Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tìm hiểu loại hình du lịch phượt ở tây bắc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MƠN DU LỊCH
---o0o---

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU LOẠI HÌNH DU LỊCH PHƯỢT Ở TÂY BẮC
HIỆN NAY

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S MAI TIẾN DŨNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: TRẦN THU TRÀ

MÃ SINH VIÊN

: A27109

NGÀNH ĐÀO TẠO

: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ
DU LỊCH- LỮ HÀNH

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ
từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác.
Các dữ liệu thơng tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn


rõ ràng.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Sinh viên
Trần Thu Trà

i

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Th.s Mai Tiến Dũng đã
quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em hồn thành tốt bài khóa luận tốt
nghiệp này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong Khoa Quản trị
dịch vụ du lịch tại trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện tốt cho em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Sinh viên
Trần Thu Trà

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
MỤC LỤC......................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH PHƯỢT ..................................4
1.1. Khái niệm và đặc điểm của loại hình du lịch Phượt ................................................4
1.1.1. Các quan niệm về du lịch Phượt ..............................................................................4
1.1.2. Yêu cầu và đặc điểm của loại hình du lịch Phượt...................................................7
1.2. Đối tượng khách tham gia vào du lịch Phượt ........................................................12
1.2.1. Đối tượng khách .....................................................................................................12
1.2.2. Tâm lý và nhu cầu của đối tượng khách tham gia du lịch Phượt .....................12
1.3. Phân biệt du lịch Phượt với các loại hình du lịch tương tự ..................................12
1.3.1. Du lịch Phượt và du lịch theo tour thông thường .................................................12
1.3.2. Du lịch Phượt và du lịch Trekking ........................................................................15
1.3.3. Du lịch Phượt và du lịch Homestay .......................................................................16
1.3.4. Du lịch Phượt và du lịch DIY .................................................................................17
1.4. Giới trẻ Việt Nam với du lịch Phượt .......................................................................18
1.4.1. Các hình thức đi “Phượt” ......................................................................................18
1.4.2. Ý nghĩa của “Phượt” với những người Việt trẻ ....................................................21
1.4.3. Một số cung đường phượt được giới trẻ yêu thích tại Việt Nam ..........................22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................23
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH PHƯỢT Ở TÂY BẮC ...........25
2.1. Khát quát chung về khu vực Tây Bắc .....................................................................25
2.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên .......................................................................................25
2.1.2. Điều kiện cư dân xã hội ..........................................................................................26
2.2. Giá trị tài nguyên du lịch và các điều kiện hỗ trợ cho du lịch Phượt tại Tây Bắc .....27
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ...................................................................................27
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn..................................................................................29
2.2.3. Phương tiện đi lại – Dịch vụ vận chuyển ..............................................................30
2.2.4. Dịch vụ lưu trú ........................................................................................................30
2.2.5. Các loại hình dịch vụ khác .....................................................................................31
iii


Thang Long University Library


2.3. Thực trạng khai thác du lịch Phượt tại Tây Bắc ...................................................32
2.3.1. Đối tượng khách tham gia du lịch Phượt ở Tây Bắc ............................................32
2.3.2. Một số chương trình du lịch đã và đang được khai thác ......................................32
2.4. Đánh giá chung về du lịch Phượt tại Tây Bắc hiện nay ........................................37
2.4.1. Điểm mạnh ..............................................................................................................40
2.4.2. Điểm yếu ..................................................................................................................40
2.4.3. Cơ hội ......................................................................................................................41
2.4.4. Thách thức ..............................................................................................................41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................................41
Chương 3. ...... NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC DU LỊCH PHƯỢT PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ TÂY BẮC .............................................43
3.1. Định hướng phát triển du lịch Phượt ......................................................................43
3.1.1. Tại Việt Nam ...........................................................................................................43
3.1.2. Tại Tây Bắc .............................................................................................................44
3.2. Giải pháp phát triển du lịch Phượt .........................................................................45
3.2.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch......................45
3.2.2. Mở rộng không gian khai thác Tây Bắc ................................................................45
3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch Phượt..................................46
3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch...............................................................................47
3.2.5. Liên kết địa phương nơi có tài ngun du lịch với các cơng ty du lịch ................48
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị .....................................................................................49
3.3.1. Thành lập các câu lạc bộ, hội, nhóm Phượt - tổ chức giao lưu chia sẻ hiểu biết,
kinh nghiệm, tập huấn kỹ năng .......................................................................................49
3.3.2. Đề xuất thêm một số điểm phù hợp với nhu cầu du lịch Phượt của giới trẻ. ......50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................................54
KẾT LUẬN .......................................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................57
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................60
PHỤ LỤC 2: ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC “PHƯỢT THỦ” VỀ DU LỊCH PHƯỢT .......63
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH ...............................................................................69

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh giữa du lịch Phượt và du lịch Tour ....................................................13
Bảng 2: So sánh giữa du lịch Phượt và du lịch Trekking ............................................15
Bảng 3: So sánh giữa du lịch Phượt và du lịch Homestay ...........................................17

v

Thang Long University Library


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TTVN: Trái tim Việt Nam
DIY: Do It Yourself

vi


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một vài năm trở lại đây, du lịch nội địa - "Du lịch Phượt" nổi lên như một
trào lưu mang tính lan tỏa nhanh chóng, thu hút càng ngày càng đơng các đối tượng
khách đến từ mọi lứa tuổi và mọi cấp bậc trong xã hội tham gia.

Nói về “Phượt”, đây là một loại hình du lịch đã nổi tiếng trên Thế giới từ nhiều
Thập kỷ trước. Trong đó, trào lưu này được gọi là “Backpacking” và những “Phượt gia”
được gọi là “Backpacker” – chỉ những người năng đi lại, dịch chuyển. Cho đến nay, đây
là một loại hình du lịch đóng góp rất nhiều cho Ngành Du lịch trên Thế giới. Nghiên cứu
cho thấy phân đoạn thị trường du lịch này có những đặc điểm như đi du lịch được lâu
hơn, tiêu tốn ít chi phí hơn và đi được nhiều vùng miền hơn so với các loại hình du lịch
thơng thường. Tại Việt Nam, từ lâu những du khách nước ngồi đã mang văn hóa
“Phượt” đến Việt Nam và được dân ta gọi bằng những cái tên như "Tây balo" hay "dân
du lịch Bụi". Với xu hướng những năm gần đây ở khách nội địa, giờ ta có thể nhận diện
thị trường này với tên gọi là "Du lịch Phượt".
Đặc điểm của khách du lịch “Phượt” ở Việt Nam là thích thực hiện các chuyến đi
du lịch mà vừa được khám phá vừa được trải nghiệm thực tế trực tiếp tại chún đi. Có
mạo hiểm, niềm vui và được tìm hiểu những vùng đất mới, những phong tục mới là một
trong rất nhiều điều thú vị mà loại hình du lịch này mang lại. Và với sức lan tỏa của trào
lưu này thì đây có thể nói là một xu hướng mới của giới trẻ. Thay vì việc đặt một chún
xe đến thẳng một nơi nào đó thì họ trải nghiệm tất cả điều thú vị trên con đường họ đi.
Đất nước ta còn rất nhiều điều mới lạ hoang sơ mà lại vừa có những điều đậm đà bản sắc
văn hóa, với việc sở hữu thiên nhiên hùng vĩ cùng với số lượng lớn những tộc dân thiểu
số sống ở vùng Tây Bắc. Có thể nói, khu vực này chính là một trong những khu vực rất
thích hợp để phát triển loại hình du lịch Phượt.
Thiên nhiên đã ưu ái cho vùng Tây Bắc nước ta một "ngoại hình" tuy hiểm trở
nhưng hùng vĩ và đầy chất thơ, bên cạnh đó là cộng đồng với khoảng 20 các bộ tộc lâu
đời sinh sống tại đây, mỗi vùng đều có một nền văn hóa và bản sắc dân tộc riêng. Tựu
chung lại tạo nên một Tây Bắc vừa đa văn hóa vừa đẹp như trong tranh. Tạo nên một sự
thu hút không ngừng với dân “Phượt” khi mỗi một lần đi, một lần trải nghiệm là một thú
vị mới, một khám phá mới. Có rất nhiều những chuyến “Phượt” đến vùng núi Tây Bắc

1

Thang Long University Library



của các “Phượt thủ” trong và ngoài nước, mang theo đó là tiềm năng để phát triển loại
hình du lịch tưởng là cũ mà lại thành mới trên mảnh đất này.
Chính vì vậy, việc nhận biết được xu hướng du lịch đang lan tỏa rất nhanh này để từ
đó nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Phượt tại khu vực
Tây Bắc Việt Nam là việc làm cần thiết. Từ những yêu cầu và thực tiễn trên, em đã lựa
chọn đề tài: “Tìm hiểu loại hình du lịch Phượt ở Tây Bắc hiện nay” cho bài khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề lí luận chung về du lịch Phượt trong và
ngồi nước, tìm hiểu thực trạng thị trường khách du lịch Phượt tại Việt Nam, đặc biệt với
đối tượng khách là giới trẻ và vai trò của thị trường khách này trong phát triển du lịch,
đồng thời phân tích đánh giá thực trạng khai thác loại hình du lịch Phượt tại khu vực Tây
Bắc Việt Nam thời gian gần đây. Cuối cùng trên cơ sở phân tích thực trạng, tiến tới đề
xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm phát triển hơn nữa đối với loại hình du lịch mới mẻ
này tại Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu loại hình du lịch Phượt ở Tây Bắc hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Khu vực Tây Bắc Việt Nam.
- Về mặt thời gian: 11/2016 đến tháng 6/2017
- Về mặt nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lí luận chung về loại hình du lịch Phượt
và thực trạng phát triển tại khu vực Tây Bắc – Việt Nam. Từ đó đề xuất ý kiến phát triển
loại hình này trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư
liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người

viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái qt về vấn
đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp

2


Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan,
phát hiện ra các ́u tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài
nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài
cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định
hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần tổng hợp và bổ sung cơ sở lí luận khoa học của
loại hình du lịch Phượt, khẳng định hướng nghiên cứu loại hình này như một hướng
nghiên cứu cần thiết đối với ngành học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Chỉ ra những điều kiện thuận lợi nhằm phát triển loại hình du
lịch Phượt tại Tây Bắc, đánh giá thực trạng loại hình du lịch này tại Việt Nam. Từ đó có
thể đưa ra những đề xuất, định hướng và các giải pháp tích cực nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của các nhà quản lý, cộng đồng địa phương và du khách trong việc phát triển loại
hình du lịch Phượt, góp phần đưa Tây Bắc trở thành khu vực hấp dẫn đối với du khách
trong và ngoài nước. Đồng thời làm phong phú thêm hệ thống sản phẩm du lịch của khu
vực Tây Bắc nói riêng.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi các phần Mở đầu, Kết luận, phần nội dung chính của đề tài được chia
làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một Số Cơ Sở Lý Luận Về Du Lịch Phượt
Chương 2: Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Phượt Ở Tây Bắc Hiện Nay
Chương 3: Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Du Lịch Phượt Phục Vụ Phát
Triển Du Lịch Ở Việt Nam Và Tây Bắc.


3

Thang Long University Library


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH PHƯỢT
1.1. Khái niệm và đặc điểm của loại hình du lịch Phượt
1.1.1. Các quan niệm về du lịch Phượt
1.1.1.1. Quan niệm về du lịch Phượt trên Thế giới
Xét về góc độ lịch sử thì “Phượt” là một loại hình hoạt động du lịch đã xuất hiện rất
lâu trên Thế giới. Từ cuối Thế kỷ 17 - đầu Thế kỷ 18 đã có một người đàn ơng vì đã chán
cơng việc của mình tại một quan tịa nên đã qút định du lịch khắp Châu Âu. Sau khi
nhận ra mình có đam mê với “Phượt” cuối cùng ơng đã qút định đi du lịch vòng quanh
Thế giới trong vòng 5 năm rồi trở lại quê nhà và viết một cuốn sách kể về chuyến hành
trình của mình.
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “Backpacking Tourism” được sử dụng để chỉ “Du lịch
Bụi” hay “Du lịch Phượt”. “Backpacking Tourism” là loại hình du lịch thường được các
cá nhân hay một nhóm nhỏ áp dụng, hành lý thường là một cái balo lớn. Hình thức này
phù hợp cho việc khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống thường ngày của dân
địa phương. Đây là một trải nghiệm hồn tồn khác với hình thức đi tour du lịch thông
thường, ở "Du lịch Phượt" tất cả mọi thứ từ không gian thời gian địa điểm cho đến lịch
trình đều do chính bản thân người trải nghiệm quyết định và không phụ thuộc vào bất cứ
ai. Đi kèm theo đó, cịn có một thuật ngữ khác là thuật ngữ “Backpacker” chính là để chỉ
những khách du lịch Phượt, hay rộng hơn là để chỉ nhóm khách du lịch năng đi du lịch
dưới hình thức “Phượt”. Cho đến nay, không chỉ trên Thế giới mà du lịch Phượt đã trở
thành trào lưu khá phổ biến trên thị trường du lịch của Việt Nam. Hình ảnh của các
“Backpacker” thường gắn liền với chiếc ba lô lớn, do vậy khi loại hình du lịch này xâm
nhập vào Việt Nam với những nhóm khách “Phượt” đầu tiên thường được gọi dưới cái
tên “Tây balo”.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Mark Hampton (Đại học Kent, Vương quốc Anh),
70% đến 80% khách du lịch “Tây balo” có độ tuổi 20 - 29, trong số đó, 20% là sinh viên
và 40% là người có trình độ học vấn từ đại học trở lên. “Tây balo” thường tiêu không quá
15 USD/ngày cho các nhu cầu ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ... Vì họ thích tự tổ chức, tự lo và
hầu hết là sử dụng phương tiện vận chuyển cá nhân của mình nên trải nghiệm du lịch
Phượt sẽ thiên về sử dụng các dịch vụ ăn ngủ đơn giản, bình dân (thậm chí là ngủ lều và
tự làm đồ ăn mang theo). Họ thường không tới những nơi mà khách du lịch thông thường
ưa thích, mà hướng đến việc khám phá những vùng đất mới. Thời gian lưu trú của khách
4


du lịch "bụi" dài hơn từ 3 đến 5 lần so với khách du lịch thơng thường nếu họ có nhiều
thời gian rảnh rỗi. Trong trường hợp là những bạn trẻ sinh viên họ sẽ chỉ đi phượt trung
bình trong vòng 2 – 3 ngày. Các nguồn lợi nhuận cho chuyến đi Phượt hầu hết đều do các
cơ sở dịch vụ của địa phương thu về, việc này cũng nhằm giúp phát triển du lịch ở địa
phương trở nên tốt hơn.
1.1.1.2. Quan niệm về du lịch Phượt ở Việt Nam
Trong khoảng một hai năm trở lại đây loại hình du lịch Phượt ở Việt Nam phát triển
rất mạnh và được các bạn trẻ đón nhận như một trào lưu giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi
khi phải chen chúc giữa chốn thành thị. Những cụm từ như du lịch Phượt, du lịch Bụi hay
du lịch Balo đã khơng cịn xa lạ gì với mọi người. Về bản chất, cả ba thuật ngữ này đều
giống nhau, đều miêu tả một loại hình du lịch mà trong đó người tham gia được tự do trải
nghiệm nhất có thể. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể cho loại
hình du lịch này. Chính vì thế nên đã xuất hiện một số nhóm người hiểu sai lệch và làm
loại hình du lịch này xấu xí trong mắt người dân địa phương và những người yêu thích du
lịch. Một trong những đặc điểm của ngơn ngữ là tính linh hoạt và chuyển động của nó.
Vậy nên hiện nay từ “Phượt” cũng có rất nhiều cách hiểu và việc theo thời gian từ
“Phượt” bị hiểu sai lệch là điều dễ hiểu. Điểm qua một chút các cách giải thích về nguồn
gốc và ý nghĩa của “Phượt” em có tìm ra được một vài cách giải thích như sau.
Theo một số thành viên của diễn đàn TTVN (Trái tim Việt Nam), từ “Phượt” lần

đầu tiên được dùng bởi thành viên gạo cội Cao Sơn của diễn đàn này, tên thật là Nguyễn
Vũ Anh, một luật sư, một nhà văn (với bút danh Doãn Dũng). Nguyễn Vũ Anh khơng
giải thích ý nghĩa của “Phượt”, vì theo anh, như thế cũng giống như bắt con gà phải phân
tích thành phần cấu tạo của quả trứng nó vừa đẻ.
Lại có ý kiến cho rằng “Phượt” bắt nguồn từ chữ “lượt phà lượt phượt”. Cách diễn
đạt này khá nên thơ: người đi bộ vào lúc trời mưa, đường trơn, khốc áo mưa thùng
thình. Khi đi bước ngắn phát ra tiếng sột soạt của áo mưa, nghe cứ như phát ra tiếng kêu
lượt phượt, lượt phượt. Một vài lần đi chơi, những lúc như thế người tinh tế sẽ cảm nhận
được cái tiếng sột soạt đặc trưng kia, và cảnh người đi bộ qua khúc đường đồi núi với cái
phong cảnh mênh mang của đất trời, núi rừng trong cái thời tiết đặc biệt khó quên, nên
sau này họ ngẫu hứng dùng tiếng tượng thanh kia để nói về những cuộc đi chơi tung tẩy.
Lâu dần, “lượt phượt” được rút gọn thành “Phượt”, một danh/động từ chỉ sự đi lại, nhưng

5

Thang Long University Library


cũng chỉ thơng dụng trong một nhóm nhỏ. Càng ngày nhóm đó càng phát triển và các
thành viên cứ dùng cái từ này, vì lạ và độc đáo nên dễ nhớ.
Từ sự khác nhau về quan điểm thế nào là “Phượt” đã dẫn đến sự khác nhau về quan
điểm thế nào là "du lịch Phượt". Có người cho rằng “du lịch Phượt” khác với nhu cầu
thông thường ở chỗ khi thị trường đã dư thừa nhu cầu sử dụng những dịch vụ tiện nghi
ngột ngạt của đô thị, chán sự khn khổ của một tour du lịch trọn gói, thì chuyển sang
nhu cầu “du lịch Phượt”.
Nói về điểm đặc biệt của “Phượt”, xét về bản chất thì "du lịch Phượt" là một dạng
của đi du lịch, nhưng khác với kiểu du lịch truyền thống, “Phượt” không chỉ đơn thuần là
đi du lịch. Khi đi “Phượt” bạn sẽ tự chọn cho mình cách trải nghiệm riêng miễn là nó
trong khn khổ cho phép. “Phượt” sẽ cho người trải nghiệm cảm giác thật nhất, được
làm chủ lịch trình cũng như thời gian, từ đó tránh được vài hạn chế mà du lịch truyền

thống hay có như là về thời gian hoặc địa điểm bị giới hạn, ... Điểm đặc biệt nhất của
“Phượt” là bạn sẽ được thử những điều thú vị như một người bản địa hay đặt chân đến
những nơi mà thậm chí cịn khơng có trên bản đồ.
Có quan niệm “du lịch Phượt là những chuyến du lịch bụi bặm”. Có nhiều người ví
đi phượt cũng giống như đi bụi vậy, khơng cầu kì về trang phục, khơng kén chọn phương
tiện, chỉ có bộ đồ phượt cũ mèm, chiếc xe máy cà tàng, một ba lô với vài thứ cần thiết và
máy ảnh, chỉ vậy thơi cũng có thể làm chuyến phượt để đời. Đi phượt giống đi bụi, bụi từ
phương tiện đến cả ăn uống, ngủ nghỉ. Đối với người đi phượt, khơng bao giờ có khái
niệm sơn hào hải vị hay chăn ấm nệm êm, những giấc ngủ của dân phượt rất đơn giản,
đôi khi là cắm trại, đôi khi là phơi sương giữa trời bên đống lửa cháy bập bùng.
Lại có ý kiến cho rằng " du lịch Phượt là khám phá và chinh phục", tôi cũng đồng ý
với quan điểm này nhất. Phượt tức là thưởng thức, là trải nghiệm, là chạm đến những
cảnh đẹp mà du lịch theo kiểu truyền thống không tới bao giờ. Phượt là không chừa một
cảnh đẹp nào cho dù nơi đó hoang sơ và cheo leo. Phượt là tận hưởng mọi điều thú vị
trên các cung đường. Thường thì người đi phượt phải là những người có sức khỏe tốt và ý
chí khơng ngại khổ vì những chún đi phượt do mang tính bộc phát khá nhiều nên sẽ
khơng thể tránh được những khó khăn về đường xá xe cộ thời tiết cũng như thời gian.
Nhưng với những người yêu “Phượt” đây là một điều bình thường và họ đã gặp những
trường hợp như thế khá thường xuyên. Nhiều người cịn thích thú khi kể về những khó

6


khăn của họ như một kỷ niệm của 1 chuyến “Phượt”, góp phần tạo nên chuyến đi của họ
trở nên thú vị và đáng nhớ hơn.
Từ những ý kiến trên chắc cũng đã giúp chúng ta hiểu được thế nào là “Phượt”. Mỗi
người cũng sẽ có một cách định nghĩa cho loại hình du lịch mới lạ này. Tất nhiên, tất cả
đều đúng vì phượt là một từ được thời thế định nghĩa và nó khơng có giới hạn cho riêng
ai. Du lịch “Phượt” là cả một Thế giới bao la vơ tận và để hiểu biết hết và nó thì có lẽ là
"tốn cả đời vẫn cịn mênh mơng". Tuy nhiên, tất cả những quan điểm của tất cả mọi

người về “Phượt” đều hướng đến một cái chất riêng và khơng thể bị nhầm lẫn với thứ gì
khác. Phượt là đam mê, là khám phá và hơn cả đó là chinh phục. Cái cảm giác sau khi
mình tự bản thân hồn thành một chún đi nó cho chúng ta sự chinh phục, sự sung
sướng, cảm giác chiến thắng. Chung quy tất cả lại ta có một khái niệm chung như sau:
"Du lịch Phượt là loại hình du lịch thường được các cá nhân hay một nhóm nhỏ áp dụng.
Hình thức này phù hợp cho việc khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống thường
ngày của dân địa phương. Loại hình du lịch này khơng địi hỏi chi phí cao, hành trang
gọn nhẹ đơn giản, người trải nghiệm sẽ khơng bị bó buộc trong một khơng gian hay bị
giới hạn bởi thời gian, lịch trình của chún tour thơng thường".
1.1.2. Yêu cầu và đặc điểm của loại hình du lịch Phượt
1.1.2.1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
a) Tài nguyên du lịch
Một trong những cơ sở quan trọng nhất để phát triển các loại hình du lịch đó là tài
ngun, trong đó có cả du lịch Phượt. Tài nguyên ở đây bao gồm cả tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Việc khai khác các giá trị tài nguyên du lịch và
phát triển các loại hình du lịch ln phải gắn liền và có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã biến nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội trở
thành tài nguyên du lịch. Từ rừng núi, con sống con suối cho đến khí hậu, con người, ...
những giá trị tạo nên cái chất riêng của địa phương đều là những nguồn tài nguyên độc
đáo và đặc sắc. Ở Việt Nam ta có thể dễ thấy những nguồn tài nguyên này ở vùng Tây
Bắc. Ở đó có núi cao, vườn Quốc Gia, rừng và khu bảo tồn thiên nhiên, v.v ... Cùng với
đó là cộng đồng các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc là một nét đặc trưng riêng về truyền
thống, cách thức sinh hoạt cũng như nền văn hóa. Đây là một vùng đáp ứng đầy đủ các
điều kiện để khai thác du lịch cho đất nước ta.

7

Thang Long University Library



Tiếp tục giải thích cho quan điểm trên, tài nguyên du lịch thiên nhiên phục vụ cho
du lịch Phượt thường là các đặc trưng tự nhiên gồm các yếu tố như địa hình, độ cao và
cảnh quan. Địa hình và độ cao là những yếu tố quan trọng, là nguồn tài nguyên không thể
thiếu được trong nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch Phượt. Hệ thống đồi
núi cao, sự tương phản địa hình càng rõ nét, suối, thác càng nhiều càng tăng thêm sức hấp
dẫn đối với khách du lịch Phượt. Hệ động - thực vật phong phú, đa dạng và quý hiếm, với
nhiều loài đặc hữu cũng là một ́u tố kích thích sự tị mị và khám phá của du khách.
Yếu tố hoang sơ của điều kiện tự nhiên cũng là một đặc điểm khiến du khách chú ý. Các
loại tài nguyên tự nhiên, các dạng địa hình càng đa dạng, tương phản, độc đáo và hoang
sơ ở những độ cao khác nhau càng phù hợp cho du lịch Phượt. Tuy nhiên đó cũng thường
là các dạng địa hình núi đồi, suối thác khơng q nguy hiểm và gây trở ngại cho giao
thông. Bên cạnh đó, khí hậu ơn hịa, dễ chịu sẽ là điều kiện thuận lợi để khai thác và phát
triển du lịch Phượt.
Tài nguyên tiếp theo cần được khai thác đó là tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy xếp
sau tài nguyên du lịch tự nhiên nhưng đang càng ngày trở nên thu hút những người u
thích bộ mơn “Phượt”. Tài ngun du lịch nhân văn cần phải mang những nét truyền
thống bao gồm kiến trúc, lễ hội, trang phục, phong tục tập quán, cách thức sinh hoạt của
dân cư bản địa, ... Từ những ý kiến trên ta thấy điểm đến nào có sự kết hợp giữa hai yếu
tố nhân văn và tự nhiên sẽ là điểm du lịch Phượt vô cùng thú vị và hấp dẫn.
Có thể nói, điều kiện tiên quyết cho việc lựa chọn điểm đến của khách “Phượt” đó
chính là việc những tài ngun du lịch ở nơi đây có gì. Dựa vào đó, tài ngun cũng là cơ
sở để xác định điều kiện hình thành và phát triển của bất kỳ loại hình du lịch nào, trong
đó điển hình là “Phượt”.
b) Điều kiện kinh tế, xã hội
- Cộng đồng dân cư địa phương: Đặc điểm chung của những nơi mà các “Phượt
gia” hay đặt chân đến đó là các làng bản ít người sinh sống, ít có sự giao lưu với bên
ngồi, chủ ́u là tự cung tự cấp trong vùng, có nhiều hoạt động trong sinh hoạt và lao
động thú vị. Thứ hai, đây là những vùng xa xôi hẻo lánh, thông tin liên lạc hạn chế, cuộc
sống của cư dân phụ thuộc vào tự nhiên là chính và chính vì vậy mà cộng đồng địa
phương đó cịn giữ lại những giá trị truyền thống, những nét văn hóa của cư dân bản địa.

Vậy nên, nếu muốn du lịch phát triển tại nơi đây thì địi hỏi những người dân phải có am
hiểu nhất định về tài nguyên của địa phương mình và đồng thời là ý thức bảo tồn nó. Tinh
8


thần sẵn sàng tham gia, hỗ trợ cho du lịch địa phương ví dụ như chỉ đường, hướng dẫn,
cho khách lưu trú hay nấu ăn thuê, ... Quan trọng nhất là họ hiểu được lợi ích mà du lịch
nói chung cũng như du lịch “Phượt” nói riêng mang lại, như vậy thì người dân mới nhiệt
tình tham gia giúp đỡ.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và khả năng cung ứng các dịch vụ: Bên cạnh
việc thay đổi "mơ hình" sao cho phù hợp với du lịch Phượt, chính quyền, các ban ngành
quản lý cũng như các cơng ty tư cũng nên đưa ra một phương án làm du lịch sao cho nó
là một hệ thống đồng bộ, mới mẻ thú vị nhưng cốt lõi vẫn phải là giữ được bản sắc riêng
của địa phương, tập quán, văn hóa, con người, ... Các mơ hình dịch vụ nhỏ, tiện nghi giản
đơn phù hợp với loại hình du lịch này hơn cả. Tuy là dân “Phượt” thích chinh phục
nhưng có những điểm đến thì khả năng tiếp cận vùng đó khá khó khăn và nguy hiểm vậy
nên các điểm chính cần có đường dẫn vào, điều phối giao thơng tránh ùn tắc. Điểm đến
càng tách biệt thì càng gây được sự thích thú cho du khách. Cần thiết có các dịch vụ cho
thuê lều bạt, đồ cắm trại, nấu nướng… ở đầu và ở các điểm chốt dọc tuyến đường phượt.
nhìn chung, các điều kiện nêu trên phải đảm bảo không ảnh hưởng đến cảnh quan thiên
nhiên, không tác động xấu đến môi trường sống của cộng đồng cư dân bản địa. Ngồi ra
cũng cần có những mơ hình trạm y tế, đội cứu hộ tại các tuyến hành trình để có thể ứng
cứu kịp thời cho những tai nạn bất ngờ xảy ra.
- Cơ chế chính sách pháp luật: Các địa phương có tài nguyên du lịch cần có
những chính sách, quy định về việc bảo tồn thiên nhiên, mơi trường và các giá trị văn
hóa. Tuy nhiên, cũng khơng nên gị bó họ q theo cách làm du lịch truyền thống vì rất
có thể sẽ làm mất đi cái hay vốn có của “Phượt” cũng như yếu tố “Phượt” cái địa phương
đó sẽ mất dần nên tạo điều kiện cho khách du lịch được trải nghiệm sao cho họ thoải mái
và phù hợp với những điều kiện được đặt ra từ trước. Điều này cần được thống nhất từ
Bộ Ban ngành cho tới địa phương và người dân.

c) Điều kiện về chủ thể tham gia
- Đối với khách du lịch: “Phượt” là một loại hình du lịch đặc thù với việc "tự lực
cánh sinh" chiếm hầu hết khả năng của người tham gia trải nghiệm vậy nên yếu tố hàng
đầu đối với những "khách du lịch Phượt" đó là sức khỏe. Bởi vì các hoạt động du lịch tại
điểm đến hầu hết là cần sự dẻo dai, khả năng chịu đựng khắc nghiệt cũng như liều lĩnh
với mạo hiểm vậy nên nếu khơng có sức khỏe và tinh thần tốt rất có thể du khách sẽ
khơng thể tìm thấy niềm vui và sự thú vị trong suốt cuộc hành trình. Ngồi ra, du lịch
9

Thang Long University Library


Phượt còn đòi hỏi thời gian và sự chuẩn bị kỹ càng. Như đã nói ở trên, "tự lực cánh sinh"
rất quan trọng vậy nên sự tính tốn về thời gian cùng với đó là sự chuẩn bị cho nhu cầu
yếu phẩm, cho tinh thần và sức khỏe là hết sức quan trọng. Cuối cùng đó là sự an tồn,
ln ln chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, thường thì sẽ là các vấn đề liên quan đến xe
cộ, thời tiết hay các bệnh riêng tại từng khu vực. Ta nên có đề phịng và cách thức phịng
tránh để tránh rủi ro nhiều nhất có thể.
- Các nhà tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: Nên có những cẩm nang
về du lịch tại địa phương, bên trong sẽ có đầy đủ những thông tin như các địa điểm,
thông tin dân cư, thực phẩm, một số lưu ý chung để phòng tránh. Các địa chỉ các trạm y
tế, bệnh viện, số điện thoại cứu hộ, có thể thêm một số dịch vụ đi kèm để kinh doanh
nhưng quan trọng nhất vẫn phải là các cách liên lạc sự xảy ra sự cố và bán tại nhiều điểm
để những “Phượt gia” có thể mua và tìm hiểu, tránh được càng nhiều điều phiền tối ảnh
hưởng cho đơi bên càng tốt.
1.1.2.2. Các dịch vụ liên quan
- Dịch vụ lưu trú: Lưu trú được coi những dịch vụ quan trọng đối với khách du lịch
Phượt. Vì bản thân phượt thì họ sẽ đi qua ngày qua đêm, mà do tính chất lộ trình của
chuyến đi không được sắp đặt trước nên khách du lịch Phượt thường tùy theo tình hình
của địa điểm tham quan để lựa chọn loại hình lưu trú. Thơng thường khách du lịch Phượt

có rất ít sự lựa chọn về nơi lưu trú cho mình trên suốt chuyến hành trình. Họ cứ đi đến
khi cảm thấy nơi đó an tồn để nghi ngơi họ sẽ thường tìm đến những nơi lưu trú quy mô
nhỏ, nhanh gọn, tiện nghi giản đơn, giá cả phải chăng. Trong trường hợp khơng có nơi
cho thuê dịch vụ lưu trú, họ thường xin trú tại nhà dân hoặc dựng lều, trại. Do đó dịch vụ
lưu trú có thể phát triển qua hình thức kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn quy mô nhỏ, hoặc
dịch vụ lưu trú tại nhà dân, homestay, hay dịch vụ cho thuê dụng cụ dựng lều, trại.
- Dịch vụ ăn uống: Quan trọng khơng kém dịch vụ lưu trú chính là dịch vụ ăn
uống. Cũng giống như dịch vụ lưu trú, khách du lịch Phượt thường đối mặt với khó khăn
trong việc tìm địa điểm ăn uống phù hợp, nhất là với những du khách chưa có sự tìm hiểu
từ trước. Dịch vụ ăn uống có thể phát triển thơng qua hình thức các quán ăn ven đường,
các nhà hàng có quy mơ nhỏ, bình dân, hoặc dịch vụ nấu ăn th tại nhà dân…, cũng có
thể phát triển dịch vụ cung cấp đồ ăn đóng hộp cho khách du lịch.
- Dịch vụ y tế, cứu hộ: Du lịch Phượt là loại hình có nhiều rủi ro do có ́u tố mạo
hiểm. Do vậy, dịch vụ y tế là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các tuyến đường phượt thường là
10


các tuyến đường xa xôi, hẻo lánh, giao thông không thật sự thuận lợi nên việc cứu trợ,
cứu hộ hay cấp cứu các trường hợp tai nạn, sự cố là rất khó khăn. Vì vậy để phát triển du
lịch Phượt, cần phát triển đi kèm đó là dịch vụ y tế dưới hình thức là các trạm y tế, các
đội cứu trợ, cứu hộ với khoảng cách nhất định để có thể ứng cứu và xử lý rủi ro cho du
khách kịp thời, nhằm đảm bảo an tồn tính mạng và sức khỏe cho du khách.
- Dịch vụ bảo hiểm: Bảo hiểm là một dịch vụ bắt buộc đối với các loại hình du lịch
khác, tuy nhiên đối với du lịch Phượt, do tính cá nhân và chưa thực sự được tổ chức bài
bản nên dịch vụ này thường bị chính du khách bỏ qua. Bởi vậy, khi phát triển loại hình
du lịch Phượt vốn rất mạo hiểm này, dịch vụ bảo hiểm cũng là một dịch vụ không thể
không nhắc đến.
1.1.2.3. Đặc điểm
a) Đặc điểm của du lịch Phượt
- Phương tiện di chuyển đơn giản, xe đạp xe máy xe bus hay ơ tơ tùy hành trình

nhưng ở Việt Nam và vùng Tây Bắc dân “Phượt” chủ yếu hay dùng xe máy.
- Lưu trú tại các hotel, ở nhờ nhà dân, homestay hay các phương tiện lưu trú giá rẻ
hoặc lều, trại.
- Thời gian đi du lịch chủ động khơng bị gị bó theo một lịch trình cụ thể.
- Lịch trình chún đi mang tính độc lập và linh động. Mục tiêu khi đi du lịch là
được trải nghiệm, tìm hiểu phong cách sống của người dân bản địa, thưởng thức thiên
nhiên và các tài nguyên du lịch có sẵn tại từng địa điểm.
- Tham gia nhiều vào các hoạt động tham quan, khám phá, giải trí.
- Du lịch Phượt sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí bỏ ra và thu gom về cho du khách khá
nhiều trải nghiệm thú vị. Đó là lý do tại sao loại hình này rất phát triển trên Thế giới và
khái niệm du lịch Phượt ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, nhất là với đối
tượng khách du lịch trẻ.
b) Đặc điểm của khách du lịch Phượt
- Là những người có sức khỏe, nhiều thời gian và đam mê mạo hiểm.
- Ln gắn liền với hình ảnh chiếc balo cồng kềnh và tấm bản đồ, sách hướng dẫn
du lịch, máy ảnh, máy quay.
- Là người thích tự tổ chức, khơng thích đi theo "lối mịn" của những tours du lịch
trọn gói mà các doanh nghiệp lữ hành chào bán và thiên hướng tìm đến những vùng đất
chỉ ít người đã được đến du lịch.
11

Thang Long University Library


1.2. Đối tượng khách tham gia vào du lịch Phượt
1.2.1. Đối tượng khách
Do đặc điểm của du lịch Phượt là địi hỏi khách có điều kiện sức khỏe tốt, có nhiều
thời gian và có đam mê mạo hiểm nên những đặc điểm này thường phù hợp với đối
tượng khách trẻ đến cận trung niên, có lối sống hiện đại và thích chia sẻ, độ tuổi khoảng
từ 20 đến 35 tuổi, đặc biệt là đối tượng khách từ 20 đến 29 tuổi.

1.2.2. Tâm lý và nhu cầu của đối tượng khách tham gia du lịch Phượt
Tâm lý của khách du lịch Phượt thường thích mạo hiểm, thích khám phá, trải
nghiệm những điều mới lạ. Họ thường thích khám phá thiên nhiên hoang sơ, cùng hịa
vào bản sắc văn hóa của cư dân bản địa, thích chinh phục những thử thách khó khăn để
rèn luyện các kỹ năng sinh tồn. Họ đơn giản, giản dị trong tất cả hành trang, phong cách.
Họ khơng đặt ra mục tiêu gì cao cả chún đi và cũng không theo một quy chuẩn nhất
định nào. Họ chỉ muốn thực hiện một cuộc chơi về miền đất lạ; cùng với bạn bè đi đến
những vùng xa xôi khắp đất nước, họ đi để làm mới bản thân, đi để thử thách chính mình.
Với họ, hạnh phúc là cả một q trình chứ khơng phải là điểm đến. Chính những gì họ
nhận được xun suốt cuộc hành trình ấy mới là điều quan trọng nhất. Khách du lịch
Phượt thường có nhu cầu rất cơ bản trong việc hưởng thụ các dịch vụ, họ chỉ cần được
đáp ứng tốt về dịch vụ ăn uống và lưu trú, còn những thứ khác khơng quan trọng. Nhưng
bên cạnh đó, họ lại đòi hỏi rất cao về việc được thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên, những
trải nghiệm mới lạ. Họ tham gia du lịch Phượt thường với mục đích chinh phục và thử
thách những giới hạn, rèn luyện sức chịu đựng của bản thân, chiêm ngưỡng thiên nhiên
và tìm hiểu nét đặc sắc của văn hóa.
1.3. Phân biệt du lịch Phượt với các loại hình du lịch tương tự
1.3.1. Du lịch Phượt và du lịch theo tour thông thường
Như ta được biết thì du lịch Phượt và du lịch theo Tour là 2 loại hình du lịch phổ
biến nhất trên Thế giới được mọi người biết đến nhất hiện nay. Giữa 2 loại hình du lịch
này cũng có những sự phân biệt rõ ràng về một số đặc điểm như sau:

12


Bảng 1: So sánh giữa du lịch Phượt và du lịch Tour
Du lịch Phượt
Hành

lý,


trang cá nhân

Du lịch Tour

tư - Tự chuẩn bị tất cả đồ đạc hành - Không cần chuẩn bị quá nhiều
đồ đạc, chỉ cần 1 vali quần áo

trang cá nhân.

- Mang vác rất nhiều balo và đồ và các phụ kiện nhỏ. Ngồi ra
cịn có thể mang thêm các đồ

cồng kềnh.

mỹ phẩm, dưỡng da, nước hoa,

Lưu trú

- Lưu trú của họ không được sắp - Không phải bận tâm quá
xếp trước. Gặp đâu vào đó và nhiều về vấn đề này vì họ đã
thường là nhà nghỉ, khách sạn giá được các công ty lữ hành sắp
rẻ, và khơng được đầy đủ tiện xếp chu đáo.
nghi. Ngồi ra họ còn dựng lều để Khách sạn 2-3 sao đối với tour
ngủ ven đường.

cá biệt, và khách sạn cao cấp
đối với tour hạng sang.

Dịch vụ ăn uống - Họ có thể tùy chọn cho mình - Ăn uống cũng là một dịch vụ

được ăn gì theo mong muốn khẩu đã được các cơng ty lữ hành
vị của mình với điều kiện họ phải sắp xếp. Tuy nhiên nó cũng có
có sự tìm hiểu trước rất kỹ. Nếu 1 vài bất cập về sở thích khẩu
như khơng có sự chuẩn bị trước vị của mỗi người, họ sẽ khơng
thì họ sẽ phải ăn ở những chỗ vừa thể chủ động ăn những món họ
khơng ngon vừa đắt tiền.

thích mà phải thông qua công
ty lữ hành rồi mới đến được
khách sạn hay nhà hàng cung
cấp dịch vụ ăn uống cho mình.

13

Thang Long University Library


Phương tiện di - Phương tiện di chuyển thường -Phương tiện di chuyển thường
chuyển

được lựa chọn là xe máy hoặc xe là oto du lịch đầy đủ tiện nghi,
hơi gia đình. Điều này giúp du có lái xe riêng đảm bảo an tồn
khách có thể chủ động về mặt thời khi di chuyển.
gian, địa điểm nhưng không đảm -Bắt buộc phải di chuyển theo
bảo về độ an toàn khi di chuyển đồn, khơng được đi tự do, chủ
trên các đường cao tốc, hoặc các động tại các địa điểm mà họ
cung đường hiểm trở, đòi hỏi muốn đến cũng như bị giới hạn
người điều khiển phương tiện là thời gian tham quan theo đồn
người có kinh nghiệm lái xe và đề ra để đảm bảo đúng lịch
luôn trong trạng thái tỉnh táo.


Chi phí

trình tour.

- Mọi việc đều do du khách tự túc - Mọi thứ được chuẩn bị chu
và phải chủ động trong thanh toán đáo từ A đến Z trước khi họ
tất cả các loại chi phí nên tùy vào khởi hành và đi theo dịch vụ cố
túi tiền mà có thể điều chỉnh sao định nên giá thành thường cao,
cho phù hợp với nhu cầu của bản họ phải chuẩn bị một khoản
tiền đủ trước khi đi, thậm chí là

thân.

- Họ thường thanh tốn bằng hình dư ra.
thức chi trả trực tiếp là tiền mặt.

- Họ sẽ thanh tốn tùy theo
từng loại hình, thường sẽ là sử
dụng thẻ tín dụng cho an tồn
và linh động.

Bảo hiểm

- Vấn đề bảo hiểm của du lịch - Luôn là dịch vụ bắt buộc đối
Phượt thường không được quan với du lịch theo tour. Mọi chi
tâm đến. Mặc dù tính chất của du phí bảo hiểm ln được tính
lịch này có phần nguy hiểm và rủi sẵn trong giá tour và du khách
ro cao song vẫn hay bị bỏ qua.


chỉ việc chi trả và yên tâm rằng
mình đã được mua bảo hiểm.

14


Thời gian

- Có thể đi bất cứ lúc nào mà họ - Bị phụ thuộc vào thời gian mà
muốn, thậm chí mới nảy ra ý cơng ty lữ hành mở tour, khó
tưởng hơm nay đến ngày hơm sau chủ động được về thời gian
đã được chuẩn bị sẵn sàng để đi xuất phát.
ngay rồi.

Phương tiện hỗ - Người đi du lịch Phượt trước - Đối với người đi du lịch theo
đây khơng thể thiếu cái bản đồ du tour thì họ mang theo điện

trợ

lịch nhưng với thời đại hiện đại thoại hay máy ảnh chỉ để phục
hóa thì việc sử dụng 1 chiếc vụ cho chụp ảnh, check-in, ...
smartphone có kết nối mạng và làm kỷ niệm.
bật định vị GPS là họ đã có thể
xác định được phương hướng để
tiếp tục cuộc hành trình.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp 2019)
1.3.2. Du lịch Phượt và du lịch Trekking
Trước tiên ta cần biết Trekking là một hoạt động giải trí ngồi trời hay một hoạt
động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity) mà người đi Trekking (hay
được gọi là Trekker) có những chuyến đi bộ đường dài, đi bộ leo núi nhiều ngày (Multiday Hiking) tới những vùng ngoại ơ, ngồi đơ thị, phần lớn tới vùng đồi núi có địa hình

gồ ghề, lởm chởm. Từ đó, du lịch Trekking được coi là một dạng của du lịch mạo hiểm
mang tính chất kết hợp với hoạt động đi bộ đường dài với chặng đường 15km mỗi ngày,
leo núi với các trang thiết bị trên lưng.
Vì 2 loại hình du lịch này có rất nhiều đặc điểm tương đồng về đặc điểm nên có
khơng ít người nhầm lẫn giữa 2 loại hình này. Sau đây là các đặc điểm cơ bản để phân
biệt giữa du lịch Phượt và du lịch Trekking:
Bảng 2: So sánh giữa du lịch Phượt và du lịch Trekking
Du lịch Phượt

Du lịch Trekking

Phương thức di - Thường sử dụng các phương tiện - Thường là đi bộ đường dài, có
chuyển

cá nhân như xe máy, xe đạp, oto thể kéo dài trong nhiều ngày.
gia đình… Cịn với phạm vi rộng - Mang lại những trải nghiệm
hơn thì sử dụng các phương tiện nguy hiểm, tính thử thách bản
cơng cộng như tàu hỏa, xe bus, ...

thân mỗi người.

15

Thang Long University Library


- Trên đường đi, họ thường chinh
phục các cung đường hiểm trở,
thưởng thức cảnh quan tự nhiên,
nét đẹp tài nguyên và tìm hiểu giá

trị văn hóa bản địa.
Điểm đến

- Những nơi có cảnh đẹp, độc đáo, - Những vùng thiên nhiên
có những điều mới lạ. Khơng chỉ hoang sơ, chủ yếu là đồi núi và
riêng thiên nhiên mà những nơi cao nguyên. Các địa điểm
thành thị cũng là đối tượng khám thường được chọn là những
phá của khách du lịch Phượt.

khu vực có núi rừng, điển hình
là các vườn quốc gia, các khu
bảo tồn thiên nhiên hoặc những
bản làng hẻo lánh, cách xa
đồng bằng và thành phố, giao
thông bất tiện, khơng có đường
cho ơ tơ, xe máy, xe đạp đi lại,
tài nguyên còn hoang sơ.
Chặng đường trekking thường
hoang dã, đòi hỏi sự khám phá
và ưa thích mạo hiểm của du
khách.

Mục đích

Đều có chung mục đích là thỏa mãn nhu cầu hịa mình vào thiên
nhiên, tìm hiểu thiên nhiên và cuộc sống con người tại điểm đến;
rèn luyện bản thân, thử thách bản thân.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp 2019)

1.3.3. Du lịch Phượt và du lịch Homestay

Loại hình du lịch Homestay là cho du khách thích trải nghiệm, khám phá và tìm
hiểu phong tục tập quán của các nền văn hóa, các dân tộc, tộc người khác nhau tại những
nơi họ đến. Khách du lịch Homestay sẽ được ở tại nhà của cư dân bản địa, được tham gia
vào các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của bà con tại địa phương nơi đến.

16


Bảng 3: So sánh giữa du lịch Phượt và du lịch Homestay
Du lịch Phượt

Du lịch Homestay

Tài nguyên du Du khách có thể hịa mình vào Thường là khai thác tài nguyên
thiên nhiên, tận hưởng những nét nhân văn là chính. Họ sẽ được

lịch

đẹp mà tài nguyên thiên nhiên đắm mình vào các văn hóa của
mang lại. Đồng thời cũng có thể cư dân bản địa, được sống cùng
hiểu thêm về các giá trị văn hóa với cuộc sống cộng đồng dân
của cộng đồng cư dân bản địa.
Mục

tiêu

loại hình

cư tại điểm đến.


của Đối tượng tham quan bao quát Chỉ nhằm mục đích khai thác
hơn, bao gồm cả các giá trị tài và bảo tồn các giá trị mang tính
nguyên nhân văn lẫn tài nguyên văn hóa. Đối tượng tham quan
thiên nhiên nên du lịch Phượt góp thường là đặc điểm nhân văn
phần đánh giá mối quan hệ giữa khác của cộng đồng dân cư tại
yếu tố thiên nhiên với yếu tố con điểm đến.
người.

Lưu trú, ăn uống Thường lưu trú tại các khách sạn Thường lưu trú trong nhà dân,
nhỏ, nhà nghỉ ven đường. Hoặc sinh hoạt ăn uống cùng với chủ
khơng thì họ có thể ngủ tại trại, nhà. Nhiều chỗ chủ nhà đóng
vai làm hướng dẫn viên ln

lều cá nhân mang theo.

Ăn uống cũng phụ thuộc vào cho du khách.
nhiều điều kiện khách quan.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp 2019)
1.3.4. Du lịch Phượt và du lịch DIY
Du lịch DIY (Do It Yourself) hay còn gọi là du lịch Tự túc. Nó cũng có nhiều nét
tương đối giống với du lịch Phượt về đặc thù của khách du lịch là họ thích tự tổ chức,
khơng thích theo "lối mịn" của những tours du lịch trọn gói mà các doanh nghiệp lữ hành
cho sẵn. Họ thích tự khám phá và trải nghiệm. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt nhỏ để
phân biệt giữa hai loại hình này chính là du lịch tự túc thì khách du lịch sẽ phải lên sẵn kế
hoạch trong một thời gian dài rất lâu, họ phải tự chuẩn bị từ A đến Z các công đoạn như
đặt vé máy bay, vé xe khách và hàng nghìn loại vé khác sao cho phù hợp với túi tiền và
tình trạng sức khỏe, tự tìm chỗ ăn ngon, tìm chỗ ăn nổi tiếng tại nơi du lịch… cũng như
thông tin các điểm tham quan du lịch và lựa chọn, sắp xếp theo ưu tiên và điều kiện cho
17


Thang Long University Library


phép. Bạn còn phải tự đặt phòng khách sạn và chọn lựa nơi địa điểm khách sạn theo ý
thích của mình. Cịn đối với du lịch Phượt thì bạn có thể đi bất cứ lúc nào bạn muốn mà
không cần phải lên kế hoạch chi tiết kỹ càng, gặp đâu ngủ đấy gặp đâu ăn đấy mà khơng
cần tìm hiểu trước. Trên dọc đường đi họ cũng sẽ ghé tham quan được rất nhiều địa điểm
mới lạ mà chưa ai biết đến.
1.4.

Giới trẻ Việt Nam với du lịch Phượt

1.4.1. Các hình thức đi “Phượt”
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều nhóm phượt. Trong các nhóm phượt ấy có lẫn lộn
những người “đi phượt” đích thực và những người đi du lịch đơn thuần - nhưng tưởng
mình là “Phượt gia”. Cũng có rất nhiều những “Phượt gia” chỉ thích đi đơn lẻ và thỉnh
thoảng nhập tạm thời với một nhóm nào đó. Ai cũng có thể tham gia nếu có đam mê. Dù
khơng có quy định cụ thể, nhưng tham gia phượt phải có ý thức bảo vệ mình, bảo vệ mơi
trường và có sức khỏe. Sức khỏe là ́u tố quan trọng nhất để có thể trải qua những hành
trình dài đôi khi vô cùng vất vả. Xu hướng “Phượt” của giới trẻ hiện nay có thể chia ra
hai khuynh hướng:
+ Phượt trong nước:
Đất nước Việt Nam chúng ta “rừng vàng biển bạc”, non sông kỳ thú, từ Nam ra
Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng lên miền núi hay miền xuôi đến miền
ngược…đâu cũng là địa điểm dừng chân lý tưởng cho dân phượt khám phá. Là người con
đất Việt, các phượt gia cũng luôn tự hào về cảnh đẹp của quê hương, trào lưu phượt trong
nước hiện nay rất phổ biến và được yêu thích cuồng nhiệt. Địa điểm phượt cũng rất đa
dạng, nhưng nổi tiếng là vùng Tây Bắc với Hà Giang, Bắc Hà (Lào Cai), Lai Châu…hay
Mai Châu (Hịa Bình) Tây Ngun, Cần Thơ, Kiên Giang…
Dân phượt trong nước chủ yếu chọn phương tiện là xe máy; có người, có nhóm

chọn ơ tơ rồi luân chuyển giữa ô tô và xe máy ở những nơi có người quen. Những chuyến
khám phá bằng xe máy thường hấp dẫn giới trẻ hơn vì sự tiện lợi và những ưu việt của
nó: bạn có thể chạm vào từng cành cây ngọn cỏ ven đường, cảm nhận được sự chuyển
mình của cảnh vật, ngắm nhìn trời mây, hít thở hương thơm của cây cỏ, khí trời; hịa
mình vào thiên nhiên và cảm nhận bằng mọi giác quan. Khi nhìn thấy một phong cảnh
đẹp, dân phượt hồn tồn có thể tự do dừng lại ngắm nhìn, chụp ảnh, nghỉ ngơi. Đi xe
máy cũng tạo cảm giác gần gũi hơn với người dân địa phương trên những mảnh đất mình
đi qua. Dân “Phượt” trước mỗi chuyến đi đều tuyển các cặp “xế - ôm”: thường xế là nam
18


×