Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chuyên đề 2 phong trào cần vương cuối thế kỉ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.78 KB, 5 trang )

Chuyên đề 2: PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CUỐI THẾ KỈ XIX
I - NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ
1. Nguyên nhân sâu xa
- Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược triều Nguyễn chia thành hai phe
+ Phe chủ chiến: quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp
+ Phe chủ hoà: chủ trương nhân nhượng, thương lượng với thực dân pháp để bảo vệ lợi
ích của giai cấp và dịng họ. Họ chiếm số đông, do nhà vua đứng đầu
- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bùng nổ mạnh mẽ, làm cơ sở cho phái
chủ chiến mạnh tay hoạt động: họ ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,
xây dựng hệ thống sơn phịng, thành lập đội quân tinh nhuệ và đưa Ưng Lịch lên ngơi (vua
Hàm Nghi)
→ Thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến. Mặc dù chưa có sự chuẩn bị đầy đủ
nhưng Tôn Thất Thuyết vẫn quyết định nổ súng trước để dành thế chủ động
2. Nguyên nhân trực tiếp
- Đến mùng 4 rạng mùng 05/07/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn cơng qn Pháp ở tịa
Khâm Sứ và đồn Mang Cá nhưng thất bại. Sau cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh
thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây,
ngày 13/7/1885, ông nhân dân Vua Hàm Nghi ban “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và
nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Ngày 20/09/1885 tại Ấu Sơn – Hương Khê - Hà Tĩnh,
Chiếu Cần Vương lần thứ hai được phát ra, từ đó một phong trào yêu nước chống Pháp xâm
lược đã dâng lên sôi nổi và kéo dài đến cuối thế kỷ XIX được gọi là “phong trào Cần Vương”
II - DIỄN BIẾN
1. Giai đoạn 1: 1885 - 1888
- Sau khi Chiếu Cần Vương được ban hành, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước sôi nổi hưởng
ứng
- Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Phị tá vua Hàm
Nghi cịn có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh khác như Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đạm,
Phạm Tường, …
- Bộ chỉ huy nghĩa quân đóng ở vùng miền núi phía Tây hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
- Địa bàn: Lúc đầu ở Tân Sở (Quảng Trị), sau khi thấy địa bàn Tân Sở chật hẹp, dễ bị địch
bao vây, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Bắc lập căn cứ ở làng Phú Giang - Hương


Khê - Hà Tĩnh. Căn cứ bao gồm miền Tây 3 tỉnh: Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình và có lúc
sang cả địa phận nước Lào
- Phong trào diễn ra với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ trên phạm vi rộng lớn cả nước,
sôi nổi nhất là các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân
Thưởng ở Bình Định, Trần Văn Dự ở Quảng Nam, Nguyễn Thiện Thuật ở Bắc Kỳ, …
- Tại Quảng Bình, 2 danh tướng Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân xây dựng căn cứ ở Tả Bảo
(Tun Hóa), cùng với Tơn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm đánh nhiều trận lớn khiến địch
khốn đốn. Tiếng vang lớn đã quy tụ nhiều hào kiệt về đây khởi nghĩa, vì vậy, trong thời gian
này, Quảng Bình được xem là “kinh đô văn thân” của cả nước
- Tháng 11/1888: do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị bắt. Nhà vua đã
hiên ngang, cự tuyệt mọi dụ dỗ của Pháp và bị đày sang An-giê-ri (Châu Phi). Sự kiện này
gây tâm lý hoang mang trong hàng ngũ văn thân, sĩ phu yêu nước. Tuy nhiên khơng phải vì
thế mà phong trào tan rã, trái lại, phong trào vẫn tiếp tục phát triển và dần quy tụ thành các
cuộc khởi nghĩa lớn có quy mơ và trình độ tổ chức cao hơn


* Đặc điểm của giai đoạn 1
- Trong chừng mực nhất định phong trào còn đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của một triều
đình phong kiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
- Quy mô rộng lớn khắp cả nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu
ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ
2. Giai đoạn 2: 1888 - 1896
- Giai đoạn này khơng cịn sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến. Nhưng phong
trào vẫn tiếp tục phát triển, nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng
trung du và miền núi, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có trình độ tổ chức cao hơn.
Tiêu biểu cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892), khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887), khởi
nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)
- Tuy nhiên, phong trào vẫn chưa khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, thiếu sự liên kết và chỉ đạo
thống nhất. Thêm vào đó, thực dân Pháp đã ổn định được nền thống trị, triều Nguyễn biến
thành tay sai đã khiến các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại. Năm 1896, những thủ lĩnh cuối

cùng của khởi nghĩa bị bắt. Phong trào Cần Vương kết thúc
* Đặc điểm của giai đoạn 2
- Phong trào ở giai đoạn này đặt dưới sự chỉ huy của các văn thân, sĩ phu
- Phong trào phát triển theo chiều sâu và quy tụ thành những trung tâm lớn ở trung du và
miền núi
→ Mặc dù diễn ra với danh nghĩa Cần Vương, nhưng thực tế đây là một phong trào yêu nước
chống Pháp theo hệ tư tưởng phong kiến của nhân dân ta. Trong thời kỳ này hoàn toàn vắng
mặt sự tham gia của quân đội triều đình. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương khơng
cịn là các võ quan như trong thời kỳ đầu chống Pháp mà là những văn thân, sĩ phu yêu nước
có chung nỗi đau với quần chúng lao động, tự động đứng về phía nhân dân chống Pháp. Đây
là cơ sở để phong trào diễn ra quyết liệt hơn, ngay cả khi vua Hàm Nghi bị bắt vào cuối năm
1888
* Điểm khác nhau giữa hai giai đoạn
Tiêu chí
so sánh

Giai đoạn 1: 1885 - 1888

Lãnh đạo

Có sự lãnh đạo thống nhất của
triều đình kháng chiến, đứng đầu
là vua Hàm Nghi và Tôn Thất
Thuyết

Giai đoạn 2: 1888 - 1896
Các văn thân sĩ phu yêu nước trực
tiếp lãnh đạo từng địa phương

Quy mô


Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra, Quy tụ thành những cuộc khởi
nhưng quy mô nhỏ, tồn tại trong nghĩa lớn và tồn tại trong thời gian
thời gian ngắn
dài hơn

Địa bàn

Rồng khắp các vùng đồng bằng
và trung du

Thu hẹp ở vùng trung du và miền
núi

III - KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ - ĐỈNH CAO CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng từng làm quan Ngự sử trong triều, tính ngay thẳng, trung trực,
dám phản đối việc phế lập của phái chủ chiến nên ông đi cách chức, đuổi về quê. Tuy vậy,
năm 1885, ông vẫn hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi, đứng ra mộ qn khởi nghĩa.
Bên cạnh ơng có các tướng lĩnh tài ba, tiêu biểu là Cao Thắng
- Hoạt động:


+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888): Tổ chức huấn luyện, xây dựng căn cứ, rèn đúc khí giới,
tích trữ lương thảo
● Lực lượng được chia làm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người,
phân bố trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
● Chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp
● Dựa vào địa thế hiểm trở của rừng núi 4 tỉnh, nghĩa quân đã xây dựng các căn
cứ: Ngàn Trươi, Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê, Vụ Quang, …
+ Giai đoạn 2 (1888 - 1895): Đây là thời kỳ chiến đấu của nghĩa quân

● Từ năm 1889 đến năm 1892: Nghĩa quân chiến đấu 28 trận lớn nhỏ, làm cản
trở con đường kinh lý Bắc - Nam, góp phần làm chậm q trình thơn tính Việt
Nam thực dân Pháp. Tiêu biểu, trận chống càn ở Cồn Chùa, tấn công huyện lị
Hương Sơn, tập kích thị xã Hà Tĩnh, …
● Để đối phó, thực dân Pháp bố trí đồn bốt ở nhiều nơi để phong tỏa từng khu
vực, hạn chế hoạt động của nghĩa quân
● Từ năm 1892, Pháp mở nhiều trận càn quét lớn. Đến tháng 11/1893, trong trận
càn của địch ở Đồn Nu, tướng Cao Thắng hi sinh, thực dân Pháp tăng viện
binh, siết chặt vòng vây
● Nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng trong điều kiện gian khổ lực, lượng suy
yếu dần. Ngày 28/12/1985, Phan Đình Phùng hi sinh trong cuộc tập kích của
3000 quân Pháp tại căn cứ Vụ Quang. Cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời
gian rồi tan rã
- Kết quả: Khởi nghĩa Hương Khê thất bại, đánh dấu sự thất bại chung của phong trào đấu
tranh vũ trang chống Pháp dưới danh nghĩa “Cần Vương”
- Ý nghĩa: Mặc dù thất bại nhưng khởi nghĩa Hương Khê để lại ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn
+ Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa
nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần bất khuất của nhân dân ta
trước kẻ thù xâm lược và bọn bán nước
+ Làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp
+ Tạo tiền đề vững chắc cho phong trào đấu tranh của giai đoạn sau này
+ Cuộc khởi nghĩa cho thấy vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến trong lịch sử đấu
tranh của dân tộc. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức hoạt động, kế
hoạch tác chiến, xây dựng căn cứ, khởi nghĩa vũ trang
* Khởi nghĩa Hương Khê - cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:
- Lãnh đạo khởi nghĩa phần lớn là văn thân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Phan Đình Phùng
và Cao Thắng là những người có uy tín trong giới văn thân, sĩ phu, tính thanh liêm, cương
trực, thẳng thắn, có uy thế về tuổi trẻ sáng tạo. Hai vị thủ lĩnh có sự phối hợp nhịp nhàng
trong quá trình lãnh đạo khởi nghĩa
- Thời gian: khởi nghĩa kéo dài 10 năm (1885 - 1895) dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa

hưởng ứng Chiếu Cần Vương
- Địa bàn hoạt động: rộng lớn gồm 4 tỉnh Bắc - Trung Kỳ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình) và có lúc lan sang cả địa phận nước Lào
- Lực lượng tham gia: thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia bao gồm đông đảo là
nông dân, nhân dân các dân tộc thiểu số, …
- Trình độ tổ chức: có trình độ tổ chức cao nhất trong phong trào Cần Vương
+ Quân đội: Nghĩa quân được phiên chế thành 15 quân thứ (mỗi quân thứ có từ 100 đến
500 người), đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba. Mỗi quân thứ đóng tại một
địa phương, khi chiến đấu có thể phối hợp. Có đại bản doanh đặt tại núi vụ Quang,
chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp


+ Quân sự: Nghĩa quân biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động,
sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với Pháp
- Nghĩa quân tổ chức nhiều trận đánh lớn gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề, thực dân Pháp
và tay sai phải tốn nhiều công sức để bao vây và dập tắt. Tiêu biểu như tấn công Đồn Nu ở
Thanh Chương - Nghệ An, trận phục kích ở núi Vụ Quang (10/1894)
- Trước sự phát triển của nghĩa quân Cần Vương, thực dân pháp xây dựng một hệ thống đồn
bốt nhằm bảo vây nghĩa quân. Chúng mở nhiều cuộc hành qn tấn cơng vào căn cứ chính
Ngàn Trươi, làm cho lực lượng quân ta suy yếu dần. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh, cuộc
khởi nghĩa duy trì một thời gian rồi mới tan rã
- Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn:
+ Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương. Cuộc khởi nghĩa
nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của nhân dân ta
trước kẻ thù xâm lược và bọn bán nước
+ Làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp
+ Tạo tiền đề vững chắc cho phong trào đấu tranh của giai đoạn sau này
+ Cuộc khởi nghĩa cho thấy vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến trong lịch sử đấu
tranh của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức hoạt động, kế
hoạch tác chiến, xây dựng căn cứ, khởi nghĩa vũ trang

IV - KẾT QUẢ, Ý NGHĨA, TÍNH CHẤT CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
1. Kết quả
Các cuộc đấu tranh diễn ra liên tục khắp cả nước gây cho địch nhiều tổn thất. Tuy nhiên, do
sự thiếu nhất quán trong tổ chức đấu tranh và chênh lệch về lực lượng khiến phong trào Cần
Vương thất bại sau 10 năm kháng chiến
2. Ý nghĩa
Mặc dù thất bại nhưng phong trào Cần Vương đã để lại Ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta, kế thừa và phát
huy truyền thống yêu nước của dân tộc
- Làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp
- Tạo tiền đề vững chắc cho phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau này
- Thấy được vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến trong lịch sử đấu tranh của dân tộc
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. Giúp
cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến những tư tưởng cách mạng mới, tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc
3. Tính chất
- Đây là phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
V - NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI & BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Nguyên nhân thất bại
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do hoàn cảnh lịch sử về kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam chưa chín muồi, chưa
đáp ứng được yêu cầu của thời đại
+ Lực lượng của thực dân Pháp còn mạnh, cấu kết với tay sai để đàn áp phong trào đấu
tranh của nhân dân ta
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do hạn chế của ý thức hệ phong kiến, “Cần Vương” là giúp vua chống Pháp, khôi
phục lại chế độ phong kiến. Khẩu hiệu “Cần Vương” chỉ đáp ứng một phần nhỏ trước
mắt u cầu của dân tộc, cịn về thực chất khơng đáp ứng được một cách triệt để yêu



cầu khách quan của sự phát triển xã hội cũng như nguyện vọng của nhân dân là muốn
thoát khỏi sự bóc lột của chế độ phong kiến, tiến lên một xã hội tốt đẹp hơn, trong đó
tồn thể dân tộc Việt Nam chủ yếu là nông dân muốn được sống tự do, no ấm
+ Giai cấp lãnh đạo là tầng lớp sĩ phu, xuất thân từ giai cấp nông dân. Tầng lớp này
không đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến, khơng cịn đủ khả năng nắm lấy
ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Họ chiến đấu phiêu lưu, mạo hiểm, chưa tính
đến kết quả lâu dài, khi thất bại dễ sinh bi quan, chán nản
+ Đường lối đấu tranh đi theo con đường phong kiến lạc hậu, các cuộc khởi nghĩa diễn
ra lẻ tẻ, rời rạc, dễ bị cô lập và đàn áp
+ Chiến lược, chiến thuật còn non yếu, chưa phù hợp với thực tiễn của cuộc đấu tranh
giai cấp và dân tộc, chủ yếu dựa vào chiến thuật du kích nhỏ lẻ
+ Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, chưa thực hiện được chiến
tranh nhân dân
2. Bài học kinh nghiệm
- Tuy thất bại, nhưng phong trào Cần Vương đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:
+ Cần phải có một giai cấp đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến nắm lấy ngọn
cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam
+ Tổ chức và lãnh đạo phải thống nhất, đồng thời vạch ra con đường của nước mới,
đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
+ Biết phát huy được sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc và kết hợp nhiều hình
thức đấu tranh



×