Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 21 SINH HỌC 10 SÁCH CÁNH DIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.77 KB, 6 trang )

PHẦN 3: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS
CHỦ ĐỀ 10: VIRUS
BÀI 21: KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUS
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Học xong bài học này, em có thể:
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus
- Trình bày được cấu tạo của virus
- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được
cơ chế gây bệnh do virus
2. Về năng lực
- Nhận thức sinh học:
+ Quan sát hình ảnh kể tên được các thành phần cấu tạo virus
+ Mơ tả các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus
+ Kể tên 1 số bệnh do virus gây ra
- Tự chủ và tự học: Tự lực nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh hồn thành các câu hỏi
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được cơ chế gây bệnh do virus
3. Về phẩm chất
- Trung thực: Trung thực, khách quan khi đánh giá hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động chung của nhóm, nhắc nhở thành
viên trong nhóm hồn thành nhiệm vụ chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK; các hình ảnh 21.2; 21.3; 21.4; máy tính kết nối với tivi trình chiếu
2. Học sinh
- Chuẩn bị đầy đủ SGK, giấy, bút để ghi chép và phân cơng hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
Tạo hứng thú cho HS muốn tìm hiểu kiến thức liên quan tới virus và ảnh hưởng của nó


đến sức khỏe con người
b. Nội dung
HS quan sát video về bài hát “Ghen Cơ Vy” />v=BtulL3oArQw
Trả lời câu hỏi: Tại sao nói đại dịch COVID 19 đang là nỗi kinh hoàng của toàn nhân
loại?
c. Sản phẩm
1


HS thảo luận trả lời câu hỏi: Covid lây lan nhanh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con
người, đặc biệt có thể gây tử vong
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu học sinh xem video về
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học
bài hát “Ghen Cơ Vy” và trả lời câu tập
hỏi: “Tại sao nói đại dịch Covid 19
đang là nỗi kinh hoàng của toàn
nhân loại?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS
HS thảo luận và suy nghĩ về câu trả
nếu cần thiết.
lời cho câu hỏi tình huống dựa trên
hiểu biết của mình.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện 1 nhóm trả lời HS đại diện báo cáo;
trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ

sung.
sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét, kết luận. Dẫn dắt vào - Lắng nghe nhận xét và kết luận của
bài mới.
GV.
GV đặt câu hỏi mở đề: Vậy virus là gì? Làm thế nào để virus tăng số lượng? Cơ chế gây
bệnh cho con người như thế nào?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu khái niệm của virus
a. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm và đặc điểm của virus.
b. Sản phẩm
Nội dung kiến thức HS cần ghi nhớ:
Virus là dạng sống khơng có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc
trong tế bào sinh vật
c. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 5 nhóm
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
GV cho học sinh quan sát hình ảnh
thí nghiệm của Dmitri Ivanovsky,
thảo luận nhóm và trả lời các câu
hỏi
GV có thể giải thích cho HS một số
2



thuật ngữ mà học sinh chưa hiểu
(khuẩn lạc)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi cho từng nhóm:
Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm
1. Trong thí nghiệm trên, vì sao trả lời yêu cầu của giáo viên.
Ivanovsky khơng quan sát thấy
mầm bệnh khi xem dịch ép dưới
kính hiển vi
2. Vì sao Ivanovsky khẳng định có
những mầm độc gây ra bệnh khảm
thuốc lá?
3. Nếu có mầm độc gây bệnh
nhưng tại sao khi nuôi cấy dịch ép
này trên thạch thì khơng thấy có
khuẩn lạc trong khi đó thạch là môi
trường dinh dưỡng phù hợp với
việc nuôi cấy VSV?
4. Virus là gì? Theo em virus có
thể sống độc lập trong mơi trường
tự nhiên được hay khơng? Giải
thích
5. Virus có đặc điểm nào khác so
với vi khuẩn?
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV gọi bất kì HS nào của nhóm HS được gọi trả lời
trình bày trước lớp, HS khác nhận HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ
xét, bổ sung.
sung

Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét, kết luận
Lắng nghe nhận xét và kết luận của
GV
2.2. Tìm hiểu cấu tạo của virus
a. Mục tiêu
- Trình bày được cấu tạo của virus
b. Sản phẩm
Nội dung kiến thức HS cần ghi nhớ:
3


Virus được cấu tạo từ hai thành phần chính là lõi nucleic acid và vỏ protein, một số virus
có thêm lớp màng lipid kép bao bên ngồi, trên đó có các gai glycoprotein.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
luận trả lời các câu hỏi sau:
- Quan sát hình 21.2 SGK, lập bảng về
thành phần cấu tạo của virus và chức
năng của mỗi thành phần:
Thành phần cấu tạo
Chức năng
- Quan sát hình 21.3 SGK, cho biết cấu
trúc nào của virus đóng vai trị là thụ
thể
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu Học sinh nghiên cứu thơng tin

cần thiết.
SGK, thảo luận nhóm trả lời câu
hỏi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên học sinh của mỗi HS trả lời, HS khác lắng nghe,
nhóm trả lời. HS nhóm khác nhận xét, nhận xét và bổ sung.
bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét, kết luận.
Lắng nghe nhận xét và kết luận
của GV
2.3. Tìm hiểu chu trình nhân lên của virus
a. Mục tiêu
Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được
cơ chế gây bệnh do virus
b. Sản phẩm:
Nội dung kiến thức HS cần ghi nhớ:
Chu trình nhân lên của virus thường gồm 5 giai đoạn: bám dính, xâm nhập, sinh tổng
hợp, lắp ráp và giải phóng
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên yêu cầu HS thảo luận Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
theo nhóm để trả lời câu hỏi:
1. Tại sao Bộ Y tế yêu cầu những
4


người đi về từ vùng dịch hoặc có

tiếp xúc gần với những người nghi
ngờ nhiễm virus Corona phải cách
li y tế bắt buộc 14 ngày?
2. Từ khi virus xâm nhập vào cơ
thể cho đến khi biểu hiện bệnh,
virus đã trải qua những giai đoạn
nào?
3. Tại sao virus viêm gan B chỉ
xâm nhập vào tế bào gan mà không
xâm nhập vào tế bào bạch cầu?
4. Tại sao hoạt động nhân lên của
virus lại được ví như quân xâm
lược trong 1 quốc gia đã thất thủ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn học sinh trả lời
Học sinh vận dụng kiến thức đã học để
hoàn thành câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Giáo viên chọn ngẫu nhiên học Học sinh trả lời câu hỏi.
sinh nào nhanh nhất trả lời câu hỏi.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét câu trả lời của HS, Lắng nghe nhận xét và kết luận của
chiếu đáp án
GV
3. Luyện tập:
a. Mục tiêu
Luyện tập kiến thức về virus và sự nhân lên của virus trong tế bào chủ
b. Sản phẩm
Sơ đồ virus (khái niệm, cấu tạo, chu trình nhân lên của virus)

c. Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy về virus
GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh tổ chức dạy học để HS báo cáo sản phẩm
GV yêu cầu các nhóm đánh giá lẫn nhau
GV đánh giá và kết luận
GV có thể sử dụng các câu hỏi/bài tập trong sách bài tập để hướng dẫn HS luyện tập

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
5


Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề thực tiễn. Phát triển năng
lực vận dụng kiến thức, kĩ năng
b. Sản phẩm:
Các câu trả lời của HS về virus và chu trình nhân lên của virus
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để HS tiếp nhận nhiệm vụ
trả lời các câu hỏi:
1. Để nuôi virus các nhà khoa học sẽ
sử dụng loại mơi trường gì? Giải
thích?
2. Tại sao những người bị hội chứng
HIV – AIDS thường dễ mắc các
bệnh như lở loét da và tiêu chảy?
3. Tại sao mỗi loại virus chỉ gây
bệnh ở 1 hoặc 1 số lồi sinh vật nhất

định? Cho ví dụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS, hỗ trợ các em Học sinh hoạt động nhóm, trao đổi, thảo
khi cần thiết
luận
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV gọi bất kì học sinh nào trong
Học sinh trả lời. Học sinh lắng nghe
nhóm trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh nhận xét, hướng dẫn của giáo viên.
giá hoạt động của học sinh.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chiếu đáp án, ghi điểm cho HS
Học sinh lắng nghe nhận xét, hướng
hoạt động tích cực.
dẫn của giáo viên.
IV. ĐÁNH GIÁ
GV đánh giá tiến trình trong quá trình dạy học dựa vào các câu trả lời của HS ở các hoạt
động: mở đầu, dạy học bài mới, luyện tập, vận dụng
GV chú ý hướng dẫn và tạo điều kiện để HS có thể tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau
GV có thể sử dụng các bài tập trong sách bài tập để đánh giá cuối mỗi bài học

6



×