Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 31 SINH HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.69 KB, 13 trang )

BÀI 31. VIRUS GÂY BỆNH
Môn học/HĐGD: Sinh học; Lớp: 10
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018:
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật
và động vật (HIV, cúm, sởi,…) và cách phòng chống.
- Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến
thể.
- Thực hiện được dự án đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên
truyền phòng tránh bệnh.
1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Phương thức lây truyền, cách
phòng tránh và điều tra 1 số bệnh do virus gây ra tại địa phương.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Phân công hợp lí và thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất và phân tích được các giải pháp phịng
tránh các bệnh do virus.
b. Năng lực sinh học:
- Nhận thức sinh học:
+ Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực
vật, động vật (HIV, cúm, sởi, …) và cách phịng chống.
+ Trình bày được cách phịng chống bệnh do virus gây ra ở người, thực
vật và động vật.
+ Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có
nhiều biến thể.
- Tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do
virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất biện pháp tuyên truyền phòng chống
bệnh do virus gây ra.
3. Về phẩm chất: Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người thân, bạn bè


nâng cao ý thức phòng chống các bệnh do virus gây ra.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với giáo viên:
- Hình ảnh, video về các phương thức lây truyền của virus thực vật, động vật và
người.
- Các phiếu học tập, phiếu điều tra, bảng tiêu chí đánh giá dự án, kế hoạch tổ chức
dạy học dự án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bút lông, giấy A0, A4.
Trang 1/13


2. Đối với học sinh:
- Tìm hiểu các tranh ảnh, thông tin về các phương thức lây truyền của virus ở thực
vật, động vật và người.
- Kế hoạch thực hiện dự án.
- Sản phẩm dự án
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới.
- Học sinh xác định được nội dung bài học: Phương thức lây truyền, cách phòng
tránh bệnh do virus gây ra và điều tra 1 số bệnh do virus gây ra ở địa phương.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc thông tin GV cung cấp.
- Hoạt động nhóm 2 HS, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cung cấp thông tin cho HS tìm hiểu:

Bệnh do virut gây ra có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và cộng
đồng. Em hãy tìm hiểu những thơng tin sau đây:
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue. Đây
là bệnh lây truyền khi muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) mang mầm bệnh đốt. Căn
bệnh này đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII, xuất hiện trên 100 nước với 50-100 triệu
ca mắc mỗi năm trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố “Thế
kỷ 21 là thế kỷ phòng chống bệnh sốt xuất huyết”.
Theo dữ liệu từ WHO cho thấy mỗi năm tồn cầu có khoảng 390 triệu ca
nhiễm virus Dengue, trong đó 96 triệu người có biểu hiện lâm sàng. Một nghiên
cứu khác về sự phổ biến của bệnh sốt xuất huyết ước tính rằng 3,9 tỷ người có
nguy cơ nhiễm virus sốt xuất huyết, trong đó 70% gánh nặng thực sự nằm ở các
nước châu Á.
Số ca sốt xuất huyết được báo cáo cho WHO đã tăng hơn 8 lần trong hai thập
kỷ qua, từ 505.430 ca trong năm năm 2000, lên hơn 2,4 triệu ca năm 2010 và 5,2
triệu ca năm 2019. Số ca tử vong được báo cáo trong khoảng thời gian từ năm 2000
đến 2015 tăng từ 960 lên 4032 trường hợp.
Các chuyên gia dịch tễ dự báo chu kỳ 4-5 năm, sốt xuất huyết Dengue lại gây
ra trận dịch lớn. Năm 2019, trận dịch này bùng phát với hơn 300.000 ca mắc, riêng
TP.HCM có khoảng 65.000 ca. Nếu theo đúng chu kỳ, có thể năm 2022 sẽ bắt đầu
một trận dịch sốt xuất huyết mới, khi mùa mưa tới, người dân quên dần các khẩu
hiệu phòng ngừa dịch bệnh, tạo điều kiện cho muỗi trung gian truyền bệnh phát triển
Trang 2/13


mạnh. Đáng lo ngại là trong đợt này, số ca sốt xuất huyết nặng cao gấp 5,5 lần so
với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, cả nước ghi nhận hơn 30.000 ca mắc sốt
xuất huyết, 15 ca tử vong. So với cùng kỳ 2021, số mắc tăng 17,9%, tử vong tăng 8
ca, dự báo số mắc cịn có thể tăng trong thời gian tới. Riêng tại TP.HCM, chỉ trong 7
ngày qua, toàn thành phố phát hiện thêm 121 ổ dịch sốt xuất huyết. Trong 5 tháng

đầu năm, TP.HCM ghi nhận 567 ổ dịch sốt xuất huyết với 10.052 ca mắc, tăng
46,4% so với cùng kỳ năm 2021 (6.867 ca).
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn tiến nghiêm trọng với biến chứng
nặng liên tục gia tăng. Bộ Y tế cảnh báo ngoài việc chủ động phịng bệnh, người dân
cần phát hiện sớm chăm sóc, nhìn nhận và theo dõi người bệnh sốt xuất huyết đúng
cách rất quan trọng, đặc biệt là sốt xuất huyết ở trẻ em.
(Theo VNVC ngày 2 tháng 8 năm 2022).
- Hoạt động nhóm 2 HS, trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Em hãy kể tên các bệnh nguy hiểm do virus gây ra hay gặp ở người?
Câu 2: Những ai dễ mắc bệnh sốt xuất huyết? Bệnh xảy ra vào mùa nào và nơi
nào? Cho biết tình hình bệnh hiện nay?
Câu 3: Bệnh sốt xuất huyết lây qua con đường nào?
Câu 4: Kể tên các bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật?
HS thực hiện nhiệm vụ. HS đọc thông tin GV cung cấp và suy nghĩ câu trả lời. GV
quan sát, hỗ trợ ......
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định
GV kết luận, nhận định: GV tổng hợp ý kiến và kết luận về cách giải quyết. GV
định hướng HS xác định các nhiệm vụ cơ bản của bài học.
- Tìm hiểu phương thức lây truyền và cách phòng tránh virus.
- Thực hiện dự án điều tra 1 số bệnh do virus gây ra ở địa phương
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (85 phút)
Hoạt động 2.1: I. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG
CHỐNG BỆNH DO VIRUS GÂY RA
1. Các phương thức lây truyền bệnh do virus ở người, động vật và thực vật:
(15 phút)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật,
động vật (HIV, cúm, sởi, …) và cách phịng chống.
- Phân cơng hợp lí và thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm.
b) Nội dung: Đọc thơng tin sgk, quan sát hình, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi 1,

2, 3, 4 trong sgk và hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời cho câu hỏi GV đưa ra và nội dung phiếu học tập đã hoàn thành
Trang 3/13


- Đáp án phiếu học tập: Tìm hiểu các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở
người, động vật và thực vật.
d) Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi
1, 2, 3, 4 trong SGK. Và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
(Tìm hiểu các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người, động vật và
thực vật)
Câu 1. Trình bày các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người, ĐV và
thực vật.
Đối
Truyền ngang (Truyền từ cá thể này Truyền dọc (truyền từ thế hệ bố mẹ
tượng sang cá thể khác)
sang con)
Ngườ ……………………………………. …………………………………….
i và .
.
động ……………………………………. …………………………………….
vật
.
.
……………………………………. …………………………………….
.
.

Thực ……………………………………. …………………………………….
vật
.
.
……………………………………. …………………………………….
.
.
……………………………………. …………………………………….
.
.
Câu 2. Vì sao virus không thể lây truyền từ cây này sang cây khác?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Câu 3. Quan sát hình 31.1, hãy phân tích các con đường lây nhiễm SARS-CoV-2
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Trang 4/13


Câu 4. Quan sát hình 31.2, hãy trình bày con đường lây nhiễm virus ở thực vật qua

côn trùng
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

HS thực hiện nhiệm vụ. HS hoàn thành câu hỏi và phiếu học tập, GV quan sát,
hỗ trợ ...
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định
GV kết luận, nhận định: GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK,
trang 152
a. Phương thức truyền ngang (từ các thể này sang cá thể khác).
- Đối với người và động vật.
+ Lây qua đường hơ hấp.
+ Lây qua đường tiêu hóa.
+ Lây qua tiếp xúc trực tiếp.
- Đối với thực vật: Lây nhiễm qua vết thương.
b. Truyền dọc (từ cơ thể mẹ sang cơ thể con).
- Đối với người và động vật: lây từ mẹ sang con qua nhau thai, qua sinh nở hoặc qua
sữa mẹ.
- Đối với thực vật: lây qua phấn hoa, hạt giống, qua nhân giống vơ tính.
2. Cách phịng chống bệnh do virus ở người, động vật và thực vật (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được cách phịng chống bệnh do virus gây ra ở người, thực vật và
động vật.
- Phân cơng hợp lí và thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm.
- Đề xuất và phân tích được các giải pháp phòng tránh các bệnh do virus.
b) Nội dung: Đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi số 5 để tìm cách phịng chống

bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật.
s
c) Sản phẩm: Câu trả lời cho câu hỏi GV đưa ra và phiếu học tập đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS hoạt động theo 6 nhóm, với mỗi
2 nhóm cùng tìm ra cách phòng chống bệnh do virus gây ra ở người, động vật và
thực vật.
Phiếu học tập
Tên bệnh
Triệu chứng
Cách phòng chống
Trang 5/13


Bệnh do
HIV/AIDS
Sởi Đức
virus ở
Viêm đường hô hấp cấp
người
Bệnh do
Dịch tả lợn châu Phi
Cúm gia cầm H5N1
virus ở
Bệnh đốm trắng ở tôm
động vật
Bệnh do
Lùn xoắn lá ở lúa
virus ở
Vàng xoăn ở lá cà chua

thực vật
HS thực hiện nhiệm vụ. HS cùng nhau thảo luận tìm ra cách phịng chống bệnh.
GV quan sát, hỗ trợ ...
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV chọn nhóm báo cáo và nhóm cịn lại nhận xét,
ln phiên nhau ở các nhóm đơi cùng thảo luận.
GV kết luận, nhận định: GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK,
nhấn mạnh để HS nắm kiến thức: Tùy vào từng phương thức và tùy vào loại virus
gây bệnh mà chúng ta có biện pháp phịng chống hợp lý.
3. Các biến thể virus (15 phút)
a) Mục tiêu: Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có
nhiều biến thể.
b) Nội dung: Đọc SGK, quan sát hình 31.4 để trả lời câu hỏi 6, 7 về tìm hiểu các
biến thể của virus.
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định
d) Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ: GV ví virus giống như 1 ngơi nhà, mỗi loại virus có
1 mã di truyền duy nhất tương tự như bản thiết thế ngôi nhà để dẫn dắt HS hiểu
về biến thể của virus qua câu hỏi 6 - sgk và quan sát hình 31.4 trả lời câu 7 sgk
HS thực hiện nhiệm vụ. HS hoàn thành câu hỏi, GV quan sát, hỗ trợ ......
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định
GV kết luận, nhận định: GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như
SGK, trang 152
Virus, đặc biệt virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến
rất cao tạo nên nhiều biến chủng → có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch và kháng
thuốc rất nhanh → gây nên các đại dịch nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính
mạng của con người, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi và trồng trọt.
Hoạt động 2.2: II. DỰ ÁN ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH DO VIRUS GÂY RA
TẠI ĐỊA PHƯƠNG (20 phút)
a) Mục tiêu:
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên

truyền phòng chống bệnh.
- Đề xuất biện pháp tuyên truyền phòng chống bệnh do virus gây ra.
- Đề xuất và phân tích được các giải pháp phòng tránh các bệnh do virus.
Trang 6/13


- Tích cực tham gia và vận động người thân, bạn bè nâng cao ý thức phòng chống
các bệnh do virus gây ra.
b) Nội dung: Hoàn thành phiếu điều tra một số bệnh do virus gây ra ở địa phương
và báo cáo kết quả điều tra.
c) Sản phẩm: Các nhóm báo cáo khi GV chỉ định
d) Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu hoạt động thực hành: Điều tra 1 số bệnh
do virus gây ra tại địa phương và tun truyền phịng chống bệnh. Sau đó, GV giao
nhiệm vụ cho HS.
- Nhiệm vụ: Điều tra 1 số bệnh do virus gây ra tại địa phương, xử lí số liệu điều tra,
báo cáo kết quả điều tra, thiết kế poster,… tuyên truyền phòng chống lây nhiễm
virus ở địa phương.
- Phiếu điều tra gợi ý:
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Một số bệnh do virus ở địa phương)
Lớp:……………
Nhóm: ………..
Nội dung điều tra:
Câu 1: Ơng/bà/cơ/chú/anh/chị vui lịng cho biết có những bệnh nào do virus gây
ra cho người ở địa phương?
ST
Cách phòng chống
Tên bệnh Mức độ lây lan
Hậu quả

T
(Chọn nhiều đáp án)
1
A. Rất nhanh
A. Rất nặng nề A. Tiêm vaccine
B. Nhanh
B. Nặng
B. Cách li người bệnh kịp
C. Bình thường C.Bình thường thời
D. Chậm
D. Ít
C. Đeo khẩu trang nơi
công cộng
D. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
E. Hạn chế tiếp xúc với
động vật truyền bệnh
F. Tránh xa tệ nạn xã hội
2
A. Rất nhanh
A. Rất nặng nề A. Tiêm vaccine
B. Nhanh
B. Nặng
B. Cách li người bệnh kịp
C. Bình thường C. Bình thường thời
D. Chậm
D. Ít
C. Đeo khẩu trang nơi
công cộng
D. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
E. Hạn chế tiếp xúc với

động vật truyền bệnh
F. Tránh xa tệ nạn xã hội
Trang 7/13


3

A. Rất nhanh
B. Nhanh
C. Bình thường
D. Chậm

A. Rất nặng nề
B. Nặng
C. Bình thường
D. Ít

A. Tiêm vaccine
B. Cách li người bệnh kịp
thời
C. Đeo khẩu trang nơi
công cộng
D. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
E. Hạn chế tiếp xúc với
động vật truyền bệnh
F. Tránh xa tệ nạn xã hội

Câu 2: Ơng/bà/cơ/chú/anh/chị vui lịng cho biết có những bệnh nào do virus gây
ra cho vật ni, thủy sản ở địa phương?
ST

Cách phịng chống
Tên bệnh Mức độ lây lan
Hậu quả
T
(Chọn nhiều đáp án)
1
A. Rất nhanh
A. Rất nặng nề A. Tiêm vaccine
B. Nhanh
B. Nặng
B. Cách li động vật bị bệnh
C. Bình thường C. Bình thường C. Vệ sinh chuồng trại, ao
D. Chậm
D. Ít
ni
D. Chọn, tạo giống khỏe
mạnh
2
A. Rất nhanh
A. Rất nặng nề A. Tiêm vaccine
B. Nhanh
B. Nặng
B. Cách li động vật bị bệnh
C. Bình thường C. Bình thường C. Vệ sinh chuồng trại, ao
D. Chậm
D. Ít
ni
D. Chọn, tạo giống khỏe
mạnh
3

A. Rất nhanh
A. Rất nặng nề A. Tiêm vaccine
B. Nhanh
B. Nặng
B. Cách li động vật bị bệnh
C. Bình thường C. Bình thường C. Vệ sinh chuồng trại, ao
D. Chậm
D. Ít
ni
D. Chọn, tạo giống khỏe
mạnh
Câu 3: Ơng/bà/cơ/chú/anh/chị vui lịng cho biết có những bệnh nào do virus gây
ra cho cây trồng ở địa phương?
ST Tên bệnh Mức độ lây lan
Hậu quả
Cách phòng chống
T
(Chọn nhiều đáp án)
1
A. Rất nhanh
A. Rất nặng nề A. Dùng thuốc trừ sâu hóa
B. Nhanh
B. Nặng
học
C. Bình thường C. Bình thường B. Dùng thuốc trừ sâu sinh
D. Chậm
D. Ít
học
C. Xử lí đồng ruộng khi
Trang 8/13



2

A. Rất nhanh
B. Nhanh
C. Bình thường
D. Chậm

A. Rất nặng nề
B. Nặng
C. Bình thường
D. Ít

3

A. Rất nhanh
B. Nhanh
C. Bình thường
D. Chậm

A. Rất nặng nề
B. Nặng
C. Bình thường
D. Ít

gieo trồng
D. Chọn, tạo giống sạch
bệnh
A. Dùng thuốc trừ sâu hóa

học
B. Dùng thuốc trừ sâu sinh
học
C. Xử lí đồng ruộng khi
gieo trồng
D. Chọn, tạo giống sạch
bệnh
A. Dùng thuốc trừ sâu hóa
học
B. Dùng thuốc trừ sâu sinh
học
C. Xử lí đồng ruộng khi
gieo trồng
D. Chọn, tạo giống sạch
bệnh

- Báo cáo kết quả điều tra:
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
(Một số bệnh do virus gây ra tại địa phương)
Lớp:……….
Nhóm: …….
Khu vực điều tra:……………………
Kết quả điều tra: ……………………
Đối tượng
Virus gây
Mức độ lây
Tên bệnh
Cách phòng chống
nhiễm bệnh
bệnh

lan, hậu quả
Thực vật
Động vật
Người
Kết luận: ………………………………………………………………………….
- Tiêu chí đánh giá HS về sản phẩm:
Tiêu chí
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
đánh giá
(9 – 10 điểm)
Phân
Tất cả cụ thể và Đa số cụ thể và Rất ít cụ thể và Khơng cụ thể,
cơng
phù hợp
phù hợp
ít phù hợp
khơng phù hợp
nhiệm vụ
Báo cáo Trình bày đẹp, Trình bày tương Trình bày được, Trình bày được,
kết quả đầy đủ. Kết quả đối đẹp, đầy đủ. gần đầy đủ. Kết không đầy đủ.
Trang 9/13


điều tra phản
ánh chính xác
thực trạng và đề
xuất biện pháp

phịng
chống
phù hợp.

Kết quả điều tra
phản ánh chính
xác thực trạng
và đề xuất biện
pháp
phịng
chống phù hợp.

quả điều tra
phản ảnh ít
chính xác thực
trạng và đề xuất
biện
pháp
phịng chống ít
phù hợp.

Hình thức đẹp,
nội dung sản
phẩm chính xác
Sản phẩm và thể hiện rõ
tuyên
nội dung tuyên
truyền
truyền


Hình thức đẹp,
nội dung sản
phẩm đa số
chính xác và thể
hiện rõ nội dung
tuyên truyền

Hình thức được,
nội dung sản
phẩm đa số rất
ít chính xác và
thể hiện ít rõ
nội dung tuyên
truyền

Kết quả điều tra
phản ánh khơng
chính xác thực
trạng và đề xuất
biện pháp phịng
chống
khơng
phù hợp hoặc
chưa có đề xuất.
Chưa có sản
phẩm hoặc hình
thức khơng đẹp,
nội dung sản
phẩm
khơng

chính xác và
khơng thể hiện
rõ nội dung
tun truyền

Thuyết
minh sản
Rõ ràng, thuyết Đa số rõ, thuyết Rất ít rõ ràng, Khơng nắm rõ
phẩm và
phục
phục
thuyết phục
nội dung
tuyên
truyền
HS thực hiện nhiệm vụ. HS đọc thông tin hướng dẫn trong sgk và phiếu điều tra
GV gợi ý, tiến hành điều tra, thu nhận kết quả, phân tích và đề xuất các biện pháp
phịng bệnh hợp lí (theo mẫu báo cáo trên), thiết kế sản phẩm tuyên truyền cho bạn
bè, người thân phòng chống virus hiệu quả.
GV tổ chức báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra, thảo luận, góp ý lần nhau
- Thực hành tuyên truyền thông qua sản phẩm đã thiết kế.
- HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng về sản phẩm và thực hành tuyên truyền.
GV kết luận, nhận định: GV nhận xét và tổng hợp đánh giá
3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
a) Mục tiêu: Trả lời được câu hỏi GV yêu cầu để khắc sâu mục tiêu yêu cầu của bài
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật,
động vật (HIV, cúm, sởi, …) và cách phịng chống.
- Trình bày được cách phịng chống bệnh do virus gây ra ở người, thực vật và
động vật.

- Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều
biến thể.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Trang 10/13


 Trắc nghiệm:
Câu 1: Trong các phương thức sau, đâu không phải là phương thức lây truyền bệnh
do virus ở người, động vật, thực vật?
A. Truyền ngang.
B. Truyền dọc.
C. Truyền từ cá thể này sang cá thể khác.
D. Truyền gián tiếp.
Câu 2: Trong các con đường lây lan virus sau, đâu không phải là con đường lây lan
bằng phương thức truyền ngang đối với người và động vật?
A. A. Con đường tiêu hóa.
B. Từ mẹ sang con.
B. C. Con đường hô hấp.
D. Tiếp xúc trực tiếp.
Câu 3: Virus nào sau đây không lây qua đường hô hấp?
A. SARV- CoV- 2.
B. Cúm.
C. Viêm gan B.
D. Lao phổi.
Câu 4: Con đường nào không phải là con đường lây lan bằng phương thức truyền
dọc đối với người và động vật?
A. Qua nhau thai.
B. Nhiễm qua sinh nở.
C. Qua sữa mẹ.
D. Qua nước bọt.

Câu 5: “Nhức đầu, đau họng, sốt rét, sưng hạch. Bệnh lây qua đường hô hấp, nhân
lên trong đường hô hấp sau đó tới máu và da”. Đây là triệu chứng của nhiễm loại
virus nào?
A. Cúm.
B. SARV-CoV.
C. Sởi Đức.
D. Viêm đường hô hấp cấp.
Câu 6: Lợn sốt cao, bỏ ăn, lười vận động, một số vùng da chuyển sang màu xanh
tím, xuất huyết ở tai và bụng. Một thời gian sau lợn hôn mê và chết. Đây là triệu
chứng của?
A. Xuất huyết tiêu hóa.
B. Dịch tả lợn Châu Phi.
C. Bệnh đóng dấu lợn.
D. Cầu trùng ở lợn.
Câu 7: Trong các loài sau, đâu là vector truyền bệnh lùn xoắn lá ở lúa?
A. Rầy nâu.
B. Ốc.
C. Bướm.
D. Nguồn nước tại ruộng.
Câu 8: Trong các loài sau, đâu là vector gây bệnh vàng xoăn lá cà chua?
A. Sâu.
B. Chim.
C. Ong.
D. Bọ phấn.
Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
(1) Virus có khả năng nhân lên rất nhanh.
(2) Có 2 phương thức chính lây truyền bệnh do virus ở người, động vật, thực vật.
(3) Virus lây lan qua đường tiêu hóa gồm: Viêm gan A, B, C…
(4) Bệnh viêm phổi do virus gây ra là chủ yếu.
2.

B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sai trong các phát biểu sau?
(1) HIV lây lan qua 2 con đường chính là: máu và từ mẹ sang con.
(2) Hiện nay vẫn chưa có vaccine phịng sởi, sarv-cov-2.
(3) Điều trị các bệnh do virus gây ra. Phần lớn là điều trị nguyên nhân là chủ yếu.
(4) Virus có khả năng nhân lên rất nhanh.
Trang 11/13


2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
 Tự luận:
Câu 1: Quan sát hình 31.1, hãy phân tích khả năng lây truyền của virus trong khơng
khí qua các giọt tiết.
Câu 2: Nêu cơ chế phát sinh biến thể.
c) Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi
 Trắc nghiệm:
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: C
Câu 6: B
Câu 7: A
Câu 8: D
Câu 9: B

Câu 10: C
 Tự luận:
Câu 1:
Virus từ cá thể mang bệnh được phát tán vào trong khơng khí qua các giọt
tiết, sol khí; có thể bay xa khoảng 1 mét đến hàng chục mét. Chúng có thể lây nhiễm
qua đường hô hấp của các cá thể khác. Con đường lây nhiễm này diễn ra rất nhanh
và khó kiểm sốt.
Virus từ cơ thể nhiễm bệnh lan ra môi trường bằng con đường hô hấp cũng sẽ
lây lan qua con đường tiêu hóa và tiếp xúc (dính vào thức ăn, đồ vật và lây nhiễm
gián tiếp cho cá thể khác).
Câu 2: Nêu cơ chế phát sinh biến thể.
- Trong khi virus đang sao chép chính nó, các tai nạn và lỗi ngẫu nhiên xảy ra, vì thế
nó trở nên khác với ban đầu. Những lỗi này được gọi là các “đột biến” và chúng sẽ
tạo ra các biến thể khác nhau.
- Một đột biến này có thể khiến virus trở nên mạnh hơn, yếu hơn, hầu như không
thay đổi hoặc thậm chí biến mất hồn tồn.
d) Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ: HS nhận nhiệm vụ: (Sử dụng kỹ thuật tia chớp): trả lời
các câu hỏi.
HS thực hiện nhiệm vụ. HS suy nghĩ sẵn sàng trả lời khi GV chỉ định
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của HS.
GV kết luận, nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)
a) Mục tiêu:
- Đề xuất và phân tích được các giải pháp phịng tránh các bệnh do virus.
- Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên
truyền phòng chống bệnh.
- Đề xuất biện pháp tuyên truyền phịng chống bệnh do virus gây ra.
- Tích cực tham gia và vận động người thân, bạn bè nâng cao ý thức phòng chống

các bệnh do virus gây ra.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân (về nhà) trả lời các câu hỏi sau đây:
Trang 12/13


Câu 1: Vì sao bệnh do virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm sốt?
Câu 2: Hãy nêu các biện pháp làm tăng cường sức đề kháng virus cho con người,
động vật và thực vật.
Câu 3: Vì sao các biến thể mới của virus lại nguy hiểm hơn biến thể cũ?
Câu 4: Em hãy kể lại các hoạt động em tham gia để phòng chống các bệnh do virus
gây ra ở địa phương.
c) Sản phẩm:
Câu 1: Virus khi vào trong cơ thể vật chủ có khả năng nhân lên nhanh chóng và trở
thành ổ chưa virus, nó có thể lây lan cho các cá thể khác trong quần thể. Virus có
khả năng lây lan qua nhiều con đường khác nhau, do đó xác suất lây lan và gây bệnh
cho những cá thể xung quanh là rất lớn. Khi virus nhiễm vào cơ thể vật chủ, ở giai
đoạn đầu, hầu hết vật chủ khơng có biểu hiện triệu chứng. Do đó, rất khó để ngăn
ngừa sự lây lan cho các cá thể khỏe mạnh.
Câu 2:
Tăng cường dinh dưỡng để cơ thể khoẻ mạnh, nâng cao hệ miễn dịch, tăng
sức đề kháng cho cơ thể người và động vật.
Chăm bón cây trồng hợp lí, đâm bâo cây khoẻ, chống chịu tốt với dịch bệnh.
Tiêm phòng vaccine cho người và động vật.
Sử dụng thuốc hợp lí, đúng cách, đúng bệnh nhằm hạn chế tính kháng thuốc.
Chọn tạo giống cây trồng, vật ni có sức chống chịu tốt, có tính đề kháng
cao với virus.
Câu 3: Vì biến thể mới của virus có hệ gene bị đột biến dẫn đến lớp vỏ có sự sai
khác so với thể virus ban đâu, điều đó làm cho kháng thể trong cơ thể vật chủ không
nhận ra và tiêu diệt được các mầm bệnh.
Câu 4:

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Tham gia dọn dẹp vệ sinh trường lớp, đường phố,…
- Vẽ tranh phòng chống bệnh.
- Tham gia đội tuyên truyền bệnh……
d) Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời vào vở bài tập.
HS thực hiện nhiệm vụ. HS trả lời câu hỏi vào vở trên cơ sở vận dụng kiến
thức đã học.
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: Mỗi HS nộp vở có đủ câu trả lời vào tiết học sau.
GV kết luận, nhận định: GV đánh giá, điều chỉnh và chấm điểm một số bài.

Trang 13/13



×