Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nguyễn thị hảo luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp i phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung tại sở y tế tỉnh yên bái năm 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 96 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢO

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ
ĐẤU THẦU MUA THUỐC TẬP TRUNG TẠI
SỞ Y TẾ TỈNH YÊN BÁI NĂM 2020-2021

HÀ NỘI, NĂM 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢO

PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ
ĐẤU THẦU MUA THUỐC TẬP TRUNG TẠI
SỞ Y TẾ TỈNH YÊN BÁI NĂM 2020-2021
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK60720412
Người hướng dẫn khoa học:

TS. Kiều Thị Tuyết Mai

Nơi thực hiện:


Trường Đại học Dược Hà Nội
Sở Y tế tỉnh Yên Bái
Từ tháng 9/2022 đến tháng 2/2023

Thời gian thực hiện:

HÀ NỘI, NĂM 2023


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo,
gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Lời đầu tiên, Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới:
TS. Kiều Thị Tuyết Mai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp
đỡ tơi từng bước hồn thành Luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Tập thể các thầy giáo, cơ giáo, cán bộ
Phịng Quản lý đào tạo – BP sau đại học, khoa Quản lý và Kinh tế
Dược, các Bộ mơn, các Phịng, Ban của Trường Đại học Dược Hà Nội
đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y tế Yên Bái, cán
bộ của phịng Nghiệp vụ Dược đã tạo điều kiện cho tơi về mọi mặt để
tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn này.
Lời cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ
và đóng góp giúp tơi hồn thành tốt Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN


Nguyễn Thị Hảo


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................... 3
1.1. Một số nội dung cơ bản về đấu thầu thuốc, danh mục thuốc trúng
thầu và sử dụng thuốc trúng thầu........................................................... 3
1.1.1. Khái niệm đấu thầu thuốc................................................................. 3
1.1.2. Danh mục thuốc trúng thầu .............................................................. 4
1.1.3. Ký hợp đồng và sử dụng thuốc trúng thầu ....................................... 4
Quy định về ký hợp đồng và sử dụng thuốc trúng thầu ...................... 5
1.2. Thực trạng về việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại
Việt Nam.................................................................................................... 8
1.2.1. Thực trạng thực hiện kết quả thuốc trúng thầu tập trung ................. 8
1.2.2. Một số nguyên nhân trong việc thực hiện kết quả trúng thầu........ 13
1.3. Sơ lược ngành y tế tỉnh Yên Bái .................................................... 14
1.3.1. Vài nét về ngành y tế của Yên Bái................................................. 14
1.3.2. Về hoạt động đấu thầu mua thuốc tập trung tại tỉnh Yên Bái ....... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 20
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 20
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022- Tháng 02/2023 .............. 20
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 20
2.2.1. Biến số nghiên cứu:........................................................................ 20
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................ 25
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 25
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 29

3.1. So sánh kết quả thuốc trúng thầu và thực hiện kết quả thuốc trúng
thầu tập trung tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 20202021 .......................................................................................................... 29
3.1.1. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo khoản mục, giá trị ................. 29
3.1.2. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo nhóm tiêu chí kỹ thuật của thuốc
30


3.1.3. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý ......... 31
3.1.4. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo nguồn gốc xuất xứ ................ 35
3.1.5. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo hạng bệnh viện ...................... 36
3.1.6. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo đường dùng ........................... 39
3.1.7. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo phân tích ABC ...................... 40
3.2. Phân tích một số tồn tại trong việc thực hiện kết quả trúng thầu
thuốc tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020-2021 ... 41
3.2.1. Vấn đề danh mục thuốc thực hiện so với danh mục thuốc trúng thầu
........................................................................................................ 42
3.2.2. Vấn đề danh mục thuốc thực hiện theo nhóm tiêu chí kỹ thuật .... 43
3.2.3. Vấn đề danh mục thuốc thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý ... 45
3.2.4. Vấn đề danh mục thuốc thực hiện theo nguồn gốc xuất xứ ........... 49
3.2.5. Vấn đề danh mục thuốc thực hiện theo đường dùng ..................... 50
3.2.6. Vấn đề danh mục thuốc nhóm A thực hiện theo tác dụng dược lý 51
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ......................................................................... 54
4.1. Đánh giá việc thực hiện thuốc theo kết quả trúng thầu năm 20202021 tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................ 54
4.1.1. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo khoản mục, giá trị ................. 54
4.1.2. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật ..... 55
4.1.3. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý ......... 56
4.1.4. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo nguồn gốc xuất xứ ................ 57
4.1.5. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo đường dùng ........................... 59
4.1.6. Danh mục thuốc sử dụng theo A, B, C .......................................... 60
4.1.7. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo hạng bệnh viện ...................... 60

4.2. Phân tích số tồn tại trong việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc
tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020-2021 .............. 61
4.2.1. Vấn đề về DM thuốc thực hiện và DM thuốc không thực hiện ..... 61
4.2.2. Vấn đề thực hiện thuốc theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật ................ 63
4.2.3. Vấn đề thực hiện thuốc theo nhóm tác dụng dược lý .................... 65
4.2.4. Vấn đề thực hiện thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ........................... 66
4.2.5. Vấn đề thực hiện thuốc theo đường dùng ...................................... 66
4.2.6. Vấn đề thực hiện thuốc theo phân tích ABC ................................. 67
KẾT LUẬN ................................................................................................ 69


KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 73


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BDG

Giải nghĩa
Biệt dược gốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


BYT

Bộ Y tế

DMT

Danh mục thuốc

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

KHLCNT

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

KQLCNT

Kết quả lựa chọn nhà thầu

UBND

Ủy ban nhân dân

SKM


Số khoản mục

KM

Khoản mục

BDG hoặc
TĐĐT

Biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị

Luật Đấu thầu
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
số 43/2013
Luật Dược
105/2016

Luật Dược số 105/2016/QH13

Nghị định số
54/2017

Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Dược

Nghị định số

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu


63/2014
TCKT

Tiêu chí kỹ thuật


Chữ viết tắt
TH/TT

Giải nghĩa
Thực hiện/ Trúng thầu

Thông tư số
09/2016

Thông tư số 09/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của Bộ Y tế
ban hành danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu
thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức
đàm phán giá.

Thơng tư số
11/2016

Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 của Bộ Y tế
quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập

Thông tư số

Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế
quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập


15/2019
Thông tư số
21/2013

Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 của Bộ Y tế
quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều
trị trong bệnh viện

Thông tư số
30/2018

Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế
ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh tốn đối với
thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuố phóng xạ và chất đánh dấu
thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y
tế.

G1

Gói thầu thầu số 01: Mua thuốc theo tên generic tập trung
tỉnh Yên Bái năm 2020-2021

G2

Gói thầu số 02: Mua thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương
điều trị tập trung tỉnh Yên Bái năm 2020-2021

G3


Gói thầu số 03: Mua thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu tập
trung tỉnh Yên Bái năm 2020-2021


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung bảng

Trang

Bảng 1.1

Tỷ lệ về số khoản mục và giá trị so với trúng thầu ở
một số tỉnh

9

Bảng 1.2

Tỷ lệ giá trị trúng thầu của nhóm kháng sinh tại một
số tỉnh

10

Bảng 1.3

Tỷ lệ trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ

11


Bảng 1.4

Tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu theo nguồn gốc tại
một số tỉnh

12

Bảng 1.5

Tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu theo đường dùng
của thuốc ở một số tỉnh

12

Bảng 2.1

Biến số nghiên cứu của Mục tiêu 1

20

Bảng 2.2

Biến số nghiên cứu của Mục tiêu 2

23

Bảng 3.1

Thuốc trúng thầu và thực hiện theo SKM, giá trị


29

I

Danh mục bảng

Thuốc trúng thầu và thực hiện theo thực hiện theo
Bảng 3.2

nhóm TCKT

30

Bảng 3.3

Thuốc trúng thầu và thực hiện theo thực hiện theo
nhóm TDDL

31

Bảng 3.4

Thuốc trúng thầu và thực hiện theo thực hiện theo
nguồn gốc

35

Bảng 3.5


Thuốc trúng thầu và thực hiện theo thực hiện theo
hạng bệnh viện

36

Bảng 3.6

Thuốc trúng thầu và thực hiện theo đường dùng

39


Bảng

Nội dung bảng

Trang

Bảng 3.7

Thuốc trúng thầu và thực hiện theo phân tích ABC

40

Bảng 3.8

Các vấn đề tồn tại được tiến hành nghiên cứu trong
Mục tiêu 2

41


Bảng 3.9

Phân loại theo tỷ lệ giá trị thực hiện

42

Bảng 3.10

Tỷ lệ thực hiện của thuốc theo nhóm TCKT

43

Bảng 3.11

Tỷ lệ thực hiện của thuốc theo nhóm tác dụng dược


45

Bảng 3.12

Tỷ lệ thực hiện của thuốc nguồn gốc

49

Bảng 3.13

Tỷ lệ thực hiện của thuốc theo đường dùng


50

Bảng 3.14

Cơ cấu thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý

51

DANH MỤC HÌNH
Hình

Nội dung bảng

Hình 1

Quy trình đấu thầu thuốc tập trung

Trang
4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người
nhằm mục đích phịng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm
nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược,
thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm [2]. Giá thuốc luôn là
vấn đề không những ngành y tế mà cả xã hội đặc biệt quan tâm. Để bảo đảm
cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý cho nhu cầu phòng
bệnh, chữa bệnh của nhân dân, phù hợp với cơ cấu bệnh tật và yêu cầu quốc
phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa

và thuốc hiếm. Nhà nước xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật quy định về công tác đấu thầu mua sắm thuốc được đặc biệt quan tâm,
liên tục thay đổi nhằm mục đích hồn thiện công tác đấu thầu thuốc tại các
cơ sở y tế cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Tổ chức mua sắm thuốc qua phương pháp đấu thầu tập trung có nhiều
ưu điểm như: giúp tiết kiệm thời gian đấu thầu thuốc cho các đơn vị y tế,
thống nhất giá thuốc trúng thầu trên toàn địa bàn tỉnh, đảm bảo giá thuốc công
bằng hợp lý đối với mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên với nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan, vẫn còn những tồn tại, vướng mắc nhất định như: công tác
dự trù chưa sát thực tế sử dụng, đơn vị y tế và nhà thầu chưa thực hiện đầy đủ
kết quả đấu thầu, việc giám sát, quản lý thực hiện kết quả trúng thầu của các
đơn vị cịn chưa kịp thời và gặp nhiều khó khăn,…Vì vậy cần tìm hiểu xem
việc sử dụng thuốc theo kết quả đấu thầu tập trung cho các cơ sở y tế cơng lập
trên địa bàn tỉnh cịn có những vấn đề, tồn tại gì cần khắc phục.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế tỉnh Yên Bái
được giao nhiệm vụ là đơn vị thực hiện đấu thầu thuốc tập trung cho các cơ sở
y tế công lập trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị y tế căn cứ vào kết quả trúng thầu
tập trung để thực hiện ký kết hợp đồng với các nhà thầu và mua thuốc với
mức giá thống nhất trong toàn tỉnh.
1


Việc phân tích thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại các cơ sở khám
chữa bệnh nhằm chỉ ra những tồn tại, khó khăn trong cơng tác đấu thầu thuốc
tập trung. Do vậy tơi thực hiện đề tài: “Phân tích việc thực hiện kết quả đấu
thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế tỉnh Yên Bái năm 2020-2021” với các mục
tiêu sau:
- So sánh việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại các cơ sở
y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020-2021.
- Phân tích một số tồn tại trong việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc

tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020-2021.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị và đề xuất
nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng tác đấu thầu tại Sở Y tế tỉnh Yên
Bái trong những năm tiếp theo.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số nội dung cơ bản về đấu thầu thuốc, danh mục thuốc
trúng thầu và sử dụng thuốc trúng thầu
1.1.1. Khái niệm đấu thầu thuốc
Theo pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm đấu
thầu thuốc là gì, mà chỉ có quy định về đấu thầu và thuốc. Cụ thể:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp
đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
... trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
theo Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013 [1] được sửa đổi bởi Điểm d
Khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác cơng tư 2020 có hiệu
lực từ ngày 01/01/2021 [3].
Tại Khoản 2 Điều 2 Luật Dược 2016 [2] có đưa ra khái niệm về thuốc,
cụ thể: “Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người
nhằm Mục đích phịng bệnh, chẩn đốn bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm
nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa
dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.”
Dựa trên quy định về khái niệm đấu thầu và thuốc, có thể hiểu đấu thầu
thuốc là q trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp
chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu được sử dụng cho người. Mục
đích phịng bệnh, chữa bệnh, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng
sinh lý cơ thể bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc

xin và sinh phẩm trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế.
Đấu thầu thuốc được áp dụng với những đơn vị có sử dụng nguồn kinh
phí từ ngân sách nhà nước, nguồn quỹ Bảo hiểm y tế và nguồn thu hợp pháp
khác nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh theo Khoản 1 Điều 13 Thông
thư số 15/2019/TT-BYT [13]
3


1.1.2. Danh mục thuốc trúng thầu
Danh mục thuốc trúng thầu là Danh mục thuốc được tổng hợp sau khi
có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Bên mời thầu/ Chủ đầu
tư. Danh mục thuốc trúng thầu bao gồm thông tin thuốc trúng thầu, đơn giá
trúng thầu, số lượng trúng thầu, nhà thầu trúng thầu. Quá trình thực hiện lựa
chọn nhà thầu mua thuốc tập trung (theo phương thức một giai đoạn, hai túi
hồ sơ) được quy định tại Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014, Thông tư
15/2019, cụ thể như sau:
Hình 1. Quy trình đấu thầu thuốc tập trung

Hình thức được áp dụng đối với đấu thầu mua thuốc tập trung là đấu
thầu rộng rãi để đảm bảo tính cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch.
1.1.3. Ký hợp đồng và sử dụng thuốc trúng thầu
Hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động đấu thầu thuốc được thay đổi
theo từng giai đoạn và ngày càng hoàn thiện hơn. Công tác đấu thầu thuốc
được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
4


Luật Dược số 105/2016/QH13;

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Thông tư số 09/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của Bộ Y tế ban hành
danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc
được áp dụng hình thức đàm phán giá. Thơng tư này đã được thay thế bởi
Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 .
Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của Bộ Y tế ban hành
danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và
khả năng cung cấp. Thông tư này đã được thay thế bởi Thông tư số
03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019.
Thông tư hướng dẫn việc đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công
lập: Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 của Bộ Y tế. Thông tư này
đã được thay thế bởi Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019.
Quy định về ký hợp đồng và sử dụng thuốc trúng thầu
Sau khi Kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, thỏa thuận khung
được ký bởi nhà thầu và bên mời thầu/chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ sở khám
chữa bệnh tiến hành ký hợp đồng và thực hiện cung ứng thuốc theo hợp đồng
trong khoảng thời gian quy định trong HSMT.
a) Việc mua vượt số lượng thuốc đã trúng thầu tại các cơ sở y tế được
quy định tại:
* Điều 28 Thông tư số 11/2016 như sau [9]:
- Cơ sở y tế không được mua vượt số lượng thuốc của một nhóm thuốc
trong kết quả lựa chọn nhà thầu nếu như chưa mua hết số lượng thuốc trong các
nhóm thuốc khác của cùng hoạt chất đã trúng thầu theo các hợp đồng đã ký.
- Các trường hợp sau đây được phép mua vượt nhưng số lượng không
được vượt quá 20% so với số lượng của nhóm thuốc đó trong hợp đồng đã ký
và khơng phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung:
5



+ Đã sử dụng hết số lượng thuốc của các nhóm khác và chỉ cịn số
lượng thuốc trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị;
+ Các nhóm thuốc khác của cùng hoạt chất đã trúng thầu nhưng buộc
phải dừng cung ứng, hết hạn số đăng ký (nhưng chưa được cấp lại) hoặc
thuốc bị đình chỉ lưu hành, thuốc bị rút ra khỏi danh mục thuốc có chứng
minh tương đương sinh học sau khi đã trúng thầu;
+ Nhà thầu chưa cung cấp hết số lượng thuốc của một nhóm thuốc
trong hợp đồng đã ký nhưng khơng có khả năng cung cấp tiếp vì các lý do bất
khả kháng, trong trường hợp này phải có thơng báo bằng văn bản kèm theo tài
liệu chứng minh.
* Điều 37 Thông tư số 15/2019 [13] quy định về việc mua vượt số
lượng thuốc đã trúng thầu tại cơ sở y tế chặt chẽ hơn:
- Cơ sở y tế không được mua vượt số lượng thuốc của một nhóm thuốc
trong kết quả lựa chọn nhà thầu nếu chưa mua hết số lượng thuốc trong các
nhóm thuốc khác của cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm lượng, cùng
dạng bào chế đã trúng thầu theo các hợp đồng đã ký.
- Các trường hợp sau đây được phép mua vượt nhưng số lượng không
được vượt quá 20% so với số lượng của nhóm thuốc đó trong hợp đồng đã ký
và khơng phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung:
+ Đã sử dụng hết số lượng thuốc của các nhóm khác có cùng hoạt chất,
nồng độ hoặc hàm lượng và chỉ còn số lượng thuốc trong gói thầu thuốc biệt
dược gốc hoặc tương đương điều trị;
+ Các nhóm thuốc khác có cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm
lượng đã trúng thầu nhưng buộc phải dừng cung ứng hoặc thuốc bị đình chỉ
lưu hành, thuốc bị rút ra khỏi Danh mục thuốc có chứng minh tương đương
sinh học sau khi đã trúng thầu;
+ Nhà thầu chưa cung cấp hết số lượng thuốc của một nhóm thuốc
trong hợp đồng đã ký nhưng khơng có khả năng cung cấp tiếp vì các lý do bất
6



khả kháng, trong trường hợp này phải có thơng báo bằng văn bản kèm theo tài
liệu chứng minh.
b) Trách nhiệm của các cơ sở y tế, đơn vị mua sắm thuốc tập trung và
nhà thầu trong việc thực hiện kết quả đấu thầu được quy định tại:
* Điều 31 Thông tư số 11/2016 [9]:
- Đơn vị đầu mối tổ chức mua sắm thuốc tập trung có trách nhiệm tổng
hợp, thẩm định nhu cầu về danh mục và số lượng thuốc của từng cơ sở y tế
thuộc phạm vi quản lý và điều tiết việc thực hiện kế hoạch để bảo đảm sử
dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc đã báo cáo về Đơn vị mua thuốc tập trung
(trừ thuốc cấp cứu, thuốc chống độc và thuốc hiếm).
- Nhà thầu được lựa chọn thơng qua mua thuốc tập trung có trách
nhiệm cung cấp thuốc theo số lượng và tiến độ ghi trong hợp đồng đã ký với
từng cơ sở y tế. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cơ sở y tế và nhà thầu có
thể thương thảo, điều chỉnh số lượng tăng hoặc giảm so với số lượng trong
hợp đồng đã ký trên cơ sở các quy định trong hồ sơ mời thầu do Đơn vị mua
thuốc tập trung phát hành. Đơn vị mua thuốc tập trung có trách nhiệm phối
hợp với các đơn vị đầu mối và các nhà thầu trúng thầu điều tiết thực hiện kế
hoạch để bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho cơ sở y tế.
* Điều 41 Thông tư số 15/2019 [13] quy định vấn đề trên như sau:
- Trường hợp nhu cầu sử dụng thuốc của cơ sở y tế vượt 20% số lượng
thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc cơ sở y tế phát sinh nhu cầu
sử dụng mặt hàng thuốc nhưng chưa tổng hợp nhu cầu khi xây dựng kế hoạch
lựa chọn nhà thầu mua thuốc thì phải báo cáo đơn vị mua sắm thuốc tập trung
cấp địa phương theo mẫu quy định để tổng hợp và điều tiết số lượng thuốc
giữa các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp tại địa phương.
- Số lượng điều tiết của Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa
phương đảm bảo không vượt quá 30% tổng số lượng đã được phê duyệt trong
kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung
7



cấp địa phương.
c) Việc phải sử dụng tối thiểu 80% thuốc đã trúng thầu được quy định
tại
- Thông tư số 11/2016 như sau [9]: Đơn vị đầu mối (trong đấu thầu tập
trung) có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định nhu cầu về danh mục và số lượng
thuốc của từng cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý và điều tiết việc thực hiện kế
hoạch để bảo sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc đã báo cáo về Đơn vị mua
thuốc tập trung (trừ thuốc cấp cứu, thuốc chống độc và thuốc hiếm).
- Đến khi Bộ Y tế ban hành Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019
thay thế, vấn đề này được quy định chặt chẽ hơn. Điều 37 Thông tư 15/2019
quy định:
+ Thủ trưởng cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm thực
hiện hợp đồng cung cấp thuốc theo đúng các quy định của pháp luật có liên
quan về hợp đồng kinh tế, phải thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần
trong hợp đồng đã ký kết. Đối với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm,
thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền và những tình huống khác sau khi báo
cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị
của từng phần trong hợp đồng đã ký kết.
+ Trường hợp cơ sở y tế không thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng
phần trong hợp đồng đã ký kết thì Thủ trưởng cơ sở y tế phải báo cáo, giải
trình lý do với người có thẩm quyền.
1.2. Thực trạng về việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung
tại Việt Nam
1.2.1. Thực trạng thực hiện kết quả thuốc trúng thầu tập trung
* Tỷ lệ số khoản mục và giá trị trúng thầu thực hiện
Theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BYT, các cơ sở y tế phải
thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết. Đối


8


với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm, thuốc kiểm sốt đặc biệt, dịch
truyền và những tình huống khác sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ
sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị của từng phần trong hợp đồng
đã ký kết. Trường hợp cơ sở y tế không thực hiện tối thiểu 80% giá trị của
từng phần trong hợp đồng đã ký kết thì Thủ trưởng cơ sở y tế phải báo cáo,
giải trình lý do với người có thẩm quyền. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu
của các đề tài cho thấy hầu hết các cơ sở y tế không thực hiện mua thuốc
trúng thầu không đạt được các tỷ lệ nêu trên.
Nghiên cứu về việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại một
số tỉnh như sau:
Bảng 1.1:Tỷ lệ số khoản mục và giá trị trúng thầu
thực hiện ở một số tỉnh
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT

Địa điểm - năm nghiên cứu

Tỷ lệ được thực hiện (%)
SKM
Giá trị

1 Sở Y tế tỉnh Đồng Nai năm 2020 [17]

85,3

56,4


2 Tỉnh Điện Biên năm 2020 [14]

79,5

57,3

3

Sở Y tế tỉnh Bình Thuận năm 2020
[18]

81,5

41,1

4

Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang năm 20192020 [20]

78,51

52,96

5 Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn năm 2019 [16]

89,2

55,5

Theo kết quả tại Bảng 1.1, hầu hết các tỉnh đều thực hiện chưa đạt 80%

tính theo giá trị tiền thuốc trúng thầu.
* Việc thực hiện kết quả trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm thuốc điều trị ký sinh
trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm thuốc thường có giá trị sử dụng nhiều nhất
trong cơ cấu tiền thuốc sử dụng tại các cơ sở, tiếp theo đó là các bệnh tim
9


mạch, nội tiết,…và đây là nhóm thuốc tỷ lệ giá trị trúng thầu cao nhất. Tuy
nhiên khi phân tích danh mục thuốc được thực hiện theo nhóm tác dụng dược
lý tại các Sở Y tế cho thấy nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
khuẩn có tỷ lệ giá trị thực hiện chưa cao, cụ thể:
Bảng 1.2: Tỷ lệ trúng thầu và thực hiện của nhóm thuốc điều trị ký sinh
trùng, chống nhiễm khuẩn ở một số tỉnh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Trúng thầu
TT

Địa điểm - Năm
nghiên cứu

Thực hiện

Giá trị

Tỷ lệ cơ
cấu (%)

Giá trị


Tỷ lệ %

1

Sở Y tế Lạng Sơn
năm 2019 [16]

43.134

24,9

21.900

50,8

2

Sở Y tế tỉnh Hưng
Yên năm 2018 2019 [15]

122.049

29,58

81.327

66,64

3


Tỉnh Điện Biên
năm 2020 [14]

57.944

36,5

29.080

50,2

* Việc thực hiện kết quả trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ (thuốc sản
xuất trong nước, thuốc nhập khẩu trong đấu thầu)
Đề án “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG THUỐC VIỆT NAM”
ban hành kèm theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ
trưởng Bộ Y tế [26] đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ
y tế trong việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam điều đo thể hiện tại các địa
phương, số khoản mục thuốc trong nước trúng thầu thường cao hơn thuốc nhập
khẩu như tại Sở Y tế Tuyên Quang năm 2019-2020 [20] có cơ cấu thuốc trúng thầu
theo nguồn gốc thuốc sản xuất trong nước chiếm 721/1.084 SKM trúng thầu; Sở Y
tế Lạng Sơn năm 2019 [16] có cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc thuốc sản
xuất trong nước chiếm 519/730 SKM trúng thầu; Sở Y tế tỉnh Bình Thuận năm
10


2020 [18] có cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc thuốc sản xuất trong nước
chiếm 1.096/1.489 SKM trúng thầu.
Tuy nhiêm, thực tế thực hiện kết quả đấu thầu tập trung tại một số địa
phương cho thấy tỷ lệ số khoản mục và giá trị thực hiện của các thuốc nhập khẩu lại
cao hơn so với các thuốc sản xuất trong nước:


Bảng 1.3: Tỷ lệ trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ tại một số tỉnh

TT

Địa điểm/ năm
nghiên cứu

1

Sở Y tế tỉnh Đồng Nai
năm 2020 [17]

2

Tỷ lệ thuốc sản xuất
trong nước

Tỷ lệ thuốc nhập
khẩu

Giá trị
(%)

SKM
(%)

Giá trị
(%)


85,6

54,1

84,8

58,9

Sở Y tế tỉnh Bình
Thuận năm 2020 [18]

60,22

39,78

52,50

47,50

3

Tỉnh Điện Biên năm
2020 [14]

79,3

54,5

79,8


59,1

4

Sở Y tế tỉnh Hưng Yên
năm 2018 – 2019 [15]

91,65

69,25

92,93

78,27

SKM
(%)

Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện tại một số địa phương cho thấy tỷ lệ
số khoản mục và giá trị thực hiện của các thuốc nhập khẩu lại cao hơn so với
các thuốc sản xuất trong nước

11


Bảng 1.4: Tỷ lệ thực hiện kết quả đấu thầu theo nguồn gốc
xuất xứ tại một số tỉnh

Xuất xứ


Địa điểm/năm thực hiện
Sở Y tế tỉnh Điện Sở Y tế tỉnh Hưng Sở Y Tế Lạng Sơn
Biên năm 2019
Yên 2018-2019
năm 2019
SKM
SKM
Giá trị SKM
Giá trị
Giá trị TH
TH
TH
TH
TH
TH(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)

Thuốc sảnxuất
92,71
trong nước
Thuốc nhập
khẩu

91,00

66,2

8

91,65

69,25

89,00

50,1

70,2
7

92,93

78,27

90,60

63,1

* Việc thực hiện kết quả trúng thầu theo đường dùng
Theo thống kê trong danh mục thuốc trúng thầu tập trung được công bố
trên trang Cục Quản lý Dược thì số thuốc dùng đường uống thường chiểm tỷ
lệ lớn nhất trong cơ cấu danh mục thuốc tập trung tại các địa phương. Tuy
nhiên, theo như kết quả nghiên cứu ở một số tỉnh thì tỷ lệ giá trị thực hiện kết
quả đấu thầu theo đường tiêm/ tiêm truyền chiếm tỷ lệ lớn hơn đường uồng,
cụ thể:
Bảng 1.5: Tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu theo
đường dùng của một số tỉnh

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

1

Địa điểm - Năm nghiên
cứu - Đường dùng của
thuốc

Trúng thầu
Giá trị

Thực hiện

Tỷ lệ
(%)

Giá trị

Tỷ lệ
(%)

Sở Y tế Lạng Sơn năm 2019 [16]
Đường tiêm/ Tiêm truyền

71.492

41,3


43.210

60,4

Đường uống

87.833

50,7

46.807

53,3

12


TT

2

3

Địa điểm - Năm nghiên
cứu - Đường dùng của
thuốc

Trúng thầu
Giá trị


Tỷ lệ
(%)

Thực hiện
Giá trị

Tỷ lệ
(%)

Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang năm 2019–2020 [20]
Đường tiêm/ Tiêm truyền

234.401

41,9

134.235 57,27

Đường uống

303.838

54,3

154.128 50,73

Sở Y tế Bình Thuận năm 2020 [18]
Đường tiêm/ Tiêm truyền

132.945


25,0

65.616

Đường uống

355.620

66,7

140.218 39,4

49,4

1.2.2. Một số nguyên nhân trong việc thực hiện kết quả trúng thầu
* Nguyên nhân từ phía các cơ sở y tế
Theo quy định Thơng tư 15/2019/TT-BYT thì các cơ sở y tế phải thực
hiện tối thiểu 80% giá trị trúng thầu từng phần trong hợp đồng đã ký với nhà
thầu. Tuy nhiên, theo kết qủa nghiên cứu thì đa phần các cơ sở y tế chưa thực
hiện được tỷ lệ đó như theo nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Phương tại Sở
Y tế Lạng Sơn năm 2019 là 55,5%; tác giả Đào Việt Tuấn tại Sở Y tế Đồng
Nai năm 2020 là 56,4%; tác giả Lê Thị Quỳnh Mai tại Sở Y tế Hưng Yên năm
2018-2019 là 74,77%.
Nhiều nguyên nhân đưa ra do dự trù thuốc không sát với tình hình sử
dụng thực tế tại các cơ sở y tế, mơ hình bệnh tật thay đổi giữa các năm
[18],[16], [15].
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên số lượt bệnh nhân đến các
cơ sở khám chữa bệnh giảm hoặc không đến được các cơ sở y tế khám bệnh
do nhiều cơ sở y tế được trưng dụng làm khu điều trị COVID-19 dẫn đến việc

một số thuốc trúng thầu nhưng không được các cơ sở y tế sử dụng [18].

13


* Nguyên nhân từ phía nhà thầu
Theo số liệu nghiên cứu, nguyên nhân dẫn tới việc nhà thầu thầu nhà
thầu khơng cung ứng được thuốc hầu hết khó xác định do nhà thầu khơng có
văn bản báo cáo, số cịn lại do tình hình dịch bệnh covid-19 dẫn tới việc gián
đoạn hoặc đứt chuỗi nguồn cung, chậm cung ứng do nhu cầu sử dụng tăng
đột biến không đủ cung ứng cho các cơ sở y tế và các nguyên nhân khác [21],
[17].
* Nguyên nhân khác
Thuốc không được thực hiện do thuốc bị thu hồi tồn quốc, khơng thực
hiện do thuốc bị hạn chế chỉ định theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT, bệnh
nhân phản ánh tác dụng phụ của thuốc, thuốc bị hủy thầu,… [21], [14].
1.3. Sơ lược ngành y tế tỉnh Yên Bái
1.3.1. Vài nét về ngành y tế của Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, diện tích tồn tỉnh:
6.887,45 km2, dân số tồn tỉnh ước đến hết năm 2021 là 842.671 người, với
trên 30 dân tộc sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 57,29%, cịn lại
là các dân tộc khác. Có 9 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Yên Bái bao gồm:
07 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã với tổng số 173 đơn vị hành chính cấp xã
cụ thể: 150 xã, 10 thị trấn, 13 phường; có 70 xã vùng cao trong đó có 62 xã
đặc biệt khó khăn; có 02 huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải nằm trong
74 huyện nghèo của cả nước theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022
của Thủ Tướng Chính phủ.
Tổ chức bộ máy Sở Y tế Yên Bái gồm:
(1) Ban Giám đốc Sở Y tế gồm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
(2) Các Phòng thuộc Sở Y tế bao gồm 06 phòng, cụ thể: Phòng Tổ chức

cán bộ, Thanh tra Sở, Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Nghiệp vụ Dược, Phòng Kế
hoạch - Tài chính, Văn Phịng.
(3) Các cơ đơn vị trực thuộc Sở Y tế:
14


* Hệ sự nghiệp:
- Có 12 đơn vị tuyến tỉnh:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ
Bệnh viện Nội tiết tỉnh
Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
Bệnh viện Phổi tỉnh
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh
Bệnh viện Tâm thần tỉnh
Chi cục Dân số - Kế hoạch hố gia đình
Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm
Trung tâm Pháp y
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm
- Có 9 Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố:
+ 08 trung tâm đa chức năng là khám chữa bệnh, dự phịng và cơng tác
dân số kế hoạch hóa gia đình;
Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên
Trung tâm Y tế huyện Yên Bình
Trung tâm Y tế huyện Văn Yên
Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn
Trung tâm Y tế huyện Mù Căng Chải
Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái
Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu

+ 01 trung tâm làm nhiệm vụ dự phịng và cơng tác dân số kế hoạch
hóa gia đình:
Trung tâm Y tế thị xã Nghĩa Lộ

15


×