Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Phong trào thanh niên sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn lịch sử và truyền thống (1955 2012) báo cáo tổng kết đề tài nckh cấp trường năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 172 trang )

Đại học Quốc gia TP HCM
Trường Đại học KHXH&NV

Chí Minh

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
CẤP TRƯỜNG NĂM 2012

Tên đề tài:

PHONG TRÀO THANH NIÊN - SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN:
LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG (1955-2012)

Tham gia thực hiện: 12 tháng.
Học hàm, học vị,
Họ và tên
1. ThS. Huỳnh Bá Lộc

TT

Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm

Điện thoại

Email

098536902
3





2. ThS. Phạm Thị Phương

Tham gia

098832799
1



3. Dương Thành Thông

Tham gia

098216213
1


om

4. Trương Minh Tước
Nguyên

Tham gia

090854052
1


truongnguyen2010@gmail
.com

5. Huỳnh Trung Kiên

Tham gia

094548943
5



6. Ngơ Thị Thu Hồi

Tham gia

016562437
70



7. Lê Thị Bích Nga

Cộng tác

8. Nguyễn Thị Thanh
Thủy

Cộng tác


9. Nguyễn Thị Thúy Ngân

Cộng tác

TP.HCM, tháng 8 năm 2013


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1.

BGH

Ban Giám hiệu

2.

BC & TT

Báo chí và Truyền thơng

3.

BCH


Ban Chấp hành

4.

BCS

Ban Cán sự

5.

CLB

Câu lạc bộ

6.

CTSV

Cơng tác sinh viên

7.

CTTN

Cơng trình thanh niên

8.

CTXH


Cơng tác xã hội

9.

ĐHQG

Đại học Quốc gia

10.

ĐHQG - HCM

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

11.

ĐH KHXH & NV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn

12.

Đồn

Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

13.

Đồn Khoa


14.

Đồn Trường

15.

ĐPH

Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Khoa
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Trường
Đơng phương học

16.

ĐTN

Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

17.

HĐĐD

Hội đồng đại diện

18.

Hội


Hội Sinh viên Việt Nam

19.

HSV

Hội Sinh viên Việt Nam

20.

HTQT

Hợp tác quốc tế

21.

KHXH

Khoa học Xã hội

22.

LCH

Liên chi hội Hội Sinh viên Việt Nam


23.

NCKH


Nghiên cứu khoa học

24.

NV & BC

Ngữ văn và Báo chí

25.

Phịng QLKH - DA

26.

QHQT

Phòng Quản lý khoa học - Dự án Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quan hệ quốc tế

27.

Thành đoàn

28.

TP HCM

29.


Trung tâm TVHN &
PTNNL

30.

TT LTQG II

Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và phát triển
nguồn nhân lực Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

31.

TV - TT

Thư viện - Thông tin học

32.

VHH

Văn hóa học

33.

VH & NN

Văn học và Ngơn ngữ


34.

XHH

Xã hội học

Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
thành phố Hố Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
TÓM TẮT............................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ............................................................. 4
3. Giới hạn của đề tài............................................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ......................................................... 7
5. Kết cấu của đề tài: ............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. PHONG TRÀO THANH NIÊN - SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN
KHOA SÀI GỊN TRONG ĐẤU TRANH GIẢI PHĨNG DÂN TỘC (1955 1975) ................................................................................................................... 10
1.1. Đại học Văn khoa Sài Gòn ra đời và phát triển (1955-1975) ................ 10
1.1.1. Vài nét về các trường đại học miền Nam ............................................ 10
1.1.2. Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn ..................................................... 13
1.1.3. Đội ngũ thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa ............................... 15
1.2. Sinh viên Đại học Văn khoa với phong trào đấu tranh yêu nước (19551975) ............................................................................................................... 19
1.2.1. Gây dựng phong trào và cơ sở (1955-1965) ........................................ 19
1.2.2. Nắm quyền lãnh đạo, tổ chức đấu tranh chống chiến tranh, vì hịa bình,
dân chủ (1965-1968) ..................................................................................... 28

1.2.3. Tích cực vươn lên trong đấu tranh chống chiến tranh, vì hịa bình, dân
chủ và nền tự trị đại học (1969-1975) ............................................................ 47
CHƯƠNG 2: PHONG TRÀO THANH NIÊN - SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN
KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH; KHỐI KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐẠI
HỌC TỔNG HỢPTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1975- 1996) ..................... 62


2.1. Phong trào thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa TP HCM những
ngày đầu giải phóng (1975-1977)................................................................... 62
2.1.1. Xây dựng nềnvăn hóa - giáo dục ở TP HCM sau giải phóng ............... 62
2.1.2. Hoạt động tiếp quản và phong trào thanh niên - sinh viên Đại học Văn
khoa TP HCM .............................................................................................. 64
2.2. Khối Khoa học xã hội - Đại học Tổng hợp TP HCM xây dựng và phát
triển ................................................................................................................ 70
2.2.1. Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 70
2.2.2. Khối Khoa học xã hội Đại học Tổng hợp TP HCM ............................ 73
2.3. Phong trào thanh niên - sinh viên Khối Khoa học xã hội Đại học Tổng
hợp TP HCM trước năm1986 ....................................................................... 78
2.4. Phong trào sinh viên thanh niên khối Khoa học xã hội Đại học Tổng hợp TP
HCM từ 1986 đến 1996 ................................................................................... 83
CHƯƠNG 3: PHONG TRÀO THANH NIÊN - SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (1996-2012) ................................................... 93
3.1. ĐH KHXH & NV xây dựng và phát triển trong thời kỳ mới................ 93
3.1.1. Đại học Quốc gia TP HCM................................................................. 93
3.1.2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1996-2012) .............. 95
3.2. Phong trào thanh niên - sinh viên ĐH KHXH&NV từ 1996 đến 2007 102
3.2.1. Từng bước xây dựng tổ chức,thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội của
thanh niên - sinh viên ................................................................................. 102
3.2.2. Tích cực rèn luyện bản lĩnh tư tưởng chính trị, tìm hiểu truyền thống
văn hóa dân tộc, ngành nghề ...................................................................... 108

3.2.3. Tích cực NCKHvà sinh hoạt CLBhọc thuật ...................................... 111
3.2.4. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và
giao lưu, tập hợp thanh niên - sinh viên ...................................................... 114


3.2.5. Đi đầu trong hoạt động tình nguyện, vì cộng đồng, vì sự phát triển của
thanh niên - sinh viên ................................................................................. 116
3.3. Phong trào thanh niên - sinh viên Trường ĐH KHXH & NV từ 2007
đến 2012........................................................................................................ 120
3.3.1. Hoàn thiện tổ chức thanh niên - sinh viên, phát huy sức mạnh đơn vị cơ
sở thực hiện nhiệm vụ chiến lược trọng tâm ............................................... 120
3.3.2.Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, rèn luyện phẩm chất người công dân........................................ 127
3.3.3. Nâng cao chất lượng NCKH và hoạt động CLB học thuật ................ 132
3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, mở rộng giao
lưu thanh niên - sinh viên quốc tế ............................................................... 137
3.3.5. Đẩy mạnh liên kết các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, vì sự phát
triển của thanh niên - sinh viên ................................................................... 140
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 150


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Số liệu sinh viên Đại học Văn khoa qua các năm học
Bảng 2: Số liệu giảng viên và sinh viên của khối KHXH Đại học Tổng hợp TP
HCM (1977)
Bảng 3: Số liệu đầu vào sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Trường
ĐH KHXH & NV qua các năm
Bảng 4: Số liệu sinh viên Trường ĐH KHXH & NV nghiên cứu khoa học và thành
tích qua các năm học - Phụ lục

Bảng 5: Số liệu sinh viên 3 tốt và 5 tốt Trường ĐH KHXH & NV - Phụ lục


1

TÓM TẮT
Từ ngày thành lập đến nay, Trường ĐH KHXH & NV đã trải qua 57 năm
(1955-2012) với rất nhiều thế hệ thanh niên. Họ có thể là những người sinh viên,
cũng có thể là những giảng viên trẻ. Nhưng dẫu là ai, những người đó đã góp phần
tạo nên sức sống của Trường. Bằng tinh thần trong sáng, bằng sự nhiệt tình và lịng
dũng cảm, họ đã tạo nên hình ảnh của phong trào tuổi trẻ qua từng giai đoạn.
Ba giai đoạn đó là:
Giai đoạn Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn (1955-1975): Những người
thanh niên - sinh viên đã tổ chức các phong trào đấu tranh chống chính quyền Sài
Gịn, chống chiến tranh, địi hịa bình, dân chủ và tự trị đại học.
Giai đoạn Trường Đại học Văn khoa TP HCM và Khối KHXH trong
Trường Đại học Tổng hợp TP HCM (1975-1996): Phong trào luôn gắn liền với
cuộc sống mới, với nhiệm vụ chính trị - xã hội và nhu cầu của thanh niên - sinh
viên.
Giai đoạn Trường ĐH KHXH & NV (1996-2012): Thanh niên - sinh viên
phấn đấu học tập, NCKH, rèn luyện các phẩm chất của người cơng dân, người sinh
viên; góp phần xây dựng mơi trường văn hóa đại học; mở rộng giao lưu quốc tế
trong thời kỳ hội nhập.
Qua các giai đoạn, có những lúc thanh niên - sinh viên của Trường là người
đi đầu, có những lúc là trung tâm của thế hệ, cũng có những lúc trầm lắng. Dẫu lúc
nào, phong trào và tinh thần của tuổi trẻ cũng luôn được kết nối giữa truyền thống
và hiện đại.


2


ABSTRACT

Since 1955 students as well as young lecturers of the University of Social
Sciences and Humanities (USSH) have engaged in many productive activities.
When USSH was called the Faculty of Letters as part of Saigon University
from 1955 to 1975, students protested against the Saigon government, opposed the
war, called for peace, democracy and university self-governing.
When USSH was called the Faculty of Letters and later Social Sciences
Group in Ho Chi Minh City University from 1975 to 1996, students formed groups
to develop the university's new political and social mission.
Since adopting its current name in 1996, students have focused on scientific
research, developing civic virtues, and expanding international exchanges.
With their respect for tradition and hunger for modernity, USSH students
have always been courageous social leaders.


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
ĐH KHXH&NV là một Trường Đại học lớn ở phía nam Việt Nam, được
hình thành từ những năm đầu sau hiệp định Genève với tên Đại học Văn khoa. Từ
đó đến nay, Trường đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước, cũng như cho cơng cuộc đấu tranh giải
phóng và xây dựng, phát triển. Trong đó hình ảnh hoạt động của thanh niên - sinh
viên đã trở thành một trong những hình ảnh của Trường và hình ảnh của thanh
niên - sinh viên TP HCM.
Với những gì đã đóng góp trong hơn 55 năm qua, ngôi trường này cùng
phong trào thanh niên - sinh viên của nó xứng đáng có một một cơng trình nghiên

cứu nghiêm túc.
Năm 2008, dưới sự chủ trì của PGS.TS. Hà Minh Hồng, một nghiên cứu về
lịch sử Nhà trường đã được thực hiện và nghiệm thu thành cơng. Nhân đó, nhóm
tác giả nhận thấy cũng cần có một cơng trình nghiên cứu riêng về phong trào thanh
niên - sinh viên để bổ sung thêm tư liệu. Vì thế nghiên cứu lịch sử phong trào
thanh niên - sinh viên của Trường là một cơng việc có ý nghĩa, sẽ tạo thêm cơ sở
tìm hiểu đầy đủ về một ngơi trường có bề dày truyền thống. Bên cạnh đó việc tìm
hiểu những chặng đường khác nhau của phong trào tuổi trẻ Nhà trường qua nhiều
thay đổi của thời cuộc, điều chỉnh về tổ chức cũng tạo điều kiện cho các thế hệ
thanh niên - sinh viên Nhà trường có thể nhìn lại, hiểu rõ hơn về các giai đoạn,
thời khắc mà họ đã đi qua; cũng góp phần cung cấp cho thế hệ thanh niên - sinh
viên của Trường ĐHKHXH&NV ngày nay hình ảnh, tích cách của các thế hệ đi
trước, từ đó xác định con đường rèn luyện, phấn đấu cho bản thân và cho thế hệ
của mình.
Vì vậy, nhóm tác giả đã chọn đề tài Phong trào thanh niên - sinh viên Trường
ĐHKHXH & NV: lịch sử và truyền thống để thực hiện.
Với đề tài, nhóm tác giả hướng đến những mục tiêu sau:


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

a. Phác họa cơ bản lịch sử phong trào thanh niên - sinh viên Trường ĐH
KHXH & NV từ năm 1975 đến nay trong phong trào chung của thanh niên - sinh
viên TP HCM,
b. Đúc kết những đặc điểm chung và riêng của phong trào thanh niên - sinh
viên Trường qua các thời kỳ, từ đó có thể rút ra một vài bài học về vai trò của
thanh niên - sinh viên trong sự phát triển chung của Trường ; trong sự phát triển
của phong trào thanh niên - sinh viên TP HCM,

c. Đề xuất một vài gợi ý cho công tác tổ chức, phát động và duy trì phong
trào thanh niên - sinh viên trên các lĩnh vực.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Về phong trào thanh niên - sinh viên TP HCM trong lịch sử, đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu của các tác giả như Trần Bạch Đằng, Trần Văn Giàu, Hồ Hữu
Nhựt, Phạm Chánh Trực, Nguyễn Thế Truật, Hoàng Hà... và các cơng trình, tập tài
liệu truyền thống của Thành đồn, các Đồn trường.
Trong đó một vài cơng trình như: Phong trào đấu tranh chống Mỹ của giáo
chức, học sinh, sinh viên Sài Gịn và Trí thức Sài Gịn - Gia Định 1945-1975 của Hồ
Hữu Nhựt, Tập hồi ức Trui rèn trong lửa đỏ, và sau đó là Theo nhịp khúc lên đàng,
Đáp lời sơng núi của Thành đồn, Phác họa chân dung một thế hệ của Tần Hoài Dạ
Vũ và Nguyễn Đơng Nhật... là những tuyển tập ký ức, hình ảnh, tư liệu phong phú
về phong trào thanh niên - sinh viên học sinh miền Nam trước 1975. Bộ Địa chí văn
hóa TP HCM (tập 1: Lịch sử, tập 2: Văn hóa - giáo dục - báo chí) do nhóm tác giả
Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng chủ biên cũng trình bày chung phong trào đấu
tranh của trí thức - giáo chức, sinh viên Sài Gịn. Gần đây nhất, một cơng trình do
CLB Truyền thống Thành đồn tiến hành là cơng trình Chúng ta đã đứng dậy (hiện
mới ra tập 1), các tập bút ký Sài Gòn dậy mà đi của Lê Văn Ni, Dưới ánh hỏa
châu của Hồng Phủ Ngọc Phan, Khơng có gì trơi đi mất của Hồ Duy Lệ, Năm
tháng dâng Người của Lê Công Cơ cũng cung cấp thêm tư liệu về những năm tháng
đấu tranh của tuổi trẻ Sài Gòn lúc bấy giờ. Riêng Đại học Duy Tân - Đà Nẵng năm
2012 đã tổ chức một hội thảo về phong trào học sinh sinh viên miền Nam trước năm
1975.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5


Tuy nhiên, có thể nói trong các cơng trình đó, ngoại trừ tập cơng trình Trui
rèn trong lửa đỏ có dành một số đoạn viết về vai trị, vị trí của phong trào sinh viên
Văn khoa trong năm 1968, khi Tổng hội sinh viên dời về khu “tam giác sắt”, sự phối
hợp của Văn khoa trong các phong trào như Tự trị đại học,“chiến dịch đốt xe Mỹ”,
chống qn sự hóa học đường... thì các cơng trình khác chỉ có một số cơng trình giới
thiệu đơi nét về các thủ lĩnh phong trào sinh viên Văn khoa - cũng là thủ lĩnh phong
trào Sài Gòn, hay những gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Ngọc Phương, Lê Quang
Lộc, Nhất Chi Mai, Huỳnh Quan Thư, Nguyễn Thị Yến,... Còn lại có rất ít cơng
trình, tài liệu trình bày cụ thể về phong trào ngôi trường này. Ngay như trong hai
công trình nghiên cứu sử học của tác giả Hồ Hữu Nhựt là Phong trào đấu tranh
chống Mỹ của giáo chức, học sinh, sinh viên Sài Gịn (năm 1998) và Trí thức Sài
Gòn - Gia Định 1945-1975 (năm 2001) cũng chỉ đề cập đến Đại học Văn khoa rất ít.
Nhưng khơng vì thế mà chúng ta có thể xem phong trào tại Văn khoa trong
những năm chống Mỹ ít phát triển. Thật ra, đây cũng là một trong những trung tâm
của phong trào đấu tranh thanh niên - sinh viên Sài Gòn, nhất là từ năm 1968 trở đi.
Văn khoa cũng có lúc là nơi tiên phong, khởi nguồn cho phong trào đấu tranh toàn
Thành.
Năm 1982 Trường Đại học Tổng hợp có thực hiện một Tập tài liệu Truyền
thống đấu tranh, cải tạo và xây dựng (1955-1977) về phong trào chung của Trường
Đại học Tổng hợp (do Bùi Khánh Thế, Hoàng Văn Việt... thực hiện - không ghi tên
tác giả). Trong đó các phong trào và hình ảnh của thanh niên - sinh viên Đại học
Văn khoa và Đại học Khoa học được tìm hiểu và trình bày khá cơng phu. Tuy nhiên
trong tập tài liệu đó, các tác giả phần lớn sử dụng những tư liệu từ ký ức của nhân
chứng phong trào, mặt khác trong cơng trình này hình ảnh của phong trào Khoa học
có phần rõ nét hơn Văn khoa (ví dụ như về chi bộ Đảng đầu tiên của Đại học Khoa
học trong sinh viên). Riêng phong trào của Văn khoa thì chưa được nghiên cứu đầy
đủ. Bên cạnh đó, năm 2005 những cựu sinh viên Văn khoa đã cùng cho xuất bản
cuốn sách Tuổi trẻ dấn thân, cuốn sách viết về Lê Quang Lộc và những nét chính
trong phong trào Văn khoa những năm 1965-1968. Năm 2013 tác giả Huỳnh Quan

Thư, một nữ sinh viên Văn khoa, thủ lĩnh phong trào những ngày tranh đấu cũng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

xuất bản cuốn sách Ký ức Văn khoa từ giảng đường đến căn cứ cũng cung cấp một
số tư liệu quan trọng về thanh niên - sinh viên Trường. Đây là những cơ sở tư liệu
quan trọng của đề tài.
Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình đó đều dừng lại ở năm 1975. Còn từ 1975
đến nay hầu như chưa có một cơng trình sử học nào nghiên cứu đầy đủ. Có một số là
những sách, tập tài luyện truyền thống của các cấp Đoàn - Hội. Nhưng những cơng
trình đó chỉ dừng lại ở tổng hợp, biên niên, tài liệu truyền thống, kỷ yếu mà chưa
phải là một cơng trình sử học.
Về lịch sử Trường ĐH KHXH & NV chúng ta có cơng trình Lịch sử 50 năm
Trường ĐH KHXH & NV (1955-2005). Đây là đề tài NCKH cấp Trường do
PGS.TS. Hà Minh Hồng làm chủ nhiệm (được nghiệm thu năm 2008). Với cơng
trình này, nhóm tác giả đã nghiên cứu về các giai đoạn lịch sử của Trường từ thời kỳ
Văn khoa Sài Gòn đến Văn khoa TP HCM, khối KHXH trong Đại học Tổng hợp rồi
đến ĐH KHXH & NV. Qua đó, những nét chính của lịch sử Nhà trường được cung
cấp khá đầy đủ, có một số tư liệu trình bày về phong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên. Tuy nhiên vì đây là cơng trình chính sử của Trường, do đó các nội dung
của phong trào thanh niên - sinh viên cịn chưa được đi sâu. Ngồi ra, các cơng trình
về lịch sử giáo dục đại học miền Nam cũng chỉ nhắc đến Nhà trường qua một vài
nội dung. Chúng ta cũng có thể tìm thấy hình ảnh của phong trào trên các chặng
đường qua một số bài viết của các giáo chức, sinh viên Trường. Tuy nhiên, đa số
trong đó là những ký ức của các cá nhân đã từng dạy và học tại Trường như Nguyễn
Văn Lịch, Trần Thanh Đạm, Ngơ Văn Lệ...

Có thể nói, việc nghiên cứu cụ thể về phong trào thanh niên - sinh viên Nhà
trường đến nay vẫn chưa có một cơng trình đầy đủ, cụ thể. Do đó cơng trình Phong
trào thanh niên - sinh viên Trường ĐH KHXH & NV: lịch sử và truyền thống có thể
xem là cơng trình đầu tiên nghiên cứu đối tượng này.
3. Giới hạn của đề tài
Đề tài được nghiên cứu với đối tượng là phong trào thanh niên - sinh viên qua
các chặng đường từ 1955 đến nay. Với đối tượng này đề tài sẽ lần lượt tìm hiểu về
phong trào qua từng thời kỳ tên gọi của Trường. Đó là các thời kỳ: Đại học Văn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

khoa Sài Gòn (1955-1975), Đại học Văn khoa TP HCM (1975-1977), Đại học Tổng
hợp TP HCM (1977-1996) - Khối KHXH, ĐH KHXH & NV. Phong trào cũng được
hiểu là những hoạt động có tổ chức, thu hút số đơng người tham gia và được duy trì
theo một mục tiêu nhất định về nội dung.
Phong trào thanh niên - sinh viên (bao gồm cán bộ trẻ, học viên cao học, sinh
viên) được hiểu là hoạt động của thanh niên - sinh viên Trường trên các lĩnh vực từ
học tập, NCKH đến hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện vì
cộng đồng... trong những định hướng của Trường và các tổ chức thanh niên - sinh
viên. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nhóm tác giả tập trung chủ yếu vào phong trào sinh
viên (chính quy) vì đây là lực lượng chính của phong trào, được tập hợp trong tổ
chức và hoạt động theo các mục tiêu, chương trình hành động, các cuộc vận động cụ
thể. Ngồi ra, với một số thời điểm, hoạt động của đội ngũ cán bộ trẻ, học viên cao
học, sinh viên các hệ khác cũng được tìm hiểu khi họ trở thành một lực lượng hoạt
động tích cực, hiệu quả, góp phần vào phong trào chung.

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong việc tiếp cận,
xử lý và trình bày tư liệu nhằm “phác họa” lại phong trào tuổi trẻ Nhà trường qua
các thời kỳ. Từ đó rút ra một vài đặc điểm chung và riêng. Ngoài ra đề tài cũng sử
dụng một số phương pháp khác như: phỏng vấn, so sánh, miêu tả, phân tích, tổng
hợp, nghiên cứu liên ngành.
Nguồn tài liệu của đề tài bao gồm:
Thứ nhất là các cơng trình sử học và cơng trình kỷ yếu, tập tài liệu truyền
thống, ký ức đã được xuất bản, đăng báo của các tổ chức và cá nhân. Nguồn tài liệu
này cung cấp những nét chính về phong trào trí thức, phong trào thanh niên - sinh
viên chung của thành phố qua các giai đoạn, cung cấp tư liệu về những chủ trương
của cơ quan, tổ chức thanh thiếu niên các cấp. Bên cạnh đó các mảng tư liệu ký ức
của cá nhân có thể cung cấp thêm những tư liệu cần thiết về các phong trào, thời
điểm và con người cụ thể.
Thứ hai là các tài liệu lưu trữ. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng trong
nghiên cứu sử học, có độ tin cậy cao. Với giai đoạn Văn khoa các tư liệu này được

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

lưu tại TT LTQG II. Dẫu không đầy đủ nhưng các tư liệu này là những cơ sở kết nối
quan trọng trong việc tìm hiểu và “phác họa” lại hoạt động của thanh niên - sinh
viên Văn khoa lúc bấy giờ; với giai đoạn từ sau năm 1975 trở đi, các tư liệu được sử
dụng là các tư liệu được lưu tại Văn phòng ĐTN - HSV cùng một số phòng ban Nhà
trường. Tuy nhiên do trải qua nhiều thay đổi về tổ chức và trong những điều kiện
khó khăn trước đây về cơ sở, văn phịng..., các tài liệu được lưu giữ không được liên

tục, đầy đủ. Ngay như giai đoạn gần 1996-2005 nhóm tác giả chỉ tìm được rất ít tài
liệu, giai đoạn trước khi Trường là bộ phận của Đại học Tổng hợp tài liệu cịn hiếm
hơn. Điều này khiến cho q trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn và đề tài thiếu sự
đồng đều về mặt tư liệu trong các giai đoạn.
Để bổ sung cho sự thiếu hụt này, nhóm tác giả đã thực hiện các cuộc tiếp xúc,
phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử, đây là nguồn tư liệu thứ ba. Nguồn tư liệu thứ
ba có giá trị rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn từ sau năm 1975 đến 2000. Tuy
nhiên, vì nhiều điều kiện khác nhau, nhóm tác giả chưa thể tiếp xúc được hết nhân
chứng cần phỏng vấn. Cho đến nay, nhóm tác giả đã tiếp xúc và phỏng vấn được
một số nhân chứng như: GS.TS. Ngô Văn Lệ - với cương vị Bí thư Đảng ủy, Hiệu
trưởng Trường ĐH KHXH & NV. Trong một thời gian dài giáo sư đã có những chỉ
đạo, quan tâm sâu sát đối với hế hệ trẻ Nhà trường; PGS.TS. Võ Văn Sen, TS. Lê
Hữu Phước, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung, TS. Phạm Tấn Hạ, ThS. Phan Thanh
Định - các Bí thư Đồn trường từ giai đoạn Đại học Tổng hợp đến ĐH KHXH &
NV, có nhiều sáng kiến và đóng góp cho phong trào chung, và hiện nay đang là
những người giữ cương vị quan trọng trong BGH Nhà trường cùng các đơn vị của
Trường; TS. Nguyễn Đức Lộc, Nguyễn Đăng Khoa, ThS. Trần Nam, Đoàn Duyên
Anh - là những cán bộ phong trào giữ cương vị Bí thư Đồn trường, Chủ tịch HSV
trường từ năm 2003 đến nay. Ngồi ra nhóm cũng tiếp xúc và có nhiều cuộc trao đổi
với chị Huỳnh Quan Thư, một thủ lĩnh phong trào Văn khoa trước năm 1975.
5. Kết cấu của đề tài:
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận có ba chương:
Chương 1: Phong trào thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa trong đấu
tranh giải phóng dân tộc (1955-1975)

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


9

Chương 2: Phong trào thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa TP HCM,
khối KHXH Đại học Tổng hợp TP HCM (1977-1996)
Chương 3: Phong trào thanh niên - sinh viên ĐH KHXH & NV (1996-2012)

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO THANH NIÊN - SINH VIÊN ĐẠI HỌC
VĂN KHOA SÀI GÒN TRONG ĐẤU TRANH GIẢI PHĨNG
DÂN TỘC (1955-1975)
1.1. Đại học Văn khoa Sài Gịn ra đời và phát triển (1955-1975)
1.1.1. Vài nét về các trường đại học miền Nam
Từ năm 1954 đến 1975, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ
chính trị khác nhau. Miền Bắc được giải phóng và xây dựng chế độ xã hội chủ
nghĩa, miền Nam vẫn còn nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới với sự ra
đời của các chính quyền thân Mỹ từ chính quyền Ngơ Đình Diệm đến Nguyễn Văn
Thiệu...
Song song với các hoạt động chính trị - qn sự, Mỹ thơng qua chế độ Sài
Gòn và các tổ chức cố vấn giáo dục xây dựng một hệ thống giáo dục mới ở miền
Nam Việt Nam. Hệ thống giáo dục này bao gồm các bậc và loại hình: Giáo dục phổ
thơng (12 năm), Giáo dục đại học và cao học, Giáo dục trung học chuyên nghiệp.
Trong đó giáo dục đại học là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục của Mỹ
ở miền Nam, Mỹ muốn thông qua nền giáo dục đại học để truyền bá tư tưởng, văn
hóa, sinh hoạt phương tây; đào tạo người bản xứ có trình độ khoa học và chuyên

môn, mang tư tưởng và tinh thần phương tây, đáp ứng yêu cầu xây dựng miền Nam,
phục vụ chính sách của Mỹ.
Hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam lúc này được tổ chức thành những
đơn vị tự trị gọi là Viện Đại học. Mỗi Viện Đại học gồm một số khoa (tức faculté
hoặc faculty- tương đương với trường đại học hiện nay), còn gọi là phân khoa, cũng
có khi gọi là trường. Ngồi ra cịn có các trường đại học cộng đồng được xây dựng ở
các địa phương.
Hệ thống giáo dục đại học của chế độ Sài Gòn gồm bốn Viện Đại học lớn
gồm:
- Viện Đại học Sài Gịn có từ năm 1949, vốn là chi nhánh của Viện Đại học
hỗn hợp Hà Nội. Năm 1954 Viện này hình thành nên Viện Đại học Quốc gia, rồi
thành Viện Đại học Sài Gòn vào năm 1957. Viện Đại học Sài Gòn gồm tám khoa:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

Luật khoa, Văn khoa, Khoa học, Sư phạm, Y khoa, Nha khoa, Dược khoa và Kiến
trúc.
- Viện Đại học Huế được thành lập từ năm 1957, gồm năm khoa: Luật khoa,
Văn khoa, Khoa học, Y khoa, Sư phạm.
- Viện Đại học Cần Thơ được thành lập từ năm 1966, gồm năm khoa: Luật
khoa, Y khoa, Khoa học, Nông nghiệp, Sư phạm.
- Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức được thành lập năm 1973 trên cơ sở sát
nhập 3 trường: Đại học Kỹ thuật Phú Thọ (Sài Gòn), Đại học Nông nghiệp Thủ Đức
và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức1.
Ngồi ra cịn có các trường đại học cộng đồng là đại học ngắn hạn (2 năm) tổ

chức theo kiểu Mỹ (community college) như Đại học Cộng đồng Nha Trang (1971),
Đại học Cộng đồng Đà Nẵng (1974), Đại học Cộng đồng Mỹ Tho (1974)...và 12
viện - trường đại học tư: Đại học Đà Lạt (1958), Đại học Vạn Hạnh (1964), Đại học
Hòa Hảo (1971), Đại học Minh Đức (1972)...
Trong đó Viện Đại học Sài Gịn là cơ sở giáo dục đại học lớn nhất, hội tụ
nhiều giảng viên là những nhà khoa học, nhà nghiên cứu lớn. Số lượng sinh viên
theo học Viện Đại học cũng ngày càng đơng đảo. Như trong niên khóa 1967 - 1968
tổng số sinh viên ghi danh trong toàn miền Nam là 43.567 sinh viên, trong đó Viện
Đại học Sài Gịn là 24.514, Đại học Vạn Hạnh: 1.500, Cao đẳng Nông Lâm Súc
2.350 sinh viên; số lượng ước chừng trong các phân khoa của Viện Đại học Sài Gòn
là: Luật khoa: 8.000, Văn khoa: 7.000, Khoa học: 5.000, Sư phạm: 684, Dược khoa:
2.500, Nha khoa: 200, Kiến trúc: 900, Y khoa: 10002.
Các trường đại học có thể thực hiện các chế độ học tập ở bậc đại học như chế
độ chứng chỉ, chế độ năm học và chế độ tín chỉ (credit).
Ở các Viện Đại học Huế, Sài Gòn, Thủ Đức, Cần Thơ và một số Viện Đại
học tư đều tổ chức bậc học cao học (trên đại học). Là bậc học dành cho những sinh
viên đã tốt nghiệp đại học. Với bậc học này sinh viên học thêm về các kiến thức

1

Lê Văn Giạng, 2003, Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, CTQG, Hà Nội, trang 196,
197.
2
“Thực trạng về hoạt động của sinh viên và nền đại học Việt Nam”, TT LTQG II, Phông Đệ II Cộng hòa, hồ
sơ số 3391, tờ 8.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


12

chung theo chương trình cao học (cịn gọi là tham cứu), thời gian học là một năm,
sau đó thực hiện luận văn. Tùy theo đề tài nghiên cứu, một hoặc hai năm sau, sinh
viên có thể bảo vệ luận văn để lấy bằng cao học.
Sau văn bằng cao học, là văn bằng tiến sĩ đệ tam cấp, cao hơn nữa là tiến sĩ
quốc gia. Một số viện đại học đã nhận sinh viên làm luận án tiến sĩ đệ tam cấp. Thời
gian làm luận án tiến sĩ đệ tam cấp thường là 2 năm. Còn tiến sĩ quốc gia, vì yêu cầu
cao hơn nên thời gian làm lâu hơn. Viện Đại học Sài Gòn đã tổ chức đệ trình (bảo
vệ) nhiều luận án tiến sĩ đệ tam cấp, cịn tiến sĩ quốc gia thì chủ yếu đệ trình ở nước
ngồi.
Tuy nhiên trong ý đồ của mình với giáo dục nói chung và giáo dục đại học
nói riêng, Mỹ cùng chính quyền Sài Gịn đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm “biến
giảng đường thành nơi tuyên truyền cho chế độ”. Thông qua đội ngũ giáo viên (và
cả sinh viên học sinh) được cài vào các trường, “chính quyền đã tuyên truyền mị
dân, nói xấu cộng sản, dựng nên những câu chuyện tưởng như thật, lập luận xuyên
tạc với lực lượng kháng chiến”. Chính quyền Sài Gịn cũng đề cao cái gọi là “lý
tưởng quốc gia”, hướng lòng yêu nước của tuổi trẻ vào việc chống cộng sản, chống
kháng chiến, đề cao Mỹ; áp dụng đường lối giáo dục mị dân dưới chiêu bài “dân tộc,
khoa học, khai phóng”, vẽ ra cho thanh niên - sinh viên tương lai tươi sáng tốt đẹp,
địa vị cao sang trong xã hội nếu ngoan ngỗn học tập, một lịng phục vụ chế độ và
“lý tưởng quốc gia”. Khẩu hiệu “sinh viên học sinh chỉ lo học, khơng được làm
chính trị” được đưa ra để lôi kéo, dụ dỗ sinh viên vào các tổ chức như Thanh niên
Cộng hòa, Thanh nữ Cộng hòa, Cao đẳng quân sự (bán quân sự); lợi dụng các tổ
chức của sinh viên trong trường trung học, đại học, Tổng hội sinh viên... để chuyển
thành cơng cụ kìm kẹp; tổ chức mạng lưới cơng an mật vụ bí mật cài người của
chính quyền vào giáo chức, sinh viên học sinh nhằm chống phá phong trào đấu
tranh, lung lạc mục tiêu của tuổi trẻ và trí thức3.


3

CLB Truyền thống Thành đồn, 2012, Chúng ta đã đứng dậy - Truyền thống phong trào sinh viên học sinh
Sài Gòn - Gia Định 195-1975, Trẻ, trang 21-22.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

Những thủ đoạn trên, cùng với việc tổ chức, quản lý chặt chẽ của Mỹ và
chính quyền Sài Gịn đã trở thành trở ngại, khó khăn lớn trong phong trào đấu tranh
của quần chúng.
1.1.2. Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn
Vào những năm cuối của chiến tranh Pháp - Việt, nền giáo dục đại học ở Việt
Nam có thêm những điều kiện mới để phát triển. Bên cạnh sự hình thành nền giáo
dục đại học cách mạng Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, đã có thêm sự xuất hiện những
cơ sở đại học thuộc ảnh hưởng của Pháp. Theo nghị định số 1-NĐ/GD ngày 4-11950 của Bộ Quốc gia giáo dục (Chính phủ Quốc gia Việt Nam), ở Hà Nội đã ra đời
Trường Đại học Văn khoa. Cùng lúc này, Viện Đại học Đông Dương được mang tên
là Viện Đại học hỗn hợp Việt - Pháp.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, Viện Đại học hỗn hợp Việt - Pháp di
chuyển vào miền Nam. Theo Hiệp ước văn hóa ký kết giữa hai Chính phủ Việt Pháp tháng 5-1955, Viện Đại học hỗn hợp Việt - Pháp ở Sài Gòn đổi thành Viện Đại
học Quốc gia Việt Nam do chính quyền Ngơ Đình Diệm quản lý. Cùng lúc, một bộ
phận của Đại học Văn khoa Hà Nội di chuyển vào Sài Gòn và lập nên Đại học Văn
khoa mới vào tháng 11-1954. Lúc bấy giờ tại Sài Gịn có một lớp Cao đẳng dự bị
Văn khoa Pháp từ trước, thuộc chi nhánh của đại học Pháp, nhằm chuẩn bị cho
những thanh niên Việt Nam và những thanh niên Pháp tại Việt Nam chuẩn bị vào
Đại học Pháp. Lớp này do Nguyễn Thiệu Lâu làm Tổng Thư ký và đứng đầu là một

người Pháp. Đến cuối năm 1955 lớp này sát nhập vào Đại học Văn khoa.
Ngày 6-12-1955, Đại học Văn khoa tại Sài Gòn sát nhập vào Viện Đại học
Quốc gia Việt Nam. Lúc này Trường có 181 sinh viên và 16 giảng viên4. Ngày 1-31957 theo sắc lệnh số 45-GD của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Viện Đại học
Quốc gia Việt Nam được đổi thành Viện Đại học Sài Gịn và Đại học Văn khoa

4

“Tờ trình tổng quát về hoạt động của Bộ Quốc gia giáo dục 12-1955”, TT LTQG II, hồ sơ 15994, Đệ nhất
cộng hòa, tờ 136.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

cũng chính thức mang tên Đại học Văn khoa Sài Gòn5, thuộc Viện Đại học Sài
Gòn6.
Cơ sở ban đầu của Đại học Văn khoa phải mượn tạm vài lớp học của Trường
Kỹ nghệ thực hành ở đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai)
để dạy ban đêm. Năm 1955, Trường dời về Trường Pétrus Ký (nay là Trường Lê
Hồng Phong), lúc này sinh viên được học ban ngày. Khoảng cuối năm 1955, Trường
lại dời đến Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa (trước đó là Khám lớn Sài Gịn,
hiện nay là vị trí Thư viện Khoa học Tổng hợp nằm trên đường Lý Tự Trọng, quận
1, TP HCM). Từ năm 1963, Trường được định vị cho đến sau này ở vị trí chính thức
trên đường Cường Để (nay là số 10 - 12 đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP
HCM).
Cơ sở vật chất của trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đến cuối những năm
1960 vẫn tiếp tục được xây dựng. Niên khóa 1969-1970, Trường Đại học Văn khoa

có 4 giảng đường và 11 phịng học; trung bình mỗi giảng đường chứa 250 sinh viên,
mỗi phòng học chứa tối đa 100 sinh viên. Niên học 1972-1973, Trường xây thêm 8
phòng học cạnh Đài truyền hình, mỗi phịng tối đa chứa được khoảng 80 sinh viên7.
Về bộ máy tổ chức, Đại học Văn khoa Sài Gòn được đặt dưới quyền điều
khiển của một vị Khoa trưởng, bên cạnh có một Phụ tá, một Hội đồng Khoa và
một Thư ký Đại học đường. Đến năm 1970, số thành viên Hội đồng Khoa là 60
người, trong khi đó số giáo chức là 129 người. Năm 1975, số giáo chức là 140
người8.
Ban Giảng huấn Đại học Văn khoa Sài Gịn lúc đầu chỉ có một số giáo chức
là những nhà văn, học giả. Về sau có thêm một số người tốt nghiệp ở nước ngoài trở
về làm tăng thêm chất và lượng cho Ban. Xét về nguồn gốc học tập, thành phần Ban
Giảng huấn gồm: Học giả, Giáo chức tốt nghiệp ngoại quốc, Giáo chức tốt nghiệp
trong nước. Xét theo quốc tịch, Ban Giảng huấn có giáo chức Việt Nam và giáo
5

Từ đây trong đề tài, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn cũng được gọi là Trường Đại học Văn khoa hay chỉ
gọi là Đại học Văn khoa.
6
Viện Đại học Sài Gòn, “Đại học Văn khoa Sài Gịn”, Đại học Văn khoa, năm 1957-1958, trang 138.
7
Nhóm Văn khoa, 1975, “Hai mươi lăm năm Đại học Văn khoa”, Văn khoa: khảo luận, phê bình, dịch
thuật,số Đinh Tập, trang 9.
8
Hà Minh Hồng, 2008 (chủ nhiệm), Lịch sử 50 năm Trường ĐH KHXH & NV (1955-2005), Đề tài NCKH
cấp trường.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


15

chức người nước ngoài. Năm học 1973-1974 số giáo chức người Pháp là 5 người,
Anh- Mỹ là 5 người, Trung Hoa là 2 người9. Về trình độ có 8 giáo sư thực thụ, 10
giáo sư ủy nhiệm, 46 giảng sư và 3 người thỉnh giảng.
Về đào tạo, Trường Đại học Văn khoa có một số quy chế và văn bằng như
sau: 1. Về điều kiện nhập học: người có bằng tú tài tồn phần Việt Nam hay bằng tú
tài nước ngồi; ghi danh làm sinh viên chính thức của Trường, nộp hồ sơ vào năm
dự bị. Sau khi học xong và trúng tuyển kỳ thi cuối năm dự bị, sinh viên được tiếp
tục theo học các chứng chỉ cử nhân. Mỗi niên học, sinh viên chỉ được phép ghi danh
theo học tối đa hai chứng chỉ cử nhân, nhưng có thể được phép dự thính những
chứng chỉ khác với tư cách là bàng thính viên. 2. Về văn bằng:Theo quy định, những
sinh viên sau được phép xin ghi tên theo học các chứng chỉ cử nhân mà không phải
qua năm dự bị sẽ được cấp bằng cử nhân sau khi đã đạt đủ số chứng chỉ (bốn chứng
chỉ). Cũng theo quy định, những chứng chỉ lớp Cao đẳng “Dự bị Văn khoa Pháp” và
“Văn chương Pháp” do trường Đại học Văn khoa cấp có giá trị tương đương với
những chứng chỉ đồng loại do các trường đại học Pháp cấp. 3. Về các bậc đào
tạo:Đại học Văn khoa gồm các bậc đào tạo cử nhân, cao học và tiến sĩ. Muốn lấy
văn bằng cử nhân (bao gồm Cử nhân Văn khoa giáo khoa hoặc Cử nhân Chuyên
khoa), sinh viên phải theo học trong thời gian tối thiểu là 3 năm. Đến năm học 19731974, Trường Đại học Văn khoa đã có tất cả 9 văn bằng Cử nhân giáo khoa và 3 văn
bằng Cử nhân chuyên khoa; bậc cao học dành cho sinh viên sau khi đậu và được cấp
văn bằng cử nhân, khi đó sinh viên nhờ một giáo sư bảo trợ để soạn một bài luận cao
học, thời gian tối thiểu để trình bài luận là 12 tháng và tối đa là 24 tháng; bậc tiến sĩ
(có từ năm học 1972-1973) dành cho sinh viên sau khi đậu cao học, việc ghi danh
học tiến sĩ với thời gian quy định là ba năm, luận án có thể xin đệ trình trong vịng
hai năm trước Hội đồng giám khảo, nếu đậu sẽ được cấp bằng Tiến sĩ chuyên khoa.
1.1.3. Đội ngũ thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa
Sinh viên Văn khoa từ nhiều địa phương của miền Nam về học, nhưng chủ
yếu là sinh viên Sài Gòn. Từ thập niên 1960 trở đi, dân số đơ thị tăng, lực lượng sinh

viên Sài Gịn ngày càng đơng, trong đó sinh viên Văn khoa chiếm tỷ lệ đáng kể.
9

Nhóm Văn khoa, 1975, sđd, trang 13.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

Mặt khác, Trường Đại học Văn khoa thực hiện chế độ học chứng chỉ và ghi
danh nên Đại học Văn khoa trở thành nơi được quan tâm theo học với những điều
kiện thuận lợi cho sự chủ động của sinh viên, làm cho số lượng sinh viên theo học
trong trường luôn tăng dần theo các năm10.
Năm học

Nam

Nữ

Tổng

Năm học

Nam

Nữ


cộng

Tổng
cộng

1949-1950

51

6

57

1963-1964

3.936

1697

5.583

1950-1951

46

3

49

1964-1965


4.932

1.963

6.895

1951-1952

132

7

139

1965-1966

6.313

3.070

9.380

1952-1953

91

8

99


1966-1967

4.945

3.076

10.021

1953-1954

135

12

147

1967-1968

7.712

3.592

11.364

1954-1955

137

23


160

1968-1969

8.976

5.008

13.984

1955-1956

242

100

342

1969-1970

10.284

6.334

16.682

1956-1957

419


66

485

1970-1971

10.803

6.826

17.629

1957-1958

595

243

838

1971-1972

13.305

5.458

18.760

1959-1960


1.516

540

2.056

1972-1973

9.045

7.675

16.720

1960-1961

2.207

716

2.923

1973-1974

10.795

9.610

20.405


1961-1962

3.801

954

7.305

1974-1975

-

-

30.000

1962-1963

3.956

1.491

5.407

Bảng 1: Số liệu sinh viên Đại học Văn khoa qua các năm học11

Sau Hiệp định Genève, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền. Miền Nam Việt
Nam phải tiếp tục cuộc chiến đấu của mình để chống lại âm mưu của Mỹ và chính
quyền Sài Gịn. Chính quyền Ngơ Đình Diệm ngay từ đầu đã ngang nhiên phá hoại

hiệp định, từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, biến miền
Nam thành một quốc gia riêng. Trước hiện tình như vậy, học sinh - sinh viên Sài

10

Nhóm Văn khoa, 1975, Sđd, trang 16.
Nhóm Văn khoa, 1975, Sđd, trang 16.

11

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

Gịn đã nhanh chóng trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước ngay từ
những ngày đầu.
Với chính sách giáo dục ở miền Nam Việt Nam, Mỹ muốn đạt đến mục đích
cuối cùng là đào tạo ra những con người có khả năng phục vụ cho cơng cuộc chinh
phục “con tim và khối óc” người Việt. Dưới chế độ Sài Gòn, các trường đại học trở
thành tâm điểm của các cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng, quan điểm. Đó là nơi đấu
tranh u nước cách mạng sơi nổi của sinh viên các trường đại học, cũng là nơi bộc
lộ những hành vi “phản động”, “vi hiến” (Hiến pháp Việt Nam Cộng hịa) của chính
chính quyền Sài Gịn. Trong hoàn cảnh miền Nam dưới chế độ chủ nghĩa thực dân
mới, thanh niên - sinh viên các trường đại học ở Sài Gòn bất chấp những âm mưu,
thủ đoạn của kẻ thù, đã đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt, dũng cảm góp phần vào
phong trào đấu tranh chung, cụ thể là phong trào đấu tranh chính trị cơng khai.
Tờ Phúc trình của Viện Trưởng Đại học Sài Gịn năm 1968 đã có những

dịng nhận định về sinh viên như sau: “Người sinh viên sinh ra trong chiến tranh và
lớn lên trong chiến tranh. Họ chưa được hưởng một ngày thái bình. Nay lớn lên, trí
óc đã hiểu biết. Họ thấy trong xã hội có chiến tranh, mọi người ai ai cũng vội sống,
chỉ sợ ngày mai khơng cịn nữa. Nhìn sâu một chút, họ thấy nền kinh tế của quốc gia
không được vững vàng, họ thấy các đạo quân đồng minh ngoại quốc, họ thấy đầy
dẫy tham nhũng, độc ác, họ thấy tình trạng vơ trách nhiệm tại tất cả các ngành hoạt
động của quốc gia, họ thấy phong tục suy đồi. Tất cả những sự kiện đó được duy trì
vì chiến tranh kéo dài và chưa biết bao giờ chấm dứt”12.
Hịa vào phong trào đấu tranh sơi nổi của học sinh sinh viên Sài Gòn bấy giờ,
sinh viên Đại học Văn khoa đã sớm nhận ra sứ mạng của mình, sớm khẳng định ý
chí và lịng u nước. Họ tuyên bố: “Bạn mến! Là sinh viên, thành phần thanh niên
có học và biết suy nghĩ, chúng ta có sợ gì cường quyền và bạo lực phải khơng bạn.
Là sinh viên, là tiềm lực của quốc gia, là tương lai của dân tộc, là sức mạnh của lịng
vơ tư và những địi hỏi chính đáng, chúng ta nên mạnh dạn bước vào những sinh
hoạt đại học. Chúng ta có bổn phận vạch mặt chỉ tên những thành phần sinh viên sâu

12

“Phúc trình năm 1968 của Viện trưởng Đại học Sài Gịn Trần Quang Đệ”, TTLTQG II, Phơng Phủ Thủ
tướng, hồ sơ số 2671.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

mọt cố bám vào thế lực chiến tranh để tìm nơi tựa trên sự khổ đau của đồng bào.
Chúng ta có bổn phận phải đi tìm sự thật để lột trần những chiêu bài tốt đẹp đang

đánh lừa chúng ta, đánh lừa đồng bào chúng ta, hầu biến nước ta thành một thuộc
địa mới đặt dưới quyền thống trị của kinh tế, của vũ lực và của cả đồng tiền”13.
Toàn thể sinh viên Đại học Văn khoa “là một đoàn thể mang tên Sinh viên
đoàn Văn khoa Sài Gịn, hoạt động vơ thời hạn, trụ sở đặt tại Đại học Văn khoa, liên
kết mọi sinh viên thể hiện ý chí dân tộc. Tất cả sinh viên đã ghi tên nhập học vào
Trường đương nhiên là thành viên của Sinh viên đoàn Văn khoa. Sinh viên đoàn
Văn khoa hoạt động hướng đến các mục tiêu: 1. Phục vụ quyền lợi quốc gia và dân
tộc, 2. Phát huy những lý tưởng tự do, bình đẳng và cơng bằng xã hội, 3. Phát huy
nền văn hóa dân tộc và tình huynh đệ trong tinh thần đại học và cầu tiến, 4. Tranh
đấu, bảo vệ và phát triển nền tự trị đại học, 5. Gây tình tương thân tương ái giữa các
sinh viên Văn khoa, 6. Tranh đấu và bảo vệ quyền lợi tinh thần và vật chất của sinh
viên Văn khoa, 7. Khơng làm chính trị nhưng sẵn sàng có một thái độ chính trị”14.
Hoạt động của sinh viên tập trung vào sự lãnh đạo của các tổ chức như
HĐĐD sinh viên, bao gồm các đại biểu cho các lớp, các chứng chỉ, nhiệm ý bầu ra
theo thể thức đơn danh, HĐĐD bầu ra Ban Thường vụ để lãnh đạo phong trào trong
năm. Bên cạnh đó là BCH sinh viên đồn có thể do HĐĐD hoặc do sinh viên trực
tiếp bầu ra theo thể thức bầu liên danh, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trong q trình
lãnh đạo phong trào thanh niên - sinh viên Sài Gịn nói chung và sinh viên Đại học
Văn khoa nói riêng, cuộc đấu tranh để nắm quyền lãnh đạo HĐĐD và BCH là một
cuộc đấu tranh quan trọng, gay gắt với biến biến phong phú và nhiều sáng tạo.
Ngồi ra phong trào cịn có sự xuất hiện của các tổ chức như Đoàn Văn nghệ Văn
khoa, Đồn CTXH, các nhóm nghiên cứu (Triết học, Sử - Địa, Việt - Hán, các CLB
(Anh văn, Tâm lý...), các hội ái hữu sinh viên. Bên cạnh đó trong quá trình đấu tranh
hướng đến các mục tiêu cụ thể hay các sự kiện chính trị lớn, sinh viên Đại học Văn
khoa và các đại học khác cũng hình thành những Ủy ban độc lập (giống như hình
thức các Ban Chỉ huy sau này) để lãnh đạo và duy trì phong trào theo đúng hướng.
13

Hồng Nha, 2001, “Văn khoa ngày ấy”, Xã hội nhân văn, số 2/2001, trang 38.
Xem Nội quy Sinh viên đồn Đại học Văn khoa Sài Gịn, chương I, chương II, Tài liệu lưu trữ cá nhân

Huỳnh Quan Thư.
14

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×