Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 16 SINH HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.99 KB, 13 trang )

TÊN BÀI DẠY: CƠNG NGHỆ TẾ BÀO
Mơn học/Hoạt động giáo dục: Sinh học; lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Trong bài này, HS được học về:
- Cơng nghệ tế bào là gì?
- Cơng nghệ tế bào thực vật.
- Công nghệ tế bào động vật.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về công nghệ tế bào dựa trên kết
quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế
hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến
công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại
phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và
thảo luận các vấn đề về công nghệ tế bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề
nghiệp trong tương lai.
2.2. Năng lực nhận thức Sinh học:
- Nêu được khái niệm, ngun lí cơng nghệ tế bào.
- Trình bày được một số thành tựu của cơng nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào
động vật.
2.3. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được tại sao cơng nghệ
tế bào có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng
dụng cơng nghệ tế bào trong thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:


- Các sơ đồ, hình ảnh, phim tư liệu về quy trình công nghệ tế bào thực vật và động vật.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Vở ghi chép.


- Biên bản thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu/khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh đối với bài học.
b. Nội dung hoạt động: Học sinh quan sát phương tiện trực quan thảo luận và trả lời
câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:
- Kết quả thảo luận nhóm.
- Tâm thế hứng thú bắt đầu bài học mới.
d. Tổ chức hoạt động
Nội dung thực hiện

Hoạt động cụ thể

- Chuyển giao nhiệm - GV cho HS xem các hình ảnh:
vụ:
(1) Sơ đồ q trình ni cấy tế bào thực vật.
(2) Nhân giống một số giống lan q.
(3) Ni cấy mơ ở chuối.
Dựa vào hình ảnh quan sát được, GV đặt câu hỏi: Các
phương pháp lai tạo giống vật nuôi và cây trồng truyền
thống tạo ra các cá thể con mang những đặc tính di truyền

giống bố mẹ và những đặc điểm sai khác bố mẹ. Vậy để
tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần cơ thể (mô hoặc tế
bào) và mang đặc điểm giống hệt cơ thể bố, mẹ thì người
ta thường dùng phương pháp nào? Tại sao?
- Thực hiện nhiệm vụ:

- HS xem hình ảnh và thảo luận nhóm đơi để trả lời câu
hỏi.

- Báo cáo và thảo luận:

- GV chọn 1 nhóm bất kì trả lời câu hỏi, các nhóm cịn lại
nhận xét.

- Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, trả lời câu hỏi:
Người ta thường dùng phương pháp ni cấy mơ tế bào
thực vật. Vì nhân nhanh giống trong thời gian ngắn
nhưng vẫn giữ nguyên các đặc tính của bố, mẹ.
 Dẫn dắt vào chủ đề: để giải đáp rõ hơn cho câu hỏi
trên, chúng ta sẽ tìm hiểu bài 21: “Công nghệ tế bào”.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm và ngun lí của cơng nghệ tế bào (25 phút)
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ tế bào.


- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại

phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến cơng nghệ tế bào; ý tưởng và
thảo luận các vấn đề về công nghệ tế bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề
nghiệp trong tương lai.
- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế
hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến
công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào.
- Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề kết
hợp kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm được
viết vào 1 tờ giấy A4) tổ chức cho HS hoạt động thảo luận các nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập:
- Kết quả thảo luận.
- Nội dung trọng tâm.
d. Tổ chức hoạt động
Nội dung thực hiện

Hoạt động cụ thể

- Chuyển giao nhiệm - GV yêu cầu HS quan sát hình 21.1 và 21.2 thảo luận cặp
vụ:
đơi và trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là công nghệ tế bào?
+ Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là gì?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 21.2 và 21.3 thảo luận và
trả lời câu hỏi: Nguyên lí để thực hiện cơng nghệ tế bào là
gì?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 21.3 và 21.4 thảo luận và
trả lời câu hỏi:
+ Tính tồn năng của tế bào là gì?
+ Tính tồn năng của tế bào thực vật và động vật

giống hay khác nhau?
- Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV và trả lời câu
hỏi.

- Báo cáo và thảo luận:

- GV chọn 1 nhóm bất kì trả lời câu hỏi, các nhóm cịn lại
nhận xét.

- Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét và kết luận:
+ Thế nào là công nghệ tế bào?
Cơng nghệ tế bào là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương
pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường
dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hồn
chỉnh. Q trình này dựa trên tính tồn năng, ngun lí
phân chia và biệt hóa của tế bào để tạo ra các sản phẩm


là các dịng tế bào, mơ, cơ quan, cơ thể với số lượng lớn.
+ Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là gì?
Cơ sở khoa học của cơng nghệ tế bào là dựa trên tính
tồn năng của tế bào.
+ Ngun lí để thực hiện cơng nghệ tế bào là gì?
Các tế bào tồn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt
hóa thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Do
đó, người ta có thể điều khiển sự biệt hóa bằng thành

phần mơi trường, trong đó quan trọng nhất là hormone
sinh trưởng.
+ Tính tồn năng của tế bào là gì?
Tính tồn năng của tế bào là tế bào có khả năng biệt hóa
và phản biệt hóa thành những loại tế bào khác nhau
trong cơ thể.
+ Tính toàn năng của tế bào thực vật và động vật
giống hay khác nhau?
Tính tồn năng của tế bào thực vật và động vật khác
nhau:

 Tế bào thực vật có thể phân chia và biệt hóa để hình
thành cây hồn chỉnh.
 Tế bào động vật chỉ có thể hình thành những mô nhất
định.
- GV cho HS ghi bài.
Nội dung trọng tâm
I. CƠNG NGHỆ TẾ BÀO LÀ GÌ?
Cơ sở khoa học của cơng nghệ tế bào là tính tồn năng của tế bào. Mỗi tế bào chứa
hệ gene của tế bào quy định tất cả các đặc tính và tính trạng của cơ thể sinh vật.
Các tế bào tồn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa. Tùy thuộc điều kiện
mơi trường ni cấy mà tế bào có thể tạo ra các sản phẩm công nghệ khác nhau.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung hoạt động: Học sinh thảo luận và vận dụng kiến thức đã học để trả lời
câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:
- Kết quả trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động
Nội dung thực hiện


Hoạt động cụ thể

- Chuyển giao nhiệm - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập sau:


vụ:

Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết?

- Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Báo cáo và thảo luận:

- GV cho HS xung phong trả lời câu hỏi, ghi nhận điểm
cộng nếu trả lời đúng.

- Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, giải thích và kết luận.
Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết?
Nhân giống các lồi cây ăn quả, tạo giống lúa DR2 có
năng suất cao, tạo giống khoai tây sạch bệnh, nhân bản
vơ tính cừu Dolly,...

4. Hoạt động 4: Vận dụng (7 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi phần bài tập.

c. Sản phẩm học tập:
- Kết quả thảo luận nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Nội dung thực hiện

Hoạt động cụ thể

- Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi sau:
Vì sao tính tồn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện
công nghệ tế bào?
- Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận trả lời câu hỏi.

- Báo cáo và thảo luận:

- GV cho từng nhóm báo cáo.

- Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, hồn thiện:
Vì sao tính toàn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện
cơng nghệ tế bào?
Tính tồn năng của tế bào giúp tế bào phân chia để tạo
ra số lượng lớn tế bào giống hệt nhau và sau đó biệt hóa
các tế bào này để tạo ra một mô hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
TIẾT 2

1. Hoạt động 1: Mở đầu/khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh đối với bài học.

b. Nội dung hoạt động: Học sinh quan sát phương tiện trực quan thảo luận và trả lời
câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:
- Kết quả thảo luận nhóm.
- Tâm thế hứng thú bắt đầu bài học mới.


d. Tổ chức hoạt động
Nội dung thực hiện

Hoạt động cụ thể

- Chuyển giao nhiệm - GV đặt vấn đề:
vụ:
+ Đối với một giống cây q có nguy cơ tuyệt chủng
thì làm cách nào con người có thể bảo tồn và duy trì số
lượng?
+ Trong một số tai nạn liên quan đến cháy nổ thì việc
chữa các vết bỏng được thực hiện như thế nào?
- GV cho HS xem các hình ảnh và thảo luận để trả lời câu
hỏi:
(1) Nuôi cấy lan phi điệp.
(2) Da nhân tạo dùng chữa bỏng.
- Thực hiện nhiệm vụ:

- HS xem hình ảnh và thảo luận nhóm đơi để trả lời câu
hỏi.

- Báo cáo và thảo luận:


- GV chọn 1 nhóm bất kì trả lời câu hỏi, các nhóm cịn lại
nhận xét.

- Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, trả lời câu hỏi:
+ Đối với một giống cây q có nguy cơ tuyệt chủng
thì làm cách nào con người có thể bảo tồn và duy trì số
lượng?
Nuôi cấy mô, tế bào.
+ Trong một số tai nạn liên quan đến cháy nổ thì việc
chữa các vết bỏng được thực hiện như thế nào?
Dùng da nhân tạo.
 GV dẫn dắt vào phần tiếp theo của bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu công nghệ tế bào thực vật và thành tựu (15 phút)
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào
động vật.
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về công nghệ tế bào dựa trên kết
quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế
hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến
công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào.


- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại
phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến cơng nghệ tế bào; ý tưởng và

thảo luận các vấn đề về công nghệ tế bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề
nghiệp trong tương lai.
- Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết để hướng
dẫn và gợi ý HS thảo luận các nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập:
- Kết quả thảo luận.
- Nội dung trọng tâm.
d. Tổ chức hoạt động:
Nội dung thực hiện

Hoạt động cụ thể

- Chuyển giao nhiệm - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận cặp đôi trả
vụ:
lời câu hỏi:
+ Hãy cho biết mơ sẹo có thể phát triển thành bộ phận
nào của cây con?
+ Trình bày tóm tắt quy trình thực hiện nhân giống
cây trồng bằng cơng nghệ tế bào thực vật?
+ Nêu 1 số thành tựu của cơng nghệ tế bào thực vật?
Từ đó, hãy đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng cơng
nghệ tế bào thực vật trong thực tiễn?
- Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- Báo cáo và thảo luận:

- GV chọn 1 nhóm bất kì trả lời câu hỏi, các nhóm cịn lại

nhận xét.

- Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét và kết luận:
+ Hãy cho biết mơ sẹo có thể phát triển thành bộ phận
nào của cây con?
Mơ sẹo là 1 nhóm tế bào chưa phân hóa, có khả năng
phân chia và biệt hóa tạo ra mơ rễ, mơ chồi mới.
+ Trình bày tóm tắt quy trình thực hiện nhân giống cây
trồng bằng công nghệ tế bào thực vật?
- Tách các mẫu mô từ cơ quan của cơ thể thực vật.
- Cho các mẫu mơ ni cấy trong mơi trường thích hợp
để tạo mơ sẹo.
- Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích
mơ sẹo phát triển cây con.
- Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn ươm cho
phát triển thành cây trưởng thành.
+ Nêu 1 số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật?


Từ đó, hãy đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng công
nghệ tế bào thực vật trong thực tiễn?
- Nuôi cấy mô các giống cây ăn quả: chuối già Nam Mỹ,
dâu tây chịu nhiệt,…
- Nuôi cấy mô các giống cây cảnh: lan hồ điệp, hoa hồng,

- Nuôi cấy mô các giống cây dược liệu: đinh lăng, sâm
Ngọc Linh, đẳng sâm,…


 Việc ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trong thực
tiễn mang lại hiệu quả cao, giúp duy trì và bảo tồn các
giống cây q hiếm, có giá trị kinh tế cao.
- GV cho HS ghi bài.
Nội dung trọng tâm
II. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT
Ở nước ta, quy trình nhân giống vơ tính trong ống nghiệm đối với một số giống
cây trồng đã được hoàn thiện, giúp bảo tồn được một số nguồn gene quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu cơng nghệ tế bào động vật và thành tựu (15 phút)
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào
động vật.
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về cơng nghệ tế bào dựa trên kết
quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế
hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến
công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại
phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và
thảo luận các vấn đề về công nghệ tế bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề
nghiệp trong tương lai.
- Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi đáp kết hợp với kĩ
thuật ổ bi để hướng dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung bài học.
c. Sản phẩm học tập.
- Nội dung thảo luận.
- Nội dung trọng tâm.
d. Tổ chức hoạt động:



Nội dung thực hiện

Hoạt động cụ thể

- Chuyển giao nhiệm - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 2 thành
vụ:
viên ngồi kế nhau. Mỗi cặp sẽ tiến hành thảo luận vấn đề
được đặt ra. Sau 1 – 2 phút, HS thay đổi nhóm, 1 HS ngồi
yên 1 HS bàn trên quay xuống để tạo thành cặp thảo luận
mới.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 21.6 và 21.7, thảo luận trả
lời các câu hỏi:
+ Trình bày quy trình thực hiện nhân bản vơ tính vật
ni?
+ Thế nào là cấy truyền phơi động vật?
+ Trình bày sơ đồ quy trình cấy truyền phơi động vật?
+ Nêu 1 số thành tựu của cơng nghệ tế bào động vật?
Từ đó, hãy đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng công
nghệ tế bào động vật trong thực tiễn?
- Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiến hành thảo luận theo sự hướng dẫn của GV.

- Báo cáo và thảo luận:

- GV mời HS bất kì trong nhóm thảo luận trình bày tóm
tắt ý kiến chung của nhóm.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.


- Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét và kết luận:
+ Trình bày quy trình thực hiện nhân bản vơ tính vật
ni?
(1) Tách nhân từ tế bào tuyến vú của cừu A.
(2) Loại bỏ nhân của tế bào trứng được lấy từ cừu B.
(3) Dung hợp nhân tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã
loại bỏ nhân  tế bào lai.
(4) Nuôi cấy tế bào lai cho phát triển thành phôi.
(5) Cấy phôi vào tử cung của cừu cái C để “mang thai hộ”.
(6) Phôi phát triển thành cơ thể mới.
+ Thế nào là cấy truyền phôi động vật?
Cấy truyền phôi động vật là kĩ thuật chia cắt phôi động
vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung
của các con cái khác nhau để tạo ra được nhiều con vật
có kiểu gene giống nhau.
+ Trình bày sơ đồ quy trình cấy truyền phơi động vật?
- Bước 1: Tách lấy phôi từ động vật cho phôi.
- Bước 2: Sử dụng các biện pháp để tác động vào phơi đó
trước khi chuyển vào cơ thể nhận.


- Bước 3: Cấy phôi đã chịu tác động ở bước 2 vào tử cung
của các động vật nhận phôi để các động vật này mang thai
và sinh con.
+ Nêu 1 số thành tựu của công nghệ tế bào động vật?
Từ đó, hãy đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng công
nghệ tế bào động vật trong thực tiễn?

- Tế bào gốc từ màng dây rốn được ứng dụng để điều trị
các tổn thương da và các vết thương mãn tính lâu liền.
- Ứng dụng cơng nghệ tế bào gốc điều trị tổn thương
vùng cơ tim.

 Việc ứng dụng công nghệ tế bào động vật trong thực
tiễn mang lại hiệu quả cao, giúp tạo ra các mô, cơ quan
hay cơ thể mới.
- GV cho HS ghi bài.
Nội dung trọng tâm
III. CƠNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT
Cơng nghệ tế bào động vật được thực hiện dựa trên tính tồn năng và khả năng
biệt hóa của tế bào gốc. Tùy theo sự thay đổi về điều kiện và thành phần môi
trường nuôi cấy tế bào gốc, nhất là thành phần hormone sinh trưởng và nhờ quá
trình phân bào đã tạo ra các mô, cơ quan hay cơ thể mới.
Hiện nay, công nghệ tế bào động vật đã khắc phục được nhược điểm của việc
nhân bản vơ tính bằng quy trình cấy truyền phơi.
Ở nước ta, quy trình nhân giống vơ tính trong ống nghiệm đối với một số giống
vật nuôi đã được hoàn thiện.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung hoạt động: Học sinh thảo luận và vận dụng kiến thức đã học để trả lời
câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:
- Kết quả trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:

Nội dung thực hiện

Hoạt động cụ thể


- Chuyển giao nhiệm - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập sau:
vụ:
1. Trong thực tế, đã có những thành tựu công nghệ tế bào


động vật nào được đưa vào ứng dụng và sản xuất?
2. Nhân bản vơ tính và cấy truyền phơi ở động vật có
những đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Báo cáo và thảo luận:

- GV cho HS xung phong trả lời câu hỏi, ghi nhận điểm
cộng nếu trả lời đúng.

- Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, giải thích và kết luận.
1. Trong thực tế, đã có những thành tựu công nghệ tế bào
động vật nào được đưa vào ứng dụng và sản xuất?
- Công nghệ tế bào gốc trong công nghệ thực phẩm, dược
phẩm và mĩ phẩm,…
- Công nghệ tế bào gốc trong y khoa: chữa mắt, chữa
bỏng, chữa vô sinh hiếm muộn,…
- Bảo tồn giống động vật quý hiếm và có khả năng phục
hồi các nhóm động vật bị tuyệt chủng.
2. Nhân bản vơ tính và cấy truyền phơi ở động vật có

những đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Giống nhau: đều giúp nhân nhanh các giống động vật
quý hiếm, sinh sản ít.
- Khác nhau:
+ Nhân bản vơ tính: khơng diễn ra q trình thụ tinh,
con non được sinh ra có phần lớn đặc điểm giống với cá
thể cho nhân tế bào.
+ Cấy truyền phơi: có diễn ra q trình thụ tinh, các
con non được sinh ra có đặc điểm hồn tồn giống nhau.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi phần bài tập.
c. Sản phẩm học tập:
- Kết quả thảo luận nhóm.
d. Tổ chức hoạt động:

Nội dung thực hiện

Hoạt động cụ thể

- Chuyển giao nhiệm - GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành các câu hỏi sau:
vụ:
1. Sưu tầm hình ảnh và thơng tin trên sách, báo,… về các
phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật


(như nuôi cấy hạt phấn, dung hợp tế bào trần,…) và chia
sẻ với bạn?
2. Hãy tìm hiểu về 1 thành tựu của công nghệ tế bào thực

vật hoặc động vật. Đánh giá tính hiệu quả của việc ứng
dụng thành tựu đó trong đời sống?
- Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận trả lời câu hỏi.

- Báo cáo và thảo luận:

- GV cho từng nhóm báo cáo.

- Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, hồn thiện:
1. Sưu tầm hình ảnh và thông tin trên sách, báo,… về các
phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật
(như nuôi cấy hạt phấn, dung hợp tế bào trần,…) và chia
sẻ với bạn?
HS sưu tầm mỗi phương pháp ít nhất 2 thành tựu.
2. Hãy tìm hiểu về 1 thành tựu của cơng nghệ tế bào thực
vật hoặc động vật. Đánh giá tính hiệu quả của việc ứng
dụng thành tựu đó trong đời sống?
HS tìm hiểu 1 thành tựu theo hướng dẫn của GV và tiến
hành đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: Quy trình kĩ
thuật có địi hỏi việc sử dụng các công nghệ cao hay
không? Số lượng sản phẩm thu được nhiều hay ít? Lợi
ích và hạn chế của sản phẩm là gì? Giá thành như thế
nào?,…

IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................



×