Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Chăm sóc và tư vấn người bệnh sau nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng phương pháp laser tại bệnh viện vinmec times city năm 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LÊ THANH HNG

CHĂM SóC Và TƯ VấN NGƯờI BệNH
SAU NộI SOI TáN SỏI NIệU QUảN NGƯợC DòNG
BằNG PHƯƠNG PHáP LASER TạI BÖNH VIÖN
VINMEC TIMES CITY N¡M 2020-2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LÊ THANH HƯƠNG
CHĂM SÓC VÀ TƯ VẤN NGƯỜI BỆNH
SAU NỘI SOI TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LASER TẠI BỆNH VIỆN
VINMEC TIMES CITY NĂM 2020-2021

Chuyên ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 8.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐINH THỊ KIM DUNG


HÀ NỘI, 2022

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo sau Đại học
cùng tồn thể các Thầy, Cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Bộ môn Điều dưỡng,
trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp,
phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Thị Kim Dung,
người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tạo
điều kiện và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Xin cảm ơn các anh, chị và các bạn học viên sau đại học chuyên ngành
Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong q trình học tập.
Đặc biệt, từ tận đáy lịng mình tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ
quan đã chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn và giành cho tơi
những tình cảm chăm sóc q báu để tơi hồn tất luận văn này.
Hà Nội, 05 tháng 07 năm 2022
Học viên

Lê Thanh Hương


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:


Phịng Đào tạo Sau đại học Trường Đại Học Thăng Long.
Bộ môn Điều dưỡng Trường Đại học Thăng Long.
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Tên tôi là: Lê Thanh Hương - học viên lớp cao học Điều dưỡng 8, chuyên ngành
Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn này hồn tồn trung thực,
chính xác, chưa có ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, 05 tháng 07 năm 2022
Học viên

Lê Thanh Hương

Thang Long University Library


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVĐKQT : Bệnh viện đa khoa quốc tế
BC

: Bạch cầu

BA

: Bệnh án

NB


: Người bệnh

DL

: Dẫn lưu

HA

: Huyết áp

Hb

: Hemoglobin

HC

: Hồng cầu

NC

: Nghiên cứu

NVYT

: Nhân viên y tế

NSNQ

: Nội soi niệu quản


PT

: Phẫu thuật

KQMĐ

: Kết quả mong đợi

TN

: Tiết niệu

UPR

: Chụp tiết niệu ngược dòng

XQ

: Chụp X-quang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Dịch tễ sỏi tiết niệu trên thế giới và tại Việt Nam ......................................... 3
1.2. Giải phẫu hệ tiết niệu ..................................................................................... 4
1.2.1. Giải phẫu hệ tiết niệu liên quan sỏi tiết niệu......................................... 4
1.2.2. Thận....................................................................................................... 4
1.2.4. Niệu quản .............................................................................................. 5
1.2.5. Bàng quang............................................................................................ 6

1.2.6. Niệu đạo ................................................................................................ 6
1.3. Sinh lý thận..................................................................................................... 7
1.3.1. Quá trình lọc ở cầu thận ........................................................................ 7
1.3.2. Quá trình tái hấp thu và bài tiết của ống thận ....................................... 7
1.4. Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu và thành phần hóa học của sỏi ..................... 8
1.4.1. Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu.............................................................. 8
1.4.2. Thành phần hóa học của sỏi tiết niệu .................................................... 9
1.4.3. Vị trí sỏi tiết niệu .................................................................................. 9
1.5. Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản ............................................................... 9
1.5.1. Chẩn đoán sỏi tiết niệu .......................................................................... 9
1.5.2. Các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu ................................................ 10
1.5.3. Phương pháp điều trị nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser ................. 10
1.6. Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân sau tán sỏi niệu quản
nội soi bằng laser ......................................................................................... 16
1.6.1. Học thuyết điều dưỡng ........................................................................ 16
1.6.2. Quy trình điều dưỡng .......................................................................... 17
1.6.3. Chăm sóc người bệnh sau nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser.......... 18
1.6.4. Chăm sóc người bệnh sau rút sonde JJ ............................................... 20
1.7. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................... 21

Thang Long University Library


1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 21
1.7.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................ 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................. 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 26
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 26

2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 26
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................... 26
2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu........................................................................ 27
2.3.1. Phương pháp, tiêu chí đánh giá ........................................................... 32
2.3.2. Đánh giá hiệu quả tư vấn giáo dục sức khỏe ...................................... 32
2.4. Phương pháp và quy trình thu thập số liệu .................................................. 35
2.4.1. Hình thức thu thập số liệu ................................................................... 35
2.4.2. Quy trình thu thập số liệu theo các bước sau: ..................................... 35
2.5. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 37
2.6. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ................... 37
2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ................................................................... 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 39
3.1. Đặc điểm của đối tượng nguyên cứu ........................................................... 39
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu.................................... 39
3.1.2. Một số đặc điểm xã hội của đối tượng nghiên cứu ............................. 40
3.1.3. Tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu .............................................. 41
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .................. 43
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng .............................................................................. 43
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ............................. 49
3.3. Hiệu quả chăm sóc, tư vấn và một số yếu tố liên quan ................................ 51
3.3.1. Kết quả chăm sóc và tư vấn cho người bệnh ...................................... 51


3.3.2. Sự thay đổi hiểu biết của người bệnh sau khi được giáo dục sức
khỏe ............................................................................................................. 58
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả chăm sóc, tư vấn ..................... 61
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 66
4.1. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh sau mổ nội soi tán sỏi niệu quản
bằng phương pháp laser .............................................................................. 66

4.1.1. Thông tin chung của người bệnh ........................................................ 66
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh .................................................... 69
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của người bệnh ............................................. 75
4.2. Đánh giá hiệu quả chăm sóc, tư vấn và một số yếu tố liên quan ................. 77
4.2.1. Chăm sóc điều dưỡng, tư vấn sức khỏe cho người bệnh .................... 77
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả chăm sóc tư vấn ...................... 80
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 83
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thang Long University Library


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................. 27

Bảng 3.1.

Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu ......................................... 39

Bảng 3.2.

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ......................................... 41

Bảng 3.3.

Tiền sử sỏi thận, sỏi niệu quản của đối tượng nghiên cứu ............ 41


Bảng 3.4.

Bệnh kèm theo của đối tượng nghiên cứu ..................................... 42

Bảng 3.5.

Loại hình phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu ............................ 42

Bảng 3.6.

Thời gian lưu viện của đối tượng nghiên cứu ................................ 42

Bảng 3.7.

Chỉ số khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu ................................ 43

Bảng 3.8.

Mạch, nhịp thở, huyết áp của đối tượng nghiên cứu ..................... 43

Bảng 3.9.

Tình trạng nhiệt độ, da, niêm mạc của đối tượng nghiên cứu ....... 44

Bảng 3.10. Biểu hiện khi nhập viện của đối tượng nghiên cứu ....................... 45
Bảng 3.11. Tình trạng tinh thần của đối tượng nghiên cứu ............................. 45
Bảng 3.12. Diễn biến cơn đau và tình trạng bụng của đối tượng nghiên cứu .. 46
Bảng 3.13. Tình trạng tiểu tiện của đối tượng nghiên cứu ............................... 47
Bảng 3.14. Tình trạng đặt sonde tiểu của đối tượng nghiên cứu ..................... 48

Bảng 3.15. Nguy cơ ngã của đối tượng nghiên cứu ......................................... 48
Bảng 3.16. Tình trạng rút sonde JJ của đối tượng nghiên cứu ......................... 49
Bảng 3.17. Vị trí sỏi niệu quản trên siêu âm/CT hệ tiết niệu của đối tượng
nghiên cứu ...................................................................................... 49
Bảng 3.18. Phân loại chỉ số Creatinin máu của đối tượng nghiên cứu ............ 50
Bảng 3.19. Kết quả tổng phân tích nước tiểu của người bệnh ......................... 50
Bảng 3.20. Thực hiện theo dõi toàn trạng cho người bệnh sau tán sỏi ............ 52
Bảng 3.21. Một số hoạt động kiểm tra, theo dõi tình trạng người bệnh sau
tán sỏi ............................................................................................. 53
Bảng 3.22. Thực hiện hướng dẫn chăm sóc người bệnh khi nằm viện ............ 54
Bảng 3.23. Thực hiện theo dõi xả nước tiểu và rút sonde tiểu cho người
bệnh sau tán sỏi .............................................................................. 54


Bảng 3.24. Biến chứng của đối tượng nghiên cứu sau khi mổ ........................ 55
Bảng 3.25. Biến chứng của đối tượng nghiên cứu sau khi ra viện .................. 56
Bảng 3.26. Thực trạng tư vấn giáo dục sức khỏe cho đối tượng nghiên cứu .. 56
Bảng 3.27. Một số hoạt động hàng ngày của đối tượng nghiên cứu trước khi
được tư vấn sức khỏe ..................................................................... 57
Bảng 3.28. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về bệnh trước khi được tư
vấn .................................................................................................. 58
Bảng 3.29. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về phương pháp tán sỏi ........ 58
Bảng 3.30. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về cách chăm sóc tại nhà
sau tán sỏi ....................................................................................... 59
Bảng 3.31. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu sau khi tham gia tư vấn giáo
dục sức khỏe ................................................................................... 60
Bảng 3.32. Hiệu quả của việc chăm sóc, tư vấn cho người bệnh .................... 61
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa hiệu quả chăm sóc, tư vấn với tuổi của
ĐTNC ............................................................................................. 61
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa hiệu quả chăm sóc, tư vấn với giới tính của

ĐTNC ............................................................................................. 62
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa hiệu quả chăm sóc, tư vấn với nơi sống của
ĐTNC ............................................................................................. 63
Bảng 3.36. Mối liên quan giữa hiệu quả chăm sóc, tư vấn với loại phẫu
thuật của ĐTNC ............................................................................. 64
Bảng 3.37. Mối liên quan giữa hiệu quả chăm sóc, tư vấn với tiền sử bệnh
của ĐTNC ...................................................................................... 65

Thang Long University Library


DANH MỤC HÌNH

Hình ảnh 1.

Hình ảnh mơ tả đường tiết niệu .................................................... 4

Hình ảnh 2.

Vị trí sỏi trong hệ tiết niệu ............................................................ 8

Hình ảnh 3.

Dây dẫn ....................................................................................... 11

Hình ảnh 4.

Ống soi niệu quản cứng .............................................................. 11

Hình ảnh 5.


Ống soi niệu quản mềm .............................................................. 12

Hình ảnh 6.

Máy c-am .................................................................................... 12

Hình ảnh 7.

Máy tán sỏi laser ......................................................................... 13

Hình ảnh 8.

Rọ gắp sỏi ................................................................................... 13

Hình ảnh 9.

Sonde tiểu.................................................................................... 13

Hình ảnh 10.

Sonde JJ ..................................................................................... 14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu .............................. 39

Biểu đồ 3.2.


Quốc tịch của đối tượng nghiên cứu .......................................... 40

Biểu đồ 3.3.

Phân bố nơi sống của đối tượng nghiên cứu .............................. 40

Biểu đồ 3.4.

Thời gian phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu ........................ 51

Biểu đồ 3.5.

Thời gian lưu viện sau tán sỏi của đối tượng nghiên cứu .......... 52

Biểu đồ 3.6.

Thời gian lưu viện sau khi rút sonde JJ của đối tượng nghiên
cứu .............................................................................................. 52

Biểu đồ 3.7.

Đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh ........... 55

Biểu đồ 3.8.

Đánh giá hiểu biết của đối tượng nghiên cứu trước khi được
tư vấn giáo dục sức khỏe ........................................................... 59

Biểu đồ 3.9.


Đánh giá hiểu biết của đối tượng nghiên cứu sau khi được tư
vấn giáo dục sức khỏe ................................................................ 60


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến trong các bệnh lý của đường tiết niệu,
thường gặp với tần xuất tái phát cao, hay gặp nhất ở các vùng nhiệt đới. Theo
nghiên cứu của Uribarri, sỏi thận tái phát với tỷ lệ 14%, 32% và 52% lần lượt
sau 1 năm, 5 năm và 10 năm [48]. Việt Nam là nước nằm trong bản đồ vành đai
sỏi tiết niệu trên thế giới. Bệnh chiếm tỉ lệ 40% - 60% bệnh lý tiết niệu, trong đó
sỏi niệu quản chiếm khoảng 28% tỷ lệ sỏi đường tiết niệu, thường gặp ở nam
nhiều hơn nữ.
Mổ mở điều trị sỏi thận là phương pháp kinh điển tuy nhiên do có những
nhược điểm như đau nhiều sau mổ, sẹo mổ dài gây mất thẩm mỹ, xơ dính tổ
chức quanh thận nhiều, thời gian nằm viện kéo dài... thêm vào đó với sự phát
triển của các phương pháp điều trị xâm nhập tối thiểu nên mổ mở ngày càng ít
được chỉ định. Thay vào đó người ta thực hiện mổ nội soi bằng phương pháp
laser, lấy sỏi qua da. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi điều trị sỏi niệu quản bằng
phương pháp laser lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể
trạng người bệnh, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm
chuyên môn của bác sĩ và trang thiết bị y tế của cơ sở điều trị.
Tại Bệnh viện Vinmec, phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser được
thực hiện thường quy đã góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chất lượng sống
cho người bệnh và có nhiều ưu điểm. Phương pháp điều trị này giúp giảm thiểu
sang chấn, giảm mất máu, giảm đau, không để lại sẹo mổ và loại bỏ những biến
chứng nặng nề liên quan đến vết mổ lớn, giảm thiểu thời gian nằm viện, tăng
tính thẩm mỹ. Kết quả phẫu thuật khơng chỉ phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh

nghiệm của phẫu thuật viên mà còn phụ thuộc vào vai trị của điều dưỡng, đặc
biệt trong theo dõi, chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật. Một số biến chứng sau
khi tán sỏi có thể gặp phải như sốt, tiểu máu, tiểu buốt, tiểu đục…nếu khơng
được phát hiện kịp thời có thể xuất hiện biến chứng nặng như mất máu, nhiễm

Thang Long University Library


2
trùng ngược dòng, nhiễm khuẩn huyết…Những biến chứng này được ghi nhận
tại kết quả nghiên cứu của một số tác giả, tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu sau
mổ xuất hiện với tỷ lệ 4% trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Quang, Vũ Lê
Chuyên (4,8%) và Lutfi Tunc (4,5%); tỷ lệ người bệnh hẹp niệu quản sau mổ
chiếm 3,7% theo nghiên cứu của Atilla Andogan [19]. Do vậy, với mục đích rút
ngắn thời gian điều trị, đảm bảo người bệnh được theo dõi tồn diện nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc, người điều dưỡng đóng vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe và cách chăm sóc sau mổ cho người bệnh.
Vậy hiện nay việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe cho người bệnh tán sỏi tại bệnh
viện Vinmec hiệu quả ra sao? Những yếu tố nào có liên quan đến hiệu quả chăm
sóc và tư vấn sức khỏe cho người bệnh?
Cho đến nay, đã có nhiều bệnh viện lớn thực hiện những phương pháp nội
soi điều trị sỏi niệu quản bằng laser và đã có nhiều báo cáo khoa học tại Việt
Nam, tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu nào về vai trị của điều dưỡng trong
việc chăm sóc sau phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser.
Vì những lý do trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chăm sóc và tư
vấn người bệnh sau nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng phương pháp
laser tại bệnh viện Vinmec Times City năm 2020-2021” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm diễn biến lâm sàng của người bệnh sau nội soi tán sỏi
niệu quản ngược dòng bằng phương pháp laser tại bệnh viện Vinmec
Times City năm 2020-2021.

2. Đánh giá hiệu quả chăm sóc, tư vấn và một số yếu tố liên quan đến chăm
sóc người bệnh sau nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng phương
pháp laser.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ sỏi tiết niệu trên thế giới và tại Việt Nam
Sỏi đường tiết niệu là bệnh do sỏi được hình thành trong đường tiết niệu.
Bệnh gặp ở mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi, mọi giới và mọi vùng địa lý. Trên thế
giới, có những vùng có tỷ lệ sỏi tiết niệu cao gọi là vành đai sỏi. Việt Nam là
nước nằm trong vùng vành đai sỏi của thế giới, tỷ lệ sỏi gặp từ 2%-12% dân
số tùy theo vùng. Người ta thấy tỷ lệ sỏi đường tiết niệu tăng lên ở các nước
công nghiệp phát triển, và tỷ lệ sỏi đường tiết niệu thấp hơn ở các nước mà
nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Tỷ lệ sỏi đường tiết niệu cao ở những
vùng khí hậu nóng và khơ, ở Israel tỷ lệ sỏi đường tiết niệu cao hơn các vùng
ôn đới ở Châu Âu.
Trước năm 1900, bệnh gặp chủ yếu là sỏi bàng quang, xảy ra ở trẻ em với
thành phần chính của sỏi là amoni axit uric, có hoặc khơng có canxi- oxalat. Sau
1900, bức tranh về sỏi đường tiết niệu thay đổi với biểu hiện chủ yếu là sỏi
đường tiết niệu cao (đài bể thận và niệu quản), xảy ra chủ yếu là người lớn với
thành phần chủ yếu là sỏi canxi-oxalat có hoặc khơng có canxi- phốt phát. Sự
thay đổi này là do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và vệ sinh.
Sỏi đường tiết niệu với thành phần magiê- amoni-phốt phát thường xảy ra
ở những người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, chủ yếu thấy ở những phụ nữ bị
nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà loại vi khuẩn có khả năng phân hủy ure thành
ammonia và các-bon-đi-ơ-xít. Ở nhiều nước, nhất là những nước chậm phát
triển, đây vẫn là tuýp sỏi thường gặp ở trẻ em. Sỏi axit uric thường chỉ chiếm ít
hơn các loại sỏi khác. Tuy nhiên, ở những nước có nền kinh thế phát triển, mức

sống cao như ở trung tâm Châu Âu, các quốc gia vùng vịnh nhiều dầu mỏ, một
phần Nam Mỹ, tỷ lệ sỏi axit uric cao tới 25%. Những người ăn chế độ nhiều
protein động vật (giàu purin) hoặc uống nhiều bia (có chứa nhiều purin) có nguy
cơ cao bị sỏi axit uric. Tại Mỹ theo một nghiên cứu tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu là

Thang Long University Library


4
8,8%. Ở nam giới, tỷ lệ mắc sỏi là 10,6% và 7,1% ở nữ giới. Sỏi tiết niệu phổ
biến hơn ở những người béo phì và tiểu đường.
Ở Việt Nam, gặp chủ yếu là sỏi canxi-oxalat và canxi-phốt phát hoặc
sỏi hỗn hợp, loại sỏi này chiếm tỷ lệ 60%-80% các loại sỏi. Sỏi axit uric trước
đây ít gặp, nhưng hiện nay do tỷ lệ bệnh Gút gia tăng, nên tỷ lệ sỏi này cũng
tăng lên. Sỏi struvite cũng hay gặp vì tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cịn
cao, nhất là ở phụ nữ.
1.2. Giải phẫu hệ tiết niệu
1.2.1. Giải phẫu hệ tiết niệu liên quan sỏi tiết niệu
Hệ tiết niệu bao gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến
tiền liệt. Các tạng này liên quan mật thiết với nhau cả về giải phẫu và hoạt động
chức năng (Hình 1.1.)

Hình 1. Hình ảnh mơ tả đường tiết niệu
Nguồn: Tài liệu giảng dạy Đại học Y Hà Nội
1.2.2. Thận
Mỗi người có hai thận nằm phía sau phúc mạc, ở 2 bên cột sống. Thận
bên phải thấp hơn thận bên trái. Cực trên thận ngang mức đốt sống D11 (bên trái


5

ngang bờ trên D11, bên phải ngang bờ dưới D11). Cực dưới thận ngang mức
mỏm ngang cột sống L3 (bên trái ngang bờ trên mỏm ngang L3, bên phải ngang
bờ dưới mỏm ngang L3). Mỗi thận có trọng lượng trung bình 130 - 135 gram,
kích thước trung bình 12 x 6 x 3cm. Phía sau xương sườn 12 bắt chéo ngang qua
thận, chia thận làm 2 phần: tầng ngực liên quan với phổi và khoang màng phổi;
tầng bụng liên quan với thành lưng. Do thận nằm một nửa tầng bụng, một nửa
tầng ngực nên bình thường khi khám thận chỉ sờ thấy cực dưới thận. Khi thận to
vượt ra khỏi vịm hồnh thì khám phát hiện thận dễ dàng hơn. Thận là một tạng
đặc, có nhu mơ dày 1,5 - 1,8cm, bao phủ ngồi nhu mơ thận là vỏ thận dai và
chắc [22].
Nhu mô thận được chia 2 vùng:
Vùng tủy chứa các tháp Malpyghi, mỗi tháp Malpyghi tương ứng một đài
nhỏ, có đỉnh hướng về đài nhỏ. Trong đó chứa hệ thống ống góp trước khi đổ
vào đài thận.
Vùng vỏ thận là nơi chứa các đơn vị chức năng thận (nephron). Mỗi thận
chứa 1 - 1,5 triệu nephron, tập trung chủ yếu ở vùng vỏ, chỉ 10 - 20 số nephron
nằm vùng tủy thận.
Rốn thận là nơi cuống thận đi vào thận, là nơi phẫu thuật vào trong thận.
Nếu rốn thận rộng, phẫu thuật thuận lợi hơn các trờng hợp rốn thận hẹp.
1.2.4. Niệu quản
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, dài 25 - 30
cm. Niệu quản tiếp nối với bể thận ngang mức mỏm ngang cột sống L2 - L3.
Trước khi niệu quản đổ vào bàng quang, có một đoạn niệu quản đi trong thành
bàng quang và kết thúc bằng 2 lỗ niệu quản. Niệu quản có đường kính ngồi 4 5 mm, đường kính trong 2 - 3 mm, nhưng đường kính trong có thể căng rộng
7mm. Niệu quản có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp
niêm mạc. Niệu quản được chia thành 3 đoạn là niệu quản trên, niệu quản giữa
và niệu quản dưới. Một số tác giả chia niệu quản thành 2 đoạn: niệu quản gần từ

Thang Long University Library



6
chỗ niệu quản bắt chéo bó mạch chậu lên trên và niệu quản xa từ chỗ niệu quản
bắt chéo bó mạch chậu xuống dưới bàng quang [22].
1.2.5. Bàng quang
Bàng quang là một túi chứa nước tiểu nằm ngay sau khớp mu. Khi rỗng,
bàng quang nấp toàn bộ sau khớp mu, nhưng khi đầy nước tiểu nó vượt lên trên
khớp mu, có khi tới sát rốn. Bàng quang được cấu tạo gồm 4 lớp, từ trong ra
ngoài gồm lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, lớp thanh mạc. Trong đó
lớp dưới niêm mạc rất lỏng lẻo làm cho lớp cơ và lớp hạ niêm có thể trợt lên
nhau. Cơ bàng quang gồm 3 lớp là lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ chéo ở giữa và
lớp cơ dọc ở ngồi. Bình thường, dung tích bàng quang khoảng 300 - 500ml.
Trong một số trờng hợp bệnh lý, dung tích bàng quang có thể tăng tới hàng lít
lúc đó khám lâm sàng thấy cầu bàng quang, hay dung tích bàng quang giảm chỉ
cịn vài chục mililít (bàng quang bé) [22].
Lịng bàng quang được che phủ bởi một lớp niêm mạc. Bàng quang được
nối thông với bể thận bởi 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản tạo với cổ bàng quang
một tam giác, gọi là tam giác bàng quang (trigone). Đường gờ cao nối 2 lỗ niệu
quản là gờ liên niệu quản, một mốc giải phẫu quan trọng khi tìm lỗ niệu quản. Ở
phía dưới, bàng quang được mở thẳng ra ngồi bằng niệu đạo. Ở nam giới, niêm
mạc niệu đạo tuyến tiền liệt và niêm mạc bàng quang cùng bản chất [22].
1.2.6. Niệu đạo
Niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra miệng sáo, niệu đạo
nam giới đồng thời là đường đi chung của hệ tiết niệu và hệ sinh dục (khi xuất
tinh). Ở người trưởng thành, niệu đạo nam giới dài từ 14 - 16 cm, được chia ra
làm hai phần:
Niệu đạo sau: dài 4 cm, gồm niệu đạo tuyến tiền liệt (dài 3 cm) và niệu
đạo màng (1-1,5 cm) xuyên qua cân đáy chậu giữa. Khi chấn thương vỡ xương
chậu, niệu đạo màng dễ bị tổn thương. Niệu đạo tuyến tiền liệt thường chỉ bị tổn
thương trong các thủ thuật nội soi tiết niệu [22].



7
Niệu đạo trước: dài từ 10 - 12 cm, gồm niệu đạo dương vật (di động),
niệu đạo bìu, niệu đạo tầng sinh mơn. Niệu đạo trước có vật xốp bao quanh, khi
chấn thương vật xốp dễ bị tổn thương gây chảy máu nhiều, hay để lại di chứng
hẹp niệu đạo hơn niệu đạo sau [22].
Niệu đạo nữ cố định dài 3 cm, tương ứng nh niệu đạo sau ở nam giới, liên
quan chặt chẽ với thành trước âm đạo [22].
1.3. Sinh lý thận
Quá trình tạo nước tiểu của thận được thực hiện thơng qua 3 giai đoạn:


Q trình lọc ở cầu thận.



Q trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu.



Q trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận.

Kết quả của cả 3 quá trình trên là nước tiểu được tạo ra.
1.3.1. Quá trình lọc ở cầu thận
Cứ mỗi phút có khoảng hơn 1 lít máu qua thận, người trưởng thành sau
1 giờ có thể lọc 60 lít máu và có 7.5 lít dịch lọc được tạo ra. Như vậy với lượng
5 lít máu trong cơ thể con người, sau 24 giờ có thể chảy qua thận 288 lần hay cứ
5 phút thì đi qua 1 lần. Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận.
Cơ chế lọc qua màng lọc cầu thận phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các

áp suất bên trong mao mạch cầu thận và bao Bowman. Các áp suất đó gồm có:
- Áp suất thủy tĩnh của mao mạch thận (PH)
- Áp suất keo trong mao mạch cầu thận (PK)
- Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman (PB)
- Áp suất lọc hữu hiệu (PL): PL = PH - (PK + PB), khoảng 10mmHg.
Quá trình lọc chỉ xảy ra khi PL > 0 hoặc hay PH > P K + PB..
1.3.2. Quá trình tái hấp thu và bài tiết của ống thận
Nước tiểu đầu sau khi được lọc ở cầu thận vẫn còn nhiều chất dinh
dưỡng nên sẽ được tái hấp thu tại ống thận. Trung bình mỗi ngày có khoảng 170

Thang Long University Library


8
- 180 lít nước tiểu đầu được tạo ra nhưng sau khi tái hấp thu thì chỉ có khoảng 1
- 2 lít nước tiểu thực sự được hình thành.
Sau khi vào bao Bowman, dịch lọc cầu thận đi vào hệ thống ống thận
bao gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp. Tại đây sẽ xảy ra
quá trình tái hấp thu và bài tiết một số chất để biến dịch lọc thành nước tiểu. Có
khoảng 1.5 lít nước tiểu được tạo thành đổ vào bể thận, rồi theo niệu quản xuống
chứa ở bàng quang trước khi được bài tiết ra ngồi. Thành phần của nước tiểu
chính là nước, các chất cặn bã (acid uric, creatinin, ure...), sản phẩm chuyển hóa
của một số thuốc, các ion điện giải (K+, H+...).
1.4. Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu và thành phần hóa học của sỏi
1.4.1. Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu
- Sỏi tiết niệu được hình thành do sự lắng đọng của một số tinh thể trong
nước tiểu ở đường niệu. Sỏi tiết niệu là sỏi nằm ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu
( bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…). Nếu không điều trị
sớm, bệnh dễ gây biến chứng như nhiễm trùng, suy thận cấp hoặc mạn.
- Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi tiết niệu rất thường gặp. Sỏi niệu

quản có thể được hình thành tại chỗ , thường ở vị trị hẹp của niệu quản do sự
lắng đọng lâu ngày của các tinh thể canxi, oxalate, phosphate hoặc có thể do sỏi
rơi từ bể thận xuống niệu quản.

Hình ảnh 2. Vị trí sỏi trong hệ tiết niệu
* Nguyên nhân sinh bệnh sỏi niệu quản.


9
- Có nhiều ngun nhân gây sỏi tiết niệu. Ngồi các yếu tố do ăn uống, sỏi
thận có thể xuất hiện do những rối loạn chuyển hoá, các bệnh tiết niệu, bệnh đường
ruột, rối loạn chức năng tiểu cầu thận, bệnh lý thần kinh hoặc do thuốc điều trị.
Giảm bài tiết nước tiểu có thể do thói quen uống ít nước, mất nước do làm việc
trong mơi trường nóng hay do ỉa chảy kéo dài cũng là yếu tố nguy cơ để làm hình
thành sỏi tiết niệu.
1.4.2. Thành phần hóa học của sỏi tiết niệu
Canxi oxalat là thành phần hóa học chủ yếu có trong 91,54% sỏi, tiếp theo
là axit uric 4,28%, struvite 2,29%, canxi photphat 1,49%, và cystin 0,4%. Sỏi
thận, niệu quản và bàng quang chủ yếu là sỏi chứa canxi oxalat với tỷ lệ lần lượt
là 96,1%, 94,1% và 62,3%.[27]
1.4.3. Vị trí sỏi tiết niệu
Sỏi có thể ở tất cả các vị trí của đường bài xuất như ở đài bể thận, niệu quản,
bang quang và niệu đạo.
- Sỏi NQ: 80% sỏi NQ là do sỏi thận rơi xuống bàng quang rồi tự đái ra
ngồi, số cịn lại thường dừng ở đoạn hẹp niệu NQ ( đoạn bể thận –NQ, đoạn NQ
bắt chéo động mạch chậu, đoạn sát bàng quang).
- Sỏi NQ được chia làm sỏi NQ 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới, việc chia nhỏ
theo vị trí sỏi được áp dụng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
1.5. Chẩn đốn và điều trị sỏi niệu quản
1.5.1. Chẩn đoán sỏi tiết niệu

- Triệu chứng lâm sàng: Đau lưng và bên hông, thường ngay dưới xương
sườn. Đau có thể thay đổi vị trí, như:
+ Đau lan xuống bụng dưới và có thể cả háng
+ Đau đến từng đợt
+ Đau thay đổi cường độ và vị trí
+ Đau khi đi tiểu

Thang Long University Library


10
Ngồi ra có thể người bệnh (NB) cảm thấy
+ Buồn nôn và / hoặc nôn mửa
+ Đi tiểu thường xuyên hơn
+ Nước tiểu đục hoặc có mùi hơi
+ Nước tiểu có máu
Cũng có thể NB bị sốt nếu bị nhiễm trùng đường tiểu.
- Cận lâm sàng: siêu âm hệ tiết niệu, X-quang thận thường, UIV, hoặc
chụp UPR có thể phát hiện thấy sỏi.
1.5.2. Các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu
- Nội soi tán sỏi thận qua da ( PNL- Percutaneousnnephrolithotomy) là
một phương pháp nội soi đặc biệt để điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản hiệu quả
cao. Bệnh nhân sẽ được gây mê tồn thân, sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng 1
kim chọc qua da vùng lưng vào trong thận. Đường hầm của kim chọc dò sẽ được
nong rộng bằng dụng cụ nong để đạt được kích thước mong muốn, qua đó cho
phép đưa vào máy nội soi tán sỏi. Sỏi sẽ được tán thành mảnh vụn và đồng thời
hút ra ngồi. Sau đó, cũng qua đường hầm, bác sỹ đặt một ống thông thận giúp
việc chụp kiểm tra sau mổ. Ống thông này sẽ được rút ra sau 24 – 48 giờ. Trong
một số trường hợp, có thể cần bổ sung tán sỏi ngồi cơ thể để xử lý các mảnh sỏi
cịn sót lại.

- Nội soi niệu quản ống mền tán sỏi thận là kỹ thuật cao đáp ứng cao hơn
trong chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi thận. Đây là phẫu thuật chỉ thực hiện ở một
số bệnh viện lớn có trang bị máy soi niệu quản và máy laser công suất lớn
(Laser Holmium YAG).
- Nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng là phẫu thuật theo đường ống tự
nhiên của cơ thể ( đường dẫn nước tiểu) nên khơng có vết mổ, khơng có các tai
biến – biến chứng của phẫu thuật mở lấy sỏi, đạt tỉ lệ sạch sỏi cao.
- Nội soi sau phúc mạc hiện là phương pháp ít xâm nhập điều trị hiệu quả
đặc biệt đối với sỏi niệu quản đoạn cao và sỏi bể thận đơn thuần.
1.5.3. Phương pháp điều trị nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser


11
Nguyên lý của phương pháp tán sỏi nội soi niệu quản bằng Laser
Niệu quản là một ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Nếu một
viên sỏi mắc kẹt trong niệu quản, nó có thể gây tắc nghẽn và nước tiểu chảy
ngược vào thận.
Tán sỏi bằng laser là kỹ thuật sử dụng năng lượng laser phá vỡ sỏi niệu
quản thành mảnh nhỏ để nó có thể đi xuống bàng quang và đi ra ngoài. Các
mảnh vỡ sẽ được bác sĩ phẫu thuật lấy ra bằng một cái rổ đặc biệt hoặc để ở vị
trí mà chúng sẽ di chuyển từ niệu quản đến bàng quang, sau đó ra khỏi cơ thể
cùng với nước tiểu.
Thiết bị nội soi tán sỏi laser
Trước tiên, ống soi niệu quản được đưa từ niệu đạo vào bàng quang, phẫu
thuật viên quan sát hình ảnh trên màn hình nội soi, xác định lỗ niệu quản bên có
sỏi và luồn dây dẫn đường lên niệu quản.

Hình ảnh 3. Dây dẫn

Hình ảnh 4. Ống soi niệu quản cứng


Thang Long University Library


12

Hình ảnh 5. Ống soi niệu quản mềm
Ống soi sau đó được đưa lên niệu quản theo dây dẫn đường để tiếp cận tới
viên sỏi. Một số trường hợp khó tiếp cận sỏi cần phải quan sát đồng thời màn
hình nội soi và màn hình X-quang tăng sáng.

Hình ảnh 6. Máy c-am
Khi phẫu thuật viên quan sát được sỏi trên màn hình nội soi, sỏi sẽ được tán vụn
bằng năng lượng LASER (dây laser được đưa vào để tán sỏi qua một đường ống
rỗng bên trong ống soi niệu quản), hoặc bằng que tán siêu âm, hoặc xung hơi.


13

Hình ảnh 7. Máy tán sỏi laser
Sau khi sỏi đã vỡ vụn, các mảnh sỏi được gắp ra ngoài bằng rọ hoặc kìm gắp
sỏi. Và cuối cùng là người bệnh sẽ được đặt sonde tiểu và sonde JJ.

Hình ảnh 8. Rọ gắp sỏi

Hình ảnh 9. Sonde tiểu

Thang Long University Library



14

Hình ảnh 10. Sonde JJ
Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định: Hiện nay tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser
được áp dụng tốt nhất cho sỏi niệu quản 1/3 giữa và dưới với kích thước sỏi <
2cm mà điều trị nội khoa hoặc tán ngoài cơ thể thất bại và thận còn chức năng.
- Chỉ định tương đối: cho sỏi < 2cm ở niệu quản 1/3 trên nếu tiên lượng
có thể đặt máy lên tiếp cận sỏi.
- Chống chỉ định
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu chưa điều trị ổn định.
+ Người bệnh đang điều trị rối loạn đơng máu, đang dùng thuốc chống
đơng.
+ NB có dị tật, hẹp đường tiết niệu không đặt máy được.
+ NB suy thận, thận mất chức năng.
- Chống chỉ định tương đối
+ Hẹp niệu đạo
+ U xơ TLT trên 50 Gram
+ Xơ hẹp lỗ niệu quản.
+ Khối u đường tiết niệu
+ Phẫu thuật cũ đường tiết niệu


×