Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Những kỹ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.4 KB, 21 trang )

1







2



Mục lục
Bái 1:Nghệ thuật làm việc qua điện………… ……….4
Bài 2:Những kỹ năng đem đến cơ hội cho bạn………….……6
Bài 3:9 kỹ năng “mềm” để thành công…………………… …8
Bài 4:Làm sao để con bạn có thói quen đọc sách…………… 10
Bài 5:Để trở thành một người biết lắng nghe……………… 15
Bài 6:Khi giận dữ với đồng nghiệp………………………… 18
Bài 7:Kỹ năng ứng xử…………… 20







3






Kỹ Năng Sống

Lời giới thiệu:
Sách về Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua
giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi
thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Trong học tập và làm việc hằng ngày nếu chúng ta không tự trang bị cho mình số kỹ
năng thì rất khó mà tồn tại và phát triển trong một môi trường xã hội nhất định.Vì vậy,
nếu chúng ta không hòa nhập và thích nghi được với mọi người xung quanh thì rất dễ
bị loại trừ ra khỏi nhóm và không phát triển và hoàn thiện bản thân mình
Chúng ta muốn phát triển một cách toàn diện và làm chủ được bản thân trong mọi
hoàn cảnh thì đòi hỏi chúng ta không ngừng trao dồi và học tập những kinh nghiệm từ
thực tế như qua các cuộc Thảo luận, Sinh hoạt nhóm,Câu lạc bộ, Các hoạt động kích
thích tưởng tượng và động não, Sắm vai
Phân tích tình huống,Trò chơi, bài hát, nghe nhạc, Các loại hình nghệ thuật: vẽ, múa,
Chia sẻ kinh nghiệm,Thư giãn, Thực tập,Tham quan … từ đó mới giúp chúng ta khắc
phục được những yếu kém và phát hiện được những ưu điểm của bạn thân.Thì đó
4

Cuốn sách “Kỹ năng sống” cung cấp cho chúng ta một số kỹ năng thiết yếu và cũng là
hành trang để bước vào đời thành công hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống
làm việc của mình một cách có hiệu quả hơn


Bài 1:Nghệ thuật làm việc qua điện thoại

Trong công việc thời hiện đại, bạn thường phải dùng đến chiếc điện thoại như một
công cụ làm việc hữu hiệu. Nếu không học cách sử dụng điện thoại, công cụ này có

thể “giết chết” thời gian của bạn.



Khi gọi điện thoại, hãy luôn biết rõ mình muốn nói gì. Có thể gạch đầu dòng
trước những điều định nói và cần nói. Như thế bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cho
bạn và cho cả người nghe.

Điều chỉnh cách nói chuyện cho thích hợp với từng đối tượng. Những người
bận rộn thường thích cách tiếp cận trực tiếp, nói ngắn gọn và hạn chế nói chuyện
phiếm. Những người dễ hoà đồng thì thích nói chuyện thân mật hơn.

Hạn chế nói chuyện riêng. Nói chuyện phiếm thì vui đấy nhưng nó làm mất thời
gian và gây khó chịu cho người bên kia đầu dây khi họ đang bận rộn. Bạn có thể
nói chuyện qua loa về thời tiết, thời sự nhưng đừng lôi chuyện gia đình ra làm đề
tài.

Hãy trả lời thẳng câu hỏi của đối tác. Tránh ậm ừ dễ tạo sự không chuyên nghiệp.
Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy nói bạn sẽ gọi cho họ sau khi đã có đáp án
chính xác. Nếu bạn đưa ra một phán đoán sai lầm cho người tin tưởng bạn, họ sẽ
không bao giờ tin bạn nữa.

Cuối buổi nói chuyện, hãy xác nhận lại những điều đã trao đổi. Như thế cả hai
có thể xem mình đã thống nhất với nhau được điều gì để có thể đưa ra cách giải
5

quyết thích hợp.

Khi gọi điện thoại, hãy luôn nhớ những điều sau:


- Là người chủ động gọi, nếu thực sự bạn cần họ.
- Đừng gọi quá sớm hay quá trễ.

- Những cuộc gọi không quan trọng có thể để cho trợ lý hoặc thư ký lo. Những vấn
đề quan trọng nên được chính bạn nói.
- Đừng gửi lời nhắn vào hộp thư thoại trả lời sẵn. Nếu họ đi vắng có thể gọi di
động hoặc gọi lại sau.

- Đừng thúc giục người đối diện nhanh chóng đưa ra câu trả lời, đừng khiến họ ám
ảnh với các cuộc gọi của bạn. Điện thoại rất tiện lợi nhưng nếu bạn lạm dụng nó,
đối tác và khách hàng có thể cảm thấy đang bị đeo bám.

Khi nhận điện thoại, cần lưu ý những điểm sau:

- Đừng đợi chuông reo quá 3 lần rồi mới nhấc máy. Nếu tình thế bắt buộc không
thể nhấc ngay, hãy xin lỗi họ và nói lý do.
- Mọi người đều nên có trách nhiệm trả lời điện thoại. Nếu người chịu trách nhiệm
trực điện thoại đi vắng, bạn hãy chủ động ra nghe và chuyển điện thoại nếu cần.

- Đừng trả lời điện thoại khi đang ăn. Người bên kia có thể nghe rõ tiếng nhai của
bạn.
- Đừng nói quá to hoặc quá nhỏ.

6



Sưu tầm -




Bài 2: Những kỹ năng đem đến cơ hội cho bạn

Giải quyết vấn đề (Problem solving): Là cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ và đưa
ra giải pháp thực thi để cải tiến một vấn đề, cốt lõi là tìm cách đạt được mục đích
khi gặp trở ngại hoặc chỉ có những điều kiện rất hạn chế để thực hiện mục đích.
Kỹ năng này gồm: Xác định vấn đề; Phân loại; Mô hình hoá; Sử dụng các công cụ
để giải quyết; Lên quy trình giải quyết.
7



Kỹ năng giao tiếp (Communication): Mục đích của giao tiếp là phải truyền tải
được các thông điệp. Muốn truyền đạt thành công, bạn phải truyền đi được suy
nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu không, những ý
tưởng của bạn sẽ không được phản ánh, gây nên sự hiểu lầm và tạo ra những rào
cản để bạn đạt được mục tiêu.
Nên ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động: Thuyết trình trước đám đông;
Truyền đạt thông tin; Lắng nghe và thu thập thông tin.

Tư duy phản biện (Critical thinking): Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là
sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó là quá trình tư duy tìm lập luận phản
bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác nhằm xác định lại tính chính xác của
thông tin. Lập luận phản biện cần phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng và khách
quan.

sưu tầm -




8

Bài 3: 9 kỹ năng “mềm” để thành công


Bạn có những lá thư giới thiệu ấn tượng; bạn có kinh nghiệm nghề nghiệp phong
phú, những văn bằng chứng chỉ giá trị cùng những mối quan hệ tốt. Nhưng bạn có
tin không, chừng đó chưa đủ để bạn vươn lên đỉnh cao sự nghiệp. Bạn còn cần có
những kĩ năng “mềm”.

Thế nào là những kỹ năng “mềm”?
Kỹ năng “mềm” là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên
môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những
kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn, bao gồm học vấn, kinh nghiệm
và sự thành thạo về chuyên môn.
Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp khéo léo? Bạn giải
quyết các vấn đề hiệu quả? Đây chính là các dạng câu hỏi được đặt ra nhằm khám
phá các kỹ năng “mềm” của bạn.
Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến chúng?
Nhà tuyển dụng coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy
chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả.
Các dạng kỹ năng “mềm”
9

Thái độ lạc quan: Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên “hãy nhìn cốc nước còn
đầy một nửa, hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Tại công sở, cái nhìn lạc quan dẫn
đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả khả quan.
Biết làm việc theo nhóm: Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được
khả năng làm việc tốt theo nhóm. Việc này không chỉ mang tính cộng tác mà còn
thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần.

Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết đối với hiệu quả công việc
của một người. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng
nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu
của bạn.
- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
- Đừng tỏ ra bồn chồn
- Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ như khoanh tay
trước ngực
- Không nói chuyện lan man, hãy tập trung vào một vấn đề
- Phát âm chính xác
- Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường
Tự tin: Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là chìa khóa. Trong
khi khiêm nhường vì nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì thừa nhận thế
mạnh của mình cũng quan trọng không kém.
Luyện kỹ năng sáng tạo:Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá
cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi
hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp
sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.
Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình: Đây là một trong những kỹ năng
mang tính thử thách nhất, và cũng gây ấn tượng nhất đối với nhà tuyển dụng. Khả
năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cầu thị của
bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công
việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém.
Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác: Một điều rất quan trọng đối với nhà
tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các
10

sáng kiến hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới
cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công
việc mang tính lặp đi lặp lại.

Đa năng và biết ưu tiên công việc: Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một
nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án
cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay
không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có
thể, bạn được gọi là người đa năng.
Biết nhìn nhận toàn diện: Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả
năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận
ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh
vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu
xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không
chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất
lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn
bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.
Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn
Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua
những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết
hợp khéo léo cả hai kỹ năng này.
Theo Phước Đại - Askmen
Sưu tầm :






Bài 4. Làm sao để con bạn có thói quen thích đọc sách

11

Thích đọc sách hay không, không phải bản tính của trẻ. Đó chỉ là một thói quen

tốt hoàn toàn có thể tập được.

Cu Bin nhà mình năm nay lên lớp 7, học môn gì cũng khá, chỉ có môn văn trầy
trật mãi mới đủ điểm trung bình. Cô giáo bảo phải cho nó đọc truyện, sách thật
nhiều, nhưng Bin vốn ghét sách truyện từ nhỏ, mình chẳng có cách nào làm cho
nó đọc một cuốn truyện từ đầu đến cuối. Buồn lòng mình đem chuyện than
phiền với Hòa, cô bạn thân, cũng là giáo viên dạy văn. Hòa nghe xong bảo:
“Được, cậu giao nó cho mình, để mình thử xem”.

Chủ nhật ấy, mình chở Bin đến nhà Hòa chơi cả ngày. Bin cũng nhanh chóng
làm quen với nhóc con nhà Hòa, rồi tham gia giúp tưới cây cảnh, sửa lại hàng
rào. Chiều đến, Hòa “chiêu đãi" nó một chầu xem phim đặc biệt. Phim về thám
tử Sherlock Holmes làm thằng bé mê tít. Khi về nhà, nó muốn mượn thêm vài
đĩa phim thì Hòa bảo: “Phim cô có mỗi một đĩa đó thôi, chỉ có sách về Sherlock
Holmes là cô có đủ, Bin mang về đọc đi”. Ngần ngừ một lát, Bin cũng đồng ý.

12


Ảnh: Getty images

Thật không ngờ, hai tuần sau mình đã nghe Bin kể vanh vách cho lũ bạn trong
xóm nghe về các vụ án mà nhà thám tử lừng danh ấy đã phá được.

Sau Sherlock Holmes, Bin bắt đầu đọc Lupin, về các cuốn truyện trinh thám
khác. Hết mùa hè, nó bắt đầu thích đọc hơn cả bố và mẹ cộng lại. Vào năm học
mới, Bin viết văn hay hơn hẳn. Nó biết chấm, ngắt câu hợp lý. Câu văn có nét so
sánh dí dỏm, hóm hỉnh, nhiều hình ảnh hơn. Mình vui lắm, gọi điện cho Hòa
thông báo tình hình và cảm ơn bạn ấy, trong câu chuyện Hòa có nói một câu làm
mình nhớ mãi: “Thích đọc sách hay không, không phải bản tính của trẻ. Đó chỉ

là một thói quen tốt hoàn toàn có thể tập được”.

Vài mách nước nho nhỏ
Con bạn có thích đọc sách không? Bạn đã làm gì để giúp chúng tiếp cận với
sách báo và khơi gợi hứng thú của chúng trong việc đọc. Sau đây là một số
mách nước nho nhỏ giúp bạn:
13

Tập cho trẻ thích đọc sách ở lứa tuổi nào là tốt nhất?

Càng sớm càng tốt. Trẻ dưới 4 tuổi đã có thể nhận biết những cuốn sách có tranh
ảnh đẹp, màu sắc cuốn hút. Bạn hãy dành thời gian kể những mẩu truyện tranh
đơn giản cùng lúc với việc giở cho chúng xem tranh ảnh về câu chuyện đó. Nếu
không có thời gian, mỗi tuần chỉ cần tập cho chúng xem từ 2 đến 4 lần. Mỗi lần
15 đến 30 phút. Sau đó, hãy để những cuốn truyện tranh này ở đầu giường, trên
kệ thấp, để trẻ có thể tự lấy xem khi chúng muốn.


Ảnh: Getty images
14

Khuyến khích chúng tự kể lại câu chuyện theo ngôn ngữ của chúng. Nếu chúng
có làm hỏng vài cuốn, đừng rầy la, vì như thế, bạn sẽ làm cho chúng ngại tiếp
cận với sách báo.


Nếu trẻ hiếu động, không thích hợp ngồi một chỗ, làm sao để chúng chịu đọc
sách?

Hãy lựa một câu chuyện hấp dẫn kể cho trẻ nghe một đoạn (không có đoạn kết).

Bạn làm như thật sự không biết, đặt ra câu hỏi cho đoạn tiếp theo và “nhờ” trẻ
đọc để trả lời. Ví dụ “Ráp lại thành cây tre 100 đốt, nhưng làm sao anh ta vác về
nhà được nhỉ? Lâu quá rồi mẹ quên, con đọc tiếp và kể cho mẹ nghe với!”. Trẻ
con cảm thấy chúng được khám phá và có nhiệm vụ thật lớn “Kể cho mẹ nghe”
(không có đứa trẻ nào lại không thích được khen. Đừng tiếc lời khen khi chúng
đọc xong được một cuốn sách hoàn chỉnh).


Bắt đầu từ cuốn sách chúng thích, chứ không phải cha mẹ chúng thích.

Đừng bao giờ bắt trẻ xem những cuốn sách bạn cho là hay nhưng con bạn lại
không thích. Việc áp đặt này sẽ làm giảm mọi hứng thú của chúng, đồng thời
làm chúng cảm thấy rất khó chịu. Kết cục là chúng chẳng rút ra được gì sau khi
đọc cả.
Mỗi tối, sau giờ học chính, bạn hãy kiên trì và khéo léo khơi gợi con cách giải trí
bằng sách báo để chúng tận dụng thời gian này đọc sách báo. Sách thực sự là
người bạn, người thầy tốt nhất của trẻ.
15

Theo weptretho
Bài 5. Để tr thành một người biết lng nghe

Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi
hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết
hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những
phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự,
một người mà người khác luôn muốn trò chuyện.








16



- Lng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy
hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có
một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

- Tập trung: Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét
những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường
những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên
bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến
khi họ trình bày hết quan điểm của mình.

- Đt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm
thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách
để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi
người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn
sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với
chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang
câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình
hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những
điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên
suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập
trung vào những gì người kia đang nói.


- Hưng ng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục,
hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói:
"Vậy ý của bạn là " hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không " Và lặp lại
những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang
chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

- S dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ.
Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước
ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng
ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong
phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm
vào người nói.

- Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm
vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải.
Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều
17

hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ
ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở
rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.

- Im lng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một
không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe
phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút
trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín
trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.

Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng
nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng.

Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng
chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến
đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận
xét củả người khác?




- Thái độ lng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe.
Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một
phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ
nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

- Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án.
vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là
chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.
18

Sưu tầm -
Bài 6: Khi giận dữ với đồng nghiệp


Các cuộc tranh luận nơi công sở, những bất đồng trong công việc, thái độ quá
đáng của một đồng nghiệp nào đó đôi khi cũng khiến bạn "nổi cơn tam bành".
Khi đó, bạn sẽ phản ứng thế nào? Qua mỗi lần giận dữ, đồng nghiệp sẽ biết được
tính cách của bạn đấy.

Bỏ đi nơi khác

Khi giận dữ, nhiều người muốn tránh xung đột bằng cách bỏ đi. Thái độ cư xử

này khiến đối phương không còn ai để gây gổ, buộc phải im lặng, nhìn lại bản
thân hoặc ngồi đó gặm nhấm nỗi tức giận. Nếu bạn có phản ứng này chứng tỏ
bạn khá cao ngạo nhưng rộng rãi, "dĩ hoà vi quý", không thích đôi co. Cách này
khiến môi trường làm việc của bạn bớt những cuộc cãi vã không đáng có.

Lời nói cay nghiệt

Nhiều người thường dùng lời lẽ để trút giận. Những lời nói cay nghiệt thật ra
không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm hỏng mối quan hệ đồng nghiệp của
bạn thôi vì khi đó đối phương cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, khó có thể bỏ qua.

Bạn thường xử sự như vậy ư? Vậy thì trong mắt đồng nghiệp, bạn là người hiếu
thắng, nóng tính, đôi khi suy nghĩ nông nổi nhưng cũng dễ quên, dễ tha thứ. Bạn
19

thật ra cũng biết tự nhận lỗi sau khi đã hết giận.
Hành động

Điều này thường hay xảy ra với nam giới. Họ không đè nén được cảm xúc, phải
bộc lộ ra ngoài bằng cách đập phá đồ đạc, thậm chí "thượng cẳng chân, hạ cẳng
tay" với đối tượng đang xung đột với mình. Tuyệt đối đừng phản ứng thế này ở
công sở. Đồng nghiệp không phải là người nhà của bạn, họ không thể hiểu nổi
tại sao bạn lại cuồng nộ lên như thế. Còn sếp thì càng không thể chấp nhận một
nhân viên sẵn sàng đập phá mọi thứ khi tức giận.
Đây là mẫu người hướng ngoại, tính tình nóng nảy, thiếu kiềm chế. Vì tính cách
này, các đồng nghiệp không thích chơi với họ.
Nước mt
Khi hờn giận, nhiều người (chủ yếu là phụ nữ) chỉ biết khóc. Họ tự an ủi mình
bằng nước mắt và cho đó là vũ khí để chứng minh sự ấm ức. Bạn khóc ở cơ
quan cũng chẳng sao, nhưng đừng yếu đuối quá trước mặt đồng nghiệp, họ có

thể mủi lòng nhưng cũng dễ coi thường bạn. Nên cứng rắn hơn để giải quyết
được mâu thuẫn.

Nếu bạn hay rơi nước mắt khi tức giận đồng nghiệp, bạn là người giàu cảm xúc
nhưng nhu nhược, yếu đuối, thậm chí bạn không biết cách tự bảo vệ mình.
Im lng
Im lặng là cách cư xử khôn ngoan của những người làm chủ được cảm xúc. Họ
biết trước hậu quả tệ hại nếu phản ứng tức thời nên tự rút lui. Khôn ngoan hơn,
họ đợi đến khi bản thân và đối phương cùng "hạ nhiệt" mới gợi lại chuyện.

Đây là người biết cách hành xử, bình tĩnh trước mọi tình huống và dễ đạt được
những thành công lớn. Dù đang rất giận bạn thì đồng nghiệp vẫn cảm thấy khâm
20

phục cách cư xử của bạn.
Làm hoà
Kiểu phản ứng này chỉ có ở những người điềm tĩnh, chín chắn, luôn độ lượng
với mọi người. Dù bực tức đến đâu, họ vẫn giữ được bình tĩnh và cố gắng thuyết
phục đối tượng bằng lời lẽ nhẹ nhàng, có tình, có lý.
Đây là mẫu người hoà nhã, khôn khéo. Họ "biết người biết ta" nên "trăm trận
trăm thắng".
Sưu tầm:



Bài 7. Kỹ năng ng x

Bạn có muốn trở thành người dễ gần, có muốn trở thành người được mọi người
yêu mến. Rất dễ, hãy làm theo những bước sau:


Ứng xử là gì mà quan trọng thế?Là sự phản ứng của con người đối với sự tác
động của người khác trong những tính huống xác định.
Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có
sự lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng - tuỳ
thuộc vào tri thức, nhân cách nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.
Để ng x cho vừa lòng nhau cần có những thuộc tính tâm lý sau:
1. Năng lực quan sát đối tượng
- Là khả năng định hướng ban đầu qua khuôn mặt, dáng người, cách nói năng qua
đó có những phán đoán ban đầu về chân dung đối tượng tiếp xúc
2. Kỹ năng biểu hiện ý nghĩ, tình cảm, nhận thức của mình với người khác:
- Tạo ra sự cảm tình, đồng cảm với ta
3. Tôn trọng nhân cách người giao tiếp
21

- Luôn nhìn thấy cái tốt, không định kiến về đối tượng giao tiếp
4. Năng lực tự chủ trong các tình huống giao tiếp
- Là một điều kiện quan trọng để giao tiếp thành công.
- Khi bị cảm xúc chi phối, con người dễ hành động mà không ý thức hết hậu quả
của hành động của mình
III. Bí quyết thành công trong ứng xử
1. Đề cao vai trò và vị thế của đối tượng giao tiếp
2. Biết người biết ta
- Biết người để ứng xử cho hợp lý
- Biết ta để có cách ứng xử phù hợp, càng khiêm tốn, càng ít bộ lộ cái mạnh, cái
yếu của bản thân càng tốt.
3. Tôn trọng nhân cách người tiếp xúc với ta
- Mỗi cá nhân ở địa vị nào, hoàn cảnh gì, lành lặn hay khuyết tật, giầu hay nghèo
đều có lòng tự trọng. Xúc phạm đến nhân cách là xúc phạm đến lòng tự trọng.
- Tôn trọng nhân cách của người đối thoại giúp họ tin tưởng ở ta hơn, tạo điều kiện
giao tiếp cởi mở.

4. Giữ thể diện cho người
- Trong tranh luận, chúng ta có xu hướng chứng minh là ta đúng, còn người khác
sai => gián tiếp phủ nhận, coi thường người đối thoại, làm tổn thương danh dự của
họ.
5. Đặt địa vị của mình vào địa vị của người khác để xét đoán họ.
- Để hiểu, đồng cảm với họ
6. Sử dụng lời khen
7. Luôn giữ nụ cười trên môi và những giọng nói ngọt ngào
8, Cố gắng nhớ những cái cần nhớ
9. Quan tâm đến người, người sẽ quan tâm lại
10. Biết lắng nghe người khác nói.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×