Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.46 KB, 61 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


NGUYỄN THỊ NGÂN

LỊCH SỰ CỦA HÀNH ĐỘNG CHÊ TRONG
GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Sơn La, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





NGUYỄN THỊ NGÂN

LỊCH SỰ CỦA HÀNH ĐỘNG CHÊ TRONG
GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng



Sơn La, năm 2013



LỜI CẢM ƠN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận tình
của Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng, sự quan tâm của Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa
Ngữ Văn, Thư viện nhà trường cùng các thầy cô bộ môn Tiếng Việt và các bạn sinh
viên Lớp K50 Đại học sư phạm Văn - Giáo dục công dân.
Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm,
giúp đỡ đó. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Tiến
Dũng – người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện

khóa luận này.

Sơn La, tháng 5 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Thị Ngân







Danh MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NXB : Nhà xuất bản
ThS. : Thạc sĩ
ĐHSP : Đại học sư phạm

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2
3. MỤC ĐÍCH 4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4.1. Đối tượng 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN 5
5.1. Ý nghĩa lí luận 5

5.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 5
6.1. Phương pháp nghiên cứu 5
6.2. Nguồn ngữ liệu 6
7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ 7
1.1.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ của Austin 7
1.1.1.1. Hành động tại lời (Illocutionary act ) 8
1.1.1.2. Hành động tạo lời (Locutionary act) 8
1.1.1.3. Hành động mượn lời (Perlocutionary act ) 9
1.1.1.4. Phát ngôn ngôn hành và biểu thức ngôn hành 9
1.1.1.5. Động từ ngôn hành 10
1.1.1.6. Điều kiện sử dụng hành động ở lời theo Austin 11
1.1.1.7. Phân loại các hành động ngôn ngữ theo Austin 11
1.2. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ của Searle 12
1.2.1. Phân loại hành động ngôn ngữ theo Searle 12
1.3. Lý thuyết hội thoại 14
1.3.1. Khái niệm cuộc thoại 15

1.3.2. Đặc điểm khái quát một cuộc thoại 15
1.3.3. Cấu trúc một cuộc thoại 15
1.3.4. Các nguyên tắc hội thoại 15
1.4. Lý thuyết lịch sự 15
1.4.1. Một số lý thuyết lịch sự cơ bản 15
1.4.2. Khái niệm lịch sự 16
1.4.3. Tác dụng của lịch sự trong giao tiếp 17
1.4.4. Quan điểm lịch sự của Lakoff 18
1.4.5. Quan điểm về lịch sự của Leech 19
1.4.6. Quan điểm lịch sự của Brown và Levinson 22

1.4.7. Lịch sự chuẩn mực 25
1.4.8. Lịch sự trong tiếng Việt 26
1.4.8.1. Lễ phép 27
1.4.8.2. Đúng mực 27
1.4.8.3. Khiêm nhường 28
1.4.8.4. Khéo léo 28
Tiểu kết chương 1 29
CHƯƠNG 2. LỊCH SỰ CỦA HÀNH ĐỘNG CHÊ TRONG GIAO TIẾP . 30
TIẾNG VIỆT 30
2.1. Khái niệm về hành động chê 30
2.1.1. Hành động chê có cấu trúc đơn 30
2.1.2. Hành động chê có cấu trúc phức hợp 31
2.2. Phân loại 32
2.2.1. Phân loại hành động chê theo hình thức diễn đạt và đích ở lời 32
2.2.2. Phân loại lời chê dựa vào nội dung mệnh đề và đích tại lời 34
2.3. Phân biệt hành động chê với một số hành động khác như: phàn nàn,
trách, mắng, chửi… 34
2.4. Một số tham thoại tiền dẫn nhập trong hành động chê 35
2.4.1. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi 35

2.4.1.1. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi để xác định đối tượng chê 35
2.4.1.2.Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi để hướng người nghe đến
đối tượng chê và hỏi để thăm dò quan điểm thái độ người nghe 35
2.4.1.3.Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi để xác định chính xác một số
vấn đề liên quan đến nội dung mệnh đề chê 36
2.4.2.Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động cảm thán 37
2.4.3. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động phỏng đoán 37
2.4.4. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động điều khiển 38
2.4.4.1. Tham thoại điều khiển yêu cầu sự hiện diện của Sp
2

38
2.4.4.2. Tham thoại điều khiển yêu cầu Sp
2
từ bỏ hoặc cắt đứt mối quan hệ với
đối tượng chê 39
2.4.5. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động khen 39
2.4.6. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động rào đón 40
2.4.7. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động khuyên can 40
2.5. Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt 42
2.5.1. Văn hóa giao tiếp và lịch sự trong văn hóa giao tiếp 42
2.5.1.1. Văn hóa giao tiếp 42
2.5.1.2. Lịch sự trong văn hóa giao tiếp 42
2.5.2. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt và các yếu tố diễn đạt tính
lịch sự của hành động chê trong giao tiếp Tiếng Việt 43
2.5.2.1. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt 43
2.5.2.2. Tính lịch sự của lời chê trong giao tiếp 44
2.5.2.3. Các yếu tố tác động đến tính lịch sự của hành động chê 48
Tiểu kết chương 2 50
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53


1
MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sự đã xuất hiện khá lâu đời và được biểu hiện trong nhiều ngôn ngữ và
trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, tính lịch sự ngay từ những ngày
đầu xuất hiện nó chưa được quan tâm đến với tư cách là một khái niệm. Phải đến
những năm 70 của thế kỉ XIX thì khái niệm lịch sự mới được xem xét và phân

tích một cách khoa học với những tên tuổi lớn như: N.Bostons và J. C. Lock.
Song phải đến một trăm năm sau, khái niệm lịch sự mới được hình thành, phát
triển và trở thành mối quan tâm chú ý thường xuyên của ngành ngữ dụng học
nói riêng và ngôn ngữ học nói chung.
Mặc dù vậy, nội dung khái niệm lịch sự không chung cho tất cả các nền
văn hóa.Tùy theo mỗi vùng văn hóa khác nhau, khái niệm văn hóa lại được hiểu
theo những cách không giống nhau. Theo các tài liệu đã chứng minh, văn hóa
phương Tây coi lịch sự như một chiến lược trong giao tiếp. Đó là những cách
thức ứng xử bằng ngôn ngữ khôn khéo, tránh áp đặt và xúc phạm đến đối tượng
tham gia giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả trong tương tác. Văn hóa phương
Đông lại hiểu khái niệm lịch sự ở phương diện khác. Lịch sự được biểu hiện ở
các hành động xã hội có tính lễ độ, chịu sự chi phối của những quy tắc tương tác
nhất định. Hiểu theo hướng này, lịch sự được coi như chuẩn mực của xã hội.
Bên cạnh đó mộ số nhà nghiên cứu lại nhận định lịch sự là sự dung hợp giữa
lịch sự chuẩn mực và lịch sự chiến lược. Hay nói cách khác đó là sự kết hợp hài
hòa giữa các cách ứng xử khéo léo, khiêm nhường và lễ phép, đúng mực.
Có rất nhiều chiến lược giao tiếp khác nhau, nhưng tùy thuộc vào hoàn
cảnh giao tiếp, tùy vào quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp người ta
có thể sử dụng các chiến lược khác nhau. Khi tham gia một cuộc giao tiếp,
người giao tiếp phải có cách thức lựa chọn từ ngữ cũng như các hình thức diễn
đạt phù hợp với ngữ cảnh để cuộc giao tiếp đạt được kết quả cao nhất, nhằm
hướng tới đích mà người giao tiếp mong muốn đạt được. Trong văn hóa ứng xử
và giao tiếp của mỗi dân tộc lại có những đặc trưng riêng. Trong giao tiếp người
Việt cũng có những nét đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa trong ứng xử mà khó
có thể bắt gặp ở một cộng đồng ngôn ngữ khác.
Ngày nay với sự phát triển của xã hội và bên cạnh đó giao tiếp cũng ngày
càng được mở rộng, con người muốn nâng cao hiệu quả trong giao tiếp thì cần
phải cân nhắc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp nhất với mỗi
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Trên thực tế có rất nhiều kiểu hành động ngôn ngữ


2
khác nhau như : Lời khen, lời mời, lời chào, lời yêu cầu, lời đề nghị,… Những
hàng động đó thường đe dọa đến thể diện của người tiếp nhận. Vậy nên người
tham gia giao tiếp cần tính toán sao cho những lời nói phải tế nhị nhất đảm bảo
được thể diện của cả hai bên. Hành động chê trong giao tiếp là hành động tác
động trực tiếp tới thể diện của người tham gia giao tiếp, cần phải có những cách
chê khác nhau để chê người khác một cách lịch sự nhất, giảm thiểu tối đa tính
chất thiếu lịch sự trong khi chê. Tuy nhiên với mỗi lời chê thường làm ảnh
hưởng tới thể diện của người khác, nhưng cần phải khéo léo và tinh tế sử dụng
lời chê sao cho người tiếp nhận lời chê không cảm thấy mình bị xúc phạm, biết
được những cái sai, cái xấu cần sửa đổi đó chính là lí do chính yếu để chúng tôi
lựa chọn đề tài : Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong xu thế phát triển ngày càng cao của xã hội, con người ngày càng có
nhiều mong muốn và nhu cầu cao hơn trong đời sống tinh thần. Một trong
những nhu cầu của xã hội hiện đại như ngày nay đó là nhu cầu tôn trọng và
muốn được người khác tôn trọng. Việc thể hiện sự tôn trọng với người khác
chính là thể hiện sự lịch sự. Nhờ có tính lịch sự trong giao tiếp mà nhiều khi
chúng ta đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn.
Lịch sự được coi như một chiến lược mang tới sự thành công của giao tiếp.
Trong xã hội ngày càng phát triển vấn đề lịch sự trong giao tiếp còn được quan
tâm rõ nét hơn. Đây không còn là vấn đề mới mẻ mà đã được các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về ngữ
dụng học.
Hiện nay khi nói tới các nhà nghiên cứu về lịch sự trên thế giới người ta
không thể không nhắc tới những tên tuổi như: R.Lakoff, G.N.Leech,
P.Brown, S.Levinson, G.M.Green, J. Thomas. Mỗi tác giả lại có những
nghiên cứu về lịch sự theo khuynh hướng khác nhau nhưng kết quả nghiên
cứu của các tác giả đều thừa nhận lịch sự là một hiện tượng xã hội, có tính
chất phổ quát cho mọi cộng đồng.

Theo R.Lakoff (1973) đưa ra ba quy tắc khác nhau về lịch sự để đối tượng
tham gia giao tiếp có thể lựa chọn, sử dụng để thể hiện lịch sự và giảm thiểu sự
xung đột trong diễn ngôn. Theo tác giả này thì những hành động lịch sự hay bất
lịch sự đều gắn với bối cảnh giao tiếp cụ thể.
Leech quan niệm lịch sự là sự bù đắp những hao tổn, thiệt thòi do hành
động nói năng của người nói gây ra cho người đối thoại, lịch sự gắn với quan hệ

3
liên nhân trong tương tác. Leech cụ thể hóa nguyên tắc lịch sự trong sáu phương
châm giao tiếp lịch sự: Khéo léo, hòa hiệp, tán thưởng, khiêm tốn, tán đồng, cảm
thông. Leech cũng lưu ý rằng một số hành động ngôn ngữ cố hữu mang tính chất
bất lịch sự như hành động: Ra lệnh, sai bảo, yêu cầu, khuyên răn… và có hành
động mang bản chất lịch sự như hành động khen tặng.
Brown và Levinson là hai tác giả có sự đóng góp to lớn trong lĩnh vực
nghiên cứu về lịch sự, quan điểm của hai tác giả được trình bày trong cuốn
Politeness – Some Universals in language usage (Lịch sự - Một vài phổ niệm
trong sử dụng ngôn ngữ 1978/1987). Xuất phát điểm quan trọng của lý thuyết
lịch sự này là khái niệm thể diện (face). Hai tác giả quan tâm đến các hành động
ngôn ngữ có khả năng giữ thể diện cho người khác và qua đó nhằm tìm cách
giảm nhẹ mức độ tổn hại đến thể diện của cá nhân tham gia tương tác và đây
được coi là chiến lược lịch sự cá nhân.
Bên cạnh đó những quan điểm lịch sự của các nhà nghiên cứu lịch sự từ các
nền văn hóa phi phương Tây lại không thừa nhận lịch sự là chiến lược của cá
nhân hay trong tương tác xã hội mà là sự tuân theo những quy định chuẩn sử
dụng ngôn ngữ của xã hội.
Các nhà nghiên cứu về lịch sự ở phương Đông thì quan niệm lịch sự phải
tuân theo những chuẩn mực xã hội. Theo Gu và Matsumoto, lịch sự phải gắn với
những giá trị thuộc về giao tiếp cộng đồng xã hội hơn là những ý muốn lựa chọn
tự do của cá nhân trong giao tiếp. Lịch sự nhằm mục đích tôn trọng các giá trị xã
hội của người đối thoại và cũng chính là của cả người nói, đó mới được coi là

lịch sự chuẩn mực.
Hill và Kasper là hai tác giả đã đưa ra một khuynh hướng nghiên cứu về
lịch sự khác so với khuynh hướng nghiên cứu của phương Đông và phương Tây.
Khuynh hướng này cho rằng lịch sự là sự kết hợp giữa quan niệm lịch sự chiến
lược và quan niệm lịch sự chuẩn mực.
Ở Việt Nam vấn đề lịch sự cũng được các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học
nghiên cứu một cách cụ thể. Ta có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu về
lịch sự ở Việt Nam như: “Các mô hình nghiên cứu về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
của ứng xử lễ độ” (Nguyễn Đình Hòa - 1956), “Về lời ăn tiếng nói của người Hà
Nội” (Nguyễn Kim Thản - 1987). “Một số tiểu từ tình thái dứt câu tiếng Việt với
phép lịch sự trong giao tiếp” (Nguyễn Thị Lương – 1995), “Lịch sự và phương
thức biểu hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt” (Vũ Thị Thanh Hương
– 2000), “Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính” (Vũ Tiến Dũng – 2007). Các nhà

4
nghiên cứu này đã quan tâm tới lịch sự trong tiếng Việt, đặc biệt là hành động
lịch sự trong ngôn ngữ.
Hai tác giả Vũ Thị Thanh Hương (2000) và Vũ Tiến Dũng (2007) đã đưa
ra những kết luận trong nghiên cứu nội dung của lịch sự, theo quan niệm của
người Việt và chủ yếu được biểu hiện qua các hành động nói trong tiếng Việt.
Các tác giả đã xác định rõ tầm quan trọng của lịch sự trong giao tiếp và đi tới
những kết luận khoa học mới mẻ, mang tính chất riêng, các công trình nghiên
cứu phản ánh kết quả tìm tòi nghiên cứu của mỗi tác giả đồng thời nó còn là
phần định hướng đề tài cho việc tìm hiểu tính lịch sự của các hành động ngôn
ngữ khác trong tiếng Việt.
Nguyễn Quang đưa ra một số chiến lược lịch sự dương tính được sử dụng
trong giao tiếp. Tạ Thị Thanh Tâm khảo sát một số kiểu nói lịch sự trong tiếng
Việt có liên quan đến phương châm giao tiếp xưng hô khiêm tốn của người Việt.
Đặng Thị Hảo Tâm nghiên cứu về “nghĩa hàm ẩn của các hành động ngôn ngữ
giao tiếp trong hội thoại” … tác giả Đặng Thị Hảo Tâm xác định nghĩa hàm ẩn

thông qua việc vận dụng các quy tắc lịch sự.
Nhìn chung tất cả các tác giả đều chú ý tới biểu hiện của lịch sự trong các
hành động ngôn ngữ cụ thể như các hành động: Khen, yêu cầu, sai khiến,
chào,… tuy nhiên chú ý tới tính chất lịch sự của hành động chê của tiếng Việt
thì dường như còn rất mới mẻ và có rất ít người nghiên cứu tới.
3. MỤC ĐÍCH
Khóa luận được xây dựng trên cơ sở những tài liệu nghiên cứu về lịch sự.
Với mục đích hướng tới là xây dựng tiêu chí về lịch sự của “Lời chê trong giao
tiếp tiếng Việt”, gắn với từng hoàn cảnh cụ thể trong giao tiếp tạo nên sự văn
minh lịch sự trong lời nói của người Việt ngay cả khi đó là một lời chê.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tính lịch sự của hành động chê
trong giao tiếp tiếng Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận bao gồm các ngôn ngữ hội thoại tự
nhiên gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thông qua những khảo sát thực tế
từ cuộc sống đời thường về lời chê của học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ và

5
nhân dân người Việt… trong các đoạn hội thoại của văn học được các tác giả
ghi chép và sáng tạo. Nghiên cứu tính lịch sự của hành động chê trong giao tiếp.
5. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN
5.1. Ý nghĩa lí luận
Khóa luận góp phần làm rõ thêm tính lịch sự của lời chê trong giao tiếp
tiếng Việt mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập tới. Qua đó hướng tới sự
tôn trọng thể diện của người tham gia giao tiếp khi ta thực hiện hành động chê
một ai đó chê điều gì đó…
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nếu khóa luận có tính khả chấp sẽ có khả năng ứng dụng rộng trong thực

tiễn đối với nhiều người, với nhiều đối tượng với những độ tuổi, nghề nghiệp
khác nhau để mọi người có ý thức hơn về hành động của mình khi chê người
khác góp phần tạo mối quan tâm chung khi nghiên cứu về lịch sự trong tiếng
Việt. Đồng thời góp phần tạo ra sự quan tâm đối với các giáo viên dạy học môn
Ngữ Văn để có thêm cái nhìn mới, sâu sắc hơn trong việc dạy học tiếng Việt ở
nhà trường phổ thông.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
6.1. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện dựa trên một số phương pháp như:
Phương pháp khảo sát thống kê, diễn dịch, quy nạp, phân tích, miêu tả,
trong đó phương pháp thống kê và quy nạp được coi là chủ đạo của khóa luận.
Phương pháp thống kê được sử dụng tương đối nhiều, trên cơ sở thống kê các sự
kiện lời chê trong đời sống hàng ngày và trong văn học. Đây chính là căn cứ
thực tiễn giúp đề tài mang tính khả quan, chân thực và mang tính chất thuyết
phục cao.
Người viết sử dụng phương pháp miêu tả lại cách thức diễn đạt các hành
động chê một cách chi tiết cụ thể. Phương pháp này giúp cho người viết tránh
được những kết luận có tính tự biện, võ đoán. Việc miêu tả các cách thức, các
chiến lược giao tiếp sử dụng hành động chê là cơ sở cho việc kết luận về hành
động chê đó là lịch sự hay thiếu lịch sự.
Phương pháp quy nạp là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá
trình nghiên cứu. Dựa trên sự phân tích về lý thuyết, đặc biệt là phân tích các

6
nguồn ngữ liệu đã thu thập được trong văn học và trong đời sống, để từ đó quy
nạp lại thành các kết luận.
6.2. Nguồn ngữ liệu
Khóa luận được thực hiện dựa trên nguồn ngữ liệu từ ghi chép thực tiễn
của cán bộ, giảng viên, sinh viên trường Đại học Tây Bắc. Bên cạnh đó ngữ liệu của
khóa luận còn là các tác phẩm văn học Việt Nam thuộc dòng văn học hiện thực, các

công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học của các tác giả trong và ngoài nước.
Chúng tôi đã sử dụng những ghi chép của bản thân khi tham gia vào hoạt
động giao tiếp trong xã hội những điều “mắt thấy tai nghe” đối với cả bản thân
và những người xung quanh trong các tình huống và những bối cảnh khác nhau.
Do điều kiện chưa cho phép nên các ngữ liệu thu thập được dừng lại ở dạng ghi
chép để làm cơ sở phân tích cho hành động chê, trong giao tiếp làm cứ liệu.
Mặc dù nguồn cứ liệu thu thập được theo nhiều kênh khác nhau: đời sống,
văn học, các trang Website… song lời thoại trên các nguồn cứ liệu phần lớn vẫn
được giữ nguyên lời thoại nên các chức năng (chức năng giao tiếp, lí trí, cảm
xúc) và các đặc trưng (tính cá thể, tính cụ thể, tính hàm xúc,…) thì vẫn được
đảm bảo. Chính vì vậy các lời thoại đều là nguồn tư liệu đáng tin cậy về mặt
khoa học.
7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
Chương 1 : Cơ sở lí luận
Chương 2 : Lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt









7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ
Hành động, đó là toàn bộ nói chung các phản ứng cách cư xử biểu hiện ra

ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định [4].
Con người dưới sự điều khiển tư duy của bộ não đã tạo ra hai hoạt động dễ
nhận thấy là nói (speak) và làm (do). Thông thường, người ta đối lập giữa nói và
làm, đối với người Việt Nam chúng ta còn quan niệm nói và làm là hai phạm trù
khác hẳn nhau:
“Ăn như rồng cuốn
Nói như rồng leo
Làm như mèo mửa”.
Tuy nhiên, theo nhận thức thông thường thì làm là một hành động thực tế
còn nói chỉ dùng ngôn ngữ để biểu hiện, diễn tả một thông báo nào đó. Nhưng
thực tế xác nhận rằng nói cũng là một hành động (Act). Hoạt động lời nói là một
phần, một dạng của hoạt động sống của con người. Nghiên cứu về hành động
ngôn ngữ cũng có nhiều công trình khác nhau và đã có những kết luận khoa học
quan trọng.
1.1.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ của Austin
Năm 1955 tại trường Đại học tổng hợp Harward (Mỹ), Austin đã trình bày
mười hai chuyên đề và năm 1962. Sau hai năm ngày mất của ông đã được tập
hợp lại và xuất bản thành sách với nhan đề How to do things with words (có
nghĩa là : Người ta hành động thế nào bằng lời nói).
Austin đã làm phân biệt phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngôn hành
từ đó mà phát hiện ra bản chất của ngôn ngữ. Nhờ có sự phân biệt giữa phát
ngôn khảo nghiệm với phát ngôn ngôn hành mà Austin đã phát hiện ra bản chất
hành động của ngôn ngữ, “khi tôi nói tức là tôi hành động” và ông gọi hành
động ngôn ngữ là hành động nói năng. Theo ông khi chúng ta nói năng tức là
chúng ta hành động mà phương tiện là ngôn ngữ.
Theo Austin có ba loại hành động ngôn ngữ trong một phát ngôn là:
Hành động tạo lời (Locutionary act )
Hành động tại lời (Illocutionary act )
Hành động mượn lời (Perlocutionary act)


8
1.1.1.1. Hành động tại lời (Illocutionary act )
Hành động tại lời là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói
năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc về ngôn ngữ, có nghĩa là
chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng về phía người nhận.
Chẳng hạn khi chúng ta hỏi ai đó về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm
vụ trả lời câu hỏi đó. Việc không đáp lại câu hỏi, người nghe được xem là không
lịch sự.
Hành động tại lời là hành động có ý định (có đích tại lời) có quy ước
nhưng có thể chế riêng, mặc dù tính quy ước và tính thể chế không hiển ngôn
nhưng quy tắc vận dụng chúng được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ tuân
theo một cách không tự giác.
Với người Việt hỏi không chỉ dùng để hỏi mà hỏi còn dùng để chào.Ví dụ
(1) Bác đi làm đấy à? (chào gặp mặt)
(2) Bác lại nhà . (chào tạm biệt )
Qua cách hiểu trên chúng ta chúng ta nhận thấy rằng nắm được một ngôn
ngữ không chỉ có nghĩa là nắm được một ngữ nghĩa, âm, từ, câu của ngôn ngữ
đó mà còn phải nắm được các quy tắc điều khiển hành động tại lời của ngôn ngữ
đó sao cho đúng lúc, đúng chỗ, thích hợp với ngữ cảnh thích hợp với văn hóa
của từng dân tộc.
1.1.1.2. Hành động tạo lời (Locutionary act)
Đây là hành động sử dụng các yếu tố về mặt ngôn ngữ như: Ngữ âm, từ
vựng, các kiểu kết hợp từ thành câu … để tạo ra một phát ngôn đầy đủ về hình
thức và nội dung. Một bộ phận của hành động tạo lời là đối tượng nghiên cứu
của ngữ pháp tiền dụng học.
Ví dụ (3) : Hôm nay, trời mưa to quá!
Ta sử dụng các từ: Hôm nay, trời mưa, to, quá và các quy tắc đặt câu của
tiếng Việt như: Chủ ngữ đặt ngay trước vị ngữ, trạng ngữ chỉ thời gian đặt ngay
trước nòng cốt câu, phụ từ quá đặt sau tính từ trung tâm và bổ sung ý nghĩa
thang độ cho từ to.

Trong thực tế, nếu như một người gặp khó khăn trong việc phát âm các từ
để tạo ra một phát ngôn có nghĩa trong một ngôn ngữ như người nước ngoài nói
tiếng Việt hay người ngắn lưỡi thì khó có thể thành công trong hành động tạo
lời. Chẳng hạn, một người nước ngoài nói tiếng Việt thường sẽ nói là:


9
a. Tôi yêu Viet Nam!
Phát ngôn này bình thường sẽ không được coi là hành động tạo lời mà hành
động tạo lời phải là
b. Tôi yêu Việt Nam!
Và một bộ phận của hành động tạo lời là đối tượng nghiên cứu của nghữ
pháp tiền dụng học.
1.1.1.3. Hành động mượn lời (Perlocutionary act )
Hành động mượn lời được hiểu là hành động mượn các phát ngôn (hay
phương tiện ngôn ngữ) để gây ra một hiệu quả ngôn ngữ nào đó ở người nghe,
người nhận hay chính người nói.
Ví dụ (4) :
Ngày 20 tháng 4 năm 2013, Chủ tịch nước sẽ lên thăm thủy điện Sơn La
(Thông báo trên truyền hình tỉnh Sơn La).
Sau khi nghe thông báo này có người rất háo hức chờ đón để một lần được
gặp Chủ tịch nước, có người thấy tiếc vì nhà mình không gần thủy điện để được
gặp mặt Chủ tịch
1.1.1.4. Phát ngôn ngôn hành và biểu thức ngôn hành
Phát ngôn ngôn hành là phát ngôn – sản phẩm của một hành động tại lời
nào đó khi hành động này được thực hiện một cách trực tiếp chân thực. Phát
ngôn ngôn hành có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành động tại lời tạo ra nó. Kết
cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngôn hành.
Ví dụ (5): Xin bác cứ yên tâm, cháu sẽ chăm sóc em thật tốt.
Ở trong ví dụ trên, phát ngôn có biểu thức ngôn hành là: Cháu sẽ chăm sóc

em thật tốt và một phần mở rộng cho hành động cầu khiến tạo ra: Xin bác cứ
yên tâm.
Biểu thức ngôn hành thực chất là những hành động cụ thể, có mặt trong
các hành động ngôn ngữ, là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành
động tại lời. Biểu thức ngôn hành là kiểu cấu trúc ứng với một phát ngôn ngôn
hành. Ví dụ:
Biểu thức ngôn hành hỏi “có …không?” là cấu trúc cho các phát ngôn hỏi:
(6) Ngày mai trời có mưa không?
(7) Anh có đi họp không?

10
Biểu thức ngôn hành khuyên “nên (p)” là cấu trúc cho các phát ngôn:
(8) Anh nên bỏ thuốc lá.
(9) Không nên thức quá khuya.
Biểu thức ngôn hành nguyên cấp (Primary) hay hàm ẩn ( Impilicit) và biểu
thức ngôn hành tường minh (Explicit). Biểu thức ngôn hành nguyên cấp là biểu
thức không có động từ ngôn hành nhằm thực hiện một hiệu lực tại lời qua một
hành động nào đó. Biểu thức ngôn hành tường minh là những biểu thức có chứa
động từ ngôn hành nhằm thực hiện một hành động tại lời nào đó như: Mời,
chào, xin lỗi, cảm ơn.
1.1.1.5. Động từ ngôn hành
Động từ ngôn hành là những động từ mà khi phát âm ra chúng cùng với
biểu thức ngôn hành (hoặc không cần biểu thức ngôn hành) là người nói thực
hiện luôn cái hành động ở lời do chúng biểu thị. Trong trường hợp xin lỗi, mời,
cảm ơn, chúng ta thực hiện hành động xin lỗi, mời, cảm ơn chỉ bằng động từ
ngôn hành chứ không phải là biểu thức ngôn hành.
Ví dụ, khi ta “hứa” điều gì với một ai đó thì có nghĩa chúng ta phải thực
hiện ngay bằng cách phát ngôn động từ “hứa”, lời hứa được dùng trong hiệu lực
ngôn hành. Như vậy, với động từ hứa đi cùng biểu thức ngôn hành sẽ được thực
hiện ngay và nó làm thay đổi tư cách pháp nhân của người “hứa” cũng như

người tiếp nhận ngay tức khắc. Lúc này người hứa buộc phải thực thi lời “hứa”
đó, còn người nghe có quyền chờ đợi đón nhận hành động “hứa” được thực thi.
Ví dụ (10): Tôi hứa với anh mai tôi sẽ đến.
Ở ví dụ này động từ ngôn hành “hứa” đi cùng với biểu thức ngôn hành
“mai tôi sẽ đến”. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp động từ ngôn hành không cần
biểu thức ngôn hành như khi người ta nói: xin lỗi, cảm ơn, mời, xin mời…trong
những trường hợp này chúng ta thực hiện hành động trên bằng động từ ngôn
hành mà không cần biểu thức ngôn hành.
Ví dụ (11): Tôi xin lỗi.
Người nói phát ngôn ra như vậy tức là đã thực hiện hành động “xin lỗi”
bằng động từ ngôn hành. Người nói (Sp
1
) ở ngôi thứ nhất số ít là “tôi” đã thực
hiện xong hành động “xin lỗi” ở thể chủ động và thực thi.
Một động từ ngôn hành không phải bao giờ cũng được dùng trong chức
năng ngôn hành mà nó còn có khả năng biến thái làm mất hiệu lực ngôn hành
của từ ngôn hành. Vì thế Austin cho rằng động từ ngôn hành chỉ được dùng

11
trong chức năng ngôn hành (có hiệu lực ngôn hành) trong khi phát ngôn nó được
dùng ở ngôi thứ nhất (Sp
1
) và thời hiện tại (hiện tại phát ngôn) thể chủ động và
thức thực thi.
1.1.1.6. Điều kiện sử dụng hành động ở lời theo Austin
Austin xem các điều kiện sử dụng hành động ở lời là những điều kiện “may
mắn” (felicity conction) nếu chúng được đảm bảo thì hành động mới thành công
và đạt hiệu quả. Austin cho rằng một hành động ở lời bị lạm dụng là một hành
động thực hiện không may mắn (inelitously) hay không chân thành thì hành
động ở lời có thể bị thất bại. Austin đưa ra những điều kiện may mắn như sau:

A- (i) Phải có thủ tục phải có tính quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả
cũng có tính chất quy ước.
(ii) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong
thủ tục.
B- Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) một cách đầy đủ.
C- Thông thường thì (i) những người thực hiện hành động ở lời phải có ý
nghĩa, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành
động diễn ra thì có ý nghĩa, tình cảm đúng như đã có.
Hành động ở lời theo Austin là cái được thực thi một cách trực tiếp bởi một
hiệu lực có tính quy ước đi liền với một kiểu phát ngôn nhất định (tức là đi liền
với biểu thức ngôn hành nguyên cấp và tường minh tương ứng với hiệu lực quy
ước đó) phù hợp với thủ tục cũng có tính quy ước, chính vì vậy mà hành động ở
lời mới có tính xác định (xác định theo các quy ước). Tính chất này của hành
động ở lời giúp phân biệt chúng với các hành động mượn lời không có tính quy
ước nên khó xác định. Vậy hành động ở lời sử dụng thành công đạt hiệu quả khi
những điều kiện may mắn của nó không bị vi phạm, và nó không may mắn khi
một hay một số điều kiện của nó bị vi phạm.
1.1.1.7. Phân loại các hành động ngôn ngữ theo Austin
Trước Austin, Wittgenstein đã nói tới những hành động ngôn ngữ mặc dù
nhà triết học này sử dụng thuật ngữ trò chơi ngôn ngữ chứ không phải sử dụng
thuật ngữ hành động. Wittgenstein đã liệt kê ra hàng loạt những hành động ngôn
ngữ như: đưa ra một mệnh lệnh và tuân lệnh, miêu tả (describe) bề ngoài một
vật và đo đạc nó, tường thuật lại sự kiện nghiên cứu một vấn đề, hình thành và
kiểm nghiệm một giả thuyết, trình bày kết quả nghiên cứu bằng bảng biểu, viết

12
và đọc truyện, diễn kịch, giải câu đố, dịch hỏi, cảm ơn, chửi, chào, cầu nguyện
… nhưng ông cho rằng không thể phân loại được chúng.
Austin là người, thử nghiệm và thực hiện sự phân loại hành động ngôn ngữ
và ông đã xếp chúng vào 5 phạm trù:

<1> Phán xử (Verditiver,verditifs). Đây là những hành động đưa ra lời
phán xét (verdicts) về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ
hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc như: Xử trắng án, xem là, tính toán,
miêu tả, phân tích, đánh giá…
<2> Hành xử (exeratves, exeratifs). Đây là những hành động đưa ra những
quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động đó: Ra lệnh, chỉ huy,
khẩn cầu, van xin, khuyến cáo, cảnh cáo, tuyên ngôn …
<3> Cam kết (commissiver, commissifs). Những hành động này ràng buộc
người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: Bày tỏ lòng mong muốn,
giao ước đảm bảo, thề nguyền, thông qua quy ước, tham gia một phe nhóm.
<4> Trình bày (expositiver, expositifs). Những hành động này dùng để
trình bày các quan niệm dẫn dắt, lập luận, giải thích cách dùng từ như khẳng
định, phủ định, chối trả lời, bảo vệ các ý kiến…vv
<5> Ứng xử (behabities, comfortementaux). Đây là những hành động phản ứng
với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan. Chúng cũng là cách
biểu hiện thái độ với hành động hay số phận của người khác: Xin lỗi, cảm ơn, khen
ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, thách thức, nghi ngờ…
1.2. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ của Searle
Với công trình Speech acts (hành động ngôn ngữ) (1969), Searle được thừa
nhận là có một vị trí đặc biệt trong sự phát triển lý thuyết hành động ngôn ngữ.
Searle đã vạch ra những hạn chế trong bảng phân loại các động từ ngôn hành
của Austin.
Trên cơ sở phân tích một số hành động ở lời Searle đã đưa ra những diều
kiện sử dụng hay còn gọi là “điều kiện thỏa mãn” để việc thực hiện hành động ở
lời đạt hiệu quả cao, đúng với đích của nó. Có tất cả bốn điều kiện và được biểu
hiện theo các phạm trù, từng hành động ở lời cụ thể.
1.2.1. Phân loại hành động ngôn ngữ theo Searle
Searle liệt kê mười hai điểm khác biệt giữa các hành động ngôn ngữ có thể
được sử dụng làm tiêu chí phân loại như sau:


13
<1> Đích ở lời: một thỉnh cầu hướng Sp
2
tới việc thực hiện một cái gì đó
Ví dụ (12): Bác giúp cháu trông coi nhà cửa trong lúc cháu đi công tác nhé!
<2> Hướng khớp ghép với lời hiện thực mà có thể đề cập đến
Trần thuật có hướng khớp ghép lời – hiện thực vì: Giá trị đúng- sai mà nó
đưa ra được xác định trên cơ sở lời miêu tả có phù hợp hay không với sự vật
được nói đến.
<3> Trạng thái tâm lí được biểu hiện
Ví dụ (13): Con hứa từ nay con không chơi điện tử nữa. Ví dụ này lời hứa
thể hiện ý định Sp
1
thực hiện cái gì đó.
<4> Sức mạnh và đích được bày ra
Ví dụ (14): Tôi nhấn mạnh rằng mức độ mạnh hơn Tôi gợi ý rằng
<5> Tính quan yếu của mối quan hệ liên cá nhân giữa Sp
1
và Sp
2
<6> Định hướng
Ví dụ (15): Tớ mua chiếc áo này hết bốn trăm nghìn.
Ví dụ (16): Đừng buồn nữa, tất cả rồi sẽ qua mà!
Ta thấy ở Ví dụ (15) Hướng vào Sp
1
( Khoe, than vãn), ở ví dụ (16) hướng
vào Sp
2
(lời động viên an ủi).
<7> Câu hỏi và trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận còn sai bảo

thì không
Ví dụ (17): SP1: Bạn đã đọc truyện “Thủy Hử” chưa?
SP2: Tôi đọc rồi.
<8> Nội dung mệnh đề
Sp
2
thực hiện A ( tức là một hành động nào đó) là đặc trưng của nội dung
mệnh đề của sai bảo, còn Sp
1
thực hiện A là hứa hẹn.
<9> Hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời
Điều này khác với xin lỗi hoặc cảm ơn. Có thể thực hiện bằng cả những
hành động ngoài lời.
<10> Đặt tên thánh và rút phép thông công
Đòi hỏi phải có thể chế xã hội mới có hiệu lực nhưng trần thuật thì không
đòi hỏi như vậy.

14
<11> Không phải tất cả các động từ gọi tên hành động tại lời đều là động
từ ngôn hành
Ví dụ: khoe và dọa không phải là động từ ngôn hành
<12> Phong cách thực hiện hành động ở lời
Ví dụ: Công bố và Thổ lộ khác nhau ở phong cách thực hiện.
Searle đã dùng bốn trong 12 tiêu chí trên để phân lập 5 loại hành động tại lời.
Tiêu chí thứ nhất là tiêu chí đích ở lời, ngoài tiêu chí đích ở lời Searle còn
sử dụng các tiêu chí như: Khớp ghép, trạng thái tâm lí và nội dung mệnh đề sử
dụng bốn tiêu chí này. Searle phân lập được năm loại hành động ở lời đó là: Tái
hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố.
1.3. Lý thuyết hội thoại
Giao tiếp là hành động tiếp xúc giữa con người với con người trong xã hội

thông qua một phương tiện nhất định, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan
trọng nhất. Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết. Trong giao tiếp
dạng nói thì hội thoại là hình thức phổ biến.
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản phổ biến của ngôn
ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.
Đó là dạng giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật tham gia giao
tiếp để trao đổi bộc lộ tâm tư, tình cảm, thái độ, và mối quan hệ liên nhân giữa
các nhân vật giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp đã đề ra. Từ năm 1970, hội
thoại mới chính thức trở thành đối tượng nghiên cứu của phân ngành ngôn ngữ
học ở Mỹ: Dần dần nó lan rộng và trở thành đối tượng nghiên cứu của ngành
ngôn ngữ học ở nhiều nước trên thế giới với tên gọi khác nhau. Cho đến nay thì
hội thoại được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm và bàn luận đến.
Hội thoại thì có nhiều kiểu loại khác nhau đó có thể là các cuộc tán gẫu tự
do giữa hai, ba người hoặc nhiều hơn thế nhưng cũng có thể là những cuộc hội
thoại có nội dung nghiêm túc… nhưng nhìn chung dù ở kiểu nào thì chúng cũng
có điểm chung về mặt cấu trúc. Cấu trúc của hội thoại đã được các nhà nghiên
cứu người Mỹ cho rằng cơ sở của hội thoại là lượt lời và cấu trúc của hội thoại
được làm thành từ những cặp kế cân.
Bản chất của hội thoại chính là sự trao đáp và tương tác lẫn nhau giữa các
lượt lời. Đó chính là sự vận động chủ yếu của hội thoại.


15
1.3.1. Khái niệm cuộc thoại
Cuộc thoại là một lần nói chuyện, trao đổi giữa những cá nhân, ít nhất là
hai. Cuộc thoại ngắn là những cuộc thoại chỉ chứa một cặp câu như: Chào -
chào, hỏi- đáp, đề nghị - đồng ý, ra lệnh - nhận lệnh, cuộc thoại dài là những
thương lượng về một hợp đồng kinh doanh, sản xuất hay hợp tác văn hóa, nghệ
thuật, khoa học, đó là còn chưa kể đến cuộc đàm phán giữa hai quốc gia về biên
giới, về kinh tế, về chính trị.

1.3.2. Đặc điểm khái quát một cuộc thoại
Quan điểm của triết học duy vật biện chứng cho rằng: Bất kì một sự vật,
hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt nội dung và hình thức. Nghiên cứu về
cuộc thoại, các nhà ngôn ngữ chỉ ra đặc điểm của một cuộc thoại bao gồm
những đặc điểm nội tại và những đặc điểm ngoại tại. Trong đó những đặc điểm
nội tại bao gồm: Sự tương tác qua lại, sự liên kết, tính mục đích và việc tôn
trọng nguyên lí hội thoại. Đặc điểm ngoại tại được thể hiện qua số lượng, quan
hệ và chu cảnh.
1.3.3. Cấu trúc một cuộc thoại
Trong một cuộc nói chuyện người ta có thể trao đổi hết vấn đề này sang
vấn đề khác, nhưng bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc. Chúng làm nên
ranh giới một cuộc thoại. Lúc bắt đầu được gọi là mở thoại, luôn luôn do một
bên chủ động. Lúc kết thúc cũng do một bên chủ động đề ra gọi là kết thoại
(closing). Giữa phần mở thoại và phần kết thoại là phần trung tâm cuộc thoại:
gọi là phần thân thoại. Như vậy cấu trúc một cuộc thoại là:
MỞ THOẠI – THÂN THOẠI – KẾT THOẠI
1.3.4. Các nguyên tắc hội thoại
Qua nghiên cứu các nguyên tắc hội thoại các nhà ngôn ngữ học đã thống
nhất ở ba nguyên tắc chính là: a. Luân phiên lượt lời; b. Nguyên tắc cộng tác; c.
Nguyên tắc tôn trọng thể diện của những người tham gia hội thoại; d. Nguyên
tắc khiêm tốn.
1.4. Lý thuyết lịch sự
1.4.1. Một số lý thuyết lịch sự cơ bản
Trong quá trình phát triển của xã hôi loài người, con người giao lưu trao
đổi với nhau trên rất nhiều lĩnh vực. Có thể nói trong các ngôn ngữ, khái niệm
lịch sự được dùng rất phổ biến dưới nhiều hình thức diễn đạt khác nhau. Ở Việt

16
Nam trước đây lịch sự được biểu hiện dưới màu sắc của nho giáo, nó bắt nguồn
trong các định về lễ và được hiểu rất rộng: Ở quan hệ vua tôi, vợ chồng, hay quy

định về những cách ăn mặc, nói năng… cùng với sự phát triển của xã hội, lịch sự
dần trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người và nổi lên đó là tính lịch sự
trong giao tiếp bằng ngôn từ. Tuy nhiên ngay từ những ngày đầu, nó vẫn chưa được
xem xét như một đối tượng mang tính chất khách quan, phải đợi đến khi ngôn ngữ
học phát triển đến một giai đoạn nhất định, phép lịch sự mới thực sự được quan tâm
như một hiện tượng không thể bỏ qua trong giao tiếp bằng ngôn ngữ và một thời
gian sau nó mới trở thành lý thuyết: Lý thuyết lịch sự.
Lịch sự được biểu hiện rõ nhất trong hội thoại – hội thoại là một sự kiện
nói diễn ra thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày của đời sống con người. Do
vậy muốn thành công trong giao tiếp, mỗi bên hội thoại cần tuân thủ những
nguyên tắc nhất định trong hội thoại.
Phép lịch sự tác động rất nhiều đến việc tạo lập các phát ngôn trong quá
trình giao tiếp. Tầm quan trọng của nó lớn đến mức các tài liệu về ngữ dụng đều
không thể né tránh nó. Nhiều cuộc hội thảo nhiều công trình có tính chuyên môn
đều đề cập đến lịch sự. Từ năm 1987, tạp chí Language in Society (ngôn ngữ
trong xã hội) hầu như số nào cũng có bài về phép lịch sự và cũng có một số
tuyển tập nghiên cứu về lịch sự.
Lịch sự trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu ngữ dụng học, nó
được nhiều nhà nghiên cứu xây dựng thành những quan điểm tương đối hoàn
chỉnh và được nâng lên thành lý thuyết lịch sự (theory of politeness).
1.4.2. Khái niệm lịch sự
Theo từ điển tiếng Việt “Lịch sự là có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc,
phù hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của xã hội” [4]. Tuy nhiên khái niệm
này không mang tính phổ quát, chưa thực sự đầy đủ và phù hợp với quan niệm
lịch sự trong giao tiếp của các dân tộc trên thế giới cũng như dân tộc Việt Nam.
Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm lịch sự trong giao tiếp chúng ta có thể đi tìm
hiểu như sau:
Từ lịch sự được dùng trong nhiều ngôn ngữ từ xa xưa. Ở Việt Nam, lịch sự
bắt nguồn trong các chế định về “lễ” và được hiểu rất rộng. Lễ bao gồm mọi
cách xử sự trong một xã hội có tổ chức, nhất là xã hội phong kiến. Chịu ảnh

hưởng của xã hội phong kiến Trung Hoa, tại Việt Nam, lễ được chế định thành
những phương châm xử thế. Kẻ bề tôi phải trung thành với vua đến mức: Quân
xử thần tử, thần bất tử bất trung (vua khiến bề tôi chết, bề tôi không chết là

17
không trung thành với vua), và nếu bất trung thì có chế tài xử phạt. Người thuộc
nữ giới phải giữ ba điều theo (Tam tòng) rất nghiệt ngã : Tại gia tong phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử (Ở nhà phải nghe theo bố, đi lấy chồng phải nghe
theo chồng, chồng chết phải nghe theo con). Cho đến cách ăn mặc cũng phải Y
phục xứng kì đức (áo quần phải ngang tầm đức độ). Nói năng thì tự xưng mình
phải khiêm tốn, gọi người phải tôn trọng. Nhìn chung, lịch sự ngày xưa là những
quy định xã hội do những người có quyền uy đặt ra và mọi người phải tuân theo.
Sự phát triển của xã hội cho thấy về sau lịch sự mới biến dần thành một nhu cầu
xã hội trong đời thường và nối lên tính lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn từ [15].
Nguyên tắc lịch sự (Principle of politeness)… chi phối mạnh mẽ đến quá
trình hội thoại, cho phép giải thích những hàm ý ở mỗi lượt lời, những hình thức
ngôn từ và cấu trúc phát ngôn trong những tình huống giao tiếp cụ thể [6].
Lịch sự là một hiện tượng mang tính phổ quát đối với mọi xã hội trong
nhiều lĩnh vực tương tác. Xuất phát từ những đặc trưng văn hoá khác nhau, các
nhà nghiên cứu về lịch sự phương Tây và phương Đông có cách tiếp cận khác
nhau về hiện tượng này. Lịch sự theo quan điểm của các tác giả Âu - Mĩ được
tuyên bố là những phổ niệm và được thể hiện cụ thể qua các mô hình về lịch sự
của R. Lakoff, Leech, Brown và Levinson. Theo các nhà nghiên cứu này, lịch sự
gắn với chiến lược của mỗi cá nhân trong tương tác xã hội nên có tên gọi là lịch
sự chiến lược. Các nhà nghiên cứu về lịch sự của phương Đông dựa trên các cứ
liệu văn hoá của Nhật Bản và Trung Quốc thì cho rằng lịch sự gắn với chuẩn
mực xã hội, chịu áp lực mạnh của chuẩn mực xã hội. Lịch sự theo cách tiếp cận
này có thể gọi là lịch sự chuẩn mực [5].
1.4.3. Tác dụng của lịch sự trong giao tiếp
Một cuộc thoại thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên

tắc hội thoại mà những người tham gia cần phải tuân thủ. Vấn đề lịch sự trong
giao tiếp ở trong xã hội hiện đại như ngày nay đang được quan tâm tới rất nhiều,
đặc biệt là vấn đề lịch sự bằng ngôn ngữ.
Lịch sự được hiểu là chuẩn mực nói năng, ứng xử, nhờ có lịch sự chúng ta
có thể đạt được điều mà chúng ta mong muốn và cùng với những hiểu biết về
lịch sự cộng với năng lực giao tiếp thì nhân vật hội thoại sẽ có những lời nói
hay, đẹp, phù hợp với hoàn cảnh và vai giao tiếp cho cuộc thoại diễn ra thành
công. Bởi vậy để đạt được hiệu quả giao tiếp bản thân người tham gia hội thoại
phải biết cách lựa chọn, sắp xếp từ ngữ và hiểu được giá trị của chúng sử dụng
đúng và linh hoạt trong bối cảnh khác nhau tạo nên tính tích cực và vẻ đẹp cũng
như ấn tượng trong giao tiếp.

18
Như vậy, lịch sự đang có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, nó là
nhân tố quyết định tới thành công hay thất bại của một cuộc giao tiếp đặc biệt là
trong đời sống phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Tầm quan trọng, vị trí chiến
lược của lịch sự trong giao tiếp đang được quan tâm đến rất nhiều, trong ngành
ngôn ngữ học hiện nay khi bàn luận đến vấn đề lịch sự được các nhà nghiên cứu
hết sức chú ý. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã trình bày
quan điểm về lịch sự trong các công trình nghiên cứu của mình.
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi đưa ra những quan
điểm nghiên cứu về lý thuyết lịch sự trên thế giới. Đó là quan điểm của R.
Lakoff, Của G. N. Leech, của P. Brown và S. Levinson. Quan điểm về lịch sự
chuẩn mực và lịch sự ở Việt Nam.
1.4.4. Quan điểm lịch sự của Lakoff
Theo Lakoff, lịch sự là phương tiện để giảm thiểu sự xung đột trong diễn
ngôn. Lakoff đề xuất hai quy tắc sử dụng ngôn ngữ: quy tắc diễn đạt rõ ràng và
quy tắc lịch sự. Quy tắc lịch sự được chi tiết hóa bằng ba quy tắc cụ thể sau: (I)
Không áp đặt (Don’t impose); (II) Để ngỏ sự lựa chọn (Offer options); (III) Hãy
thể hiện tình bằng hữu (Encourage feelings of camaraderie).

Quy tắc 1 được vận dụng trong phép lịch sự quy thức (formal politeness).
“Không áp đặt” ở đây là không áp đặt đối với người nghe (H - Hearer), không
cản trở người nghe hành động theo ý muốn của mình. Việc người nói (S -
Speaker) thể hiện lịch sự theo quy tắc không áp đặt sẽ tránh được hoặc giảm
thiểu sự áp đặt bằng cách xin phép hoặc xin lỗi người nghe “H” khi buộc người
nghe “H” phải làm việc gì đó mà người đó không muốn làm.
Ví dụ (18):
a. Give me a pen. (hãy đưa cho tôi một cây bút)
b. Could you give me a pen? (bạn có thể đưa cho tôi một cây bút?)
c. I'm sorry to bother you, but can I ask you for a pen or something?
(tôi xin lỗi vì đã làm phiền bạn, nhưng tôi có thể yêu cầu bạn cho một cây
bút hoặc một cái gì đó?)
Câu (a) là câu có mức độ áp đặt cao. Câu (b) là câu cầu khiến, sản phẩm
của hành động ngôn ngữ gián tiếp với những đặc điểm sau: không có sự tương
thích giữa cấu trúc của câu và đích ngữ dụng của phát ngôn; mức độ lịch sự của
phát ngôn được củng cố thêm bằng việc sử dụng trợ động từ tình thái “could”.
Câu (c) là câu được coi là câu thể hiện mức độ lịch sự cao nhất trong ba ví dụ

×