Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Tiểu luận: Khủng hoảng Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.35 KB, 54 trang )

Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 1 -









Tiểu luận


Khủng hoảng Đông Á
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 2 -


LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực Đông Á, cuộc khủng hoảng kinh
tế cũng âm thầm đi theo và bùng nổ nhanh chóng từ mùa hè năm 1997. Cuộc khủng
hoảng tiền tệ Châu Á đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, làm thiệt hại
nặng nề nền kinh tế ở các nước châu Á và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Từ


những hậu quả khắc nghiệt của cuộc khủng hoảng, người ta đã nhận thức rõ hơn về
sự cần thiết phải đối phó với khủng hoảng và rút ra những bài học kinh nghiệm quý
báu, đồng thời nỗ lực tìm những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Ngày nay, tất cả các quốc gia đều đã có những chiến lược phát triển kinh tế
riêng, đưa đất nước đạt những mục tiêu tăng trưởng nhất định nhưng cũng luôn cảnh
giác, tìm cách ngăn chặn các cuộc khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra. Sự thành công
hay thất bại còn đòi hỏi sự hỗ trợ, hợp tác của nhiều quốc gia, thậm chí là của toàn
cầu nên đề tài về khủng hoảng kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Từ yêu
cầu thực tiễn trên, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu về đề tài “Khủng hoảng Đông Á”
để tìm tìm ra những nguyên nhân, những kinh nghiệm thực tiễn có ích cho sự phát
triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ
chức thương mại quốc tế WTO. Kết cấu của đề tài gồm có 3 phần, cụ thể như sau:
+ Phần 1: Diễn biến khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á.
+ Phần 2: Nguyên nhân, tác động.
+ Phần 3: Bài học kinh nghiệm và một số đề xuất.
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 3 -


PHẦN I
KHÁI QUÁT DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH ĐÔ NG NAM Á

1. Một số khía cạnh lý thuyết về khủng hoảng.
1.1 Khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong thời đại hiện nay là gì?
Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính mất cân đối nghiêm trọng có
thể dẫn đến sụp đổ quỹ. Đặc trưng của mỗi quỹ cấu thành nên hệ thống tài chính là

các dòng tiền vào/ra, nhận/thanh toán, hình thành tài sản có/tài sản nợ. Khi xảy ra
hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về
số lượng, thời hạn, chủng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính.
Như vậy, khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm được sử dụng chung
cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với
nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời
điểm nào đó. Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính có đặc điểm của khủng hoảng
“thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nền kinh tế thị trường từ
nhiều năm nay.
Một số dạng khủng hoảng tài chính đặc thù như:
* Khủng hoảng ngân hàng;
* Khủng hoảng nợ quốc gia;
* Khủng hoảng tiền tệ;
* Khủng hoảng thị trường chứng khoán;
* Khủng hoảng cán cân thanh toán/ Cán cân vãng lai/ Cán cân vốn;
* Khủng hoảng khả năng/ tính thanh khoản;
* Khủng hoảng ngân sách.
Đây là những dạng khủng hoảng tài chính cơ bản và trong tương lai có thể
xuất hiện thêm nhiều dạng nữa cùng với sự phát triển của thị trường tài chính trong
tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 4 -


1.2 Các mô hình khủng hoảng cơ bản
Dựa trên đặc điểm và tính chất của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
đã nổ ra, các học giả đã xây dựng nên 3 mô hình khủng hoảng cơ bản như sau:

a) Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất được P. Krugman (1979) xây dựng và
chủ yếu đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai trong điều kiện tỷ giá
cố định bị các hoạt động đầu cơ tấn công. M ô hình này xảy ra ở một số nước có nền
tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém, ngân sách thâm hụt trầm trọng, cung tiền tăng quá
mức (có thể do Chính phủ in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách) khiến lạm phát gia
tăng; những điều này dẫn đến cán cân vãng lai thâm hụt trầm trọng. Trước nguy cơ
đồng nội tệ bị giảm giá, Chính phủ buộc phải liên tục can thiệp bằng cách bán ngoại
tệ ra thị trường để duy trì tỷ giá cố định. Khi lượng dự trữ ngoại hối giảm xuống một
mức thấp nhất định nào đó, các cuộc tấn công mang tính đầu cơ bắt đầu xảy ra, cùng
với các điều kiện nền tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém và thậm chí là sự gia tăng căng
thẳng về chính trị và xã hội, đến một thời điểm nào đó, Chính phủ buộc phải chấm
dứt chế độ tỷ giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷ giá làm cho đồng nội tệ bị mất
giá liên tục và khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Mô hình này được thể hiện rõ nhất trong
các cuộc khủng hoảng ở một số nước châu Mĩ La Tinh vào cuối những năm 1970,
đầu những năm 1980 và trong những năm 1990.
b) Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai được Obstfeld (1994 và 1995) xây
dựng. Khủng hoảng dạng này còn được gọi là khủng hoảng tự phát sinh (self-
fulfilling crisis), có thể xảy ra ở những nước có mức độ yếu kém về tài chính và vĩ
mô vừa phải, song cam kết duy trì chế độ tỷ giá cố định của Chính phủ bị suy yếu do
các biện pháp bảo vệ tỷ giá quá tốn kém (chẳng hạn do thắt chặt tiền tệ, lãi suất bị
đẩy lên cao, gây tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm). Trước tín hiệu
đó, các nhà đầu cơ có thể bán tháo đồng nội tệ để mua ngoại tệ. Những sức ép này
buộc Chính phủ không có cách nào khác là phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định để thực
thi chính sách tiền tệ mở rộng trước những cuộc tấn công quy mô của giới đầu cơ
tiền tệ, và hậu quả là khủng hoảng bùng phát. Biến thể khác của mô hình khủng
hoảng thế hệ thứ hai xuất phát từ tình trạng thông tin không hoàn hảo mất đối xứng.
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á




Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 5 -


Trong điều kiện một hoặc một số ngân hàng có “vấn đề”, tình trạng này dẫn
đến hành vi “bầy đàn”, gây hoảng loạn tài chính và rốt cuộc dẫn đến khủng hoảng tài
chính - tiền tệ. Mô hình này có thể thấy trong cuộc khủng hoảng của Hệ thống tiền tệ
châu Âu (European Monetary System) năm 1992-1993.
c) Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba được Yoshitomi và Ohno (1999) xây
dựng, đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoản vốn trong cán cân thanh toán
quốc tế (Balance of Payment). Khủng hoảng tài khoản vốn thường dẫn đến khủng
hoảng “kép”: khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng.
Việc tự do hoá tài khoản vốn thiếu một trình tự thích hợp đã dẫn đến hai hệ
quả là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kép:
+ Luồng vốn đổ vào ồ ạt vượt quá mức thâm hụt cán cân vãng lai (CA
Deficit) đã khiến cán cân thanh toán (BOP) thặng dư và dự trữ ngoại hối tăng. Điều
này dẫn tới sự bành trướng tín dụng, đầu tư và tiêu dùng trong nước. Điểm mấu chốt
ở đây là việc đầu tư quá mức (dư thừa năng lực sản xuất), đầu tư kém hiệu quả (vào
các lĩnh vực như bất động sản…), đã dẫn tới hậu quả là thâm hụt cán cân vãng lai
tăng, xuất hiện nền “kinh tế bong bóng” và mức cung dư thừa. Khi các nhà đầu tư
nhận thức được những yếu kém kể trên và những dấu hiệu bất ổn khác như sự sụt
giảm giá bất động sản và cổ phiếu cũng như các hoạt động tấn công đầu cơ tiền tệ,
họ đồng loạt rút vốn ra khỏi nền kinh tế. Hậu quả là cán cân thanh toán trở nên thâm
hụt trầm trọng và dự trữ ngoại hối dần cạn kiệt, báo hiệu về một cuộc khủng hoảng
tiền tệ xảy ra.
+ Trong điều kiện tự do hoá cán cân vốn, một lượng vốn ngắn hạn với tỷ
trọng quá lớn (lớn hơn nhiều dự trữ ngoại hối) đã đổ vào nền kinh tế. Trong điều
kiện giám sát các khoản vay nợ kém hiệu quả, một lượng lớn vốn vay ngắn hạn bằng

ngoại tệ đã được cho vay bằng nội tệ để đầu tư dài hạn vào những dự án kém hiệu
quả đã dẫn đến vấn đề “sai lệch kép” trầm trọng. Bảng cân đối tài sản của các công
ty cũng như của hệ thống ngân hàng - tài chính xấu đi một cách trầm trọng khi đồng
nội tệ mất giá và một lượng vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài bị rút ra đột ngột;
đến lượt nó, tài sản ròng của các ngân hàng bị sụt giảm, dẫn đến tín dụng càng bị thắt
chặt và bảng cân đối tài sản của các ngân hàng càng tồi tệ hơn. Quá trình tác động
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 6 -


vòng xoáy và cộng hưởng này gây nên khủng hoảng bùng phát trong một thời gian
rất ngắn và đẩy các nền kinh tế ngập sâu vào vòng suy thoái. Cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 được coi là ví dụ điển hình của mô hình khủng
hoảng thế hệ thứ ba.
1.3 Diễn biến chung của cuộc khủng hoảng
a) Năm 1997
- Ngày 2-7, sau khi tung ra gần 24 tỷ USD để giữ giá đồng bạt nhưng không thành
công, Ngân hàng Trung ương Thái Lan buộc phải tuyên bố thả nổi đồng bạt, mở đầu
cho cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Đồng bạt lập tức mất giá trên 20% (từ
24,45 bạt/USD còn 29,5 bạt/USD).
- Ngày 3-7, Ngân hàng Trung ương Philippin tăng lãi suất vay qua đêm từ 15% lên
24%, sau đó (ngày 7-7) lên 30%; đồng thời bỏ ra 1 tỷ USD để giữa giá đồng peso
nhưng cũng không thành công.
- Ngày 4-7, Philippin tuyên bố thả nổi đồng pêsô.
- Ngày 5-8, tiếp theo việc đóng cửa 16 công ty tài chính vào ngày 27-6, Ngân hàng
Trung ương Thái Lan tạm ngưng hoạt động của 42 công ty tài chính, đưa tổng số
công ty bị đóng cửa lên 58/90 với tổng số tài sản nợ 1391 tỷ bạt

- Ngày 11-8, Hội nghị đặc biệt ở Tokyo do IM F chủ trì đưa ra chương trình viện trợ
cả gói cho Thái Lan là 17,2 tỷ USD, kèm theo các điều kiện ngặt nghèo. Cùng ngày,
Malaisia tuyên bố không can thiệp vào thị trường ngoại hối.
- Ngày 14-8, Indonesia tuyên bố thả nỏi đồng rupiah sau khi Ngân hàng Trung ương
đã chi 1,5 tỷ USD để can thiệp vào thị trường, mở rộng biên độ giao dịch từ 8% lên
12% nhưng vẫn không khắc phục được tình hình
- Ngày 19-8, Singapore tuyên bố không can thiệp vào thị trường ngoại hối
- Ngày 19-9, Bộ trưởng tài chính Philippin được các nước Châu Á ủy quyền đứng ra
đề nghị thành lập Quỹ hộ trợ tài chính khu vực Châu Á (quy mô 100 tỷ USD) theo
sáng kiến của Nhật Bản
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 7 -


- Ngày 23-10, thị trường chứng khoán Hong Kong sụt 10,4% (1.211,47 điểm), mở
đầu đợt khủng hoảng thị trường chứng khoán toàn cầu
- Ngày 27-10, lần đầu tư kể từ năm 1987, thị trường chứng khoán M ỹ phải đóng cửa
một giờ sau khi giá cổ phiếu giảm 554 điểm
- Ngày 28-10, Sở giao dịch chứng khoán Toronto ngừng giao dịch 30 phút khi chỉ số
TSE giảm 5%
- Ngày 31-10, IMF công bố khoản việc trợ cả gói 43 tỷ USD cho Indonesia sau khi
Chính phủ Indonesia công bố các biện pháp cải cách kinh tế trong 3 năm tới theo
thỏa thuận với IMF (tiết kiệm chi tiêu, xóa bỏ độc quyền, xóa bỏ bảo hộ mậu dịch…)
- Ngày 3-11, Thủ tướng Thái Lan Chavalit tuyên bố từ chức
- Ngày 17-11, đồng won Hàn Quốc giảm giá mạnh, vượt quá mức 1000won/USD,
đạt 1.008,6 won/USD
- Ngày 21-11, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc thông báo Chính phủ Hàn Quốc chính

thức đề nghị IMF hỗ trợ
- Ngày 24-11, Yamaichi-một trong bốn công ty chứng khoán lớn nhất Nhật Bản
tuyên bố phá sản, kết thúc 100 năm tồn tại, để lại khoản nợ không có khả năng thanh
toán lên tới 3.000 tỷ Yên (25 tỷ USD). Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Nhật
Bản
- Ngày 3-12, IM F đã công bố khoản hỗ trợ tài chính cả gói 57 tỷ USD cho Hàn Quốc
sau một tuần đàm phán căng thẳng
- Ngày 23-12, đồng won giảm xuống mức kỷ lục: 1920won/USD do có tin Hàn
Quốc nợ tới 220 tỷ USD, IM F và G7 quyết định giải ngân khẩn cấp cho Hàn Quốc
10 tỷ USD
b) Năm 1998
- Ngày 5-1, mở đầu chiến dịch quyên góp vàng để khắc phục khủng hoảng của Hàn
Quốc. Chiến dịch này được nhân dân Hàn Quốc hưởng ứng mạnh mẽ (đến giữa
tháng 3 đã quyên góp được 225 tấn, xuất khẩu 196,3 tấn, thu 1,82 tỷ USD)
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 8 -


- Ngày 8-1 đồng Rupiah của Indonesia lần đầu tiên đã vượt trên mức 10.000
rupiah/USD lên 10.225 rupiah/USD. Sau đó, hàng loạt các đồng tiền khác trong khu
vực đều bị mất giá ở mức kỷ lục mới
- Ngày 2-2, Chính phủ Trung Quốc ra thông báo không phá giá đồng nhân dân tệ
- Ngày 11-2, Bô trưởng Tài chính Indonesia thông báo Indonesia sẽ sớm thiết lập
chế độ bản vị tiền tệ (CBS), theo đó tỷ giá rupiah sẽ được cố định so với đôla Mỹ
(giải pháp IM F plus)
- Ngày 15-2, Hội nghị hàng năm lần thứ 33 thống đốc các ngân hàng trung ương
ASEAN quyết định thành lập đội đặc nhiệm tiền tệ ASEAN nhằm nghiên cứu kỹ

thuật cho việc áp dụng chế độ đồng tiền chung ASEAN
- Ngày 10-3, ông Suharto tái đắc cử Tổng thống Indonesia nhiệm kỳ thứ bảy. Cùng
ngày, IMF đe dọa sẽ hoãn giải ngân 3 tỷ USD cho Indonesia cho tới khi nước này từ
bỏ ý định bản vị tiền tệ.
- Ngày 6-4, IMF cho rằng thời điểm tồi tệ nhất của khủng hoảng kinh tế Châu Á đã
qua.
- Ngày 8-4, cuộc đàm phán hơn 3 tuần giữa IMF và Indonesia đã kết thúc và đạt
được thỏa thuận về các chương trình cải cách kinh tế của nước này.
- Ngày 5-5, Indonesia tăng giá xăng lên 71,43%, dầu hỏa -25%, điện dân dụng-60%,
cước phí vận chuyển – 50% …gây bất bình lớn trong xã hội (việc tăng giá này nằm
trong khuôn khổ thỏa thuận với IMF ngày 15-1-1998 nhằm từng bước xóa bỏ bao
cấp về giá).
- Ngày 12-5, biểu tình của sinh viên lan rộng ra nhiều thành phố của Indonesia, cảnh
sát nổ súng làm 6 sinh viên bị chết.
- Ngày 14-5, sinh viên các trường đại học ở hầu khắp Indonesia đã nghỉ học để biểu
tình tưởng nhớ 6 sinh viên bị thiệt mạng. Lần đầu tiên ông Suharto tuyên bố có thể từ
chức.
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 9 -


- Ngày 16-5, đã có khoảng 500 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương
trong 4 ngày bạo loạn ở Jakarta. Chính phủ tuyên bố giảm giá nhiên liệu (xăng-dầu)
trung bình 8,33% và hủy bỏ kế hoạch tăng giá điện dự tính từ tháng 8 tới.
- Ngày 21-5, 9 giờ sang, Tổng thống Indonesia Suharto tuyên bố từ chức, chấm dứt
32 năm cầm quyền, Phó Tổng thống Habibie tuyên thệ nhậm chức Tổng thống.
- Ngày 1-6, tỷ giá Yên/USD đã lên đến 138,9 Yen/USD, gần đạt mức kỷ lục 139,82

Yên/USD vào ngày 26-4-1991
- Ngày 3-6, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tái khẳng định Trung Quốc
không phá giá đồng nhân dân tệ.
- Ngày 7-6, giá đồng Yên trên thị trường New York tiếp tục giảm mạnh ở mức kỷ
lục mới :140,13 Yên/USD
- Ngày 9-6, Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu cho rằng việc đồng Yên tiếp tục mất
giá sẽ gây sức ép phá giá đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, ông tin rằng Trung Quốc sẽ
làm tất cả để bảo vệ đồng nhân dân tệ và họ có thể bảo vệ được ít nhất trong một
năm
- Ngày 12-6, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán HongKong giảm 5%
xuống dưới mức 8.000 điểm, còn 7.979,37 điểm-đây là mức thấp nhất trong vòng 3
năm qua. Tại Đài Loan, chỉ số giá chứng khoán cũng giảm 3%, xuống mức thấp nhất
trong 11 năm qua, chỉ số giá chứng khoán giảm còn khoảng 300 điểm
- Ngày 13-6, Cục quản lý ngoại hối Trung Quốc công bố dự trữ ngoại tệ của Trung
Quốc đã lên tới 140,91 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với đầu năm. Đồng Yên Nhật đã
giảm còn 144,75 Yên/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 8-1990
- Ngày 15-6, đồng Yên Nhật đã mất giá gần tới điểm tâm lý 150 Yên/USD và đạt
146,55 Yên/USD, gây ra sự lo sợ toàn cầu và kéo theo sự mất giá của hầu hết các
đồng tiền trong khu vực so với đồng đola M ỹ. Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ
đã khẩn cấp chỉ thị cho các ngành liên quan và các chuyên gia kinh tế nhanh chóng
vạch ra phương án đối phó với tình huống khi đồng Yên Nhật xuống dưới mức 150
Yên/USD
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 10 -


- Ngày 17-6, Mỹ vào cuộc, lần đầu tiên sau 7 năm, Cục dự trữ liên Bang Mỹ (FED)

đã phối hợp với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cứu trợ đồng Yên bằng
cách cùng bỏ ra 2 tỷ USD để mua đồng Yên vào. Theo AFP, sự phối hợp can thiệp
“đáng kinh ngạc” của M ỹ và Nhật gây sửng sốt trên các thị trường làm cho giá đồng
Yên lập tức được khôi phục ở mức 136,2 Yên /USD. Dư luận thế giới rất hân hoan
trước sự kiện này. Tâm lý lo sợ về một cuộc khủng hoảng vòng hai được giải tỏa
- Ngày 20-6, Hội nghị các thứ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng các nước
nhóm G7 và 11 nước Châu Á – Thái Bình Dương tại Tokyo thảo luận về việc ổn
định đồng Yên, ngăn chặn làn song thứ hai của cuộc khủng hoảng tại khu vực và tìm
cách khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đang suy thoái chưa từng có trong 23 năm. Hội
nghị đưa ra tuyên bố 9 điểm, trong đó hoan nghênh sự phối hợp Nhật – Mỹ can thiệp
vào thị trường để hỗ trợ đồng Yên, hoan nghênh Trung Quốc cam kết tiếp tục duy trì
tỷ giá đồng nhân dân tệ, kêu gọi Nhật Bản sớm điều chỉnh hệ thống tiền tệ, giải
quyết các khoản nợ khó đòi và cái cách chế độ thuế, hoan nghênh cam kết cải cách
kinh tế của Indonesia nhằm ổn định tình hình
- Ngày 22-6, Phái đoàn IM F do Phó Tổng Giám đốc điều hành, ông Fischer, dẫn đầu
đã tới Matxcova đàm phán về việc cho Nga vay 10-15 tỷ USD để ổn định đồng Rup,
tránh sự sụp đổ tài chính ở Nga. Chính phủ Nhật Bản quyết định thành lập Cục giám
sát tài chính có khoảng 400 nhân viên đê thanh tra các ngân hàng và đánh giá lại các
khoản nợ khó đòi trong khu vực ngân hàng đang gặp khó khăn. (Theo ước tính, tổng
số nợ của tất cả các ngân hàng có thể lên tới 100 nghìn Yên Nhật, riêng 18 ngân
hàng lớn nhất Nhật Bản thừa nhận đang đối đầu với tổng số nợ khó đòi là 21,7 nghìn
tỷ Yên, tương đương 164 tỷ USD. Đây là nguyên nhân chính gây ra suy thoái kinh tế
ỏ nước này)
- Ngày 23-6, Thủ tướng Nga công bố chương trình ngăn chặn khủng hoảng, trong đó
có tăn thu 20 tỷ rúp (3,2 tỷ USD); giảm chi 42 tỷ rup, cải cách thuế; giải quyết nợ
lương 66,6 tỷ rúp (6,8 tỷ USD) và vay IMF 10-15 tỷ USD.
- Ngày 25-6, Indonesia đã đạt được thỏa thuận mới với IMF về việc tiếp tục giải
ngân thêm 1 tỷ USD trong tổng số tiền cứu trợ cả gói 43 tỷ USD cho nước này. Đây
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á




Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 11 -


là thỏa thuận thứ tư giữa hai bên kể từ tháng 10-1997. Việc giản ngân số tiền trên
được coi là dấu hiệu về sự công nhân của IM F đối với chính phủ của ông Habibie.
- Ngày 29-6, Ngân hàng thế giới (WB) và Chính phủ Anh đã ký thỏa thuận thành lập
Quỹ tín dụng ASEM (được khởi xướng tại Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu-ASEM II hồi
đầu tháng 4-1998) để khắc phục hậu quả khủng hoảng. Dự kiến số vốn ban đầu của
quỹ vào khoảng 35-40 tỷ USD.
- Ngày 30-6, Nhật Bản và 6 nước Châu Âu tuyên bố dự định thành lập cơ chế giám
sát khu vực
- Ngày 1-7, người đứng đầu Quỹ tiền tệ quốc tế, ông Camdessus kêu gọi các nước
đóng góp tài chính vào tổ chức này vì nó sắp cạn tiền do hỗ trợ các nước Châu Á bị
khủng hoảng
- Ngày 13-7, Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto đã tuyên bố từ chức Chủ tịch Đảng
Dân chủ tự do và Thủ tướng Chính phủ để nhận trách nhiệm về các thất bại của
Đảng Dân chủ tự do trong cuộc bầu cử Thượng viện vào ngày 12-7-1998
- Ngày 11-8, đồng Yên lại tụt xuống mức trên 146 Yên/USD và nhiều nhà kinh tế đã
dự đoán đồng Yên có thể mất giá tới 155, thậm chí 160 Yên/USD
- Ngày 23-8, Tổng thống Nga Yeltsin đã bất ngờ tuyên bố bãi nhiệm toàn bộ nội các
chính phủ bao gồm cả Thủ tướng Kiriyenko, đồng thời tái bổ nhiệm cựu Thủ tướng
Chernomurdin đứng ra thành lập chính phủ mới
- Ngày 2-9, lần đầu tiên Chủ tịch Giang Trạch Dân đề cập khả năng phá giá đồng
nhân dân tệ trong tương lai. Ông nói “Trung Quốc đã lựa chọn con đường duy trì sự
ổn định của đồng nhân dân tệ. Hiện nay, điều đó không thay đổi. Song, không phải
tình hình cứ tiếp tục như thế mãi bởi không phải lúc nào cũng phán đoán được mọi
việc trên thế giới đúng 100%”. Ông Anwar Ibrahim, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Bộ Tài Chính M alaisia đã bị cách chức. Ông có thể bị kết án bởi Đạo luật an ninh

của Malaisia
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 12 -


2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tại các nước Đông Nam Á:
2.1 Thái Lan:
2.1.1 Tình hình kinh tế Thái Lan trước khủng hoảng:
a) GDP tăng cao, liên tục phát triển, xuất khẩu phát triển:
Thái Lan bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa đất nước từ năm 1961, khi bắt
đầu kế hoạch phát triển 6 năm lần thứ nhất. Tốc độ tăng trưởng GDP trong thập niên
60 khoảng 8%/năm, trong thập niên 70 khoảng 7%/năm và trong thập niên 80
khoảng 8%/năm. Từ năm 1991 tới 1996, tốc độ tăng trưởng GDP cũng đạt bình quân
7,7%/năm.
Thái Lan thực thi một chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu từ thập niên 80:
- Năm 1986-1990, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 28%/năm.
- Năm 1992 và 1993 khoảng 13%/năm
- Năm 1994 và 1995 khoảng 20%/năm
- Năm 1996 tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chỉ còn 3,4% so với 1995.
Giá trị xuất khẩu theo đầu người đạt 630 USD/người năm 1991 đã tăng lên 1.177
USD/người năm 1996.
Như vậy nhìn vào mức độ tăng trưởng GDP của Thái Lan suốt 3 thập kỷ từ
1961 đến 1996 ta thấy rất đáng yên tâm vì tốc độ GDP bình quân hàng năm luôn từ
7% đến 8%. Tuy nhiên, chỉ tiêu GDP mới phản ánh đầu ra của nền kinh tế mà chưa
đề cập đến đầu vào. Đầu vào chính là đầu tư. Trong thời kì 1991-1996 đầu tư của
Thái Lan rất cao, hàng năm chiếm bình quân 40% GDP.
b) Các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng kém hiệu quả

Ở Thái Lan trong giai đoạn từ 1991-1996 đầu tư trực tiếp của nước ngoài
vào Thái Lan chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với đầu tư tài chính và sử dụng vốn vay ngắn
hạn của nước ngoài. Trong tổng số vốn nước ngoài thuần đã đổ vào Thái Lan là
85,293 tỉ USD thì đầu tư trực tiếp chỉ chiếm 10,36% (8,844 tỉ USD), đầu tư gián tiếp
19,23% (16,404 tỉ USD) và tín dụng, vay ngắn hạn tới 70,4% (60,045 tỉ USD)
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 13 -


Việc sử dụng đến gần 90% nguồn vốn nước ngoài ở dạng đầu tư tài chính và
tín dụng ngắn hạn sẽ tạo áp lực tài chính rất lớn đến các công ty vì phải trả lãi
thường xuyên và bằng ngoại tệ (với tín dụng ngắn hạn). Hậu quả là nếu quản lý kinh
doanh không tốt thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ thấp. Tỉ suất thu hồi
hay tỉ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân của các doanh nghiệp đã giảm từ
8%/năm vào 1991 xuống chỉ còn 1%/năm 1996. Trong một nền kinh tế mà lãi suất
cho vay là 16,3%/năm còn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là 1%/năm thì rõ
ràng đã đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng phá sản doanh nghiệp.
c) Ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả:
Trước nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và do có phần buông lơi vai trò
giám sát hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đi vay nên các ngân hàng và
công ty tài chính Thái Lan đã rất tích cực vay nợ từ nước ngoài để tài trợ cho doanh
nghiệp trong nước.
Tổng số nợ nước ngoài của hệ thống Ngân hàng Thái Lan so với cung tiền
M2 đã tăng từ 2,8% năm 1991 lên 28,69% năm 1996. Tổng số nợ nước ngoài so với
tổng tài sản nước ngoài mà hệ thống ngân hàng có đã tăng từ 171% năm 1991 lên
694% năm 1996. Trong cùng thời gian này tỉ lệ lợi nhuận trên tài sản của hệ thống
ngân hàng Thái Lan đã giảm chỉ còn 0,99%/năm. Rõ ràng Thái Lan đang tích lũy

nguy cơ khủng hoảng.
d) Quốc gia tiến đến bờ vực mất khả năng thanh toán:
Trong suốt các năm 1991-1996. cán cân thương mại của Thái Lan luôn bị
thâm hụt, tổng cộng là 35,26 tỉ USD. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 1996 tới 14,7
tỉ USD. Một lý do của tình trạng này là do xuất khẩu bị kiềm hãm, nhập khẩu được
khuyến khích khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định (25 bath/USD), lạm
phát trong nước cao hơn Mỹ (5% so với 3%) làm cho đồng bath bị lên giá so với
USD. Để bù đắp khoản thâm hụt thương mại 35,26 tỷ USD và để có vốn đầu tư với
mức bình quân 40% GDP mỗi năm, thì con đường không tránh khỏi là phải vay tiền
nước ngoài.Vì vậy nợ nước ngoài của Thái Lan không ngừng tăng từ 35,99 tỉ USD
năm 1991 lên 89 tỉ USD năm 1996, gấp 2,47 lần trong vòng 5 năm và bằng 54%
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 14 -


GDP. Mặc dù số nợ này được dùng cả để tăng dự trữ quốc gia, từ 18,4 tỷ USD năm
1991 lên 38,7 tỉ USD năm 1996, song do đầu tư tài chính và tín dụng ngắn hạn
chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư từ nước ngoài hàng năm nên số nợ ngắn hạn chiếm tỉ
trọng tới 67% tổng số nợ nước ngoài năm 1995 và 51% năm 1996, và nợ ngắn hạn
năm 1995 gấp gần 1,18 lần dự trữ ngoại tệ của quốc gia và năm 1996 gấp 1,18 lần.
Tức là Thái Lan thực tế đã mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài từ năm 1995.
2.1.2 Diễn biến khủng hoảng tài chính ở Thái Lan
Khi xuất hiện 4 nguy cơ khủng hoảng, những người có đủ thông tin về các
nguy cơ này tất sẽ lo lắng. Lo sợ các ngân hàng và tổ chức tài chính phá sản, họ mất
tiền đã gửi sẽ thúc đẩy họ rút tiền ra khỏi các tổ chức này. Lo sợ tỷ giá hối đoái tăng,
đồng tiền bath mất giá sẽ khiến họ đổ xô đi mua đô la làm cầu đô la tăng.
Thực tế từ đầu năm 1997 đến tháng 3/1997 người dân và các nhà đầu tư bắt

đầu rút vốn của mình ở dạng tiền mặt ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính
buộc chính phủ phải đóng cửa thị trường chứng khoán một ngày và yêu cầu mọi tổ
chức tài chính phải có thêm dự trữ tiền mặt và công bố 10 công ty tài chính đang ở
trạng thái không bình thường.
Cuộc khủng hoảng ở Thái Lan bùng nổ do hoạt động người dân và nhà đầu
tư rút vốn khỏi các ngân hàng làm phá sản hàng loạt các ngân hàng và công ty tài
chính. Kế đó là tác động khi họ đổi đồng bath lấy ngoại tệ USD, làm tỉ giá hối đoái
tăng vọt. Chỉ trong năm 1997 hơn 22 tỉ USD cho vay ngắn hạn đã được thu hồi và
rút ra khỏi Thái Lan. Sự phá sản của các ngân hàng, công ty tài chính và sự tăng vọt
của tỉ giá hối đoái sẽ làm cho các doanh nghiệp vốn đã kém hiệu quả bị thua lỗ, phá
sản. Trong năm tháng đầu 1998, gần 4000 doanh nghiệp ở Thái Lan bị phá sản. Sự
phá sản của các doanh nghiệp tuy tác động chậm hơn song sẽ lại thúc đẩy quá trình
phá sản các ngân hàng, công ty tài chính. Trong số 108 ngân hàng, công ty tài chính
của Thái Lan, từ tháng 4/97 đến tháng 3/98, 64 ngân hàng, công ty tài chính có vấn
đề (chiếm 59%), trong đó 56 bị đình chỉ hoạt động, 4 bị quốc hữu hóa hoặc chính
phủ giám sát và 4 bị bán cho các công ty nước ngoài.
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 15 -


2.1.3 Hậu quả của khủng hoảng:
Hậu quả trực tiếp của khủng hoảng kinh tế tài chính ở Thái Lan là:
- Các ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, kinh tế quốc gia
suy thoái. Tăng trưởng kinh tế từ 6,7% năm 1996 giảm còn -0,4% năm 1997, -8,3%
năm 1998 và 1% năm 1999.
- Gần 2 triệu người lao động mất việc làm, mất thu nhập.
- Các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin, rút vốn ra khỏi đất nước, làm xấu đi môi

trường đầu tư. Năm 1995, 1996, mỗi năm có khoảng 20 tỉ USD vốn được rót vào
Thái Lan, nhưng năm 1997, 15,8 tỉ USD vốn được rút ra khỏi quốc gia, năm 1998
thêm 9,5 tỉ USD vốn chạy ra nước ngoài.
2.2 Indonesia:
2.2.1 Tình hình Indonesia trước khủng hoảng:
a) Hai lần khủng hoảng kinh tế và hai lần cải cách kinh tế:
Indonesia có nguồn dầu mỏ lớn thứ 7 thế giới, bị Hà Lan chiếm làm thuộc
địa từ thế kỉ 16 và giành độc lập từ 1949. Quá trình công nghiệp hoá diễn ra từ cuối
thập kỉ 60. Xuất khẩu của Indonesia chủ yếu dựa vào dầu lửa và các sản phẩm tự
nhiên như gỗ, quặng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1966-1970 là 6,6%/năm.
- Năm 1983, nền kinh tế bị khủng hoảng do khủng hoảng dầu lửa trên thế
giới. Xuất khẩu giảm sút nặng nề, Chính phủ Indonesia phải đầy mạnh phát triển
kinh tế ở các lĩnh vực không liên quan đến dầu mỏ, đặc biệt là ngành công nghiệp
chế tạo và nông nghiệp. Năm 1985, hàng xuất khẩu phi dầu lửa chiếm 32% doanh số
xuất khẩu, trong đó chỉ có 8% là sản phẩm công nghiệp chế biến.
- Năm 1986, cuộc khủng hoảng lần thứ 2 nổ ra, khi giá dầu thế giới sụt giảm,
làm cho thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai lại tăng. Hai cuộc khủng hoảng này đã
buộc Chính phủ phải tăng tốc cải cách kinh tế. Cuộc cải cách năm 1986 là chuyển
dịch từ chính sách phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu với trọng tâm là phát
triển các ngành công nghiệp cơ bản và dựa vào tài nguyên, đòi hỏi nhiều vốn sang
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 16 -


phát triển công nghiệp cần nhiều lao động hướng về xuất khẩu. Cuộc cải cách này đã
được các nhà đầu tư nước ngoài hưởng ứng và nền kinh tế đã chuyển biến tích cực.
- Kinh tế giai đoạn 1987-1992 đã đạt tăng trưởng 6,7%/năm. Xuất khẩu đồ

dệt, đồ gỗ, giày dép và hàng điện tử tăng mạnh. Năm 1991, xuất khẩu phi dầu lửa
chiếm 62% doanh số xuất khẩu, trong đó công nghiệp chế biến chiếm 32%. Tuy
nhiên công nghiệp chế biến xuất khẩu của Indonesia chủ yếu dựa vào nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu, điều này làm cho nền kinh tế rất nhạy cảm và phụ thuộc vào biến
động giá cả ở thị trường quốc tế và tỉ giá hối đoái. Từ 1993, nền kinh tế có biểu hiện
chựng lại, xuất khẩu giảm. Đầu tư nước ngoài giảm sút.
- Để giải quyết tình thế trên năm 1994 chính phủ tuyên bố chương trình cải
cách kinh tế mạnh mẽ: giảm thuế nhập khẩu, bỏ hạn chế đầu tư nước ngoài (cho
phép hình thức sở hữu 100% vốn nước ngoài); cho nước ngoài đầu tư thêm 10 lĩnh
vực trước kia bị cấm. Các nhà đầu tư nước ngoài đã hưởng ứng mạnh mẽ cải cách
của Chính phủ: tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng
b) Hệ thống ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả
Indonesia có 228 ngân hàng thương mại, trong đó có 7 ngân hàng thương
mại Nhà nước. Hiệu quả kinh doanh của 7 ngân hàng thương mại nhà nước rất thấp:
tỉ suất lợi nhuận trên tài sản chỉ đạt 0,86%/năm, trong khi lãi suất bình quân tiền gửi
phải trả là 17,3%/năm. Hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động kém hiệu quả và
rủi ro rất cao.
c) Quốc gia tiến tới bờ vực mất khả năng thanh toán
Một điểm khác biệt của việc điều hình tỉ giá hối đoái của Indonesia so với
Thái Lan là tỉ giá hối đoái không bị giữ cố định, mà tăng liên tục, cộng với lạm phát
nội địa cao dẫn đến việc tăng giá đồng nội địa, sẽ hạn chế xuất khẩu, khuyến khích
nhập khẩu, làm xấu đi cán cân thương mại và tài khoản vãng lai. Năm 1996, thâm
hụt tài khoản vãng lai của Indonesia là 7,66 tỉ USD. Trong điều kiện cán cân tài
khoản vãng lai thâm hụt thì nợ nước ngoài sẽ ngày một tăng. Năm 1996, nợ nước
ngoài đã tới 115 tỉ USD, bằng 51,8% GDP, trong đó nợ ngắn hạn là 34,2 tỉ USD.
Nhưng dự trữ ngoại tệ chỉ có 17,9 tỉ USD. Tức là nợ ngắn hạn đã bằng 1,9 lần dự trữ
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á




Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 17 -


ngoại tệ. Năm 1995 tỉ lệ đã là 2. Như vậy, thực tế có thể coi Indonesia đã mất khả
năng thanh toán từ trước khủng hoảng. Tóm lại cuối năm 1996, ở Indonesia đã xuất
hiện đầy đủ 4 yếu tố tiền đề của khủng hoảng kinh tế tài chính.
2.2.2 Diễn biến khủng hoảng tài chính ở Indonesia:
Ngày 2/7/1997, Thái Lan thả nổi đồng Bath. Các công ty nước ngoài rút vốn
ào ạt ra khỏi Thái Lan và việc tăng tỉ giá hối đoái mạnh làm cho hàng hóa Thái Lan
xuất khẩu rẻ hơn hàng xuất khẩu tương tự của Indonesia. Trước áp lực tâm lý do
khủng hoảng kinh tế ở Thái Lan đem lại và việc tiếp tục thâm hụt trầm trọng hơn cán
cân tài khoản vãng lai của Indonesia, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn ra khỏi
Indonesia. Điều này gây áp lực làm mất giá đồng Rupiah và Chính phủ muốn bảo vệ
tỷ giá chỉ còn cách bán ngoại tệ, cuối cùng khi dự trữ ngoại tệ đã ngày một giảm sút,
ngày 14/8/1997 chính phủ phải tuyên bố thả nổi đồng Rupiah. Tỉ giá hối đoái lập tức
tăng lên, tỉ giá hối đoái tăng 600% trong vòng 6 tháng. Dự trữ ngoại tệ giảm.
Năm 1996, thay vì cung cấp khoảng 5 tỉ USD cho thị trường tài chính ở
Indonesia các nhà đầu tư lại rút đi hơn 5 tỉ USD, tạo sự thiếu hụt tương đối hơn 10 tỉ
USD. Chính áp lực này đã làm tỉ giá hối đoái tăng vọt. Đây là tác động của vòng
khủng hoảng số 1, khởi đầu cho khủng hoảng ở Indonesia. Việc tăng giá tỉ giá hối
đoái sẽ làm người dân lo lắng bị mất tài sản nếu giữ đồng nội tệ, do đó họ sẽ đổ xô đi
rút tiết kiệm ra khỏi các ngân hàng, mua ngoại tệ, vàng, mua thực phẩm, đồ dùng dự
trữ. Việc mua ngoại tệ sẽ làm tỉ giá hối đoái tiếp tục tăng. Việc rút vốn ồ ạt sẽ làm
các ngân hàng vốn đã yếu kém bị phá sản. Đến giữa tháng 12/1997, một nửa tài sản
của hệ thống ngân hàng bị mất do người dân và doanh nghiệp rút tiền gửi. Ngày
31/12/1997 chính phủ tuyên bố sát nhập 4 ngân hàng lớn và tư nhân hóa các ngân
hàng thương mại nhà nước, ngày 13/1/1998, 54 ngân hàng yếu kém được đặt dưới
quyền điều khiển của Ủy ban quốc gia tái cấu trúc các ngân hàng (IBRA). Như vậy
vòng khủng hoảng số 2 và số 3 đã xuất hiện. Sự phá sản của các ngân hàng, sự tăng
vọt của tỉ giá hối đoái làm cho các doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động và phải nhập

vật tư với giá rất cao. Giá thành sản phẩm tăng, không tiêu thụ được doanh nghiệp sẽ
phá sản. Đến giữa năm 1998, khoảng 80% doanh nghiệp ở Indonesia phải ngưng
hoạt động hoặc phá sản. Tức là vòng khủng hoảng thứ 4 xuất hiện. Năm 1996 tăng
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 18 -


trưởng công nghiệp là 10,4%, năm 1997 giảm còn 5,6%, nhưng sang năm 1998 đã
suy giảm -15,6%. Ngành nông nghiệp năm 1996 tăng trưởng 12,8%, năm 1997 còn
6,4% và qua 1998 suy giảm -39,7%.
2.2.3 Hậu quả của khủng hoảng:
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở Indonesia đã làm tỉ lệ thất nghiệp ở đô
thị tăng từ 5% năm 1997 lên 11% đầu 1998 và trong cả nước từ 5% lên 7%. Tỉ lệ
nghèo đói tăng từ 11% năm 1996 lên 18-20% dân số năm 1998 bằng 40 triệu người.
2.3 Malaysia
2.3.1 Tình hình kinh tế Malaysia trước khủng hoảng
a) Thành quả phát triển đáng khâm phục
Malaysia giành độc lập 1957 và năm 1963 thành lập cộng hòa Liên bang.
Những năm 60. Malaysia tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp khoáng
sản, chủ yếu là thiếc, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5,5%/năm
Thời kỳ thập niên 70, Malaysia đầy mạnh phát triển công nghiệp chế biến
nông sản xuất khẩu và ngành chế tạo máy móc nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh
tế đạt bình quân 7,8%/năm
Qua thập niên 80, M alaysia tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế
biến như sản xuất thép, ô tô, bán dẫn… tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%/năm.
Qua thập niên 90, Malaysia liên tục đẩy mạnh công nghiệp điện tử và chế tạo phụ
tùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991-1996 đạt 8,6%/năm.

Năm 1996, cơ cấu kinh tế của Malaysia là: công nghiệp chiếm 48,53%, dịch
vụ 38,8% và nông nghiệp 12,67%. Xuất khẩu của Malaysia năm 1996 đạt 56,9 tỉ
USD, gấp hơn 10 lần năm 1976, tốc độ tăng bình quân 20%/năm. Năm 1986,
Malaysia đứng hàng thứ 3 trong xuất khẩu linh kiện bán dẫn sau Mỹ và Nhật Bản và
đứng thứ 2 trong xuất khẩu bảng vi mạch sau Nhật Bản. Malaysia chiếm 75% thị
trường dầu cọ, 62% thị trường cao su thế giới. Malaysia cũng là 1 nước xuất khẩu ô
tô.
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 19 -


b) Không có 3 trong 4 nguy cơ gây khủng hoảng:
Đầu tư nước ngoài là một nhân tố rất quan trọng đối với phát triển của
Malaysia. Với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy rất phát triển, tình hình
chính trị xã hội tương đối ổn định, chính sách tỉ giá hối đoái không khuyến khích
nhiều đầu tư tài chính và tín dụng thương mại. Chính điều này đã làm cho kinh tế
Malaysia có nền tảng vật chất tốt hơn là Thái Lan và Indonesia. Tổng đầu tư tài
chính và tín dụng thương mại chỉ chiếm 36,3% tổng đầu tư nước ngoài 1991-1996.
Một điều đáng lưu ý là từ 1992-1996 đầu tư tài chính thuần vào Malaysia
luôn giảm. Điều này có thể lý giải bởi mức chênh lệch lãi suất ở Malaysia với lãi
suất ở Mỹ không lớn, cộng với lo lắng của các nhà đầu tư về thái độ chống M ỹ gay
gắt của chính phủ M alaysia nên họ có xu hướng tìm nơi đầu tư tài chính khác lời hơn
và an toàn hơn, chẳng hạn sang Thái Lan. Mặt khác do tỉ giá hối đoái có xu hướng
giảm -1,5%/năm nên tính hấp dẫn của tín dụng thương mại và cho vay ngắn hạn lớn
hơn là chênh lệch lão suất tiền gửi. Sự thay đổi giá của các mặt hàng xuất nhập khẩu
với các đối tác thương mại chủ yếu của M alaysia thì đồng Ringgit bị lên giá. Điều
này có tác dụng hạn chế xuất khầu và khuyến khích nhập khẩu. Do tài khoản vãng lai

của M alaysia luôn thâm hụt từ 1991-1996 nên Malaysia phải vay nước ngoài để
trang trải và tăng dự trữ ngoại tệ, cuối năm 1996 đầu 1997 Malaysia không đứng
trước nguy cơ mất khả năng thanh toán. Đây là điểm khác biệt căn bản so với Thái
Lan và Indonesia. Ở lĩnh vực ngân hàng tỉ lệ nợ khó đòi của cả hệ thống ngân hàng
là 3,6% vào 6/1997. Như vậy chưa thấy có dấu hiệu đang tích lũy nguy cơ phá sản
của các Ngân hàng và công ty tài chính.
Tóm lại trước khi khủng hoảng ở Thái Lan tình hình kinh tế Malaysia chưa
tích lũy các nguy cơ khủng hoảng tới mức có thẻ xảy ra khủng hoảng từ bên trong
quốc gia. Các doanh nghiệp nhìn chung hoạt động hiệu quả. Các ngân hàng và công
ty tài chính hoạt động vẫn hiệu quả. Nợ quốc gia chưa gây áp lực mất khả năng
thanh toán. Chỉ riêng tỉ giá hối đoái gần như cố định và lại giảm liên tục 3 năm 1993-
1996 và tài khoản vãng lai thâm hụt liên tục là tạo áp lực tăng nợ nước ngoài (đầu tư
ngắn hạn được khuyến khích, phải vay để trả nợ cũ, duy trì tỉ giá hối đoái thấp, và
tăng dự trữ, ảnh hưởng bất lợi đến cán cân thương mại).
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 20 -


2.3.2 Diễn tiến khủng hoảng ở Malaysia
Chỉ trong vòng 1 năm, từ 6/1996 đến 6/1997 dự trữ ngoại tệ của Thái Lan đã
giảm hơn 7 tỉ USD do phải bán ngoại tệ để duy trì tỉ giá hối đoái và bù đắp thâm hụt
thương mại mặc dù tiếp tục tăng nợ nước ngoài. Cuối cùng, ngày 2/7/1997 Thái Lan
phải thả nổi đồng Bath. Lập tức đồng Bath rớt giá làn sóng rút vốn ra khỏi Thái Lan
bùng nổ. Ở Indonesia chỉ trong vòng 12 ngày đầu 7/1997, Ngân hàng Nhà nước đã
phải bán 700 triệu USD để kìm tỉ giá. Ngày 14/8/1997 Indonesia phải thả nổi tỉ giá
Đây là 2 nước mà đồng nội tệ đã bị lên giá từ nhiều năm và nợ nước ngoài
đặc biệt nợ ngắn hạn lớn tới mức mà các quốc gia đã mất khả năng thanh toán từ

năm 1995. Vì vậy khi các nhà đầu tư nước ngoài sợ mất tài sản đã đầu tư, rút vốn ra
khỏi quốc gia thì sẽ làm cho đồng nội tệ bị phá giá thực sự, khủng hoảng bùng nổ.
Cuối năm 1996 đầu 1997, Malaysia không đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh
toán, tỉ lệ nợ ngắn hạn so với dự trữ ngoại tệ dưới 50%.
Những diễn biến trên rỏ ràng thể hiện nguy cơ mất khả năng thanh toán
đang đến gần, càng thúc đầy các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn và người dân trong
nước đổ xô đi mua ngoại tệ. Ngày 11/8/1997, Malaysia tuyên bố thả nổi tỉ giá, đánh
dấu sự bùng nổ khủng hoảng ở M alaysia. Tỉ giá hối đoái lập tức tỉ giá hối đoái tăng
75,5% trong vòng 6 tháng. Năm 1997, các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tài
chính đã rút vốn ra khỏi Malaysia, làm cho dự trữ quốc gia giảm sút. Các nước khác
ở Đông Nam Á bị khủng hoảng sẽ giảm nhu cầu nhập khẩu từ Malaysia, trong khi
50% xuất khẩu của Malaysia là vào các nước này. Kết quả là hàng loạt doanh nghiệp
phá sản. Sự phá sản của các công ty sẽ làm các ngân hàng bị phá sản theo do không
đòi được nợ.
Như vậy, cuộc khủng hoảng đã làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp và hơn
2/3 số ngân hàng công ty tài chính phải sáp nhập hoặc đóng cửa. Nhưng thực chất
trước khủng hoảng chưa xuất hiện 3 trong 4 loại nguy cơ khủng hoàng kinh tế tài
chính ở M alaysia. Do đó việc khắc phục hậu quả sẽ dễ dàng hơn là ở các nước khác
như Thái Lan, Indonesia.
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 21 -


2.3.3 Hậu quả của khủng hoảng:
Khủng hoảng đã làm cho tăng trưởng kinh tế giảm sút, từ mức tăng 8,2%
năm 1996, còn 7% năm 1997 và -7,5% năm 1998. Tỉ lệ thất nghiệp tăng từ mức
2,5% năm 1997 lên 3,2% năm 1998.


PHẦN II
NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG
1. Nguyên nhân.
1.1 Nhóm nguyên nhân trực tiếp.
Từ năm 1996, các nền kinh tế trong khu vực đã bắt đầu gặp nhiều khó khăn
và xuất hiện những mất đối cơ cấu nghiêm trọng, làm suy giảm lòng tin của các nhà
đầu tư đối với thị trường khu vực và làm cho các luồng vốn nước ngoài đã bắt đầu
rút lui khỏi các thị trường tài chính khu vực. Một số biểu hiện của tình hình khó khăn
đó là:
+ Xuất khẩu giảm sút làm cho thâm hụt cán cân vãng lai gia tăng:
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các nước trong khu vực, 1993-1997
(Đơn vị: %)
1993-1995 1994 1995 1996 1997
Indonesia 10,2 8,8 13,4 9,7 8,9
Malaisia 21,9 24,7 25,5 6,2 3,2
Philippin 21,7 20 31,6 16,7 24
Thái Lan 20,1 22,4 24,2 -1,2 2,3
(Nguồn: ES, dựa theo IMF)
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 22 -


+ Nguy cơ mất khả năng thanh toán quốc tế do dự trữ ngoại tệ không đủ
để bảo đảm chi trả các khoản nợ đến hạn.
Bảng 2: Thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai của các nước trong
khu vực, 1990-1997

(Đơn vị: % GDP)

1990-
1992
1993-
1995
1996 1997
Indonesia
Cán cân thương mại

5 4,2 2,7 3,9
Cán cân vãng lai -2,9 -2,2 -3,5 -3,4
Malaisia
Cán cân thương mại

4,1 2,3 4 5,6
Cán cân vãng lai -4,8 -6,5 -4,9
Philippin
Cán cân thương mại

-8,7 -11,8 -13,6 -15,8
Cán cân vãng lai -3,7 -4,2 -4,7
Thái Lan
Cán cân thương mại

-5,9 -3,6 -5,2 -6,5
Cán cân vãng lai -7,2 -6,3 -8 -5,1
(Nguồn ESCAP, theo IMF)
Bảng 3: Nợ thương mại nước ngoài của các nước trong khu vực, 1992-1997
(Đơn vị: tỷ USD)

1992 1993 1994 1995 1996 Tháng
6-2007
Indonesia Tổng số nợ 28,4 30,5 34,2 44,5 55,5 58,7
% nợ ngắn hạn 60,5 61,7 61,8 61,7 61,7 59
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 23 -


Malaisia Tổng số nợ 8,5 13 13,5 16,8 22,2 28,8
% nợ ngắn hạn 48,1 56,8 48,8 47,2 50,3 56,4
Phiippin Tổng số nợ 6,9 5,8 6,5 8,3 13,3 14,1
% nợ ngắn hạn 45,7 40,8 47,4 48,8 58,2 58,8
Thái Lan Tổng số nợ 23 29,6 43,4 62,8 70,1 69,4
% nợ ngắn hạn 69 72,1 71 69,4 65,2 65,7
(Nguồn: ESCAP, dựa theo BIS – Ngân hàng thanh toán quốc tế)
Bảng 4: Dự trữ quốc tế của các nước trong khu vực (1990-1997)
(Đơn vị: tỷ USD)
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Indonesia 7,5 9,3 10,4 11,3 12,1 13,7 18,3 20,3
Malaisia 9,8 10,9 17,2 27,2 25,4 23,8 27 26,6
Philippin 0,9 3,2 4,4 4,7 6 6,4 10 9,8
Thái Lan 13,3 17,5 20,4 24,5 29,3 36 37,7 31,4
(Nguồn: ESCAP, theo IMF)
+ Sự sụp đổ của nhiều công ty và khó khăn của hệ thống ngân hàng
Những khó khăn trên đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư đối với
thị trường khu vực. Từ cuối năm 1996, các luồng vốn đầu tư nước ngoài đã bắt đầu
rút lui khỏi các thị trường tài chính Đông Nam Á. Thái Lan đã phải thả nổi đồng bạt,

châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lan chuyển sang các nước khác trong khu vực. Do
nguồn tín dụng cạn kiệt, lãi suất nâng cao, đồng nội tệ mất giá, nhiều ngân hàng,
công ty đã không có khả năng trả nợ và phá sản, làm cho chỉ số chứng khoán và tỷ
giá càng giảm mạnh hơn.
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 24 -


+ Các hoạt động đầu cơ tiền tệ:
Giới đầu cơ tiền tệ mà đi đầu là các quỹ đầu tư, các ngân hàng thương mại
đã thu gom và tích trữ ngoại tệ. Nhiều khoản tín dụng đã được cấp cho các nhà đầu
cơ để mua và tích trữ ngoại tệ làm cho cầu về ngoại tệ trên thị trường tăng vọt một
cách giả tạo. Bên cạnh đó, các công ty trong nước và dân chúng cũng tham gia vào
các hoạt động đầu cơ làm cho tình hình càng khó khăn hơn. Đầu cơ tiền tệ quốc tế là
sự phản ứng tất yếu của thị trường trước những thất bại về chính sách của các nước
nhận đầu tư và không thể tránh khỏi trong một nền kinh tế thị trường có tính toàn cầu
hóa cao độ. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều nhất trí rằng, kể cả các nền kinh tế
được quản lý tốt, có hệ thống tài chính-ngân hàng mạnh cũng không tránh khỏi thiệt
hại do hoạt động đầu cơ gây ra. Do vậy, có thể nói, trong điều kiện nền kinh tế đã bắt
đầu bộc lộ những khó khăn thì đầu cơ tiền tệ sẽ làm trầm trọng thêm tình hình.
1.2 Nhóm nguyên nhân tích lũy
+ Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự hướng mạnh vào tăng năng suất.
Bảng 5: Chỉ số năng suất toàn bộ các yếu tố (TFP) của một số nước
Giai đoạn
Tăng
trưởng
GDP

Phần đóng góp của các nhân tố TFP
Lao
động
% Vốn %
Tăng
trưởng
%
Philippin
1960-1971 0,053 0,010 19,7 0,036 67,1 0,007 13,2
1971-80 0,059 0,014 24,5 0,051 86 -0,006 -10,6
1981-93 0,013 0,010 80,6 0,024 187 -0,022 -167,6
(1986-93) 0,028 0,009 33 0,016 55,5 0,003 11,6
Trung
0,039 0,012 29,8 0,036 91,4 -0,008 -21,2
Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á



Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 25 -


bình

Thái Lan
1960-1971 0,069 0,009 12,6 0,085 122,4 -0,024 -35
1971-80 0,065 0,010 15,9 0,067 103,2 -0,013 -19,1
1981-93 0,076 0,008 10,4 0,070 91,5 -0,001 -1,9
(1986-93) 0,090 0,008 8,5 0,076 85,1 0,006 6,4
Trung
bình

0,071 0,009 12,6 0,074 103,9 -0,012 -16,5
(Nguồn: Hitoshi Osaka, Asia-Pacific Development Journal, December 1997, ES)
+ Không xử lý được tình trạng nền kinh tế bong bóng một cách hiệu quả.
Tình trạng kinh tế bong bóng xuất phát từ các nguyên nhân chính sau:
- Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nguồn tín dụng phải được mở rộng nhanh
chóng. Đây là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Nhưng lại không kiểm
soát được chặt chẽ dẫn đến nhiều bất lợi.
- Do lãi suất thực tế nền kinh tế các nước này thường cao hơn các nền kinh tế giàu
(do đồng tiền yếu hơn và khối lượng vốn tích tụ thấp hơn) nên các luồn vốn ngắn
hạn chảy mạnh vào các nền kinh tế đang phát triển.
- Do thị trường vốn và cơ cấu kinh tế của các nước này không hoàn thiện, có nhiều
hạn chế đối với FDI nên một bộ phận lớn vốn (kể cả vốn trong nước lẫn nước ngoài)
được đầu tư dưới hình thức gián tiếp.
Giá cả chứng khoán phình to (bong bóng xà phòng) va vượt quá giá trị thực
tế của các công ty mà nó đại diện. Tình trạng này tạo ra sự phồn vinh giả tạo, kích
thích tâm lý đầu cơ, khuyến khích tiêu dùng của dân chúng, gây thâm hụt cán cân
thanh toán và làm tổn hại đến động lực phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế xuất hiện
những khó khăn, lập tức các bong bóng bất động sản và chứng khoán vỡ ra, khiến thị

×