Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Cải thiện chiến lược marketing mix của nhà hàng gogi house thuộc tập đoàn golden gate

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

CẢI THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING
MIX CỦA NHÀ HÀNG GOGI HOUSE
THUỘC TẬP ĐOÀN GOLDEN GATE

SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Hoàng Việt
MÃ SINH VIÊN

: A27340

CHUYÊN NGÀNH

: Quản trị du lịch

HÀ NỘI 10/2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

CẢI THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING


MIX CỦA NHÀ HÀNG GOGI HOUSE
THUỘC TẬP ĐOÀN GOLDEN GATE

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Văn Bình
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hồng Việt

Mã sinh viên

: A27340

Chuyên ngành

: Quản trị du lịch

HÀ NỘI 10/2019

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn tới TS Nguyễn Văn Bình,
người đã hướng dẫn, định hướng cho em trong quá trình thực hiện đề tài, từ khảo sát
đến hồn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và góp ý, chỉ bảo tận tình của
các thầy cô, giảng viên trong khoa Quản trị Du Lịch trường Đại học Thăng Long đã tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho em hồn thành khóa luận của mình.
Qua đây em cũng xin cảm ơn tới Ban lãnh đạo nhà hàng Gogi House tại địa chỉ số
109 Tân Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực tập, khảo sát và góp nhiều ý kiến

thực tế để hồn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Việt

i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết mọi thông tin, tài liệu sử dụng trong q trình thực hiện Khóa luận
tốt nghiệp này hoàn toàn dựa trên những tài liệu như giáo trình, sách, ấn phẩm, tạp chí,
nghiên cứu khoa học có liên quan tới đề tài dưới hình thức tham khảo, học hỏi và trích
dẫn. Các số liệu để phân tích được Ban Giám đốc Nhà hàng cung cấp và cá nhân thu
thập được trong quá trình em thực tập tại nhà hàng.

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Việt

ii

Thang Long University Library


1.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 4
Dịch vụ nhà hàng .................................................................................... 4
Marketing ................................................................................................ 4

Marketing mix......................................................................................... 4
1.2. Mục tiêu của Marketing ..................................................................................... 5
1.3. Nội dung chính sách marketing mix ..................................................................6
Procduct – Sản phẩm .............................................................................. 6
Price – Giá: ............................................................................................. 7
Promotion – Xúc tiến, quảng bá ............................................................. 7
Place – Kênh phân phối: ......................................................................... 8
Process – Quy trình phục vụ ................................................................... 8
Physical evidence – Điều kiện vật chất .................................................. 8
People – Con người, nhân viên ............................................................... 9
1.4. Quản lý marketing mix ...................................................................................... 9
Tổ chức nghiên cứu thị trường ............................................................... 9
Tổ chức xây dựng các chiến lược marketing mix................................. 12
Những yêu cầu đối với marketing mix trong kinh doanh nhà hàng ..... 13
1.5. Vai trò của marketing mix trong kinh doanh nhà hàng ...................................13
Đặc điểm kinh doanh nhà hàng ............................................................ 13
Vai trò của marketing mix trong kinh doanh nhà hàng ........................ 15

2.1. Giới thiệu chung về công ty Golden Gate ....................................................... 17
2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của nhà hàng Gogi House ............................. 19
2.3. Đánh giá việc lựa chọn thị trường mục tiêu..................................................... 20
Phân khúc thị trường ............................................................................. 20
Phân tích nhu cầu khách hàng .............................................................. 21
iii


Phân tích thị trường mục tiêu ............................................................... 21
2.4. Thực trạng hoạt động Marketing mix của nhà hàng Gogi House .................... 22
Chính sách về sản phẩm ....................................................................... 22
Chính sách về giá .................................................................................. 23

Chính sách về quảng cáo ...................................................................... 24
Chính sách về kênh phân phối .............................................................. 25
Chính sách về quy trình phục vụ .......................................................... 26
Chính sách về điều kiện cơ sở vật chất ................................................. 27
Chính sách về nhân viên và mơi trường nhà hàng................................ 28
2.5. Phân tích SWOT .............................................................................................. 29
Điểm mạnh (Strengths) ......................................................................... 29
Điểm yếu (Weaknesses) ....................................................................... 30
Cơ hội (Opportunities) .......................................................................... 30
Thách thức (Threats) ............................................................................. 30
2.6. Đánh giá tổng quát hoạt động marketing mix của nhà hàng GogiHouse ........31

3.1. Định hướng phát triển cho chuỗi nhà hàng Gogi House .................................33
SO: sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội ......................................... 33
ST: Dùng điểm mạnh để vượt qua thách thức ...................................... 33
WO: Khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội ...................................... 34
WT: Khắc phục điểm yếu để tránh rủi ro ............................................. 34
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện marketing mix tại nhà hàng ......................... 35
Cải thiện chính sách con người (People) .............................................. 35
Cải thiện quy trình (Process) ................................................................ 38
Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm (Product) ................... 39
Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất (Physical) ........................................ 40
Cải thiện chính sách phân phối (Place)................................................. 40
Cải thiện chính sách giá (Price) ............................................................ 41
Tăng cường quảng bá xúc tiến (Promotion) ......................................... 41
iv

Thang Long University Library



DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của nhà hàng trong năm 2018 .......................................19
Bảng 2.2. Khảo sát ý kiến khách hàng ..........................................................................54
Bảng 2.3. Kết quả bảng khảo sát cho 200 khách hàng của nhà hàng Gogi House năm
2018 ............................................................................................................................... 58
Hình 1.1 Nội dung marketing mix ...................................................................................5
Hình 2.1. Logo 19 thương hiện của tập đồn Golden Gate ..........................................47
Hình 2.2. Món ăn mang phong cách Hàn Quốc ............................................................ 47
Hình 2.3 Ứng dụng tích ví The Golden Spoon .............................................................. 48
Hình 2.4. Khơng gian nhà hàng .................................................................................... 48
Hình 2.5 Nhà hàng trang trí vào dịp Giáng sinh ........................................................... 49
Hình 2.6 Nhân viên tươi cười chào đón khách .............................................................. 49
Hình 2.7 Phản hồi của khách hàng trên Facebook. ...................................................... 50
Hình 2.8. Chương trình xèo xèo vivu Hàn Quốc........................................................... 50

Biểu đồ 2.1. Thống kê lượt khách sử dụng dịch vụ của tập đoàn Golden Gate từ năm
2008 đến 2018. .............................................................. Error! Bookmark not defined.

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo đó kinh doanh khách sạn bao gồm
các dịch vụ như: kinh doanh ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí cũng ngày càng phát triển
mạnh. Một trong những dịch vụ mang lại hiệu quả kinh doanh cao trong khách sạn đó
là kinh doanh ăn uống. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong nhà hàng nói riêng và
chất lượng dịch vụ của khách sạn nói chung là rất cần thiết. Chính vì vậy trong thời gian
gần đây các nhà hàng quy mô lớn nhỏ được xây dựng cũng như cải thiện và nâng cao
chất lượng dịch vụ để đáp ứng với kỳ vọng của khách hàng. Bên cạnh cơ hội rất lớn

trước sự phát triển của ngành nghề dịch vụ, cũng với những thuận lợi kinh doanh nhà
hàng cũng đang đối diện với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cơng ty, tập đồn trên
phạm vi quốc tế cũng như nội địa. Để có được lợi thế đó, các nhà hàng ln có đầu tư
kỹ lưỡng vào chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ và nhu cầu của khách hàng. Vì
vậy để đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì việc đẩm bảo chất lượng
dịch vụ cần thiết ngày càng được nâng cao. Có thể nói chất lượng phục vụ trong nhà
hàng luôn là yếu tố quyết định thành công. Hầu hết các nhà hàng để có được hiệu quả
kinh doanh tốt thì chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu.
Vậy nên hiệu quả kinh doanh phụ thuộc lớn vào việc đáp ứng đúng nhu cầu mong muốn
của khách hàng
Nhà hàng Gogi House tại địa chỉ 109 Tân Mai - Hoàng Mai – Hà Nội. Cũng giống
như những nhà hàng khác, nhà quản lý rất chú trọng vấn đề xây dựng kế hoạch
marketing, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và khai thác thị trường khách hàng mới.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường ngày càng nhiều đối thủ cạnh gây ảnh hưởng phần
nhiều tới hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Điều này tạo ra một thách thức không nhỏ
cho nhà quản trị và địi hỏi họ cần tìm ra những giải pháp tối ưu để đối phó với những
thực trạng này, nâng cao chất lượng sản phẩm và phục vụ luôn đạt được sự hài long từ
phía khách hàng
Đây là lý do khóa luận chọn đề tài “CẢI THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING
MIX CỦA NHÀ HÀNG GOGI HOUSE THUỘC TẬP ĐOÀN GOLDEN GATE” làm
đề tài nghiên cứu với mong muốn phân tích làm rõ những thành công và hạn chế của
hoạt động marketing Mix của nhà hàng Gogi House – 109 Tân Mai
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1

Thang Long University Library


Mục đích: Làm rõ thực trạng hoạt động marketing mix của nhà hàng, qua đó đề
xuất những giải pháp cải thiện, nâng cao tính hiệu quả của hoạt động này tại nhà hàng

Gogi House
Nhiệm vụ:
− Tổng hợp hệ thống lý thuyết về dịch vụ nhà hàng và marketing mix trong nhà hàng.
− Đánh giá thực trạng về các chính sách marketing tại nhà hàng.
− Đề xuất thêm những phương pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động
marketing của nhà hàng.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu về chính sách marketing của nhà hàng
Gogi House thuộc tập đoàn Golden Gate (Cổng Vàng). Cụ thể là chính sách marketing
mix 7P.
Khơng gian: nhà hàng Gogi House địa chỉ số 109 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Tập trung vào giai đoạn từ 07/2018 đến 05/2019
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận có sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp quan sát tham dự: Trong quá trình thực tập tại nhà hàng, bên cạnh
việc thực hiện nhiệm vụ của mình được giao, em ln chú ý xem xét, quan sát và ghi
chép các hoạt động kinh doanh của nhà hàng, tập trung vào những hoạt động marketing
như chính sách giá, chính sách sản phẩm…
Phương pháp điều tra xã hội học: Để có được những đánh giá khách quan, dựa
vào câu hỏi của nhà hàng đối với khách, sinh viên đã xây dựng bảng hỏi để thu thập
những đánh giá của khách hàng và nhân viên về chính sách marketing của cửa hàng.
Cân đối điều kiện thời gian và nhiệm vụ nghiên cứu, khóa luận đã đưa ra 100 phiếu điều
tra và thu về 90 phiếu trả lời
Phương pháp biểu đồ mơ hình: Để thể hiện các số liệu thống kê thu thập được một
cách trực quan, trong khóa luận sinh viên đã trình bày chúng dưới dạng biểu bảng, biểu
đồ với sự hỗ trợ của các tính năng vẽ đồ thị của Excel. Một số nội dung được biểu diễn
bằng sơ đồ bằng Smartart.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Xử lí phân tích tổng hợp số liệu, tư liệu nhằm
làm rõ các vấn đề nghiên cứu và cùng có hệ thống các quan điểm và các giả thuyết
nghiên cứu của khóa luận

5. Kết cấu khóa luận.
2


Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính khóa luận gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về marketing mix trong nhà hàng
Chương 2: Công ty Golden Gate và thực trạng hoạt động marketing mix tại nhà
hàng Gogi House
Chương 3: Định hướng phát triển cho chuỗi nhà hàng Gogi House

3

Thang Long University Library


CƠ SỞ LÍ LUẬN MARKETING MIX TRONG NHÀ HÀNG
1.1. Một số khái niệm
Dịch vụ nhà hàng
Nhà hàng là một cơ sở chuyên kinh doanh về việc nấu nướng và phục dịch các
món ăn và đồ uống cho khách hàng đến mua. Nhà hàng có loại hình đa dạng và đặc thù
ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi cộng đồng khác nhau cũng như những dịch vụ ăn uống,
hình thức phục vụ, thực đơn, các món ăn, đồ uống...
Kinh doanh nhà hàng trong du lịch là hoạt động tổ chức chế biến, bán và phục vụ
việc tiêu dùng tại chỗ thức ăn, đồ uống nhằm thỏa mãn các nhu cầu ăn uống và giải trí
cho khách du lịch với mục tiêu lợi nhuận. Kinh doanh ăn uống trong du lịch là hoạt động
kinh doanh trên cơ sở cung cấp sự phục vụ thức ăn, đồ uống và các dịch vụ khác nhằm
thỏa mãn nhu cầu về ăn uống, thưởng thức và giải trí của con người tại nhà hàng và các
cơ sở ăn uống khác.
Marketing

Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết
với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những
giá trị đã được tạo ra Theo Philip Kotler.
Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mơ hình sản phẩm (concept), hệ
thống phân phối, giá cả và các chiến dịch promotion nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc
dịch vụ (exchanges/marketing offerings) có khả năng thỏa mãn nhu cầu các cá nhân
hoặc tổ chức nhất định. (Khái niệm, định nghĩa về marketing này được sử dụng khá phổ
biến) Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ.
Tóm lại khi nhắc đến khái niệm Marketing, chúng ta hiểu rằng đây là một thuật
ngữ chỉ các hoạt động trong các tổ chức (cả tổ chức kinh doanh và tổ chức phi lợi nhuận)
bao gồm việc tạo dựng giá trị từ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, xây
dựng mơ hình sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và chiến dịch promotion... với mục
đích nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của một hoặc nhiều nhóm khách
hàng nhất định và thu về giá trị lợi ích từ những giá trị đã được tạo ra.
Marketing mix
Marketing mix là một công cụ kinh doanh được sử dụng trong marketing và bởi
các chuyên gia marketing. Marketing mix thường rất quan trọng khi quyết định một sản
phẩm hoặc thương hiệu, và thường đồng nghĩa với 4P: product (sản phẩm), price (giá
4


cả), promotion (xúc tiến thương mại), và place (phân phối). Trong lĩnh vực khách sạn
nhà hàng, nó kết hợp thêm 3 yếu tố thành marketing mix 7P (xem hình 1.1) bao gồm:
Sản phẩm (Product), Giá (Price), phân phối (Place), quy trình (Process), con người
(People), cơ sở vật chất kỹ thuật (Physical Evidence).
Marketing mix (Marketing hỗn hợp) hay tiếp thị hỗn hợp là tập hợp các công cụ
tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục
tiêu.

Hình 1.1 Nội dung marketing mix


1.2. Mục tiêu của Marketing
Hoạt động marketing của các doanh nghiệp nói chung và các nhà hàng, khách sạn
nói riêng là thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Xét một
cách cụ thể hơn thì mục tiêu của hoạt động marketing là duy trì sự cân đối giữa lợi nhuận
của doanh nghiệp và sự thỏa mãn của khách hàng. Có thể hệ thống hóa mục tiêu
marketing của nhà hàng theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1.

Mục tiêu marketing nhà hàng

5

Thang Long University Library


Hoạt động marketing của một doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách sạn không
chỉ dừng lại ở việc xác định đâu là tập khách hàng cần phải hướng tới mà nó cịn vạch
ra lối đi đúng đắn cho tất cả các hoạt động khác, nhằm khai thác một cách có hiệu quả
nhất phân đoạn thị trường đã lựa chọn. Mà hoạt động marketing muốn được triển khai
thành cơng thì điều quan trọng là chất lượng các sản phẩm dịch vụ đảm bảo thoả mãn
tối đa các nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu.
Xu hướng cạnh tranh ngày nay cho thấy cạnh tranh giá đang chuyển dần sang cạnh
tranh về chất lượng. Nhất lại là ngành kinh doanh dịch vụ vấn đề chất lượng và nâng
cao chất lượng dịch vụ luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Vì vậy
đây chính là động cơ thúc đẩy cho sự hình thành và phát triển sản phẩm với chất lượng
ngày càng nâng cao chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng. Như vậy hệ thống chiến
lược marketing được xem như một mũi nhọn sắc bén nhất mà doanh nghiệpkinh doanh
nhà hàng khách sạn sử dụng để tấn công vào thị trường với ưu thế hơn hẳn so với các
đối thủ cạnh tranh.

1.3. Nội dung chính sách marketing mix
Procduct – Sản phẩm
Là yếu tố đầu tiên trong hệ thống marketing mix của 7P trong marketing dịch vụ.
Chất lượng sản phẩm được đo lường giữa sự kì vọng của khách hàng và chất lượng tiêu
6


dùng họ nhận được. Khách hàng sẽ thất vọng, khó chịu khi sử dụng sản phẩm không
như mong đợi; ngược lại, khách hàng hài lòng, vui vẻ khi chất lượng sản phẩm khơng
chỉ đáp ứng mà cịn có thể vượt quá mong đợi. Cảm nhận và đánh giá của khách hàng
mới là sự công nhận quan trọng cho chất lượng sản phẩm.
Một sản phẩm được xem như là một món để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Nó là một hàng hóa hữu hình hoặc một dịch vụ vơ hình. Sản phẩm hữu hình là những
vật mà có một sự tồn tại vật lý độc lập. Ví dụ như sản phẩm của dịch vụ ăn uống là các
món ăn được coi là sản phẩm hữu hình. Các sản phẩm bảo hiểm, thanh tốn qua ngân
hàng là một dịch vụ vơ hình.
Mỗi sản phẩm có một vịng đời sống bao gồm các giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng,
giai đoạn trưởng thành và giai đoạn suy thoái. Các nhà tiếp thị phải nghiên cứu kỹ về
vòng đời của sản phẩm mà họ đang tiếp thị, tập trung chú trọng vào những thách thức
khác nhau phát sinh như các sản phẩm di chuyển vịng đời của nó.
Các nhà tiếp thị nên xem xét làm thế nào để định vị sản phẩm, làm thế nào để khai
thác thương hiệu, làm thế nào để khai thác nguồn tài nguyên của công ty và làm thế nào
để định hình một hỗn hợp sản phẩm để mỗi sản phẩm bổ sung cho nhau. Các nhà tiếp
thị cũng phải xem xét các chiến lược phát triển sản phẩm.
Price – Giá:
Giá mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp; đồng thời giá cũng tạo ra chi
phí cho chính khách hàng, là những người trả phí để có được sản phẩm. Việc định ra giá
sản phẩm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, như: thực tế thị trường tại thời điểm, chất lượng
sản phẩm, giá trị thương hiệu sản phẩm, giá trị đối tượng khách hàng…
Cách định giá của dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lịng của khác

hàng. Thơng thường giá cao sẽ tạo tâm lý hài lịng cao ở khách hàng vì mọi người đều
nghĩ “tiền nào của nấy”.
Khi thiết lập một mức giá, các nhà tiếp thị phải nhận thức được giá trị sản phẩm
khách hàng cảm nhận được. Ba chiến lược giá cơ bản là: giá hớt váng thị trường, giá
thâm nhập thị trường, và giá trung lập.
Promotion – Xúc tiến, quảng bá
Quảng bá là các cách thức, các kênh tiếp cận khách hàng nhằm giới thiệu, quảng
bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Và theo sự phát triển xã hội, khi phương pháp

7

Thang Long University Library


và kênh tiếp thị hiện tại khơng cịn thịnh hành thì cần phải xây dựng chiến lược mới. Là
yếu tố ảnh hưởng khá lớn thuộc 7P trong marketing dịch vụ.
Quảng cáo bao gồm bất kỳ sự truyền thơng mà nó phải trả tiền, từ quảng cáo điện
ảnh, quảng cáo phát thanh và quảng cáo Internet thông qua phương tiện truyền thông in
ấn và biển quảng cáo.
Quan hệ công chúng (PR – Public Relation) là nơi mà sự thuyền thông không phải
trả tiền trực tiếp, và bao gồm: thông cáo báo chí, hợp đồng tài trợ, triển lãm, hội nghị,
hội thảo, hội chợ thương mại và tổ chức sự kiện.
Quảng cáo truyền miệng (WOM - Word-of-mouth) là bất kỳ thông tin khơng chính
thức được nghe kể lại từ những cá nhân bình thường về sản phẩm, sự hài lịng của khách
hàng. Nhân viên bán hàng thường đóng một vai trị quan trọng trong quảng cáo truyền
miệng và quan hệ công chúng.
Place – Kênh phân phối:
Việc lựa chọn địa điểm, kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp lựa
chọn chiếm phần lớn hiệu suất trong kết quả doanh thu kinh doanh.
Đây là một yếu tố khác tạo ra giá trị cho khách hàng. Không ai lại đi hàng chục

cây số để đến một nhà hàng dùng bữa, vì vậy địa điểm phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi và giúp
khách hàng tiết kiệm thời gian. Một nguyên tắc là vị trí càng gần khách hàng thì khả
năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao.
Process – Quy trình phục vụ
Trước tiên cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp phải đồng nhất và bảo
đảm, đồng thời tiêu chuẩn dịch vụ cũng cần thực hiện theo quy trình đồng bộ ở tất cả
các địa điểm, kênh phân phối thuộc thương hiệu doanh nghiệp. Thực hiện tốt quy trình
này sẽ giảm thiểu được các sai sót, phối hợp hiệu quả cung ứng sẽ thu về phản ứng tốt
từ phía khách hàng. Đây là yếu tố được phản ánh rõ ràng nhất trong các yếu tố thuộc 7p
trong marketing dịch vụ.
Physical evidence – Điều kiện vật chất
Là không gian sản xuất sản phẩm, là môi trường diễn ra cuộc tiếp xúc trao đổi giữa
doanh nghiệp và khách hàng. Không gian xung quanh là ấn tượng đầu tiên ghi nhận từ
cuộc gặp gỡ, đem lại đánh giá của khách hàng đối với thương hiệu, hỗ trợ rất lớn cho vị
thế thương hiệu trong mắt người dùng và thị trường.

8


Đặc điểm của dịch vụ là sự trừu tượng nên khách hàng thường phải tìm các yếu tố
“hữu hình” khác để quy chuyển trong việc đánh giá.
People – Con người, nhân viên
Là yếu tố hàng đầu của marketing 7P dịch vụ. Con người tạo ra sản phẩm, tạo ra
dịch vụ và cũng chính con người ảnh hưởng tốt, xấu đến kết quả sự việc. Bởi đây là yếu
tố mang tầm quyết định chủ chốt do đó việc tuyển chọn, đào tạo nhân sự luôn là mối
quan tâm hàng đầu của tất cả doanh nghiệp.
Ví dụ: một nhà hàng có những món ăn ngon mà người phục vụ q kém thì cũng
khơng tạo được sự hài lịng của khách hàng. Sự ân cần và tươi cười luôn được đánh giá
cao bởi khách hàng.
1.4. Quản lý marketing mix

Tổ chức nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là gì? Nghiên cứu thị trường là một q trình thu thập, xử
lý, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu và
có thể là tồn bộ về ngành mà doanh nghiệp muốn kinh doanh. Nghiên cứu thị trường
có mục đích hỗ trợ việc ra quyết định có liên quan đến việc xử lý vấn đề và nắm bắt cơ
hội Marketing.
Tùy theo mục đích của doanh nghiệp, đó có thể là xâm nhập vào một thị trường,
phát triển một sản phẩm/dịch vụ mới hay thực hiện một chiến dịch truyền thông mà
phương pháp nghiên cứu thị trường là khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường được
coi là một nghiệp vụ cần thiết. Bởi nó sẽ cung cấp đầy đủ thơng tin chính xác giúp các
nhà Marketer đưa ra một chiến lược phù hợp và từ đó mang lại hiệu quả cao.
Nếu doanh nghiệp chủ quan không thực hiện nghiên cứu thị trường hay nghiên cứu
một cách hời hợt, thì việc đưa ra quyết định có thể mang lại rủi ro cao. Điều đó sẽ đi
kèm với nhiều hậu quả khác, đó là chiến dịch thất bại hay lãng phí nguồn lực.
Vậy làm thế nào để kết quả nghiên cứu thị trường mang tính chính xác và có hiệu
quả? Tiếp theo, MarketingAI sẽ chia sẻ 6 bước cơ bản để nghiên cứu thị trường trở nên
dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn đối với doanh nghiệp.
6 bước cơ bản để thực hiện nghiên cứu thị trường:
− Bước 1: Xác định mục tiêu hoặc vấn đề của doanh nghiệp

9

Thang Long University Library


Có thể nói, việc nghiên cứu thị trường có giúp ích cho doanh nghiệp hay khơng
phụ thuộc vào việc có xác định đúng đắn vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải hay mục
tiêu của cuộc nghiên cứu này. Vì thế đây được xem là một bước cần thiết trong mọi quy
trình nghiên cứu thị trường.
Một ví dụ dễ hiểu cho vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải đó là: “Liệu chúng

ta có nên tiến vào thị trường đó hay khơng?” hoặc “Tính năng nào của sản phẩm cần
được phát triển trong tương lai?”. Việc hiểu vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải một
cách rõ ràng sẽ giúp cho kết quả của cuộc nghiên cứu thị trường tập trung và đạt hiệu
quả.
− Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp
Bước tiếp theo sau khi đã xác định được mục tiêu của việc nghiên cứu đó là lựa
chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Một số phương pháp nghiên cứu phổ biến để
doanh nghiệp của có thể lựa chọn, đó là:
Điều tra, khảo sát: Cơng cụ để thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp này đó
chính là bảng câu hỏi (bảng hỏi). Doanh nghiệp sẽ thiết kế một bảng câu hỏi thông minh,
bám sát vào mục tiêu đã đề ra để khảo sát khách hàng mẫu. Quy mô mẫu được khảo sát
càng lớn bao nhiêu, thì kết quả thu được càng đáng tin cậy bấy nhiêu.
+

Phỏng vấn nhóm: Người điều phối sẽ sử dụng một chuỗi các câu hỏi được soạn

sẵn hay các chủ đề để dẫn dắt cuộc thảo luận giữa một nhóm người.
+

Phỏng vấn cá nhân: Giống như phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân bao gồm

nhiều câu hỏi mở có tính chất tìm hiểu sâu. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người
phỏng vấn phải có kỹ năng dẫn dắt và tạo thiện cảm với người được phỏng vấn. Bởi
khách hàng có sẵn sàng chia sẻ với người lạ hay không, đều phụ thuộc kỹ năng của
người phỏng vấn.
+

Quan sát: Khi quan sát hành động của khách hàng được ghi lại trong hệ thống

camera đặt tại cửa hàng, nơi cơng cộng, có thể thấy rõ cách thức họ mua sắm và sử dụng

sản phẩm/dịch vụ. Phương pháp này giúp có được một sự tổng hợp chính xác nhất về
các thói quen thơng thường cũng như hành vi mua sắm của khách hàng.
+

Thử nghiệm: Đặt những sản phẩm mới vào một vài cửa hàng để thử phản ứng

của khách hàng trong các điều kiện bán hàng thực tế. Việc này giúp chỉnh sửa và cải
thiện sản phẩm, có thể là điều chỉnh lại giá cả hay cải tiến bao bì bắt mắt hơn.
Để khảo sát có đủ dữ kiện cần xác định làm thế nào chọn mẫu mang tính đại diện:
10


đó là đối tượng có đặc điểm như thế nào, doanh nghiệp có thể tìm họ ở đâu, số lượng
bao nhiêu là đủ để có thể kết luận, …
− Bước 3: Thiết kế và chuẩn bị khảo sát
Tùy theo phương pháp nghiên cứu được lựa chọn mà sự chuẩn bị là khác nhau.
Nhưng nhìn chung, trong bước này, cần phải thiết kế cơng cụ nghiên cứu thị trường.
Ví dụ như doanh nghiệp chọn phương pháp nghiên cứu là điều tra, khảo sát thì
cần liệt kê các câu hỏi, từ đó thiết kế một bảng hỏi trực tiếp/online. Mặt khác, nếu
doanh nghiệp nhận thấy phương pháp phỏng vấn cá nhân mang lại hiệu quả nhất, thì
doanh nghiệp cần chuẩn bị một số câu hỏi chính và các thiết bị cần thiết cho phỏng
vấn viên.
− Bước 4: Thu thập thơng tin
Đây chính là bước mà sẽ tiến hành đưa bản khảo sát trên thị trường, hoặc thực hiện
các buổi phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân hay quan sát, thực nghiệm. Trong quá
trình thực hiện khảo sát; phỏng vấn hoặc thử nghiệm, các câu trả lời hay thậm chí mọi
thái độ hành vi của khách hàng đều được thu thập và ghi lại.
− Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Từ những thông tin được ghi chép, tổng hợp những thông tin đó lại thành bản dữ
liệu hồn chỉnh, thống nhất. Tiếp theo đó, việc sử dụng các phần mềm chuyên xử lý,

phân tích dữ liệu là cần thiết và chúng sẽ đem lại cho doanh nghiệp của kết quả nhanh
chóng và chính xác nhất.
Một số phần mềm phân tích dữ liệu phổ biến và đáng tin cậy hiện nay, đó là Excel,
SPSS, Minitab ,… Nhiệm vụ của các phần mềm này là tạo bảng và đồ thị, biểu đồ phân
chia; phân khúc kết quả vào các nhóm phù hợp như độ tuổi, giới tính và cuối cùng là
tìm ra xu hướng chính của kết quả nghiên cứu.
− Bước 6: Minh họa dữ liệu và trình bày kết quả
Cuối cùng, đây chính là bước mà có thể trình bày về cả quá trình nghiên cứu thị
trường cũng như kết quả thu được để trả lời cho câu hỏi được đưa ra bước 1. Hãy đảm
bảo rằng tất cả các thông tin, dữ liệu thu thập được biểu thị một cách khoa học, logic và
dễ theo dõi.
Một điều đặc biệt cần lưu ý, đó là, hãy bắt đầu trình bày từ vấn đề, mục tiêu của
doanh nghiệp. Sau đó là lý do vì sao lại chọn phương pháp nghiên cứu này, cách thức

11

Thang Long University Library


tiến hành chúng như thế nào. Và đối với mỗi kết quả nghiên cứu được đưa ra, hãy trình
bày kèm theo cả ý nghĩa và tác động của chúng đối với vấn đề của doanh nghiệp.
Sau cùng, điều quan trọng nhất mà cần đạt được là trả lời được câu hỏi được đưa
ra ban đầu, hay cụ thể hơn đó là giải quyết được vấn đề của doanh nghiệp
Tổ chức xây dựng các chiến lược marketing mix
Mọi công ty đều phải hoạt động có định hướng, có mục tiêu rõ ràng. Muốn vậy,
công ty phải đặt ra mục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Cơng cụ để thực hiện
là kế hoạch chiến lược và kế hoạch Marketing.
Việc lập kế hoạch Marketing có nhiệm vụ soạn thảo các kế hoạch cho riêng từng
ngành sản xuất, từng mặt hàng của công ty sau khi công ty đã thông qua các quyết định
chiến lược đối với từng ngành sản xuất của mình. Kế hoạch Marketing bao gồm các kế

hoạch dài hạn (trên 1 năm) và kế hoạch hàng năm.
Kế hoạch năm là phương án chi tiết của các dự kiến đề ra trong kế hoạch dài hạn
đối với năm thực hiện đầu tiên. Trong kế hoạch năm trình bày các tình huống Marketing
hiện tại, vạch ra nguy cơ và cơ hội, các mục tiêu đặt ra đối với mỗi sản phẩm, kế hoạch
Marking cho năm kế hoạch. Kế hoạch Marketing là cơ sở để phối hợp tất cả các loại
hình hoạt động: sản xuất, Marketing, tài chính.
Xây dựng các chương trình Marketing hỗn hợp Marketing mix bao gồm tất cả
những gì mà cơng ty có thể vận dụng để tác động đến thị trường mục tiêu nhằm tạo ra
các đáp ứng mong muốn. Sau khi quyết định về định vị sản phẩm, công ty phải tiến hành
lập kế hoạch Marketing hỗn hợp nhằm huy động mọi năng lực của công ty để đạt được
mục tiêu. Đây là khác biệt cơ bản cuả Marketing hiện đại so với quan điểm định hướng
bán hàng.
Trong chương trình Marketing hỗn hợp, cơng ty phải xác định rõ các đặc trưng của
sản phẩm như tên gọi, bao bì, các thuộc tính, các dịch vụ kèm theo; giá bán của sản
phẩm bao gồm bán lẻ, bán buôn, giá ưu đãi, chiết khấu, bán trả chậm...; phương thức
phân phối sản phẩm đến tay khách hàng; và cuối cùng là chương trình truyền thơng
Marketing nhằm thơng tin cho khách hàng mục tiêu về sản phẩm mới, thuyết phục họ,
nhắc nhở họ, gây thiện cảm của họ đối với công ty.
Nguồn: TS. Nguyễn Thượng Thái (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)
Link: ( />
12


Những yêu cầu đối với marketing mix trong kinh doanh nhà hàng
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng, hệ thống
chiến lược marketing mix trong nhà hàng là loại chiến lược bộ phận, thể hiện mối quan
hệ giữa doanh nghiệp môi trường kinh doanh với thị trường, với khách hàng và với đối
thủ cạnh tranh. Nó bao gồm các chiến lược vụ thể đối với thị trường mục tiêu, đối với
marketing mix và chi phí marketing.
Từ quan điểm trên, có thể khái qt và hệ thống chiến lược markeing mix như sau:

Hệ thống chiến lược marketing mix là tập hợp các phương thức định hướng các biến số
marketing có thể kiểm sốt được mà cơng ty có thể lựa chọn và sử dụng một cách thích
hợp, hỗ trợ lẫn nhau nhằm định vị sản phẩm dịch vụ một đoạn thị trường mục tiêu xác
định để đạt được lợi thế cạnh tranh.
Chiến lược marketing của một cơng ty là phải bao qt được tồn bộ thị trường
mục tiêu của doanh nghiệp mình. Ứng với mỗi đoạn thị trường mục tiêu, có thể triển
khai một chiến lược marketing mix hiệu quả bằng cách thay đổi phương thức 7P (Price,
place, produce, promotion, people, physical evidence, process) sao cho phù hợp với biến
động và hoàn cảnh thực tế với từng thị trường mục tiêu thì các bước cũng gần tương tự
nhu thiết lập chiến lược marketing mix ở thị trường trọng điểm và cuối cùng là đánh giá
và chuản bị ngân sách cho chiến lược marketing mix
1.5. Vai trò của marketing mix trong kinh doanh nhà hàng
Đặc điểm kinh doanh nhà hàng
− Tính vơ hình
Sản phẩm của hoạt động kinh doanh nhà hàng bao gồm sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ, trong đó dịch vụ chiếm vai trị rất quan trọng quyết định sự hài lòng của thực khách.
Tuy nhiên, dịch vụ lại là thứ khơng thể nhìn thấy, cũng không thể sờ được mà chỉ cảm
nhận sau khi đã sử dụng nó.
− Khơng thể lưu kho cất trữ
Quá trình sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh nhà hàng gần như diễn ra cùng
một lúc, tại cùng một khoảng thời gian và cùng một địa điểm, khi khách hàng có nhu
cầu sử dụng dịch vụ, các bộ phận trong nhà hàng sẽ tiếp nhận và đáp ứng nhu cầu đó.
Sự phục vụ khơng thể diễn ra nếu khơng có người tiêu dùng (thực khách)
− Tính cao cấp

13

Thang Long University Library



Khách của nhà hàng đa phần là khách địa phương có nhu cầu ăn ngồi, khách du
lịch hoặc khách đến vào những dịp đặc biệt (sinh nhật, họp mặt, tiệc, hội nghị, …),
những người có khả năng thanh tốn cao cùng với đó là nhu cầu sử dụng những dịch vụ
chất lượng tốt nhất tương xứng với chi phí mà họ bỏ ra, bao gồm cả dịch vụ tốt, món ăn
đồ uống ngon, thẩm mỹ, không gian nhà hàng tiện nghi, sang trọng mang đến tâm lý
thoải mái khi dùng bữa.
− Kinh doanh nhà hàng là hoạt động phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau, từ
khách du lịch, khách đặt tiệc cho đến khách địa phương, ... (Nguồn: Internet)
− Tính tổng hợp cao
Khách đến nhà hàng khơng chỉ có mục đích ăn uống. Khách là người địa phương
đến để thay đổi khơng khí dùng bữa, sử dụng những dịch vụ tốt hơn so với ở nhà; đồng
thời cũng để thể hiện mình. Khách là người ở xa, khách du lịch đến nhà hàng để nghỉ
ngơi giải trí, thưởng thức món ăn và tìm hiểu văn hóa ẩm thực tại đó, …
− Chỉ được thực hiện khi có sự tham gia trực tiếp của người tiêu dùng
Chỉ khi thực khách đến nhà hàng và sử dụng dịch vụ tại đó thì các sản phẩm mới
được bán đi. Nhà hàng khơng thể đem dịch vụ của mình đi khắp nơi để phục vụ khách.
− Phụ thuộc vào cơ sở vật chất của nhà hàng
Sản phẩm kinh doanh nhà hàng muốn đạt chất lượng tốt và phục vụ khách hàng
kịp thời cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật như trang thiết bị hiện đại,
cao cấp; không gian phù hợp, tiện nghi cho cả phục vụ khách hàng và chế biển món ăn.
− Tính phức tạp
Nhà hàng là nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng với nhu cầu và thói quen ăn
uống khơng giống nhau địi hỏi nhân viên phải có khả năng giao tiếp phù hợp với từng
loại khách, đảm bảo làm hài lòng tất cả khách hàng. Ngồi ra, số lượng món ăn và đồ
uống trong nhà hàng cũng đa dạng, đòi hỏi nhân viên phải nắm và hiểu rõ từng món ăn,
nước sốt/ thức ăn đi kèm của từng món, dụng cụ nào dùng cho món nào để phục vụ
khách
Số lượng món ăn và đồ uống trong kinh doanh nhà hàng vô cùng đa dạng, hướng
tới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng với nhu cầu và thói quen ăn uống khơng giống
nhau

− Tính bề nổi

14


Chính thái độ, tác phong làm việc mà mỗi nhân viên thể hiện ra bên ngoài quyết
định suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng
tại nhà hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh nhà hàng.
Vai trò của marketing mix trong kinh doanh nhà hàng
Marketing mix trong kinh doanh nhà hàng là tập hợp nhiều phương pháp, công cụ
nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất những nhu cầu của khách hàng khi đã đề cập hoặc
chưa đề cập nhằm mang lại lợi ích về doanh thu cho nhà hàng. Vì vậy ngồi việc tổ chức
Marketing chung cho tồn bộ các sản phẩm của khách sạn thì đối với hoạt động ăn uống
cần có các chính sách riêng, đặc biệt để tạo ấn tượng với khách hàng.
Marketing mix có vai trò liên kết giữa mong muốn của khách hàng trên thị trường
mục tiêu với các nguồn lực bên trong nhà hàng. Để thể hiện vai trị này Marketing mix
có bảy chức năng cơ bản.
Thứ nhất, làm cho sản phẩm luôn ln thích ứng với thị trường.
Thứ hai, định giá bán và điều chỉnh các mức giá bán cho phù hợp với quan hệ cung
cầu và từng giai đoạn của chu ký sống sản phẩm.
Thứ ba, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
Thứ tư, truyền tin về sản phẩm, thu hút và quyến rũ người tiêu dùng về phía sản
phẩm của doanh nghiệp khách sạn.
Thứ năm, cho khách hàng thấy được sự an toàn, chuyên nghiệp và độc đáo để lại
ấn tượng trong thời gian sử dụng sản phẩm tại điểm kinh doanh
Thứ sáu, tạo không gian và sự tiện nghi qua công cụ giúp khách hàng có được trải
nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm
Thứ bảy, mơi trường thân thiện, lịch sự và văn hóa là điều kiện cần để nhà hàng
có được sự tin tưởng của khách hàng.


15

Thang Long University Library


Tiểu kết chương 1
Chương 1 khóa luận sinh viên đã trình bày các vấn đề bao gồm: khái niệm cơ bản,
mục tiêu marketing, nội dung 7 chính sách, quản lý marketing và vai trò marketing mix
trong nhà hàng
Đây là căn cứ lý thuyết để tác giả tiến hành khảo sát phân tích thực trạng marketing
của nhà hàng Gogi house ở chương 2

16


CÔNG TY GOLDEN GATE VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
MARKETING MIX TẠI NHÀ HÀNG GOGI HOUSE
2.1. Giới thiệu chung về công ty Golden Gate
Được sáng lập vào tháng 8 năm 2005 bởi 3 doanh nhân Thế Vinh, Xuân Tường
và Việt Hồng, Cổng Vàng là công ty nhà hàng lẩu nấm tiên phong và dẫn đầu tại Việt
Nam dưới thương hiệu Ashima. Nhận thấy một cơ hội rất lớn trong thị trường nhà
hàng, công ty đang chuẩn bị một kế hoạch táo bạo cho việc mở rộng thị phần.
Năm 2008 thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ chí minh và chính thức đổi tên
thành Golden Gate. Sau này quỹ đầu tư Mekong Capital, Denmark ME lần lượt đầu tư
vào golden Gate từ tháng 4/2009. Khi Mekong Capital thối vốn thì Standard Chattered
tiếp nhận phần góp này và sự hỗ trợ của họ giúp cho Golden Gate tăng tốc phát triển từ
đó đến nay.
Từ khi thành lập đến nay Golden Gate đã sở hữu 19 thương hiệu, hơn 150 nhà
hàng đa phong cách trên tồn quốc và vẫn đang tiếp tục khơng ngừng mở rộng. Tham
vọng sau 3 năm, đến 2018, con số này sẽ tăng gấp 3. Các thương hiệu của tập dồn ngày

càng trở nên nổi tiếng. Đó là Vuvuzela, Kichi Kichi, Gogi House, Sumo BBQ, Ashima,
Daruma, City Beer Station, Phố Ngon 37, Cowboy Jack’s, Cowboy Jack’s – American
Dining, K-Pub, Ba con cừu, Isushi, Hutong, Kintaro Udon, Icook, Crystal Jade, Magic
Pan, Osaka ohsho, Itacho Ramen - Japanese Ramen Shop

17

Thang Long University Library


Customers
5000000
4500000
4000000
3500000
3000000
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
2008

Biểu đồ 2.1.

2009

2010


2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Thống kê lượt khách sử dụng dịch vụ của tập đoàn Golden Gate
từ năm 2008 đến 2018.

Biểu đồ thống kê lượt khách sử dụng dịch vụ của tập đoàn Golden Gate cho thấy
sự phát triển của tập đoàn ổn định trong chặng đường 10 năm hoạt động kinh doanh. Số
lượt khách năm 2018 đã tăng 9 lần tính từ năm 2008 và chuỗi nhà hàng đã phủ rộng
khắp tỉnh thành cả nước. Một trong những thành công về thương hiệu phải kể đến nhà
hàng lẩu nướng phong cáo Hàn Quốc Gogi House.
Gogi House (Quán thịt nướng Hàn Quốc) đưa bạn đến Seoul với những con phố
bình dị và quán ăn dân dã quen thuộc và gắn bó với người dân xứ Hàn. Nếu đã một lần
thưởng thức thịt nướng tại Gogi House sẽ không thể quên hương vị đặc trưng xứ sở
Kimchi nơi đây với thịt nướng chất lượng như: sườn non bò Mỹ, nạc vai bò Mỹ, dẻ sườn
tươi… Những món ăn đặc trưng Hàn Quốc khác cần kể đến là: cơm trộn, mỳ lạnh, canh
Kimchi và các loại lẩu đặc sắc…
Đó là phần nào lí do để thương hiệu này được chọn để nghiên cứu. Với những thực
phẩm gần gũi không kén khách hàng, cách thức sử dụng món ăn (lẩu, nướng,..) phù hợp

với mọi lứa tuổi , thời tiết và đặc biệt ưa chuộng tại khu vực châu Á. Sự tươi mới trong
gia vị , hình thức giúp thương hiệu này theo thời gian sẽ trở nên phổ biến hơn. Tất cả

18

2018


×