Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

xây dựng ứng dụng trên môi trường di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.13 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA TOÁN – CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRÊN MÔI TRƯỜNG DI ĐỘNG
Nhóm ngành: KĨ THUẬT 3 (KT3)
Chủ nhiệm đề tài: Đinh Bảo Mạnh
Tel: 01682666814 Email:
Cộng tác viên: Bùi Hồng Quân
Tel: 01672657131 Email:

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Phạm Đức Thọ
Phú Thọ, 2013
Bài nghiên cứu này hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
giáo Phạm Đức Thọ - giảng viên khoa Toán Công Nghệ, Trường Đại
Học Hùng Vương. Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy, thầy
đã đề ra hướng chọn hướng nghiên cứu phù hợp với đề tài chúng em đã
chọn, và chỉ dẫn chi tiết, có những điều mà chúng em chưa từng được
học, bây giờ chúng em đã hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn.
Lời mở đầu:
Xã hội ngày càng phát triển, thông tin ngày càng trở nên phong phú, đa
dạng và phức tạp. Sự bùng nổ thông tin đã trở nên một vấn đề cấp thiết
cần được giải quyết. Công nghệ thông tin ra đời và phát triền nhằm xử
lý những vấn đề trọng đại đó. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của
công nghệ thông tin, con người đã nghĩ ra rất nhiều ứng dụng phục vụ
cho nhu cầu và lợi ích cho con người. Trong đó “Xây Dựng Ứng Dụng
Trên Môi Trường Di Động” Cũng là một ứng dụng mà con người quan
tâm nhiều nhất.
Bản báo cáo tiến độ gồm có:


I. Báo cáo tổng quan về thị trường thông tin di động
II. Tìm hiểu về một số ngôn ngữ lập trình web
-
- 3 -
I.Mục Đích Của Đề Tài:
Đề tài được hoàn thiện nhằm mục đích nghiên cứu tổng quan về dịch
vụ viễn thông trong môi trường di động, trên cơ sở đó vận dụng linh
hoạt vào thực tế chuyện nội dung của một trang website của trường
Đại Học Hùng Vương sang dạng mobile để có thể truy nhập được
trên thiết bị di động.
II. Đối Tượng Phạm Vi Nghiên Cứu:
+ Đối tượng Nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dịch
vụ thông tin trong môi trường di động.
+ Phạm vi nghiên cứu: là các dịch vụ thông tin trong môi trường di
động đang được nghiên cứu đang được phát triển ở nước ta cũng như
trên thế giới.
III. Phương Pháp Nghiên Cứu:
Đề tài sẽ vận dụng một cách logic và khoa học nhiều phương -pháp
nghiên cứu khác nhau như: phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp
tổng hợp phân tích dữ liệu…Từ đó có được cách nhìn toàn diện, tổng
thể nhất mà đề tài nghiên cứu.
IV. Công Việc Đã Thực Hiện:
-
- 4 -
IV.1. Báo cáo Về Lịch Sử Phát Triển Của Dịch vụ Thông Tin Trên
Môi Trường Di Động:
Khi các ngành thông tin quảng bá bằng vô tuyến phát triển thì ý tưởng
về thiết bị điện thoại vô tuyến ra đời và cũng là tiền thân của mạng
thông tin di động sau này. Năm 1946, mạng điện thoại vô tuyến đầu tiên
được thử nghiệm tại ST Louis, bang Missouri của Mỹ. Sau những năm

50,việc phát minh ra chất bán dẫn cũng ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực
thông tin di động. Ứng dụng các linh kiện bán dẫn vào thông tin di động
đã cải thiện một số nhược điểm mà trước đây chưa làm được. Thuật ngữ
thông tin di động tế bào ra đời vào những năm 70,khi kết hợp được các
vùng phủ sóng riêng lẻ thành công, đã giải được bài toán khó về dung
lượng.Tháng 12-1971 đưa ra hệ thống cellular kỹ thuật tương tự, FM, ở
dải tần số 850Mhz.Dựa trên công nghệ này đến năm 1983, mạng điện
thoại di động AMPS (Advance Mobile Phone Service) phục vụ thương
mại đầu tiên tại Chicago, nước Mỹ. Sau đó hàng loạt các chuẩn thông
tin di động ra đời như Nordic Mobile Telephone (NTM), Total Access
Communication System (TACS). Giai đoạn này gọi là hệ thống di động
tương tự thế hệ đầu tiên (1G) với dải tầng hẹp, tất cả các hệ thống 1G sử
dụng điều chế tần số FM cho đàm thoại, điều chế khoá dịch tần FSK
(Frequency Shift Keying)cho tín hiệu và kỹ thuật truy cập được sử dụng
là FDMA (Frequency Division Multiple Access).
Thế hệ thứ 2(2G) được phổ biến trong suốt thập niên 90. Sự phát triển
công nghệ thông tin di động thế hệ thứ hai cùng các tiện ích của nó đã
làm bùng nổ lượng thuê bao di động trên toàn cầu. Đây là thời kỳ
chuyển đổi từ các công nghệ analog sang digital. Giai đoạn này có các
hệ thống thông tin di động số như : GSM-900MHZ (Global System for
Mobile), DCS-1800MHZ (Digital Cordless System), PDC-
1900Mhz(Personal Digital Cellular),IS-54 và IS-95 (Interior Standard).
Trong đó GSM là tiền thân của hai hệ thống DCS, PDC. Các hệ thống
sử dụng kỹ thuật TDMA (Time Division Multiple Access)ngoại trừ IS-
95 sử dụng kỹ thuật CDMA (Code Division Multiple Access).
Thế hệ 2G có khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng, các tiện ích hỗ trợ cho
công nghệ thông tin, cho phép thuê bao thực hiện quá trình chuyển vùng
quốc tế tạo khả năng giữ liên lạc trong một diện rộng khi họ di chuyển
từ quốc gia này sang quốc gia khác.
-

- 5 -
Thế hệ thứ ba (3G), từ năm 1992 Hội nghị thế giới truyền thông dành
cho truyền thông một số dải tần cho hệ thống di động 3G : phổ rộng
230MHz trong dải tần 2GHz, trong đó 60MHz được dành cho liên lạc
vệ tinh. Sau đó Liên Hiệp Quốc Tế Truyền Thông (UIT)chủ trương một
hệ thống di động quốc tế toàn cầu với dự án IMT-2000 sử dụng trong
các dải 1885-2025MHz và 2110- 2200MHz.
Thế hệ 3G gồm có các kỹ thuật : W-CDMA (Wide band CDMA) kiểu
FDD và TD-CDMA (Time Division CDMA) kiểu TDD. Mục tiêu của
IMT- 2000 là giúp cho các thuê bao liên lạc với nhau và sử dụng các
dịch vụ đa truyền thông trên phạm vi thế giới, với lưu lượng bit đi từ
144Kbit/s trong vùng rộng và lên đến 2Mbps trong vùng địa phương.
Dịch vụ bắt đầu vào năm 2001- 2002.
VI.1.1 Sự phát triển của dịch vụ viễn thông trong môi trường di
động:
Khi một công nghệ mới ra đời kéo theo sự ra đời của một sản phẩm mới.
Và tiếp theo đó là khởi đầu cho các dịch vụ hái ra tiền với nhiều loại
hình kinh doanh khác nhau.
Trong ngành dịch vụ di động cũng không có sự khác biệt. Bắt nguồn từ
những cuộc nói chuyện không cần dây qua sóng radio vào những năm 
1890 của thế kỷ 19, điện thoại di động ra đời, kéo theo một nguồn lợi
nhuận béo bở cho các nhà cung cấp dịch vụ ăn theo . 
Những năm 1990, các dịch vụ điện thoại chiếm lĩnh thị trường dịch vụ
di động, đến nay tình hình đã hoàn toàn khác, dịch vụ dữ liệu và đa
phương tiện đã vượt hẳn lên, đi kèm theo đó xuất hiện các khái niệm về
dịch vụ, phức tạp hơn và trải rộng trên toàn cầu. Mùa hè năm 2000, các
trang web nội dung sex phát triển mạnh, có tới hàng triệu người trở
thành độc giả của những trang web này. Các nhà phân tích cho rằng sẽ
không có ai quan tâm đến Internet qua di động vì kích thước của màn
hình quá nhỏ.

Tuy nhiên, thực tế lại đi ngược lại những suy luận của các nhà phân tích.
Cuối năm 2001, số người sử dụng Internet qua mobile đã lên đến hàng
triệu người.
+ Dịch vu SMS:
Tin nhắn ban đầu được thiết kế cho hệ thống mạng di động GSM với
mục tiêu gửi thông báo cho các thuê bao để chờ nghe các thư thoại
(voicemail). Lúc đó, không ai nghĩ đến khả năng gửi và nhận các đoạn
-
- 6 -
văn bản giữa hai điện thoại với nhau. Đến năm 1994, Vodafone đã trở
thành nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên tại Anh ra mắt các dịch vụ dữ liệu,
fax và tin nhắn SMS. Dịch vụ tin nhắn nhanh chóng phát triển, và được
tăng tốc nhờ các dịch vụ tin nhắn cho các thuê bao trả trước. Với sự
khởi đầu không được cuốn hút lắm tại Mỹ, nhưng SMS trở nên vô cùng
phổ biến tại các thị trường châu Âu, châu Á và Úc, đặc biệt với những
người trẻ thành thị. SMS đã trở thành một trong những dịch vụ thành
công rực rỡ nhất của lịch sử dịch vụ di động. Người ta sử dụng nó (tin
nhắn SMS) như một cách tạo ra sự tương tác giữa khán giả và đài truyền
hình. Và một trào lưu mới hình thành, phát triển mạnh mẽ cho tới bây
giờ. Đem lại nguồn thu khổng lồ cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung,
đồng thời mang lại nhiều thông tin, kiến thức và giàu tính giải trí cho
người dùng.
+ Các dịch vụ di động có thể được chia thành 4 nhóm:
- Cuộc gọi
- Internet
- Tin nhắn
- Nội dung
Bên cạnh hình thức gọi truyền thống giữa các điện thoại, dịch vụ cuộc
gọi di động giờ đây được bổ sung thêm nhiều hình thức mới, phong phú
và tạo ra nhiều giá trị mới:

+ Cuộc gọi truyền hình
+ Cuộc gọi hội nghị Internet
+ Mobile internet
+ Mobile intranet/extranet
IV.2: Tìm Hiểu về HTML, WML và PHP.
1. Tìm Hiều về Ngôn Ngữ HTML:
HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là
"Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được
thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình
bày trên World Wide Web. HTML được định nghĩa như là một ứng
-
- 7 -
dụng đơn giản của SGML và được sử dụng trong các tổ chức cần đến
các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một chuẩn Internet
do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản
chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999). Sau đó, các nhà
phát triển đã thay thế nó bằng XHTML. Hiện nay, HTML đang được
phát triển tiếp với phiên bản HTML5 hứa hẹn mang lại diện mạo mới
cho Web.
Một file .html bao gồm chứa các thẻ (tag) định dạng HTML.
Các thẻ HTML sẽ quy định cách hiển thị trên trình duyệt.
File định dạng HTML phải được ghi lại với phần mở rộng là .html
hoặc .htm
Để soạn thảo một file HTML chúng ta có thể dùng bất kỳ một trình soạn
thảo đơn giản nào (notepad, pspad, word, )
- Thẻ trình bày trang
+ Một số thẻ chính
Các thành phần trình bày trang để định dạng cả một đoạn văn bản và
phải nằm trong phần thân của tài liệu. Có nhiều thẻ được sử dụng nhưng
trong tài liệu này chỉ trình bày một số thẻ trình bày chính: định dạng

phần địa chỉ (
<ADDRESS>
), đoạn văn bản (
<P>
), xuống dòng (
<BR>
),
căn chính giữa (
<CENTER>
), đường kẻ ngang (
<HR>
), đoạn văn bản đã
định dạng sẵn (
<PRE>
), trích dẫn nguồn tài liệu (
<BLOCKQUOTE>
)
a. Định dạng phần địa chỉ
Cho biết thông tin như địa chỉ, danh thiếp và tác giả, thường đặt ở đầu
hay cuối tài liệu.
Thẻ định dạng:
<ADDRESS>…</ADDRESS>
b. Đoạn văn bản
Thẻ này dùng để xác định một đoạn văn bản. Thẻ
<P>
(Paragraph) có
thể dùng kèm thuộc tính để ấn định cách trình bày đoạn văn bản.
Chỉ là giới hạn một đoạn paragraph, cách bày trí do các thành phần khác
tạo thành. Thường chỉ có khoảng trống khoảng một dòng hay nửa dòng
-

- 8 -
trước paragraph, trừ khi nằm trong phần địa chỉ
<ADDRESS>…
</ADDRESS>
. Một số trình duyệt thể hiện dòng đầu của paragraph thụt
vào.
Thẻ định nghĩa dạng:
<P> </P>
<P align=”left|center|right”> </P>
Một đoạn văn bản rỗng là một dòng trắng.
Vì đầu dòng CR (Carriage Return) không có hiệu lực xuống dòng mới
mà chỉ có tác dụng như một dấu cách, do đó có thể tạo một dòng dãn
cách (một dòng trắng) giữa các đoạn văn bản cần phải sử dụng thẻ
<P>
.
Trường hợp này chỉ cần dùng thẻ
<P>
đơn lẻ, không cần thẻ đóng.
c. Xuống dòng
Thẻ này dùng để xuống dòng mới. Bắt buộc xuống dòng tại vị trí gặp từ
khóa này. Dòng mới được căn lề như dòng được bẻ tự động khi dòng đó
quá dài
Thẻ định nghĩa dạng:
<BR>
d. Đường kẻ ngang
Thẻ này tạo ra đường kẻ ngang (Horizontal Rule) ngăn cách giữa các
phần trong tài liệu.
Thẻ định nghĩa dạng:
<HR>
<HR width=n%|n(pixel) size=n align=left|center|righ noshade>

e. Căn chính giữa
Thẻ này dùng để căn chỉnh đoạn văn bản ở giữa chiều rộng trang văn
bản.
Thẻ định nghĩa dạng:
<CENTER> </CENTER>
Thẻ này cũng có tác dụng xuống dòng khi kết thúc đoạn văn bản.
f. Đoạn văn bản đã định dạng sẵn
Giới hạn đoạn văn bản đã được định dạng sẵn (pre-formatted) cần được
thể hiện bằng phông chữ có độ rộng ký tự không đổi (do phải thẳng cột).
Nếu không có thuộc tính
WIDTH
đi cùng thì bề rộng mặc định là 80 ký
-
- 9 -
tự/dòng. Bề rộng 40,80 và 132 được thể hiện tối ưu, còn các bề rộng
khác có thể được làm tròn.
Thẻ định nghĩa dạng:
<PRE> </PRE>
Trong các thành phần trước:
Dấu xuống dòng sẽ có ý nghĩa chuyển sang dòng mới (chứ không còn là
dấu cách)
<P>
không dùng. Nếu nó sẽ được coi như xuống dòng
Được phép dùng các thành phần liên kết nhấn mạnh
Không được chứa các thành phần định dạng paragraph (tiêu đề, địa chỉ,
…)
Ký tự TAB (có mã US-ASCII và ISO-8859-1 là 9) phải hiểu là số dấu
cách nhỏ nhất sao cho đến ký tự tiếp theo ở vị trí là bội của 8. Tuy nhiên
không nên dùng.
g. Trích dẫn nguồn tài liệu khác

Dùng để trích dẫn một đoạn văn bản, thường được thể hiện bằng chữ
nghiêng có căn lề thụt vào trong (như một paragraph) và thường có một
dòng trống trên và dưới.
Thẻ định nghĩa dạng:
<BLOCKQUOTE> </BLOCKQUOTE>
+ Tài Liệu HTML đơn giản
Để dễ hình dung, bạn hãy nhập đoạn mã dưới đây vào một trình soạn
thảo nào đó mà có sẵn trên máy của bạn(notepad, MS word, ).
<html>
<head>
<title>Tiều đều của tài liệu</title>
</head>
<body>
<p> Dưới đây là nội dung <b>của bạn</b></p>
</body>
</html>
-
- 10 -
Ghi lại file vừa soạn thảo vào ổ C: với tên test.html hoặc test.htm. Để
mở file này bạn sẽ chạy trình duyệt Internet Explorer (IE) hoặc Firefox.
Từ menu File chọn Open file và trỏ tới file mà bạn mới ghi lại.
Sau khi ghi lại bạn có thể click đúp vào file vừa ghi, Windows sẽ tự
động chạy chương trình thích hợp để mở file.
+Ý nghĩa của một số thẻ trong đoạn mã HTML trên như sau:
Thẻ <html> </html> chỉ ra rằng đây là tại liệu có định dạng HTML
<head> </head> sẽ chứa một số thông tin của trang (tiêu đề, các đường
link tới một số file khác.) mà nó không được hiển thị trong cửa số trình
duyệt.
<body> </body> Phần này sẽ chứa toàn bộ nội dung của trang và nó sẽ
được hiển thị trên cửa số trình duyệt.

Bạn có thể ghi file HTML theo một trong hai phần mở rộng là .html
hoặc .htm, cả hai phần mở rộng trên đều được hỗ trợ bởi các trình duyệt
như IE, Firefox, Opera,
Ngoài một số trình soạn thảo HTML mang tính thương mại như
(fontpage, dreamwraver, Edit plus, ), thì cũng có không ít những trình
soạn thảo mã HTML Open source miễn phí tốt không kém. Dưới đây là
một số trình soạn thảo bạn có thể tải miễn phí để dùng.
Pspad
Notepad++
SciTE
A. Hình Ảnh Tĩnh
A.1 Tệp ảnh
Mỗi ảnh được lưu giữ trong máy tính thành một tệp riêng biệt. Tệp ảnh
có nhiều định dạng khác nhau, thể hiện qua phần mở rộng (đuôi) của tên
tệp: *.bmp, *.gif, *.jpeg, *.jpg,…
Tuy nhiên các trình duyệt chỉ có thể “hiểu” được các tệp ảnh dưới dạng
GIF hay JPEG. Hình ảnh dạng GIF được sử dụng rộng rãi nhất trên
Internet, sau đó là đến các ảnh dạng JPEG.
-
- 11 -
A.2. Thẻ <IMG…>
Cú pháp chèn ảnh vào trang Web:
<IMG SRC=”URL”>
IMG
(Image), thuộc tính
SRC
(Source) là đường dẫn đến nơi lấy tệp ảnh.
Giá trị của thuộc tính SRC được gán bằng URL là một địa chỉ trên máy
tính địa phương hay trên Internet. Nó chỉ ra nơi lưu trữ tệp ảnh cần chèn
vào.

Địa chỉ URL báo cho trình duyệt biết cần lấy tệp ảnh ở đâu.
Nếu tệp ảnh nằm ngay trên máy tính địa phương thì cần ghi rõ đường
dẫn
Nếu tệp ảnh lấy từ một nơi khác trên Internet thì phải ghi đầy đủ địa chỉ
URL
A.3. Các thuộc tính của thẻ chèn hình ảnh
Trong thẻ IMG còn có một số thuộc tính khác như: ALT, WIDTH,
HEIGHT, ALIGN, VSPACE, HSPACE, BORDER
A.4. Thuộc tính ALT
Thuộc tính
ALT
– ALTernative cho phép ta chèn một đoạn chữ thay thế
vào chỗ có hình và hiện lên xâu chú thích khi đưa trỏ chuột vào ảnh.
Thuộc tính này dùng trong trường hợp trình duyệt không hiển thị được
hình ảnh thì sẽ hiện dòng văn bản thay thế. Làm như vậy để những
người sử dụng trình duyệt không có khả năng đọc ảnh hay đã tắt chức
năng đọc ảnh để tăng tốc độ có thể biết được đó là hình ảnh gì và họ có
thể chọn xem sau nếu có thời gian. Nên luôn sử dụng thuộc tính này khi
đưa hình ảnh vào trang Web vì nhiều người muốn có tốc độ cao, lướt
nhanh qua các thông tin là chính đã tắt chức năng đọc ảnh của trình
duyệt vẫn có thể biết được ảnh đó mang nội dung gì.
Hiện ảnh Ảnh (không hiện lên) khi có và không sử dụng thuộc tính ALT
Nếu không sử dụng thuộc tính
ALT
thì tại chỗ có hình sẽ hiện từ
IMAGE
hoặc biểu tượng ảnh bị khuyết.
A.5. Thuộc tính WIDTH và HEIGHT
-
- 12 -

Thuộc tính
WIDTH

HEIGHT
dùng để xác định chiều rộng và chiều
cao của ảnh. Giá trị này có thể tính theo phần trăm (%) hoặc pixel.
Chú ý:
Nếu đặt chiều rộng và chiều cao không chuẩn sẽ làm hình trong ảnh bị
co giãn méo đi. Để khắc phục nhược điểm này, ta nên xử lý ảnh để kích
thước phù hợp với yêu cầu.
A.6. Thuộc tính ALIGN
Thuộc tính
ALIGN
cho phép chỉnh lại vị trí của ảnh theo cả hai chiều
ngang và chiều dọc.
Theo chiều dọc:
ALIGN=MIDDLE, ALIGN=TOP, ALIGN=BOTTOM
Theo chiều ngang:
ALIGN=LEFT, ALIGN=RIGHT
Nếu như không có thuộc tính này thì mặc định ảnh được đặt tại đúng nơi
đặt thẻ IMG dóng trên cùng dòng chữ, theo cạnh dưới của khung nhìn.
A.7. Thuộc tính VSPACE và HSPACE
Khi sử dụng thuộc tính ALIGN, ảnh được chèn vào dòng văn bản với
các chữ dính sát liền. Thuộc tính VSPACE và HSPACE dùng để tạo
khoảng trống nhỏ viền xung quanh ảnh (tính theo đơn vị pixel).
VSPACE=n
Thêm khoảng trống theo chiều dọc
HSPACE=n
Thêm khoảng trống theo chiều ngang
B. Thẻ neo và mối liên kết

Các liên kết siêu văn bản trong một tài liệu HTML là để tham chiếu đến
một tài liệu khác hay một phần tài liệu khác nằm trong tài liệu đó.
Liên kết siêu văn bản gồm có ba phần: giao thức, cái neo và địa chỉ hay
URL
Để tạo một mối liên kết thì việc đầu tiên cần làm là thiết lập cái neo.
Cặp thẻ tạo neo là
<A>…</A>
(Anchor). Thẻ này có nhiều thuộc tính bắt
buộc phải xác định rõ, ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau.
B.1 Thuộc tính HREF
-
- 13 -
HREF
(Hypertext REFerence – tham chiếu siêu văn bản) được dùng để
liên kết đến:
Một tài liệu khác (external link) hay
Một phần khác nằm trong chính tài liệu đang đọc (internal link)
Giao thức để tham chiếu
HREF
là HTTP. Nếu là liên kết nội tại – internal
link thì không cần phải có phần giao thức.
B.2: Liên kết ra ngoài – External Links
Để liên kết đến một tài liệu khác, ta cần phải biết địa chỉ URL của tài
liệu đích. Cũng cần phải chỉ chỗ, thường là một nhóm vài từ để làm đầu
mối liên kết. Nhóm từ này sẽ đổi màu để phân biệt, con chuột trỏ vào sẽ
có hình bàn tay và khi nhấn chuột thì trang siêu văn bản đích sẽ được
hiển thị. Nên chọn các từ làm đầu mối sao cho gợi tả và sao cho tự
nhiên, không ảnh hưởng đến nội dung và ý nghĩa của câu văn. Tránh sử
dụng lặp đi lặp lại câu "nhấn vào đây" khi tạo đầu mối liên kết. Cú pháp
để tạo ra một mối liên kết tới tài liệu khác - liên kết ra ngoài - là

như sau:
<A HREF="URL"> Nhóm từ đầu mối liên kết</A>
B.3. Địa chỉ tuyệt đối
Khi liên kết tới một tệp nằm ở ngoài máy tính cục bộ ta phải nêu rõ giao
thức và đầy đủ địa chỉ URL của tệp đích.
<A HREF="full URL"> </A>
B.4: Địa chỉ tương đối
Nếu liên kết đến một tệp ở ngay trên máy chủ của bạn thì không cần
dùng địa chỉ URL tuyệt đối mà dùng địa chỉ tương đối. Thay cho URL là
tên tệp cùng với đường đẫn đến thư mục nơi chứa tệp đích.
<A HREF="path & filename"> </A>
B.5. Liên kết nội tại – Internal Link
-
- 14 -
Cũng có thể tạo mối liên kết trong bản thân tài liệu siêu văn bản, từ phần
này đến phần khác. Điều này rất có ích khi tài liệu có kích thước lớn. Ta
có thể tạo mục lục toàn bộ nội dung trên phần đầu trang gồm tên các
chương và liên kết từng tên chương đến phần nội dung tương ứng. Để
làm điều này, cần đánh dấu điểm đích - book mark- của liên kết bằng thẻ neo
<A NAME="Tên điểm đích">
còn trong thẻ neo tại điểm đầu của mối liên kết thì thay URL bằng tên
nói trên.
<A HREF="Tên điểm đích">
Lưu ý có thêm dấu "#".
C. Dùng hình ảnh làm đầu mối liên kết
C.1.Thay chữ bằng hình
Như ở phần trên, cấu trúc thành phần HTML mối liên kết siêu văn bản
là:
<A HREF="Đầu mối liên kết">
Để thay “đầu mối liên kết” bởi một biểu tượng, hay một hình ảnh Ta

chỉ cần chèn một hình ảnh hay biểu tượng đó vào vị trí của “đầu mối
liên kết”.
C.2. Đưa âm thanh vào tài liệu
C,3: Liên kết đến tệp âm thanh
Để chèn một đoạn âm thành vào tài liệu HTML ta cũng theo đúng quy
tắc tạo mối liên kết thông thường. Trong thẻ neo, tại địa điểm URL bây
giờ là địa chỉ của tệp âm thanh.
Dưới đây là một ví dụ về việc chèn âm thành vào tài liệu. Khi nhấn
chuột vào mối liên kết này, tệp âm thanh sẽ được phát lại.
<A HREF=”music/papa.rmi”>Papa</A>
C.4 Màu nền và văn bản
-
- 15 -
C.5. Đặt màu nền
Để văn bản trở nên đẹp và hấp dẫn, đôi khi đặt nền cho trang siêu văn
bản. Thuộc tính BGCOLOR (Background Color). Dùng thuộc tính này
kèm thẻ <BODY> để đặt màu nền cho văn bản. Cú pháp như sau:
<BODY BGCOLOR="#rrggbb">
Nội dung của tài liệu
</BODY>
trong đó "#rrggbb" là red-green-blue, bộ ba số hai chữ số hệ đếm 16,
xác định mã màu.
C.6: Màu chữ của văn bản
Thuộc tính
TEXT
. Thuộc tính này để thiết lập màu cho các con chữ
trong văn bản, trừ các đầu mối liên kết phải có màu khác đi.
<BODY TEXT="#rrggbb">
Nội dung của tài liệu
</BODY>́

C.7: Màu của đầu mối liên kết
- Thuộc tính LINK, VLINK và ALINK
Ba thuộc tính trên để đặt màu của các đầu mối siêu liên kết.
LINK - đặt màu hiển thị trước khi nhấn chuột vào để đến thăm đích liên
kết.
VLINK - Đặt màu sau khi đích liên kết đã được đến thăm (visited.
ALINK - đặt màu khi bạn kích hoạt, đang nhấn chuột vào (active
Các màu mặc định là:
LINK=blue, VLINK=purple and ALINK=red
Lưu ý: Tổ hợp màu như trên chỉ được thiết đặt một lần cho toàn văn
bản. Hãy thận trọng khi lựu chọn để đảm bảo dễ đọc, dễ nhìn.
C.8. Thuộc tính và mã màu
-
- 16 -
<BODY BGCOLOR="#rrggbb" TEXT="#rrggbb" LINK="#rrggbb"
VLINK="#rrggbb" ALINK="#rrggbb">
Thuộc tính Mô tả
BGCOLOR Đặt màu nền
TEXT Đặt màu các con chữ, trừ các mối nối.
LINK
Đặt màu ban đầu của đầu mối liên kết khi chưa kích
hoạt
VLINK Đặt màu đầu mối liên kết khi đã thăm đích
ALINK Đặt màu đầu mối liên kết khi kích hoạt
Tuy nhiên hiện nay nhiều trình duyệt chấp nhận dùng tên màu tiếng Anh
thay cho các chữ số rất khó nhớ ở trên.
. Nạp hình ảnh làm nền cho trang văn bản
D: Thuộc tính BACKGROUND
Có thể dùng thuộc tính này để tạo một ảnh nền cho trang tài liệu siêu
văn bản. Thay cho xác định màu ta cần chỉ ra tên tệp hình ảnh kèm

đường dẫn.
<BODY BACKGROUND ="đường dẫn tới tệp ảnh">
Nội dung tài liệu
</BODY>́
Khi dùng ảnh làm nền cho trang Web cần phải nạp một tệp hình ảnh.
Như ta đã biết tệp ảnh thường có kích thước lớn, làm chậm việc hiển thị
trang tài liệu. Do đó cần chọn tệp ảnh có kích thước nhỏ làm ảnh nền.
Toàn bộ trang văn bản sẽ được "lát nền" bằng hình ảnh này như ta lát
nền nhà bằng gạch hoa.
D.1. Water mark
-
- 17 -
Nhiều trang web có nền trang trí gắn chặt cố định, còn phần văn bản sẽ
cuộn trôi bên trên mỗi khi ta di chuyển thanh trượt. Hiệu ứng này được
tạo ra nhờ thiết lập thêm thuộc tính cho ảnh nền là bgproperties="fixed"
D.2. Hãy ký tên vào tài liệu của mình
Một thông lệ nên tuân theo là "kí tên" vào tài liệu. Nó giúp cho người
đọc biết được những thông tin tối thiểu về tác giả soạn ra tài liệu, thời
gian cập nhật Việc đưa thêm địa chỉ của tài liệu Web vào cuối trang sẽ
giúp cho người đọc lưu lại được xuất xứ của trang tài liệu. Đó là chưa
nói đến ý nghĩa quan trọng của phần chữ kí này trong các tài liệu chính
thức hoặc có tính thương mại.
Phần chữ kí thường gồm các thông tin sau:
Ngày khởi tạo lần đầu.
Ngày sửa chữa cập nhật gần nhất.
Tên (và e-mail) của tác giả
Tuyên bố về bản quyền (nếu cần )
URL
D.3. Khung – Frames
HTML có các thẻ trình bày cho phép chia vùng hiển thị của cửa sổ trình

duyệt thành nhiều khung, mỗi khung là một cửa sổ độc lập, hiển thị một
tài liệu HTML khác nhau.Khung cho phép người thiết kế hiển thị đồng
bộ nhiều tài liệu HTML khác nhau để tiện theo dõi, so sánh. Ví dụ, trong
khung bên trái hiển thị các nút bấm, còn khung bên phải hiển thị tài liệu
tương ứng.
D.4. Trang trí khung
Trang HTML thực hiện bày trí các khung (gọi là frameset document) có
cấu trúc khác trang thông thường, không có khung. Trang thường có 2
phần,
HEAD
và
BODY
. Trang bày trí khung có
HEAD
và
FRAMESET
thay cho
BODY
. Thành phần
FRAMESET
tổ chức các khung trong cửa sổ
trình duyệt. Nó cũng có thể chứa thẻ
NOFRAMES
để xử lí trường hợp
trình duyệt không hỗ trợ frame. Các thành phần thông thường khác vốn
nằm trong
BODY
không được xuất hiện trước thẻ mở
FRAMESET
. Nếu

không, thành phần
FRAMESET
sẽ bị bỏ qua. Khi trình duyệt khách
-
- 18 -
không hỗ trợ khung thì các khung sẽ không được hiển thị mà thành phần
NOFRAMES sẽ được xử lí.
D.5. Thành phần FRAMESET
Thẻ FRAMESET dùng để phân chia vùng hiển thị trong cửa sổ trình
duyệt thành các khung hình chữ nhật. Mỗi khung hình chữ nhật gọi là
một frame, được định nghĩa bằng thẻ FRAME
.
a. Các thuộc tính và ví dụ minh họa
rows = Danh sách các độ cao của các khung
Danh sách gồm nhiều phần tử, cách nhau dấu phẩy. Mỗi phần tử xác
định độ cao (số dòng !) của một khung. Chia chiều đứng thành bao
nhiêu khung thì danh sách có bấy nhiêu phần tử.
Chiều cao thể hiện bằng
- số pixel,
- tỷ lệ phần trăm chiều cao màn hình
- hay tỷ lệ phần chiều cao còn lại.
Giá trị mặc định là 100%, tức chỉ có một khung theo chiều ngang.
cols = Danh sách các độ rộng của các khung.
ý nghĩa tương tự như trên.
Giá trị mặc định là 100%, tức chỉ có một khung theo chiều dọc.
Thuộc tính row thiết lập việc chia khung theo chiều ngang trong một
frameset. Nếu không định nghĩa, thì các cột trong khung sẽ chiếm toàn
bộ chiều cao vùng hiển thị. Thuộc tính cols thiết lập việc chia khung
theo chiều đứng trong một frameset. Nếu không định nghĩa, thì các dòng
trong khung sẽ chiếm toàn bộ chiều rộng vùng hiển thị.

Phối hợp hai thuộc tính sẽ tạo ra ô lưới các khung.
b. Chia khung lồng nhau và thành phần FRAME
Các thuộc tính:
name = Tên của khung.
-
- 19 -
Có thể dùng tên này để làm đích của mối siêu liên kết.
src = URI
Trỏ đến trang tài liệu sẽ hiển thị trong khung.
noresize
Không cho phép co giãn lại kích thước
scrolling = auto|yes|no
Thiết lập thanh cuộn.
auto: Xuất hiện thanh cuộn khi cần thiết. Đây là giá trị mặc định.
yes: Luôn có thanh cuộn.
no: Luôn không có thanh cuộn.
frameborder = 1|0
Thiết lập đường biên.
1: Có đường biên giữa khung đang xét với các khung kề nó. Đây là giá
trị mặc định.
0: Không có đường biên giữa khung đang xét với các khung kề nó.
marginwidth = số pixel
Thiết lập độ rộng lề chiều rộng = khoảng trống giữa phần hiển thị nội
dung và biên trái, biên phải. Giá trị mặc định tuỳ theo bộ duyệt.
marginheight = số pixel
Thiết lập độ rộng lề chiều cao = khoảng trống giữa phần hiển thị nội
dung và biên trên, biên dưới. Giá trị mặc định tuỳ theo trình duyệt.
Lưu ý: Nội dung trong một frame không được thuộc về chính trang tài
liệu định nghĩa frameset.
E Thiết lập Target, thẻ NOFRAME và IFRAME

E.1.Thiết lập Target
-
- 20 -
ThZuộc tính target là để xác định tệp tài liệu HTML sẽ hiển thị trong
khung.
target = tên khung đích.
Thiết lập tên của khung mà tài liệu sẽ mở ra trong khung đó.
Thuộc tính này dùng với các thành phần tạo mối liên kết: (A, LINK),
image map (AREA), và FORM.
E.2. Thẻ NOFRAMES
Thành phần NOFRAMES thiết lập nội dung cần hiển thị khi trình khách
không hỗ trợ frame hoặc đã tắt chức năng hiển thị frame.
Thành phần NOFRAMES

đặt ở phần cuối của thành phần FRAMESET.
E.3.Nhúng frame - thẻ IFRAME
Thành phần
IFRAME
cho phép người thiết kế chèn một frame vào giữa
một khối văn bản text và hiển thị một tài liệu HTML khác bên trong.
Thuộc tính
SRC
thiết lập tài liệu nguồn để hiển thị trong frame.
Các thuộc tính:
name = tên. để tham chiếu trong tài liệu
width = Độ rộng của inline frame.
height = Độ cao của inline frame.
2. Tìm Hiểu Về WLM:
A. Khái niệm
WML là một ngôn ngữ được thiết kế dành riêng cho mục đích tạo ra

những ứng dụng gửi lên mạng vô tuyến đến những thiết bị nhỏ gọn, như
là điện thoại di động. WML là một chuẩn mở rộng được phát triển bởi
Wireless Application Protocol Forum, và chuyên ngành WML hình
thành từ một phần của chuyên nghành WAP rộng lớn hơn. WML là một
ứng dụng của XML, có nghĩa là nó được định nghĩa trong một tài liệu
type definition.
Ba sự việc này- và những sự đề cao mà họ ngụ ý- có thể được dùng để
-
- 21 -
trả lời nhiều câu hỏi đại loại như:"Tại sao nó lại làm như vậy" vốn
dường như thường được đặt ra cho WML. WML có những khác biệt so
với những ngôn ngữ đánh dấu khác bởi vì mục tiêu nó nhắm vào không
giống như những ngôn ngữ đánh dấu khác. Nếu như cách ứng xử của nó
nghe có vẻ lạ, điều đó thường đặt xuống một quyết định mà đã được
thực hiện để nó thành công trong mục tiêu đó.
B. Cấu trúc của ứng dụng WML
Nếu bạn đã từng dùng WWW, bạn không cần hiểu HTML để hình thành
một ấn tượng về cách mà mọi thứ làm việc. Mỗi web site bao gồm nhiều
trang. Tùy theo yeu cầu của site, mỗi trang con sẽ chứa vài thông tin,
hay tập hợp các tác vụ cho người dùng thực hiện, hay là tổng hợp cả hai.
Trong hầu hết các trường hợp, có hiều cách để đến một trang khác trong
web site, tương tự như vậy nếu bạn muốn từ một trang này đến môt site
khác. HTML thực hiện tốt được mục tiêu này, và nó đã trở thành một
thành công vĩ đại.
Xét về giá trị bề mặt, WML giống nhiều với HTML, nhưng có những
khác biệt trong khuynh hướng của những người sáng tạo ra chúng.
WML được thiết kế để tạo ra những ứng dụng, trong khi HTML được
thiết kế chỉ nhằm mục đích tạo ra các tài liệu. Ranh giới giữa ứng dung
và tài liệu không rõ ràng, thế nhưng nhìn
toàn cục, một ứng dụng có khuynh hướng thiết kế xoay quanh giao tiếp

người dùng, trong khi những tài liệu lại có khuynh hướng truyền đạt
thông tin.
Điểm khác nhau then chốt khac giữa WAP và web nằm ở chỗ phần cứng
và phần mềm dùng để truy cập vào internet. Thông thường, Web được
truy cập từ những máy tính desktop mạnh có khả năng hiển thị lớn, có
kết nối internet nhanh, rẻ và đáng tin cậy. Các phần mềm duyệt web bản
thân là những chương trình tinh vi mà thông thường tiện sử dụng cho
bất cứ người dùng nào. Nguợc lại đối với WAP, mạng dành cho người
dùng không cố định tương đối chậm, không đáng tin cậy, giá mắc, và nó
lại đồng hành với một trình duyệt siêu nhỏ về cơ bản là thiếu thốn và
màn hình hiển thị quá hẹp cho việc thể hiện thông tin đến người dùng.
Đối mặt với những khó khăn trên, WML cần một vài điểm khác so với
HTML trong kiểu thông tin gửi đến người dùng cũng như là cách mà
thông tin được gửi đi.Những người dùng thiết bị có khả năng WAP tất
-
- 22 -
nhiên không muốn đọc những dòng text dài ngoằn rồi mới có thông tin
họ cần, vấn đề "thời gian là tiền bạc" khó được giải quyết một cách tích
đáng trong thế giới liên lạc di động. Những người này chỉ đến những
site của bạn để tìm kiếm những mẫu nhỏ thông tin, và tất nhiên là học
mong sao tìm ra nó càng nhanh càng tốt. Trong tình huống như vậy thì
cách duyệt web không còn thích hợp cho điện thoại di động nữa. Mức
độ cao của giao tiếp hợp lý hơn là diều cần thiết với những người dùng
chỉ muốn đọc những mẫu tin ngắn, tìm ra nhanh câu trả lời mà họ cần.
3. Tìm Hiểu về WAP:
A Khái niệm
Giao thức WAP được thiết kế để trình bày các nội dung của internet trên
các thiết bị di động, ví dụ như điện thoại di động.
WML là ngôn ngữ được sử dụng để tạo ra các trang web sẽ được hiển
thị trong một trình duyệt WAP.

WAP tắt của Wireless Application Protocol – Giao thức ứng dụng
không dây
WAP là một giao thức truyền thông ứng dụng
WAP được sử dụng để truy cập vào dịch vụ và thông tin
WAP được thừa hưởng từ các chuẩn của Internet
WAP là dành cho các thiết bị cầm tay như điện thoại di động
WAP là một giao thức được thiết kế cho các trình duyệt nhỏ
WAP cho phép tạo ra ứng dụng web cho các thiết bị di động.
WAP sử dụng ngôn ngữ đánh dấu WML (không phải HTML)
WML được định nghĩa như là một ứng dụng XML 1.0
Giao thức WAP là chuẩn tốt nhất cho các dịch vụ thông tin trên các thiết
bị không dây như kỹ thuật thoại di động. Chuẩn WAP được dựa trên các
tiêu chuẩn Internet (HTML, XML và TCP / IP). Nó bao gồm một ngôn
ngữ đặc tả WML, đặc tả WMLScript, và một đặc tả giao diện ứng dụng
-
- 23 -
điện thoại không dây (WTAI)
WAP được công bố bởi diễn đàn WAP, thành lập vào năm 1997 bởi
Ericsson, Motorola, Nokia, và Unwired Planet. Các thành viên diễn đàn
này đại diện cho trên 90% của thị trường thiết bị số cầm tay toàn cầu,
cũng là các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng, phát triển phần mềm hàng đầu.
B.WAP Micro Browsers
Để phù hợp với một thiết bị đầu cuối không dây nhỏ bé, WAP sử dụng
một Micro Browser. A Micro Browser là một phần mềm nhỏ giúp tối
thiểu nhu cầu về phần cứng, bộ nhớ và CPU. Nó có thể hiển thị thông
tin viết bởi một ngôn ngữ đánh dấu rất giới hạn gọi là WML.
Micro Browser cũng có thể thông dịch một phiên bản thu gọn của
JavaScript gọi là WMLScript.
4.Tìm Hiểu Về PHP:
A. Khái niệm

PHP (viết tắt hồi quy “PHP: Hypertext Preprocessor”) là một ngôn ngữ
lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển
các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng
quát.
Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do
được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp
giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn
hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một
ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.
Thẻ <?php và thẻ ?> sẽ đánh đấu sự bắt đầu và sự kết thúc của phần mã
PHP qua đó máy chủ biết để xử lý và dịch mã cho đúng. Đây là một
-
- 24 -
điểm khá tiện lợi của PHP giúp cho việc viết mã PHP trở nên khá trực
quan và dễ dàng trong việc xây dựng phần giao diện ứng dụng HTTP.
Ngôn ngữ, các thư viện, tài liệu gốc của PHP được xây dựng bởi cộng
đồng và có sự đóng góp rất lớn của Zend Inc., công ty do các nhà phát
triển cốt lõi của PHP lập nên nhằm tạo ra một môi trường chuyên nghiệp
để đưa PHP phát triển ở quy mô doanh nghiệp.
PHP được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI. PHP/FI do
Rasmus Lerdorf tạo ra năm 1995, ban đầu được xem như là một tập con
đơn giản của các mã kịch bản Perl để theo dõi tình hình truy cập đến bản
sơ yếu lý lịch của ông trên mạng. Ông đã đặt tên cho bộ mã kịch bản
này là ‘Personal Home Page Tools’. Khi cần đến các chức năng rộng
hơn, Rasmus đã viết ra một bộ thực thi bằng C lớn hơn để có thể truy
vấn tới các cơ sở dữ liệu và giúp cho người sử dụng phát triển các ứng
dụng web đơn giản. Rasmus đã quyết định công bố mã nguồn của
PHP/FI cho mọi người xem, sử dụng cũng như sửa các lỗi có trong nó
đồng thời cải tiến mã nguồn.
PHP/FI, viết tắt từ “Personal Home Page/Forms Interpreter”, bao gồm

một số các chức năng cơ bản cho PHP như ta đã biết đến chúng ngày
nay. Nó có các biến kiểu như Perl, thông dịch tự động các biến của form
và cú pháp HTML nhúng. Cú pháp này giống như của Perl, mặc dù hạn
chế hơn nhiều, đơn giản và có phần thiếu nhất quán.
Vào năm 1997, PHP/FI 2.0, lần viết lại thứ hai của phiên bản C, đã thu
hút được hàng ngàn người sử dụng trên toàn thế giới với xấp xỉ 50.000
tên miền đã được ghi nhận là có cài đặt nó, chiếm khoảng 1% số tên
miền có trên mạng Internet. Tuy đã có tới hàng nghìn người tham gia
đóng góp vào việc tu chỉnh mã nguồn của dự án này thì vào thời đó nó
vẫn chủ yếu chỉ là dự án của một người.
PHP/FI 2.0 được chính thức công bố vào tháng 11 năm 1997, sau một
thời gian khá dài chỉ được công bố dưới dạng các bản beta. Nhưng
không lâu sau đó, nó đã được thay thế bởi các bản alpha đầu tiên của
PHP 3.0.
B. PHP 3
PHP 3.0 là phiên bản đầu tiên cho chúng ta thấy một hình ảnh gần gũi
với các phiên bản PHP mà chúng ta được biết ngày nay. Nó đã được
Andi Gutmans và Zeev Suraski tạo ra năm 1997 sau khi viết lại hoàn
toàn bộ mã nguồn trước đó. Lý do chính mà họ đã tạo ra phiên bản này
là do nhận họ thấy PHP/FI 2.0 hết sức yếu kém trong việc phát triển các
ứng dụng thương mại điện tử mà họ đang xúc tiến trong một dự án của
trường đại học. Trong một nỗ lực hợp tác và bắt đầu xây dựng dựa trên
cơ sở người dùng đã có của PHP/FI, Andi, Rasmus và Zeev đã quyết
-
- 25 -

×