Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Bài giảng sinh lý bệnh tiêu hóa HV quân y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 71 trang )

BỘ MÔN SINH LÝ BỆNH
SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA
HỌC VIỆN QUÂN Y
1. Trình bày được nguyên nhân, điều kiện và cơ
chế bệnh sinh gây loét dạ dày.
2. Trình bày được nguyên nhân, cơ chế, hậu quả
của cac rối loạn tại ruột.
MỤC TIÊU HỌC TẬP
NỘI DUNG HỌC TẬP
- Các đoạn của ống tiêu hoá: dạ dày, ruột non (mật,
tụy) và đại tràng.
-4 chức phận chính:
+ Chức phận co bóp: nhào trộn và đẩy thức ăn.
+ Chức phận tiết dịch: dịch ruột, dịch tụy, dịch mật.
+ Chức phận hấp thu.
+ Chức phận bài tiết: đào thải các chất cặn bã ra
khỏi cơ thể bảo vệ ống tiêu hoá.
RỐI LOẠN TẠI DẠ DÀY
1. Rối loạn co bóp:
Hoạt động của dạ dày chịu ảnh hưởng của thần kinh
nội tại (búi Auerbach và Meissner) và phế vị, VD:
+ Đói nghĩ đến ăn: tăng co bóp
+ Hình thức, hương vị của thức ăn
+ Trạng thái tinh thần: lo buồn, sợ sệt
RỐI LOẠN TẠI DẠ DÀY
1. Rối loạn co bóp:
Thường có 2 biểu hiện: tăng hay giảm co bóp,
trương lực và nhu động, thường tăng giảm song
song nghĩa là khi có tăng trương lực thì tăng nhu
động.
1.1.1. TĂNG CO BÓP


* Nguyên nhân:
+ Do viêm nhiễm: viêm dạ dày.
+ Do tắc: tắc cơ học, tắc chức năng
+ Mất cân bằng thần kinh thực vật: cường phó giao
cảm hay ức chế giao cảm.
+ Do ăn uống chất kích thích như rượu, chất độc,
thức ăn nhiễm khuẩn
+ Dùng thuốc KT dạ dày: Histamin, Cholin
1.1. RỐI LOẠN CO BÓP
1.1.1. TĂNG CO BÓP:
*Hậu quả:
+ Dạ dày tăng co bóp làm cho trương lực và
nhu động, thành dạ dày áp chặt vào nhau gây tăng
áp lực và gây ợ hơi, nóng, đau tức.
+Tăng co bóp do tắc gây nôn nặng, loại thức
ăn tích đọng lâu, X-quang dạ dày ngắn nằm ngang.
+ Thức ăn thô được đẩy xuống nhanh chóng
chưa được nhào trộn, thấm đều dịch vị.
1.1. RỐI LOẠN CO BÓP
1.1.2. GIẢM CO BÓP:
*Nguyên nhân:
+ Cản trở cơ học lâu ngày (u, sẹo, dị vật)
+ Mất thăng bằng TK thực vật: ức chế TK X, cường
giao cảm.
+ Sau phẵu thuật cắt 2 dây X và mổ lớn ổ bụng
+ Độ acit tăng không gây được phản xạ mở hạ vị,
hoặc do dẫn truyền tk phản xạ từ tá tràng → mở
chậm trong loét dạ dày tá tràng → giảm nhu động.
1.1. RỐI LOẠN CO BÓP
1.1.2. GIẢM CO BÓP:

* Hậu quả:
+ Sa dạ dày: dạ dày giảm trương lực và nhu động;
sa dạ dày
+ Thức ăn bị ứ lại, lưu thông chậm; cho bệnh nhân
uống thuốc cản quang thấy thuốc đọng ở dạ dày.
1.1. RỐI LOẠN CO BÓP
1.1.1. CÂN BẰNG TIẾT DỊCH:
* Thành phần dịch tiết dạ dày: HCL, Pepsinogen và
chất nhầy. pH 1,5 - 3 ở người khoẻ, số lượng: 2000 –
3000ml/24h
- Chất hữu cơ
+ Pepsin (hoạt động mạnh khi pH 1,6)
+ Lipaza
1.2. RỐI LOẠN TIẾT DỊCH
1.1.1. CÂN BẰNG TIẾT DỊCH:
•Thành phần dịch tiết dạ dày:
- Chất nhày muxin bảo vệ niêm mạc.
- Ca++, HPO
4

, SO
4

, CL־
- Độ acid TP 50 – 60 mEq/l; 0,182% ~ 0,214% HCL
- Độ acid tự do 45 – 50 mEq/l; 0,164% ~ 0,182% HCL
1.2. RỐI LOẠN TIẾT DỊCH

Dịch nhày của dạ dày:
- Bản chất là 1 loại Glycoprotein, có độ nhớt cao,

hình thành một lớp mỏng bám chặt lấy niêm mạc
bảo vệ dạ dày.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiết dịch nhày: yếu tố
cơ học, hoá học và cả yếu tố thần kinh.
1.2. RỐI LOẠN TIẾT DỊCH
1.2. RỐI LOẠN TIẾT DỊCH
-
Dịch nhày có tác dụng bảo vệ dạ dày bằng cách:
+ Bao bọc dịch vị dạ dày trong một bình kín, hình
thành một màng che phủ niêm mạc chống lại sức
tiêu huỷ của pepsin và HCL
1.2. RỐI LOẠN TIẾT DỊCH
-
Dịch nhày có tác dụng bảo vệ dạ dày :
+ pH cao của dich nhày nên hình thành một chất
đệm, một phần acid tiết ra bị trung hoà và hình thành
các muối đó là phần acid liên kết.
Acid tự do + acid liên kết = acid toàn phần.
Vì vậy, dịch nhày là một dự trữ kiềm của dạ dày.
+ Dịch nhày còn bảo vệ niêm mạc chống những
chấn thương cơ học và bảo vệ B12 không phá huỷ
1.2.2. Rối loạn tiết dịch dạ dày:
Là biểu hiện quan trọng của rối loạn hoạt động dạ
dày do đó cần thăm dò khả năng tiết dịch dạ dày.
Một vài thăm dò chính về tiết dịch vị:
-Nguyên lý chung: kích thích dạ dày bằng yếu tố hoá
học hoặc thần kinh để dạ dày tiết dịch
1.2. RỐI LOẠN TIẾT DỊCH
Một số thử nghiệm tiết dịch vị chính:
+ Bữa ăn Ewal

+ Thử nghiệm Histamin
+ Thử nghiệm dùng Gastrin
+ Thử nghiệm dùng Insulin
1.2. RỐI LOẠN TIẾT DỊCH
* Trạng thái tăng tiết dịch, tăng acid:
Khi độ acid trong dịch vị > 60mEq/l đối với thử
nghiệm Ewald hay > 100mEq/l đối với thử nghiệm
Histamin. Acid toàn phần và acid tự do đều tăng
song song và thường tăng cả thể tích tiết dịch.
* Trạng thái tăng tiết dịch, tăng acid dd:
- Nguyên nhân:
+ Sinh lý 0,5% người khoẻ mạnh có tăng tiết.
+ Bệnh lý:
- Loét dạ dày tá tràng – môn vị.
-Hội chứng Zonlinger-Ellison: tuyến tụy tiết ra 1 chất
tương tự gastrin làm thường xuyên tăng tiết dịch vị
- Viêm đường ruột, viêm ống mật: gây tăng tiết dịch,
tăng acid do phản xạ thần kinh.
- Viêm dạ dày mới bị đôi khi thấy tăng acid nhưng
giảm tiết dịch
* Giảm tiết dịch, giảm acid.
Giảm Acid khi độ acid dạ dày giảm xuống <20 mEq/l
- Nguyên nhân: + Sinh lý 4% người khoẻ mạnh
+ Bệnh lý: • Ngoài dạ dày: mất nước trong sốt cao,
nhiễm khuẩn, ỉa lỏng…
• Rối loạn dinh dưỡng: thiếu ăn, thiếu sinh tố.
• Bệnh nội tiết: thiểu năng tuyến giáp, tuyến thượng
thận, tuyến yên.
• Tại dạ dày: viêm dạ dày vì có tăng tiết chất nhày.


Không có acid (vô toan):
là trạng thái không có acid
tự do trong dịch vị do tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Vô toan giả: khi không có acid tự do song vẫn có
acid liên kết, niêm mạc dạ dày vẫn còn tiết ra một ít
acid nhưng quá ít nên bị dịch nhày kết hợp hết.
+ Thường gặp trong viêm dạ dày mãn tính.
- Vô toan thật: khi không có cả acid tự do và kết hợp.
Niêm mạc dạ dày chỉ có tiết dịch nhày thường gặp
trong viêm teo niêm mạc dạ dày, trong ung thư dạ
dày, giang mai dạ dày, thiếu máu ác tính, thiếu
Vitamin B1… đôi khi thấy ở một số người già.
1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
1.3.1. Cân bằng tiết dịch dạ dày.
Quá trình tiết dịch dạ dày đảm bảo cân bằng giữa
tiết chất nhày (muxin, bicacbonat) có tính chất bảo
vệ và tiết chất (pepsin và HCL) có tính chất tiêu
huỷ niêm mạc.
1.3.1. Cân bằng tiết dịch dạ dày.
Niêm mạc dạ dày tồn tại được nhờ sự cân bằng giữa
2 quá trình bảo vệ và tiêu huỷ.
Loét dạ dày tá tràng là hậu quả của sự mất cân bằng
của hai quá trình trên, là kết quả của sự tấn công
pepsin và HCL qua hàng rào phòng ngự chất nhày.
1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
- Nguyên nhân của mất cân bằng tiết dịch.
+Pepsin và HCL tiết nhiều/ Chất nhầy bình
thường
+Do chất nhày giảm/ pepsin và HCL BT

+Do phối hợp cả 2.
1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
- Nguyên nhân của mất cân bằng tiết dịch.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiết dịch dạ
dày và từ đó có nhiều giả thuyết về nguyên
nhân và bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng.

×