Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu tiềm năng du lịch cộng đồng của người dao tại thị xã ba vì huyện ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.05 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA DU LỊCH
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
CỦA NGƯỜI DAO TẠI XÃ BA VÌ – HUYỆN BA VÌ –
HÀ NỘI

SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ MỸ LINH
MÃ SINH VIÊN

: A27967

NGÀNH ĐÀO TẠO

: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ
DU LỊCH – LỮ HÀNH

HÀ NỘI – 6/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA DU LỊCH
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:


NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
CỦA NGƯỜI DAO TẠI XÃ BA VÌ – HUYỆN BA VÌ –
HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Nguyễn Thị Hải

Họ tên sinh viên

: Lê Mỹ Linh

Mã sinh viên

: A27967

Ngành đào tạo

: Quản Trị Dịch Vụ
Du Lịch – Lữ Hành

HÀ NỘI – 6/2019

Thang Long University Library


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Trong q trình viết
bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu trong khóa luận là
kết quả của việc khảo sát thực tế tại xã Ba Vì. Tơi xin cam đoan về tính trung thực của

khóa luận này.
Tác giả khóa luận
(Ký tên)

Lê Mỹ Linh

I


LỜI CẢM ƠN
Qua đề tài nghiên cứu của mình, em đã thu thập được những thơng tin bổ ích về
các hoạt động du lịch cộng đồng. Việc nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch cộng đồng
người Dao giúp em hình thành một số biện pháp phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại
khu vực này.
Thời gian làm khóa luận tốt nghiệp đã giúp em tổng kết và hệ thống lại các kiến
thức đã được học trong trường. Do còn hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản
thân nên khóa luận của em khơng thể tránh khỏi nhưng thiếu sót. Kính mong nhận được
sự góp ý từ thầy cô.
Sau một thời gian nghiên cứu. Đến nay, khóa luận tốt nghiệp của em đã hồn
thành. Qua đây một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa du
lịch đã truyền đạt các kiến thức bổ ích trong q trình học tập ở trường để giúp em áp
dụng vào khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn, cơ Nguyễn
Thị Hải, nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cơ em mới có thể hồn thành được khóa luận
tốt nghiệp này.

II

Thang Long University Library



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. VI
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................... VII
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. VIII
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 1

2.

Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3

5.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 4

6.


Kết cấu của khóa luận ............................................................................................. 4

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ................................ 5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 5
1.1.1. Nghiên cứu về DLCĐ trên thế giới và Việt Nam ........................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu văn hóa người Dao nói chung tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà
Nội………. ................................................................................................................. 7
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng ...................................................................... 7
1.2.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................ 7
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản về du lịch cộng đồng ................................................. 9
1.2.3. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng ............................... 10
1.2.4. Các Thành phần tham gia vào du lịch cộng đồng ....................................... 13
1.2.5. Tác động tích cực của du lịch cộng đồng .................................................... 14
Tiểu kết chương 1: ........................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2.

CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA

NGƯỜI DAO TẠI XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI ................................................. 16
2.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ở xã Ba Vì ...................................................................... 16
2.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 16
2.1.1.2. Khí hậu ........................................................................................... 16
III


2.1.1.3. Địa hình, địa mạo ........................................................................... 16

2.1.2. Dân số và đời sống văn hóa của người Dao ở xã Ba Vì.............................. 17
2.1.2.1. Dân số ở xã Ba Vì ........................................................................... 17
2.1.2.2. Khái quát về đời sống văn hóa ....................................................... 17
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ở xã Ba Vì ........................................................... 18
2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế ............................................................................. 18
2.1.3.2. Đặc điểm xã hội .............................................................................. 18
2.1.4. Sự hấp dẫn du lịch cộng đồng dân tộc ở Ba Vì ........................................... 18
2.2. Tài nguyên du lịch .............................................................................................. 19
2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................. 19
2.2.1.1. Cảnh quan ...................................................................................... 19
2.2.1.2. Khí hậu ........................................................................................... 20
2.2.1.3. Địa hình, địa mạo ........................................................................... 20
2.2.2. Tài nguyên văn hóa ....................................................................................... 20
2.2.2.1. Văn hóa vật chất ............................................................................. 20
2.2.2.2. Văn hóa tinh thần ........................................................................... 29
2.2.3. Các điểm du lịch có thể liên kết .................................................................... 35
2.2.3.1. Vườn Quốc Gia Ba Vì ..................................................................... 35
2.2.3.2. Đền Thượng .................................................................................... 36
2.2.3.3. Khoang xanh suối tiên .................................................................... 37
2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật ......................................................... 37
2.3.1. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 38
2.3.1.1. Giao thông vận tải .......................................................................... 38
2.3.1.2. Thơng tin liên lạc, bưu chính viễn thông ........................................ 38
2.3.1.3. Hệ thống cấp điện, cấp nước .......................................................... 38
2.3.1.4. Giáo dục, y tế .................................................................................. 38
2.3.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật ................................................................................. 39
2.4. Sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng ................................................................. 39
2.4.1. Chính quyền địa phương .............................................................................. 39
2.4.2. Cộng đồng địa phương.................................................................................. 40
2.5. Chính sách của thành phố, huyện, xã đối với phát triển du lịch .................... 41

IV

Thang Long University Library


2.5.1. Thành phố Hà Nội ........................................................................................ 41
2.5.2. Huyện, xã Ba Vì ............................................................................................ 42
2.5.3. Các cơng ty du lịch ........................................................................................ 42
2.6. Thực trạng khách du lịch đến Ba Vì ................................................................. 43
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................. 46
CHƯƠNG 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

CỦA NGƯỜI DAO TẠI XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI .................................. 47
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................................... 47
3.2. Một số giải pháp .................................................................................................. 48
3.2.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật.................................... 48
3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực ....................................................................... 49
3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng ở địa phương . 50
3.2.4. Giải pháp bảo tồn .......................................................................................... 51
3.2.5. Giải pháp hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch .......................................... 52
3.2.6. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng người Dao ở Ba Vì ......................... 53
3.3. Một số kiến nghị .................................................................................................. 55
3.3.1. Đối với các cơ quan Trung Ương ................................................................. 55
3.3.2. Đối Với các cơ quan quản lý địa phương .................................................... 56
3.3.3. Đối với cư dân địa phương ........................................................................... 57
3.3.4. Đối với các doanh nghiệp du lịch ................................................................. 57
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................. 58
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 60
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 62

V


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Dân cư xã Ba Vì từ năm 2008 đến 2017 ...........................................................17
Bảng 2.2. Khả năng tham gia các dịch vụ du lịch bản người Dao ....................................40
Bảng 2.3. Đánh giá của khách du lịch về thái độ của CĐĐP tại xã Ba Vì ........................41

VI

Thang Long University Library


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1. Khoảng thời gian du khách đến du lịch tại huyện Ba Vì ..............................43
Biểu đồ 2.2. Ngành nghề của khách du lịch ......................................................................44
Biểu đồ 2.3. Thống kê khách du lịch đến huyện Ba Vì và xã Ba Vì .................................45
Biểu đồ 3.1. Mục đích của du khách đến xã Ba Vì ...........................................................47

VII


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ


DLCĐ

Du Lịch Cộng Đồng



Cộng Đồng

CĐĐP

Cộng Đồng Địa Phương

TNDL

Tài Nguyên Du Lịch

VHTTDL

Văn Hóa Thể Thao Du Lịch

VQG

Vườn Quốc Gia

VIII

Thang Long University Library


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, xu thế phát triển du lịch trên thế giới là hướng tới những khu vực có
tiềm năng đặc sắc về mặt thiên nhiên và văn hóa. Chính vì thế, những tour du lịch đến
những nơi mang đậm nét đặc sắc văn hóa dân tộc, vùng, miền được khách du lịch ở mọi
quốc gia ưa chuộng. Do vậy, điều mà du lịch Việt Nam cần hướng tới là bảo tồn những
nền văn hóa, kết hợp giữa Nhà nước, nhân dân và các nhà kinh doanh du lịch một cách có
hiệu quả. Một trong những yếu tố quan trọng đó chính là phát triển (DLCĐ).
Du lịch cộng đồng hay (CĐ) cùng tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch là yếu
tố chủ đạo nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của du lịch. Đặc biệt, góp phần thu được
các lợi ích kinh tế - xã hội, chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và
văn hóa địa phương. Cư dân địa phương là những người am hiểu tường tận, sâu sắc nhất
về nguồn (TNDL) tự nhiên và TNDL văn hóa để có thể cung cấp một cách rõ nét nhất
đến du khách.
Tại Việt Nam, DLCÐ được biết đến là một loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức,
dựa vào thiên nhiên và văn hoá ở mỗi địa phương khác nhau với mục tiêu bảo tồn, gìn
giữ mơi trường, giúp giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người dân tại điểm du
lịch thông qua bán các sản phẩm du lịch, sáng tạo và phát huy các nét đặc trưng riêng của
từng địa phương như: ẩm thực, trang phục, lễ hội, phong tục tập quán…để phát triển du
lịch. Với khách du lịch, DLCĐ giúp tìm hiểu, nâng cao nhận thức về mơi trường. Ngồi
ra cịn giúp giao lưu văn hố, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của (CĐĐP).
Một số địa phương đã bước đầu phát triển loại hình DLCĐ như: Quảng Nam, Hà
Giang, Lào Cai, Hịa Bình,...với những đặc điểm văn hóa riêng biệt cùng cảnh quan đặc
sắc được xem là nơi phát triển loại hình DLCÐ sớm nhất ở nước ta. Tại tỉnh Lào Cai tập
trung chủ yếu ở các huyện Sa Pa và Bắc Hà, tiêu biểu là: xã Tả Van, Tả Phìn, Nậm Sài
(huyện Sa Pa); Bảo Nhai, Na Hối, Tà Chải (huyện Bắc Hà)... Một trong những điểm
DLCÐ mang đặc trưng, sắc thái văn hóa riêng, được nhiều du khách quốc tế yêu thích ở
Lào Cai là bản Tả Van Giáy, xã Tả Van. Hội An (Quảng Nam) cũng là một trong những
địa điểm thu hút số lượng lớn khách du lịch mỗi năm với hàng chục mơ hình DLCÐ với
các homestay (nhà nghỉ của dân) độc đáo. Tương tự, các tỉnh Ðăk Lắc, Quy Nhơn,
Quảng Ninh, Hà Tĩnh... cũng đã và đang xây dựng thành công nhiều mô hình Du lịch

cộng đồng hấp dẫn du khách.
1


Xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội là nơi sinh sống của CĐ người Dao. Trải qua
thời gian sinh sống tại đây, người Dao đã hình thành nhiều giá trị văn hóa đặc thù. Các
giá trị văn hóa này được phát triển trong CĐ người Dao từ đời này đến đời khác, nó gắn
liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ về: ẩm thực, lễ hội, phong tục tập quán và
đặc biệt là nghề làm thuốc Nam,…Vì vậy, người Dao tận dung, khai thác, chinh phục,
cải tạo tự nhiên theo hướng tích cực. Việc nghiên cứu bảo tồn, gìn giữ và phát huy các
giá trị văn hóa sinh thái của người Dao không chỉ nhằm phát triển kinh tế - xã hội mà cịn
góp phần vào việc phát triển bền vững tại khu vực xã Ba Vì - huyện Ba Vì - Hà Nội.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng du
lịch cộng đồng của người Dao tại xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội” cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc điều tra, nghiên cứu các giá trị văn hóa của cộng đồng người Dao
tại xã Ba Vì, huyện Ba vì, Hà Nội nhằm đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch
cộng đồng người Dao ở Ba Vì.
Từ đó có những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả du lịch như: phát
triển du lịch cộng đồng bền vững kết hợp gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hóa sẵn có và
sáng tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới nhưng không làm mất đi các giá trị văn hóa
truyền thống. Và điều quan trọng nhất, phát triển DLCĐ đi đôi với bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống những cơ sở lý luận có liên quan đến DLCĐ.
Các điều kiện, thực trạng hoạt động, kiến nghị và giải pháp cho phát triển DLCĐ của
người Dao tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội về: ẩm thực, trang phục, lễ hội và dược liệu
(nghề làm thuốc Nam).
Phạm vi nghiên cứu

Không gian: khu vực sinh sống của người Dao tại xã Ba Vì - huyện Ba Vì - Hà
Nội. Từ đó, đưa ra cái nhìn tổng quát về tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ tại
khu vực đó.
Thời gian: Sử dụng các số liệu hoạt động du lịch phục vụ nghiên cứu từ năm 2016
đến năm 2018, kết hợp với các cuộc khảo sát khu vực vào tháng 03/2019 và tháng
04/2019.
2

Thang Long University Library


4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp:
Thu thập dữ liệu, thông tin về hoạt động DLCĐ của người Dao tại xã Ba Vì, huyện
Ba Vì, Hà Nội từ các cơ sở ban ngành liên quan như: Sở (VHTTDL) Hà Nội, Ban dân
tộc. Các thông tin này được thu thập từ năm 2016 – 2018, phục vụ cho công tác phân
tích, trích dẫn tại chương 2 và chương 3.
Tham khảo và phân tích các tài liệu như: sách, tạp chí du lịch, các thơng tin trên
mạng internet vận dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng và bản sắc văn
hóa người Dao.
Phương pháp khảo sát điền dã:
Đây là phương pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.
Đến khảo sát trực tiếp cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì: Trải nghiệm đời sống văn
hóa cộng đồng người Dao như: ăn uống, vui chơi, mặc thử các trang phục truyền thống
và tham gia các lễ hội.
− Khảo sát thực địa:
+ Địa điểm: Cộng đồng người Dao tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội
+ Kết quả thu được: Số liệu sơ cấp về hoạt động DLCĐ tại khu vực, sự tham gia
du lịch của CĐĐP, tiềm năng và thực trạng hoạt động DLCĐ tại khu vực và các số liệu

thứ cấp cần thiết từ các cơ quan địa phương liên quan như: lượng khách du lịch đến
huyện Ba Vì và xã Ba Vì trong ba năm 2016, 2017, 2018,…
Phương pháp điều tra xã hội học:
Đây là một phương pháp quan trọng nhằm xác định được nhu cầu của du khách
cũng như khả năng có thể tham gia vào làm du lịch của cộng đồng dân cư người Dao tại
xã Ba Vì.
Phỏng vấn trực tiếp và phát bảng hỏi cho hai đối tượng là
− Người Dao ở Ba Vì (chủ yếu có tham gia các hoạt động du lịch)
− Khách du lịch tại điểm du lịch.
Khảo sát thực địa được chia làm hai đợt
− Đợt 1: Tháng 03/2019
+ Địa Điểm: Xã Ba Vì

3


+ Kết quả thu được: Tổng 105/120 phiếu khảo sát khách du lịch tại xã Ba Vì về
nhu cầu đi du lịch tại Ba Vì, lứa tuổi, ngành nghề, khoảng thời gian đi du lịch, đánh giá
thái độ của người dân địa phương,…
− Đợt 2: Tháng 04/2019
+ Địa điểm: thôn Yên Sơn, xã Ba Vì
+ Kết quả thu được: Tổng 60/80 phiếu khảo sát hộ dân tại thôn Yên Sơn về các
mặt hàng có thể cũng cấp để tham gia vào hoạt động du lịch,…
Tổng hợp từ hai đợt điều tra xã hội học, tác giả thu về 105 phiếu hỏi khách du lịch
và 60 phiếu hỏi cư dân địa phương. Số bảng hỏi được tác giả thu về đầy đủ và xử lý hết
số liệu.
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này nhằm tổng hợp để lựa chọn, sắp xếp các số liệu, dữ liệu thứ cấp,
dữ liệu sơ cấp để nắm bắt chính xác và đầy đủ phục vụ cho đề tài nghiên cứu, làm cơ sở
cho việc đánh giá tổng thể đối tượng nghiên cứu.

5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giúp người Dao ở Ba Vì có thể bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp. Kết quả nghiên cứu của khóa luận cũng có thể hỗ trợ
việc phát triển DLCĐ ở địa phương. Bổ sung thêm một nguồn tài liệu thực tế về phát
triển DLCĐ người Dao ở xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
Chương 2. Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng của người Dao tại xã Ba Vì, huyện
Ba Vì, Hà Nội
Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng của người Dao tại xã Ba Vì,
huyện Ba Vì, Hà Nội

4

Thang Long University Library


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về DLCĐ trên thế giới và Việt Nam
Dưới góc độ khoa học, đề tài DLCĐ của người Dao tại xã Ba Vì - huyện Ba Vì Hà Nội cịn rất mới, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu. Tuy vậy, du lịch cộng đồng lại
khá phát triển với nhiều cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên Thế Giới. Đặc biệt là
các nước Châu Á đang trở thành những điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế nhờ vào
sự đa dạng văn hóa, nhất là văn hóa bản địa mang đậm dấu ấn truyền thống.
Trên thế giới
“Phát triển du lịch có sự tham gia của CĐ hình thành và phát triển đầu tiên tại các
nước du lịch phát triển châu Âu, châu Mỹ,… Khái niệm được khách du lịch đưa ra vào
năm 1970 – trong chuyến du lịch làng bản. Bên cạnh đấy, các nhà quản lý TNDL thấy

rằng khách du lịch đến địa phương sẽ tạo ra việc làm, thu nhập cho CĐ, từ đó làm tăng
nhận thức và ý thức bảo tồn tài nguyên du lịch của người dân địa phương. Vì vậy các nhà
quản lý đã đưa ra những giải pháp khuyến khích CĐ tham gia vào phát triển du lịch tại
địa phương. Phát triển DLCĐ dần hình thành, lan rộng đến những năm 80 của thế kỷ
trước đã phát triển tại các nước châu Phi, Úc, Mỹ La Tinh và tại Châu Á, đặc biệt là
khu vực ASEAN.” [5:3]
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, nhiều quốc gia đã xem DLCĐ như là một
công cụ xóa đói giảm nghèo. Các quốc gia nằm trong tiểu vùng sông Mekong như Việt
Nam, Campuchia, Lào, Trung quốc, Myanmar, Thái Lan đã xây dựng chiến lược xóa đói
giảm nghèo, trong đó du lịch cộng đồng là một nguồn chính nhằm bảo tồn đa dạng sinh
học và đóng vai trị quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo và được xem là một trong
những loại hình du lịch có trách nhiệm, góp phần bảo tồn văn hóa bản địa và phát triển
kinh tế - xã hội địa phương.
Nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong
phát triển du lịch, thậm chí ngay trong quá trình quy hoạch.
Theo Peter E. Murphy (1986) với “Tourism: Acommunity Approach Routledge”
đã dùng phương pháp tiếp cận về sinh thái và cộng đồng cùng với những sáng kiến
nhằm gia tăng lợi ích cho người dân địa phương bằng cách xây dựng sản phẩm du lịch
đặc trưng dựa trên nguồn tài nguyên du lịch vốn có ở tại địa phương.
5


Theo L. Roberts, Derek Hall (2001) với “Rural Tourism and Recreation:
Principles to Practice, CABI” đã nghiên cứu du lịch ở các vùng nông thôn và xúc tiến
phát triển DLCĐ.
Trong cuốn “Tourism and Sustainable Community Development Routledge” của
Derek Hall (2003) đã đưa ra những khái niệm, đặc điểm về sự tham gia du lịch của CĐ
nhằm nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc phát triển bền vững kinh tế, văn hóa,
xã hội và đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường.
Tác giả Sue Beeton (2006) với “Community Development Through Tourism” đã

lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, dựa vào CĐ để phát triển lĩnh vực kinh doanh du
lịch, thực hiện việc trao quyền trong hoạt động du lịch cho người dân. Ngồi ra, cịn có
mơ hình phát triển DLCĐ, du lịch nông thôn ở một số nước trên thế giới.
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đề cập nhiều vấn đề khác nhau
về DLCĐ và giúp cho lĩnh vực du lịch này được nhìn nhận một cách sâu sắc nhất. Bảo
tồn các nguồn TNDL theo hướng bền vững từ đó tạo ra các lợi ích kinh tế từ việc phát
triển du lịch nông thôn cho cộng đồng cư dân địa phương.
Ở Việt Nam
Khái niệm DLCĐ xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1997. Có nhiều các bài viết trên
tạp chí hay báo cáo khoa học về DLCĐ. Vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng lần
đầu tiên được đưa ra tại hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam
– 2003 tổ chức tại Hà Nội. Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về DLCĐ một cách bài bản
hơn và đóng góp trực tiếp về mặt lý luận cũng như thực tiễn sau này như:
TS. Võ Quế (2006) trong cuốn “Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng”, đã hệ
thống cơ sở lý luận cho DLCĐ và nghiên cứu các mơ hình phát triển DLCĐ một số quốc
gia trên thế giới.
“Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do PGS.TS
Phạm Trung Lương (chủ biên) và cộng sự đã khẳng định: cần thu hút cộng đồng địa
phương vào các hoạt động du lịch và chia sẻ những lợi ích từ hoạt động du lịch với
cộng đồng địa phương trong một số nguyên tắc phát triển du lịch bền vững nói chung.
Bên cạnh đó, cịn có một số luận văn đã nghiên cứu về DLCĐ như: “Nghiên cứu
xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây”
của TS.Võ Quế (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch); Tác giả Lê Thu Hương (2007)
với “Xây dựng mơ hình du lịch cho người nghèo ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương”, Đại
6

Thang Long University Library


học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; “Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn

Đôn, tỉnh Đăk Lăk” của Nguyễn Thị Mai; Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mơ hình bảo vệ
mơi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững
trên đảo Cát Bà - Hải Phòng” của PGS.TS. Phạm Trung Lương (Viện nghiên cứu và phát
triển du lịch),… đều là những nguồn tài liệu tham khảo quý báu.
1.1.2. Nghiên cứu văn hóa người Dao nói chung tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội
Hoạt động DLCĐ của người Dao tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì đã có các cơng trình
đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau. Liên quan đến vấn đề phát triển du lịch tại đây, đã
có các tài liệu như:
- “Người Dao ở Việt Nam” của tác giả Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung
(1971);
-“Giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Mường – Dao ở vùng núi Ba Vì” của tác giả
Nguyễn Xn Diệu.
Ngồi các tác phẩm của các tác giả nêu trên thì cịn có một số tác phẩm viết về
người Dao ở Việt Nam, đặc biệt nền văn hóa của đồng bào dân tộc Dao cũng có mặt
trong các bài luận án tiến sĩ, thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học như: “Lễ Cấp Sắc Của
Người Dao Ở Xã Ba Vì, Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội” của Phùng Văn Giang
(2012); “Văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia Ba Vì xã Ba Vì
huyện Ba Vì thủ đơ Hà Nội” của Dương Mạnh Thắng (2014),…
Các cơng trình và đề tài đã đi sâu nghiên cứu về các yếu tố tộc người ở Ba Vì.
Qua đó, cho người đọc thấy được tiềm năng về du lịch cộng đồng phong phú ở khu vực.
Hiện nay, các đề tài cũng như các cơng trình nghiên cứu tổng hợp về phát triển
DLCĐ người Dao tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội vẫn cịn rất ít.
Với tiền đề về lý luận cũng như thực tiễn phát triển DLCĐ trên thế giới, ở
Việt Nam và các cơng trình nghiên cứu du lịch tại Ba Vì sẽ là nguồn tri thức quý báu
cho tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài khóa luận của mình.
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
1.2.1. Một số khái niệm liên quan
• Cộng đồng
Cộng đồng là một khái niệm được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra theo các cách
diễn đạt khác nhau như:

7


Theo Midgley (1986): “Cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một
địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.”[9:10]
Theo Keith và Any (1998): “Cộng đồng trước hết là một nhóm người sinh sống
trên một khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về một nhóm. Những người trong cùng
một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hay hơn nhân, và có thể thuộc cùng một
tơn giáo, tầng lớp chính trị.”[9:10]
Theo Schmink (1999): “ Cộng đồng được hiểu là tập thể các nhóm người có
chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa phương.”[9:10]
• Cộng đồng địa phương
Theo Nguyễn Hữu Nhân (2004): “Cộng đồng địa phương là những cộng đồng
được gọi tên như đơn vị làng, bản xã, huyện những người cung về lý tưởng xã hội, lứa
tuổi, giới tính, thân phận xã hội. Khái niệm về cộng đồng có hai nghĩa: Là một nhóm dân
cư cùng sinh sống trong một địa cực nhất định, có cùng giá trị và tổ chức xã hội cơ bản
và là một nhóm dân cư có cùng mối quan tâm.”[6:9]
Như vậy, cộng đồng địa phương được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống
trên một lãnh thổ nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về sinh hoạt
văn hóa truyền thống, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường, cùng các mối quan
tâm kinh tế xã hội có sự gắn kết về huyết thống và tình cảm có sự chia sẻ về nguồn lợi,
trách nhiệm trong cộng đồng. [3:7,8]
• Du lịch cộng đồng
Khi khái niệm du lịch cộng đồng (Community Based Tourism) bắt đầu xuất hiện
từ đầu thế kỷ 20, có các cách nhìn nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này, các khái
niệm và định nghĩa khác nhau thường tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lý hoặc nghiên
cứu, dự án cụ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc được áp dụng chung như các
nguyên tắc về tính bền vững, sự tham gia và lợi ích của các cộng đồng địa phương.
Khái niệm phổ biến về du lịch cộng đồng là: “Du lịch cộng đồng mang lại cho du
khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương

tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ
các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài ngun thiên nhiên, mơi trường và
văn hóa địa phương”.
Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997): “ Du lịch sinh thái
cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao về mơi trường, văn hóa xã hội. Du lịch
8

Thang Long University Library


sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du
lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ”.
Ý tưởng đằng sau vế “dựa vào cộng đồng” của chiến lược môi trường là tạo cơ hội
trao quyền cho cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ trong việc ra quyết định,
nhưng cũng chỉ đơn giản là những điều này sẽ khuyến khích sự tham gia từ bản thân CĐ.
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): “Du lịch sinh
thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng
ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế
địa phương”.
Từ những khái niệm trên cho thấy DLCĐ có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau
của từng nhà nghiên cứu, Nhưng để hình thành DLCĐ cần dựa vào ba yếu tố chính là:
địa vực cư trú, yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa.
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản về du lịch cộng đồng
Các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng bao gồm bình đẳng xã hội, tơn trọng
văn hóa địa phương và các di săn văn hóa, quyền làm chủ và sự tham gia của người dân
địa phương.
Bình đẳng xã hội. Các thành viên của cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện
và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Sự tham gia của cộng đồng
địa phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch được
chú trọng. Các lợi ích kinh tế được chia đều; không chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho

các thành viên cộng đồng.
Tơn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên. Hầu hết các hoạt động
du lịch đều tiềm tàng các tác động cả tích cực và tiêu cực đến CĐĐP và môi trường
tự nhiên. Quan trọng là các giá trị văn hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được
bảo vệ và tôn trọng thơng qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành
Du lịch địa phương, điều này rất quan trọng để duy trì cấu trúc xã hội địa phương.
Do đó, các CĐ khơng chỉ phải nhận thức được vai trị và trách nhiệm của mình trong
việc cung cấp các trải nghiệm du lịch thành cơng, mà cịn phải hiểu các tác động
tích cực và tiêu cực của du lịch mà có thể ảnh hưởng đến họ và môi trường tự nhiên của
họ do thiếu quy hoạch và quản lý.
Chia sẻ lợi ích. Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng đồng
có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác. Trong việc chia sẻ lợi
9


ích, doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những người tham
gia, và một phần riêng đóng để góp cho tồn bộ cộng đồng địa phương thơng qua quỹ
cộng đồng, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ
tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như y tế và giáo dục.
Sở hữu và tham gia của địa phương. Du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác
một cách hiệu quả các kiến thức và nguồn lực của cộng đồng địa phương để đạt được các
kết quả trong du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến
thực hiện và đánh giá là rất quan trọng một cách tốt nhất để đảm bảo đạt được quyền sở
hữu của địa phương và phát huy tối đa sự được tham gia của địa phương. Các cơ quan
Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ, các tổ chức ở khu vực tư nhân muốn phối
hợp với các cộng đồng để phát triển các sản phẩm du lịch, hay tự các CĐ muốn thúc đẩy
phát triển du lịch tại địa phương mình.
1.2.3. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng
Để tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng tại một điểm du lịch cần một số điều kiện
như: điều kiện về tài nguyên du lịch; điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư; khả năng

cung ứng các dịch vụ du lịch; khả năng tiếp cận điểm đến; khách du lịch; liên kết các
điểm du lịch tạo thành tuyến du lịch; chính sách phát triển du lịch; sự liên kết giữa
địa phương với các doanh nghiệp du lịch…[8:18,19]
Tài nguyên du lịch
TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, cơng
trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, đô thị du lịch. Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định, vì tài ngun du lịch chính là
tiền đề hay cơ sở để tổ chức các hoạt động du lịch. Điều kiện tài nguyên du lịch cũng nói
lên mức độ hấp dẫn thu hút khách du lịch đến tham quan ở hiện tại và tương lai.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ
sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
TNDL nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hố, văn nghệ dân gian,
di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các cơng trình lao động sáng tạo của con
người và các di sản văn hố vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ
mục đích du lịch.
10

Thang Long University Library


TNDL là yếu tố quyết định tạo nên giá trị của điểm đến. Các điểm đến càng chứa
nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc thì càng có sức hút khách du lịch, thúc đẩy hoạt động du
lịch tại địa phương. Để đáp ứng nhu cầu của du khách sản phẩm du lịch cần phải đa dạng
phong phú, đặc sắc trong đó có sự góp phần khơng nhỏ của tài ngun du lịch. Sự đa
dạng của tài nguyên du lịch sẽ tạo nên sự đa dạng của sản phẩm du lịch.
Các loại hình du lịch ra đời đều dựa trên cơ sở TNDL. Du lịch cộng đồng muốn
phát triển cũng không nằm ngoài quy luật này. Các khu, điểm du lịch muốn phát triển du
lịch cộng đồng cần phải có TNDL đa dạng, hấp dẫn, đặc sắc.

Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và
thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, kỹ thuật cịn có
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý du khách khi đi du lịch. Do đó nó cũng là
một yếu tố quan trọng góp phần vào hiệu quả kinh doanh du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch bao gồm các cơng trình, phương tiện có chức năng tạo ra các dịch vụ đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi
giải trí,… Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng thời cũng quyết định giá trị của
sản phẩm du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng. Muốn khai thác có hiệu quả nguồn
TNDL địi hỏi phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt. Căn cứ vào đặc điểm trên có
thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham
gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của
du khách. [9:51,52]
Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu. Du
lịch gắn với việc di chuyển của con người trên phạm vi nhất định. Vì vậy khả năng tiếp
cận giao thơng đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ
nói riêng. [9:52]
Dịch vụ hỗ trợ cho du lịch
Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động du lịch khác như thông tin liên lạc, các cơng
trình cung cấp điện, nước, trạm y tế,… Thông tin liên lạc là điều kiện để giao lưu cho du
khách trong và ngồi nước. Nó đảm bảo việc vận chuyển các tin tức nhanh chóng và kịp
thời. Các cơng trình cung cấp điện, nước, trạm y tế tại điểm du lịch là không thể thiếu.
11


Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xun, vì vậy khi đến một nơi
khác ngồi các nhu cầu cơ bản về ăn, uống, ở, đi lại, du khách cần được đảm bảo về các
dịch vụ điện, nước cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. [9:52,53]

Sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng
Đây là điều kiện quan trọng nhất. Sự sẵn sàng tham gia thể hiện ở năng lực của
cộng đồng. Để xác định năng lực của cộng đồng, có thể tiến hành khảo sát hiểu biết, thái
độ và hành vi của cộng đồng. Cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành
nên loại hình DLCĐ. Chính vì vậy, mức độ tham gia của CĐ có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu đến sự tồn tại và phát triển của DLCĐ. [9:53]
Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cư sống, sinh hoạt và lao động cố định,
lâu dài hoặc liền kề vùng có tài ngun thiên nhiên. Khơng bao gồm cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp từ nơi khác đến làm việc hay kinh doanh.
CĐ dân cư đóng vai trị chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch. Họ là
người quyết định sự tồn tại và phát triển của DLCĐ. Họ vừa là chủ thể cung cấp dịch vụ
du lịch vừa là người quản lý, họ cũng chính là người bảo vệ tài nguyên du lịch.
Cộng đồng địa phương phải nhận thức được lợi ích kinh tế và xã hội từ hoạt động
du lịch, cộng đồng phải tham gia rộng rãi và hiệu quả vào hoạt động du lịch. Cung cấp
cho khách du lịch các dịch vụ với chất lượng cao. Cùng với khai thác các tài nguyên du
lịch, cộng đồng địa phương phải là những người am hiểu, ln có ý thức, trách nhiệm bảo
tồn các tài nguyên du lịch, môi trường và môi trường bản địa. Nếu cộng đồng khai thác
tài nguyên du lịch bừa bãi làm tổn hại tới tài ngun, mơi trường thì du lịch sẽ khơng thể
phát triển bền vững. Ngồi ra, cộng đồng phải đồn kết, gắn bó, hợp tác với nhau, tạo ra
hoạt động du lịch có tổ chức và hiệu quả. Đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng cần phải
có đủ điều kiện để đầu tư cho hoạt động du lịch. [8:20]
Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động
du lịch ở mỗi điểm du lịch. Chính quyền địa phương đánh giá tác động của du lịch đến
mơi trường, kinh tế, xã hội để có kế hoạch quản lý có thể mang lại hiệu quả đảm bảo cho
sự phát triển du lịch một cách phù hợp như chẳng hạn như đề ra các chính sách, hỗ trợ
hạ tầng, cấp giấy phép cho khách nước ngoài…
Doanh nghiệp du lịch

12


Thang Long University Library


Doanh nghiệp du lịch đóng một vai trị quan trọng trong loại hình DLCĐ nói riêng
và ngành cơng nghiệp du lịch nói chung bao gồm các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia
vào việc kinh doanh du lịch, tổ chức, điều hành và hướng dẫn tham quan du lịch. Thành
phần này có thể tiếp cận với thị trường, am hiểu về khách hàng cũng như các kênh tiếp
thị có lợi trực tiếp cho cộng đồng. Tổ chức kinh doanh du lịch là cầu nối giữa khách du
lịch với cộng đồng, giữ vai trị mơi giới trung gian để bán các sản phẩm du lịch của cộng
đồng cho du khách, và họ cũng đầu tư để tạo ra một số sản phẩm du lịch (lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, chữa bệnh, nghỉ dưỡng, mua sắm…) mà cộng đồng chưa cung ứng
đủ hoặc chất lượng thấp để đáp ứng nhu cầu hợp lý của du khách. Hơn nữa, tổ chức kinh
doanh du lịch đóng vai trị then chốt trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến cho khách du
lịch đồng thời có thể quyết định lưu lượng giao thơng đi lại tại một điểm du lịch nhất
định. Thông qua việc sử dụng nguồn lực và đóng góp nguồn lợi cho phát triển du lịch
cũng như kinh tế xã hội địa phương thì các tổ chức kinh doanh du lịch đã góp phần phát
triển DLCĐ và phát triển CĐ.
1.2.4. Các Thành phần tham gia vào du lịch cộng đồng
Nhiều người chỉ cho rằng chỉ có cộng đồng địa phương tham gia vào Du lịch cộng
đồng – đây là một cách nhìn khơng đầy đủ. Thực ra có rất nhiều bên tham gia vào Du lịch
cộng đồng tại một địa phương, đó là: [1:8,9]
Cộng đồng dân cư địa phương (người dân, chính quyền…): Có nhiệm vụ tổ chức
mơ hình Du lịch cộng đồng tại địa phương.
Các cơng ty lữ hành: Có nhiệm vụ đưa khách đến với điểm DLCĐ.
Khách du lịch: Là người có mong muốn được tìm hiểu mơ hình du lịch cộng đồng
tại các địa phương.
Các công ty vận tải: Là đơn vị đưa khách đến với mơ hình DLCĐ tại địa phương –
thường các công ty vận tải này có quan hệ mật thiết với các cơng ty lữ hành hoặc người
điều hành du lịch.

Chính quyền địa phương: Có thể là chính quyền thuộc các cấp khác nhau đảm bảo
cho mơ hình DLCĐ tại địa phương hoạt động hiệu quả nhất, chẳng hạn như đề ra các
chính sách, hỗ trợ hạ tầng, cấp giấy phép cho khách nước ngồi…
Các cơ sở đào tạo: Có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ đào tạo đến các đối tượng
khác nhau trong mơ hình DLCĐ. Các lĩnh vực đào tạo có thể là đào tạo kỹ năng vận hành
du lịch, đào tạo kỹ năng bán hàng, quản lý, đào tạo ngoại ngữ…
13


Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là các đơn vị tham gia vào phát triển các dịch vụ
tại địa phương như sản xuất hàng thủ công, hướng dẫn khách du lịch. Đây cũng có thể là
các doanh nghiệp khơng nằm ở địa phương nhưng liên kết với ban quản lý Du lịch CĐĐP
để cùng phát triển DLCĐ và phân chia lợi nhuận.
Các tổ chức phi chính phủ: Đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng lực
của CĐ địa phương về phát triển du lịch bền vững, đào tạo các kỹ năng cần thiết cho
DLCĐ, hỗ trợ nguồn vốn xây dựng các mơ hình tại địa phương…
Cộng đồng dân cư ở các vùng phụ cận: Sự phối hợp của các cộng đồng dân cư ở
các vùng phụ cận góp phần làm cho tuyến DLCĐ càng them ấn tượng, ví dụ sự hợp tác
trong việc tạo cảnh quan chung…
1.2.5. Tác động tích cực của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng có nhiều tác động tích cực, trong đó phần lớn các tác động hình
thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững, cụ
thể là mang lại các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế.
Ba “trụ cột” này dựa trên khái niệm ba cạnh tam giác (tripple bottom line) phát
triển bền vững đã được các tổ chức quốc tế như APEC và Liên Hiệp Quốc cùng đưa ra.
Một số lợi ích của phát triển du lịch sản phẩm cộng đồng là:
Lợi ích 1: Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập
Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa phương,
đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn. Điều này cực kỳ
quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự nhiên và

cảnh quan địa phương.
Lợi ích 2: Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng
Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại
cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ
tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay khơng, nghĩa là giao thông tốt hơn,
điện, điều kiện tiếp cận tốt hơn tới các nguồn nước sạch, viễn thơng vv…
Lợi ích 3: Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm
Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương.
Du lịch Cộng đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện chất
lượng lao động ở các vùng địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị.
Lợi ích 4: Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa
14

Thang Long University Library


Du lịch cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và nghề
truyền thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng đồng tạo
ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác. Đây là
nhân tố quan trọng bảo tồn và phát để huy các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển
các cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng nghèo.
Tiểu kết chương 1:
Chương 1: Tổng quan hai vấn đề cơ bản: lịch sử nghiên cứu về DLCĐ và cơ sở
lý luận về DLCĐ. Trong phần lịch sử nghiên cứu về DLCĐ, tác giả tập trung điểm qua,
phân tích và đánh giá các nghiên cứu có liên quan đến DLCĐ của các tác giả trước nay
bao gồm cả thế giới, Việt Nam và các đề tài nghiên cứu về người Dao ở Ba Vì. Từ những
đề tài của các tác giả trước sẽ làm tài liệu quý giá, bài học kinh nghiệm để khắc phục các
tồn tại, hạn chế để làm cơ sở thực tiễn để triển khai nghiên cứu DLCĐ của người Dao tại
xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội.
Phần cơ sở lý luận, tập trung vào việc phân tích các khái niệm, mục tiêu, các

nguyên tắc cơ bản, điều kiện hình thành phát triển, các chủ thể tham gia và các lợi ích của
DLCĐ. Trong đó sự tham gia của cư dân địa phương là yếu tố chủ chốt cho hoạt động
DLCĐ.

15


×