Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Sai lệch xã hội trong xã hội học của emile durkheim (qua nghiên cứu 2 tác phẩm tự tử và phân công lao động xã hội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG VĂN VỸ

SAI LỆCH XÃ HỘI TRONG XÃ HỘI HỌC
CỦA
EMILE DURKHEIM
(QUA NGHIÊN CỨU 2 TÁC PHẨM “TỰ TỬ”
VÀ “PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI”)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRƯƠNG VĂN VỸ

SAI LỆCH XÃ HỘI TRONG XÃ HỘI HỌC
CỦA
EMILE DURKHEIM
(QUA NGHIÊN CỨU 2 TÁC PHẨM “TỰ TỬ”
VÀ “PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI”)
Chuyên ngành:
Mã số:

XÃ HỘI HỌC
62 31 30 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:
1. PGS. TS. PHẠM VĂN QUYẾT
2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN THỦ

HÀ NỘI – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

TÔI XIN CAM ĐOAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÀY LÀ CƠNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊM TÚC VÀ TRUNG THỰC CỦA CÁ NHÂN
TƠI VÀ XIN HỒN TỒN CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ LỜI CAM ĐOAN NÀY.

NGƯỜI CAM ĐOAN

TRƯƠNG VĂN VỸ


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

.…….………………………………………………

Lời cam đoan

……………………………………………………..

Mục lục


..……………………………………………………

MỞ ĐẦU

........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................... 1
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ...................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...................................... 5
4. Phạm vi nghiên cứu – giới hạn và hạn chế của đề tài ................. 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài ........................ 8
6. Những vấn đề mới của luận án .................................................. 11
7. Cấu trúc của đề tài ..................................................................... 11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, BỐI CẢNH HÌNH THÀNH
QUAN ĐIỂM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI . 12
1.1. Tổng quan về nghiên cứu đề tài ..................................................... 12
1.1.1. Khái lược các quan điểm và lý thuyết về sai lệch xã hội ...... 12
1.1.2. Một số nghiên cứu xã hội học chủ yếu về sai lệch xã hội ..... 18
1.1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............... 26
1.2. Bối cảnh hình thành quan điểm của E. Durkheim ........................ 36
1.2.1. Sơ lược tiểu sử Emile Durkheim ........................................... 36
1.2.2. Những điều kiện và tiền đề hình thành quan điểm................ 39


1.3. Khái niệm sai lệch xã hội.................................................................. 45
1.3.1. Vấn đề thuật ngữ “sai lệch xã hội” ........................................ 45
1.3.2. Định nghĩa về sai lệch xã hội ................................................ 46
1.3.3. Đặc điểm của sai lệch xã hội ................................................. 48
1.3.4. Phân loại và các biểu hiện của sai lệch xã hội ...................... 49

1.3.5. Cở sở xã hội của sự sai lệch .................................................. 52
1.3.6. Các yếu tố cấu thành sai lệch xã hội .................................... 53
Kết luận Chương 1 .................................................................................... 55
CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM SAI LỆCH XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM
“PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI” VÀ “TỰ TỬ” .............. 56
2.1. Tác phẩm “PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI” (1893) .............. 56
2.1.1. Giới thiệu tác phẩm “Phân cơng lao động xã hội” ............... 56
2.1.2. Phân tích quan điểm sai lệch xã hội trong tác phẩm ............. 59
2.1.3. Những điều liên quan rút ra sau phân tích tác phẩm ............. 72
2.2. Tác phẩm “TỰ TỬ” (1897) .............................................................. 74
2.2.1. Giới thiệu tác phẩm “Tự tử” .................................................. 74
2.2.2 Phân tích quan điểm sai lệch xã hội trong tác phẩm ............. 76
2.2.3. Những điều liên quan rút ra sau phân tích tác phẩm ............. 96
Kết luận Chương 2 ........................................................................................
CHƯƠNG 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG QUAN ĐIỂM VÀ ĐÓNG GÓP
CỦA E. DURKHEIM VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI ....................... 100
3.1.

Biến đổi quan điểm trong 2 tác phẩm
“Phân công lao động xã hội” và “Tự tử” ................................... 100
3.1.1. So sánh đặc điểm hình thức của 2 tác phẩm ....................... 100
3.1.2. So sánh đặc điểm nội dung của 2 tác phẩm......................... 102


3.2.

Điểm mới trong quan điểm từ bài báo
“Bình thường và bệnh lý” (1895) ................................................ 104
3.2.1. Giới thiệu bài báo “Bình thường và bệnh lý” ...................... 104
3.2.2. Phân tích nội dung và quan điểm sai lệch trong bài báo ..... 105

3.2.3. Những điều liên quan rút ra sau phân tích bài báo .............. 109

3.3.

Những đóng góp của E. Durkhiem đối với xã hội học ............. 110
3.3.1. Nội dung quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim ........ 110
3.3.2. Chức năng của sai lệch xã hội của E. Durkheim ................. 126

3.4.

Một số phê phán quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim 133
3.4.1. Những phê phán về nội dung quan điểm ............................ 134
3.4.2. Những phê phán về phương pháp luận................................ 139

Kết luận Chương 3 .................................................................................. 144
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA E.
DURKHEIM TRONG THỰC TIỄN XÃ HỘI VIỆT NAM ... 145
4.1.

Quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim và sự biến đổi
các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam ............................... 145

4.2.

Tham nhũng – một sai lệch xã hội to lớn, sự đổ vỡ của quản lý
xã hội, hệ quả “phi chuẩn” của phân công lao động xã hội .... 155

4.3.

Tự tử - một hành vi sai lệch: từ lý thuyết đến thực tiễn .......... 172


Kết luận Chương 4 .................................................................................. 184
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 185
Danh mục cơng trình khoa học liên quan ............................................. 191
Tài liệu tham khảo ................................................................................. 192


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Xã hội học là môn khoa học ra đời muộn hơn rất nhiều so với các khoa học
khác, song nó đã nhanh chóng trở thành một khoa học phát triển, bởi phạm vi
ứng dụng rộng rãi của nó khơng chỉ trong khoa học, mà còn trong cả đời sống xã
hội. Xã hội học, với tư cách là một khoa học xã hội, đã không có một lịch sử “bề
thế” như triết học hay một số môn khoa học cơ bản khác ra đời trước đó, song xã
hội học đã có những đóng góp to lớn trong việc tìm ra, giải thích các hiện tượng
của đời sống xã hội theo cách riêng của nó, hợp lý hơn và khoa học hơn. Đề cập
đến xã hội học, chúng ta khơng thể khơng nói đến cơ sở lý thuyết của nó. Đó
chính là những khái niệm và phạm trù khoa học, những kiến thức cơ bản và nền
tảng để hình thành nên bộ mơn này. Nhà xã hội nổi tiếng người Mỹ Tacolt
Parsons khẳng định rằng, “đừng nên nghiên cứu xã hội học bằng đôi tay trần của
người thợ thủ công, mà phải xây dựng xã hội học như một ngành khoa học thực
thụ với hệ thống lý luận và phương pháp luận của nó”. Với hệ thống lý thuyết
được xây dựng và hình thành như hiện nay, xã hội học đã thực sự trở thành một
công cụ hữu hiệu khi thâm nhập vào thực tế đời sống xã hội.
Xã hội chúng ta với rất nhiều cấu trúc và hình thái xã hội khác nhau đã và
đang sản sinh ra nhiều hành vi sai lệch khác nhau, vì vậy một cách thường xuyên
và theo quy luật đang ngày càng tăng lên nhu cầu tri thức xã hội học về đặc
trưng, quy luật và bản chất của hiện tượng sai lệch. Những nghiên cứu mọi mặt
về sự sai lệch đang được thực hiện và tiến hành chủ yếu trong phạm vi của xã
hội học, nói cách khác, các khía cạnh khác nhau của hành vi lệch lạc, của sai

lệch xã hội là đối tượng nghiên cứu của chính xã hội học. Kho tàng lý thuyết và

1


kinh nghiệm các cơng trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà khoa học về
hành vi sai lệch đã được tích lũy và làm phong phú cho việc quan tâm và tìm
hiểu vấn đề này. Từ nhiều quan điểm khác nhau trong việc giải thích các vấn đề,
các sự kiện, các hiện tượng xã hội, các nhà xã hội học tiên phong đã đặt một nền
tảng vững chắc cho sự tồn tại song hành của xã hội học với các khoa học khác.
Trong số những người có cơng sáng lập xã hội học, Emile Durkheim có thể
được xem như là nhà xã hội học đầu tiên đã biết vận dụng lý thuyết vào trong
thực tế một cách hữu hiệu và thành công. Những tác phẩm của E. Durhkeim như
“Phân công lao động xã hội” (1893), “Tự tử” (1897), “Các quy tắc của
phương pháp xã hội học” (1895) là những cơng trình nghiên cứu điển hình,
chứng minh đúng đắn cho điều khẳng định này. Xung quanh quan điểm của E.
Durkheim về quan hệ giữa cá nhân-đoàn thể, về đoàn kết xã hội, về đạo đức xã
hội dẫn đến những hành vi lệch chuẩn, bệnh hoạn xã hội, - gọi chung là sai lệch
xã hội, tồn tại rất nhiều ý kiến đánh giá, bình luận phân tích khác nhau. Quan
điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim cũng có những ảnh hưởng tích cực đến sự
hình thành một số lý thuyết xã hội học sau này.
Quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn,
vì những hành vi lệch lạc với những biểu hiện rất phong phú, khác nhau, luôn
diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta, đồng hành cùng con người trong cuộc
sống xã hội. Có thể khẳng định rằng, một xã hội khơng có các biểu hiện của
hành vi sai lệch, thì đó là một xã hội khơng bao giờ có trong thực tế, khơng bao
giờ có trong lịch sử. Song, quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim đã xuất
phát và hình thành trong bối cảnh xã hội nào; nội dung cụ thể ra sao; đã tồn tại
ở thời đại của ông như thế nào; mọi người tiếp nhận và phản ứng ra sao; nguyên
nhân nào là chính; chức năng của nó là gì; quan điểm đó có ý nghĩa gì đối với


2


xã hội nói chung và xã hội Việt Nam hiện nay; ý nghĩa đó thể hiện như thế nào;
có những đặc điểm khác biệt ra sao; v.v… – đó chính là một loạt những câu hỏi,
những vấn đề rất đáng quan tâm đến quan điểm sai lệch trong xã hội học của E.
Durkheim, khi mà con người luôn phải đối đầu với đủ loại những biểu hiện sai
lệch, các loại tội phạm khác nhau, làm cho xã hội luôn ở trong tình trạng “bất
ổn”, “bệnh hoạn”, “rối loạn trật tự xã hội”.
“Làm thế nào để có một trật tự xã hội?” ln là một câu hỏi lớn cần phải
tìm lời đáp, không chỉ đối với các nhà xã hội học, những người chuyên sâu
nghiên cứu xã hội, mà còn đối với tất cả những ai yêu quý cuộc sống trên thế
giới tươi đẹp này, không phải chỉ trước đây, mà cho chính ngày hơm nay và cho
cả mai sau. Hiện tượng lệch lạc vẫn luôn tồn tại trong đời sống, dù xã hội ở giai
đoạn phát triển nào đi chăng nữa. Hành vi lệch lạc không chỉ là việc đánh giá
những hành động bên ngoài, mà ẩn sâu bên trong cịn là những ngun nhân
thuộc về chính ý thức, quan niệm của con người về hành vi này. Điều này đã
được E. Durkheim nhận định rất chí lý và sâu sắc rằng: "Chúng ta khơng nói
rằng một hành động nào đó xúc phạm đến lương tri mà người ta vì nó mang tính
chất tội phạm, mà phải nói rằng hành động đó mang tính tội phạm vì nó xúc
phạm lương tri mọi người. Khơng phải vì hành động đó là tội phạm mà chúng ta
tránh nó, mà vì chúng ta tránh nó cho nên nó trở thành tội phạm" [86, 81]. Xuất
phát từ những lý do nêu trên chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu liên quan đến
lý thuyết: 1. Bản chất quan điểm sai lệch xã hội trong xã hội học của E.
Durkheim là gì? 2. Quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim có ý nghĩa gì đối
với đời sống xã hội thế giới và xã hội Việt Nam? Trả lời tốt được những câu hỏi
này sẽ là đóng góp đáng ghi nhận của luận án, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa
thực tiễn hết sức to lớn.


3


2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
a. Ý nghĩa lý luận. E. Durkheim là một trong những nhà xã hội học tiền
bối, và mục tiêu chính của E. Durkheim là “xây dựng xã hội học như một bộ
mơn khoa học lý thuyết có vị trí xứng đáng trong các trường đại học” [3]. Xã hội
học, cũng như bất kỳ một môn khoa học nào khác, cần có một hệ thống lý thuyết
để làm nền tảng và định hướng cho cơng việc và hoạt động của mình. Trong
nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, người ta định hướng cách thức nghiên cứu,
giải thích và phát hiện ra những quy luật chung, cũng như quy luật riêng của sự
kiện, hiện tượng xã hội bằng nền tảng lý thuyết có sẵn. Nghiên cứu thực nghiệm,
với sự đa dạng mn màu của nó, cuối cùng cũng phải khái quát số lượng kết
quả đồ sộ thành các lý thuyết, thành những quy luật, những khái niệm có tính
chất chung. Trong phạm vi luận án này, chúng tơi muốn đóng góp một phần
cơng sức vào việc tìm hiểu quan điểm sai lệch xã hội của một nhà xã hội học vĩ
đại và vô cùng quan trọng đối với khoa học xã hội học, thông qua những tác
phẩm đã công bố của E. Durkheim. Luận án bổ sung và hoàn thiện hơn quan
điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim, từ đó góp phần làm rõ những quy luật
chung về các vấn đề xã hội, các hiện tượng xã hội.
b. Ý nghĩa thực tiễn. Đây là đề tài mang tính lý thuyết, khơng phải là một
cơng trình khảo sát thực tế. Mặc dù, giữa lý thuyết và thực tế ln có một
khoảng cách nhất định, song điều đó khơng có nghĩa lý thuyết và thực tiễn là
những khái niệm độc lập, tách biệt, mà ngược lại, chúng ln có mối liên hệ mật
thiết với nhau. Thông qua lý thuyết, hiện trạng và các quy luật xã hội mới có thể
được mơ tả một cách cụ thể và hợp lý. Ở Việt Nam, q trình cơng nghiệp hóa
và hiện đại hóa đang tạo nên rất nhiều những biến đổi to lớn trong xã hội. Sự
phát triển cũng đồng nghĩa với việc kéo theo những mặt trái tiêu cực to lớn của

4



nó như tệ nạn xã hội, tội phạm, hoặc nhiều điều tương tự. Người ta bắt đầu
nghiên cứu một cách có hệ thống để lý giải và tìm ra những giải pháp trong việc
giải quyết vấn đề quan trọng và cấp thiết này. Những nghiên cứu xã hội học trên
phương diện lý thuyết về sai lệch xã hội góp phần nhìn nhận một cách tồn diện
về những hiện tượng được coi là vượt ra khỏi những quy định chung, những
mong đợi chung của xã hội. Lý luận chỉ có giá trị và ý nghĩa to lớn khi xuất phát
từ chính thực tiễn xã hội rộng lớn, và như vậy, thực tiễn, đến lượt mình đã thể
hiện được ý nghĩa quan trọng và cần thiết của mình. Một ý nghĩa thực tiễn cụ thể
của luận án là dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho quá trình nghiên cứu,
giảng dạy và học tập các trường đại học, viện nghiên cứu. Luận án là tài liệu
tham khảo về lịch sử xã hội học, lý thuyết xã hội học, về tìm hiểu nội dung các
tác phẩm của những nhà xã hội học kinh điển.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
a) Mục đích của luận án. Cùng với việc trình bày có hệ thống lịch sử
hình hành và phát triển các quan điểm, lý thuyết về sai lệch xã hội và tội phạm,
sơ lược quá trình nghiên cứu xã hội học về sai lệch xã hội, nội dung cơ bản của
khái niệm sai lệch xã hội, sơ lược tiểu sử và bối cảnh ra đời quan điểm sai lệch
xã hội của E. Durkheim, thông qua các tác phẩm “Phân công lao động xã hội”
(1893), “Tự tử” (1897) và bài báo “Bình thường và bệnh lý”, mà sau đó được
đưa vào tác phẩm “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” (1895), luận án
mong muốn nêu lên và chỉ ra được quan điểm của E. Durkheim về sai lệch xã
hội, nội dung cơ bản của quan điểm, về chức năng của sai lệch xã hội và một số
phê phán về nội dung và phương pháp trong quan điểm của E. Durkheim. Từ
những vấn đề nêu trên chúng ta xem xét, nghiên cứu ứng dụng quan điểm sai
lệch xã hội của E. Durkheim đối với xã hội Việt Nam.

5



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

b) Nhiệm vụ của luận án. Để đạt được những mục đích nêu trên, luận

án phải giải quyết được các nhiệm vụ chính yếu sau: 1 - Nêu lên được cơ sở
lý luận và thực tiễn về quan điểm sai lệch xã hội, trong đó trình bày khái lược
các quan điểm và lý thuyết về hành vi sai lệch, các nghiên cứu xã hội học về sai
lệch xã hội, bối cảnh lịch sử hình thành quan điểm của E. Durkheim và nội dung
cơ bản của khái niệm sai lệch xã hội,. 2 - Dựa trên các tác phẩm tiêu biểu của E.
Durkheim, cụ thể ở đây là tác phẩm “Phân công lao động xã hội” (1893), “Tự
tử” (1897), và bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895), chỉ ra và phân tích cơ
sở khoa học cho việc hình thành quan điểm và nội dung quan điểm của E.
Durkheim về sai lệch xã hội, khẳng định sự tồn tại của quan điểm và chức năng
của nó trong xã hội học của E. Durkheim. Luận án cũng xem xét một số ý kiến
phê phán, đánh giá đối với quan điểm của E. Durkheim. 3 - Nêu ảnh hưởng quan
điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim trong bối cảnh cụ thể của nền văn hóa Việt
Nam, trình bày những nghiên cứu ứng dụng quan điểm sai lệch xã hội của E.
Durkheim trong thực tế xã hội Việt Nam.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
a) Giới hạn của luận án. Các lý thuyết của E. Durkheim có nội dung hết
sức phong phú, đề cập đến rất nhiều vấn đề liên quan đến con người, cuộc sống
xã hội. Giới hạn đề tài của luận án là tập trung và đi sâu xem xét, phân tích quan
điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim, có nghĩa là, chủ yếu xem xét nguồn
gốc sự hình thành, bản chất, nội dung và chức năng, khẳng định sự tồn tại của
quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim. Quan điểm về sai lệch xã hội được
thể hiện đầy đủ và rõ nét nhất trong các tác phẩm “Phân công lao động xã hội”
(1893), “Tự tử” (1897) và bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895). Vì vậy,
trong luận án này, chúng tơi tập trung khai thác nội dung các tác phẩm nêu trên


6

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

để làm rõ quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim, cách nghiên cứu của E.
Durkheim về sai lệch xã hội. Ông nghiên cứu cái bất bình thường để hiểu cái
bình thường, nghiên cứu “bệnh lý” để hiểu cái chuẩn mực.
b) Hạn chế của luận án. E. Durkheim là một nhà xã hội học tiền bối,
sống trong một thời kỳ lịch sử rất khác biệt với thời đại chúng ta đang sống hiện
nay. Các tác phẩm kinh điển của ông, phản ánh những tư tưởng giá trị to lớn và
vĩ đại, đã tồn tại cho đến ngày nay trên cả thế kỷ. Xuất phát từ những hạn chế
không tránh khỏi trong khả năng tiếp thu tư tưởng của E Durkheim, trong tìm
kiếm tài liệu, trong tiếp cận tài liệu gốc, trong ngôn ngữ dịch thuật rất khó khăn
để chuyển tải đầy đủ và chính xác nội dung tư tưởng của ơng, trong những cơng
trình nghiên cứu hiếm hoi và ít ỏi, cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam về quan
điểm sai lệch trong xã hội học của E. Durkheim, thậm chí là cả trong những
cách hiểu nhiều khác biệt, có khi tới mức mâu thuẫn ở các chuyên gia nghiên
cứu chung vấn đề, cùng nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác khi tiến hành
nghiên cứu và thực hiện luận án này, nên chúng tơi cố gắng, trong khả năng có
thể, giới thiệu cơ bản cơng trình nghiên cứu của mình trong luận án này theo đề
tài liên quan đến sai lệch xã hội trong xã hội học của E. Durkheim.
Trong quá trình thực hiện luận án có một số ý kiến trao đổi xung quanh
tên gọi đề tài. Tên đề tài luận án đã được quyết định và chính thức thơng qua,
nên chúng tôi chỉ bổ sung vào đây thêm một số ý ngắn gọn để làm rõ ràng hơn
tên gọi của đề tài. Như chúng ta đều biết, “sai lệch xã hội”, theo quan niệm của
E. Durkheim, đó chính là một “sự kiện xã hội”, bởi “sai lệch xã hội” là một hiện

thực khách quan, tồn tại ở bên ngoài cá nhân, nó là sự kiện chung cho cả xã hội,
phản ánh ý thức xã hội. E. Durkheim trong xã hội học của mình chỉ mơ tả và giải
thích hiện tượng sai lệch xã hội trong thế giới khách quan và đưa ra những nhận

7

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

định của mình về “sai lệch xã hội” với tư cách như là hiện thực xã hội. Như vậy,
trong xã hội học của E. Durkheim đó chỉ là quan điểm hay khái niệm về sai lệch
xã hội. Vì vậy, một cách rõ ràng hơn, tên đề tài luận án có thể nên thêm các từ
“Quan điểm” hay “Khái niệm” vào phần đầu tên gọi đề tài. Thêm vào như vậy là
để làm rõ ràng hơn tên gọi, còn tên gọi chính thức của đề tài, theo chúng tơi,
cũng là tốt và rõ, phản ánh được đầy đủ nội dung cần nghiên cứu.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Cơ sở lý luận. Nghiên cứu về xã hội là mối quan tâm hàng đầu của
nhiều ngành khoa học khác nhau trong mọi thời đại. Trong lịch sử người ta đưa
ra nhiều cách lý giải khác nhau về cuộc sống con người. Mỗi lý thuyết có một
cách nhìn nhận riêng biệt về cùng một sự kiện, một hiện tượng xã hội. Để nhận
định về một vấn đề thực tế xã hội cũng như của một lý thuyết người ta phải đứng
trên những quan điểm khác nhau. Tìm hiểu về E. Durkheim và các tư tưởng của
ông, trong luận án này, chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là cơ sở để nhìn nhận
vấn đề sai lệch xã hội, cũng như sự hình thành ý nghĩa của quan điểm về lệch lạc
đối với xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một bộ phận trong toàn bộ hệ tư
tưởng của Marx-Engels và trở thành vấn đề rất quan trọng trong hệ thống lý
thuyết xã hội học. Chủ nghĩa duy vật lịch sử giải thích sự phát triển xã hội bằng
mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành xã hội. "Chủ nghĩa duy vật

lịch sử là lý luận về vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội, về
những quy luật chung và đặc thù và những động lực phát triển của xã hội, về
những nguyên lý liên hệ giữa các mặt khác nhau của đời sống xã hội" [4]. Chủ
nghĩa duy vật lịch sử có một mức độ bao quát rất lớn trong việc nhìn nhận về xã
hội. Khi tìm hiểu riêng về vấn đề sai lệch xã hội, cần phải xem xét những hành vi
cá nhân trên quan điểm "lịch sử cụ thể". Đây là một khái niệm cơ bản của chủ

8

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

nghĩa duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận một khía cạnh, một sự kiện hay một
hiện tượng xã hội nào đó. Khi đánh giá hành vi con người phải đặt họ trong
những hoàn cảnh cụ thể, trong bối cảnh lịch sử mà cá nhân đó tồn tại, phải xét
đến những phạm trù chung-riêng. Trong luận án này, chủ nghĩa duy vật lịch sử
được lấy làm cơ sở cho những lý luận về các vấn đề sự hình thành và ý nghĩa của
lý thuyết sai lệch xã hội của E. Durkheim đối với thực tế xã hội. Chủ nghĩa duy
vật lịch sử không tách rời với chủ nghĩa duy vật biện chứng, vì vậy cơ sở lý luận
của luận án cũng xây dựng trên chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét các
mối liên hệ qua lại lẫn nhau trong quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim
và ý nghĩa của quan điểm này trong thực tế đời sống xã hội.
b. Phương pháp nghiên cứu. Vì đây là một đề tài chủ yếu mang tính lý
thuyết, với mục đích và nhiệm vụ luận án đã đặt ra, nên phương pháp nghiên
cứu cơ bản trong luận án này là phương pháp phân tích tài liệu, trên cơ sở tiến
hành thu thập tài liệu và sử dụng tư liệu sẵn có. Đó là những tác phẩm liên quan
đến các lý thuyết xã hội học do chính E. Durkheim viết ra, là những bài viết,
những cuốn sách, những cơng trình của nhiều tác giả khác nhau có liên quan đến

E. Durkheim, là những tư liệu thuộc về lịch sử cũng như hiện tại viết về E.
Durkheim. Phân tích tài liệu là nhằm xem xét và cải biến thông tin có sẵn trong
các tài liệu nói trên thành những thông tin cần thiết để đáp ứng những mục tiêu
và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án đặt ra. Phân tích nội dung tài liệu,
theo Bernard Berelson (1954), là một kỹ thuật “để mơ tả định lượng có tính
khách quan, có nội dung của thơng tin…” [334, 56], là thống kê những khuôn
mẫu trong một thông báo, và theo V. A. Jadow, là “thực hiện việc chuyển thông
tin của bài viết vào các chỉ báo định lượng” [334, 56). Như vậy, nhiệm vụ của
phân tích nội dung tài liệu là phải mô tả được các đặc điểm đặc trưng của tác giả

9

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

bài viết hay nội dung bài viết khi tiến hành phân tích. Phương pháp lịch sử
cũng là phương pháp chính yếu sử dụng trong luận án này. Phương pháp lịch sử
là hệ thống các nguyên tắc được đặt ra để đem lại hiệu quả trong việc tập hợp
nguồn tài liệu lịch sử, đánh giá chúng một cách có phê phán và đưa ra một tổng
hợp của những kết quả có được và giải thích kết quả làm sao để đạt được chân
dung của quá khứ. Theo Wikepedia (the free encyclopedia), phương pháp lịch sử
bao gồm những kỹ thuật và những chỉ nam dựa vào đó nhà nghiên cứu sử dụng
tài liệu gốc và những tài liệu khác để nghiên cứu và viết thành lịch sử. Dựa trên
các tài liệu viết, phương pháp lịch sử sử dụng để xác định một vấn đề lịch sử, tập
hợp thơng tin có liên hệ cho vấn đề lịch sữ được xác định, nghiên cúu thơng tin
và đánh giá có phê phán trong những nguồn tài liệu đó, giải thích và phân tích
các mối quan hệ giữa các yếu tố trong các tài liệu thu thập, để từ đó rút ra những
kết luận và trình bày chúng theo những quan điểm đã được xác định khi nghiên

cứu đề tài. Những phương pháp toàn diện, lịch sử-cụ thể, phát triển, gắn lý luận
với thực tiễn, các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống
hóa, chứng minh, so sánh-đối chiếu, loại suy, logic là những phương pháp liên
quan hoặc ít nhiều được sử dụng tới. Các phương pháp trên không chỉ sử dụng
một cách độc lập, mà còn là sự kết hợp đồng thời giữa chúng với nhau trong quá
trình thực hiện luận án. Tổng hợp một hệ thống các phương pháp nói trên sẽ giúp
giải quyết tốt nhất các mục tiêu và nhiệm vụ của luận án đặt ra.
Khung phân tích đề tài luận án. Để đề tài luận án có thể đi đúng đường
hướng của mình chúng tơi tiến hành xây dựng khung phân tích của đề tài luận
án. Sau khi trình bày các cơ sở thực tiễn và lý luận liên quan đến khái niệm sai
lệch xã hội, trên cơ sở các tác phẩm “Phân công lao động xã hội” (1893), “Tự
tử” (1897), và bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895) chúng tôi tiến hành,

10

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

phân tích nội dung từng tác phẩm để chỉ ra được các hình thức sai lệch xã hội,
nguyên nhân dẫn đến sai lệch xã hội, và điều mà E. Durkheim rất quan tâm, là
chức năng của sai lệch xã hội, nhằm minh họa, làm rõ và khẳng định sự tồn tại
trong xã hội học của E. Durkheim quan điểm về sai lệch xã hội với tư cách là
một sự kiện xã hội có nguyên nhân từ một hoặc nhiều sự kiện xã hội khác nhau.
Từ các luận điểm lý thuyết trong nội dung quan điểm sai lệch xã hội của E.
Durkheim chúng tơi ứng dụng vào giải thích thực tiễn xã hội Việt Nam, nhằm có
thể đưa ra được những gợi ý nhất định cho các nghiên cứu lý luận, cho quản lý
xã hội và nhiều hoạt động thực tế khác.


6. NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Chỉ ra được bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ
và trực tiếp đến tư tưởng, cũng như khuynh hướng tư tưởng trong các lý thuyết
xã hội học của E. Durkheim, trong đó có quan điểm về sai lệch xã hội.
- Nhìn nhận một cách toàn diện quan điểm về sai lệch xã hội của E.
Durkheim. Khẳng định sự tồn tại của quan điểm sai lệch xã hội này. Và, điều
quan trọng, là chỉ ra được những khái niệm tạo nên nội dung của khái niệm.
- Khẳng định quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim, dù tồn tại cách
đây hơn cả trăm năm, vẫn cịn đầy đủ ý nghĩa của nó và hồn tồn có thể vận
dụng vào thực tế xã hội Việt Nam hiện nay.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cần phải giải quyết, nội dung luận án có
kết cấu cơ bản gồm Phần mở đầu, 04 Chương chính, Phần kết luận và kiến nghị,
Danh mục cơng trình khoa học và Danh mục tài liệu tham khảo.

11

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI,
BỐI CẢNH HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI
1.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1.1. Khái lược các quan điểm và lý thuyết về hành vi sai lệch. Trong lịch
sử khoa học tồn tại rất nhiều quan điểm, lý thuyết, cách tiếp cận với hành vi sai
lệch. Việc nghiên cứu lịch sử hệ thống các quan điểm và lý thuyết sẽ giúp hiểu rõ

sự hình thành, nội dung khái niệm, nguyên nhân của sai lệch và tích cực tìm
kiếm những cơ chế thích hợp để ngăn ngừa và phòng chống chúng.
Hành vi sai lệch cũng như tội phạm hình thành cùng với sự xuất hiện của xã
hội loài người, song ở Thời kỳ nguyên thủy chưa thể xuất hiện những tư tưởng
quan tâm đến những sai lệch và tội phạm, bởi một lẽ đơn giản con người đang ở
thời kỳ sơ khai, mơng muội, trí tuệ chưa phát triển, nhận thức còn yếu kém, nên
chưa đủ sức nhận ra và phân biệt những hành vi lệch lạc, mặc dù, như đã nói ở
trên, chúng vẫn tồn tại xung quanh con người. Nhiệm vụ chính của con người
trong thời kỳ này là đấu tranh với thiên nhiên, với tự nhiên để sống, để tồn tại.
Có thể nói, sai lệch trong xã hội được xem xét và nghiên cứu cùng với sự xuất
hiện của xã hội học. Tuy nhiên vấn đề này đã được các tác giả cổ điển quan tâm
sớm hơn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng xã hội học sinh ra từ trong lòng của
triết học cổ điển, và trong điều khẳng định này xác định một sự thật. Các tác giả
cổ điển đã bắt đầu phân tích một cách khoa học bản chất, nguồn gốc, các hình
thái biểu hiện của của hiện tượng xã hội phức tạp này. Thời cổ đại Hi Lạp hay

12

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

còn gọi Giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ, lần đầu tiên trong lịch sử đã xuất hiện
tư tưởng đấu tranh với hành vi sai lệch và tội phạm của các nhà triết học cổ điển,
mà đại diện tiêu biểu là Platon và Aristote, phản ánh qua lăng kính các quan
thuyết triết học của họ. Cả hai nhà triết học đều coi tội phạm như là bệnh tật
trong tâm linh của những người thực hiện hành vi đó, tội phạm như là bệnh tật
của Nhà nước. Và theo họ, chính Nhà nước chứ khơng phải ai khác phải có trách
nhiệm chữa trị bệnh tật này, bằng cách ban hành các đạo luật. Với những tư

tưởng liên quan đến tội phạm hai ông được coi là những người đặt nền tảng đầu
tiên cho việc nghiên cứu những vấn đề đấu tranh với tội phạm và sai lệch trong
xã hội. Platon (427-347 trước CN) – nhà triết học duy tâm khách quan, nổi tiếng
với “Học thuyết về ý niệm”. Ông cho rằng, các đạo luật ban hành phải có tác
động kiềm chế, khắc phục các nguyên nhân thúc đẩy các hành vi phạm tội.
Platon cũng nói đến tư tưởng về sự tác động tâm lý đối với đối với những người
có thiên hướng phạm tội. Đặc biệt, Platon cho rằng trong đấu tranh với tội phạm
cần phải nghĩ về tương lai, chứ không phải về quá khứ. Đây là tư tưởng lớn về
dự báo tội phạm mà trải qua hàng trăm năm sau mới được mọi người chú ý.
Aristote (384 – 322 trước CN) - nhà triết học Hi Lạp nổi tiếng, bộ óc bách khoa
trong số các nhà tư tưởng cổ đại Hi Lạp. Aristote cho rằng, cưỡng chế về tâm lý
có thể phịng ngừa được tội phạm, vì rằng đạo luật cần phải giúp cho tinh thần
thống trị được thể xác và lý trí thống trị được bản tính. Aristote nhìn thấy một
trong những ngun nhân cơ bản của các hành vi sai lệch và tội phạm là thói
quen và sở thích hư hỏng của con người mâu thuẫn với lý trí hoặc những ham
mê, dục vọng khủng khiếp trội hơn lý trí. Aristote từng phát biểu rằng, những
điều bất hạnh là những kiểu hành vi được thực hiện khơng có chủ tâm độc ác và
ý định xấu xa, những điều lầm lạc là những hành vi được thực hiện có ý thức,

13

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

nhưng không phải là hậu quả của ý đồ độc ác, cịn những hành vi sai trái đó là
những hành vi diễn ra một cách chủ tâm và là hậu quả của sự lệch lạc.
Quan điểm thần học–tôn giáo đối với hành vi lệch lạc là một phần không
thể tách rời của thế giới quan tôn giáo thống trị vào Thời Trung kỷ. Chúa Trời

và Ác quỷ là thể hiện của điều Thiện và điều Ác. Họ chống đối lẫn nhau và tuyệt
đối khơng thể dung hịa với nhau. Loại sai lệch chính yếu khơng thể tránh khỏi –
là tà giáo, tà đạo, còn kẻ tội phạm nguy hiểm nhất – chính là kẻ tà đạo. Những
người thuộc số này là những người khơng có niềm tin tơn giáo, không chia xẻ
những quan điểm giáo điều cơ bản của Thiên chúa giáo. Tội lỗi của họ là phủ
nhận thần thánh, xóa bỏ thần thánh ra khỏi tầng bậc đẳng cấp nhà thờ. Theo quan
điểm này, người thiện đó là người có đạo, theo đạo, sùng đạo, tin đạo, cịn người
ác là kẻ vơ đạo, ngoại đạo, khơng theo đạo.
Thời kỳ Phục Hưng Thế kỷ XV gắn liền với tên tuổi của những nhà triết học
chủ nghĩa xã hội không tưởng, mà đại diện tiêu biểu là Tomas Moore, Robert
Owen và Saint Simon. Những nhà xã hội không tưởng, dù rất gần nhau trong
quan điểm triết học, song đã có những quan điểm rất khác nhau, khi quan tâm
đến các vấn đề tội phạm. Họ gắn tội phạm với những vấn đề liên quan đến đấu
tranh giai cấp, kinh tế, giáo dục và môi trường. Tomas Moore là người đầu tiên
trong thời đại Phục Hưng công khai công phẫn với với tình trạng nghèo khổ của
quần chúng nhân dân lao động, và ông đi đến kết luận rằng để loại bỏ các
nguyên nhân của tội phạm trước hết cần phải cải tạo chế độ kinh tế của xã hội.
Saint Simon coi việc giáo dục đạo đức là một trong những biện pháp thủ tiêu tội
phạm và các sai lệch trong xã hội. Cịn Robert Owen kết luận rằng, khơng nên
tìm kiếm các ngun nhân của tội phạm ở chính cá nhân người phạm tội, mà nên

14

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

tìm ngun nhân ở chính mơi trường trong đó con người phạm tội được hình
thành, sống và tồn tại.

Sự thay đổi xã hội phong kiến thành xã hội công nghiệp, sự thay đổi thế giới
quan tôn giáo bằng triết học, mỹ học, đạo đức của chủ nghĩa nhân văn và tri thức
đã làm xuất hiện quan điểm duy lý về hành vi sai lệch. Các đại diện tiêu biểu
Thời kỳ Kỷ nguyên Ánh sáng hay còn gọi Thời kỳ Triết học Ánh sáng của Chủ
nghĩa Duy vật Pháp thế kỷ XVII - XVIII đã hình thành nên khái niệm tội phạm
như là hành vi của ý chí tự do con người, mà khơng phải là trị chơi trong tay của
“những thế lực cao cấp”, nhưng là cá nhân hành động có ý thức và tự do trong
hành vi của mình. Với quan điểm này, tội phạm chỉ là kết quả tổng hợp ý chí độc
ác của những kẻ tội phạm. Có hai nhà triết học – nhà khai sáng mà tên tuổi rất
được chú ý khi dành sự quan tâm của mình đối với hành vi sai lệch và tội phạm –
đó là Z. Montesquieu và C. Beccaria. Trong các tác phẩm của mình
Montesquieu đề cập đến tình hình tội phạm với tư cách là một hiện tượng cá biệt,
cịn Beccaria thì giành sự chú ý đặc biệt đến những vấn đề của tình hình tội
phạm và hình phạt đối với tội phạm. Z. Montesquieu là tác giả của tập luận văn
triết học – pháp luật nổi tiếng “Về tinh thần của các đạo luật” được xuất bản vào
giữa thế kỷ XVIII. Một luận điểm nổi tiếng trong tác phẩm của ông được đưa ra,
là “nhà làm luật thơng minh khơng hẳn chỉ quan tâm đến các hình phạt đối với
các tội phạm, mà chủ yếu là quan tâm về việc phòng ngừa tội phạm” [77]. Một
luận điểm có ý nghĩa to lớn của Montesquieu là tội phạm và hình phạt là những
hiện tượng tương đối, phản ánh các quan hệ xã hội và nội dung của chúng
thường xuyên được thay đổi tùy thuộc vào các thời đại và các xã hội khác nhau.
Các quan điểm của C. Beccaria thông thường đồng nhất với quan điểm của
Montesquieu, khi ơng đi đến kết luận rằng, “phịng ngừa tình hình tội phạm sẽ

15

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


tốt hơn là trừng trị nó” [77]. Ơng cho rằng biện pháp cơ bản của phòng ngừa tội
phạm là hoàn thiện việc giáo dục, “giáo dục là biện pháp đúng đắn nhất, nhưng
cũng là khó khăn nhất” [77].
Với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học tự nhiên, quan điểm Sinh học
và Nhân chủng học đã có những đóng góp của mình vào cách định nghĩa mới
về sai lệch và tội phạm. Bác sĩ tâm thần và nhà tội phạm học người Italia Cesare
Lombroso đã đưa ra quan điểm về việc tồn tại một kiểu người đặc biệt, có
khuynh hướng đến việc thực hiện tội phạm do có những dấu hiệu sinh học được
xác định. Từ quan điểm của lý thuyết nhân chủng học, tội phạm được xác định
như là tổng hợp của các tội lỗi được thực hiện bởi những người – những kẻ tội
phạm bẩm sinh có khuynh hướng mang tính sinh học đối với việc thực hiện tội
phạm. C. Lombroso tuyên bố rằng, người ta không trở thành kẻ tội phạm, người
ta sinh ra thành kẻ tội phạm. Kẻ tội phạm bẩm sinh dễ dàng phân biệt với những
người khác theo dáng vẻ bên ngoài. C. Lombroso đã chỉ ra một loạt những dấu
hiệu hình thể bên ngồi của kẻ tội phạm, những dấu hiệu, theo Lombroso, chỉ có
ở “những kẻ tội phạm, những tên mọi rợ và loài khỉ đột”. William H. Sheldon,
nhà nhân chủng học người Mỹ, đã cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa các hành vi cá
nhân, trong đó có hành vi sai lệch và tội phạm, với các kiểu loại cơ thể (type of
body) con người. Ông đã chỉ ra một kiểu cơ thể cơ bản của con người - ơng gọi
là “mesomorph”, mà rất dễ có hành vi phạm tội.
Vào đầu Thế kỷ XX xuất hiện lý thuyết giải thích hành vi lệch lạc theo quan
điểm Tâm lý học của Sigmund Freud (1856-1939), theo đó con người sẽ phát
triển bình thường nếu bản ngã (Ego) – lý trí nỗ lực qn bình được những
khuynh hướng bẩm sinh ln địi phải được thỏa mãn ngay (bản năng – Id) và
những đòi hỏi thực tiễn của xã hội, còn nếu để bản năng vượt trội, trỗi dậy một

16

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

cách quá mức, vượt qua sự kiểm soát của bản ngã, thì khi đó cá nhân con người
sẽ rơi vào hành vi lệch lạc. S. Freud đã giải thích những lệch lạc, những bất
thường trong nhân cách của cá nhân do sự khơng qn bình trong bộ máy tâm
thức, khi yếu tố xung động bản năng chi phối quá mạnh.
Vấn đề tội phạm và các hành vi sai lệch cùng các biện pháp đấu tranh với
chúng cũng lôi cuốn sự chú ý của các nhà cách mạng Dân chủ Nga như A. I.
Gercen, V. G. Belinsky, N. A. Dobroljubov, N. G. Chernyshevsky, D. I.
Prinsev. Những người này cho rằng việc phịng ngừa tình hình tội phạm sẽ có
hiệu quả nếu nó gắn liền với việc biến đổi cách mạng các quan hệ tư bản. ZallPol Marat đã có công lao không nhỏ đối với sự phát triển của lý luận tội phạm.
Trong tác phẩm “Kế hoạch hóa của pháp luật hình sự” cơng bố vào nửa sau Thế
kỷ XVIII, ông đã chỉ rõ bản chất giai cấp của tội phạm, xác định mối liên hệ của
nó với chế độ xã hội tư bản, làm sáng tỏ tính quyết định về mặt kinh tế - xã hội
của tình hình tội phạm. Marat coi tội phạm như là sự vi phạm trật tự xã hội đã
được xác lập. A. N. Radishzhev – nhà cách mạng dân chủ Nga nổi tiếng, nhà tư
tưởng duy vật kiệt xuất Nga, nhà văn, nhà triết học nửa sau Thế kỷ XVIII. Ông
cũng là nhà luật học, nhà thống kê học nổi tiếng. Ông cũng dành sự quan tâm to
lớn đến việc nghiên cứu tội phạm. Radishzhev đã bỏ rất nhiều công sức để xây
dựng thống kê hình sự ở nước Nga. Trong tác phẩm “Về luận điểm pháp luật”
của mình, ơng đã soạn thảo các chỉ số đặc trưng cho tất cả các loại tội phạm lẫn
những người thực hiện chúng, cũng như động cơ và nguyên nhân của việc thực
hiện tội phạm. Chương trình do ơng soạn thảo về quan sát và phân tích thống kê
các “bệnh hoạn xã hội” như ăn xin, gái điếm và các hiện tượng khác có mối liên
hệ với tội phạm và hành vi sai lệch có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu tội
phạm và các hành vi sai lệch.

17


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1.1.2. Một số nghiên cứu xã hội học chủ yếu về hành vi sai lệch. Trong xã
hội học hiện đại về hành vi sai lệch đã hình thành nhiều truyền thống, cách tiếp
cận và lý thuyết khoa học khác nhau. Khuynh hướng của các nhà nghiên cứu về
sự sai lệch của trường phái khoa học này hay trường phái khoa học khác phụ
thuộc vào, về bản chất, việc sử dụng những phương pháp, nguyên tắc và hệ hình
nghiên cứu nào, các nhân tố xã hội này hay nhân tố xã hội khác có ý nghĩa thế
nào. Trong các lý thuyết thuần xã hội học về hành vi sai lệch thường quan sát
thấy định hướng chủ yếu đến tính xã hội trong hành vi, mà không chú ý đầy đủ
đến tính tự nhiên của con người. Các lý thuyết này đã gắn cho nhóm và xã hội
một ý nghĩa rất to lớn trong hệ thống các mối quan hệ “cá nhân” – “nhóm” – “xã
hội”, chú ý to lớn đến các cấu trúc xã hội và hệ thống các mối quan hệ qua lại.
Trong mối quan hệ này, xã hội học về hành vi sai lệch dựa trên những khái niệm
như chuẩn mực xã hội, sự sai lệch, kiểm sốt xã hội, văn hóa phụ lệch lạc, phi
chuẩn (anomie), sự dán nhãn, rối loạn tổ chức, xã hội hóa sai lệch, thể chế lệch
lạc, sự nghiệp sai lệch, sự đối kháng văn hóa. Sự giải thích mang tính xã hội học
về các hiện tượng của hành vi sai lệch được thực hiện trên cơ sở cân nhắc rộng
rãi tổ hợp của những thay đổi văn hóa - xã hội và kinh tế - xã hội. Dưới đây là
một số lý thuyết xã hội học về hành vi sai lệch được nhiều người quan tâm.
Lý thuyết thống kê về sự sai lệch của A. Ketle. Lamber Adolf Jac Ketle
(1796-1874) – nhà toán học người Bỉ, được cho là nhà xã hội học cấp tiến, nhà
nghiên cứu các vấn đề tội phạm. Ơng là nhà phân tích một trong các lý thuyết xã
hội học về sự sai lệch trên cơ sở các số liệu thống kê. Adolf Ketle, khi tiến hành
các quan sát thống kê các quá trình và các hiện tượng xã hội khác nhau, đã đặt
nền tảng cho xã hội học, tạo nên “vật lý xã hội” của mình. Cách tiếp cận này

được gọi là lý thuyết thống kê hay lý thuyết bản đồ học, bởi nó sử dụng sự so

18

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

sánh các số liệu thống kê, trong đó có thống kê về tội phạm, theo bản đồ hay các
sơ đồ. Những quan sát mang tính địa lý các tội phạm hoàn tất đã cho phép A.
Ketle đưa ra giả thuyết về việc, sự tập trung hóa tội phạm có thể xảy ra trong mối
liên hệ qua lại với “khí hậu đạo đức” của từng vùng riêng biệt, và trên cơ sở lý
thuyết thống kê về sự sai lệch của vùng đó. Trên cơ sở những số liệu nhận được
từ phương pháp thống kê A. Ketle đưa ra khái niệm “người trung bình” và trở
thành một trong những người đầu tiên xem xét hiện tượng hành vi tội phạm theo
cách của xã hội học: khơng phải từ vị trí của cá nhân, từ bệnh lý học cá nhân,
mà trong phạm vi định hướng xã hội (là) trung tâm (sociocenter). A. Ketle đã
phát hiện ra rằng, số lượng tội phạm hoàn tất và các hành vi sai lệch từ năm này
sang năm khác trong một xã hội nhất định hầu như khơng thay đổi. Nói chung
cấu trúc tội phạm là ổn định. Những kết luận xã hội học của Ketle được chứng
minh và lý giải theo cách thức thống kê đã đưa ông đến điều khẳng định rằng, tội
phạm không phải là tổng số cơ học của những hành vi “tự do” tùy tiện, mà là
một tổng thể phụ thuộc những quy luật khách quan, xác định được. A. Ketle đi
đến kết luận rằng, xã hội vốn bao hàm ở mình mầm mống của việc thực hiện bất
kỳ tội phạm nào. Theo ơng, xã hội tự mình bằng cách này hay cách khác chuẩn
bị các tội phạm, còn người phạm tội chỉ là công cụ thực hiện các tội phạm đó.
Mỗi hình thái kinh tế xã hội quyết định về mặt xã hội một số lượng nhất định và
các loại tội phạm nhất định. Các loại tội phạm là hậu quả tất yếu của một cơ cấu
xã hội nhất định. Như vậy, tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội đặc trưng

cho mọi xã hội, vì từ năm này sang năm khác được lặp đi lặp lại với “sự tất yếu”.
Quan niệm mác-xít về hành vi sai lệch. Karl Marx (1818-1883) – nhà tư
tưởng xã hội và xã hội học nổi tiếng người Đức, người sáng lập lý thuyết xã hộichính trị chủ nghĩa mác-xít. Ơng cũng là người nghiên cứu vấn đề hành vi sai

19

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×