Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thuyết minh đề tài trồng dưa leo, dưa lê theo hướng VietGap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 54 trang )

B1-2-TMĐT

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài 2 Mã số (được cấp khi Hồ
sơ trúng tuyển)
Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê, dưa leo trong nhà
màng theo hướng VietGAP tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai.

3 Thời gian thực hiện: 24 tháng 4 Cấp quản lý
Từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2013
Nhà nước Bộ
Cơ sở Tỉnh
5 Kinh phí 5,700,020,000 đồng, trong đó:
Nguồn Tổng số

- T
ừ Ngân sách sự nghiệp khoa học
5,700,020,000 đồng

- Từ nguồn tự có của tổ chức

- Từ nguồn khác

6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:
Thuộc đề tài KH&CN;
Đề tài độc lập;



7 Lĩnh vực khoa học

Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp;
Kỹ thuật và công nghệ; Y dược.


1
Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa
học như tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4

2


8 Chủ nhiệm đề tài
1. Nguyễn Quang Tuấn
Ngày, tháng, năm sinh: 27/8/1980 Nam/Nữ: Nam
Học vị: Kỹ sư Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm
Điện thoại: 0613.8222297-8607 Mobile: 0989 026 560
Fax: 0613 825585 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ tổ chức: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai
Địa chỉ nhà riêng: 181/37D, đường Phan Trung, kp2, phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa,
ĐN
2. Hoàng Anh Tuấn
Ngày, tháng, năm sinh: 10/12/1972 Nam/Nữ: Nam
Học vị: Thạc sĩ Chức vụ: Phó Giám đốc
Điện thoại: Tổ chức: 08. 62646103 Nhà riêng: 08.62949411 Mobile: 0913826655

Fax: 08.62646104 E-mail:

Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp CNC
Địa chỉ tổ chức: Ấp 1, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ nhà riêng: 327/9b/313 Nơ Trang Long, phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ
Chí Minh

9 Thư ký đề tài
Họ và tên: Phan Thị Thu Dung
Ngày, tháng, năm sinh: Nam/ Nữ: Nữ
Học vị: Thạc sĩ Chức vụ: Chuyên viên
Điện thoại: 0613.8222297-8607 Mobile: 0977903468
Fax: 0613 825585 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ tổ chức: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai
Địa chỉ nhà riêng: 255, tổ 11, ấp 5, Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai

10

Tổ chức chủ trì đề tài
1. Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 061 3823 447 Fax: 061. 3825 585
Địa chỉ: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Thị Hoàng
Số tài khoản: . 10201 0000 919090 tại Ngân hàng Công thương chi nhánh tỉnh Đồng
Nai.


3

2. Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao
Điện thoại: 08.62646103 Fax: 08.62646104

E-mail: Website: www.abi.com.vn
Địa chỉ: Trụ sở chính: Ấp 1, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
VP. 499, Cách mạng Tháng Tám, Phường 13, Q. 10, Tp. HCM
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Hải An
Số tài khoản: tại Kho bạc Nhà nước Tp. Hồ Chí Minh

11

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)

Tên tổ chức: Công ty Cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh
Điện thoại: 083.38445850 Fax: 083.8476877
Địa chỉ: Số 85, Đường Ðào Duy Anh, Phường 9 – Q. Phú Nhuận – Tp. HCM
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Vũ Kiên Trung Chức vụ: Phó Giám đốc
Số tài khoản: tại ……………………………………………….

12

Các cán bộ thực hiện đề tài

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì th
ực hiện những nội dung chính thuộc tổ
chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 ngư
ời kể cả chủ nhiệm
đề tài)

Họ và tên, học
hàm học vị
Tổ chức
công tác

Nội dung công việc tham
gia
Thời gian làm
việc cho đề tài

(Số tháng quy
đổi
2
)
1
Nguyễn Quang
Tuấn
Trung tâm UCS Chủ nhiệm đề tài 24
2
Phan Thị Thu
Dung
Trung tâm UCS Thư ký đề tài 24
3
Lê Quốc Vương Trung tâm UCS Thực hiện chính 24
4
Phạm Trung Toàn Trung tâm UCS Phối hợp thực hiện 18
5
Nguyễn Hữu
Thạch
Trung tâm UCS Phối hợp thực hiện 18
6
Hoàng Anh Tuấn Trung tâm UTDN Đồng chủ nhiệm đề tài 24
7
Nguyễn Hải An Trung tâm UTDN Thực hiện chính 24


2
Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

4

8
Nguyễn Công
Hoàng
Trung tâm UTDN Phối hợp thực hiện 18
9
Phạm Hữu
Nhượng
Ban Quản lí Khu
Nông nghiệp CNC
Phối hợp thực hiện 18
10

Vũ Kiên Trung Công ty Khang
Thịnh
Phối hợp thực hiện 18
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI
13

Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu
có)
Tiếp thu công nghệ mới liên quan đến sản xuất rau trong nhà màng để nghiên cứu xây
dựng các mô hình sản xuất rau ăn quả theo hướng VietGAP phù hợp, nhằm phục vụ công
tác đào tạo, tham quan và chuyển giao công nghệ cho các khách hàng có nhu cầu góp phần
nhân rộng phương pháp trồng rau ứng dụng công nghệ cao đạt năng suất cao, chất lượng tốt

và hiệu quả kinh tế cao hơn canh tác truyền thống.
14

Tình trạng đề tài
Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
15

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên
cứu của Đề tài
15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài
Ngoài nước
1. Công nghệ trồng cây trong nhà kính (greenhouse)
Hiện nay, sản xuất rau an toàn trên thế giới đã được hoàn thiện với trình độ cao. Việc
sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không sử dụng đất trong nhà kính (Greenhouse) và
đặc biệt là trong nhà màng (Polyethylene Greenhouse) đã trở nên phổ biến. Các công nghệ
ứng dụng trong nhà kính, nhà màng càng ngày càng hiện đại với hệ thống điều khiển tự
động được lập trình và xử lý qua hệ thống máy tính thông qua các cảm biến (sensor) về
nhiệt độ, ẩm độ, EC, pH… Các quốc gia đi đầu lĩnh vực này như Hoa Kỳ, Canada, Hà Lan,
Israel, Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và gần đây có các quốc gia Đông Á (Trung Quốc,
5

Hàn Quốc, Nhật Bản), Singapore, Thái Lan đã phát triển mạnh việc ứng dụng các công nghệ
tiên tiến để sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
Các nước tiên tiến như Hà Lan, Israel, Pháp… đã sản xuất lượng lớn hoa và rau phục
vụ xuất khẩu từ các nhà kính như những công xưởng nông nghiệp. Tại đây, tất cả các khâu
trong quy trình trồng trọt đều được điều khiển tự động theo lập trình sẵn trong máy vi tính
như: điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, ẩm độ, tưới nước, bón phân, phun thuốc…
Tại các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,

Phillipin… hệ thống nhà kính trồng cây cũng đang được phát triển khá nhanh. Đặc biệt là ở
Trung Quốc, cùng với sự phát triển mạnh của các khu NNCNC thì công nghệ trồng cây
trong nhà kính cũng được mở rộng. Tuy nhiên, những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển
các yếu tố trong nhà kính cũng có những thay đổi nhất định cho phù hợp điều kiện khí hậu
từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động. Riêng vùng Côn
Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã hình thành vùng sản xuất hoa khoảng 2.000 ha, hầu
hết được trồng trong nhà kính, có hệ thống sưởi ấm về mùa đông và làm mát về mùa hè.
Những nhà kính này chủ yếu được điều khiển bán tự động để có chi phí thấp nhất, đảm bảo
cho việc sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, những mô
hình nhà kính đầu tiên được nhập ở các công ty nước ngoài sau đó cải tiến phù hợp với điều
kiện kinh tế, kỹ thuật của vùng. Cho đến nay Trung Quốc đã có nhiều công xưởng chuyên
sản xuất nhà kính để thoả mãn nhu cầu trong nước đang ngày một tăng.
2. Công nghệ trồng cây không sử dụng đất
Công nghệ trồng cây không sử dụng đất (soilless culture) đã xuất hiện từ khá lâu
trên thế giới và cho đến nay đã trở nên quen thuộc và phổ biến ở rất nhiều quốc gia. Trong
những năm gần đây, một số nước như Thái Lan, Singapore, Israel đã phát triển mạnh công
nghệ sản xuất rau sạch và hoa để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu bằng công nghệ
này.
Thí nghiệm đầu tiên trồng cây trong dung dịch được tiến hành năm 1699 bởi
Woodward (Anh). Giữa thế kỷ 19, Sachs and Knop đã phát triển phương pháp trồng cây
không sử dụng đất. Thuật ngữ Thủy canh (Hydroponic) được đưa ra lần đầu tiên bởi Dr. W.
F. Gericke vào cuối những năm 1930 để mô tả cách trồng cây không dùng đất bón phân ở
6

dạng dung dịch pha loãng. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ II (Gericke) đã phổ
biến trồng rau thủy canh ở Bang California, sau chiến tranh thế giới thứ II, do nguyên nhân
vệ sinh thực phẩm rau quả tươi và xà lách, quân đội Mỹ đã xây dựng một cơ sở có quy mô
lớn (ở gần Nhật Bản) để sản xuất rau, trong đó có 2 ha giành cho kỹ thuật trồng rau trong
dung dịch. Năng suất cây trồng đạt cao: dưa chuột 103 tấn/ha, hành xanh 63 tấn/ha (FAO,
1992). Vườn treo Babylon và vườn nổi của các thổ dân Mêxico là hai ví dụ điển hình về

thủy canh, đã xuất hiện từ rất lâu.
Hydroponic là từ có nguồn gốc Hy Lạp, được hình thành từ: Hydro có nghĩa là nước
và Ponos có nghĩa là lao động. Chính vì vậy đã có sự nhầm lẫn khi cho rằng thủy canh
(hydroponic) là kiểu trồng cây trong nước (trong dung dịch) ở nhiều nước trên thế giới. Ở
Việt Nam, một phần do việc dịch thuật, một phần do đây là phương pháp trồng cây khá mới
nên việc nhầm lẫn khá phổ biến và là điều khó tránh khỏi. Thực ra thủy canh (hydroponic)
là phương pháp trồng cây không sử dụng đất (soilless culture) trong đó cây trồng được cung
cấp dinh dưỡng ở dạng dung dịch. Việc phân chia ra nhiều tên gọi, nhiều kiểu trồng cây
khác nhau là tùy thuộc vào hệ thống cung cấp dinh dưỡng. Trong thủy canh (hydroponic)
hay trồng cây không sử dụng đất (soilless culture) có các hệ thống trồng cây chủ động chủ
yếu như sau: Hệ thống trồng cây trong dung dịch (Water Culture System); Hệ thống ngập
chìm tạm thời (Ebb & Flood System hay Flood & Drain System); Hệ thống màng dinh
dưỡng (Nutrient Film Technique - NFT); Hệ thống khí canh (Aeroponic System); Hệ thống
nhỏ giọt (Drip System). Trong đó, hệ thống nhỏ giọt là phổ biến nhất, được áp dụng ở nhiều
nước trên thế giới nhờ những ưu điểm như sử dụng đơn giản, giá thành hợp lí, áp dụng được
cho nhiều loại cây trồng, tính cơ động cao…
Diện tích cây trồng canh tác không sử dụng đất ngày càng tăng lên một cách nhanh
chóng theo nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Các
quốc gia dẫn đầu Châu Âu về diện tích nhà kính, nhà màng là Tây Ban Nha (46.000ha),
Italy (25.000ha), Pháp (9.500ha) trong đó diện tích trồng cây không sử dụng đất chiếm tỷ lệ
khá lớn. Ở Hà Lan có khoảng 10.000ha trồng cà chua, ớt, dưa trên giá thể rockwool. Tại
bang Florida (Hoa Kỳ) 76.4% diện tích nhà kính áp dụng kiểu canh tác không dùng đất.
Năng suất cây trồng trong nhà màng, nhà kính đạt khá cao: dưa lê từ 244 – 287 tấn/ha.năm,
cà chua 450 – 600 tấn/ha.năm, dưa leo 250 tấn/ha.năm. Ở đây năng suất có thể cao hơn từ
7

10-20 lần so với bên ngoài. Ví dụ năng suất bên ngoài: dưa lê từ 19 – 30 tấn/ha.năm, cà
chua đạt 40-50 tấn/ha.năm, dưa leo đạt: 20-30 tấn/ha.năm. Tại Trung Quốc hiện có khoảng
500 khu nông nghiệp công nghệ cao với trên 4.000 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác nhau.

Ở Anh, người ta ứng dụng hệ thống màng dinh dưỡng (Nutrient Film Technique -
NFT) sử dụng nhiệt thừa của nhà máy điện với diện tích 8,1 ha để trồng cà chua. Một vườn
ươm khác có diện tích trồng bằng phương pháp NFT là 0,61 ha để trồng cà chua trái vụ
(FAO, 1992).
3.Công nghệ tưới
Công nghệ tưới nước đã được phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Với
việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có hệ thống điều áp, có thể sử dụng trên những địa hình
khác nhau đã làm cho công tác tưới nước trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Thông thường
hệ thống tưới nhỏ giọt thường được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón
phù hợp cho từng loại cây trồng, nhờ đó tiết kiệm nước và phân bón. Có thể nói công nghệ
trồng cây không sử dụng đất trong nhà màng tưới và bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt là
một trong những công nghệ tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Việc lựa chọn
sử dụng công nghệ này cho sản xuất rau trong nhà màng là hoàn toàn phù hợp với điều kiện
Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Nam nơi có nguồn giá thể từ phụ phẩm nông nghiệp phong
phú.
Trong nước
Trong nước, trình độ kỹ thuật canh tác rau nói chung đến nay cũng đã có những tiến
bộ đáng kể. Gần đây cũng đã xuất hiện nhiều mô hình nhà kính, màng trồng rau từ đơn giản
đến hiện đại tập trung ở các thành phố lớn trong cả nước. Nhà màng dạng đơn giản ở Đà Lạt
để ươm rau giống, trồng các loại rau hoa cao cấp như hoa Hồng, hoa Cúc, ớt ngọt, xà lách.
Nhà kính có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Thụy Điển tại Khu Nông nghiệp
Công nghệ cao Tp. HCM; Nhà màng bán tự động của các nhà đầu tư tại Khu Nông nghiệp
Công nghệ cao; Nhà màng có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Israel ở các Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng; nhà màng trồng hoa của
Đà Lạt Hasfarm, sản xuất giống của Công ty Lâm Đài. Các công nghệ, kĩ thuật trồng cây
không sử dụng đất cũng đã được áp dụng. Những mô hình này bước đầu đã cho thấy những
8

thành công nhất định như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều mô hình trồng
rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt từ hoàn toàn tự động

đến bán tự động đã được áp dụng khá phổ biến ở các địa phương. Trong đó phải kể đến các
tỉnh đi đầu như: tỉnh Lâm Đồng với khoảng 1.000 ha nhà màng, nhà kính (trong đó có 240
ha trồng rau) và 242 ha nhà lưới (114,5 ha trồng rau), tỉnh Vũng tàu 40 ha nhà màng. Việc
áp dụng công nghệ này đang trở nên phổ biến tuy nhiên để đánh giá đúng hiệu quả về mặt
kinh tế như thế nào để có thể phổ biến cho các hộ nông dân có điều kiện đầu tư thì hầu như
chưa có đánh giá một cách khoa học.
Tuy nhiên, việc ứng dụng các mô hình trồng cây trong nhà màng ở hầu hết các địa
phương cho đến thời điểm hiện nay phần lớn mang tính phong trào, chưa thực sự có những
khảo sát nghiên cứu đầy đủ. Các mô hình nhà màng đang được áp dụng tại Đà Lạt, Hà Nội,
Hải Phòng và một số nơi tại Tp. Hồ Chí Minh hoặc sao chép nguyên mẫu từ một số mẫu ở
nước ngoài, hoặc từ mẫu nước ngoài nhưng thay đổi vật liệu để phù hợp với điều kiện kinh
tế. Việc áp dụng các mô hình này chưa có sự tính toán và nghiên cứu kĩ lưỡng về điều kiện
khí hậu thời tiết đặc thù của mỗi địa phương. Sự thành công của các mô hình nhà màng
khác nhau khi áp dụng tại Đà Lạt, một phần quan trọng có tính quyết định đó là sự thuận lợi
về điều kiện khí hậu thời tiết tại đây. Bên cạnh đó là trình độ canh tác của nông dân, khả
năng tiếp cận với công nghệ mới sớm và dễ dàng hơn giúp người nông dân, doanh nghiệp
làm chủ được công nghệ, kĩ thuật canh tác trong nhà màng. Trong khi đó, các địa phương
như Hà Nội, Hải Phòng chưa có được sự thành công như mong đợi đó là do những nguyên
nhân chính sau: i) áp dụng máy móc nguyên mẫu kiểu nhà màng răng cưa (sawtooth) là kiểu
nhà màng được thiết kế cho vùng sa mạc vào điều kiện khí hậu nóng ẩm, thay đổi nhiều mùa
trong năm của các tỉnh phía bắc. ii) Chưa có sự chuẩn bị tốt nhân lực, chưa làm chủ được
quy trình kĩ thuật canh tác trong nhà màng phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương.
Tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao nhờ việc đúc rút được những bài học từ các địa
phương đi trước, cùng với sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nhân lực, nghiên cứu cải tiến quy trình
công nghệ nên đã tránh được những hạn chế nêu trên. Có thể nói kiểu nhà màng với mái
thông gió cố định hiện đang được triển khai tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao là kiểu nhà
phù hợp nhất cho vùng khí hậu nhiệt đới tại các tỉnh phía nam cả về mặt kết cấu, kĩ thuật, cả
9

về mặt kinh tế so với nhiều kiểu nhà màng hiện nay. Cấu trúc nhà theo kiểu này đảm bảo

được khả năng thoát nhiệt tốt (khi trời nắng), hạn chế nước mưa tràn trong qua hệ thống
thông gió (khi trời mưa); khả năng đối lưu không khí, khả năng thoát ẩm; khả năng chống
chịu gió bão; dễ thi công và lắp đặt; đồng thời thể hiện được tính thẩm mỹ cao và hiện đại.
15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp,
nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao về giá cả và chất
lượng. Bên cạnh các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan,… và nhiều nước Châu Á cũng
đã chuyển từ nền nông nghiệp theo số lượng sang nền nông nghiệp chất lượng – nông
nghiệp công nghệ cao bằng việc sử dụng công nghệ sinh học, chế phẩm sinh học, cơ giới
hóa,… để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.
Như vậy, có thể thấy rằng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã và đang trở
thành lựa chọn hàng đầu ở nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp
truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, để bắt kịp và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu
hóa hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận và triển khai ứng dụng các công
nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Đồng Nai là một trong những trung tâm kinh tế lớn
của cả nước, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Vì vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng ứng ụng
công nghệ cao là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên 590.216 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
291.181 ha. Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có điều kiện tự nhiên
và kinh tế - xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển một ngành nông nghiệp có lợi thế so với
các địa phương khác.
Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm là hết sức cấp thiết. Theo báo cáo số 45/BC-CP
ngày 7 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết: trong 12
tháng năm 2008, cả nước đã xảy ra 205 vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhỏ làm 7.828 người
mắc, số vụ ngộ độc thực phẩm có trên 30 người mắc là 55 vụ với số người mắc là 5.940
người và số người chết là 61 người. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm trung bình là 9,1/100.000
dân, tỷ lệ chết là 0,07/100.000 dân/năm. Số người mắc tập trung trong các vụ ngộ độc xảy
ra tại các bếp ăn tập thể, đám cưới/đám giỗ; số người chết tập trung ở các vụ ngộ độc tại các
bếp ăn gia đình. Do vậy, vấn đề sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP là cần thiết và
10


cũng là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Tuy có một số thuận lợi và tính cấp thiết như vậy. Nhưng thực trạng hiện nay việc sản
xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP còn nhiều hạn chế do người dân chạy theo năng suất, kỹ thuật
sản xuất chưa đạt an toàn cho sản phẩm và một số vùng do đất không đạt được các chỉ tiêu
theo VietGAP.
Để phần nào giải quyết được những vấn đề đó, đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất dưa
lê, dưa leo trong nhà màng theo hướng VietGAP tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai” là cần thiết.

Đề tài đầu tư xây dựng 02 mô hình nhà màng từ đơn giản đến hiện đại nhằm mục đích
trình diễn, giới thiệu công nghệ hiện đại của thế giới, đồng thời đáp ứng được tính thực tiễn
nhờ các kiểu nhà màng được cải tiến phù hợp với nhiều mức đầu tư khác nhau. Các doanh
nghiệp hoặc các hộ nông dân vừa có thể học tập, tiếp cận được công nghệ cao, hiện đại
trong xây dựng nhà màng, đồng thời có thể lựa chọn cho mình kiểu nhà màng phù hợp với
điều kiện kinh tế, khả năng đầu tư ban đầu.
Đối với yêu cầu của thị trường: Đề tài triển khai theo hướng mới trong sản xuất rau ăn
quả và rau ăn lá trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, trồng rau không dùng đất rất phù hợp
với điều kiện của Việt Nam, phù hợp với phương án sản xuất và yêu cầu của thị trư
ờng.
Sản phẩm tạo ra sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn và hướng đến sản phẩm sạch thỏa mãn
được nhu cầu chất lượng cho các nhà hàng, khách sạn cao cấp, các siêu thị trong tỉnh cũng
như các tỉnh, thành phố lân cận và hướng tới xuất khẩu.
Sản xuất rau ăn quả và rau ăn lá theo hướng công nghệ cao trong nhà màng giúp làm
giàu thêm mặt hàng nông sản cho thị trường rau của Đồng Nai cũng như của cả nước. Với
những tiến bộ về giống rau hiện nay, cùng với những giải pháp kỹ thuật trồng trọt công nghệ
cao từ kết quả nghiên cứu của các đề tài, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm đã được tổng
kết, đánh giá tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao khi áp dụng cho đề tài cho phép sản xuất
các loại rau trong điều kiện nhà màng quanh năm, năng suất ổn định và chất lượng tốt.
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc ứng dụng các tiến kỹ
thuật mới vào sản xuất; tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình sản xuất rau năng suất cao, ổn

định chất lượng và chủ động được thời vụ trồng. Kết quả tạo ra được các mô hình sản xuất
rau ứng dụng công nghệ cao theo hướng công nghiệp. Từ đây kết quả có thể được nhân rộng
qua nhiều hình thức như chuyển giao, trình diễn, tập huấn, hội nghị, hội thảo… cho doanh
11

nghiệp và nông hộ; mô hình này sẽ trở thành nơi tham quan, học tập và đào tạo cho nhiều
đối tượng tham gia. Điều này góp phần giúp tăng thu nhập trên một đơn vị sản xuất, cải
thiện và từng bước thay đổi tập quán canh tác cho nông dân vùng rau trong tỉnh nói riêng và
cho các vùng rau phía Nam nói chung. Đây chính là điểm nhấn quan trọng mà đề tài hướng
tới khi được triển khai nhằm tạo ra bước đột phá từ đó mang lại cho địa phương và các vùng
lân cận hiệu quả kinh tế xã hội to lớn hơn so với hiệu quả đơn thuần về mặt kinh tế của mô
hình sẽ đạt được.
16

Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích
dẫn khi đánh giá tổng quan
 Mai Thị Phương Anh. Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp. NXB Hà Nội, 1999.
 Tạ Thu Cúc. Kỹ thuật trồng một số cây đậu rau. NXB Hà Nội, 2003.
 Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà. Giáo trình cây rau. NXB Hà Nội,
2000.
 Đường Hồng Dật. Sổ tay người trồng rau, tập 2. NXB Hà Nội, 2002.
 Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi. Sổ tay người trồng rau. NXB Hà Nội, 2000.
 Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng. Kỹ thuật trồng rau an toàn. NXB Hà Nội, 2001.
 Nguyễn Thị Trường (chủ biên). Giáo trình trồng trọt cơ bản. NXB Hà Nội, 2005.
 Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Ba. Cải thiện năng suất và phẩm
chất dưa lê (muskmelon) bằng cách bón phân Kali trên đất phù sa tại Cần Thơ vụ
xuân hè năm 2004. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:4. 16-25, Trường Đại học
Cần Thơ.
 Ngô Quang Vinh. Sản xuất cà chua theo hướng công nghệ cao. Tài liệu Hội thảo –
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam, 2006.

 Abram A. Steiner. The history of mineral plant nutrition till about 1860 as source of
the origin of soilless culture methods. 1985. Soilless Culture. 1(1) pp 7-21.
 Cantliffe D.J., Funes J., Jovicich E., Paranjpe A., Rodriguez J., and Shaw N.
Media and containers for greenhouse soilless grown cucumbers, melons, peppers,
and strawberries. Horticultural Sciences Department, University of Florida.
 Daniel J. Cantliffe, Nicole L. Shaw and Peter J. Stoffella. Current trends in
Cucurbit production in US. Univesity of Florida, Insitute of Food and Agricultural
Sciences. Pro. III
rd
IS on Curcubits, Eds. R. McConchie and G. Rogers, Act. Hort,
731, ISHS 2007.
 Daniel J. Cantliffe, Nicole L. Shaw, Juan C. Rodriguez and Peter J. Stoffella.
Hydroponic Greenhouse production of Specialty cucurbit crops. Univesity of Florida,
Insitute of Food and Agricultural Sciences. Pro. III
rd
IS on Curcubits, Eds. R.
McConchie and G. Rogers, Act. Hort, 731, ISHS 2007.
 Douglas H. Marlow. Greenhouse Crops in North America: A Practical Guide to
12

Stonewool Culture. 1993. Grodania A/S, 415 Industrial Dr., Milton, ON, Canada.
 Elizabeth M. Lamb, Nicole L. Shaw, Daniel J. Cantliffe. Galia Muskmelons:
Evaluation for Florida Greenhouse Production. HS919, Horticultural Sciences
Department, Florida Cooperative Extension Service, Institute of Food and
Agricultural Sciences, University of Florida. Publication date: May 2003.
 Goldman A. Melons for the Passionate Grower. 2002. Artisan Pub., New York.
 Howard M. Resh. Hydroponic Food Production, A Difinitive Guidebook of Soilless
Food-Growing Methods. 5
th
Ed. 1995. Woodbridge Press Publishing Company,

Santa Barbara, California, USA.
 Juan C. Rodriguez, Nicole L. Shaw, Daniel J. Cantliffe1 and Zvi Karchi.
Nitrogen fertilization scheduling of hydroponically grown “Galia” muskmelon. Proc.
Fla. State Hort. Soc. 118:106-112. 2005.
 Juan C. Rodriguez and Daniel J. Cantliffe. Nitrogen Treatments for Greenhouse
Galia Muskmelon (Cucumis melo L.) Grown in Soilless Media. Horticultural
Sciences Department, Florida Cooperative Extension Service, Institute of Food and
Agricultural Sciences, University of Florida.
 Keith Roberto. How to hydroponic. 4
th
Ed. 2003. ISBN-0-9672026-1-2. The
Futuregarden Press adivision of Futuregarden, Inc.
 Nerson H. Relationship between plant density and fruit and seed production in
muskmelon. Journal of the American Society for Horticultural Science. 2002
Vol.127, No.5,2002
 Rodriguez J.C., Cantliffe D.J., Shaw N.L., Karchi Z. Soiless media and containers
for greenhouse production of “Galia” type muskmelon. HortScience. Vol. 41(5):
1200-1205. 2006.
 Shaw N. L., Cantliffe D.J. and Taylor B.S. Hydroponically produced “Galia”
muskmelon – What’s the secret? Proc. Fla. State Hort. Soc. 114: 288-293. 2001.

17

Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của Đề tài và phương án
thực hiện
13

Nội dung 1: Tiếp thu công nghệ mới về nhà màng tự động và triển khai xây dựng nhà
màng.
* Công nghệ nhà màng hoàn toàn tự động của Israel do Công ty Khang Thịnh thi công và

lắp đặt.
+ Tiếp nhận quy trình vận hành, điều khiển các thiết bị tự động trang bị cho nhà màng
tự động
+ Tiếp nhận quy trình trồng dưa lê, dưa leo trong nhà màng hoàn toàn tự động theo
công nghệ Israel, triển khai nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa lê, dưa leo trong
nhà mang tự động.
* Thi công hệ thống nhà màng phục vụ nghiên cứu, đào tạo, tham quan và chuyển giao công
nghệ.
+ Công ty Khang Thịnh thi công và lắp đặt nhà màng hoàn toàn tự động của Israel với
diện tích 1036,8m
2
(chi tiết tại phụ lục 1 đính kèm).
+ Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tiến hành thuê đơn vị thiết kế và xây dựng
02 diện tích có cải tiến theo thiết kế công nghệ nhà màng Isarel áp dụng ở trên. Về cơ bản
nhà màng cấu tạo bằng khung khép mạ kẽm, kết cấu chắc chắn; có máy lợp bằng nilong
giúp che mưa cho vườn và xung quanh được bao bằng lưới chắn côn trùng. 02 mô hình trên
đều lắp ráp hệ thống tưới nhỏ giọt của NETAFIM với hệ thống timer có thể giúp tưới rau
theo các khung giờ định sẳn. Sử dụng màng phủ nông nghiệp giúp nhà lưới phòng trừ cỏ,
giảm công lao động và giảm lượng nước tưới cho rau.
Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng các mô hình trồng dưa leo và dưa lê trong nhà màng
* Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê trong nhà màng tự động
* Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê không sử dụng đất trong nhà màng
bán tự động.
* Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê trên đất trong nhà màng bán tự
động.
* So sánh năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế giữa các mô hình nhà màng.
Nội dung 3: Thành lập tổ sản xuất rau an toàn
* Tổ chức đào tạo, tập huấn cho công nhân, nông dân sản xuất rau về sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP.
* Thành lập 1 tổ sản xuất rau an toàn để sản xuất và xây dựng mô hình nhà màng trồng rau

ăn quả đạt theo hướng VietGAP.
Nội dung 4: Tổ chức đào tạo chuyển giao
* Tổ chức tập huấn, giới thiệu về mô hình nhà màng đang sử dụng và một số nhà màng phù
hợp với kinh tế của từng nhóm hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.
* Chuyển giao về kỹ thuật sản xuất trên giá thể và trên đất với phương pháp chăm sóc cho
từng loại mô hình đến người nông dân và nhà sản xuất có nhu cầu.

14

18

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Cách tiếp cận:
- Từ các dẫn liệu có được qua tham khảo những nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước về trồng cây không sử dụng đất trong nhà màng, nhà kính; sử dụng dung dịch
dinh dưỡng và tưới nhỏ giọt…
- Từ sự phong phú của các loại giá thể ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, có thể khai thác
cho việc canh tác theo hướng công nghệ cao.
- Từ đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán và điều kiện canh tác ở các vùng thuộc các
tỉnh phía Nam Việt Nam.
Kết quả đạt được sẽ tạo ra hướng sản xuất dưa leo, dưa lê ứng dụng kỹ thuật cao có
tính công nghiệp, đạt tiêu chuẩn VietGAP làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình ra các địa
phương lân cận.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
A. Phương pháp nghiên cứu
- Các nghiên cứu trên đều được tiến hành trong nhà màng, đảm bảo hạn chế được một
số yếu tố ảnh hưởng như mưa (là tác nhân quan trọng làm phát sinh một số bệnh hại), một
số loại côn trùng gây hại…
- Đối với các thí nghiệm trong nhà màng được bố trí theo kiểu CRD hoặc ô lớn không
lặp lại. Số liệu được xử lý thống kê bằng các phần mềm phổ biến hiện nay như EXCEL,

MSTATC.
B. Kỹ thuật sử dụng
B.1. Ứng dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) – (chi tiết tại
phụ lục 2 đính kèm)
B.2. Quy trình kỹ thuật trồng dưa lê, dưa leo trong nhà màng 700m2.
1. Chọn giống
Với điều kiện khí hậu của Đồng Nai nên chọn giống có khả năng chịu được nhiệt độ
cao phù hợp trồng trong nhà màng. Sử dụng một số giống cho trái trên thân chính và kháng
bệnh sương mai, phấn trắng.
2. Ươm cây
Trước khi gieo, hạt giống nên được xử lý bằng các phương pháp sau :
- Phương pháp vật lý : Ngâm hạt giống trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong 2-3 giờ đến
khi vỏ nhăn lại vớt ra và đem gieo.
- Phương pháp hóa học : trước khi trồng, xử lý khô hạt giống bằng thuốc Roval 50
WP, Viben-C 50 WP hoặc Aliette 80 WP, lượng dùng 10gr/100 gr hạt giống.
Giá thể ươm cây: Dùng mụn dừa đã xử lý hoặc tro trấu trộn với mụn dừa hoặc phân
chuồng trộn với tro trấu hoai mục và đất tơi xốp. Vật dụng ươm cây nên dùng khay xốp để
15

tiện đem trồng.
Phương pháp ươm cây: Giá thể cần được làm ẩm trước khi gieo và cho vào trên khay
mỗi lỗ 1 hạt giống và chú ý phải cắm đầu nhọn của hạt xuống, tưới đủ ẩm mỗi ng
ày. Khi
cây con có 2 lá thật thì tiến hành đem trồng bầu.
3. Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng cần được kiểm tra pH trước khi trồng, pH thích hợp để trồng phải đạt từ
5,8 -6,8. Đất được cày tơi, phơi ải 7-10 ngày sau đó lên liếp rộng 1m và chiều cao liếp từ
10-15cm.
4. Trồng và chăm sóc
a. Khoảng cách trồng:

Dưa leo và dưa lê có thể trồng với khoảng cách tương tự nhau, hàng cách hàng x cây
cách cây: 60cm x 30 cm. Khoảng cách giữa 2 luống khoảng 1m để tiện cho chăm sóc và thu
hoạch.
b. Tưới nước và bón phân
Phân bón lót: Dùng phân hữu cơ vi sinh khoảng 1 tấn và 22kg super lân cho diện
tích 1000m
2
. Và lượng phân hóa học được cung cấp cùng với nước tưới qua hệ thống nhỏ
giọt. Lượng phân N:P:K theo tỉ lệ 6:1:8
c. Thụ phấn
Nếu dùng những giống không tự thụ được thì ta phải dùng những biện pháp sau: nếu
nhà màng nhỏ có thể dùng lao động thụ phấn, trong nhà lưới lớn nên dùng ong mật để thụ
phấn.
d. Chăm sóc
Khi cây cao khoảng 20cm thì nên bắt đầu quấn dây cho cây leo. Tỉa bỏ những cành
nách không mang trái.
- Đối với dưa leo nên chưa lại 1 số cành nách mang trái nhưng chú ý cần bấm đọt đi
và để lại lá gần trái.
- Đối với dưa lê nếu để 1 dây chính thì nên tỉa chèo từ lá 10 trở về gốc. Vị trí trái để
tốt nhất từ lá 10 đến lá 15 và trên chèo để trái nên để lại 2 lá. Nếu để 2 dây chèo thì phải
bấm ngọn khi cây 4-5 lá thật và tỉa từ lá thứ 7 xuống gốc, vị trí để trái từ lá thứ 7 đến lá thứ
10.
Nên tỉa lá già dưới gốc để vườn thông thoáng và hạn chế bệnh phát sinh.
5. Thu hoạch
Đối với dưa leo sau khi trồng khoảng 20 – 25 ngày bắt đầu cho thu quả, thời gian thu
kéo dài từ 20 – 30 ngày tùy giống và điều kiện chăm sóc.
Đối với dưa lê, thời gian thu hoạch tùy thuộc giống và điều kiện nhiệt độ, trung bình
khoảng 65 – 70 ngày sau khi trồng.
B.3. Quy trình kỹ thuật trồng dưa lê, dưa leo không cần đất trong nhà màng
Isarel và nhà màng cải tiến diện tích 300m

2
.
16

1. Chọn giống
Với điều kiện khí hậu của Đồng Nai nên chọn giống có khả năng chịu được nhiệt độ
cao phù hợp trồng trong nhà màng. Sử dụng một số giống cho trái trên thân chính và kháng
bệnh sương mai, phấn trắng.
2. Ươm cây
Trước khi gieo, hạt giống nên được xử lý bằng các phương pháp sau :
- Phương pháp vật lý : Ngâm hạt giống trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong 2-3 giờ đến
khi vỏ nhăn lại vớt ra và đem gieo.
- Phương pháp hóa học : trước khi trồng, xử lý khô hạt giống bằng thuốc Roval 50
WP, Viben-C 50 WP hoặc Aliette 80 WP, lượng dùng 10gr/100 gr hạt giống.
Giá thể ươm cây: Dùng mụn dừa đã xử lý hoặc tro trấu trộn với mụn dừa. Vật dụng
ươm cây nên dùng khay xốp.
Phương pháp ươm cây: Giá thể cần được làm ẩm trước khi gieo và cho vào trên khay
mỗi lỗ 1 hạt giống và chú ý phải cắm đầu nhọn của hạt xuống, tưới đủ ẩm mỗi ng
ày. Khi
cây con có 2 lá thật thì tiến hành đem trồng bầu.
3. Chuẩn bị bầu trồng và máng đỡ
Giá thể trồng dưa leo, dưa lê là mụn dừa đã được xử lý. Loại giá thể này có khả năng
giữ nước, độ thoáng khí tốt.
Giá thể mụn dừa được cho vào các bầu và đặt trên máng đỡ. Máng đỡ có tác dụng
nâng đỡ bầu và cho lượng nước dư rỉ ra từ trong bầu chảy về một nơi cố định.
a. Trồng và chăm sóc
e. Khoảng cách trồng:
Dưa leo và dưa lê có thể trồng với khoảng cách tương tự nhau, hàng cách hàng x cây
cách cây: 60cm x 30 cm. Khoảng cách giữa 2 luống khoảng 1m để tiện cho chăm sóc và thu
hoạch.

f. Tưới nước và bón phân
Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống
tưới nhỏ giọt điều khiển qua hệ thống châm phân bón bán tự động. Lượng nước tưới mỗi
ngày tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và theo nguyên tắc sau: lượng nước dư ra
đạt từ 5 – 10%/bầu/ngày. Thiết lập số lần tưới trong ngày cần căn cứ vào giai đoạn sinh
trưởng của cây, nhiệt độ và ẩm độ không khí. Thông thường số lần tưới dao động từ 6 – 10
lần. Tỷ lệ N:P:K trong dung dịch tưới pha theo tỷ lệ 9:4:10.
g. pH
Hầu hết các cây trồng theo dạng thủy canh yêu cầu pH của dung dịch tưới nằm trong
khoảng từ 5.8 – 6.8. pH quá thấp hay quá cao đều làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu một
số chất dinh dưỡng của cây.
h. Thụ phấn
17

Nếu dùng những giống không tự thụ được thì ta phải dùng những biện pháp sau: nếu
nhà màng nhỏ có thể dùng lao động thụ phấn, trong nhà lưới lớn nên dùng ong mật để thụ
phấn.
4. Chăm sóc
Khi cây cao khoảng 20cm thì nên bắt đầu quấn dây cho cây leo. Tỉa bỏ những cành
nách không mang trái.
- Đối với dưa leo nên chưa lại 1 số cành nách mang trái nhưng chú ý cần bấm đọt đi
và để lại lá gần trái.
- Đối với dưa lê nếu để 1 dây chính thì nên tỉa chèo từ lá 10 trở về gốc. Vị trí trái để
tốt nhất từ lá 10 đến lá 15 và trên chèo để trái nên để lại 2 lá. Nếu để 2 dây chèo thì phải
bấm ngọn khi cây 4-5 lá thật và tỉa từ lá thứ 7 xuống gốc, vị trí để trái từ lá thứ 7 đến lá thứ
10.
Nên tỉa lá già dưới gốc để vườn thông thoáng và hạn chế bệnh phát sinh.
5. Thu hoạch
Đối với dưa leo sau khi trồng khoảng 20 – 25 ngày bắt đầu cho thu quả, thời gian thu
kéo dài từ 20 – 30 ngày tùy giống và điều kiện chăm sóc.

Đối với dưa lê, thời gian thu hoạch tùy thuộc giống và điều kiện nhiệt độ, trung bình
khoảng 65 – 70 ngày sau khi trồng.
B.4.So sánh năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế giữa các mô
hình nhà màng.
1. Chỉ tiêu về sinh trưởng: (chiều cao cây, thời gian ra hoa, thời gian thu quả lần 1, thời
gian thu quả tận thu)
Phương pháp: Mỗi loại nhà màng chọn 02 hàng cây x 3 lần lặp lại để so sánh. Riêng
chiều cao cây được đo ở thời kỳ cuối thu hoạch.
2. Chỉ tiêu về chế độ chăm sóc: So sánh công chăm sóc, lượng phân bón, thuốc trừ sâu được
sử dụng tại 03 nhà màng tính đến thời gian tận thu hoạch.
3. Chỉ tiêu về năng suất: so sánh số trái trên 01 cây, khối lượng trái, tổng khối lượng trái ở
03 loại nhà màng được đánh giá qua năng suất thực thu và năng suất thương phẩm.
Phương pháp: Mỗi nhà màng chọn 01 hàng cây x 03 lần lặp lại để khảo sát so
sánh số trái trên 01 cây, khối lượng trái.
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
Đề tài triển khai theo hướng mới hiện nay đó là ứng dụng các kỹ thuật cao trong sản
xuất nông nghiệp, trồng cây không dùng đất. Sản phẩm tạo ra sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn
VietGAP và hướng đến sản phẩm sạch thỏa mãn được nhu cầu chất lượng cho các nhà hàng,
khách sạn cao cấp và hướng tới xuất khẩu.
Trên cơ sở tiếp thu công nghệ mới hiện đại của thế giới vận dụng để nghiên cứu xây
dựng một số mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của địa phương.
Kết quả đề tài tạo ra được quy trình sản xuất dưa leo, dưa lê kỹ thuật cao theo hướng
18

công nghiệp, giới thiệu được các mô hình sản xuất từ đơn giản đến hiện đại để chuyển giao
cho doanh nghiệp và nông hộ, giúp tăng thu nhập trên một đơn vị sản xuất, cải thiện và từng
bước thay đổi tập quán canh tác của nông dân trong tỉnh và các vùng lân cận.
Đây là đề tài mới đối với việc sản xuất dưa leo, dưa lê trong nhà màng ứng dụng kỹ thuật
cao, trồng trên giá thể, tưới nước và bón phân bán tự động theo hệ thống nhỏ giọt. Đề tài
đáp ứng được cả ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.

19

Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài và
nội dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng
kết quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có)
+ Công ty Khang Thịnh thi công và lắp đặt nhà màng hoàn toàn tự động của Israel với
diện tích 1036,8m
2
. Hướng dẫn sử dụng, quy trình điều khiển, vận hành các trang thiết bị.
Đào tạo 3 – 5 cán bộ kỹ thuật vận hành nhà màng theo công nghệ tự động của Israel.
+ Công ty TNHH xây dựng thương mại N.C.L tiến hành xây dựng nhà màng theo thiết
kế đã được duyệt với nhà màng 300m2 và nhà màng 700m2
20

Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với
đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức
thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp
tác đối với kết quả của Đề tài )
21

Tiến độ thực hiện

Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực hiện;

các mốc đánh giá chủ yếu
Kết quả
phải đạt


Thời
gian (bắt
đầu,
kết thúc)
Cá nhân,
tổ chức
thực hiện*
Dự kiến
kinh phí
(triệu
đồng)
1 2 3 4 5 6
1 Nội dung 1

- Công việc 1. Thiết kế và xây
dựng 02 nhà màng diện tích:
300m2 và 700m2.

09/2011 –
12/2011
Trung tâm
Ứng dụng
CNSH Đồng
Nai

- Công việc 2. Xây dựng nhà
màng 1036,8m2
1/2012 –
6/2012

Trung tâm
Ươm tạo DN
Nông nghiệp
CNC

19

- Công việc 3. Tiếp nhận quy
trình vận hành, điều khiển các
thiết bị tự động trang bị cho nhà
màng tự động.

7/2012 Trung tâm
Ứng dụng
CNSH Đồng
Nai

2 Nội dung 2

- Nghiên cứu xây dựng mô hình
trồng dưa leo và dưa lê trong
nhà màng tự động
- Nghiên cứu xây dựng mô hình
trồng dưa leo và dưa lê không
sử dụng đất trong nhà màng bán
tự động.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình
trồng dưa leo và dưa lê trên đất
trong nhà màng bán tự động.
- So sánh năng suất, chất lượng

sản phẩm và hiệu quả kinh tế
giữa các mô hình nhà màng.
07/2012 –
03/2013
Trung tâm
Ứng dụng
CNSH Đồng
Nai và Trung
tâm Ươm tạo
DN Nông
nghiệp CNC


3 Nội dung 3

- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho
công nhân, nông dân sản xuất
rau về sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP.
- Thành lập 1 tổ sản xuất rau an
toàn để sản xuất và xây dựng
mô hình nhà màng trồng rau ăn
quả đạt theo hướng VietGAP.
04/2013 –
07/2013
Trung tâm
Ứng dụng
CNSH Đồng
Nai và Trung
tâm Ươm tạo

DN Nông
nghiệp CNC


4 Nội dung 4

- Tổ chức tập huấn, giới thiệu
về mô hình nhà màng đang sử
dụng và một số nhà màng phù
hợp với kinh tế của từng nhóm
hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.
- Chuyển giao về kỹ thuật sản
xuất trên giá thể và trên đất với
phương pháp chăm sóc cho
từng loại mô hình đến người
nông dân và nhà sản xuất có
07/2013 –
08/2013
Trung tâm
Ứng dụng
CNSH Đồng
Nai và Trung
tâm Ươm tạo
DN Nông
nghiệp CNC


20

nhu cầu.

* Chỉ ghi những cá nhân có tên tại Mục 12

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI

22

Sản phẩm KH&CN chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt (Liệt kê theo
dạng sản phẩm)
Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị
trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật
nuôi và các loại khác;
Mức chất lượng
Mẫu tương tự
(theo các tiêu
chuẩn mới nhất)
Số
TT

Tên sản phẩm cụ thể và
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của
sản phẩm
Đơn
đơn
vị đo
Cầ
n
đạt
Trong
nước
Thế

giới
Dự kiến số
lượng/quy
mô sản
phẩm tạo ra

1 2 3 4 5 6 7
1
Nhà màng (bao gồm cả hệ thống
tưới và thiết bị điều khiển) hoàn
toàn tự động theo công nghệ
Israel
m
2
1.036,8

2
Nhà màng (bao gồm cả hệ thống
tưới và thiết bị điều khiển) bán tự
động sản xuất trong nước.
m
2
1.000

3
Sản phẩm dưa lê (đạt năng suất
trung bình 3,5 tấn/ vụ.1000m2)
- Nhà màng Isarel trồng 05 vụ
- Nhà màng cải tiến trồng 05 vụ
kg 35.000


4
Sản phẩm dưa leo (đạt năng suất
trung bình 3 tấn/ vụ.1000m2)
- Nhà màng Isarel trồng 01 vụ
- Nhà màng cải tiến trồng 01 vụ
kg 6.000


22.1 Mức chất lượng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tương tự trong nước
và nước ngoài
* Nhà màng: đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất (Israel) và tiêu chuẩn trong nước. Có khả
năng chịu được sức gió trên 120km/h.
* Sản phẩm rau ăn quả (dưa leo, dưa lê): đạt an toàn thực phẩm theo hướng VietGAP.
Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính;
Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân
tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình, ); Đề án, qui hoạch; Luận chứng
21

kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác
TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú
1 2 3 4
1

Quy trình sản xuất dưa lê và dưa
leo trong nhà màng không sử dụng
đất và sử dụng đất theo tiêu chuẩn
VietGAP.
Đạt tiêu chuẩn để sản xuất ra sản
phẩm an toàn

04 quy
trình
2

Quy trình sản xuất dưa lê và dưa
leo trong nhà màng tự động theo
công nghệ Israel
Đạt tiêu chuẩn để sản xuất ra sản
phẩm an toàn
02 quy
trình

Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác
Số
TT
Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt
Dự kiến nơi công bố
(Tạp chí, Nhà xuất
bản)
Ghi chú
1 2 3 4


22.2 Trình độ khoa học của sản phẩm (Dạng II & III) so với các sản phẩm tương tự hiện

* Quy trình kỹ thuật hoàn thiện, đảm bảo sản ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm theo quy định hiện hành.
* Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học trong nước thuộc lĩnh vực liên quan.
22.3 Kết quả tham gia đào tạo trên đại học
Số

T
T
Cấp đào tạo Số lượng Chuyên ngành đào tạo Ghi chú
Thạc sỹ
Tiến sỹ
22.4 Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây
trồng.

23

Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
23.1 Khả năng về thị trường (Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu c
ầu
khách hàng cụ thể nếu có; điều kiện cần thiết để có thể đưa sản phẩm ra thị trường?)
22

Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và mức độ an toàn thực phẩm ngày
càng cao. Do đó, sản phẩm rau ăn quả sản xuất theo hướng Viet GAP có bao bì nhãn hiệu sẽ
có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trồng thông thường. Trước hết, sản phẩm sẽ được
bán tại thị trường địa phương, sau đó sẽ hướng sản phẩm đến các thị trường khác (trong và
ngoài nước). Giá sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng trung và cao cấp tại các thành
phố lớn.
23.2 Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh (Khả
năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm)
- Cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm an
toàn, đặc biệt là rau ăn quả đã ngày càng trở nên cấp thiết với người tiêu dùng. Trước tình
hình đó, việc nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để trồng rau ăn quả sẽ giúp giải quyết
các nhu cầu cấp bách nêu trên và đáp ứng yêu cầu của thị trường các siêu thị hiện nay.
- Dự án sử dụng các công nghệ tiên tiến, trồng trong nhà màng vì vậy cho năng suất cao
hơn nhiều so với sản xuất truyền thống. Mặt khác, do kiểm soát được các yếu tố tác động nên

hạn chế được việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu do đó sản phẩm có chất lượng tốt dẫn
tới giá bán và doanh thu trên một đơn vị diện tích cao hơn.
23.3 Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu
23.4 Mô tả phương thức chuyển giao
(Chuyển giao công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo
hình thức trả dần theo tỷ lệ % của doanh thu; liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp
vốn-với đơn vị phối hợp nghiên cứu hoặc với cơ sở sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu- theo tỷ lệ
đã thoả thuận để cùng triển khai sản xuất; tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả
nghiên cứu tạo ra, )
- Chuyển giao kết quả cho doanh nghiệp: Các công ty đầu tư trồng rau, quả trong địa
bàn, các trang trại và hộ nông dân các HTX trồng rau, quả an toàn tại Đồng Nai và các tỉnh
lân cận.
- Phương pháp chuyển giao: Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và qua hình thức
khuyến nông, hội thảo, tập huấn để phổ biến đến nông dân.
24 Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của Đề tài

- Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai, ấp 2, xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ,
tỉnh Đồng Nai.


23

25

Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
25.1 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan (nêu những dự kiến đóng góp vào các l
ĩnh vực
khoa học công nghệ ở trong nước và quốc tế)
- Đề tài gợi mở cho việc canh tác theo hướng công nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao với
việc tự động hóa từng khâu công việc trong quá trình sản xuất dưa leo, dưa lê nói riêng và

rau quả nói chung.
- Các mô hình nhà màng của đề tài, đặc biệt là mô hình hoàn toàn tự động sẽ có tác
động tích cực đối với việc phát triển ngành cơ khí, tự động hóa trong sản xuất nhà màng
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
25.2 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Các đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu sẽ có điều kiện sản xuất và kinh doanh thêm
mặt hàng rau ăn quả chất lượng cao, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm và tăng doanh thu
cho đơn vị.
- Đối với đơn vị chủ trì:
+ Đào tạo được đội ngũ cán bộ có kỹ năng nghiên cứu nhờ tiếp xúc với biện pháp kỹ
thuật mới.
+ Nâng cao được năng lực tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu; vận hành các trang
thiết bị hiện đại và khả năng tư duy khoa học trong công tác nghiên cứu.
25.3 Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
(Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế xã hội và
môi trường)
- Mô hình thành công không những giúp bà con nông dân sản xuất đạt hiệu quả kinh tế
hơn mà còn cải thiện được sức khỏe của chính nông dân và hạn chế sự ô nhiễm môi trường
do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
- Đề tài thành công sẽ là mô hình để bà con nông dân tham quan, học tập và cơ sở khoa
học để tiến hành triển khai rộng rãi ra các địa phương khác trong tỉnh Đồng Nai. Giúp bà con
nông dân sản xuất rau đạt được tiêu chuẩn VietGAP với lợi ích kinh tế cao và an toàn cho
người sử dụng.
- Đề tài tạo ra hướng đi mới trong sản xuất dưa lê an toàn với hiệu quả kinh tế cao, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân trong việc sản xuất và tận thu các
sản phẩm phụ của trái dừa, vỏ lạc, vỏ trấu đưa vào sử dụng.
- Tăng doanh thu cho các doanh nghiệp sản xuất giá thể, thông qua đó tăng phần thu
cho ngân sách Nhà nước.



V. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
24

(Giải trình chi tiết xin xem phụ lục kèm theo)
Đơn vị tính: Triệu đồng
26

Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi
Trong đó
Nguồn kinh phí Tổng số
Trả
công lao
động
(khoa
học, phổ
thông)
Nguyên,
vật liệu,
năng
lượng
Thiết bị,
máy móc

Xây
dựng,
sửa
chữa
nhỏ
Chi

khác
1 2 3 4 5 6 7 8

Tổng kinh phí
5,700.02

518.76

326.50

4,314.26

150

390.50

Trong đó:
1
Ngân sách SNKH:
- Năm thứ nhất*:
- Năm thứ hai*:
5,700.02

5,148.220

551.800

518.76

259.380

259.380
326.50

115.08

211.42

4,314.26

4,314.26
4,314.26

150

150

0

390.50

309.50

81.00

2 Nguồn tự có của cơ quan 0 0 0 0 0 0
3 Nguồn khác
(vốn huy động, )
0 0 0 0 0 0
(*): chỉ dự toán khi đề tài đã được phê duyệt
Ngày tháng năm 200 Ngày tháng năm 200

Chủ nhiệm Đề tài
(Họ, tên và chữ ký)
Tổ chức chủ trì Đề tài
(Họ, tên, chữ ký, đóng dấu)


Phụ lục
Dự tóan kinh phí đề tài

Đơn vị: Triệu đồng
Tổng số
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
TT

Nội dung các khỏan chi
Kinh phí
Tỉ lệ
(%)
Tổng số Trong
đó,
khoán
chi
theo
quy
định*
Năm thứ
nhất*
Trong
đó,

khoán
chi
theo
quy
định*
Năm thứ
hai*
Trong
đó,
khoán
chi
theo
quy
định *
Tự

Khác
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 13 14

1 Trả công lao động (khoa
học, phổ thông)
518.76
9.10%

518.76


259.380



259.380






2 Nguyên,vật liệu, năng
lượng
326.50
5.73%

326.50



115.080



211.420






3 Thiết bị, máy móc
4,314.26
75.70%


4,314.26


4,314.260



-







4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ
150.00
2.63%

150.00


150.000



-








5 Chi khác
390
.50
6.83%

390
.50


309
.500


81
.000







Tổng cộng:

5,700

.02
100%

5,700
.02


5,148
.220


551
.800







* Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN)

×