Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thực trạng bệnh sốt xuất huyết dengue tại quận hoàng mai, hà nội giai đoạn 2016 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN HỒNG QUÂN

THỰC TRẠNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI
QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÒNG
CHỐNG DỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN HỒNG QUÂN

THỰC TRẠNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI
QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÒNG
CHỐNG DỊCH

Chuyên ngành : Y tế cộng cộng
Mã số : 8720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀO XUÂN VINH

HÀ NỘI – 2022

Thư viện Đại học Thăng Long


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này, Em đã
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, Nhà trường, gia đình và bạn bè.
Trước hết, Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất và lịng kính trọng tới
PGS.TS Đào Xuân Vinh – Giảng viên của Bộ môn Y tế Công cộng - Trường
Đại học Thăng Long đã trực tiếp giảng dạy, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại
học, Bộ môn Y tế Công cộng - Trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong q trình học tập và hồn thành Luận văn này.
Con vô cùng biết ơn bố mẹ và những người thân trong gia đình đã ln bên
cạnh con, tin tưởng con, khuyến khích, động viên để con có điều kiện học tập,
phấn đấu và trưởng thành như ngày hôm nay.
Cuối cùng, Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tồn thể học viên lớp Cao học
Y tế cơng cộng khóa 9 đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Hà Nội, ngày

tháng

HỌC VIÊN


Nguyễn Hồng Quân

năm 2022


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
- Phịng Quản lý Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Thăng Long.
- Bộ môn Y tế công cộng - Trường Đại học Thăng Long.
- Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp.
Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm Luận văn một cách khoa học,
chính xác và trung thực. Các kết quả thu được trong Luận văn là có thật và chưa
được cơng bố trên bất kỳ tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

HỌC VIÊN

Nguyễn Hồng Quân

Thư viện Đại học Thăng Long

năm 2022


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3

1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ca bệnh ....................................................................... 3
1.1.2. Diễn biến lâm sàng của bệnh Sốt xuất huyết Dengue .................... 4
1.1.3. Chẩn đoán và phân độ................................................................... 4
1.1.4. Nguồn truyền nhiễm, đường lây truyền, phương thức lây truyền, cơ
thể cảm thụ ..................................................................................................... 5
1.2. Một số nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết Dengue trên thế giới và ở Việt
Nam ............................................................................................................... 5
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................. 5
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................ 11
1.2.3. Tổng quan sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội.............................. 13
1.3. Các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến phòng chống Sốt xuất huyết
Dengue trên thế giới và ở Việt Nam. ............................................................ 16
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................... 17
1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................ 20
1.4. Biện pháp phòng chống Sốt xuất huyết Dengue..................................... 22
1.5. Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................ 24
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu................................................................... 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 26
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 26


2.1.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................... 27
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 27
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng (thực hiện
mục tiêu 1) ................................................................................................... 27
2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu định tính (thực hiện mục

tiêu 2) ........................................................................................................... 28
2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu ..................................................................... 29
2.4. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 31
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin .......................................................... 31
2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ......................................................... 31
2.4.3. Qui trình thu thập thơng tin và sơ đồ nghiên cứu ....................... 32
2.5. Phân tích và xử lý số liệu....................................................................... 33
2.6. Sai số và biện pháp hạn chế sai số ......................................................... 34
2.6.1. Sai số .......................................................................................... 34
2.6.2. Cách khống chế sai số................................................................. 34
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 35
2.8. Hạn chế nghiên cứu ............................................................................... 35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 36
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại quận Hoàng
Mai, Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 ............................................................... 36
3.1.1. Phân bố đối tượng mắc sốt xuất huyết Dengue theo một số yếu tố
nhân khẩu học .............................................................................................. 36
3.1.2. Phân bố đối tượng mắc sốt xuất huyết Dengue theo thời gian: .... 40

Thư viện Đại học Thăng Long


3.2. Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phòng chống sốt xuất
huyết Dengue tại quận Hoàng Mai, Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 ................ 42
3.2.1. Yếu tố thuận lợi .......................................................................... 43
3.2.2. Yếu tố khó khăn.......................................................................... 56
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 65
4.1. Thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà
Nội, giai đoạn 2016-2020 ............................................................................. 65
4.1.1. Tình hình mắc do sốt xuất huyết Dengue theo thời gian ............. 65

4.1.2. Tình hình mắc do sốt xuất huyết Dengue theo tuổi ..................... 69
4.1.3. Tình hình mắc do sốt xuất huyết Dengue theo giới ..................... 71
4.1.4. Tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue theo nghề nghiệp ............. 73
4.1.5. Tình hình mắc do sốt xuất huyết Dengue theo khơng gian .......... 75
4.1.6. Tình hình mắc do sốt xuất huyết Dengue theo mật độ dân số...... 76
4.2. Về một số yếu tố thuận lợi, khó khăn trong hoạt động phòng chống sốt xuất
huyết Dengue trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội giai đoạn 2016-2020. . 78
4.2.1. Yếu tố thuận lợi .......................................................................... 78
4.2.2. Yếu tố khó khăn.......................................................................... 79
KẾT LUẬN ................................................................................................. 83
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 85


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên, nghĩa Tiếng Việt

Ae.aegypti

Aedes aegypti

Ae.albopictus Aedes albopictus
BI

Breteau Index (Chỉ số Breteau)

DCCN


Dụng cụ chứa nước

ĐTNC

Đối tượng nguy cơ

IgG

Kháng thể Immuno globulin G

IgM

Kháng thể Immuno globulin M

PCR

Polymerase chain reaction – PCR (Phản ứng khuyếch đại gen)

SD

Sốt Dengue

SMR

Standardized Morbidity Ratios (Tỷ lệ mắc tiêu chuẩn hóa)

SXH

Sốt xuất huyết


V&A

Vulnerability and adaptation
(Tính dễ tổn thương và khả năng đáp ứng)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

Thư viện Đại học Thăng Long


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam năm 2016 ................... 11
Bảng 2.1. Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu.................................................... 29
Bảng 3.1. Phân bố bố bệnh đối tượng mắc sốt xuất huyết Dengue tại quận
Hoàng Mai Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 theo tuổi .......................................... 36
Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue trên 100.000 dân tại quận
Hoàng Mai giai đoạn 2016-2020 ...................................................................... 37
Bảng 3.3. Phân bố bệnh đối tượng mắc sốt xuất huyết Dengue tại quận Hoàng
Mai Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 theo địa dư .................................................. 38
Bảng 3.4. Tỷ suất tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại quận Hoàng Mai ........ 42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại châu Phi và Caribe .................. 7
Biểu đồ 1.2. Nguy cơ sốt xuất huyết Dengue ở châu Phi, châu Âu, .................... 8
Biểu đồ 1.3. Các trường hợp mắc sốt xuất huyết và tử vong được báo cáo hàng
tuần từ 2021 – 2022 tại Việt Nam..................................................................... 13

Biểu đồ 1.4. Biểu đồ ca mắc sốt xuất huyết năm 2021 và 2022 theo tuần, cập
nhật đến 23/10. ................................................................................................. 15
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng mắc sốt xuất huyết Dengue theo giới tính tại
quận Hồng Mai, Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 theo giới................................. 36
Biểu đồ 3.2. Phân bố ca bệnh sốt xuất huyết Dengue tại quận Hoàng Mai, Hà
Nội giai đoạn 2016- 2020 theo nghề nghiệp ..................................................... 39
Biểu đồ 3.3. Phân bố ca bệnh sốt xuất huyết Dengue tại quận Hoàng Mai, Hà
Nội giai đoạn 2016- 2020 theo năm.................................................................. 40
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh sốt xuất huyết Dengue tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
giai đoạn 2016- 2020 theo tháng....................................................................... 41
Biểu đồ 3.5. Tỷ suất mắc sốt xuất huyết Dengue/100.000 dân tại quận Hoàng
Mai, Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 .................................................................. 41

Thư viện Đại học Thăng Long


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân bố địa lý của các trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo trên
toàn thế giới. ...................................................................................................... 9
Hình 1.2. Bản đồ hành chính quận Hồng Mai - Hà Nội .................................. 24


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu............................................................. 25
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................. 33

Thư viện Đại học Thăng Long


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn hiện nay, bệnh Sốt xuất huyết Dengue đang có chiều
hướng gia tăng phức tạp với tỷ lệ ước tính khoảng 100 triệu trường hợp có triệu
chứng mỗi năm và xấp xỉ 300 triệu trường hợp nhiễm trùng không triệu
chứng[17]. Bệnh thường gây thành dịch và lây truyền do hai loài muỗi vằn là
Aedes aegypti (Ae.aegypti) và Aedes albopictus (Ae.albopictus) mang vi rút
Dengue gây nên, trong đó quan trọng nhất là Ae.aegypti. Bệnh lưu hành tại 129
quốc gia, hơn 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ bị mắc bệnh. Hàng năm,
bệnh Sốt xuất huyết Dengue có khoảng 400 triệu người mắc bệnh và châu Á
chiếm tỷ lệ 70%[35]. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phịng-Bộ Y tế, tính đến
tuần thứ 37 của năm 2020, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục ghi nhận
nhiều ca mắc và tử vong cao như Malaysia với 66.199 ca mắc và 109 ca tử vong,
hay Singapore với 21.834 ca mắc ước tính cao hơn cùng kỳ năm 2019 và giai
đoạn 5 năm trước[9].
Bệnh sốt xuất huyết Dengue xuất hiện cả các vùng đô thị và ở cả vùng
nơng thơn, nơi có muỗi Aedes mang vi rút Dengue truyền bệnh. Ở nước ta, dịch
sốt xuất huyết Dengue xảy ra theo mùa và có sự khác biệt giữa miền Bắc và
miền Nam. Ở miền Bắc thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới với bốn mùa rõ rệt,
bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11 đó là thời điểm khí hậu nóng, ẩm,
mưa nhiều rất thích hợp cho muỗi Aedes sinh trưởng và phát triển. Số bệnh nhân
tăng lên rất nhanh từ tháng 7 đến tháng 11, mà đỉnh cao là tháng 8, 9 và 10. Ở
miền Nam và Nam Trung bộ, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều quanh năm nên bệnh
xuất hiện rải rác theo các tháng trong năm, tuy nhiên số bệnh nhân mắc nhiều
nhất vẫn là vào các tháng 8, 9 và tháng 10[13].
Quận Hồng Mai, Hà Nội có tốc độ đơ thị hóa nhanh, phát triển nhiều khu
chung cư cao tầng, dân cư đông đúc, nhiều trường học trên địa bàn quận nên di
biến động dân cư lớn, nhiều lao động ngoại tỉnh, học sinh, sinh viên ngoại tỉnh
thuê trọ với số lượng nhiều cùng với những khu buôn bán phế liệu, phế thải và



2
khu sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, nhà ở chật chội, tình trạng thiếu nước
sạch, vệ sinh mơi trường còn nhiều thách thức là những yếu tố thuận lợi cho
bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Tại quận Hoàng Mai, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 dịch sốt xuất huyết
Dengue bùng phát trên toàn quận, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue thường ở
mức cao, là một trong những điểm nóng về sốt xuất huyết Dengue và thường
đứng trong tốp đầu quận huyện của Thành phố Hà Nội. Năm 2017, tỷ lệ mắc
trung bình tồn thành phố là 492/100.000 dân, quận Hoàng Mai tỷ lệ mắc là
1.026,4/100.000 dân, cao gấp 2,1 lần. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là Thực trạng
bệnh sốt xuất huyết Dengue tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội giai đoạn
2016-2020 như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến họat động phòng
chống dịch tại địa bàn nghiên cứu?
Để trả lời các câu hỏi đó và góp phần tìm ra các biện pháp hữu hiệu phịng
chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh sốt xuất huyết
Dengue tại quận Hoàng Mai, Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và một số yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống dịch” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.
2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi, khó khăn trong hoạt động phòng
chống dịch tại địa bàn nghiên cứu.

Thư viện Đại học Thăng Long


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Một số khái niệm liên quan
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây
nên. Vi rút Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Vi
rút Dengue truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Ae.aegypti
là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia
tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của Sốt xuất
huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc, giảm
thể tích tuần hồn, rối loạn đơng máu, suy tạng. Nếu khơng được chẩn đốn sớm
và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong [4].
1.1.1. Định nghĩa ca bệnh
1.1.1.1. Ca giám sát (Ca bệnh lâm sàng)
Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành Sốt xuất huyết
Dengue trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày
và kèm ít nhất 2 dấu hiệu sau:
+ Có xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau được phát hiện qua nghiệm
pháp dây thắt dương tính, có chấm/mảng xuất huyết dưới da, chảy máu chân
răng hoặc chảy máu cam…
+ Nhức đầu, buồn nôn, nôn, chán ăn.
+ Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, khớp, nhức hai hố mắt.
+ Vật vã, li bì.
+ Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan [2]
1.1.1.2. Trường hợp bệnh xác định
Là ca bệnh được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật ELISA (Phát hiện IgM


4
hoặc NS1) hoặc phân lập vi rút hoặc xét nghiệm PCR.
+ Xác định kháng thể IgM hoặc kháng nguyên bằng kĩ thuật ELISA.
+ Nuôi cấy phân lập được vi rút Dengue.

+ Xác định được đoạn gen đặc hiệu của vi rút Dengue bằng kĩ thuật sinh
học phân tử [2]
1.1.2. Diễn biến lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue
Sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, có diễn biến nhanh
từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và trải qua ba giai đoạn:[4]
+ Giai đoạn sốt.
+ Giai đoạn nguy hiểm.
+ Giai đoạn hồi phục.
Bệnh nhân cần được phát hiện sớm và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong
từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm
cứu sống bệnh nhân.
1.1.3. Chẩn đoán và phân độ
Bệnh Sốt xuất huyết Dengue chia làm ba mức độ:[4]
+ Sốt xuất huyết Dengue.
+ Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
+ Sốt xuất huyết Dengue nặng.
Có một số phương pháp dùng để chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue. Tùy
theo thời gian bệnh nhân xuất hiện mà sử dụng các loại phương pháp khác
nhau[73]

Thư viện Đại học Thăng Long


5
1.1.4. Nguồn truyền nhiễm, đường lây truyền, phương thức lây truyền, cơ thể
cảm thụ
Nguồn truyền nhiễm: Người là nguồn truyền nhiễm duy nhất và nguy hiểm
nhất, đặc biệt là người bệnh thể nhẹ và người mang vi rút không triệu chứng[2]
Đường lây truyền: Bệnh sốt xuất huyết Dengue lây truyền qua đường máu
do muỗi vằn truyền. Có 2 loại muỗi phổ biến truyền Sốt xuất huyết Dengue là

muỗi Ae.aegypti và Ae.albopictus[2]
Phương thức lây truyền: Muỗi đốt người bệnh, hút máu có chứa vi rút
Dengue. Vi rút sẽ sinh sản trong tuyến nước bọt của muỗi và ra máu ngoại vi
của người bệnh để truyền bệnh. Tốc độ bay của muỗi trong bán kính 100m và
khơng q 300m tính từ ổ bọ gậy. Khi 2 loại muỗi Ae.albopictus và Ae.aegypti
cùng kết hợp thì nguy cơ bùng nổ dịch sẽ cao hơn ở những nơi chỉ có một trong
hai lồi muỗi [17], [60].
Cơ thể cảm nhiễm: Sốt xuất huyết Dengue gây bệnh như nhau ở mọi lứa
tuổi. Sau khi nhiễm bệnh, người nhiễm có thể tạo miễn dịch với tp huyết
thanh mình đã từng nhiễm. Một số bệnh nền như nhiễm trùng thứ cấp, bệnh mạn
tính như hen phế quản, đái tháo đường có thể làm cho bệnh ngày càng nghiêm
trọng. Tỷ lệ người cao tuổi nhiễm bệnh, biến chứng nặng hơn người trẻ[66]
1.2. Một số nghiên cứu về bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới và ở Việt
Nam
1.2.1. Trên thế giới
Dịch sốt xuất huyết Dengue đầu tiên được Y văn ghi nhận là vào mùa hè
năm 1780 tại Philadenphia, Hoa Kỳ. Sau đó, bệnh được thấy ở nhiều nước nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Tại châu Á, năm 1953, Vi rút Dengue được phát hiện đầu
tiên ở Manila (Philippin), sau đó lan sang Đơng Nam Á rồi đến các quần đảo
Thái Bình Dương, Trung Quốc, Lào, Campuchia và các nước khác. Trước Chiến
tranh Thế giới lần thứ nhất, dịch bệnh chỉ tìm thấy ở 9 quốc gia. Những năm gần


6
đây, sốt xuất huyết Dengue đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua và trở thành
vấn đề cộng đồng cần quan tâm. Từ năm 1956 – 1970 tổng cộng có 3.071.245 ca
mắc bệnh, 51.087 ca tử vong[2].
Trong 10 năm từ 2008 đến 2017:
+ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các ca bệnh trên khắp châu Mỹ,
Đông Nam Á và phía Tây Thái Bình Dương ca bệnh tăng từ 1,2 triệu ca mắc

(năm 2008), 2,2 triệu ca mắc (năm 2010), tăng lên tới 3,2 triệu ca mắc (năm
2015)[2].
+ Dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue đã xuất hiện dịch ở các khu vực khác
nhau. Ở châu Âu vào năm 2010, lần đầu tiên ghi nhận ca sốt xuất huyết Dengue
tại Pháp và Croatia cùng một số nước châu Âu khác. Đến năm 2012, hơn 2.000
trường hợp mắc bệnh chủ yếu là người dân nhập cư được phát hiện tại quần đảo
Maderia của Bồ Đào Nha [71].
+ Ngoài xuất hiện các ổ dịch mới, sốt xuất huyết Dengue còn tái xuất hiện
các ổ dịch ở một số quốc gia. Năm 2013, người ta ghi nhận các ca bệnh xuất
hiện lại tại Florida (Hoa Kỳ) và Vân Nam (Trung Quốc). Tại Singapore, sau
nhiều năm khơng có dịch đã có sự bùng phát trở lại của các ca sốt xuất huyết
Dengue. Năm 2014, sau hơn 10 năm vắng bóng, các ca sốt xuất huyết Dengue
lại được tìm thấy ở Trung Quốc, Đảo Cook, Fiji, Malaysia và Vanuta. Tại Nhật,
các nhà nghiên cứu cũng phát hiện các ca bệnh đầu tiên sau 70 năm khơng có ca
nào [2]

Thư viện Đại học Thăng Long


7

Biểu đồ 1.1. Nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại châu Phi và Caribe
(Nguồn: Dengue - Chapter 4 - 2020 Yellow Book [62])


8

Biểu đồ 1.2. Nguy cơ sốt xuất huyết Dengue ở châu Phi, châu Âu,
Trung Đông
(Nguồn: Dengue - Chapter 4 - 2020 Yellow Book [62])

Theo báo cáo của tổ chức PAHO, Bệnh nhân ghi nhận chủ yếu tại khu vực
Châu Mỹ, Tây Thái Bình Dương và Đơng Nam Á. Tại châu Mỹ, năm 2022 đã
ghi nhận 2.332.920 trường hợp mắc trong đó phần lớn tại Brazil (2.073.007).
Các quốc gia ở phía Bắc của khu vực Tây Thái Bình Dương (trừ Trung Quốc),
đều ghi nhận số ca mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2021 [55]. Theo báo cáo
của ECDC, tính đến 27/10/2022, trên thế giới đã ghi nhận 3.333.251 trường hợp
mắc bệnh và 2.984 ca tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đến từ Brazil
(2.131.615 ca), Việt Nam (224.771 ca), Philippines (173.233 ca), Indonesia
(94.355 ca) và Nicaragua (66.162 ca). Các ca tử vong nhiều nhất ở Brazil (898

Thư viện Đại học Thăng Long


9
ca), Indonesia (853 ca), Philippines (508 ca), Bangladesh (118 ca) và Việt Nam
(92 ca). Kể từ lần cập nhật trước được công bố vào tuần 39 của năm 2022, trên
thế giới đã có thêm 359.555 trường hợp mắc bệnh mới và 601 ca tử vong
mới[45]

Hình 1.1. Phân bố địa lý của các trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo trên
toàn thế giới.
(Nguồn: Dengue worldwide overview - ECDC)[45]
Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả tại Cơ quan Y tế Công cộng Quốc
gia Pháp, năm 2022 Pháp phải đối mặt với tình huống bất thường về lan truyền
bệnh SXH, với 65 trường hợp lây nhiễm tự nhiên trong 9 đợt dịch tính đến ngày
21/10/2022. Số trường hợp mắc bệnh này vượt quá số trường hợp quan sát được
trong toàn bộ giai đoạn 2010 – 2021. Trong đó có 6 đợt dịch xảy ra ở các tỉnh
chưa từng có tình trạng lây truyền SXH nội địa. Từ ngày 01/05 đến 21/10/2022,
217 trường hợp lây nhiễm SXH từ nước ngoài đã được phát hiện ở Pháp. Phần
lớn các ca bị lây nhiễm từ Cuba (71 ca), Côte d’Ivoire (16 ca) và Mexico (14

ca). Số lượng các ca lây nhiễm từ nước ngoài xấp xỉ với năm 2021 (164 ca)
nhưng thấp hơn đáng kể so với năm 2019 (657 ca) và 2020 (834 ca). Đợt dịch
lớn nhất xảy ra ở thành phố Saint-Jeannet và Gattières, với lần lượt là 23 và 11


10
trường hợp mắc bệnh thuộc cùng một chuỗi lây truyền duy nhất. Tất cả các đợt
dịch đều xảy ra ở các khu dân cư ngoại ô[48]. Cũng theo báo cáo của ECDC,
Pháp là quốc gia Châu Âu duy nhất công bố các ca SXH nội địa trong năm
2022[44]
Ở Châu Á, theo báo cáo mới nhất của WHO năm 2022 tình hình mắc sốt
xuất huyết Dengue tại các quốc gia vẫn còn ở mức cao:[74]
- Tại Campuchia, trong tuần 42, cả nước có 9.482 trường hợp mắc SXH
và 16 ca tử vong (tỷ lệ tử vong/ca bệnh 0,2%).
- Tại Lào, trong tuần 45 đã ghi nhận 438 trường hợp mắc SXH và 2 ca tử
vong. Số ca bệnh tích lũy từ tuần 1 đến 45 là 27.513. Con số này cao gấp 20 lần
so với 1.281 trường hợp mắc bệnh được báo cáo trong cùng kỳ năm 2021.
- Tại Malaysia, trong tuần 45 đã có 1.715 trường hợp mắc SXH được ghi
nhận, là mức tăng so với 1.693 trường hợp được báo cáo trong tuần trước. Số ca
bệnh tích lũy từ tuần 1 đến 45 là 52.977 trường hợp, tăng 137% so với 22.581
trường hợp được báo cáo trong cùng kỳ năm 2021. Tính đến thời điểm này,
Malaysia đã có tổng số 37 trường hợp tử vong do SXH được ghi nhận (tỷ lệ tử
vong 0,07%), xấp xỉ với cùng kỳ năm 2021 với 18 ca tử vong (tỷ lệ tử vong
0,08%).
- Tại Philippines, trong tuần 45 đã có tổng cộng 413 trường hợp mắc SXH
và 2 ca tử vong được ghi nhận. Số trường hợp mắc bệnh giảm 73% so với cùng
kỳ năm 2021 (1.558 ca), tuy nhiên do các trường hợp mắc bệnh vẫn đang được
xác thực lại nên số liệu có khả năng sẽ tiếp tục thay đổi. Từ tuần 1 đến tuần 43,
Malaysia đã có 193.010 ca mắc SXH tích lũy và 629 ca tử vong (tỷ lệ tử vong
0,3%), cao hơn 194% so với số liệu cùng kỳ năm 2021 (65.684 ca).

- Tại Singapore, trong tuần 44, 322 trường hợp SXH đã được ghi nhận,
góp vào tổng số 29.894 trường hợp mắc tích lũy. Đây là mức tăng 23% so với
báo cáo cùng kỳ năm 2021 (4.799 ca). Kết quả sơ bộ tất cả các mẫu SXH dương

Thư viện Đại học Thăng Long


11
tính vào tháng 10/2022 với tỷ lệ DEN-1 (6,3%), DEN-2 (19,2%), DEN-3
(71,9%) và DEN-4 (2,7%).
- Riêng tại Trung Quốc không có thêm thơng tin cập nhật kể từ báo cáo
trước vào tháng 8/2022 với 1 trường hợp SXH. Từ đầu năm đến hiện tại, cả
nước có tổng cộng 9 trường hợp mắc SXH và khơng có ca tử vong.
1.2.2. Ở Việt Nam
Lần đầu tiên vào năm 1958, Chu Văn Tường và cộng sự có thơng báo vụ
dịch nhỏ ở Hà Nội. Năm 1960, xuất hiện tiếp 2 vụ dịch nhỏ ở Cái Bè và An
Giang. Và đến năm 1963, xuất hiện thêm một vụ dịch nữa tại đồng bằng sông
Cửu Long[2]
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2021, tình trạng sốt xuất huyết
Dengue tại Việt Nam không ổn định, các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng
6 đến tháng 10 hàng năm. Từ năm 2009 (với 105.370 ca) đến năm 2017
(184.000 ca) tỷ lệ mắc trên 100.000 dân đã tăng từ 120 lên đến 194 ca[73]
Trong báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 07/7/2019, Việt
Nam ghi nhận hơn 96.000 trường hợp bệnh sốt xuất huyết Dengue trong đó có
07 trường hợp tử vong tương đương tỷ lệ là 0,007%. So sánh với cùng kỳ 2018,
số ca bệnh đã tăng lên hơn 03 lần, vượt quá ngưỡng cảnh báo của số trường hợp
bệnh trung bình 05 năm trước. Số lượng ca sốt xuất huyết Dengue ghi nhận cao
nhất ở khu vực phía Nam, sau đó đến khu vực Tây Nguyên và miền Trung[72]
Bảng 1.1. Phân bố sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam năm 2016
(Nguồn: Giáo trình Dịch tễ học một số bệnh phổ biến [1])

Khu vực

Số mắc

Tỷ lệ % so với toàn quốc

Miền Bắc

6,874

6%


12

Miền Trung

24,183

21%

Tây Nguyên

27,935

24%

Miền Nam

55,124


48%

Cộng dồn

114,116

100%

Theo Bảng 1.1: Phân bố sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam năm 2016 cho
thấy vào năm 2016, dịch sốt xuất huyết Dengue vẫn tập trung nhiều ở miền Nam
với 48%, tiếp theo là khu vực Tây Nguyên 24% và khu vực miền Trung với
21%.
Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, trong tuần 41 cả nước ghi nhận 9.750
trường hợp mắc, 1 tử vong tại Bình Dương. So với tuần 40 số mắc giảm 13%
(11.211/2), số nhập viện giảm 13,2% (8.944/2). Tích lũy từ đầu năm đến nay cả
nước ghi nhận 258.480 trường hợp mắc, 102 tử vong. So với cùng kỳ năm
(54.219/21) số mắc tăng 4,8 lần, tử vong tăng 81 trường hợp. Dự báo trong thời
gian tới số mắc và tử vong tiếp tục diễn biến phức tạp và số mắc ở mức cao do
cao điểm mùa dịch hàng năm từ tháng 7 đến tháng 11[5]
Theo số liệu từ báo cáo mới nhất của WHO năm 2022, trong tuần 45 Việt
Nam có 10.306 ca mắc và khơng có trường hợp tử vong. Có 8.331 (80,8%)
trường hợp nhập viện. So với tuần 44 (10.386 ca mắc, 8.379 ca nhập viện, 1 ca
tử vong) thì tuần 45 đã số ca mắc giảm 0,8% và số ca nhập viện giảm 0,6%. Từ
tuần 1 đến tuần 45, Việt Nam có 303.637 ca mắc SXH tích lũy và 112 ca tử
vong tích lũy (tỷ lệ tử vong 0,04%). So với cùng kỳ năm 2021 (62.106 ca mắc
và 24 ca tử vong, tỷ lệ tử vong 0,04%), số mắc tích lũy cao gấp 4,9 lần[74]

Thư viện Đại học Thăng Long



13

Biểu đồ 1.3. Các trường hợp mắc sốt xuất huyết và tử vong được báo cáo
hàng tuần từ 2021 – 2022 tại Việt Nam
(Nguồn: Dengue Situation Update 659 – WHO) [74]
Trong một nghiên cứu của Nguyễn Văn Tại (2022) về đặc điểm lâm sàng
và kết quả điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang
năm 2021 – 2022 thực hiện trên 65 ca bệnh cho thầy có 72,3% mắc sốt xuất
huyết Dengue, 18,5% bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh
báo và 9,2% trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue nặng. Nghiên
cứu ghi nhận cả 3 thể bệnh đều xuất hiện ở cả 2 nhóm giới nam và nữ [25]. Kết
quả này tương đồng với nghiên cửu của tác giả Nguyễn Văn Minh (2019) với tỷ
lệ mắc sốt xuất huyết Dengue 73,3%, sốt xuất huyết Dengue có cảnh báo 15,8%
và sốt xuất huyết Dengue nặng 10,8% [22].
1.2.3. Tại Hà Nội
Theo Hồng Quốc Cường và cộng sự năm 2011, ước tính có khoảng 2,4
triệu người sống trong khu vực có nguy cơ lây truyền sốt xuất huyết Dengue. Hà
Nội đã phải trải qua các đỉnh dịch lớn là năm 2009 với 244,7 ca mắc/100.000
dân, năm 2015 với 206,5 ca mắc/100.000 dân, năm 2017 với 492 ca


×