn kia. “Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái”, Xuân
Diệu dang tay chào đón nhựa sống rạt rào của cuộc đời. Xuân Diệu là một ngừoi của đời, một người ở
giữa loài người. “Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian", ơng lại khơng trách mà
cịn quyến luyến cõi đời, và lời nguyện ước của ơng có bao nhiêu là sức mạnh:
Ta ơm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây quấn qt cả mình xn
Khơng muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất.
Một ước muốn quá ngông cuồng, lãng mạn và dường như không thể thực hiện được! Nhưng với ai, chứ
Xuân Diệu có thể thức hiện được, bởi nhà thơ:

13


Sống tồn tâm, tồn bích, sống tồn hồn
Bằng say mê và thức nhọn giác quan.
Nhà thơ dùng nhiều từ khiến lịng ta bỡ ngỡ, nhà thơ muốn ơm, cánh tay muốn làm rắn, muốn hóa thân
thành “dây đa quấn quýt cả mình xuân” của cuộc sống. Dẫu biết mùa xuân là bất tận, Xuân Diệu biết quy
luật của thời gian, biết rằng xuân qua đi rồi xuân sẽ trở lại, nhưng “tuổi trẻ chẳng bao giờ thắm lại” nên
nhà thơ bâng khuâng tiếc cả dất trời, nhà thơ muốn ôm mãi mùa xuân, muốn cho mình trẻ mãi. Nhà thơ :
Khơng muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới dất.
Nếu Thế Lữ cịn ni giấc mộng lên tiên thì Xuân Diệu “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”(Hoài
Thanh). Chàng thi sĩ trẻ u đời nhận ra rằng, khơng có gì q hơn cuộc sống thực tại này, cịn gì bằng ở
chốn dương trần, vườn trần xinh tươi, đất nở muôn ngàn hoa tươi thắm, thì tìm làm chi ở tận chốn cung
tiên, mơ mộng “muốn làm thằng cuội”(Tản Đà) làm chi mà thủ thỉ bên chị Hằng để trốn tránh chốn trần
thế?. Nơi mặt đất này, màu nắng hương say đều làm cho người ta ngây ngất, và Xuân Diệu đã:
…muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất
…muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
thì cũng là một ý muốn ngơng cuồng, lãng mạn…
Và ở đây, cái đẹp của vườn trần mà chỉ một mình Xuân Diệu mới phát hiện ra được:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Cùa yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…
“Này đây”, sự lặp đi lặp lại một đại từ phím chỉ, để liệt kê, Xuân Diệu đã đưa ra cho người ta thấy, với
một tâm hồn say sưa yêu sống như thế không thể hững hờ với thiên nhiên tươi đẹp, thì cớ gì mà con nguoi
cịn đi tìm ở tận phương nào …
Cuộc sống đẹp và huyền dịu như thế nên nhà thơ khơng những đón nhận nó mà cịn muốn hịa tan nó theo
hơi thở của mình:
Ta muốn ơm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm của tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
13


Cho chếch choáng mùi thơm cho đã đấy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
Xuân Diệu thật thiết tha với cuộc sống. Tuổi xuân chàng thi sĩ chỉ biết làm sao cho thỏa dạ u đời. Cuộc
sống vẫn cịn đó chứ đâu? Tại sao nhà thơ lại cứ mãi suy nghĩ viễn vong rồi lại hành động ngây ngô.
Không! Nhà thơ của chúng ta không ngây ngô, nhà thơ chỉ thôi thúc mọi người hãy sống sao cho xứng

đáng với tuổi trẻ. Vì thế, nhà thơ “muốn ơm”, “ơm sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, nhà thơ “muốn riết
mây đưa và gió lượn”, “muốn say cánh bướm của tình u”, “muốn thâu trong một cái hôn nhiều”…một
loạt động từ “muốn” như khẳng định hành động, làm cho chếch choáng, cho đã đầy, cho no nê thanh sắc
thời tươi và cuối cùng là không thể dồn nén cảm xúc: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Nhà thơ
muốn cắn, muốn bấu vào da thịt của mình xn, để có thể tận hưởng tất cả dư vị ngọt ngào của cuộc sống
xuân tươi đang mơn mởn…
Lòng yêu cuộc sống thiết tha ấy, đặc biệt là khát vọng sống có ích cho đời. Có thể nói đó là một trong
những yếu tố tạo nên sức sống, sức hấp dẫn mạnh mẽ của thơ Xuân Diệu, góp phần tạo nên cho nhà thơ
có một chỗ đứng xứng đáng trên thi đàn thơ M
Rột lúc nào đó, tâm hồn thiết tha yêu sống ấy lại rạo rực một tình yêu chân thành. Một buổi chiều thơ ấy,
dưới cặp mắt choáng hơi men sống, cảnh vật cũng trở nên kì diệu:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Đó là tình yêu của buổi đầu e ấp, thật trong sáng và đáng yêu là sao! Rồi tình yêu say đắm, nhà thơ muốn
tận hưởng tình u sơi nổi, đam mê cuồng nhiệt như muốn trở thành điên dại:
Yêu tha thiết thế vẫn cịn chưa đủ
Phải nói u trăm bận mấy nghìn lần
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân
Đem ong bướm thả trong vườn tình ái
Em phải nói phải nói và phải nói
Bằng lịi riêng nơi cuối mắt đầu mài
Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say
Bằng đầu ngã, bằng miệng cười, tay riết
Bằng im lặng, bằng chỉ anh mới biết!...
Khơng phải là chuyện có u hay khơng! Cái mà Xuân Diệu muốn nói là yêu như thế nào? Nhà thơ địi
hỏi một tin hỏi một tình u mảnh liệt, say đắm, một tình u có nồng độ cao – một tình u mặn nồng,
vơ biên và tuyệt bích. Và một khi tình u dang dở, chỉ có Xn Diệu nhận rõ và tuyệt vọng hơn ai:
Yêu là chết trong lịng một ít

Vì mấy khi u mà chắc được yêu
13


Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và ái tình là sợi dây quấn qt
u là chết trong lịng một ít.
Chỉ có những người si mới theo dõi dấu chân yêu, khi tuyệt vọng rồi mới rõ ràng thấy mình đã chết…
Nhưng Xuân Diệu chẳng bao giờ chán nản, “khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết …
không cần phải như là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phài là con chim đại bàng bay một lần
chín vạn dặm mới là sống, sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong
những rung động tinh vi, sau khi đọc lại nhà thơ có tâm hồn phúc tạp này, sau khi đã tìm hiểu Xn Diệu
hồi, tơi thấy đây mới chính thật là Xn Diệu”(Hồi Thanh).
Một nhà thơ có tâm hồn tha thiết với cuộc sống như thế, đôi khi cũng cô đơn trong cuộc sống đời thường.
và cứ mỗi độ thu về, tâm hồn nhà thơ lại thêm một nỗi cô đơn, đấy là nỗi “băn khoăn” của thi sĩ. Và cái
băn khoăn ấy là biểu hiện rõ nét và chân thành nhất của lịng u đời rạo rực. Đó là hai mặt của một hồn
thơ Xuân Diệu, và Xuân Diệu chẳng phải đã bộc lộ tâm sự của mình trong “thơ duyên” đó sao?
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cị trên ruộng cánh phân vân.
Đứng giữa cuộc đời đang đổi thay bởi cái cảnh nước mất nhà tan, làm sao tâm hồn ấy có thể tha thiết rạo
rực mãi? Và tâm trạng của Xn Diệu cũng có khác gì tâm trạng của những nhà thơ bấy giờ hay nói đúng
hơn dó là tâm trạng của một lớp thanh niên trí thức buổi giao thời mới cũ đổi thay! Họ chỉ biết gửi tâm sự
thầm kín của mình vào thiên nhiên, dất trời, vũ trụ bao la. Chẳng thế mà Hoài Thanh trong “thi nhân Việt
Nam đã nhận xét: “ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta
điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên; ta dắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình
u khơng bền, điên cuồng rồi tỉnh, say dắm vẫn bơ vơ”.

Vì thế nhà thơ Xuân Diệu vẫn còn “bơ vơ”, lắng nghe bước đi của thời giantừ hạ sang thu, lòng nhà thơ
dâng lên một nỗi buồn trê tái khó tả - nỗi buồn vỡ tung ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn
giọt lệ:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng
có lẽ khơng phài là rặng liễu của thiên nhiên buồn mà dường như đó là “rặng liễu tâm hồn” của tác giả.
Bởi tác giả cũng có nỗi niềm “buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”. Xuân Diệu đã dẫn ta vào thế giới
của buồn chán, cô đơn và tuyệt vọng:
Tôi là con nai giữa chiều giăng lưới
Khơng biết đi đâu đứng sầu bóng tối.
13


Nhà thơ đã thực sự cô đơn, bơ vơ như con nai bị “chiều giăng lưới”, biết đi đâu về đâu? Đứng sầu tư cho
đến khi bóng tối chìm ng ập cả không gian. Khi thời gian trôi qua, Xuân Diệu mói ngỡ ngàn , ngơ ngẩn
nhìn hạ chuyển mùa sang đơng mà lịng nghe tê tái:
Hơn một lồi hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Nhũng luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Có ai quan sát được như nhà thơ? Chỉ có tâm hồn rạt rào yêu sống, quan tâm đến sự sống mới có thể vượt
lên được hồn cảnh thê lương để tâm hồn luôn sống đẹp mà mới viết lên được những cậu thơ đầy hình
ảnh như thế, và mới có cách nói rất mới ấy: “hơn một” – cách dùng từ rất Tây, rất mới, khơng chỉ một lồi
jao, mà khi thu đến rồi đi, nhiều loài hoa đã rời cành. Sự quan sát càng tinh tế hơn ở câu sau : “Trong
vườn sắc đỏ rũa màu xanh”, màu đỏ đã lấn át dần màu xanh, đấy là giai đoạn cuối thu, nên mới có hơi
lạnh tràn về:
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Chỉ những từ láy âm, nhà thơ đã gợi trong ta cái dáng yếu ớt, chao đảo, cái rùng mình thắm lạnh và cả nỗi
sợ hải của những chiếc lá sắp phải lìa cành trước những cơn gió cuối thu. “Đơi nhánh khơ gầy xương

mỏng manh”, bằng hình ảnh so sánh, nhân hóa đã goiợ lên cái dáng lẻ loi, cô đơn giữa đất trời, từng
nhánh khô gầy khẳng khiu như chạm khắc lên bầu trời buồn cô đơn dưới con mắt buồn của thi nhân. Và
nhà thơ:
Đã nghe rét mướt luồng trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đị…
Cảnh thu đã tàn rồi, mùa thu đã dần nhường bước9 cho tiết trời mùa đông len qua, càng buồn càng cô đơn
hơn nữa! Mùa đông đã đến trong từng ngọn gió rét mướt làm tê lạnh lịng người!...
Xn diễu say đắm đấy, thiết tha yêu sống đấy nhưng lại rất băn khoăn. Nhà thơ đã náo nức đón chào mùa
thu: “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Nhưng rồi cảm giác vui mừng ấy cũng tan biến đi, khi thời gian làm
bằng bước đếm vội vàng làm lòng người tê tái khi cịn lại đây chỉ là mùa đơng băng giá thê lương, với
những cuộc chia li, với con người như biến nói trước cảnh vật:
Mây vẩn từng khơng chim bay đi
Khí trời u uất hận chia li
Ít nhiều thiếu nữ buốn khơng nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
Cả một khơng gian bao la giờ này đã thấm nỗi buồn của lòng người và hiện lên trên gương mặt của những
cơ thiếu nữ. Đó là tâm trạng của những lớp người chưa xác định được hướng đi và cũng khơng giải thích
13


nổi. Nó chỉ phảng phất nỗi lịng trên cảnh vật , hiện hình lên gương mặt những cơ thiếu nữ và đọng lại
trên sắc thu tê tái, thấm sâu nỗi niểm băn khoăn của Xuân Diệu. và trong nỗi niềm băn khoăn đó, nhà thơ
đã sử dụng được tài tình sự lựa chọn từ ngữ rất tinh vi đã bộc lộ được nỗi đau buồn của tâm trạng đang bơ
vơ giữa cuộc đời.
Và trong niềm băn khoăn ấy, loiừ thơ ấy vẫn sống mãi, vẫn thiết tha và rạo rực, có buồn chăng cũng chỉ vì
nhà thơ của chúng ta mang tâm trạng cô đơn và bất lực trứoc cuộc đời.
Xuân diệu là thế, lời thơ có những lúc rất Tây, nhưng vẫn mang được cái cốt cách rất đáng trân trọng, “cái
dáng yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ lịng ta” (Hồi
Thanh). Ta đến với Xn Diệu, ngồi những vần thơ làm người ta rung động cịn có cái gì đó ở Xn
Diệu mà ta rất đổi nâng niu. Đó là tâm hồn thơ kết tinh của hai nền văn học Đông và Tây đã đưa Xuân

Diệu bước lên đỉnh cao nhất – “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” (Hoài Thanh), bởi Xuân Diệu
vẫn cịn giữ mình với phong cách của thơ ca dân tộc, đã làm lòng người Việt Nam yêu mến. Đến với thơ
Xuân Diệu ta mới cảm nhận được hết tâm hồn của cháng thi sĩ sday men đời cuồng nhiệt này, giúp ta hiểu
thêm về cuộc đời này với muôn vẻ đẹp thiên nhiên mà hâừ như ta không để ý tới. Với một chiếc lá rơi,
một luồng gió lạnh, một chút nắng vàng trải rộng, một cử chỉ bâng khng của con người,…chỉ có Xn
Diệu mới để lịng quan tâm. Đó là phong cách của nhà thơ, nhà thơ đã từng sống, sống hết mình cho cuộc
đời và cho thơ văn của mình:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để cho lịng ràng buộc với mn dây
Và san sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Bởi thế nên hồn thơ ấy còn rộng mở mãi mặc dầu trong lòng cũng còn mang nặng bao nỗi ưu tư. Trong
niềm ưu tư đó, nhà thơ vẫn sống thiết tha với đời bằng tất cả tâm hồn của mình:
Thà một phút huy hồng rồi chợt tắt
Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Vang! Đúng thế. “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này.
Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt, muốn tận hưởng cuộc đời
ngắn ngủi của mình, khi vui cũng như khi buồn, người đều nòng nàn tha thiết” (Hoài Thanh). Hơn nữa,
Xuân Diệu “là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn…” (Thế Lữ).
Đề 1: Trong lời Tựa tập Thơ thơ của Xuân Diệu, nhà thơ Thế Lữ viết: “Xuân Diệu là một người của
đời, một người ở giữa lồì người. Lầu thơ của ơng xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”.
Nhưng ở Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh lại viết về Xuân Diệu như sau: “Người đã tới giữa chúng ta
với một ỵ phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không ḿn làm thân với con người có hình thức
phương xa ấy:.
Bằng sự hiểu biết về tác gia Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình
về những ý kiến trên.
Yêu cầu chung
13



– Câu này kiểm tra năng lực viết văn nghị luận văn học của thí sinh; địi hỏi thí sinh phải huy động kiến
thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của
mình để làm bàỉ.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác
đáng, biết phân tích tác phẩm để củng cố cho lập luận của mình.
Yêu cầu cụ thể
a. Nêu được vấn đề cần nghị luận
b. Giải thích
– Ý kiến của Thế Lữ: Khẳng định tinh thần nhập thế, gắn bó với cuộc đời của Xn Diệu. Vị trí đỉnh
cao, huy hồng của Xn Diệu có gốc rễ sâu xa từ tấm lòng “quyến luyến cõi đời” của nhà thơ. Thơ
Xuân Diệu là tiếng nói của niềm khát khao giao cảm với đời, với cuộc sống.
– Ý kiến của Hoài Thanh: Nhấn mạnh đến những cách tân mới mẻ, táo bạo của Xuân Diệu đến mức gây
ngỡ ngàng, lạ lẫm với người tiếp nhận đương thời.
c. Bàn luận
* Thơ Xuân Diệu là tiếng nói của niềm khát khao giao cảm với đời, với cuộc sống:
– Xuân Diệu lấy thơ làm nhịp cầu để nối tâm hồn sôi nổi, đắm say của mình với những tâm hồn bè bạn,
làm nên một thứ “Tình mai sau” khơng biên giới.
– Khẳng định, đề cao cái “tơi” cả nhân một cách chói lọi, huy hoàng. Thể hiện thái độ sống ham hố, vội
vàng, cuống qt, nồng say.
– Với cách nhìn đời trẻ trung, mới mẻ, Xuân Diệu đã phát hiện, xây dựng nên một thiên đường ngay trên
mặt đất với bao điều đáng yêu, đáng sống.
– Đối với Xuân Diệu, cuộc đời đẹp nhất, vui nhất là mùa xuân và tuồi trẻ. Trong tâm hồn ơng bao giờ
cũng là mùa xn, tuổi xn ‘Tình không tuổi và xuân không ngày tháng”.
– Là tâm hồn khát khao giao cảm với đời, tất nhiên Xuân Diệu phải là “ơng hồng của thơ tình”, vì tình
u là niềm giao cảm mãnh liệt, trọn vẹn nhất của con người. Thơ tình Xuân Diệu đã diễn tả được mọi sắc
thái, cung bậc của tình u, một tình u đích thực đòi hỏi sự hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác.
(Thí sinh giỏi có thể đặt Xn Diệu vào bối cảnh thơ mới để so sánh. Trong khi các nhà thơ mới thường
có một “tháp ngà” để thốt li, trốn tránh cuộc đời thì Xn Diệu “đã khơng trốn tránh mà lại còn quyến
luyến cõi đời” (Thế Lữ, Tựa tập Thơ thơ).
* Những cách tân mới mẻ, táo bạo của Xuân Diệu:

– Khả năng sáng tạo hình ảnh táo bạo, mới mẻ, độc đáo.
– Cách đặt câu theo lối vắt dòng, ảnh hưởng từ thơ ca Pháp.
– Phát huy cao độ ý thức về quan hệ tương giao giữa các giác quan để cảm thụ thế giới. Từ đó, có khả
năng diễn tả những biến thái tinh vi của thiên nhiên và tâm hồn con người.
13


(Thí sỉnh phân tích dẫn chứng để minh họa cho các ý trên).
Lưu ý: Trong thực tế, những cách tân của Xuân Diệu thể hiện ở hai phương diện: nội dung và hình thức.
Tuy nhiên, theo cách diễn đạt của Hồi Thanh thì nghiêng về phương diện hình thức hơn (y phục tối tân,
hình thức phương xa).
* Đánh giá
– Cả hai ý kiến đều là sự đánh giá chính xác, tinh tế về thơ Xuân Diệu. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh về
phương diện nội dung tình cảm, cảm xúc trong thơ Xuân Diệu; ý kiến thứ hai nhấn mạnh về những cách
tân mới mẻ, táo bạo của Xuân Diệu về phương diện hình thức. Cả hai ý kiến khơng mâu thuẫn nhau mà
bổ sung cho nhau để hình thành cách nhìn nhận, đánh giá đúng về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.


Cả hai ý kiến đều có tác dụng định hướng cho người đọc tìm hiểu, nghiên cứu về thơ Xuân Diệu

Đề 2: Nhà phê bình văn học Hồi Thanh có nhận xét : “Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của
làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến . Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta
đã rụt rè khơng ḿn kết thân với con người có hình thức phương xa ấy . Nhưng rồi ta cũng quen
dần , vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng”
Trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên
Gợi ý :
Những ý chính :
1.Ý nghĩa câu nói của Hồi Thanh
Xn Diệu đến với thơ ca và có những đóng góp mới mẻ về thi pháp với những cách tân nghệ thuật giàu
sáng tạo . Nhưng sự cách tân của XD vẫn có gốc rễ rất sâu trong thư ca truyền thống .

-Xuân Diệu là một trí thức Tây học , đã hấp thụ ảnh hưởng của tư tưởng và văn hoá Pháp .Đối với thơ ca
Pháp , ông đặc biệt chịu ảnh hưởng của trường thơ tượng trưng .
-Thơ Xuân Diệu thể hiện quan hệ tương giao giữa các giác quan cùng tính nhạc của thơ . Ông là nhà thơ
của niềm khát khao giao cảm với đời . Niềm say mê mùa xuân , tuổi trẻ , tình yêu ở Xuân Diệu đã dẫn đến
một cách tân đặc sắc về cảm hứng , thi tứ , bút pháp ; xây dựng hình ảnh , cú pháp , nhịp điệu …
+Trước Cách mạng tháng Tám , đóng góp của Xn Diệu khơng phải là ở đề tài mà nét đặc sắc của Xuân
Diệu là ở cảm hứng :
Cơ đơn , trước nay là vì thiếu vắng con người , thiếu vắng một cái gì bầu bạn. Tản Đà cơ đơn vì “Sng
rượu , sng tình , bạn cũng sng” . Và Nguyễn Bính thì “Cơ đơn buồn lại thêm buồn / Tạnh mưa bươm
bướm có cịn sang chơi” . Nhưng Xuân Diệu thì lại khác , dù có người , có vật , có cảnh bên mình cũng
vẫn là “hịn đảo cơ đơn” :
Dù tin tưởng chung một đời một mộng
Em vẫn là em , anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua vạn lí trường thành
13


Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật
(Xa cách )
Tình u trong thơ Xn Diệu khơng diễn tả bóng gió , ước lệ tượng trưng như trước kia mà nói một cách
cụ thể , đầy đủ với ý nghĩa tình yêu bao gồm cả tâm hồn và thân xác : “Đây gối lả .Tay em đây , mời
khách ngả đầu say”, “Mình em khơng được quấn chân anh / Sát đơi vai, kề đơi ngực / Trộn nhau đơi mái
tóc ngắn dài”
Thiên nhiên trong thơ xưa thường được tiếp nhận bằng thị giác , ít nhiều bằng thính giác nhưng Xn
Diệu thưởng thức thiên nhiên khơng chỉ vậy mà cịn cả bằng xúc giác :
Tôi để da tay ý dịu tràn
Gửi vào cây cỏ chút mơn man
Chân trần sung sướng nghe da đất
Tôi nhận xa xôi của dặm ngàn
(Đi dạo )

Và cả bằng vị giác : “Hương hiu hiu nên gió cũng ngọt ngào”
Xn Diệu thường nhân hố thiên nhiên một cách táo bạo . Nhà thơ gắn cho thiên nhiên những tâm tư ,
hành động , tâm trạng “rất người” một cách tự nhiên , hợp lí :
“Bữa nay lạnh , mặt trời đi ngủ sớm”
“Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành”
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
+Xuân Diệu ảnh hưởng của thơ Pháp thế kỉ XIX về cách diễn đạt , nhịp điệu , cú pháp … nên cách diễn
đạt của Xuân Diệu quá mới đối với người đọc Việt Nam lúc bấy giờ :
Hôm nay tôi đã chết trong người
Xưa hẹn nghìn năm u mến tơi
( Ý thơ )
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
( Đây mùa thu tới )
+ Xuân Diệu cũng lục tìm , sáng chế những từ mới :
“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc”
13


“Cành biếc run run chân ý nhi”
“Em vui đi răng nở ánh trăng rằm”
-Nhưng sự cách tân của Xuân Diệu vẫn có nguồn gốc của thơ ca truyền thống mà Hồi Thanh gọi đó là
“tình đồng hương vẫn nặng” . Bởi lẽ Xuân Diệu là con của một ông tú kép nên có điều kiện tiếp xúc và
sớm hiểu biết văn chương cổ điển . Bản thân Xuân Diệu hấp thụ một cách tự nhiên ảnh hưởng của nền
văn hoá truyền thống trong quá trình học tập , sinh sống ( ông từng học ở Qui Nhơn , Huế , Hà Nội và có
thời gian cơng tác ở Mĩ Tho ) . Ơng tìm đến thơ ca hiện đại Pháp vì nó có khả năng diễn tả chân thực
những khát khao mãnh liệt của lịng mình nhưng Xn Diệu vẫn gắn bó với thơ ca dân tộc :
+ Có lúc những từ ngữ Xuân Diệu chọn lựa thật giản dị, mộc mạc :
Anh bước điềm nhiên không vướng chân

Anh đi lững thững chẳng theo gần
Vô tâm nhưng giữa bài thơ lạ
Anh với em như một cặp vần
( Thơ duyên )
+Những biệp pháp tu từ thường thấy trong thơ ca truyền thống :
Cách dùng điệp ngữ , điệp từ :
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sắp già”

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
( Vội vàng )
Có lúc phát huy tối đa từ láy trong vốn từ tiếng Việt : “ Những luồng run rẩy rung rinh lá”
2.Nhận xét
-Nhận định của Hoài Thanh là xác đáng , nhà phê bình đã thấy được ở nhà thơ Xuân Diệu –Một nhà thơ
mới nhất trong các nhà thơ mới- bên cạnh những nét mới lạ, có vẻ rất phương Tây là một “ tình đồng
hương vẫn nặng” nghĩa là vẫn rất Việt Nam . Đây chính là nét độc đáo của Xn Diệu nói riêng và của
phong trào Thơ mới nói chung .

13


Đề 3 :Điều kì diệu của ngơn ngữ thơ trong Câu cá mùa thu-Nguyễn Khuyến và Vội Vàng-Xuân
Diệu
Trong Mấy ý nghĩ về thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều kì diệu của thơ là mỗi
tiếng, mỗi chữ, ngồi cái nghĩa của nó, ngồi cơng dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra,
gọi đến xung quanh nổ những 1 cảm xúc, những hình ảnh khơng ngờ, toả ra xung quanh nó một
vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy

(Trích Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, năm 2010).
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy bàn về điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong các thi
phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu).
Hướng dẫn cách làm bài :
Mở bài :
+Giới thiệu ý kiến trong đề bài :Trong Mấy ý nghĩ về thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều
kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngồi cái nghĩa của nó, ngồi cơng dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá
tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nổ những 1 cảm xúc, những hình ảnh khơng ngờ, toả ra xung quanh
nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận :điều kì diệu của ngơn ngữ thơ được thể hiện trong các thi phẩm: Câu
cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu).
Thân bài :
1.Giải thích ý kiến của nhà thơ Nguyễn Đình Thi
Nhận định của Nguyễn Đình Thi khẳng định vẻ đẹp của ngơn ngữ trong thơ. Cái kì diệu của ngơn ngữ thơ
là ở giá trị thẩm mĩ, ở sức gợi phong phú.
Vẻ đẹp của ngơn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ “đẹp ”
khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung cảm xúc, tư tưởng sâu sắc.
Ngôn ngữ thơ hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các yếu tố như: nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, thanh vần, cấu
trúc câu, biện pháp tu từ… giàu sức gợi, giàu nhạc tính, ngân vang, dư ba…
2. Vẻ đẹp của ngơn ngữ thơ được thể hiện qua hai bài thơ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội
vàng (Xuân Diệu).
a. Điểm gặp gỡ giữa các nhà thơ:
Đối với các nhà thơ lớn, tài năng thể hiện ở việc sáng tạo và tổ chức ngôn từ.
Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong hai thi phẩm được biểu hiện trong cách dùng từ ngữ tài hoa, cách xây
dựng hình ảnh thơ độc đáo, cách hiệp thanh, ngắt nhịp sáng tạo, cách sử dụng thủ pháp tu từ hiệu quả, cấu
trúc cú pháp mới mẻ.
Hai thi phẩm thuộc các chặng đường thơ ca khác nhau trong nền văn học dân tộc nên ở một chừng mực
nào đó mỗi thi phẩm đều soi bóng thời đại mà nó ra đời- điều đó thể hiện ở yếu tố ngôn ngữ.
13



b. Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ở từng thi phẩm
Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến
+ Sinh thời Nguyễn Khuyến là người trầm tĩnh, kín đáo, chuộng sự giản dị, nhẹ nhàng, .trang nhã nhưng
sâu sắc, thâm thuý. Điều này phần nào đã được khúc xạ qua đặc điểm ngôn ngữ thơ ơng.
+ Khơng bị gị bó trong khn mẫu của thơ ca cổ, thơ Nơm Nguyễn Khuyến nói chung và Câu cá mùa thu
nói riêng gần gũi trong cách dùng từ, dung dị trong sử dụng hình ảnh (phân tích cách gieo vần “eơ”, cách
sử dụng từ láy thuần Việt độc đáo (lạnh lẽo, tèo teo…) các động từ giàu sức biểu hiện (hơi gợn tí, khẽ đưa
vèo….) gợi cái hồn của cảnh vật mùa Thu, không gian thu vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa, bộc lộ được tâm
hồn nhạy cảm, tinh tế trước thiên nhiên, đất trời. Điều đó đánh thức ở người đọc tình q, hồn q, gợi
tấm lịng u nước thiết tha, thầm kín.
+ Ngơn ngữ thơ gợi lên một cảnh trí thanh sơ mà gợi cảm, trong và lặng. Cảnh chan chứa tình, gợi nhiều
tâm sự ẩn kín trong lịng thi nhân (tấm lịng ưu thời mẫn thế mà cô đơn, bất lực trước cuộc đời).
—> Đóng góp lớn của nhà thơ trong bài thơ Câu cá mùa thu là ờ chỗ làm giàu đẹp tiếng Việt văn học
trong vốn ngôn ngữ dân tộc, Việt hoá thơ Đường luật khiến một thể loại vốn rất gị bó về thi liệu, thi đề,
thi luật trở nên gần gũi, bình dị, thể hiện thi pháp đặc trưng, dấu ấn của thơ Trung đại thể hiện ở Tính quy
phạm và việc phá vỡ tính quy phạm.
Vội vàng – Xuân Diệu
+ Xuân Diệu, “nhà thơ mới nhất trong làng Thơ mới (Hồi Thanh) khơng chỉ mới ở điệu tâm hồn mà cịn
mới trong sự cách tân ngơn ngữ thơ, tạo cho thơ ca giai đoạn đầu thế kỉ XX một bộ “y phục tân kì ”
+ Ở Vội vàng, thế giới thơ Xuân Diệu tràn đầy xuân sắc, hình ảnh thơ sống động trong những vận động,
những trạng thái, khơi gợi khát khao giao cảm, chiếm lĩnh. Tất cả không chỉ được phát hiện bằng thị giác
mà bằng tất cả các giác quan, bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn giàu rung động; cách sử dụng hình ảnh
gợi mở, có tác dụng dẫn dắt biểu hiện thế giới nội cảm của con người,
(dẫn chứng).
Cách kết hợp từ ngữ táo bạo, mới mẻ, phép sử dụng ngôn từ khá đặc biệt. Đó là tạo ra những làn sóng
ngơn từ đan xen, cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến, càng lúc càng dâng lên cao trào. Đó cịn là tạo
nên một chuỗi điệp cú, hình thái thì điệp nguyên vẹn, cịn động thái và cảm xúc thì điệp lơi tăng tiên, hệ
thống tính từ chỉ xuân sắc, động từ chỉ động thái đắm say, danh từ chỉ sự thanh tân, tươi trẻ (dẫn chứng) > Gợi niềm say mê, nồng nàn của nhân vật trữ tình trước mùa xuân, tình u.
Giọng điệu: nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, sơi nổi đến vồ vập, cuống quýt, có khi khắc khoải; những

câu thơ dài, ngắn khác nhau, hiện tượng vắt dòng, biểu hiện nhịp điệu bên trong của cảm xúc, tâm trạng.
Có thể nói, ngơn ngữ, giọng điệu của Vội vàng truyền đến người đọc cảm xúc dạt dào, sôi nổi, trẻ trung,
thức dậy ở người đọc tình yêu cuộc sống, (dẫn chứng).
Tất cả những phương diện ngôn từ ấy đều được dùng thuần thục, tinh vi, chuyển tải được nhuần nhuyễn
những tinh ý mãnh liệt và táo bạo của cái “Tôi thi sĩ’. Với Vội vàng, Xuân Diệu đem đến một cách nhìn
mới, một lối nói mới. Vẻ đẹp của ngơn ngữ thơ trong bài thơ mang theo khơng khí sôi sục của “Một thời
đại thi ca”.
13


Bàn luận mở rộng
Một nhà thơ lớn bao giờ cũng là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ – tài năng của người viết thể hiện qua
việc sáng tạo ngôn ngữ tác phẩm: dấu ấn nghệ thuật, phong cách riêng cũng được thể hiện ờ hệ thống
ngôn ngữ đặc trưng.
Sức hấp dẫn, giá trị của một tác phẩm văn học biểu hiện trong sự hài hoà giữa nội dung và hình thức. Đối
với thơ, việc lựa chọn, sử dụng ngơn ngữ giữ vai trị đặc biệt quan trọng, bởi nó gắn với đặc trưng thể loại
– “Ý tại ngôn ngoại”“Thi trung hữu hoạ”“Thi trung hữu nhạc”
Với người đọc, việc khám phá tác phẩm, nhận ra cái hay cái đẹp của bài thơ luôn bắt đầu từ yếu tố ngôn
ngữ, do đó cần rèn luyện khả năng thâm thâu, thưởng thức văn chương bắt đầu từ khả năng nói đúng, nói
hay. hiêu. yêu quý và trân trọng cái đẹp của ngôn từ.
Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của câu nói và giá trị nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ
Đề 4 : Vội Vàng- Xuân Diệu và Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử
Nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ Rabinđranat Tagor từng bày tỏ: “Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng,
băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình”.
(Những con chim bay lạc)
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên. Hãy đi tìm tiếng nói của riêng Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử
trong những cảm nhận về sự sớng trần gian qua hai đoạn trích sau:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
(Vội vàng, Xn Diệu)
“Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
Hướng dẫn :
13


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
Mở bài :
+Giới thiệu hai nhà thơ, hai đoạn thơ trong đề bài
+ Giới thiệu ý kiến
+ Vấn đề nghị luận: Tiếng nói của riêng Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong những cảm nhận về sự sống
trần gian qua hai đoạn trích.
Thân bài :
1,. Giải thích ý kiến
Ngọn gió: tài năng, cảm hứng sáng tạo và tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ.
Tiếng nói riêng: cái độc đáo, nét riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện của nhà thơ.
tạo nên sự khác biệt, biểu hiện của cá tính sáng tạo, gía trị và sức hấp dẫn trong tác phẩm.
Ý kiến đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa tài năng, tư tưởng, những trải nghiệm cá nhân và phong cách
của nhà văn. Cái tài, cái tâm cùng với những rung cảm thẩm mĩ là cơ sở để nhà thơ có được “tiếng nói
riêng”, giúp tác phẩm vượt qua những giới hạn, những rào cản để đến với người đọc và tạo lập nên những
giá trị bất hủ.
Chứng minh ngắn gọn bằng lí luận và thực tiễn văn học.

2. Đi tìm tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử qua hai đoạn trích
Xuân Diệu và Hàn Mặc Từ là hai đỉnh cao, đồng thời cũng là hai hồn thơ đặc biệt nhất của phong trào
Thơ mới 1932 – 1945. Họ có những nét mới, lạ rất khác nhau, điều đó được thê hiện rõ qua cách cảm
nhận và thể hiện hình ảnh của sự sống trần gian ớ hai đoạn trích của bài Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ.
Cảm hứng sáng tạo:
Với Xuân Diệu là càm xúc rạo rực, háo hức của một trái tim nồng nhiệt, cuồng si đang tận hưởng trọn vẹn
những âm thanh và sắc màu sự sống. Còn với Hàn Mặc Tử là nỗi khắc khoải ngóng trơng bằng kí ức về
một góc vườn xứ Huế đã trờ thành xa xơi, diệu kì.
Những cảm nhận riêng về thiên nhiên và sự sống trần gian:
Hàn Mặc Tử: thiên nhiên và con người trong buổi ban mai trong trẻo, tinh khôi, lung linh ánh sáng và
dâng tràn sức sống. Cảnh và người vừa gần gũi, cụ thể vừa mơ hồ. nhoà nhạt trong mơ tưởng.
1Xuân Diệu: thiên nhiên tạo vật quấn quýt, giao hoà, thấm đẫm màu sắc ái ân, tình tự. Bức tranh mùa
xuân với những sự vật đang khoe sắc, toả hương tươi trẻ. quyến rũ và rạo rực xn tình.
Nghệ thuật thể hiện:
Giọng điệu, ngơn ngữ, hình ảnh… ở mỗi đoạn thơ đều có những nét đặc biệt, thể hiện cá tính sáng tạo của
từng tác giả.

13


—» Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đã mang đến cho thơ ca dân tộc và người đọc những góc nhìn mới mẻ về
những cảnh sắc tưởng chừng như đã vô cùng quen thuộc. Sự mới mẻ đầy hấp dẫn ấy được tạo nên từ tài
năng vượt trội, tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và trái tim thấm đẫm tình đời, tình người
của hai thi sĩ
Đánh giá
“Tiếng nội riêng” không chỉ tạo nên sức sống và sự hấp dẫn của tác phâm mà cịn góp phần làm phong
phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết của mình vừa là thiên chức,
vừa là trách nhiệm của nhà thơ.
Tuy nhiên, chỉ khi nào cái riêng ấy chạm được đến những nỗi niêm, những khát vọng và những rung động
thẩm mĩ của tất cả mọi người và mọi thời đại, thì mới tạo nên tầm khái quát và chiều sâu nhân đạo cho tác

phẩm, đưa tác phâm “băng qua rừng, băng qua biển” để bất tử trong lòng ngưòi đọc.
Đề 5: So sánh đoạn thơ trong Vội vàng- Xuân Diệu và Từ ấy -Tố Hữu
Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau :
“ Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta ḿn say cánh bướm với tình u,
Ta ḿn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi,
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
(Vội vàng – Xuân Diệu)
“Tơi buộc lịng tơi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
13



×