Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue tại thành phố hà nội năm 2002 2007 và một số yếu tố thời tiết liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 59 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch
do muỗi truyền bởi 4 týp vi rút Dengue. Trên thế giới trước năm 1970 chỉ có
9 quốc gia đã ghi nhận bệnh này, ước tính hàng năm có 500.000 trường hợp
SXHD phải nhập viện, phần lớn là trẻ em. Ít nhất 2,5% các ca bệnh dẫn tới tử
vong. Do số lượng người mắc và chết cao trong các vụ SXHD nên bệnh
SXHD luôn là vấn đề của cộng đồng. Trong những năm gần đây, khi vấn đề
biến đổi khí hậu toàn cầu được quan tâm, người ta dự báo rằng biến đổi khí
hậu có thể tác động trực tiếp lên sức khỏe con người (ví dụ tác động của ứng
suất nhiệt, chết/ bị thương do bão lũ) và gián tiếp thông qua những biến đổi
của của một loạt các véc tơ bệnh tật như muỗi, ve, ... mầm bệnh từ nước, chất
lượng nước, không khí, chất lượng và khả năng đáp ứng thực phẩm, thì
SXHD lại càng ngày được quan tâm nhiều hơn.
Việt Nam được xác định là một trong 8 nước đứng đầu khu vực Đông
Nam châu Á và thế giới về tỷ lệ mắc và chết do bệnh SXHD. Bệnh lưu hành
rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu long và duyên hải miền Trung.
Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có véc tơ truyền
bệnh [13]. Bệnh có chiều hướng gia tăng ở tất cả các khu vực và là một trong
10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta, năm 2009 cả
nước đã ghi nhận 108.756 ca mắc SXHD, trong đó 87 ca tử vong, tỷ lệ mắc
lên tới 121 ca/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,08%; Năm 2010, dịch cũng
đã xảy ra ở cả 4 khu vực với 125.854 ca mắc SXHD, 100 ca tử vong, số mắc
tăng 13,59% và số ca tử vong tăng 14,94% so với năm 2009 , ,,,,,,.
Thành phố Hà Nội hiện nay bao gồm thành phố Hà Nội cũ (14 quận,
huyện, 232 xã, phường, thị trấn), toàn bộ tỉnh Hà Tây (2 thành phố, 12 huyện,


2
323 xã, phường, thị trấn), huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc (18 xã, thị trấn) và 4


xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Sau khi mở rộng địa giới hành
chính ngày 1/8/2008 theo Nghị quyết 15 của Quốc hội, toàn thành phố có diện
tích 3.324,92 km2, dân số trên 6,5 triệu người, Hà Nội trở thành một trong
những thành phố đông dân nhất trong khu vực. Đặc biệt, Hà Nội là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá, đầu mối giao thông của cả nước, có nhiều khu du
lịch, di tích lịch sử văn hoá thu hút khách trong nuớc và quốc tế, mỗi ngày
ước tính có hàng trăm nghìn người giao lưu qua lại trên địa bàn
Với tính chất đặc thù về điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của thành phố
Hà Nội và những vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu được các quốc gia và khu
vực quan tâm như hiện nay thì việc phân tích tình hình dịch tễ học SXHD trên
địa bàn thành phố để hiểu được diễn biến dịch qua các năm, phân tích tương
quan biến đổi thời tiết bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa với số lượng ca
bệnh xảy ra là rất cần thiết. Vì vậy nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học bệnh
sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hà Nội năm 2002-2007 và một số yếu
tố thời tiết liên quan” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh Sốt xuất huyết Dengue tại thành phố
Hà Nội năm 2002-2007.
2. Mô tả mối liên quan giữa nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa với dịch sốt
xuất huyết Dengue năm 2002-2007.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới


Hình 1.1: Bản đồ dịch tễ SXHĐ trên thế giới
Những ghi nhận đầu tiên về bệnh SXHD trên thế giới vào năm 1779 tại
Jakarta (Indonesia) và Cairo (Ai Cập), 1780 tại Philadenphia (Mỹ). Tại khu
vực châu Á có những tài liệu ghi chú về lịch sử bệnh SXHD xảy ra từ những
năm 1927-1928 tại Athens (Hy Lạp) làm khoảng 1250 người chết, 1953-1954
tại Philippine và trong vòng 20 năm sau đó bệnh SXHD đã trải rộng khắp
vùng Đông Nam châu Á tới Ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc, Nam và Tây Thái
Bình Dương, Châu Phi, châu Mỹ và vùng biển Caribê. Tháng 5 năm 1945, lần
đầu tiên tác nhân gây bệnh được phân lập bởi Alber Sabin từ những binh lính


4
bị ốm tại Calcuta (Ấn Độ), NewGuinea và Hawaii. Những chủng vi rút
Dengue mà Sabin phân lập được tại Ấn Độ, New Guinea và một chủng tại
Hawaii đều có tính kháng nguyên giống nhau ngoài ra còn 3 chủng khác tại
New Guinea, Sabin nhận thấy có sự khác biệt về tính kháng nguyên với các
chủng trên. Hai chủng vi rút này được gọi là Dengue típ 1 và Dengue típ 2.
Hai chủng vi rút Dengue tiếp theo là Dengue 3 và Dengue 4 đã được William
Mcd Hammon và cộng sự phân lập được từ những trẻ em bị bệnh SXH tại vụ
dịch ở Manila năm 1956. Tiếp theo sau đó rất nhiều chủng vi rút Dengue
được phân lập từ các vùng khác nhau trên thế giới nhưng tính kháng nguyên
của chúng đều được định dạng trong 4 típ huyết thanh trên .

Hình 1.2: Mức độ gia tăng của dich SXHD qua các năm.
Các nhà nghiên cứu về vi rút Dengue đã sớm cho rằng bệnh SXHD được
lây truyền bởi muỗi nhưng mãi đến tận năm 1903 H. Graham mới chứng
minh được điều này. Năm 1906, T.L. Brabcroft đã chỉ ra rằng muỗi
Ae.Aegypti chính là vectơ chính truyền bệnh SXHD. Những nghiên cứu sâu
hơn về sau cho thấy muỗi A. Albopictus và A. Polynesiensis cũng tham gia



5
vào việc truyền bệnh này. Tới năm 1997 vi rút Dengue và muỗi A. aegypti đã
phát triển rộng trên toàn thế giới. Theo những nhà nghiên cứu hiện nay trên
thế giới có hơn 2.5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ dịch, mỗi năm có
khoảng 100 triệu trường hợp mắc bệnh. SXHD trở thành vấn đề lớn ảnh
hưởng tới sức khoẻ cộng đồng trên toàn cầu ,,.
1.1.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương
Tại Đông Nam Á, SXHD lần đầu tiên được mô tả như một bệnh mới ở
Philippin năm 1953 (Gọi là bệnh sốt xuất huyết Philippin). Từ đó, nhiều vụ
dịch SXHD lớn đã xảy ra ở hầu hết các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Ấn
Độ, Inđônêxia, Manđivơ, Mianma, Xri Lanca, Thái Lan và các nước thuộc
khu vực Tây Thái Bình Dương như Xingapo, Campuchia, Trung Quốc, Lào,
Malaixia, Niu Calêđônia, Palau, Philippin, Tahiti và Việt Nam với tỷ lệ tử
vong cao và sự có mặt cả 4 týp vi rút. SXHD là nguyên nhân dẫn đến nhập
viện và gây tử vong hàng đầu tại một số nước thuộc khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương trong đó có Việt Nam .

Hình 1.3: Sự lưu hành của các tuýp Virus Dengue trên thế giới.


6
1.1.3. Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam
Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra tại Hà Nội và một số tỉnh
miền Bắc năm 1958 được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm
1959. Ở miền Nam, dịch SXHD được mô tả vào năm 1960 với 60 trường hợp
tử vong. Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ
sông Hồng, sông Cửu long và dọc theo bờ biển miền Trung.
Trong những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh cao nhất được ghi nhận tại các
tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh ven biển miền Trung [1]. Tuy

nhiên những số liệu mới đây đã chỉ ra rằng bệnh đã phát triển đến vùng cao
nguyên Trung bộ, nơi đang phát triển đô thị mới với điều kiện cung cấp nước
sinh hoạt và vệ sinh môi trường kém. Tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, sự
lan truyền bệnh bị hạn chế trong những tháng đông xuân do nhiệt độ môi
trường thấp không thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của muỗi truyền
bệnh. Ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh cao nguyên biên giới phía Bắc không
thấy bệnh xuất hiện, kể cả những năm có dịch lớn .
Trước năm 1990, bệnh SXHD mang tính chất chu kỳ tương đối rõ nét,
với khoảng cách trung bình 3-5 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên tục với
quy mô và cường độ ngày một gia tăng. Đặc biệt năm 1998 dịch SXHD đã
bùng nổ với qui mô lớn ở Việt Nam, có tới 57/61 tỉnh thành trong cả nước có
xuất hiện dịch với 234,920 trường hợp mắc và 377 tử vong, tỷ lệ mắc
306,3/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc 0,16%. Giai đoạn 1999-2003, số mắc, chết
trung bình hàng năm đã giảm chỉ còn 36.826 trường hợp và tử vong 66 trường
hợp. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay số mắc và tử vong do SXHD có xu
hướng gia tăng. Đặc biệt năm 2009 cả nước đã ghi nhận 108.756 ca mắc
SXHD, trong đó 87 ca tử vong, tỷ lệ mắc lên tới 121/100.000 dân và tỷ lệ
chết/mắc là 0,08 %; Năm 2010, dịch cũng đã xảy ra ở cả 4 khu vực với


7
125.854 ca mắc SXHD, 100 ca tử vong, số mắc tăng 13,59% và số ca tử vong
tăng 14,94% so với năm 2009.
Bệnh SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt
giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới,
bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra
vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Ae.
aegypti. Bệnh phát triển nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào
tháng 7,8,9 và 10. Ở miền Nam và nam Trung bộ bệnh SXHD xuất hiện trong
suốt năm với tần số mắc nhiều hơn vào tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng

vào những tháng 7, 8, 9 và 10 ,,.
Qua các số liệu thống kê cho thấy, tuổi mắc bệnh có sự khác biệt giữa
các miền. Ở miền Bắc Việt Nam, nơi có bệnh lưu hành thấp thì tất cả các lứa
tuổi đều có thể bị mắc bệnh. Nhưng ở miền Nam, bệnh lưu hành cao, lứa tuổi
mắc bệnh phần lớn là trẻ em. Năm 2006 trẻ em <15 tuổi mắc bệnh ở miền
Bắc chiếm 21,8%, miền Trung 47,9% và miền Nam 64,3%, Tây Nguyên
15,9% .
Bảng 1.1. Tình hình mắc và chết do SXHD ở Việt Nam, 2001 – 2010
Năm

Số mắc

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

41,509
32,031
49,713
78,752
60,982
77,818
104,464

91, 930
101,339
123,928

Tỷ lệ mắc /
100.000 dân
51,60
39,03
59,56
92,61
70,39
88,60
122,61
106,27
117,55
140,08

Số chết
82
53
72
114
53
68
88
90
84
100

Tỷ lệ

chết/mắc (%)
0,20
0,17
0,14
0,14
0,09
0,09
0,08
0,09
0,08
0,08


8
1.2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU/THỜI TIẾT.
1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Trong thời gian dài, người ta chỉ biết rằng các vụ dịch SXHD do muỗi
truyền liên tiếp xảy ra ở Trung Mỹ, vùng biển Caribê và Đông Nam châu Á,
nhưng tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến. Mãi đến 1944, khi Sabin
phân lập được vi rút Dengue týp 1, 2 và sau đó tháng 4/1956, tháng 5/1960
phân lập được vi rút Dengue týp 3 và 4 thì tác nhân gây ra các vụ dịch SXHD
mới được hiểu rõ. Vi rút Dengue thuộc họ Togaviridae, nhóm Flavivirut xem
lại tên quốc, là nhóm bao gồm các vi rút cho động vật và côn trùng truyền. Vi
rút Dengue có 3 ổ chứa tự nhiên là người, muỗi và một số động vật thuộc
nhóm linh trưởng như vượn, hắc tinh tinh.
Thời kỳ nhiễm vi rút huyết ở người từ 2 đến 12 ngày, trung bình từ 4 đến
5 ngày, với hiệu giá từ mức nhỏ không phát hiện được đến trên 108 (MID50/ml).
Đối với động vật có xương sống, người là động vật duy nhất khi nhiễm
vi rút có biểu hiện lâm sàng, từ nhẹ đến tình trạng sốt xuất huyết nặng, sốc và
chết. Ở động vật linh trưởng, thời kỳ nhiễm vi rút ngắn hơn, chỉ khoảng 1 đến

2 ngày, với hiệu giá ở mức có thể phát hiện được, ít khi vượt quá 106
MID50/ml, loại động vật này tỏ ra thích ứng đặc biệt với vi rút Dengue,
không biểu lộ các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh.
Vi rút Dengue không gây nhiễm hoặc rất khó gây nhiễm đối với các
động vật có xương sống khác. Ngay cả chuột mới đẻ, vẫn thường được dùng
để phân lập vi rút, cũng không có bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh sau khi
đã tiêm vào não các vi rút chưa được cấy truyền nhiều lần.
Một số loài muỗi thuộc giống Aedes được coi là ổ chứa tự nhiên của vi
rút Dengue, đó là Ae.Aegypti, Ae.Albopictus, Ae.Scutellaris, Ae.Africanus và
Ae.Lentrocephalus. Các loài muỗi khác không phải là ổ chứa của vi rút


9
Dengue, mặc dù gần đây có thông báo của Trung Quốc cho rằng Culex
quinquefasciatus cũng là véc tơ truyền bệnh SXHD, nhưng nhiều tác giả
không công nhận loài muỗi này có thể đóng vai trò truyền bệnh .
Muỗi Aedes có thể bị nhiễm vi rút Dengue sau khi đốt bệnh nhân ở giai
đoạn nhiễm vi rút huyết (từ 6-8 giờ trước, đến khoảng 3 ngày sau khi khởi
phát). Cần có thời gian để vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi, thời gian này dài
hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ở nhiệt độ 220C, sau 8-12
ngày (trung bình 9 ngày) là muỗi có thể truyền bệnh. Nếu nhiệt độ bên ngoài
thấp hơn 160C, vi rút không nhân lên được trong cơ thể muỗi. Muỗi cái
nhiễm vi rút có thể truyền bệnh suốt đời. Như vậy một số loài động vật linh
trưởng và muỗi hợp lại thành chu kỳ nhiễm vi rút Dengue trong tự nhiên.
1.2.2. Biến đổi khí hậu, thời tiết.
Việt Nam là một trong bốn nước đứng đầu thế giới chịu ảnh hưởng biến
đổi khí hậu (BĐKH) kể từ 20 năm qua. Trong danh sách của tổ chức
Germanwatch công bố tại Copenhagen ngày 09/12/2009, Việt Nam đứng
hàng thứ tư trong chỉ số rủi ro chỉ sau Bangladesh, Myanmar, Honduras. Bên
cạnh những tác hại cho đời sống, BĐKH còn ảnh hưởng đến sức khỏe con

người . Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) định nghĩa “ biến đối khí
hậu là sự biến đổi của khí hậu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt
động của con người và làm thay đổi thành phần của bầu khí quyển toàn cầu
và bổ sung vào sự biến động khí hậu tự nhiên được quan sát trong những giai
đoạn có thể so sánh được”. Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa đáng kể đối
với sức khỏe cộng đồng, và làm thay đổi các biện pháp mà chúng ta phải sử
dụng để bảo vệ các bộ phận dân cư dễ bị tác động. Ở các quốc gia đang phát
triển, tác động của biến đổi khí hậu là những đe dọa rõ ràng đối với công cuộc
xóa đói giảm nghèo cũng như các thành quả của Các Mục tiêu Thiên niên kỷ.


10
Biến đổi khí hậu có thể tác động trực tiếp lên sức khỏe con người (ví dụ
tác động của ứng suất nhiệt, chết/ bị thương do bão lũ) và gián tiếp thông qua
những biến đổi của của một loạt các véc tơ bệnh tật như muỗi,ve, ... mầm
bệnh từ nước, chất lượng nước, không khí, chất lượng và khả năng đáp ứng
thực phẩm. Biến đổi khí hậu, thời tiết và sự phát sinh, phát triển bệnh truyền
nhiễm là một quá trình có liên quan với nhau thông qua nhiều cơ chế. Thông
thường sau thiên tai, môi trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng
và đây là một trong những nguyên nhân chính gây bùng phát các vụ dịch bệnh
đường tiêu hóa và các bệnh khác lây lan theo nguồn nước bao gồm cả các
bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến. Sự gia tăng
về cường độ và tần số thiên tai như bão, nước biển dâng, ngập lụt, hạn hán,
mưa lớn và sạt lở đất… làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián
tiếp đến sức khỏe cộng đồng do môi nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng và
bệnh tật. Dịch tả xảy ra ngay sau động đất ở Haiti với hang ngàn trường hợp
mắc, hang trăm trường hợp tử vong, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra
rằng bốn lần bốn lần đại dịch cúm gần nhất, dịch cúm Tây Ban Nha bắt đầu
năm 1918, dịch cúm châu Á năm 1957, dịch cúm Hong Kong năm 1958 và
dịch cúm H5N1 năm 2009 đều diễn ra sau các đợt La Nina. Các dịch cúm này

có điểm chung là loại virút cúm đều là những chủng loại mới mà con người
chưa phát triển được hệ miễn dịch. Nhiệt độ càng tăng thì tỷ lệ thuận với bệnh
truyền nhiễm càng nhiều. Nhiệt độ ấm lên cùng lượng mưa tăng có thể gây
nhiễu loạn hệ sinh thái, tác động đến các động vật ký sinh cũng như trung
gian truyền bệnh đã làm tăng các dịch bênh ở những vùng không có sự chuẩn
bị phòng chống đầy đủ. Các vật truyền bệnh (như muỗi, bọ chét, ve, mò, mạt)
sẽ thay đổi về sinh học, sinh thái và vùng phân bố, theo xu hướng sẽ phát triển
ở các vành đai cao hơn, mùa phát triển sẽ kéo dài hơn. Hậu quả là các dịch
bệnh do chúng truyền sẽ phức tạp và gây tác hại nhiều hơn do mở rộng vùng


11
phân bố làm tăng nguy cơ dịch bệnh phụ thuộc vào điều kiện môi trường và
sự thay đổi của xã hội .
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới cũng đã thấy một số loại bệnh truyền
nhiễm lây lan nhiều hơn, với địa bàn rộng hơn trong những năm qua, từ khi
khí hậu trái đất bị hâm nóng. Trong thời gian vừa qua, dịch sốt xuất huyết (do
muỗi Aedes aegypty truyền) bùng phát trên phạm vi cả nước, có dịch tễ phức
tạp, mùa bệnh kéo dài vì thời tiết bất thường và nóng lên (muỗi truyền bệnh
phát triển…). Bệnh dịch tả quay lại cũng tương tự như vậy: do trời nóng, điều
kiện vệ sinh nói chung và vệ sinh thực phẩm nói riêng không tốt. Bệnh truyền
qua nước và các côn trùng véctơ (theo cơ chế nhiễm bẩn cơ học) nên rất khó
quản lý nguồn bệnh/ phân.. Đối với động vật nuôi, tác động của BĐKH cũng
rất rõ rệt. Trong những năm gần đây, các vụ dịch của gia cầm, gia súc (cúm
gia cầm, cúm lợn, …) đã gây ra các vụ dịch lớn và thiệt hại đáng kể ở nhiều
địa phương.
Theo tính toán, các bệnh do véc tơ truyền, bệnh tiêu chảy gây thiệt hại
ước tính hàng năm khoảng 40 tỷ USD. Tổ chức Y tế thế giới cho biết trong
năm 2000 có khoảng 2,4% số trường hợp tiêu chảy cấp trên thế giới, 6% các
trường hợp mắc sốt rét trong các nước có mức thu nhập trung bình và thấp

đều có liên quan đến BĐKH. Dự báo trong vòng 50 năm tới, thiên tai sẽ tăng
lên 4 lần và 2 tỷ người trên hành tinh sẽ chịu ảnh hưởng. Tại Việt Nam
khoảng 10% dân số sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo tổn thất GDP lên tới 10%, cùng
với đó là hàng loạt dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh mới nổi bùng
phát. Đây là những đánh giá được đưa ra tại hội thảo “Á - Âu chia sẻ kinh
nghiệm sẵn sàng đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi”,
được tổ chức ngày 4 và 5-11/2009 tại Hà Nội .


12

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:

Gồm 14 quận huyện của Hà Nội.
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

Từ 1/1/2002- 31/12/2007
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán SXHD dương tính
năm 2002-2007:
Tiêu chuẩn chẩn đoán dương tính :
- Ca bệnh giám sát: Bệnh nhân sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 đến 7 ngày
kèm các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, phát ban, có
biểu hiện xuất huyết (dấu hiệu dây thắt dương tính).
- Ca bệnh nặng: Có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới
da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng
sốc Dengue (HCSD) dẫn đến tử vong.

Xét nghiệm thấy giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu (100.000/mm3),
hematocrit tăng ( 20% giá trị bình thường theo tuổi và giới).
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả toàn bộ các ca bệnh SXHD được báo cáo và ghi nhận
tại Trung tâm YTDP Hà Nội bằng phiếu điều tra ca bệnh.
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
- Cỡ mẫu: chọn toàn bộ 6488 phiếu phiếu điều tra ca bệnh SXHD từ


13
2002 - 2007 được báo cáo ghi nhận trên 14 quận, huyện thuộc Thành phố Hà
Nội cũ đang quản lý tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội.
2.4.3. Kỹ thuật thu thập thông tin
Hồi cứu số liệu từ các ca bệnh SXHD năm 2002-2007.
2.5.

NHẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.
- Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata và xử lý bằng phần mềm

SPSS 16.0.
- Thống kê mô tả sử dụng test χ2 , r tương quan.
- Mô tả bản đồ dịch tễ học sử dụng phần mềm ArcMap.
- Phân tích đường cong dịch, mùa dịch, chu kỳ dịch, ngưỡng dịch bằng
kỹ thuật “time series”. Phần mềm phân tích chuỗi thời gian (time-series
analysis) viết trên nền Mathlab có sử dụng các thuật toán của Fourier
2.6.

SAI SỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.
+ Sai số: Nghiên cứu hồi cứu dựa trên phiếu điều tra ca bệnh sẵn có.


Một số phiếu điều tra ca bệnh chỉ thu thập được tháng và năm khởi phát bệnh
mà không thu thập được thông tin ngày khởi phát bệnh
+ Khắc phục: Đối với những ca bệnh thiếu thông tin ngày khởi phát sẽ
được gán thời gian vào ngày 15 của tháng và năm mắc bệnh (theo khuyến cáo
của phân tích time series ).
2.7.

ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu được phép của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội và đã

được thông báo cho cơ quan cung cấp số liệu về mục đích, nội dung và quá
trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu không phân tích thông tin các nhân. Số liệu phân tích
gộp các ca SXHD để có thông tin chung về tình hình dịch của Hà Nội.


14
2.8. BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU:
Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số và phương pháp thu thập thông tin
Stt

Tên
biến

Chỉ số

Định Nghĩa

Phân bố ca bệnh theo giới theo năm

1

Giới

Giới tính khi sinh được ghi 1. Tỉ lệ % ca bệnh theo giới theo năm
trong phiếu điều tra ca bệnh

Phân bố ca bệnh theo nhóm tuổi ≤ 15 tuổi và
nhóm >15 tuổi
2

Tuổi

Tuổi dương lịch tính theo 2.
năm sinh ghi trong phiếu
điều tra ca bệnh:

Tỉ lệ % ca bệnh theo nhóm tuổi/năm

3. Tỉ lệ % ca bệnh phân bố theo địa bàn 14 quận
huyện/năm

3

Địa
điểm
nơi
khởi
phát


Địa bàn ca bệnh có biểu hiện
triệu chứng/hội chứng của 4. Tỉ lệ mắc/100.000 dân theo địa bàn 14 quận
huyện/năm
bệnh đầu tiên được báo cáo
và được ghi nhận trong phiếu
điều tra ca bệnh
5. Tỉ lệ mắc/100.000 dân theo nội và ngoại thành

4

5

Ca
bệnh
theo
thời
gian
khởi
phát

Thời gian khởi phát: Ngày
đầu tiên bệnh nhân có biểu
hiện triệu chứng/hội chứng
của bệnh được báo cáo và
được ghi nhận trong phiếu
điều tra ca bệnh

6. Phân bố ca bệnh tháng qua các năm và trong 6
năm
7. Phân bố ca bệnh theo chu kỳ mùa dịch

(seasonal trend)
8. Đường cong dịch, ngưỡng dịch

Thời
tiết

Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, 9. Tương quan nhiệt độ với ca bệnh
lượng mưa theo thời gian với 10. Tương quan độ ẩm với ca bệnh
các giá trị được đo và ghi 11. Tương quan lượng mưa với ca bệnh
nhận tại tổng cục khí tượng
thuỷ văn Hà Nội theo tháng
từ 2002-2007


15

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. PHÂN BỐ CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE.

Bảng 3.1: Phân bố SXHD theo giới của Hà Nội từ 2002-2007.
Nam

Nữ

N
%
n
%
2002

80
64,2
45
35,8
2003
329
60,6
214
39,4
2004
255
55,3
206
44,4
2005
345
53,2
304
46,8
2006
1504
55,6
1203
44,4
2007
1021
51,0
982
49,0
Tổng

3534
54,5
2954
45,5
Nhận xét: Trong tổng số các ca mắc SXHD được báo cáo và ghi nhận trên
địa bàn 14 quận huyện thành phố Hà Nội từ 2002-2007, tỉ lệ nam mắc qua các
năm đều cao hơn nữ.
Bảng 3.2: Phân bố các ca bệnh SXHD theo nhóm tuổi từ 2002-2007
< 15 tuổi

≥ 15 tuổi

n
%
n
%
2002
14
11,2
111
88,8
2003
61
11,2
482
88,8
2004
49
10,6
412

89,4
2005
66
10,2
583
89,8
2006
177
6,5
2530
93,5
2007
156
7,8
1847
92,2
Tổng
523
8,1
5965
91,9
Nhận xét: Phân bố số ca mắc SXHD từ 2002-2007 tập trung chủ yếu ở nhóm
≥ 15 tuổi (91,9%).
Bảng 3.3. Phân bố các ca SXHD theo địa bàn nội và ngoại thành.
2002
(%)

2003
(%)


2004
(%)

2005
(%)

2006
(%)

2007
(%)

Tổng
2002-2007
(%)


16

Nội thành
Ngoại thành

Đống Đa

22,4

18,6

11,9


20,0

17,4

25,0

19,8

Hai Bà Trưng

22,4

25,2

20,4

9,9

19,3

10,2

16,2

Thanh Xuân

12,0

22,1


13,7

30,5

18,1

32,3

23,6

Cầu Giấy

7,2

1,3

6,3

1,7

1,7

2,5

2,4

Hoàn Kiếm

7,2


2,4

3,3

4,5

5,0

3,8

4,3

Tây Hồ

7,2

0,9

1,3

1,5

1,0

0,9

1,2

Ba Đình


4,8

1,5

4,1

3,2

2,9

3,2

3,0

Hoàng Mai

0,0

0,2

29,7

20,8

28,1

10,1

19,1


Long Biên

0,0

0,0

0,7

0,8

1,1

0,9

0,9

Tổng

83,2

72,2

91,3

92,9

94,6

89,0


90,4

Đông Anh

2,4

1,8

3,5

1,1

0,5

1,1

1,1

Từ Liêm

2,4

2,6

2,4

3,8

2,0


4,9

3,1

Sóc Sơn

1,6

1,1

0,4

0,2

0,4

0,6

0,5

Thanh Trì

7,2

20,6

2,0

1,7


1,9

3,5

4,1

Gia Lâm

3,2

1,7

0,4

0,3

0,6

0,9

0,8

Tổng

16,8

27,8

8,7


7,1

5,4

11,0

9,6

Nhận xét: Qua các năm từ 2002-2007, 90,4% các ca bệnh tập trung chủ yếu ở
các quận nội thành. Phân tích số ca bệnh từng năm theo địa bàn quận huyện
cho thấy các ca SXHD phần lớn xảy ra hàng năm tập trung tại các địa bàn
Thanh Xuân (23,6%), Đống Đa (19,8%), Hoàng Mai (19,1%), Hai Bà Trưng
(16,2%). Trong khi đó địa bàn Sóc Sơn (0,5%), Gia Lâm (0,8%), Long Biên
(0,9%) có rất ít các ca bệnh.


17

Bản đồ 3.1: Mật độ ca bệnh SXHD theo quận huyện từ 2002-2007
Nhận xét: Tâm điểm các ca bệnh tập trung chính ở 5 quận Nội thành là
Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì. 5 quận huyện
này ở vị trí giáp ranh nhau. Các quận huyện xung quanh 5 quận huyện này có
số ca mắc SXHD thấp hơn.Càng xa tâm điểm của 5 quận huyện này thì mật
độ ca bệnh giảm.


18

Bản đồ 3.2. Bản đồ phân bố mật độ mắc/100.000 dân theo quận/huyện
Nhận xét: 5 quận nội thành Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng

Mai là những quận có mật độ mắc trên 100.000 dân cao nhất từ 2002-2007.


19

Biểu đồ 3.2: Phân bố dịch tễ học SXHD theo tháng từ 2002-2007
Nhận xét : Thời điểm tháng 4 và tháng 5 hàng năm, số ca SXHD bắt đầu tăng
và thời điểm cao nhất của dịch bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 mà đỉnh điểm
cao nhất là tháng 10.


20

1000

900

800

700

Incidence

600

500

400

300


200

100

0
2002

2003

2004

2005

2006

2007

Biểu đồ 3.3: Phân bố ca bệnh SXHD theo chu kỳ/mùa dịch từ 2002-2007

Nhận xét: Phân bố các ca SXHD từ năm 2002-2007 cho thấy bệnh có tính
chất chu kỳ xảy ra hàng năm. Mỗi năm diễn biến SXHD diễn biến theo chu
kỳ 2 đỉnh dịch. Đỉnh thứ nhất bắt đầu từ tháng 4 tăng nhẹ vào tháng 5 và đỉnh
thứ hai là thời điểm từ tháng 9 đến tháng 11 trong đó đỉnh dịch cao nhất vào
tháng 10. Diễn biến này xảy ra liên tục qua các năm. Tuy nhiên năm 2006 và
2007, sốca mắc SXHD tăng đột biến.


21


2
data1
data2
data3
data4

1000

1.9

900
1.8

800
1.7
700
1.6

Incidence

600
1.5
500

1.4
400

1.3
300


1.2

200

1.1

100

0
2002

2003

2004

2005

2006

2007

1

*: - - - - : mức cao của 95% khoảng tin cậy của ngưỡng dịch trong 6 năm
______: mức thấp của 95% khoảng tin cậy của ngưỡng dịch trong 6 năm
Biểu đồ 3.4: Phân bố 95% khoảng tinh cậy của ngưỡng dịch từ 2002-2007
Nhận xét: Nhìn chung ngưỡng dịch SXHD từ 2002-2007 dao động ở
ngưỡng trên dưới 200 ca/năm. Tuy nhiên đến năm 2007, 2008 số lượng các
ca SXHD năm 2006 và 2007 đã vượt quá mức cao của 95% khoảng tin cậy
của ngưỡng dịch trong 6 năm từ 2002 đến 2007.



22
3.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN BỆNH SXHD VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ
THỜI TIẾT.

Biểu đồ 3.5: Phân bố ca bệnh SXHD, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa theo
tháng năm 2002

Biểu đồ 3.6: Phân bố ca bệnh SXHD, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa theo
tháng năm 2003


23

Biểu đồ 3.7: Phân bố ca bệnh SXHD, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa theo
tháng năm 2004


24
Biểu đồ 3.8: Phân bố ca bệnh SXHD, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa theo
tháng năm 2005

Biểu đồ 3.9: Phân bố ca bệnh SXHD, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa theo
tháng năm 2006


25

Biểu đồ 3.10: Phân bố ca bệnh SXHD, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa theo

tháng năm 2007
Nhận xét: Qua 6 biểu đồ (biểu đồ 3.5 đến 3.10) cho thấy lượng mưa có
liên quan tới các ca bệnh SXHD rất rõ ràng. Mưa thường xảy ra trước thời
điểm tăng các ca SXHD 1 tháng. Ở thời điểm tháng 4 và tháng 9, lượng mưa
bắt đầu tăng thì tháng 5 và tháng 10 là những tháng số ca bệnh SXHD tăng. Ở
những tháng 1,2,3 và tháng 10,11,12 khi lượng mưa giảm thì các ca bệnh
SXHD cũng giảm. Biểu đồ diễn biến độ ẩm, nhiệt độ và số ca bệnh theo các
tháng không gợi ý tương quan giữa các yếu tố này.
Bảng 3.4 : Phân tích tương quan giữa nhiệt dộ, lượng mưa và ca bệnh
SXHD từ 2002-2007

2002
2003
2004
2005
2006
2007

Nhiệt độ

Lượng mưa

Lượng mưa lệch
pha trước 1
tháng

r

0,67


0,54

0,738

p

< 0,05

> 0,05

< 0,05

r

0,23

-0,38

-0,169

p

> 0,05

> 0,05

> 0,05

r


0,49

0,12

0,546

p

> 0,05

> 0,05

> 0,05

r

0,24

0,01

0,505

r

> 0,05

> 0,05

> 0,05


r

0,25

0,02

0,321

p

> 0,05

> 0,05

> 0,05

r

0,08

0,14

0,608

p

> 0,05

> 0,05


<0,05


×