Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.28 KB, 57 trang )


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến cô giáo:
Tiến sĩ Đỗ Thúy Mùi – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, Ban
chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, phòng Quản lý khoa
học, phòng Đào tạo, Thư viện trường Đại học Tây Bắc cùng các phòng ban chức
năng khác đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên giúp đỡ của các thầy cô giáo và
bạn bè cùng gia đình trong thời gian nghiên cứu khóa luận.
Mặc dù đã rất cố gắng song khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các độc
giả để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thúy







MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2


2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ 2
2.3. Giới hạn 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
4. Phương pháp nghiên cứu 4
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu 4
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh 4
5. Đóng góp của đề tài 5
6. Cấu trúc của đề tài 5
CHƯƠNG 1. NHỮNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN
Ở VIỆT NAM 6
1.1. Vị trí địa lý 6
1.2. Điều kiện tự nhiên 6
1.2.1. Địa hình ven biển 6
1.2.2. Khí hậu 7
1.2.3. Thủy văn ………… …………………………………………… ……….8
1.2.4. Nguồn lợi hải sản biển 9
1.2.5. Các ngư trường lớn 11
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 12
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động 12
1.3.2. Vốn và yếu tố khoa học công nghệ 14
1.3.2.1. Vốn 14
1.3.2.2. Khoa học công nghệ 14
1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 15
1.3.3.1. Số lượng, công suất tàu thuyền khai thác hải sản 15
1.3.3.2. Về ngư cụ 16
1.3.3.3. Hệ thống nhà máy chế biến thủy sản 16
1.3.3.4. Hệ thống các cảng cá 17
1.3.4. Đường lối chính sách 18
1.3.5. Thị trường tiêu thụ 20

1.3.5.1. Thị trường trong nước 20
1.3.5.2. Thị trường thế giới 21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH THỦY SẢN 24
2.1. Thực trạng 24
2.1.1. Đánh bắt thủy sản 25
2.1.1.1. Sản lượng và năng suất 26
2.1.1.2. Hoạt động khai thác thủy sản phân theo vùng 27
2.1.2. Nuôi trồng thủy sản 33
2.1.2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi trồng 33
2.1.2.2. Cơ cấu sản phẩm nuôi trồng 37
2.1.2.3. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phân theo vùng 38
2.2. Giải pháp để phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam 44
2.2.1. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030 44
2.2.2. Những giải pháp cụ thể 45
2.2.2.1. Đối với khai thác thủy sản 45
2.2.2.2. Đối với nuôi trồng thủy sản 46
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các chữ viết tắt
Giải nghĩa
NT
Ngư trường
XK

Xuất khẩu
NK
Nhập khẩu
CV
Mã lực (công suất của động cơ tàu thuyền)
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
ĐNB
Đông Nam Bộ



DANH MỤC CÁC HÌNH

ST
T
Số hình
Tên hình
Trang
1
Hình 2.1
Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản
nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
24

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT

Số bảng
Tên bảng biểu
Trang
1
Bảng 1.1
Nguồn lợi hải sản Việt Nam.
10
2
Bảng 2.1
Mười tỉnh đứng đầu cả nước về khai thác thủy sản,
năm 2011.
27
3
Bảng 2.2
Sản lượng thủy sản khai thác các tỉnh Duyên hải
miền Trung, giai đoạn 2000 – 2011.
29
4
Bảng 2.3
Sản lượng thủy sản khai thác các tỉnh Đông Nam
Bộ, giai đoạn 2000 – 2011.
30
5
Bảng 2.4
Sản lượng thủy sản khai thác các tỉnh Tây Nam
Bộ, giai đoạn 2000 – 2011.
32
6
Bảng 2.5
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo

môi trường nước.
34
7
Bảng 2.6
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo
các vùng, giai đoạn 1995 – 2009.
35
8
Bảng 2.7
Sản lượng tôm nuôi, cá nuôi năm 2010 và 2011
phân theo vùng.
36
9
Bảng 2.8
Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Đông Nam Bộ,
giai đoạn 2000 – 2011.
42

1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của
nước ta. Thuỷ sản không những cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là
một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân, đặc biệt ở
những vùng nông thôn và vùng ven biển. Thuỷ sản cũng có những đóng góp
đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thủy sản. Diện tích mặt
nước trên lục địa lớn với nhiều ao, hồ, sông, suối, là môi trường thuận lợi cho
hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trên biển, nguồn tài nguyên hải sản phong phú,

tổng trữ lượng hải sản ước tính khoảng 4,0 triệu tấn. Nguồn tài nguyên hải sản
kết hợp với đặc điểm khí hậu, thủy văn, địa hình ven biển… là điều kiện để
ngành đánh bắt hải sản nước ta phát triển mạnh mẽ.
Trong một thời gian dài, thuỷ sản Việt Nam đã có những bước phát triển
thăng trầm. Từ một lĩnh vực có thể nói là chưa được chú trọng phát triển, còn ở
quy mô nhỏ lẻ, sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới, ngành đã có những
bước đi khẳng định mình trong nền kinh tế Việt Nam cũng như trong nền kinh tế
thế giới. Ngành thuỷ sản từng bước vươn lên phát triển một cách mạnh mẽ và
hiện nay đang là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam đã trở
thành một trong 20 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng thủy sản, là 1 trong
10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình
quân 20 %/năm.
Mặc dù trong thời gian qua ngành thủy sản nước ta đã có nhiều khởi sắc,
nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, nảy sinh những hạn
chế về suy giảm nguồn tài nguyên, kỹ thuật khai thác, nuôi trồng, chế biến;
những khó khăn về vốn đầu tư và sự biến động của thị trường. Ngành còn gặp
nhiều rủi ro và phát triển không bền vững, gây tổn thất không nhỏ cho các doanh
nghiệp và ngư dân.
Việc phát triển ngành thủy sản là vấn đề mang tính thời sự trong giai đoạn
hiện nay. Ngành này cũng đang nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà
nước ta. Đặc biệt, việc khai thác hải sản hiện nay không chỉ có ý nghĩa về kinh
tế mà còn có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định được chủ quyền biển đảo Việt
Nam. Tìm hiểu về ngành thủy sản để có kiến thức trong giảng dạy Địa lý ở
trường phổ thông, đồng thời để thêm hiểu biết và tự hào về quê hương đất nước
Việt Nam, góp một tiếng nói để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.

2
Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn tìm hiểu vấn đề “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp
phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài

2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá những tiềm năng và thực trạng phát triển
ngành này ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp phù hợp để phát
triển ngành thủy sản.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục tiêu đề ra ở trên, đề tài tập trung đi sâu vào nghiên
cứu các vấn đề cơ bản sau:
- Tìm hiểu điều kiện về tự nhiên và kinh tế – xã hội để phát triển ngành
thủy sản.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển ngành thủy sản Việt Nam trên hai mặt hoạt
động đó là đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở đó đưa ra những
đánh giá đúng đắn về các vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành thủy sản theo hướng bền
vững hơn.
2.3. Giới hạn
- Về nội dung: Đánh giá những tiềm năng, thực trạng và đưa ra những giải
pháp phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam.
- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động thủy sản từ năm 2000 đến
nay và đưa ra những giải pháp đến năm 2030.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển ngành
thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam, chú trọng tìm hiểu hoạt động thủy sản trên các
vùng kinh tế trong cả nước.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên bình diện cả nước, đã có nhiều tác giả đề cập đến ngành thủy sản. Tác
giả Nguyễn Thị Thu Hương, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng với tác phẩm “Sử
dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản Việt Nam”. Trên cơ sở phân tích
nguồn lợi thủy sản Việt Nam, tình hình khai thác nguồn lợi thủy sản, từ đó tác
giả đã có những định hướng để sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ tài
nguyên môi trường và đa dạng sinh học nghề cá. Tác giả Nguyễn Đình Thắng
(trường Đại học Kinh tế Quốc dân) viết giáo trình “Kinh tế thủy sản”, giáo trình


3
đã trình bày những vấn đề lý luận chung nhất về vai trò, đặc điểm ngành thủy
sản, công nghệ chế biến thủy sản, luật thủy sản và thị trường thủy sản… Tác giả
Nguyễn Việt Thắng trong cuốn “Bách khoa thủy sản” đã phân tích, đánh giá về
môi trường, nguồn lợi thủy sản, các hình thức khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Cuốn sách đã giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về ngành thủy sản Việt
Nam.
Dưới góc độ Địa lý, tác giả Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết
Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức đã có nhiều chương trình nghiên cứu trong “Địa lý
kinh tế – xã hội Việt Nam và Địa lý nông – lâm – ngư ngiệp”. Các tác giả cũng
đã đánh giá được tiềm năng, thực trạng của ngành thủy sản ở Việt Nam. Đây là
những nguồn tư liệu quý để tôi nghiên cứu, tổng hợp trong khóa luận của mình.
Đối với mỗi vùng của cả nước cũng có nhiều tác giả đã nghiên cứu về
ngành thủy sản. Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Tạ Ngọc Anh (trường Đại
học Sư phạm Vinh) với đề tài “Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy
sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015”. Đề tài trọng tâm tìm hiểu những
kết quả đạt được của ngành thủy sản trong thời kỳ 2000 – 2007 ở Bắc Trung Bộ,
so sánh đối chiếu với những tiêu chí của phát triển bền vững, qua đó đánh giá và
nhận xét tình hình thực tế. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cụ thể đối với
địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Trong phạm vi mỗi địa phương cũng có những bài viết của nhiều tác giả
khác nhau. Bàn về việc phát triển thủy sản ở Bến Tre, tác giả Lê Xinh Nhân
(trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) đã viết luận văn Thạc sĩ
“Tiềm năng và định hướng phát triển thủy sản ở Bến Tre”. Luận văn đã đi sâu
phân tích những mặt mạnh và hạn chế để phát triển ngành thủy sản, giải thích
nguyên nhân và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững môi trường thủy
sản của tỉnh trong tương lai.
Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát
thanh truyền hình cũng đang đề cập đến tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra

thị trường thế giới, tình hình chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam…
Ví dụ, các bài viết: “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản” (Báo Giáo dục –
13/4/2013), “ Xuất khẩu thủy sản còn nhiều thách thức” (Báo Sài Gòn Giải Phóng
– 10/4/2013), “53 năm Thủy sản Việt Nam: Không ngừng phát triển, hướng tới
tương lai”( Tạp chí thủy sản Việt Nam 7/4/2013)…



4
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu khoa
học địa lý. Khoa học không thể phát triển được nếu như không có tính kế thừa,
thiếu đi sự tích lũy những thành tựu của quá khứ. Bởi vậy, phương pháp thu thập
tài liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Nguồn tài liệu thu thập tương đối đa dạng và phong phú bao gồm các tài
liệu đã được xuất bản, các đề tài nghiên cứu, các tài liệu trên mạng internet…
Trong đề tài này, tôi quan tâm nhiều đến các nguồn tài liệu như bách khoa toàn
thư, sách, tạp chí kinh tế, các bảng số liệu thống kê và các tài liệu trên các trang
web có độ tin cậy cao. Các tài liệu nghiên cứu phải có tính cập nhật và tính thực
tế cao, phục vụ cho quá trình đánh giá, rút ra những kết luận cần thiết khi nghiên
cứu vấn đề.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Sau khi thu thập được tài liệu, ta phải xử lý tài liệu theo mục tiêu nghiên
cứu của đề tài. Trong quá trình xử lý số liệu, hàng loạt các phương pháp truyền
thống được sử dụng như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
Việc sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp có ý nghĩa quan
trọng, trước hết là đối với việc thống nhất tài liệu, đặc biệt là số liệu. Các số liệu
cho cùng một đối tượng nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, vì
thế phải được phân tích, so sánh đúng vấn đề, rút ra những kết luận chính xác.

Thông qua phương pháp này, nguồn tài liệu đã được xử lý sao cho phù hợp với
thực tế khách quan. Tiếp theo, tài liệu được phân tích, tổng hợp, đối chiếu để
từng bước biến chúng thành cơ sở cho những nhận định hoặc những kết luận
khoa học khi nghiên cứu.
4.3. Phương pháp biểu đồ, bảng số liệu
Biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lý, là nguồn tài liệu
hết sức quan trọng trong việc khai thác những vấn đề địa lý. Các bảng số liệu
được sử dụng rộng rãi và có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu địa lý. Khi
sử dụng bảng số liệu, người nghiên cứu đã tìm ra các mối liên hệ giữa các số
liệu, phân tích chúng theo nội dung từng vấn đề thể hiện trong các cột dọc, hàng
ngang. Việc so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột hay hàng là hết sức cần thiết
để từ đó rút ra những nhận xét và kết luận. Trong khóa luận, tác giả đã xây dựng

5
được biểu đồ Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta, giai đoạn 1990 –
2010 và 9 bảng số liệu. Các biểu đồ, bảng số liệu đã thể hiện chân thực các số
liệu mà tác giả đã nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ có một số đóng góp sau đây:
- Đề tài là nguồn tư liệu tham khảo cho các giáo viên, học sinh, sinh viên
trong quá trình giảng dạy và học tập.
- Đề tài sẽ giúp cho người đọc có những nhận xét, đánh giá đúng đắn hơn
về ngành thủy sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, có ý thức hơn trong việc chung sức
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Những tiềm năng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng và những giải pháp phát triển ngành thủy sản ở
Việt Nam.


6
CHƯƠNG 1. NHỮNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
1.1. Vị trí địa lý
Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, tiếp giáp với biển
Đông rộng lớn. Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài 3.260 km, diện tích
thềm lục địa rộng, nông, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản.
Biển Đông có diện tích rộng khoảng 3.477 triệu km
2
, là 1 trong 6 biển lớn
nhất thế giới. Biển Đông được bao bọc bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, đó là:
Việt Nam, Trung Quốc, Mailaixia, Indonexia, Philippin, Brunay, Thái Lan,
Campuchia, Singapo, Đài Loan. Trong biển có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ (diện
tích 150.000 km
2
) và vịnh Thái Lan (diện tích 462.000 km
2
).
Ở cả 3 hướng đông, nam và tây nam của lãnh thổ nước ta tiếp giáp biển
Đông với bờ biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh
và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện trực tiếp khai thác nguồn lợi từ
biển để phát triển ngành thủy sản.
Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km
2

vùng biển đặc quyền kinh tế trải rộng trên 200 hải lý. Như vậy, vùng biển Việt
Nam có diện tích khoảng 1 triệu km
2

ở biển Đông, rộng gấp 3 lần diện tích đất
liền. Đây là không gian rộng lớn để đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
Việt Nam nằm ở nơi tiếp xúc của các dòng hải lưu trên biển Đông. Hải lưu
lạnh phương bắc đi từ Nhật Bản qua eo Đài Loan xuống tận vĩ tuyến 12
o
B, đã
mang đến cho vùng biển nước ta những loài cá Nhật Bản – Trung Hoa bên cạnh
những loài cá của khu hệ Ấn Độ – Malaixia. Điều đó đã làm tăng cường tính đa
dạng của các loài cá trên vùng biển nước ta.
Việt Nam nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang
Thái Bình Dương nên thuận lợi cho hoạt động thông thương buôn bán thủy sản
với các quốc gia trên thế giới bằng đường biển.
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Địa hình ven biển
Trong vùng biển nước ta có nhiều vũng vịnh, đầm, phá, cửa sông. Dọc bờ
biển có 12 vịnh. Các vịnh tiêu biểu như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh
Cam Ranh. Có nhiều đầm phá với tổng diện tích 1.160 km
2
, có nhiều đảo và vũng

7
vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá sinh sản. Đồng thời những vịnh sâu
rộng và đầm phá được che chắn bởi các mỏm đá tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền
đánh cá an toàn. Dọc ven biển nước ta có 112 cửa sông, là những vùng nhiều phù
du sinh vật biển, đây là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loại cá tôm. Một số
hải đảo có các rạn đá là nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế.
Trong vùng biển Việt Nam có trên 4.000 hòn đảo, tập trung nhiều nhất ở
khu vực từ Móng Cái đến Ðồ Sơn. Trong đó có nhiều đảo lớn như Cô Tô, Bạch
Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Phú Quí, Côn Ðảo, Phú Quốc có cư dân sinh sống,
đang và sẽ được xây dựng thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần,

trung chuyển sản phẩm cho đội tàu khai thác hải sản, đồng thời làm nơi trú đậu
cho tàu thuyền trong mùa bão.
Ven biển nước ta có trên 400 nghìn hécta rừng ngập mặn, là những khu vực
cũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Tuy nhiên, trong vùng biển nước ta, có những vùng biển có thềm lục địa
nông gây khó khăn cho tàu thuyền neo đậu và trú ẩn.
1.2.2. Khí hậu
Lãnh thổ nước ta nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và khu vực
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa châu Á. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
của Việt Nam được thể hiện ở đặc điểm nổi bật là nóng ẩm. Tổng bức xạ lớn,
cân bằng bức xạ dương khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn
khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20
o
C (trừ
vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm.
Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang cho nước ta
lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 mm đến 2000 mm. Độ ẩm không khí
cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho các
hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản diễn ra quanh năm.
Khí hậu, thời tiết Việt Nam chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
song ở mỗi miền có đặc trưng khác nhau.
Miền Bắc: Nhiệt độ không khí trung bình 22,2 – 23,5
o
C, lượng mưa trung
bình từ 1.500 – 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 – 1.750 giờ/năm. Mùa mưa từ
tháng 6 – tháng 8, và chịu ảnh hưởng lớn của bão, bão ở đây xuất hiện sớm nhất
trong cả nước. Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3,2 – 3,6 m.
Miền Trung: Nhiệt độ trung bình 25,5 – 27,5
o
C, mưa tập trung vào cuối

tháng 9 – tháng 11, nắng nhiều từ 2.300 – 3.000 giờ/năm. Chế độ thủy triều gồm
nhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm phá thích hợp nuôi thủy sản.

8
Miền Nam: Khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 –
27,6
o
C, mưa tập trung từ tháng 5 – tháng 10. Lượng mưa trung bình 1.400 –
2.400 mm, nắng trên 2.000 giờ/năm. Vùng này chủ yếu chế độ bán nhật triều
biên độ 2,5 – 3 m. Chế độ khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo
điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản đa loài, nhiều loại hình.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ cao, biển không đóng băng,
chính vì vậy hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản diễn ra quanh năm. Nền
nhiệt độ cao còn thuận lợi cho phơi sấy và bảo quản sản phẩm thủy hải sản.
Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta
có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi
cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học,
làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô
đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20 m chiếm tới 82% số đàn
cá, các đàn vừa (10 x 20 m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50 m trở lên) chỉ
chiếm 0,7% và các đàn rất lớn (20 x 500 m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá.
Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính
đại dương chỉ chiếm 32%.
Tuy nhiên, hàng năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và
khoảng 30 - 35 đợt gió mùa đông bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế
số ngày ra khơi.
1.2.3. Thủy văn
Trong nội địa, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi,
thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng
1.700.000 ha, trong đó: Ao hồ nhỏ, mương vườn 120.000 ha, hồ chứa mặt nước

lớn 340.000 ha, ruộng có khả năng nuôi thủy sản 580.000 ha.
Trên cả nước có 2.360 con sông dài từ 10 km trở lên, trong đó có 106 dòng
sông chính và 2.254 phụ lưu. Trung bình cứ 1km
2
thì có gần 1km sông suối, đi
trên mặt đất thì cứ 600 – 1.000 m lại gặp 1 dòng nước chảy qua.
Đi dọc bờ biển nước ta, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông đổ ra biển.
Vùng cửa sông nhiều phù du sinh vật là nguồn thức ăn cho cá, tôm sinh sống.
Các sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Cửu Long với nhiều hệ
thống các chi lưu, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng
có thể nuôi thả tôm cá nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850.000 ha diện tích
mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó có 45% thuộc tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.

9
Tuy nhiên, nhiều sông nước ta ngắn và dốc, không thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản nước ngọt. Vùng triều có khoảng 660.000 ha và khoảng 300.000 –
400.000 ha eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản
chưa được quy hoạch.
1.2.4. Nguồn lợi hải sản biển
Theo những đánh giá mới nhất của Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ Thủy
sản), vùng biển nước ta có tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho
phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.
Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng trên 100 loài cá có
giá trị kinh tế cao, như: cá trích, cá thu, cá nục, cá hồng, cá ngừ, cá bạc má
Bên cạnh cá, biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như có 1.647 loài giáp xác, trong
đó có trên 100 loài tôm, sản lượng cho phép khai thác 50 – 60 nghìn tấn/năm, có
giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm rồng và tôm mũ ni, cua, ghẹ ; khoảng
2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực (với
25 loài) và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 – 70 nghìn tấn/năm). Ngoài ra, biển

nước ta còn có trên 600 loài rong biển, hàng năm có thể khai thác từ 45 đến 50
nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế, như: rong câu, rong mơ v.v Bên cạnh đó,
còn rất nhiều loài đặc sản quí, như: bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai
thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v
Vùng biển nước ta còn có đủ loại cá nổi, cá đáy, nhưng nhiều hơn cả là cá
nổi, chiếm 63% tổng trữ lượng cá biển. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động
đánh bắt diễn ra an toàn và đỡ tốn kém.
Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển
có độ sâu dưới 50 m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 – 100 m (23,4%). Theo số
liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và
cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn. Nếu kể cả các hải sản
khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000 tấn/năm, thấp hơn so
với sản lượng đã khai thác ở khu vực này hàng năm trong một số năm qua. Trong
khi đó, nguồn lợi vùng xa bờ còn lớn, chưa khai thác hết.
Nước ta đã thống kê được 544 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống cá nước
ngọt. Với thành phần giống loài phong phú nước ta được đánh giá là có đa dạng
sinh học cao. Trong 544 loài có nhiều loài có giá trị kinh tế.
Biển nước ta có 186 loài cá nước lợ, nước mặn. Một số loài có giá trị kinh tế
như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối,
cá dìa. Trong đó đã đưa vào nuôi: cá vược, cá giò, cá song, cá măng, cá cam

10
Nước ta còn có nhiều loại tôm, trong đó có 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế
và đưa vào nuôi: tôm sú, tôm lớt, tôm he Ấn Độ, tôm rảo, tôm nương, tôm hùm
bông, tôm càng xanh.
Các loài nhuyễn thể ở nước ta khá phong phú như: trai, hầu, điệp, nghêu,
sò, ốc, hầu và đang được đưa vào nuôi các loại như: trai, nghêu, sò, hầu
Ngoài ra còn có nhiều loại rong tảo, với 90 loài có giá trị kinh tế. Trong đó,
đáng kể là rong câu (có 11 loài), rong mơ, rong sụn
Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Ðông

Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng
khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%),
Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%),…
Bảng1.1: Nguồn lợi hải sản Việt Nam
STT
Vùng biển
Loài cá
Độ sâu
Trữ lượng
Khả năng khai thác
Tỷ lệ
Tấn
Tỷ lệ
(%)
Tấn
Tỷ lệ
(%)
1
Vịnh Bắc
Bộ
Cá nổi nhỏ

390.000
57,3
156.000
57,3
16,3
Cá đáy
<50m
39.204

5,7
15.682
5,7
>50m
251.962
37,0
100.785
37,0
Cộng
291.116
42,7
116.467
42,7
Cộng

681.166
100,0
272.467
100,0
2
Miền Trung
Cá nổi nhỏ

500.000
82,5
200.000
82,5
14,5
Cá đáy
<50m

18.494
3,0
7.398
3,0
>50m
87.905
14,5
35.162
14,5
Cộng
106.399
17,5
42.560
17,5
Cộng

606.399
100,0
242.560
100,0
3
Đông Nam
Bộ
Cá nổi nhỏ

524.000
25,2
209.600
25,2
49,7

Cá đáy
<50m
349.154
16,8
139.762
16,8
>50m
1.202.735
58,0
418.094
58,0
Cộng
1.551.889
74,8
620.856
74,8
Cộng

1.551.889
100,0
830.456
100,0
4
Tây Nam
Bộ
Cá nổi nhỏ
<50m
316.000
62,0
126.000

62,0
12,1
Cá đáy
>50m
190.670
38,0
76.272
38,0
Cộng
Cộng
506.679
100,0
202.272
100,0
5
Gò nổi
Cá nổi nhỏ

10.000
100,0
2.500
100,0
0,2
6
Toàn vùng
biển
Cá nổi đại dương

300.000


120.000

7,2

Tổng cộng
Cá nổi nhỏ

1.740.000

694.100

100
Cá đáy

2.140.000

855.885

Cá nổi đại dương

300.000

120.000



Toàn bộ

4.180.133


1.669.985

100,0
(Nguồn: Trung tâm Tin học thủy sản, năm 2008)

11
Không kể trữ lượng cá đại dương di cư và sinh vật vùng triều, cá biển nước
ta tập trung trong 15 bãi cá lớn, trong đó có 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và
3 bãi cá ở ngoài khơi. Đặc trưng nổi bật nhất ở vùng biển nước ta là quanh năm
đều có cá sinh sản nên hoạt động đánh bắt diễn ra quanh năm.
Biển nước ta cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng
nhiệt đới Ấn Độ – Thái Bình Dương, với khoảng 11.000 loài đã được phát hiện.
Như vậy, Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thủy sản phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi hải sản đang có nguy cơ cạn kiệt,
do khai thác chủ yếu ở ven bờ, khai thác bằng các phương pháp hủy diệt. Ô
nhiễm môi trường biển do hoạt động tàu thuyền, sự cố tràn dầu và ô nhiễm do
chất thải của các nhà máy chế biến thủy sản cũng là những nguyên nhân gây suy
thoái nguồn tài nguyên quan trọng này.
1.2.5. Các ngư trường lớn
Theo tài liệu nghiên cứu về "Đặc điểm nguồn lợi cá biển Việt Nam, trữ
lượng và khả năng khai thác", vùng biển nước ta có 15 ngư trường khai thác
chính. Hầu hết các ngư trường này nằm dọc theo các vùng nước ven bờ, gần các
đảo, có độ sâu dưới 200 m.
Ở vùng Vịnh Bắc Bộ có 3 ngư trường (NT), mùa vụ khai thác chính từ
tháng 6 đến tháng 8 gồm: NT 1 – nằm ở khu vực xung quanh đảo Bạch Long Vĩ,
có độ sâu 50 mét nước, với các loài cá chiếm ưu thế chính là cá nục sồ, cá tráp.
NT 2 – nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có độ sâu 50 mét. Đối tượng đánh bắt chính là
cá tráp, cá nục sồ, cá phèn khoai, cá phèn hai sọc, cá lượng. NT 3 – nằm ở phía
nam Vịnh, vùng xung quanh đảo Hòn Mê, Hòn Mát có độ sâu khoảng 20 mét
nước. Với các loài cá chính là cá phèn, cá muối thường, cá lượng và cá khế.

Vùng biển miền Trung có 5 NT, mùa khai thác chính từ tháng 4 đến tháng
7, gồm: NT 4 – quanh đảo Hòn Gió (Thuận An) có độ sâu 45 – 70 mét, với các
loài cá có sản lượng lớn là cá lượng, cá phèn, cá mối thường, cá háo và cá bạch
điều. NT 5 – nằm ở đông bắc đảo Cù Lao Chàm, với độ sâu dao động từ 100 đến
300 mét (rộng hơn 1.300 hải lý vuông), đáy bùn cát. Các loài cá đánh bắt chủ
yếu là cá mối thường, cá ngân, cá phèn. NT 6 – nằm ở tây bắc Đà Nẵng (kéo dài
theo hướng đông nam – tây bắc), có độ sâu 50 – 200 mét. Các loài cá chủ yếu
đánh bắt được là cá tráp, cá đù bạc, cá ngân, cá mối thường và cá lượng. NT 7 –
vùng gò nổi 125, ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng, có độ sâu 215 mét, đáy trầm
tích hữu cơ, với các loài cá đánh bắt chủ yếu là cá đỏ môi, cá hố đầu nhỏ. NT8 –
vùng gò nổi Marges – seamouth, nằm theo hướng tây bắc – đông nam, ngoài

12
khơi Quy Nhơn, có độ sâu 290 – 350 mét nước và độ dốc gò nổi 20 – 30, rất
thích hợp với nghề kéo lưới đáy.
Vùng biển Nam Bộ có 5 NT, gồm: NT 9 – vùng gò nổi ngoài khơi tỉnh
Phan Rang, có độ sâu 280 mét, với đối tượng đánh bắt chính là cá đỏ môi, chiếm
62% tổng sản lượng các loài cá đánh bắt tại ngư trường này. NT 10 – nằm phía
đông Phan Thiết, mùa vụ đánh bắt chính từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Có
loài cá mối vạch (có thể đánh bắt được chúng quanh năm), cá trác đuôi dài, cá
nục sồ, cá mối thường. NT 11 – nằm ở phía nam Cù Lao Thu, có độ sâu 50 –
200 mét. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) là mùa đánh bắt chính,
nhưng có thể khai thác quanh năm (vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 năng suất
giảm). Các loài đánh bắt chính là cá mối vạch, cá trác ngắn, cá mối thường, cá
hồng và cá phèn khoai. NT 12 – nằm quanh khu vực đảo Côn Sơn, đáy cát mịn
và vỏ sò. Có độ sâu 25 – 40 mét. Mùa khai thác chính là giai đoạn giao thời giữa
thu sang đông, với các loài cá đánh bắt được là cá nục sồ, cá hồng, cá mối
thường, cá chỉ vàng, cá phèn, cá lượng. NT 13 – nằm ở cửa sông Hậu, có độ sâu
10 – 12 mét, có thể khai thác quanh năm. Mật độ cá tập trung cao nhất là khu
vực cửa sông Hậu, có cá sạo, cá nhụ, cá trích, cá khế, cá đù nanh, cá hồng đỏ…

Vùng vịnh Thái Lan có 2 NT, gồm: NT 14 – nằm ở vùng ven bờ biển tây
nam Việt Nam. Chỉ sâu khoảng 10 – 15 mét, có thể đánh bắt với năng suất cao
quanh năm. Các loài cá chính ở đây là cá liệt (chiếm 70% sản lượng đánh bắt
hàng năm), cá chỉ vàng, cá hồng, họ cá căng, cá lượng. NT 15 – nằm phía tây
nam đảo Phú Quốc, sâu 10 – 15 mét, cũng có thể khai thác quanh năm với sản
lượng cao. Ở đây có các loài cá chủ yếu là cá liệt (chiếm 25 – 30%), cá chỉ vàng,
cá hồng, họ cá căng và cá cơm
Trong vùng biển nước ta có 4 NT trọng điểm, đó là: NT Cà Mau – Kiên
Giang (NT vịnh Thái Lan), NT Ninh Thuận, Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu,
NT Hải Phòng – Quảng Ninh (NT vịnh Bắc Bộ) và NT quần đảo Hoàng Sa –
Trường Sa.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất thủy sản.
Trên lãnh thổ nước ta, với hơn 4 triệu dân sống ở đầm phá, tuyến đảo của 714 xã
phường, thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân. Đây
là lực lượng lao động quan trọng cho phát triển nghề cá.

13
Hiện nay số lượng lao động tham gia nuôi trồng đông đảo nhất với
2.219.400 người, sau đó là khai thác thủy sản với 435.000 người, chế biến
250.000 người, cơ khí hậu cần 110.000 người và những dịch vụ hậu cần khác, tỷ
lệ tương ứng là 67% cho nuôi trồng, 13% cho khai thác, 7,5% cho chế biến và
3,3% cho dịch vụ cơ khí (năm 2008).
Nghề cá ở Việt Nam ra đời từ rất sớm và trải qua những giai đoạn phát
triển khác nhau gắn liền với diễn biến lịch sử thăng trầm của đất nước. Chính vì
thế nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy hải
sản. Ngư dân ở Duyên hải miền Trung có nghề đánh bắt lâu đời nên rất giỏi “ra
khơi, vào lộng”, đặc biệt ngư dân Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định có nghề
đánh bắt cá ngừ đại dương sớm và giỏi nhất cả nước.

Do đặc điểm của các hình thức tổ chức sản xuất thủy sản chủ yếu là kinh tế
tư nhân và tập thể nên lực lượng lao động bao gồm cả những người trong độ tuổi
lao động (theo quy định của luật lao động) và những người ngoài độ tuổi lao
động có khả năng tham gia sản xuất. Lao động thủy sản chuyên nghiệp là những
người có thu nhập chủ yếu từ các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến hoặc
dịnh vụ hậu cần thủy sản. Họ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp nhất định.
Bên cạnh đó, còn có số lượng đông đảo lao động thủy sản bán chuyên nghiệp.
Những người này tham gia sản xuất thủy sản vào thời kì nông nhàn hoặc kết hợp
làm thủy sản trong quá trình sản xuất nông – lâm nghiệp để tăng thu nhập.
Lao động thủy sản cũng mang tính thời vụ, rõ nét hơn cả là trong nuôi
trồng và khai thác. Điều này làm phức tạp thêm cho việc sử dụng lao động trong
ngành thủy sản. Nếu hiểu chất lượng nguồn lao động bao gồm thể lực và trí lực
thì trong ngành thủy sản có biểu hiện không đều trong các lĩnh vực sản xuất. Nó
phụ thuộc đặc điểm và yêu cầu công việc. Trong khai thác đòi hỏi lao động trẻ,
khỏe, chỉ có đàn ông tham gia đi biển. Lao động nuôi trồng thủy sản có đối
tượng tham gia rộng rãi hơn nhiều, bao gồm cả phụ nữ, người già và thanh thiếu
niên. Còn lao động trong lĩnh vực chế biến thủy sản đòi hỏi phải có kỹ năng
nghề nghiệp và được đào tạo nhiều hơn.
Lao động trong ngành thủy sản được tách riêng khi thủy sản trở thành một
nghề chính ở nông thôn và các vùng ven biển, đặc biệt là từ sau những năm
1950. Ngày nay, khi hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy
sản ngày càng phát triển đã thu hút lực lượng lao động thủy sản tăng lên mạnh
mẽ.
Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng, với đặc thù nông thôn, ven biển, dân vốn
đông, trình độ dân trí còn hạn chế, đã làm giảm đi năng suất và chất lượng trong

14
sản phẩm ngành thủy sản. Hàng năm dân số tăng nhanh kéo theo sự dư thừa lao
động ngư nghiệp. Về phát triển nguồn nhân lực, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”
vẫn phổ biến ở cả khu vực doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Hệ

thống các cơ sở đào tạo chưa được phát triển cân đối giữa các vùng sinh thái,
các khu vực trọng điểm. Thực tế cho thấy cán bộ kỹ thuật của các tỉnh quá mỏng
chưa quán xuyến nổi khâu phòng bệnh, đào tạo và hướng dẫn nông dân chăm
sóc các đối tượng nuôi.
1.3.2. Vốn và yếu tố khoa học công nghệ
1.3.2.1. Vốn
Vốn đầu tư cho ngành thủy sản được huy động từ nhiều nguồn như: Ngân
sách Nhà nước, các doanh nghiệp, người dân, vốn ODA, FDI và các nguồn khác
theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Các hình thức vốn tín dụng ngắn hạn và
trung hạn được các ngân hàng và doanh nghiệp triển khai thông thoáng, tạo điều
kiện cho người dân và nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản thúc đẩy quá trình
sản xuất.
Tổng lượng vốn đầu tư vào ngành tương đối lớn, thời kì 1996 – 2000 là gần
9 tỷ đồng, thời kỳ 2000 – 2010 xấp xỉ 100 nghìn tỷ đồng, và một điểm nổi bật là
vốn đầu tư của dân chiếm tỷ trọng 18,53% tổng vốn đầu tư.
Tuy nhiên, thu hút vốn FDI vào ngành thủy sản không hề dễ dàng, do thu
lợi từ nuôi trồng không cao, tỷ lệ lợi nhuận bấp bênh. Vì thế, vốn đầu tư cho
ngành thủy sản vẫn chủ yếu phải dựa vào vốn đầu tư của Nhà nước. Thực tế,
những năm qua, không chỉ vốn FDI vào thủy sản rất eo hẹp, mà vốn ngân sách
Nhà nước đầu tư vào ngành này cũng rất ít ỏi. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cho thấy, năm 2010, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho
ngành thủy sản đạt 1.480 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu. Trong khi đó,
vốn FDI đổ vào lĩnh vực này chiếm chưa tới 1% tổng vốn FDI của cả nước.
Mười năm qua, rất nhiều dự án, chương trình phát triển thủy sản đã được đưa ra,
song không thể triển khai do thiếu vốn. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành
thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt
tháng 1 năm 2006, nhưng các vùng thủy sản vẫn chưa được hình thành trong cả
nước đã gây trở ngại cho thu hút FDI vào lĩnh vực này.
1.3.2.2. Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất trực tiếp thúc

đẩy sản xuất phát triển. Trong ngành thủy sản, tiến bộ khoa học công nghệ là
một nhân tố quyết định sự phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nghề cá.

15
Tiến bộ về khoa học công nghệ trong ngành thủy sản Việt Nam đã tập trung ở
một số lĩnh vực như sau:
- Hoàn thiện phương pháp sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi như: Mè, trôi
Ấn Độ, chép, trắm cỏ, rô phi, cá sấu. Tiến hành việc lai tạo và thuần chủng một
số loài cá như: chép lai, trê, trôi Ấn Độ nhằm mở rộng và tối ưu hóa đàn cá nuôi
trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu và hoàn thiện phương
pháp sinh sản nhân tạo một số loài hải sản khác như: tôm càng xanh, tôm sú, cua
biển, ngọc trai nước ngọt, ba ba… Cuộc cách mạng về giống thủy sản nuôi trồng
đã đem lại bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng nuôi, đặc biệt cho giá trị
xuất khẩu lớn trong những năm gần đây.
- Kỹ thuật vận chuyển con giống thủy sản ngày càng phát triển. Phương
tiện vận chuyển đường dài bằng xe ô tô, xe hỏa, máy bay đảm bảo tỷ lệ sống cao
trên 90%. Với kỹ thuật vận chuyển kín bằng túi hoặc thùng nhựa có bơm oxy,
kết hợp hạ thấp nhiệt độ nước, gây mê cho cá tôm “ngủ”, sử dụng một số biện
pháp sinh hóa làm giảm sự hoạt động của tôm cá, nâng cao tỷ lệ sống và tăng
được mật độ vận chuyển.
Hiện nay, kỹ thuật vận chuyển đường dài không chỉ còn bó hẹp trong lĩnh
vực con giống mà đã mở rộng sang lĩnh vực chuyên chở cá bố mẹ, cá hậu bị, cá
sấu, cá cảnh… phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản nội địa và xuất khẩu ra
nước ngoài.
- Công nghiệp khai thác cá trên biển đã và đang chuyển từ giai đoạn lưới
chài bằng đay gai sang nilon hóa, tiếp theo là giai đoạn động cơ hóa tàu thuyền
khai thác vào đầu những năm 90. Dựa vào khả năng đầu tư cho khai thác, từ
năm 1997 nước ta đã có hạm tầu đánh cá biển khơi, trang bị động lực lớn, thiết
bị hiện đại cho liên lạc và thăm dò cá.
- Phát triển kỹ thuật đông lạnh và chế biển thủy sản có giá trị cao. Nhiều

doanh nghiệp chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm công nghiệp
quốc tế, tiêu chuẩn HACCP để xuất khẩu vào thị trường EU và Bắc Mĩ.
Tiến bộ khoa học và công nghệ với tư cách là một yếu tố sản xuất trực tiếp
đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thủy sản kể cả chiều rộng và chiều sâu, mở
rộng cả không gian và cường độ hoạt động, tạo thuận lợi cho ngành thủy sản
Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
1.3.3.1. Số lượng, công suất tàu thuyền khai thác hải sản

16
Trong vòng 15 năm qua (từ năm 1990 – 2007), số lượng tàu thuyền lắp
máy đánh bắt hải sản và công suất tàu thuyền liên tục tăng. Tổng số tàu đánh bắt
thủy sản có lắp máy ở nước ta tăng lên gấp 1,3 lần, với tốc độ tăng bình quân
năm là 1,53 %/năm; tổng công suất tàu đánh bắt tăng gấp 6,4 lần và đạt tốc độ
tăng 10,87 %/năm. Sở dĩ tốc độ tăng công suất tàu thuyền cao hơn tốc độ tăng số
lượng tàu như vậy là vì nguồn lợi hải sản gần bờ giảm nhanh. Từ sau khi Chính
phủ ban hành Quyết định 393/TTg ngày 25/5/1997 về việc cho vay vốn tín dụng
tàu công suất lớn ra khai thác xa bờ. Do đó, người dân có chiều hướng đóng
thuyền có công suất lớn nhằm vươn ra ngư trường ngoài khơi; nhiều gia đình đã
thực hiện việc cải tiến tàu thuyền khai thác, từ thuyền có công suất thấp sang
thuyền có công suất lớn hơn, khả năng vươn ra khơi xa hơn.
Sự biến động tàu thuyền khai thác và công suất có khác nhau theo từng giai
đoạn. Giai đoạn 1990 – 1996 số lượng tàu thuyền tăng lên rất mạnh, nhưng tổng
công suất tàu thuyền tăng không mạnh. Đến năm 1997, số lượng tàu thuyền
giảm xuống rất mạnh (từ 97.700 chiếc năm 1996 xuống còn 71.500 chiếc) và
duy trì ổn định đến năm 1999; giai đoạn này công suất không thay đổi nhiều.
Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, số lượng tàu thuyền và công suất có chiều
hướng tăng nhưng tốc độ không cao.
Trong tổng số tàu khai thác thủy sản ở nước ta, tỷ lệ số tàu thuyền khai

thác hải sản xa bờ chiếm tỷ lệ không cao, nhưng có xu hướng tăng dần. Tổng
số lượng tàu khai thác xa bờ ở nước ta trong năm 2000 có 9.766 chiếc, chiếm
12%, đến năm 2007 đạt tới 21.130 chiếc, chiếm 22% tổng số tàu thuyền của
cả nước, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng tàu khai thác xa bờ lên
10,13 %/ năm.
1.3.3.2. Về ngư cụ
Việc đánh bắt bằng lưới kéo (kéo cá, kéo tôm, xe, tiệp) chiếm 27,5% sản
lượng hải sản khai thác, bằng lưới vó (vó ánh sáng, vó màn đèn, mành chà)
chiếm 27%; bằng lưới rê (rê thu, lưới quàng, lưới gộc, lưới the) chiếm 24,5%;
bằng lưới vây (xăm, rùng) chiếm 10%; bằng lưới cố định (lưới đáy, lưới đăng)
chiếm 6,8%; bằng câu trực tiếp (câu vàng, câu tay) 4,2%.
Nhìn chung, tàu thuyền ngư cụ, công nghệ khai thác cá biển ở nước ta
vẫn còn lạc hậu. Hiệu quả khai thác và nuôi trồng chưa tương xứng với tiềm
năng. Cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để ngành thủy sản nước ta phát triển
mạnh mẽ hơn.
1.3.3.3. Hệ thống nhà máy chế biến thủy sản

17
Để bảo quản và nâng cao chất lượng của sản phẩm thủy hải sản, hệ thống
các nhà máy chế biến thủy sản trên cả nước đã ra đời và hoạt động khá hiệu quả.
Hiện nay cả nước có hơn 532 nhà máy chế biến thủy sản. Các nhà máy
trang bị khá đầy đủ kho rửa, kho bảo quản nhiên liệu, kho đông lạnh và các dây
chuyền sản xuất công nghệ hiện đại. Sự hiện đại và đồng bộ của các nhà máy
này tạo thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển ngày càng nhanh hơn cả về
lượng và chất.
Các nhà máy chế biến thủy sản phân bố ở hầu khắp các vùng đồng bằng
ven biển nhưng phát triển mạnh nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Nơi đây có nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang lớn nhất cả nước
với công suất 20.000 tấn/năm.
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã và đang đem lại những lợi ích

không nhỏ cho nền kinh tế nói chung và cho người nông dân nói riêng. Bên cạnh
những lợi ích như: xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng GDP cho quốc gia thì nó
cũng đem lại hậu quả khó lường đối với môi trường sống của chúng ta. Trung
bình mỗi ngày, một nhà máy thải ra môi trường khoảng 300m
3
nước thải mà
không qua bất cứ kỳ giai đoạn xử lý nào. Điều này gây ảnh hưởng lớn đối với
con người, với hệ sinh thái gần các khu vực có lượng nước thải này thải ra và
dẫn đến hoạt động của ngành thủy sản cũng kém bền vững hơn.
Trong những năm gần đây, các nhà máy chế biến thủy sản luôn trong tình
trạng hoạt động rất bấp bênh. Năm 2012, mặc dù, mức tăng trưởng của ngành
thủy sản có tăng vào quý I và quý II, nhưng đã có biểu hiện suy giảm vào quý
III. Hiện nay, ước tính trên 80% nhà máy chế biến thủy sản đang đứng bên bờ
vực phá sản. Nguyên nhân của tình trạng này là do tôm bị dịch bệnh và cạnh
tranh gay gắt trên các thị trường Thái Lan và Ấn Độ, còn cá tra thì giá nguyên
liệu tăng, giá tiêu thụ thấp. Nhưng quan trọng hơn cả là do chính sách tăng
trưởng tín dụng quá nóng và sự dễ dãi của hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc
tranh mua, tranh bán ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất của ngành thủy sản.
1.3.3.4. Hệ thống các cảng cá
Trên dọc vùng bờ biển nước ta, hầu như tỉnh nào cũng có cảng cá và bến
cá. Hoạt động tại các cảng cá và bến cá diễn ra khá sôi nổi và tấp nập, đáp ứng
nhu cầu buôn bán và vận chuyển thủy sản ra thị trường.
Theo thống kê, trên cả nước hiện có 20 công trình cảng cá trung tâm vùng
lãnh thổ, 84 công trình cảng cá địa phương và 101 công trình bến cá, với các
hạng mục như: bến đậu tàu, chợ cá và xưởng sản xuất nước đá khá đầy đủ. Các

18
cảng cá, bến cá nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu buôn bán và cung cấp các
dịch vụ hậu cần, sửa chữa tàu thuyền, ngư cụ, bảo quản sản phẩm. Trong hệ
thống cảng cá, bến cá toàn quốc, cảng cá Tắc Cậu – Kiên Giang là cảng hoàn

chỉnh nhất và quy mô lớn nhất hiện nay.
Tuy nhiên, hệ thống cảng cá và bến cá ở nước ta vẫn chưa phát triển đồng
bộ, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cập bến của tàu thuyền nghề cá. Hoạt
động của các cảng còn nhiều vướng mắc như: thiếu các phương tiện thông tin
liên lạc với tàu cá; xưởng sơ chế, kho lạnh, kho xăng dầu vẫn còn thiếu; thiếu
đội ngũ cán bộ quản lý; luồng lạch ra vào tại nhiều cảng và các khu neo đậu
chưa được nạo vét; chưa cập nhật thông tin ngư trường, thiên tai, cứu nạn kịp
thời cho bà con ngư dân. Những điều này đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả
sản xuất của đội tàu khai thác hải sản.
Tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch
hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở
lợi dụng tối đa điều kiện tự nhiên, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế,
đồng thời tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, một
loạt các cảng cá, bến cá được hình thành tại 28 tỉnh và thành phố ven biển. Cảng
cá được xây dựng tại các cửa sông, vịnh biển hoặc hải đảo và gần ngư trường
trọng điểm, thu hút tàu cá của nhiều địa phương, kể cả tàu nước ngoài đến bốc
dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác.
Việc quy hoạch các cảng, bến cá từng bước nâng cấp và củng cố các bến cá
nhân dân, tạo điều kiện cho cộng đồng ngư dân cải thiện điều kiện sản xuất, đảm
bảo an toàn và đáp ứng một phần nhu cầu dịch vụ hậu cần, góp phần phát triển
về kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội và vệ sinh môi trường cho cộng đồng ngư
dân vùng ven biển và hải đảo.
Theo quy hoạch thì đến năm 2020, nước ta có 211 cảng cá và bến cá với
tổng lượng thủy sản qua cảng và bến là 2.360.000 tấn/năm.
1.3.4. Đường lối chính sách
Trong ngành thủy sản, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra một số chính sách
như sau:
Chính sách đầu tư vốn từ ngân sách: Vốn thuộc một trong ba yếu tố đầu
vào quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành thủy sản có tiềm năng
lớn và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước ta. Chính vì vậy, chính sách đầu tư vốn trong ngành
thủy sản rất được Nhà nước quan tâm. Vốn từ ngân sách để ngành thủy sản chủ

19
yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khai thác hải sản và hệ thống
trạm trại cá giống.
Biện pháp “tự cân đối, tự trang trải” mà Nhà nước cho phép ngành thủy sản
thử nghiệm từ năm 1981 là một biện pháp đầu tư năng động sáng tạo. Biện pháp
này đã có tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của ngành. Khi nền kinh tế
nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, thì quy mô và cơ cấu đầu tư vốn thể hiện
rõ đường lối kinh tế nhiều thành phần.
Chính sách đầu tư vốn phát huy mạnh mẽ nội lực và tập trung thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Thời kỳ 1991 – 1995 đầu tư vốn từ kinh tế ngoài quốc doanh,
chủ yếu là tư nhân cho hoạt động khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản và
dịch vụ hậu cần chiếm tới 69,7% tổng vốn đầu tư toàn ngành, đầu tư từ ngân
sách là 9,7%. Thời kỳ 1995 – 2007 tỷ trọng đầu tư từ ngân sách tăng lên, chiếm
23% tổng vốn đầu tư, đầu tư từ nguồn FDI chiếm 8%.
Bên cạnh những đầu tư trực tiếp từ ngân sách, Nhà nước ta đã phát triển và
đổi mới phương thức đầu tư gián tiếp bằng hình thức tín dụng thông qua ngân
hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Từ năm 1990, Ngân hàng Phát triển
Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện một số mô hình tín dụng nhằm chuyển tải
vốn xuống các vùng nông thôn, tới tận các hộ nông – ngư dân.
Việc mở rộng tín dụng Nhà nước và tín dụng nhân dân là một hướng đi
đúng đắn, nhằm phát triển sản xuất thủy sản, nhanh chóng chuyển sang sản xuất
hàng hóa nhiều hơn cho xã hội.
Tuy nhiên, tín dụng cho phát triển thủy sản vẫn đang còn nhiều điều bất
cập như: tỷ lệ dư nợ tăng lên, đặc biệt tỷ lệ dư nợ khó có khả năng thanh toán,
các khoản cho vay ngắn hạn không phù hợp với thực tiễn chu kỳ kinh doanh
thủy sản, thủ tục hành chính còn rườm rà, chậm chạp đối với các khoản vay
trung hạn và dài hạn.

Chính sách xuất khẩu thủy sản: Chính sách xuất khẩu thủy sản có ý nghĩa
to lớn trong tăng trưởng và phát triển ngành thủy sản. Chính sách này đã đưa
ngành thủy sản thoát khỏi sự suy thoái nghiêm trọng vào đầu những năm 80.
Chủ trương của Nhà nước ta cho phép ngành thủy sản “Tự cân đối, tự trang trải”
bằng cách xuất khẩu tự do các sản phẩm từ các thị trường là một sự đổi mới tư
duy kinh tế, vừa giúp ngành “cởi trói” khỏi cơ chế kế hoạch hóa tập trung cản
trở sự phát triển, vừa khai thác những lợi thế so sánh của thủy sản Việt Nam
nhiệt đới gió mùa và vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn trên 1 triệu km
2
.

20
Chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy
sản ngày càng được coi trọng. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực
này là “Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản”, do cục Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản (Bộ Thủy sản) là cơ quan thực hành trong lĩnh vực này. Nhiều năm
qua, Bộ Thủy sản cũng như các bộ liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
đã có những văn bản pháp luật quy định nghiêm cấm các hành vi gây ô nhiễm
môi trường nước nội địa, trên biển; các hành động khai thác có tính chất hủy diệt
nguồn lợi thủy sản như khai thác bằng chất nổ, xung điện, chất độc… Chính
sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản nội
địa và trên biển, duy trì tính đa dạng sinh học, từ đó mới có được sản phẩm khai
thác bền vững và đồng thời chống các hoạt động gây ô nhiễm vùng nước.
Chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn: Đây là một
chính sách rất quan trọng của Nhà nước ta để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền
kinh tế. Đổi mới cơ cấu kinh tế ở đây là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ nông thôn. Nghề thủy sản ở nông thôn phát triển thành một nghề chính và tác
động mạnh mẽ đến thay đổi kinh tế nông thôn thuần nông ở nhiều vùng trên đất
nước ta. Sản xuất thủy sản trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và
dịch vụ hậu cần thủy sản phát triển ở hầu hết các tỉnh thành đã tạo được nhiều cơ

hội việc làm, thu hút lao động từ nông nghiệp và cho thu nhập cao, ổn định hơn
so với trồng lúa. Nhiều mô hình kinh tế kết hợp nông lâm thủy sản đã ra đời từ
những thập niên 90 của thế kỷ trước.
1.3.5. Thị trường tiêu thụ
1.3.5.1. Thị trường trong nước
Tính đến hết năm 2009, dân số nước ta có 86,0 triệu người. Đây là thị
trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản rộng lớn. Hiện nay, mức tiêu dùng của người
Việt Nam đối với các loại thủy sản ước tính chiếm khoảng 50% về tiêu dùng
thực phẩm chứa Protein. Riêng về cá, ngành thủy sản đã cung cấp cho khoảng
14 kg/người/năm, trong đó cá nuôi chiếm khoảng 30%. Những năm tới, xu thế
đời sống nhân dân ngày một khá lên, mức tiêu dùng thực phẩm sẽ tăng lên. Điều
đáng quan tâm là ngày nay nhân dân có xu hướng thiên về sử dụng thực phẩm ít
chất béo. Chính vì thế mà cá và sản phẩm gốc thủy sản làm thực phẩm chiếm
phần quan trọng.
Nếu so với lượng thủy sản tiêu dùng bình quân đầu người trên thế giới theo
ước tính của FAO là 13,4 kg/người vào năm 1994 và so với 27 kg/người/năm
của các nước đang phát triển hiện nay thì ở nước ta chưa đáp ứng được.

×