Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Vấn đề con người trong triết học nho gia tiên tần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG

VẤN ĐỀ CON NGƢỜI
TRONG TRIẾT HỌC NHO GIA TIÊN TẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG

VẤN ĐỀ CON NGƢỜI
TRONG TRIẾT HỌC NHO GIA TIÊN TẦN

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS, TS. TRỊNH DỖN CHÍNH


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu và thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS,TS.Trịnh Dỗn Chính. Tư liệu trong luận văn là
hồn toàn trung thực.

TÁC GIẢ

HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH QUAN
ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIA TIÊN TẦN ...... 10
1.1. ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - XÃ HỘI TRUNG HOA THỜI XUÂN THU - CHIẾN
QUỐC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT
HỌC NHO GIA TIÊN TẦN ................................................................................. 10

1.1.1. Sự biến chuyển xã hội Trung Hoa thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc với sự
hình thành quan điểm về con người trong triết học Nho gia Tiên Tần .............. 10
1.1.2. Sự băng hoại về luân lý đạo đức trong xã hội Trung Hoa thời kỳ Xuân thu
- Chiến quốc với sự hình thành quan điểm về con người trong triết học Nho gia
Tiên Tần ............................................................................................................. 19
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG

TRIẾT HỌC NHO GIA TIÊN TẦN ..................................................................... 28

1.2.1. Học thuyết “Thiên mệnh” của người Trung Hoa cổ đại với việc hình thành
quan điểm về con người trong triết học Nho gia Tiên Tần ..................................... 28
1.2.2. Sự tác động bởi quan điểm của các trường phái triết học khác thời kỳ
Xuân thu - Chiến quốc với việc hình thành quan điểm về con người trong triết
học Nho gia Tiên Tần ......................................................................................... 37
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................ 57
Chƣơng 2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA QUAN
ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIA TIÊN TẦN ... 59
2.1. NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO
GIA TIÊN TẦN .................................................................................................. 59

2.1.1. Quan điểm của Nho gia Tiên Tần về nguồn gốc con người .................... 60
2.1.2. Quan điểm của Nho gia Tiên Tần về bản tính con người ........................ 64


2.1.3. Quan điểm của Nho gia Tiên Tần về vai trị, vị trí con người .......................76
2.1.4. Quan điểm của Nho gia Tiên Tần về việc giáo hóa con người ................ 84
2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG
TRIẾT HỌC NHO GIA TIÊN TẦN ..................................................................... 99

2.2.1. Sự thống nhất giữa chính trị và đạo đức trong quan điểm về con người
của triết học Nho gia Tiên Tần ........................................................................... 99
2.2.2. Tính nhân văn trong quan điểm về con người của triết học Nho gia
Tiên Tần ................................................................................................... 113
2.3. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA QUAN ĐIỂM VỀ CON
NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIA TIÊN TẦN ........................................ 122

2.3.1. Giá trị của quan điểm về con người trong triết học Nho gia Tiên Tần.... 122

2.3.2. Hạn chế của quan điểm về con người trong triết học Nho gia Tiên Tần ....137
2.3.3. Bài học lịch sử từ quan điểm về con người trong triết học Nho gia Tiên
Tần với việc phát huy vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay............................................................... 145
Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................... 159
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 165


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Đằng
sau sự phát triển của sản xuất vật chất và tất cả các mặt khác của xã hội chính là
con người - chủ thể của lịch sử” [65, tr.102]. Quả thật như vậy, xã hội loài
người đã trải qua các phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Dù ở phương thức
nào, con người đều tham gia vào quá trình sản xuất với tất cả tâm - trí - lực của
mình và là yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của lực
lượng sản xuất nói riêng và của xã hội nói chung. Bằng hoạt động thực tiễn con
người đã tác động vào tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên, cải tạo xã hội và qua đó,
cũng làm biến đổi chính bản thân mình. Con người đã làm nên lịch sử của chính
mình và là chủ thể của lịch sử.
Ngày nay, trước bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển như vũ bảo, tri
thức khoa học thâm nhập vào mọi quá trình sản xuất và trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp thì phát triển bền vững được xác định là chiến lược ưu tiên hàng
đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chính nguồn lực con người là cơ sở
nền tảng để thực hiện có hiệu quả chiến lược đó bởi vì con người được xác định
là nhân tố quan trọng nhất và là mục tiêu, động lực của quá trình phát triển.
Chính vì vậy, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ ưu

tiên hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của các
quốc gia, dân tộc.
Đối với Việt Nam ta, nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn lực con
người, trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, “xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" [25, tr.70],
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến nguồn lực con người, coi đó
là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của
đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản


2

Việt Nam đã chỉ rõ là trong thời kỳ mới này phải: “Lấy việc phát huy nguồn lực
con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [20, tr.85],
“con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát
triển” [25, tr.71]. Để xây dựng nguồn lực con người vừa hồng vừa chuyên, đáp
ứng yêu cầu mới của cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã xác định giáo dục và đào
tạo là “quốc sách hàng đầu”.
Giáo dục thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình là trang bị những năng
lực cần thiết cho con người tham gia vào đời sống xã hội bằng cách tác động vào
chính con người với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội nhằm đào tạo - biến
đổi chủ thể đó thành con người nhân cách, tăng sức mạnh thể chất và tinh thần
của con người, tăng khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội của con người.
Thông qua giáo dục và đào tạo con người tích lũy được tri thức và kinh nghiệm
của loài người trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Thời đại ngày nay, với
tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại, hơn lúc
nào hết, giáo dục và đào tạo cần phải có bước đi và phương pháp phù hợp để đạt
hiệu quả giáo dục và đào tạo con người trong thời kỳ mới bởi, con người làm
công tác giáo dục và đào tạo; sản phẩm của giáo dục và đào tạo cũng chính là con
người. Giáo dục và đào tạo muốn làm tốt nhiệm vụ của mình thì trước hết cần

phải quan tâm nghiên cứu con người, phải hiểu thật rõ về con người.
Con người là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hóa [33, tr.273]. Khi
xem xét con người, nguồn gốc và động lực phát triển xã hội, vấn đề được đặt ra
là phải biết được nguồn gốc của con người, phải hiểu được mặt mạnh, mặt yếu
của con người, phải xác định được vị trí, vai trị của con người trong thế giới.
Do đó, từ khi triết học ra đời cho đến nay, vấn đề con người vẫn luôn là một
trong những vấn đề trung tâm. Nghiên cứu về con người dẫn đến nhiều quan
điểm khác nhau của các trường phái triết học. Triết học phương Tây có khuynh
hướng “hướng ngoại”, nên chỉ nghiên cứu con người nhằm để tăng thêm sức
mạnh chinh phục thế giới bên ngoài. Khác với triết học phương Tây, triết học


3

phương Đông với khuynh hướng “hướng nội”, ngay từ thời cổ đại, đã rất quan
tâm nghiên cứu vấn đề con người. Nếu như triết học Ấn Độ tập trung giải quyết
vấn đề nhân sinh quan nhằm hướng đến sự “giải thốt” con người thì con người
hiện diện trong triết học Trung Quốc cổ đại chủ yếu dưới góc độ “con người
đạo đức, con người chính trị” [94, tr.546]. Triết học Trung Quốc cổ đại do điều
kiện lịch sử và yêu cầu của xã hội thời Xuân thu - Chiến quốc, đó là cần phải
giáo hóa con người, ổn định trật tự xã hội nên rất chú trọng đến vấn đề con
người, bàn luận rất kỹ về phương pháp giáo dục và tu dưỡng, “phương pháp để
học” (chi học vi phương), mà nổi bật là các luận điểm của Nho gia thời Tiên
Tần. Đây là đóng góp quan trọng của triết học Trung Quốc cổ đại cho kho tàng
triết học của nhân loại nói riêng và cho sự tiến bộ của lồi người nói chung.
Đứng trên lập trường thế giới quan duy vật biện chứng, quán triệt quan
điểm lịch sử cụ thể thì vấn đề con người và phương pháp tu dưỡng của triết học
Trung Quốc cổ đại vẫn có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát
huy vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam ta hiện nay. Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài Vấn đề con người trong triết

học Nho gia Tiên Tần làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề con người trong triết học Trung Quốc, đặc biệt là trong học
thuyết Nho gia thời kỳ Tiên Tần là đề tài thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
nhiều nhà tư tưởng Việt Nam cũng như trên thế giới. Có thể khái quát các cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này theo các chủ đề như sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất, đó là những cơng trình nghiên cứu về con
người gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của triết học Trung Quốc;
gồm có tác phẩm Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích (Minh Đức
dịch), Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội xuất bản năm 2004. Trong tác phẩm
này, tác giả đã trình bày nội dung tư tưởng cơ bản của các triết gia Trung Quốc
nổi tiếng thời cổ đại, khái quát quá trình phát triển của triết học Tiên Tần. Các


4

vấn đề con người được tác giả quan tâm nghiên cứu và trình bày như: Khổng
Tử với nhân, trí, dũng; Dương Chu với vị ngã; Tuân Tử với thiên và tính; Lão
tử với vơ vi;... tác phẩm Trung Quốc cổ đại triết học, gồm 2 tập thượng và hạ
của Phương Lập Thiên, do Trung Quốc nhân dân đại học xuất bản xã, xuất bản
năm 2006. Đây là cơng trình nghiên cứu rất công phu về triết học Trung Quốc.
Tác giả sử dụng cách tiếp cận theo các chủ đề của triết học và đã dành 2 chương
trong tổng số 12 chương của tác phẩm trình bày cách có hệ thống và lý giải sâu
sắc về các vấn đề con người như nguồn gốc, bản tính, vai trị, thái độ của con
người theo từng giai đoạn lịch sử.
Cũng theo hướng nghiên cứu này, phải kể đến tác phẩm Lịch sử triết học
Trung Quốc gồm 2 tập của Phùng Hữu Lan (do Lê Anh Minh dịch), Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 2006. Trong tác phẩm này, tác giả đã dày
cơng nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống, khoa học về các trường phái
triết học Trung Quốc từ thời đại Tử học (cổ đại) đến thời đại Kinh học (cận hiện

đại). Nổi bật trong tác phẩm này là các vấn đề về con người, bản tính con
người; như ở Chương 4, tác giả trình bày về Khổng Tử và khởi ngun của Nho
gia; nói về tính thiện, trời, tính, khí hạo nhiên ở Chương 6; nói về nhân cách lý
tưởng và xã hội lý tưởng theo Đạo gia ở Chương 8; Tuân học trong Nho gia ở
Chương 12 và nói về tính ác ở Chương 13…Trong tác phẩm, tác giả đã trích
dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc nên tác phẩm là nguồn
tham khảo rất quý báu về các văn bản gốc của triết học Trung Quốc.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về con người và bản tính con người trong lịch
sử triết học Trung Quốc nói chung, Nho gia Tiên Tần nói riêng, trước hết phải
kể đến tác phẩm Đại cương triết học Trung Quốc, quyển thượng và quyển hạ
của các học giả Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Cảo thơm, Sài Gịn, xuất bản
năm 1965, 1966. Trong cơng trình này, các tác giả trình bày lịch sử phát triển
triết học Trung Quốc và phân tích, trích dẫn theo các chủ đề tư tưởng về vũ trụ
luận, tri thức luận, nhân sinh luận và chính trị luận. Tác phẩm đã trình bày một


5

cách hệ thống và bao quát các vấn đề về bản chất con người, đạo làm người
thông qua các phạm trù tâm, tính, tình, vơ vi, hữu vi, qn tử, tiểu nhân, nghĩa
và lợi …trong phần nhân sinh luận. Trong tác phẩm Lịch sử triết học Trung
Quốc (2 tập) của Hà Thúc Minh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm
1998-1999, tác giả đã dành một phần để trình bày và phân tích những vấn đề về
nguồn gốc, bản tính con người, mối quan hệ giữa con người với thế giới và vai
trị, vị trí của con người trong quan hệ xã hội. Cũng nghiên cứu theo hướng này,
những năm gần đây, có tác phẩm Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc do
Dỗn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1997 và
tái bản có sửa chữa bổ sung năm 2004; Lịch sử triết học Phương Đơng do Dỗn
Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, xuất bản năm 2015.
Trong các tác phẩm này, tác giả trình bày khái quát điều kiện hình thành, các

giai đoạn phát triển của triết học và các nền triết học, phân tích khá sâu sắc về
hệ thống nội dung tư tưởng của các nhà triết học và các trào lưu triết học trên
các mặt bản thể luận, nhận thức luận và đạo đức nhân sinh cũng như những vấn
đề về chính trị - xã hội. Trong đó, các tác phẩm này đã dành một phần để trình
bày, phân tích những vấn đề có liên quan đến con người, bản tính con người,
quan hệ xã hội của con người. Tác phẩm Triết học đại cương của các tác giả Đỗ
Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Đắc Lý, Lê Kim Bình, Nxb. Thời Đại xuất
bản năm 2013, trong chương đầu tiên đã đề cập đến một số triết gia Trung Quốc
cổ đại tiêu biểu cùng với tư tưởng cơ bản của họ về con người như: Khổng Tử,
Mặc Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử…
Hướng nghiên cứu thứ hai, đó là các cơng trình nghiên cứu về con người
gắn với q trình phát triển của nền văn hóa Trung Quốc. Tiêu biểu cho hướng
nghiên cứu này có các tác phẩm như Lịch sử văn hóa Trung Quốc do Đàm Gia
Kiện chủ biên (bản dịch của Phạm Văn Các, Thạch Giang, Trương Chính),
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1993, với phần nghiên cứu về vấn
đề bản tính con người của các trường phái triết học Trung Quốc thời kỳ Tiên


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

Tần; tác phẩm Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc do Ngơ Vinh Chính,
Vương Miện Q chủ biên (bản dịch của Lương Duy Thứ, Hồ Sỹ Hiệp), Nxb.
Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, xuất bản năm 1994, với các phần A và E đã
nghiên cứu về các trường phái triết học Trung Quốc và vấn đề bản tính con
người, luân lý đạo đức con người và tư tưởng giáo dục con người; tác phẩm
Trung Quốc văn hóa sử, thượng và hạ, Trung tâm xuất bản Đơng phương,
Thượng Hải, xuất bản năm 1988, đã bàn về cái học của chư tử, bàn về Lão Tử,
Khổng Tử với các vấn đề về con người; hay tác phẩm Cội nguồn văn hóa Trung

Hoa do Đường Đắc Dương chủ biên (Nguyễn Thị Thu Hiền dịch), Nxb. Hội
nhà văn, Hà Nội, xuất bản năm 2003, trong chương A đã trình bày nhiều khía
cạnh về vấn đề con người từ nhân cách con người đến triết lý nhân sinh, từ bình
diện nhận thức luận đến bình diện chính trị - xã hội.
Các tác phẩm kể trên là những cơng trình nghiên cứu bao quát tất cả các
lĩnh vực đời sống văn hóa và lịch sử của dân tộc Trung Hoa. Trong đó, các học
giả Trung Quốc đã hết sức tâm huyết, nghiên cứu cơng phu về đời sống và bản
tính con người, về việc giáo hóa con người.
Hướng nghiên cứu thứ ba, là hướng nghiên cứu về con người trong triết
học Trung Quốc cổ đại nói chung, Nho gia Tiên Tần nói riêng qua các khảo cứu
có tính chun sâu theo từng trường phái, từng nhà triết học. Ở Trung Quốc có
các tác phẩm như Khổng Tử: Cố chấp nhân sinh của Lý Húc, Nxb. Văn nghệ
Trường Giang xuất bản năm 1993; Mạnh Tử: Khảng khái nhân sinh của Vương
Diệu Huy, Nxb. Văn nghệ Trường Giang xuất bản năm 1993; Tuân Tử: Tiến
thủ nhân sinh, Nxb. Văn nghệ Trường Giang, 1993. Các cơng trình kể trên có
tính chun luận; trong đó, các tác giả đã nghiên cứu khá sâu về vấn đề nhân
sinh và vấn đề con người.
Ở Việt Nam, có tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Nxb.
Khai Trí, Sài Gòn xuất bản năm 1973. Trong tác phẩm này, qua các nhà tư
tưởng và các tác phẩm kinh điển của Nho giáo, Phan Bội Châu đã nghiên cứu

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

và chú giải tư tưởng triết học Nho giáo từ thời cổ đại đến thời kỳ nhà Thanh.
Trong đó, các vấn đề về nhân sinh luận và tâm tính luận được ơng trình bày

cách tập trung như Khổng học với chữ nhân; mệnh, tính, đạo với trung hịa; vấn
đề tính thiện, ý nghĩa của tính ác. Cũng nghiên cứu theo hướng này, có tác
phẩm Nho giáo của Trần Trọng Kim, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội xuất bản
năm 2001. Trong tác phẩm, vấn đề con người đã được tác giả trình bày bao
quát qua các chủ đề như Khổng Tử và sự giáo hóa của Khổng Tử, tâm học
triết lý của Mạnh Tử, tâm lý học của Tn Tử. Ngồi ra cịn có các cơng trình
nghiên cứu khác như Triết học phương Đông (Trung Hoa, Ấn Độ và các nước
Hồi giáo) của M.T. Stepaniants (Trần Nguyên Việt dịch), Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội xuất bản năm 2003; học giả Nguyễn Hiến Lê đã có các cơng trình
nghiên cứu như: Khổng Tử, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản
năm 2015; Mạnh Tử, Nxb. Hồng Đức, xuất bản năm 2015; Trang Tử Nam
Hoa Kinh, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2013, trong
tác phẩm này, tác giả đã dịch và phân tích kỹ với tinh thần “giữ cho Trang Tử
những cái gì của Trang, mà trả cho người trước và người sau những cái gì của
người trước và người sau” [90, tr.5]. Cịn có tác phẩm Lão Tử Đạo đức kinh
do Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch và bình chú, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ
Chí Minh xuất bản năm 2016 (tái bản lần thứ 4); tác phẩm Học thuyết tính
thiện của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay của Phạm
Đình Đạt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2009. Cũng nghiên
cứu về vấn đề con người trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại cịn có nhiều
cơng trình nghiên cứu, như tác phẩm Quan niệm của Nho giáo về con người,
về giáo dục và đào tạo con người của Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nxb. Chính trị
Quốc gia, 2009 hay luận văn thạc sĩ triết học Đặc điểm và ý nghĩa trong tư
tưởng về con người của triết học Trung Quốc cổ đại của Trịnh Thị Kim Chi,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh), 2013… Trong các cơng trình kể trên, các vấn đề nguồn gốc,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

bản tính con người, vị trí, vai trị của con người, việc giáo hóa con người được
các tác giả trình bày cách khái quát và tương đối hệ thống.
Các cơng trình nghiên cứu kể trên về vấn đề con người của các học giả
trong và ngoài nước là tài liệu quý báu để học viên kế thừa và phát triển trong
luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn: Từ việc nghiên cứu một cách cơ bản và hệ
thống các vấn đề về con người trong triết học Nho gia Tiên Tần, luận văn nhằm
đánh giá và rút ra bài học lịch sử đối với việc phát huy vai trò nhân tố con
người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn
cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, trình bày và phân tích cơ sở xã hội và tiền đề lý luận hình
thành quan điểm về con người trong triết học Nho gia Tiên Tần.
Thứ hai, trình bày nội dung và phân tích những đặc điểm chủ yếu trong
quan điểm về con người của triết học Nho gia Tiên Tần. Từ cơ sở đó chỉ ra
những giá trị, hạn chế và rút ra bài học lịch sử đối với việc phát huy vai trò
nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn không nghiên cứu vấn đề con người trong tất cả các trường
phái triết học Trung Quốc mà chỉ tập trung nghiên cứu quan điểm về con người
của Nho gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định, đó là thời Tiên Tần - thời
Xuân thu - Chiến quốc.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, tác
giả luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, diễn dịch và quy
nạp cùng với phương pháp văn bản học để nghiên cứu và trình bày luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở trình bày và phân tích những nội dung
và đặc điểm chủ yếu của tư tưởng về con người của Nho gia thời Tiên Tần như
vấn đề nguồn gốc, bản tính con người, vị trí, vai trị con người trong xã hội và
quan điểm về việc giáo hóa con người, luận văn góp phần làm rõ những vấn đề
lý luận cơ bản về con người trong triết học Nho gia Tiên Tần.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Những bài học lịch sử rút ra được từ việc làm rõ
những vấn đề lý luận cơ bản của quan điểm về con người trong triết học Nho
gia Tiên Tần là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với việc phát huy vai trò
nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam
hiện nay.
Kết quả của đề tài luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử triết học, Đạo đức học trong các trường cao
đẳng và đại học ở Việt Nam.
7. Kết cấu cơ bản của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; trong đó phần nội dung luận văn được
trình bày thành 2 chương, 5 tiết.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

Chƣơng 1
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI
TRONG TRIẾT HỌC NHO GIA TIÊN TẦN
1.1. ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - XÃ HỘI TRUNG HOA THỜI XUÂN THU CHIẾN QUỐC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI
TRONG TRIẾT HỌC NHO GIA TIÊN TẦN

1.1.1. Sự biến chuyển xã hội Trung Hoa thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc
với sự hình thành quan điểm về con ngƣời trong triết học Nho gia Tiên Tần
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học nảy sinh từ điều
kiện thực tiễn xã hội nhất định, phản ánh và chịu sự quyết định của thực tiễn xã
hội đó. Đến lượt mình, triết học thực hiện vai trò định hướng cho hoạt động của
con người trong xã hội trên cơ sở phản ánh sáng tạo và kế thừa tinh hoa tư
tưởng triết học trước đó.
Khơng nằm ngồi quy luật này, tư tưởng triết học Nho gia nói chung và
quan điểm về con người của Nho gia nói riêng trong thời kỳ Tiên Tần cũng phát
sinh trên cơ sở điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, phản ánh và phát triển gắn
liền với sự biến đổi của tính chất sinh hoạt xã hội Trung Hoa thời kỳ Xuân thu Chiến quốc. Đúng như Ph. Ăngghen viết: “… trong mỗi thời đại lịch sử, phương
thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội do phương
thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời đại, cái cơ sở
mà chỉ có xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử đó” [70; tr.523]. Thế cho
nên, nghiên cứu quan điểm về con người trong triết học Nho gia Tiên Tần, để

hiểu rõ nội dung và đặc điểm của nó, chúng ta không thể không nghiên cứu cơ sở
xã hội và tiền đề lý luận mà từ đó các quan điểm này hình thành.
Trong tiến trình lịch sử Trung Hoa cổ đại, thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc
bắt đầu từ thế kỷ VIII tr.CN kéo dài tới tận cuối thế kỷ III tr.CN, lúc Chu Bình
Vương dời đơ từ Cảo kinh ở phía Tây qua Lạc Ấp (Lạc Dương, Hà Nam) ở phía

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

Đông để tránh rợ Tây Nhung vào năm 770 tr.CN cho đến lúc Tần Thủy Hoàng
thống nhất Trung Quốc bằng bạo lực vào năm 221 tr.CN. Thời kỳ này được các
sử gia gọi là giai đoạn Đông Chu (để phân biệt với giai đoạn trước là Tây Chu)
hay thời Tiên Tần. Giai đoạn Đông Chu được chia thành hai thời kỳ: thời Xuân
thu (770 - 403 tr.CN) và thời Chiến quốc (403 - 221 tr.CN). Cũng có cách chia
khác dựa vào Lỗ sử, có khác với cách chia này đôi chút về thời điểm kết thúc
thời Xuân thu và bắt đầu thời Chiến quốc; nhưng trong phạm vi Luận văn
chúng tôi sử dụng cách chia này để thống nhất về thời gian.
Đây là thời kỳ xã hội Trung Hoa cổ đại chuyển biến từ chế độ chiếm hữu
nô lệ sang chế độ phong kiến. Định chế xã hội cũ đã trở nên lạc hậu, lỗi thời,
mất hết vai trị đối với xã hội, khơng cịn tác dụng duy trì, ổn định trật tự xã hội
nhưng những quy tắc, chuẩn mực của xã hội mới chưa định hình. Mạnh Tử viết
về thời kỳ này: “Mãi cho đến nay, chẳng có bậc Thánh Vương ra đời mà đem
lại sự trị an cho thiên hạ: Các vua chư hầu thì lng tuồng, chẳng theo lễ nghĩa;
hàng trí thức chẳng ra làm quan thì mạnh ai nấy bàn ngang luận càn” [72,
tr.207]. Xã hội Trung Hoa thời kỳ này đại loạn, “vương đạo suy tàn, bá đạo nổi
lên, chế độ tông pháp nhà Chu đảo lộn, đạo đức nhân lý suy đồi” [34, tr.21].

Về mặt kinh tế, nền kinh tế Trung Hoa cổ đại chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp lúa nước với trồng trọt, chăn ni có tính chất tự cấp tự túc; thời Tây
Chu, trình độ của lực lượng sản xuất tuy đã cao hơn nhiều so với thời Ân
Thương nhưng vẫn mang nặng tính tự nhiên và đã đạt được bước tiến đáng kể
với sự ra đời của đồ sắt ở thời Xuân thu - Chiến quốc. Sự ra đời của đồ sắt trong
thời Xuân thu - Chiến quốc với những tiến bộ trong kỹ thuật khai thác, luyện
kim đã dẫn đến sự thay đổi về quyền sở hữu ruộng đất; thủ công nghiệp phát
triển dần tách khỏi nông nghiệp dẫn đến phân công lao động xã hội theo hướng
chun mơn hóa, nhiều ngành nghề mới hình thành trong đó có thương nghiệp;
tầng lớp thị dân và quý tộc mới xuất hiện làm thay đổi cơ cấu giai cấp xã hội.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

Từ đây phát sinh một loạt quý tộc mới là những thương nhân có thế lực ngày
càng mạnh, họ tìm mọi cách để tranh giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ.
Thời Tây Chu, đồ đồng thau vẫn được sử dụng phổ biến; những công cụ,
vật dụng bằng sắt chỉ mới bắt đầu xuất hiện. Sang cuối thời Xuân thu, công cụ
lao động bằng sắt đã được sử dụng phổ biến, nhất là thời Chiến quốc với kỹ
thuật luyện sắt tiến bộ rất nhanh. Nước Ngô dựng lò luyện sắt lớn đến 300
người thụt bễ, đổ than. Năm 513 tr.CN, người nước Tấn đã dùng sắt để đúc
đỉnh và khắc lên đó những điều luật của Phạm Tuyên Tử; các nước Triệu, Hàn,
Tề… đều có những trung tâm luyện sắt lớn. Kết quả khảo cổ học đã cho chúng
ta những bằng chứng sống động: người ta đã tìm được trên một cái chng xuất
xứ từ nước Tề niên đại vào giữa thời Xuân thu có khắc một đoạn chữ, trong đó
có câu: “Người luyện sắt bốn nghìn”; nhiều loại cơng cụ lao động bằng sắt có

niên đại cuối thời Xuân thu như lưỡi cày, lưỡi cuốc, xẻng, liềm, búa và những
binh khí đã được khai quật được trong một ngôi mộ cổ ở Hồ Nam (ngày xưa
thuộc đất Sở) vào năm 1954.
Về nông nghiệp, đời nhà Hạ, mỗi người chủ gia đình được phát cho năm
chục mẫu ruộng, mỗi mùa phải đóng thuế cống bằng huê lợi của năm mẫu. Đời
Ân, mỗi người chủ gia đình được phát cho bảy chục mẫu mà được hưởng trọn
huê lợi nhưng tám gia đình phải chung sức làm một khoảng ruộng cơng bảy chục
mẫu ở giữa, phép đó gọi là trợ. Đời Chu, mỗi người chủ gia đình được phát cho
một trăm mẫu, được hưởng trọn huê lợi nhưng tám gia đình phải chung sức làm
một khoảng ruộng cơng ở giữa một trăm mẫu, phép đó gọi là triệt. Ta thấy, trải
các thời Hạ, Ân, Chu, quyền sở hữu thuộc về Nhà nước nên ruộng đất không
được mua bán mà được cấp cho các gia đình nơng nơ canh tác. Đời Ân, Chu,
mảnh ruộng đất hình vng được chia giống hình chữ “tỉnh” (井), tám gia đình
cày cấy tám mảnh xung quanh và chung sức làm mảnh ruộng công ở giữa nên
còn được gọi là phép “tỉnh điền”. Dù diện tích canh tác khác nhau nhưng nhìn
chung, số h lợi người cày cấy phải nộp cho Nhà nước là một phần mười thu

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

hoạch. Đến thời Xuân thu - Chiến quốc, công cụ lao động và phương tiện sản
xuất được cải tiến, kỹ thuật canh tác tiến bộ đã tạo điều kiện cho nông nô khai
phá đất hoang, ruộng tư xuất hiện ngày càng nhiều, bọn quý tộc quyền thế cũng
chiếm dần ruộng công xã làm ruộng tư. Hiện tượng mua bán ruộng đất cũng đã
xuất hiện; sách Tả truyện chép: “Người Nhung Địch đến ở, dùng vật quý để đổi
lấy đất, đất có thể mua bán” [92, tr.142]. Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển và

chế độ tỉnh điền dần tan rã. Lúc này lượng ruộng đất của nông dân canh tác
không đều nhau như trước nên cách thu thuế cũ khơng cịn phù hợp. Thế kỷ thứ
VII tr.CN, nước Tề đã căn cứ vào ruộng đất tốt xấu để thu thuế; năm 594 tr.CN,
nước Lỗ là nước đầu tiên thi hành chế độ thu thuế mới, căn cứ theo diện tích đất
để đánh thuế gọi là thuế sơ mẫu và đến năm 350 tr.CN, nước Tần tuyên bố bỏ
chế độ tỉnh điền, cho dân được buôn bán ruộng đất. Chế độ tỉnh điền tồn tại từ
thời nhà Ân (khoảng thế kỷ XVII tr.CN) đến đây chấm dứt. Như Will Durant và
Ariel Durant đã viết trong Bài học của lịch sử: “Lịch sử kinh tế khơng khác gì
trái tim của xã hội, nó đập chậm chậm: trong thời gian trái tim phồng ra, của cải
được một thiểu số tập trung lại, để rồi tới thời gian trái tim bóp lại thì nhất định
phải phân phát ra để lưu thơng” [16, tr.92]. Cùng với chế độ thu thuế mới, các
nước cũng thi hành chế độ quân sự mới. Ở nước Trịnh, chế độ quân sự mới này
gọi là “khâu phú” còn ở nước Lỗ gọi là “khâu giáp”.
Cùng với việc cải tiến công cụ lao động, kỹ thuật sản xuất nơng nghiệp
đã có bước tiến bộ mới. Người Trung Quốc đã biết dùng trâu, bò, ngựa làm sức
kéo. Thiên Tấn ngữ của sách Quốc ngữ chép rằng: “Những súc vật làm vật hiến
tế ở đền miếu có thể dùng trong công việc đồng áng” [92, tr.140]. Người Trung
Quốc thời Xuân thu đã biết dùng bò kéo cày để đường cày được sâu hơn; biết
bón phân chăm sóc cây trồng; đặc biệt là đã biết đào kinh dẫn nước và tháo
nước. Nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật canh tác, có thể chủ động được nguồn
nước và dinh dưỡng cho cây trồng nên lúc này, người dân đã có thể làm hai
mùa trong năm.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14


Công tác thủy lợi cũng được nhà nước coi trọng; khu vực Trường Giang
đã hình thành hệ thống thủy lợi không những giúp cho nông nghiệp phát triển
mà cịn giúp cho việc giao thơng thuận lợi. Thế kỷ thứ V tr.CN, vua Phù Sai
nước Ngô đã cho đào một hệ thống kênh nối Trường Giang với Sơng Hồi và
nối sơng Hồi với các con sơng ở gần lưu vực Hồng Hà. Nhà Tần đã cho xây
đập Đơ Giang ở Tứ Xuyên trong suốt 5 năm (256 - 251 tr.CN), lại cho đào kênh
Trịnh Quốc dài hơn 3000 dặm dẫn nước từ huyện Kinh (Thiểm Tây) vào Lạc
Thủy biến vùng bình ngun Quan Trung rộng lớn có đến 200 vạn mẫu đất vốn
chua phèn thành đất đai màu mỡ, canh tác cho sản lượng cao làm cho kinh tế
phát triển; đó là một trong những cơ sở giúp nước Tần trở nên giàu, mạnh. Các
nước Ngụy, Sở, Tề cũng đều có kinh đào khá dài.
Sự ra đời của đồ sắt không chỉ thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Công cụ
lao động và cả nhiều phương tiện lao động cũng được cải tiến thúc đẩy thủ công
nghiệp phát triển nhanh dẫn đến một loạt ngành nghề thủ công dần tách ra khỏi
nông nghiệp thành những nghề độc lập và ngày càng phát triển như nghề luyện
sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc, nghề làm đồ gốm, v.v…Các ngành thủ công
quan trọng như nghề làm muối, nghề sắt, làm vũ khí…đều do nhà nước trực
tiếp quản lý nhưng nền thủ công nghiệp tư nhân đã bắt đầu phát triển. Những
nhà giàu có thường sản xuất kinh doanh các ngành nghề địi hỏi phải có nhiều
vốn và có quyền thế như nghề làm muối, nghề luyện sắt; triều đình các nước đã
đặt ra các chức quan chuyên quản lý về sắt và muối và thu thuế 3/10 thu nhập.
Sách Chu lễ đã phản ánh tình hình phát triển ngành nghề thủ cơng trong xã hội
thời bấy giờ như sau: “Thợ mộc chiếm bảy phần, thợ kim khí chiếm sáu phần,
thợ thuộc da chiếm năm phần, thợ nhuộm chiếm năm phần, thợ nề chiếm hai
phần…”. Hệ quả tất yếu là dẫn đến phân cơng lao động xã hội lại theo hướng
chun mơn hóa, phá vỡ nền kinh tế thuần nông, sản phẩm làm ra trở nên dư
thừa địi hỏi có sự thơng thương mua bán trao đổi sản phẩm thúc đẩy thương
nghiệp và việc sử dụng tiền tệ ngày càng phát triển.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

Thời Ân Thương, người Trung Hoa đã biết sử dụng tiền bằng vỏ ốc gọi là
bối; sau đó còn sử dụng bối bằng đồng nhưng hiện tượng lấy vật đổi vật vẫn còn
phổ biến. Tiền đồng ra đời vào cuối thời Xuân Thu và được dùng rộng rãi trong
thời Chiến Quốc nhưng mỗi nước có một loại tiền riêng: Trong khi nước Sở vẫn
dùng bối bằng đồng thì các nước Tần, Tây Chu dùng tiền hình trịn, các nước
Ngụy, Triệu, Hàn dùng tiền hình lưỡi xẻng gọi là bố, các nước Yên, Tề dùng tiền
hình con dao gọi là dao. Thời Chiến quốc người Trung Hoa cũng đã biết dùng
vàng làm tiền tệ để mua những thứ có giá trị lớn như thiên lý mã, bảo kiếm v.v…
Đến cuối thời Chiến quốc đã có tiền vàng, tiền bạc xuất hiện. Nhiều thành phố
vốn là những đô thị trung tâm chính trị đã trở nên phồn hoa, sầm uất như Hàm
Dương ở Tần, Lâm Truy ở Tề, Hàm Đan ở Triệu, Đại Lương ở Ngụy, Lạc
Dương ở Chu, Thọ Xuân ở nước Sở, Khai Phong ở nước Ngụy v.v…dân chúng
các nơi di cư tới đơng đúc hình thành nên hạng người gọi là “thị dân”. Theo
Chiến quốc sách, thành phố Lâm Truy nước Tề lúc bấy giờ có đến 7 vạn hộ
(khoảng 350.000 người). Việc mua bán phát triển nên trong xã hội đã dần xuất
hiện một số lái bn có vốn lớn lên đến hàng vạn lạng vàng. Những phú thương
này rất có thế lực và bắt đầu dùng tiền xâm nhập chính trị. Những thương gia
danh tiếng cịn lưu lại trong sử sách có thể kể đến như Phạm Lãi, một công thần
của Việt Vương Câu Tiễn. Sau khi giúp Câu Tiễn đánh Ngô thắng lợi đã đổi tên
thành Đào Chu Công sang nước Tề buôn bán. Đoan Mộc Tử là Tử Cống, học trò
của Khổng Tử, chun bn bán ở nước Tào, nước Lỗ. Ngồi ra cịn có Huyền
Cao nước Trịnh, Bạch Kh nước Ngụy. Nổi tiếng hơn hết là Lã Bất Vi, thương
nhân nước Triệu và sau trở thành thừa tướng nước Tần. Quan điểm “nông bản,
thương mạt”, coi nghề buôn bán là nghề rẻ mạt trong xã hội tuy vẫn còn phổ biến

nhưng cũng đã dần thay đổi; người dân đã thấy cái lợi của thương nghiệp mà
ham mua bán nên đã xuất hiện quan niệm: “Tịng bần cầu phú, nơng bất như
cơng, cơng bất như thương”. Khổng Tử cũng đã nói về học trị mình, Nhan Hồi
và Tử Cống như sau: “Trị Hồi (Nhan Un) thì sức tu học gần mức chí Đạo; trò

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

thường ở trong cảnh nghèo, nhưng vẫn yên phận vì Đạo. Trị Tứ (Tử Cống)
chẳng n chịu với số phận, bèn đi buôn bán mà trở nên giàu; nhưng liều lượng
điều chi thì thường hay trúng lý” [60, tr.171]. Tuy nhiên với chính sách “trọng
nơng, ức thương” cùng với tình hình xã hội rối ren, phương tiện giao thơng cịn
thơ sơ, đi lại khó khăn do lãnh địa bị chia cắt bởi nạn cát cứ của chư hầu nên
thương nghiệp vẫn chưa thực sự phát triển.
Về chính trị - xã hội, những biến chuyển về kinh tế của Trung Hoa cổ đại
tất yếu sẽ dẫn đến những biến chuyển về chính trị - xã hội.
Đứng đầu giai cấp quý tộc thời nhà Chu là vua, được gọi là “Vương” (王),
là “Thiên tử” (天子); Thiên tử có quyền sở hữu toàn bộ đất đai và thống trị toàn
bộ thần dân trong nước. Trật tự lễ nghĩa, thể chế xã hội thời kỳ này hết sức chặt
chẽ và tôn nghiêm, cấp dưới phải phục tùng cấp trên tuyệt đối.
Chế độ chính trị nhà Chu mang tính thế tập. Thiên tử nhà Chu phân
phong đất đai, chức tước cho anh em, họ hàng và công thần làm chư hầu. Phép
phong đất có 5 hạng theo tước vị gồm có: Mảnh đất vuông vức của Vương một
ngàn dặm, Công và Hầu được một trăm dặm, Bá được bảy chục dặm và Tử
được năm mươi dặm để họ lập nước và trị dân các nơi. Vua lại đặt ra các chức
quan như tư mã, tư đồ, tư không, tư khấu phụ trách các mặt tài chính, xây dựng,

qn đội, hình pháp và giáo dục.
Chế độ “phong hầu kiến địa” này vừa có ý nghĩa về mặt chính trị, vừa có ý
nghĩa về mặt huyết thống; nó tác dụng đảm bảo quyền lực của Thiên tử nhà Chu
bao trùm khắp thiên hạ và làm cho nền cai trị của nhà Chu ổn định lâu dài. Chư
hầu lại phân phong đất đai, chức tước cho các đại phu, khanh, sĩ. Chư hầu cũng có
quân đội riêng nhưng tất cả phải thần phục mệnh lệnh Thiên tử nhà Chu; phải có
nghĩa vụ triều cống, triều hội theo định kỳ hàng năm và mệnh lệnh chinh phạt. Thế
cho nên, các lãnh chúa lớn nhỏ ra sức bóc lột nông dân. Giai cấp nông dân chiếm
đa số trong xã hội thời bây giờ; là lực lượng giữ vai trị quan trọng trong sản xuất
nơng nghiệp nhưng họ bị cột chặt vào công xã nông thôn, được giao cày cấy theo

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

chế độ tỉnh điền. Ngoài việc nộp thuế bằng 1/10 thu hoạch họ còn phải nộp các
khoản thuế phụ khác như lụa, da, thú săn…và phải đi sưu dịch như xây dựng dinh
thự, thành quách, cầu đường v.v… và đi chiến trận nên đời sống rất vất vả. Mặc dù
là “dân của vua” tức là dân tự do nhưng thực chất họ khơng có tự do. Trong cuốn
Lịch sử Trung Quốc, sử gia Hạ Tăng Hữu đã bàn về chế độ “tỉnh điền” và cho rằng
đất đai hẳn thuộc quyền sở hữu riêng của quý tộc, nhà nông bị lệ thuộc vào đất đai
đều là nông nô và đây chính là điểm cơ bản để phân biệt giữa thường dân, và bách
tính; bởi vì ngồi trăm họ (bách tính) của q tộc thì nơng nơ đều là dân đen khơng
có họ. Có địa vị thấp kém nhất trong xã hội là nơ lệ. Nguồn nơ lệ chính là tù
binh và cịn có một số người đồng tộc cũng bị biến thành nô lệ khi họ bị phá sản
hoặc phạm tội. Nô lệ không được coi là người; họ thường bị thích chữ vào mặt và
bị xem như hàng hóa để ban tặng, mua bán, đổi chác và thường bị tuẫn táng theo

người chết. Giá trị nô lệ ở thời Tây Chu khi mang ra trao đổi, qua sử sách cịn ghi
nhận được là phải năm nơ lệ mới đổi được một con ngựa và một cuộn tơ!
Chế độ “tỉnh điền” cũng là chế độ quân sự. Các nước Chư hầu có nghĩa
vụ là cứ sáu mươi “tỉnh” phải đóng góp một chiến xa, bốn con ngựa, mười hai
con bị, bảy mươi hai lính có trang bị vũ khí, lương thực đầy đủ. Đến khi ra
trận, quân lính do quý tộc chủ nô chỉ huy. Binh lực cũng tùy theo nước lớn, nhỏ
mà có quy định cụ thể: “Nước Thiên tử có vạn chiến xa (vạn thặng), nước của
Cơng và Hầu có ngàn chiến xa (thiên thặng), dưới nữa thì có trăm chiến xa. Mỗi
chiến xa được bốn ngựa kéo, có một người đánh xe ở giữa, hai bên là một quân
bắn cung và một quân cầm thương” [45, tr.17].
Như trên đã nói, thời nhà Chu, vua là “Thiên tử”, sở hữu toàn bộ đất đai.
Chế độ kinh tế “tỉnh điền” liên quan mật thiết đến chế độ chính trị do giới quý tộc
nắm giữ bởi cơ sở kinh tế thời bấy giờ là kinh tế nông nghiệp. Thiên tử, chư hầu,
khanh, đại phu làm chủ đất đai thì đồng thời cũng là chủ về phương diện kinh tế
và chính trị. Dân đen khơng có đất đai phải lao động phục vụ cho giới quý tộc và
khi có chiến tranh giặc giã thì họ là người chết thay cho giới quý tộc. Sang thời

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

Xuân thu - Chiến quốc, sự xuất hiện chế độ tư hữu về ruộng đất đã dẫn đến sự
phân hóa mạnh trong giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị xã hội trước chỉ gồm
có quý tộc, chủ nơ thì nay xuất hiện lớp q tộc mới xuất thân từ tầng lớp tự do,
nhờ giàu có, tài ba mà trở nên có thế lực, tầm ảnh hưởng của họ đối với xã hội
ngày càng lớn và họ bắt đầu chi phối xã hội theo cách riêng của mình. Kẻ sĩ từ
giai cấp dưới nổi lên, từ bình dân mà trở thành quan văn nhờ tài du thuyết có Tô

Tần, Trương Nghi, Phạm Thư, Sái Trạch; từ tay trắng mà thành võ tướng nhờ tài
chinh chiến giỏi có Tơn Tẫn, Bạch Khởi, Liêm Pha, Vương Tiễn v.v…Lại cịn có
những người như thương nhân Huyền Cao đã giúp nước Trịnh chống được nước
Tần (năm 627 tr.CN), Lã Bất Vi đã dùng vàng “buôn vua” mà làm đến Tướng
quốc nước Tần. Có thể nói, chính sự biến đổi cơ cấu giai cấp bắt nguồn từ sự
biến đổi công cụ sản xuất đã làm xã hội Trung Hoa cổ đại chuyển mình từ chế độ
chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến.
Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tồn tại và phát triển trải qua các triều đại nhà
Hạ, nhà Thương đến cuối thời Tây Chu thì bước vào giai đoạn khủng hoảng và
dần đi tới suy tàn; nhưng phải đợi đến năm 305 tr.CN, với biến pháp của
Thương Ưởng nước Tần thì mới đến hồi cáo chung.
Tóm lại, xã hội Trung Hoa thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc có sự biến
đổi to lớn về kinh tế tất yếu dẫn đến biến đổi về các mặt chính trị - xã hội; đây
là giai đoạn giao thời chuyển từ chế độ tông tộc sang chế độ gia trưởng. Các
giá trị đạo đức xã hội mới chỉ mới manh nha xuất hiện chứ chưa định hình
trong khi các giá trị đạo đức xã hội cũ đã bị băng hoại làm nảy sinh nhu cầu
ổn định trật tự xã hội và giáo hóa con người. Trước xu thế của thời đại, nhiều
nhà tư tưởng đều rất quan tâm nghiên cứu về con người và đã có nhiều triết
thuyết ra đời trong thời kỳ này. Trong đó, phải kể đến quan điểm về con người
của triết học Nho gia Tiên Tần với Khổng Tử là người mở đường không chỉ
riêng trường phái Nho gia mà cịn cho tồn bộ lịch sử triết học Trung Quốc.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

1.1.2. Sự băng hoại về luân lý đạo đức trong xã hội Trung Hoa thời

kỳ Xuân thu - Chiến quốc với sự hình thành quan điểm về con ngƣời trong
triết học Nho gia Tiên Tần
Quan điểm về con người trong triết học Nho gia Tiên Tần không chỉ nảy
sinh do sự biến đổi về điều kiện kinh tế xã hội mà còn do sự băng hoại về đạo
đức xã hội. Sự băng hoại về đạo đức trong xã hội Trung Hoa thời kỳ Xuân thu Chiến quốc biểu hiện qua nạn tranh quyền, đoạt lợi dẫn đến chiến tranh loạn lạc
diễn ra khắp nơi và kéo dài đẩy nhân dân vào cảnh lầm than, trật tự xã hội đảo
lộn, lễ tiết bị khinh nhờn. Tình cảnh hỗn loạn, mất kỷ cương đó được Trang Tử
phản ánh trong Nam Hoa Kinh: “Thiên hạ đại loạn, thánh hiền không xuất hiện
nữa, đạo đức khơng cịn thuần nhất nữa. Rất nhiều người chấp nhất, có thiên
kiến mà tự cho mình là phải” [100, tr.543].
Thời Tây Chu, trật tự lễ nghĩa, thể chế xã hội hết sức chặt chẽ và tôn
nghiêm, Khổng Tử đã nói: “Triều đại nhà Châu soi xét theo hai triều đại đã qua
(nhà Hạ và nhà Thương) mà chế định lễ tiết. Nhờ vậy, lễ tiết trở nên rực rỡ biết
bao! Vậy ta theo lễ tiết nhà Châu” [60, tr.41]. Từ khi dời đơ qua phía đơng, nhà
Chu suy yếu dần, nhà vua chỉ còn giữ cái danh Thiên tử chứ khơng cịn thực
quyền. Trong khi đó, các nước chư hầu ngày càng lớn mạnh. Với chiêu bài phị
trợ thiên tử nhà Chu, các nước chư hầu thơn tính lẫn nhau để giành quyền bá
chủ dẫn đến cảnh thiên hạ đại loạn, chiến tranh diễn ra liên miên kéo dài đến
500 năm (770 - 221 tr.CN).
Sang thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc, chế độ tông pháp nhà Chu khơng
cịn giữ được trật tự lễ nghĩa, uy nghiêm như trước: đầu mối các quan hệ về
kinh tế, chính trị, quân sự giữa Thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng
lẻo, quan hệ huyết thống ngày càng xa; các việc tang, viếng, hiếu, hỷ trở thành
thủ đoạn ngoại giao dẫn đến tình trạng trật tự lễ nghĩa, thể chế xã hội bị đảo lộn
dẫn đến sự phân hóa giai cấp và nạn “tiếm ngơi việt vị 僭嵬越位”. Tình hình
chính trị - xã hội rối ren, đạo đức băng hoại thời bấy giờ được Tư Mã Thiên

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

chép lại trong Sử ký, Phong thiện thư: “Từ khi Chu khắc phục Ân mười bốn đời
sau, đời càng lúc càng suy kém, lễ nhạc bị bỏ phế, chư hầu làm liều…- Tự Chu
khắc Ân hậu thập tứ thế, thế ích suy, lễ nhạc phế, chư hầu tứ hành…”; hay
trong Tần Thủy Hoàng bản kỷ, Tư Mã Thiên viết: “Vua Văn Vương, Vũ vương
nhà Chu phong con em cùng họ làm vua rất nhiều, nhưng về sau dòng họ càng
ngày càng xa, họ đánh lẫn nhau, xem nhau như thù. Chư hầu càng giết nhau,
đánh nhau, Thiên tử nhà Chu không làm sao ngăn cấm được”.
Thiên tử nhà Chu trị vì khắp thiên hạ, Kinh Thi có câu: “Khắp cõi dưới
trời, chẳng có chỗ nào là khơng phải lãnh thổ của vua. Noi theo những vùng đất
ven bờ, dân chúng khắp nơi, chẳng ai là không phải bề tôi của vua” [47, tr.324325]. Tả truyện năm Chiêu Công thứ 7, tức năm 535 tr.CN chép: “Thiên tử
quản lý khắp thiên hạ, chư hầu cai quản đất nước được Thiên tử ban cấp cho, đó
là chế độ xưa. Ở trong cương thổ, đâu chẳng là đất của vua; ăn rau và ngũ cốc
của đất ấy, ai chẳng là dân của vua”. Như vậy, đất nào cũng là đất của Thiên tử
nhà Chu, dân nào cũng là dân của Thiên tử nhà Chu; chức tước, đất đai của các
vua chư hầu đều là được Thiên tử nhà Chu ban phát, phân phong. Thiên tử nhà
Chu cai trị chủ yếu dựa vào lễ và tập tục; quy định tất cả các việc lễ, việc nhạc,
việc chính trị, việc hình phạt và vua các nước chư hầu phải tuân thủ nghiêm
ngặt, phải thực hiện theo các quy định đó. Đến thời Xuân thu thì Thiên tử nhà
Chu khơng cịn thực quyền, bị tiếm ngôi việt vị; mọi việc do chư hầu, khanh đại
phu tùy tiện, tự ý sắp xếp, quyết định. Nạn tiếm ngôi việt vị biểu hiện trong xã
hội thời bấy giờ là tình trạng tiếm quyền (僭權) và tiếm lễ (僭澧).
Thiên tử nhà Chu bị chư hầu tiếm quyền, chư hầu lại bị đại phu tiếm
quyền là vấn nạn diễn ra phổ biến và kéo dài trong xã hội thời bấy giờ. Trong
Luận ngữ, Khổng tử nói rằng: “Khi trong thiên hạ được thái bình, thì những việc
lễ tiết, âm nhạc cùng là những cuộc hưng binh sửa phạt các nước chư hầu đều
gom vào quyền hành của vua Thiên Tử xuất phát. Khi trong thiên hạ loạn lạc

những việc lễ tiết, âm nhạc cùng là những cuộc chinh phạt đều do nơi vua chư

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×