Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh kiên giang năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LÊ THỊ HẠNH

THỰC TRẠNG VĂN HĨA
AN TỒN NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LÊ THỊ HẠNH – C01496
THỰC TRẠNG VĂN HĨA
AN TỒN NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 8.72.08.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Đào Văn Dũng

HÀ NỘI- 2022

Thang Long University Library




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến GS.TS Đào Văn Dũng, Thầy là người trực tiếp hướng dẫn, tận tình
giảng dạy, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ và góp ý cho tơi trong thời gian học tập
nghiên cứu để tơi hồn thiện luận văn.
Bên cạnh đó, trong quá trình hai năm học tập tại trường Đại học Thăng
Long, tơi cịn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giảng dạy của quý Thầy, Cô, sự
hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Thăng Long Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
- Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm các phòng, khoa và các bạn đồng nghiệp
nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi học tập và lấy số liệu nghiên cứu thực
hiện luận văn.
- Xin được cảm ơn tập thể lớp Cao học Quản lý bệnh viện đã cùng nhau
chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2022
Học viên

Lê Thị Hạnh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Thị Hạnh, học viên lớp cao học, trường Đại học Thăng Long,
chuyên ngành Quản lý bệnh viện xin cam đoan:
1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS Đào Văn Dũng.

2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2022
Học viên

Lê Thị Hạnh

Thang Long University Library


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 4
1.1. Những vấn đề chung và thang đo sử dụng trong nghiên cứu. ............. 4
1.1.1. An toàn người bệnh. ............................................................................. 4
1.1.2. Văn hóa an tồn người bệnh ................................................................. 5
1.1.3. Thang đo đánh giá Văn hóa an tồn người bệnh .................................. 6
1.2. Thực trạng văn hóa an tồn người bệnh................................................ 8
1.2.1. Trên Thế giới ........................................................................................ 8
1.2.2. Tại Việt Nam ...................................................................................... 10
1.3. Một số yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh .................. 12
1.3.1. Yếu tố trực tiếp từ nhân viên y tế ....................................................... 13
1.3.2. Yếu tố chính sách và môi trường làm việc ......................................... 14
1.3.3. Yếu tố hệ thống, quản lý ..................................................................... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18
2.1. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 19

2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 19
2.4. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 19
2.5. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu .............................................................. 19
2.6. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................. 22
2.7. Biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................................. 23
2.8. Kỹ thuật thu thập số liệu ....................................................................... 27
2.9. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá ......................................................... 28
2.9.1. Thước đo ............................................................................................. 28
2.9.2. Tiêu chuẩn đánh giá ............................................................................ 29
2.10. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................. 29


2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ....... 29
2.11.1. Một số loại sai số .............................................................................. 29
2.11.2. Cách khắc phục sai số ....................................................................... 30
2.12. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .......................................................... 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 31
3.2. Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế ............. 33
3.2.1. Đáp ứng tích cực VHATNB của NVYT trong phạm vi khoa/phịng . 33
3.2.2. Đáp ứng tích cực của nhân viên lĩnh vực ATNB trong phạm vi BV . 38
3.2.3. Tổng thể văn hóa an tồn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện
Đa khoa Kiên Giang ..................................................................................... 42
3.3. Một số yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân
viên y tế. .......................................................................................................... 44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 48
4.1. Thực trạng VHATNB của NVYT tại BVĐK tỉnh Kiên Giang .......... 48
4.1.1. Đáp ứng tích cực 12 lĩnh vực VHATNB ........................................... 48
4.1.2. Lĩnh vực đáp ứng tại khoa, phòng ...................................................... 50
4.1.3. Lĩnh vực đáp ứng phạm vi bệnh viện ................................................. 54

4.2. Một số yếu tố liên quan đến VHATNB của NVYT ............................. 58
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 65
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 67
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thang Long University Library


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AHRQ:

Angency for Healthcare Research and Quality (Cơ quan Chất
lượng và Nghiên cứu sức khỏe)

ATNB:

An toàn người bệnh

BV:

Bệnh viện

BVĐK:

Bệnh viện Đa khoa

BVTW:


Bệnh viện Trung ương

CDC:

Center for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm sốt
dịch bệnh)

CNTT:

Cơng nghệ thơng tin

CSNB:

Chăm sóc người bệnh

CSSK:

Chăm sóc sức khỏe

ĐD

Điều dưỡng

HSOPSC:

Hospital Survey on Pastient Safety Culture (khảo sát văn hóa an
tồn người bệnh tại bệnh viện)

ISBAR:


Identify; Situation; Background; Assesssment; Recommendation
(Xác định; Tình huống; Thông tin cơ bản; Đánh giá; Khuyến nghị)

KCB:

Khám chữa bệnh

KTV

Kỹ thuật viên

NKBV:

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NKVM:

Nhiễm khuẩn vết mổ

NVYT:

Nhân viên y tế

QLCL:

Quản lý chất lượng

VHATNB:


Văn hóa an tồn người bệnh

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Vị trí, chức danh chun mơn của đối tượng nghiên cứu .................. 31
Bảng 3.2. Thời gian công tác của đối tượng nghiên cứu .................................... 32
Bảng 3.3. Tỷ lệ đáp ứng tích cực làm việc theo ê kíp trong khoa/phịng (n= 950)
............................................................................................................................. 33
Bảng 3.4. Tỷ lệ đáp ứng tích cực quan điểm và hành động của người lãnh đạo
khoa/phòng về ATNB (n = 950) ......................................................................... 34
Bảng 3.5. Tỷ lệ đáp ứng tích cực khoa/phịng cải tiến liên tục, học tập một cách
hệ thống (n = 950) ............................................................................................... 35
Bảng 3.6. Tỷ lệ đáp ứng tích cực sự hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện cho ATNB tại
khoa/phòng (n = 950) .......................................................................................... 35
Bảng 3.7. Tỷ lệ đáp ứng tích cực quan điểm tổng quát của khoa/phòng về ATNB
(n = 950) .............................................................................................................. 36
Bảng 3.8. Tỷ lệ đáp ứng tích cực phản hồi và trao đổi về sự cố tại khoa/phòng (n
= 950) .................................................................................................................. 37
Bảng 3.9. Tỷ lệ đáp ứng tích cực trao đổi cởi mở tại khoa/phòng (n = 950)...... 37
Bảng 3.10. Tỷ lệ đáp ứng tích cực tần suất ghi nhận sự cố (n = 950) ................ 38
Bảng 3.11. Tỷ lệ đáp ứng tích cực làm việc theo ê kíp phối hợp giữa các
khoa/phịng trong bệnh viện (n = 950) ................................................................ 39
Bảng 3.12. Tỷ lệ đáp ứng cực về nhân lực làm việc (n = 950) ........................... 40
Bảng 3.13. Tỷ lệ đáp ứng tích cực bàn giao và vận chuyển người bệnh giữa các
khoa/phòng trong bệnh viện (n = 950) ................................................................ 40
Bảng 3.14. Tỷ lệ đáp ứng tích cực khơng trừng phạt khi có sự cố (n = 950) ..... 41

Bảng 3.15. Tỷ lệ đáp ứng tích cực VHATNB của NVYT tại Bệnh viện Đa khoa
Kiên Giang (n = 950) .......................................................................................... 42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa việc tiếp xúc với người bệnh và đánh giá mức độ
VHATNB của NVYT (n = 950).......................................................................... 44

Thang Long University Library


Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thời gian làm trong môi trường bệnh viện và
đánh giá mức độ VHATNB của NVYT (n = 950).............................................. 45
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa việc thực hiện báo cáo sự cố và đánh giá mức độ
VHATNB của NVYT (n=950)............................................................................ 45
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa bác sĩ, dược sĩ và khối điều dưỡng, kỹ thuật viên
về đánh giá mức độ VHATNB của NVYT (n=762) ........................................... 46
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa bác sĩ, dược sĩ và khối hành chính về đánh giá
mức độ VHATNB của NVYT (n=271) .............................................................. 46
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa khối điều dưỡng và khối hành chính về đánh giá
mức độ VHATNB của NVYT (n=675) .............................................................. 47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ NVYT tham gia nghiên cứu có hoặc khơng tiếp xúc thường
xun với người bệnh .......................................................................................... 32
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đáp ứng tích cực VHTNB của NVYT trong phạm vi từng
khoa/phịng (n = 950) .......................................................................................... 38
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đáp ứng tích cực VHATNB của NVYT BV (n = 950) ......... 42
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ số sự cố được NVYT báo cáo trong 12 tháng qua (n = 950) 43
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tự đánh giá mức độ văn hóa an tồn người bệnh của NVYT
tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang (n = 950) ..................................................... 44


Thang Long University Library


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay những thành tựu của y học trong việc chẩn đoán, điều trị đã
giúp phát hiện sớm và điều trị thành công cho nhiều người bệnh mắc các bệnh
nan y mà trước đây khơng có khả năng cứu chữa, mang lại cuộc sống và hạnh
phúc cho nhiều người và nhiều gia đình. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế,
thách thức hàng đầu trong lĩnh vực y tế hiện nay là bảo đảm cung cấp các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe an tồn cho người bệnh, các chuyên gia y tế đã nhận ra
một hiện thực là bệnh viện khơng phải là nơi an tồn cho người bệnh như mong
muốn và mâu thuẫn với chính sứ mệnh của nó là bảo vệ sức khỏe và tính mạng
của con người.
Như vậy, an toàn người bệnh được xem là tiêu chí hàng đầu trong cơng
tác điều trị, chăm sóc người bệnh, song song đó những giá trị, thái độ, nhận
thức, năng lực của mỗi nhân viên y tế hay của cơ sở y tế là xác định trách nhiệm
và sự cam kết chăm sóc sức khoẻ trong việc đảm bảo an tồn người bệnh [7].
Để xây dựng mơi trường văn hố an tồn người bệnh, các cơ sở y tế cần
được khuyến khích báo cáo những sự cố y khoa tự nguyện với nhiều cách khác
nhau để nhận thông tin về các sai sót sự cố y khoa, thơng qua khuyến khích báo
cáo tự nguyện như: báo cáo qua Email, qua đường dây nóng, qua người phụ
trách bộ phận quản lý chất lượng hoặc một cán bộ lâm sàng được tin tưởng, chủ
động đánh giá rủi ro và ngăn ngừa sai sót, để người bệnh trở thành một thành
viên tích cực trong đội ngũ nhân viên điều trị [18].
Theo các nhà nghiên cứu y học Mỹ, lĩnh vực y khoa là lĩnh vực có nhiều
rủi ro nhất đối với khách hàng. Các chuyên gia y tế Mỹ nhận định “chăm sóc y
tế” tại Mỹ khơng an tồn như người dân mong đợi và như hệ thống y tế có thể ít
nhất 44.000 đến 98.000 người tử vong trong các bệnh viện của Mỹ hàng năm do

các sự cố y khoa do sai sót y tế, 7.000 ca tử vong có thể ngăn ngừa liên quan đến
sai sót thuốc [21]. Kinh nghiệm một số nước tiên phong việc công khai minh
bạch thông tin về sự cố y khoa làm giảm áp lực của cộng đồng cho ngành y tế và


2
ngành y tế nhận được sự thông cảm chia sẻ của người bệnh và cộng đồng về tính
chất phức tạp và đa dạng có sự cố y khoa [22].
Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ và chất lượng
(AHRQ) của Hoa Kỳ tiến hành khảo sát văn hoá an toàn người bệnh, giúp các
bệnh viện đánh giá văn hóa an tồn trong tổ chức [20]. Năm 2007, AHRQ đã
công bố “số liệu so sánh khảo sát bệnh viện về văn hố an tồn người bệnh ” từ
382 bệnh viện tại Hoa Kỳ, sau đó số liệu này được cập nhật hàng năm. Theo kết
quả khảo sát về văn hố an tồn người bệnh trên 382.834 nhân viên của 630
bệnh viện tại Hoa Kỳ năm 2018, có 65% nhân viên đánh giá tích cực về văn hố
an tồn người bệnh [36]. Hiện nay nhiều nước như Bỉ; Thụy Điển; Rumani;
Iran; Nhật Bản; Đài Loan,… đã sử dụng phương pháp, bộ cơng cụ của AHRQ
để đánh giá văn hố an toàn người bệnh trong bệnh viện với các tỷ lệ đáp ứng
tích cực dao động từ 55% đến 70% [26]; [33]; [19]; [18], cho thấy sự quan tâm
này càng lớn của các cơ sở chăm sóc sức khỏe về lĩnh vực này.
Năm 2016, AHRQ chính thức cơng bố Việt Nam là quốc gia thứ 66
nghiên cứu về VHATNB [21]. Công trình nghiên cứu đầu tiên được triển khai
tại Việt Nam do tác giả Tăng Chí Thượng, đã tạo được phiên bản tiếng Việt của
công cụ khảo sát ý kiến về văn hố an tồn người bệnh của cơ quan AHRQ [7].
Tiếp theo đó, cũng đã có một số bệnh viện triển khai đánh giá văn hố an tồn
người bệnh theo bộ công cụ này và các tỷ lệ đáp ứng tích cực thường trên 70%
[1]; [4]; [9]; [10].
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, là Bệnh viện hạng I và đang hướng
đến cung cấp các dịch vụ tốt nhất để đảm bảo chất lượng khám bệnh chữa bệnh
cho người dân trong tỉnh, các tỉnh lân cận và tỉnh bạn từ Cam Pu Chia. Trong

đó, VHATNB được coi là một trong những tiêu chí bắt buộc phải đạt được đối
với yêu cầu của lãnh đạo bệnh viện. Thực tế chưa ghi nhận nghiên cứu nào đánh
giá về chủ đề này của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Do
vậy, việc thực hiện nghiên cứu văn hoá an tồn người bệnh của nhân viên y tế là
vơ cùng cấp thiết để có những thay đổi và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc

Thang Long University Library


3
sức khỏe. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng văn hóa an tồn
người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm
2021” với các mục tiêu sau.
1. Mô tả thực trạng văn hóa an tồn người bệnh của nhân viên y tế Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh của
nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, năm 2021.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Những vấn đề chung và thang đo sử dụng trong nghiên cứu.
1.1.1. An toàn người bệnh.
An toàn người bệnh, là nguyên tắc cơ bản của ngành y tế tại mỗi thời
điểm trong q trình chăm sóc y tế đều có một mức độ rủi ro nhất định đối với
người bệnh. Các sự cố y khoa (hay biến cố bất lợi) là các sự kiện ngoài ý muốn
xảy ra vì một số sai sót trong q trình khám, chữa bệnh trong việc sử dụng
thuốc, y cụ, sinh phẩm y tế hoặc trong chính hệ thống y tế. An tồn người bệnh
là sự phịng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người bệnh trong quá trình

điều trị và chăm sóc [37]. Như Hippocates, nhận định “trước tiên đừng làm hại
người bệnh” đã nhắc nhở thầy thuốc cẩn trọng trong điều trị, chăm sóc người
bệnh vì các chỉ định, thủ thuật và thực hiện y lệnh của họ đều có thể gây hại cho
người bệnh [28]), ngoại trừ diễn tiến bệnh lý.
Ngày nay, y học hiện đại mới bắt đầu quan tâm và phát triển nhiều nghiên
cứu mơ tả tính chất trầm trọng do sai sót trong thực hành y khoa. Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) ước tính ở các nước có thu nhập cao, cứ 10 bệnh nhân nhập
viện thì có 1 bệnh nhân gặp sự cố y khoa, trong đó 50% là các sự cố có thể
phịng, tránh được. Ở các nước có thu nhập trung bình và thấp có khoảng 2/3 sự
cố y khoa xãy ra, các nghiên cứu cho thấy chi phí phụ trội phát sinh do sự cố y
khoa xãy ra làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình, phải nằm viện lâu, mất
nguồn thu nhập, mất sức lao động… [15].
Bên cạnh đó, an tồn người bệnh, địi hỏi nỗ lực của toàn bộ hệ thống y tế
bao gồm cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đảm bảo an tồn mơi
trường và quản lý rủi ro cụ thể như: kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc và
thiết bị đúng cách, thực hành lâm sàng an toàn để cung cấp dịch vụ y tế an tồn
và có chất lượng cao. Các quốc gia cần xây dựng một hệ thống y tế với các quy
trình cụ thể nhằm phịng ngừa sự cố y khoa rút kinh nghiệm từ các sự cố đã xảy
ra và hệ thống này cần được xây dựng với sự tham gia của cán bộ y tế, bệnh viện

Thang Long University Library


5
và bệnh nhân, áp dụng các phương pháp an toàn nhằm hướng đến mục đích xây
dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tin cậy. An toàn người bệnh cịn là một
thuộc tính của ngành y tế nhằm tối thiểu hóa các sự cố và tối đa hóa sự phục hồi
từ các sự cố y khoa [30].
Trong y văn thế giới cũng như trong từ điển y học của Việt Nam hiện nay
có nhiều thuật ngữ được các nhà nghiên cứu y học sử dụng để mô tả vấn đề nói

trên một cách bản chất hơn như: “nhầm lẫn y khoa - medical mistakes”, “sai sót
y khoa - medical error” hay “sự cố y khoa không mong muốn - medical adveres
events”… cho dù khác nhau về thuật ngữ nhưng đều hướng tới việc mô tả các sự
cố y khoa khơng mong muốn và các sai sót chun mơn có thể xảy ra trong q
trình điều trị và chăm sóc cho người bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu y học, lĩnh vực y khoa là lĩnh vực có nhiều rủi
ro nhất đối với người bệnh. Khi vào một cơ sở y tế để khám, chữa bệnh, cái vốn
quý giá nhất của con người là sức khỏe được ủy thác cho các thầy thuốc, đổi lại
người bệnh luôn mong đợi và kỳ vọng được chăm sóc và điều trị một cách an
tồn, có chất lượng. Vì vậy bảo đảm an tồn cho người bệnh là trách nhiệm của
mọi cơ sở y tế, các lãnh đạo bệnh viện và cũng là sứ mệnh của mọi thầy thuốc
và nhân viên y tế.
1.1.2. Văn hóa an tồn người bệnh
Khái niệm VHATNB: Theo cơ quan chất lượng và nghiên cứu sức khỏe
Hoa Kỳ (Agency for healthcare Research and Quality – AHRQ) văn hóa an
tồn của một tổ chức là sản phẩm của những giá trị, thái độ, nhận thức, năng
lực, đặc điểm hành vi từ các cá nhân và nhóm, những yếu tố đã quyết định tới
sự cam kết, phong cách và khả năng đối với việc quản lý an tồn và tình hình
phát triển của tổ chức. Các tổ chức có văn hóa an tồn tích cực được đặc trưng
bởi hoạt động giao tiếp, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau có chung nhận thức về
tầm quan trọng của an toàn và tin tưởng và hiệu quả của các biện pháp dự
phòng [21].


6
Hiệp hội an toàn người bệnh quốc gia tại Mỹ (2021), văn hóa an tồn
người bệnh là văn hóa thể hiện năm thuộc tính ở mức cao mà nhân viên y tế nỗ
lực, đưa vào thao tác thông qua việc triển khai thực hiện các hệ thống quản lý an
toàn mạnh mẽ như [23]: (1) văn hóa trong đó mọi nhân viên y tế (gồm những
người trực tiếp điều trị cho người bệnh và cán bộ quản lý điều hành) đứng ra

chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân, của đồng nghiệp, bệnh nhân, thân thân
nhân người bệnh và khách đến thăm; (2) văn hóa ưu tiên đặt an tồn lên trước
mục tiêu về tài chính và tổ chức; (3) văn hóa khuyến khích và khen thưởng nổ
lực phát hiện, thông báo và giải quyết các vấn đề an tồn; (4) văn hóa trong đó
tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm từ sự cố/tai biến; (5) văn hóa cung cấp nguồn
lực, cơ cấu và trách nhiệm giải trình phù hợp để duy trì hiệu quả các hệ thống
đảm bảo an toàn.
Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhất là hạn chế các sự cố y khoa, sự
cố nhiễm khuẩn bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt các quy định
cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế, thiết lập hệ thống thu thập
báo cáo sai sót chun mơn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và toàn bệnh
viện, bao gồm: báo cáo bắt buộc và tự nguyện; xây dựng quy trình đánh giá sai
sót chun mơn sự cố y khoa, để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có
tính hệ thống và ngun nhân chủ quan của nhân viên y tế; xử lý sai sót chun
mơn sự cố y khoa và có các hành động khắc phục đối với ngun nhân gốc,
ngun nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan để hạn chế sai sót và
phịng ngừa rủi ro kịp thời; bảo đảm mơi trường làm việc an toàn cho người
bệnh, nhân viên y tế, nhất là tránh tai nạn rủi ro phơi nhiễm nghề nghiệp… đó
cũng là những hành động thiết thực với thơng điệp “hãy nói ra vì sự an tồn của
người bệnh”.
1.1.3. Thang đo đánh giá Văn hóa an tồn người bệnh
Trên Thế giới hiện có nhiều bộ cơng cụ khảo sát chính thức đã được sử
dụng trên thế giới như: (1) Khảo sát an tồn, truyền thơng, sự cam kết và đảm
bảo hoạt động (SCORE); (2) Bộ công cụ khảo sát về VHATNB tại Bệnh viện

Thang Long University Library


7
(Hospital Survey on Patient Safety Culture - HSOPSC); (3) Khung đánh giá

ATNB Manchester (Manchester Patient Safety Assessment Framework); (4) Bộ
công cụ khảo sát văn hóa an tồn người bệnh tại cơ sở y tế (Patient Safety
Culture in Healthcare Organisations); (5) Bộ câu hỏi thái độ về an toàn (Safety
Attitudes Questionare); (6) Khảo sát mơi trường an tồn Victoria (VSCS); (7)
Khảo sát mơi trường an tồn (SCSu); (8) Thang đo mơi trường an tồn (SCSc);
(9) Cơng cụ Stanford được sửa đổi (MSI).
Trong số những bộ công cụ nêu trên, bộ công cụ thang đo khảo sát
VHATNB đã được sử dụng để đánh giá VHATNB, mỗi bộ cơng cụ có đặc điểm
khác nhau về cấu trúc, đối tượng khảo sát, địa điểm và mục đích khảo sát. Bộ
cơng cụ HSOPSC gồm 42 mục đánh giá 12 khía cạnh về văn hóa an toàn người
bệnh với hai kết quả đầu ra: (1) làm việc theo ê kíp trong cùng một khoa, phịng;
(2) quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý; (3) hoạt
động cải tiến và thực hiện có hệ thống các biện pháp ATNB; (4) hỗ trợ về an
tồn người bệnh của lãnh đạo khoa, phịng: (5) quan điểm tổng quát về an toàn
của lãnh đạo khoa, phịng; (6) phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi trong khoa,
phịng: (7) trao đổi cởi mở thơng tin về an toàn người bệnh; (8) tầng suất ghi
nhận sự cố/sai sót/ lỗi của nhân viên y tế; (9) làm việc theo ê kíp giữa các khoa,
phịng; (10) Nhân sự; (11) bàn giao ca trực và chuyển tiếp người bệnh giữa các
khoa, phịng; (12) khơng chừng và khi có sai sót/lỗi.
Hai kết quả đầu ra gồm: “Đánh giá chung về mức độ ATNB tại bệnh
viện” và “Tần suất báo cáo sự cố”.
Trong môi trường Bệnh viện bộ công cụ khảo sát VHATNG của tổ chức
AHRQ xây dựng (HOPSC) và công bố chính thức vào tháng 12/2004 được đánh
giá là phù hợp và được sử dụng tại nhiều Quốc gia trên thế giới [20]. Bộ cơng cụ
này được sử dụng để tìm hiểu các quan điểm của nhân viên y tế về VHATNG tại
nơi họ đang làm việc. Đến năm 2019, bộ công cụ này đã được sử dụng tại 93
Quốc gia trên thế giới và được dịch ra 40 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Việt
Nam [23]. Tại Việt Nam, năm 2016 Bộ câu hỏi khảo sát này đang được Sở Y tế



8
thành phố Hồ Chí Minh chuyển đổi sang phiên bản tiếng Việt và được tổ chức
AHRQ chính thức cơng nhận và cho phép sử dụng tại Việt Nam [7]. Bộ câu hỏi
đã được sử dụng trong nghiên cứu cấp thành phố về VHATNB tại 43 bệnh viện
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giúp các bệnh viện hiểu được nhận thức,
thái độ và hành vi của nhân viên y tế liên quan đến ATNB, qua đó góp phần cải
thiện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện [7].
Kết quả của cơng trình nghiên cứu cấp thành phố của Sở Y tế TP. Hồ Chí
Minh với chủ đề “Khảo sát thực trạng văn hố an tồn người bệnh tại các bệnh
viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, do Tăng Chí Thượng làm chủ nhiệm
đề tài cùng nhóm nghiên cứu thực hiện. Cơng trình nghiên cứu đi vào lĩnh vực
mới chưa từng được triển khai tại Việt Nam, đã tạo sản phẩm là phiên bản tiếng
Việt của cơng cụ khảo sát văn hố an tồn người bệnh tại các bệnh viện của tổ
chức AHRQ, giúp ngành y tế có dữ liệu thực tiễn và ra khuyến cáo xây dựng
văn hố an tồn người bệnh tại các bệnh viện. Nghiên cứu này khơng những có
thể áp dụng cho các bệnh viện của thành phố Hồ Chí Minh mà có thể triển khai
trên phạm vi cả nước [13].
1.2. Thực trạng văn hóa an tồn người bệnh
1.2.1. Trên Thế giới
Tại Mỹ các dữ liệu nghiên cứu về VHATNB tại các bệnh viện được gửi
về tổ chức AHRQ và lần đầu được tổng hợp, so sánh vào năm 2007 bao gồm
382 bệnh viện. Đến năm 2018, báo cáo so sánh kết quả nghiên cứu của tổ chức
AHRQ đã lên đến 630 Bệnh viện, với tổng số 382.834 nhân viên được khảo sát.
Kết quả cho thấy NVYT là điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (37%). Có 78% số
người trả lời cho biết họ có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hơn một nửa số
người được hỏi (52%) cho biết họ đã làm việc với bệnh viện hiện tại ít nhất sáu
năm. Tương tự, (52%) đối tượng cho biết họ đã làm việc trong khoa phịng hiện
tại ít nhất sáu năm, hầu hết người trả lời làm việc ít hơn 40 giờ trong một tuần
(45%) hoặc 40 đến 59 giờ mỗi tuần (48%). Kết quả nghiên cứu về 12 lĩnh vực


Thang Long University Library


9
VHATNB cho thấy phần nội dung có tỷ lệ trả lời tích cực cao nhất là làm việc
nhóm trong một đơn vị của tổ chức (82%), tiếp đến là lãnh đạo đơn vị khuyến
khích các hoạt động thúc đẩy an toàn người bệnh (80%), học tập và cải tiến liên
tục (72%). Phần nội dung thấp điểm nhất căn cứ để thực hiện các hoạt động cải
tiến thuộc về các nhóm hành xử khơng buộc tội khi có sai sót (47%), bàn giao và
chuyển bệnh trong tổ chức (48%), nhân lực (53%). Kết quả phân loại mức độ an
toàn người bệnh có các tổ chức được khảo sát đa số trả lời kết quả tích cực
(78%), trong đó xuất sắc (35%), hoặc rất tốt (43%). Ngồi ra kết quả phân tích
cũng nêu tỷ lệ người được khảo sát có báo cáo sự cố ít nhất một lần trong 12
tháng chỉ đạt (45%), việc báo cáo sự cố không đầy đủ cho thấy vấn đề an toàn
người bệnh chưa thật sự được nhiều nhân viên y tế quan tâm [36].
Một khảo sát tương tự do Tereanu và các cộng sự thực hiện năm 2017 tại
6 bệnh viện nằm ở 4 khu vực Rumani (Craiova, Cluj-Napoca, Bucharesr và
Brasov) đã cho thấy tỷ lệ phản hồi tích cực cao nhất là “hỗ trợ của lãnh đạo bệnh
viện cho an toàn người bệnh” (88%), “Làm việc theo ê kip trong khoa phòng”
(86%), “bàn giao và chuyển người bệnh giữa các khoa” (84%), “Cải tiến liên tục
- Học tập một cách hệ thống” (81%), “Nhận thức chung về an toàn” (80%),
“Phản hồi và trao đổi sự cố” (75%). Tỷ lệ phản hồi tích cực thấp nhất là: “Nhân
sự” (39%), “Tần suất ghi nhận sự cố” (59%) và “Khơng trừng phạt khi có sự cố”
(61%). Điều dưỡng có tỷ lệ phản hồi tích cực cao hơn so với bác sỹ [33].
Tại Bỉ, khảo sát của Johan Hellings và cộng sự (2007) được thực hiện tại
5 bệnh viện đa khoa sử dụng bộ công cụ HSOPSC với sự tham gia của 3.940
nhân viên y tế. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
EFA. Kết quả cho thấy tỷ lệ phản hồi tích cực về các khía cạnh văn hóa an tồn
người bệnh từ thấp đến trung bình trong tất cả các bệnh viện. Thấp nhất là “hỗ
trợ của lãnh đạo bệnh viện cho an tồn người bệnh” (35%), “khơng trừng phạt

khi có sự cố” (36%), “bàn giao và chuyển người bệnh giữa các khoa” (36%),
“nhân sự” (38%) và “làm việc theo ê kip trong khoa phòng” (70%) [26].


10
Một nghiên cứu khác tại Đài Loan (2010), tác giả I-Chi Chen và HungHui Li đã thực hiện khảo sát 42 bệnh viện tại Đài Loan bằng bộ công cụ
HSOPSC cho thấy tỷ lệ phản hồi tích cực đối với 12 khía cạnh VHATNB trong
khảo sát là 64%, cao hơn một chút so với tỷ lệ phản hồi tích cực được thu thập
của AHRQ (61%). Kết quả cho thấy nhân viên bệnh viện ở Đài Loan cảm thấy
tích cực đối với VHATNB trong tổ chức của họ. Lĩnh vực có tỷ lệ trả lời tích
cực cao nhất là “làm việc theo nhóm trong khoa” (94%), tương tự như các kết
quả được báo cáo ở Hoa Kỳ. Lĩnh vực có tỷ lệ trả lời tích cực thấp nhất là “nhân
lực” (39%). Phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt giữa Đài Loan và Hoa Kỳ
ở ba lĩnh vực bao gồm “thơng báo và trả lời về sai sót”, “cởi mở trong thơng tin
về sai sót” và “tần suất báo cáo sự cố” [24].
Năm 2019, Danielsson và các cộng sự cũng đã sử dụng bộ công cụ
HSOPSC để tiến hành khảo sát VHATNB tại các bệnh viện ở Thụy Điển với sự
tham gia của 23.781 NVYT. Kết quả chỉ ra các lĩnh vực VHATNB có tỷ lệ phản
hồi tích cực cao nhất là "Làm việc theo ê kip trong khoa phòng; "Khơng trừng
phạt khi có sự cố" và tỷ lệ đáp ứng tích cực thấp nhất "Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh
viện cho an toàn người bệnh"; "Nhân sự" [25].
1.2.2. Tại Việt Nam
Qua khảo sát thực trạng VHATNB tại Bệnh viện Nhi đồng 1 vào năm
2012, trên đối tượng bác sĩ, điều dưỡng của toàn bộ các khoa lâm sàng theo 12
lĩnh vực liên quan đến chăm sóc người bệnh với tỷ lệ trả lời phiếu là (92%), tỷ lệ
trả lời tích cực cao tập trung ở các lĩnh vực làm việc nhóm trong khoa (90%),
lãnh đạo khuyến khích ATNB (86%), hỗ trợ của bệnh viện về ATNB (82%),
thông tin phản hồi về sai sót (82%) và học tập cải tiến liên tục (88%). Trong khi
đó, có nhiều trả lời chưa tích cực như sự phối hợp giữa các khoa, phịng (61%),
phối hợp với các khoa trong bàn giao chuyển bệnh (57%), nhân sự (52%), cởi

mở trong thông tin về sai sót (55%), tần suất báo cáo sự cố (64%), nhận thức về
ATNB (67%) và nhất là hành xử không buộc tội khi có sai sót (51%) [8].

Thang Long University Library


11
Tại Bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh, năm 2015 theo khảo sát của Trần
Nguyễn Như Anh về VHATNB đưa ra tỷ lệ đáp ứng tích cực trung bình là
68,4%, trong đó các lĩnh vực đánh giá tích cực nhất là “Làm việc theo ê kíp
trong khoa/phịng”; tiếp đến là “Quan điểm và hành động về ATNB của người
quản lý”; và lĩnh vực nhận phản hồi tích cực thấp nhất là “Bàn giao và chuyển
bệnh” và “Không trừng phạt khi có sai sót” [1].
Theo khảo sát của Lê Trung Trọng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp
với 580 NVYT, ghi nhận lĩnh vực mà nhân viên trả lời có tỷ lệ đáp ứng tích cực
của nhân viên từ 90% trở lên trong VHATNB như 95,3% nhân viên đáp ứng tích
cực về lĩnh vực làm việc theo ê kíp trong cùng một khoa/phịng và hành động về
an tồn người bệnh của người quản lý; 94,8% về lĩnh vực hỗ trợ về quản lý cho
an toàn người bệnh; 95,3% về lĩnh vực hành động về ATNB của người quản lý;
90,3% về lĩnh vực làm việc theo ê kíp giữa các khoa/phịng. Bên cạnh đó, các
lĩnh vực ghi nhận tỷ lệ thấp nhất là 78,7% về lĩnh vực trao đổi cởi mở; 67,7% về
lĩnh vực tần suất báo cáo sự cố sai sót/lỗi [9].
Tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, năm 2017 cũng tiến
hành khảo sát 389 nhân viên tại bệnh viện, sử dụng bộ câu hỏi VHATNB, có tỷ
lệ trả lời phiếu khảo sát là (92%). Kết quả khảo sát nhân viên là điều dưỡng
chiếm (56,1%), còn bác sĩ chiếm (13,1%). Phần lớn nhân viên làm việc có tiếp
xúc với bệnh nhân kết quả khảo sát 12 lĩnh vực cho thấy tỷ lệ trả lời tích cực
trung bình là (72,5%), trong đó nhân viên có trả lời tích cực cao tập trung ở các
lĩnh vực làm việc nhóm trong khoa (94,1%), làm việc nhóm giữa các khoa,
phịng (91,1%), lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB (90,5%), hỗ trợ của lãnh

đạo bệnh viện (96,4%), các lĩnh vực có ý kiến tích cực: sẵn sàng trao đổi thơng
tin về ATNB (34,7%), phản hồi thơng tin về sai sót (72,7%), hành xử khơng
đúng tội khi có sai sót (61%), bàn giao và chuyển bệnh (56,9%), tần suất báo
cáo sự cố (63,3%) [10].
Tại Hà Nội, một số bệnh viện cũng đã triển khai khảo sát VHATNB có sử
dụng bộ cơng cụ HSOPSC như tại Bệnh viện Đống Đa do Lê Thanh Hải thực


12
hiện, kết quả đưa ra tỷ lệ đáp ứng tích cực VHATNB của NVYT là 74%, tỷ lệ
phần trăm về đáp ứng tích cực theo 12 khía cạnh có tỷ lệ đáp ứng tích cực cao
nhất là “làm việc theo ê kíp trong khoa phịng” chiếm 91,6% và thấp nhất là “tần
suất ghi nhận sự cố” chiếm 65,9% [3]. Tại bệnh viện tư có đầu tư lớn như Bệnh
viện Vinmec Times cũng tiến hành khảo sát và đưa ra kết ra tỷ lệ đáp ứng tích
cực VHATNB của NVYT là 66 %, tỷ lệ trả lời tích cực cao tập trung ở các lĩnh
vực: “làm việc theo ê kíp trong khoa”, “hỗ trợ lãnh đạo bệnh viện cho ATNB”,
“thông tin phản hồi và học tập cải tiến liên quan đến ATNB” và tỷ lệ trả lời tích
cực thấp tại các lĩnh vực: “Sự phối hợp giữa các khoa phòng”, “Thiếu “nhân
sự”, “Cởi mở trong thơng tin về sai sót”, “Tần suất ghi nhận sự cố” và nhất là
“Hành xử không buộc tội khi có sai sót” [4].
Cho đến nay, các nghiên cứu đã xác định xem VHATNB được đánh giá
đáp ứng tích cực nhất là trong lĩnh vực nào và ngược lại. Theo đó, tỷ lệ đáp ứng
tích cực trung bình 12 lĩnh vực là khá tốt với tỷ lệ cao từ 65% trở lên. Các lĩnh
vực thường có tỷ lệ đáp ứng tích cực cao nhất là “Làm việc theo ê kíp trong
cùng khoa phịng” “Thơng tin phẩn hồi về ATNB của lãnh đạo”, các lĩnh vực có
tỷ lệ trả lời đáp ứng tích thấp là “Nhân sự” do thiếu hụt nhân lực tại các vị trí, và
“trừng phạt khi có sự cố”.
1.3. Một số yếu tố liên quan đến văn hóa an tồn người bệnh
Theo kết quả nghiên cứu tại Anh năm 2011, VHATNB giúp giảm sự cố y
khoa, giảm tỷ lệ sai sót khi sử dụng thuốc, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm thời gian

nằm viện và các biến chứng do phẫu thuật. Việc thiết lập VHATNB trong bệnh
viện, có vai trị quan trọng nhằm nâng cao ATNB. Đồng thời kết quả nghiên cứu
cũng khẳng định VHATNB cũng ảnh hưởng tích cực đến NVYT như giúp cải
thiện thái độ của NVYT, tăng tần suất báo cáo sự cố, giảm tỷ lệ chấn thương
tâm lý cho điều dưỡng viên và giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên [8].

Thang Long University Library


13
1.3.1. Yếu tố trực tiếp từ nhân viên y tế
Ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng từ nhân viên chăm sóc sức khỏe như sự
hợp tác của các nhân viên y tế và tôn trọng lẫn nhau là một yếu tố quan trọng.
Nghiên cứu tại khu vực Jimma phía Tây nam Ethiopia năm 2016, cho thấy kết
quả sự thiếu phối hợp giữa bác sĩ và điều dưỡng cũng như các nhân viên khác là
một rào cản cho sự cải thiện VHATNB bên cạnh đó thái độ cịn hạn chế của các
nhân viên y tế đối với văn hóa an tồn người bệnh, được báo cáo là ảnh hưởng
đến ATNB những người trả lời nhấn mạnh sự nhận thức của các nhân viên về sự
an toàn của bệnh nhân là rất thấp [54].
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh có mối liên quan mạnh mẽ giữa sự
mệt mỏi và áp lực với mức độ thực hiện công việc kém của con người, một yếu
tố nguy cơ trong an toàn người bệnh [23].
Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp (2017), cũng ghi nhận mối
quan hệ đồng nghiệp là một yếu tố quan trọng thực tế tại bệnh viện ngày nay sự
phân biệt đối xử giữa các chức danh như bác sĩ, điều dưỡng,.. và những nhân
viên khác hoặc giữa cấp trên và cấp dưới đã dần dần được cải thiện [9].
Theo khảo sát của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho thấy nhóm điều
dưỡngviên/kỹ thuật viên có tỷ lệ đáp ứng tích cực cao hơn bác sĩ ở 7/12 lĩnh vực
(làm việc nhóm trong khoa; lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB; hỗ trợ của lãnh
đạo BV về ATNB; học tập và cải tiến liên tục; hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện về

ATNB, nhân lực, bàn giao và chuyển bệnh; hành xử khơng buộc tội khi có sai
sót), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [8]. Theo nghiên cứu tại tỉnh Đồng Tháp
đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến VHATNB, trong đó có yếu tố con người như
nhân lực có trình độ và các yếu tố khác [10], [9].
Nghiên cứu của Danielsson và các cộng sự (2018) được thực hiện tại các
bệnh viện ở Thụy Điển sử dụng bộ công cụ khảo sát VHATNB với sự tham gia
của 23.781 nhân viên y tế. Sau khi phân tích đa biến cho thấy, kinh nghiệm
chun mơn lâu dài (trên 15 năm) có mối liên quan đến mức độ an toàn người
bệnh tăng [19].


14
1.3.2. Yếu tố chính sách và mơi trường làm việc
Mơi trường y tế, trong đó các bác sĩ, điều dưỡng cung cấp các dịch vụ y
tế, luôn phải áp lực với nhiều yếu tố rủi ro liên quan như: (1) người bệnh quá tải;
(2) nhân lực thiếu dẫn đến thời gian khám, tư vấn với người bệnh không được
nhiều; (3) thiếu phương tiện để khám, chăm sóc người bệnh theo nhu cầu; (4) áp
lực tâm lý do hành lang pháp lý bảo vệ người hành nghề còn nhiều bất cập. Một
trong những thách thức lớn hiện nay trong công tác chăm sóc sức khỏe là làm
sao để cơng tác này an tồn hơn nữa trong mơi trường y tế vơ cùng phức tạp,
đầy áp lực cần thay đổi nhanh chóng [8]. Mơi trường cơng việc của điều dưỡng
viên cịn nhiều khó khăn, có 50% điều dưỡng viên chưa hài lịng với công việc,
nguyên nhân do: nghề nghiệp chưa được đánh giá và tôn trọng đúng mức; chưa
tạo điều kiện để người hành nghề chủ động trong lĩnh vực chăm sóc. Nhiều bằng
chứng nghiên cứu khẳng định tỷ lệ NVYT thấp so với giường bệnh sẽ dẫn đến
hậu quả tăng sai sót, tăng nhiễm khuẩn bệnh viện [8].
Nghiên cứu tại bệnh viện Đồng Tháp, cũng cho thấy tình trạcng thiết bị
quá tải, luôn hoạt động hết công suát, cơ sở hạ tầng xuống cấp gây ảnh hưởng
đến phục vụ người bệnh nhất là trong giai đoạn bệnh nhân quá tải, tình trạng
nhân lực hầu hết nhân viên chưa hài lòng [9].

Điều quan trọng đối với tất cả nhân viên y tế là phải phát hiện được các
rủi ro làm tăng khả năng xảy ra sai sót [32]. Vì vậy, việc tạo dựng mơi trường
làm việc, một hệ thống khó mắc lỗi giúp hạn chế khả năng gây sai sót của con
người như: Tạo dựng môi trường làm việc tránh dựa vào trí nhớ như xây dựng
phần mềm kê toa điện tử hoặc hình ảnh/sơ đồ hóa các bước trong qui trình; giúp
làm mọi việc trở nên rõ ràng hơn như sử dụng hình vẽ và hướng dẫn về các bước
vận hành trang thiết bị; hay như đơn giản hóa các bước trong qui trình, càng đơn
giản càng tốt, vì quá phức tạp là cơng thức cho sai sót xảy ra. Nghiên cứu tại các
nước phát triển như Thụy Điển, Bỉ và Nhật đều cho thấy cần cải thiện làm việc
đội nhóm của các đơn vị trong tổ chức, học hỏi từ sai sót và văn hóa khơng
trừng phạt [19], [26], [27]. Chúng ta khơng thể loại bỏ bản chất có thể mắc lỗi

Thang Long University Library


15
của con người, song chúng ta có thể hành động để giảm bớt và hạn chế nguy cơ,
giới hạn các loại thuốc sẵn có để kê đơn; hay giới hạn số liều của các loại thuốc
sẵn có; và giữ bản kiểm kê các loại thuốc thường được dùng cho người bệnh hay
như đơn giản hóa qui trình thơng tin liên lạc bằng cách nhắc lại hai lần, hoặc
ISBAR [34]. Chuẩn hố các qui trình và thủ tục, vì tại bệnh viện hoặc tại các cơ
sở y tế rất dễ dàng quan sát thấy mỗi khoa/phòng, mỗi nhân viên thực hiện cùng
một cơng việc với những cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là họ phải học lại
cách thực hiện cơng việc mỗi khi chuyển sang một lĩnh vực mới. Với phương
pháp làm việc tiêu chuẩn hóa các qui trình và thủ tục sẽ giúp nhân viên đỡ phải
dựa vào trí nhớ, hạn chế sai sót, sự cố và giúp tăng hiệu suất làm việc và tiết
kiệm thời gian. Sử dụng bảng kiểm, một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả nếu
được tuân thủ nghiêm túc, ví như bảng kiểm an toàn phẫu thuật của Tổ chức Y
tế thế giới [22]. Hạn chế phụ thuộc vào khả năng tập trung của con người vì họ
dễ bị mất tập trung và cảm thấy chán khi họ tham gia những hoạt động kéo dài

và lặp đi lặp lại.
Yếu tố phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi trong văn hóa an tồn người
bệnh được định nghĩa là NVYT có thể thoải mái trao đổi và phản hồi những
nguy cơ có thể gây mất an toàn cho người bệnh. Để đạt được điều nay, tổ chức
cần phải giúp NVYT “an toàn về mặt tâm lý”.
Nghiên cứu tại Bệnh viện II Lâm Đồng năm 2019 của tác giả Huỳnh
Ngọc Thành cho thấy các yếu tố liên quan đến VHATNB là công tác phản hồi
về những sai sót tỷ lệ trao đổi cởi mở về an tồn người bệnh và báo cáo sai xót
cịn chưa nhiều; Làm việc nhóm giữa các khoa chưa thuận lợi, một phần hai
nhân viên y tế là ngại khi bàn giao chuyển người bệnh khi xảy ra sự cố, gần 50%
nhân viên y tế đánh giá khoa phịng mình là an tồn, chỉ có một phần ba nhân
viên y tế thực hiện báo cáo sự cố, về các biện pháp cải tiến dựa trên báo cáo sự
cố, được thông tin về những sai sót xảy ra [7].


×