Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Biện chứng của quá trình hình thành giai cấp công nhân và sự ra đời của triết học Mác Ý nghĩa lịch sử và hiện thựcBiện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở một số đảng bộ cơ quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.89 KB, 14 trang )

Biện chứng của q trình hình thành giai cấp cơng nhân và sự ra đời của
triết học Mác - Ý nghĩa lịch sử và hiện thực
Tóm tắt: Triết học Mác, ngay từ khi ra đời, đã trở thành nền tảng tư
tưởng của giai cấp cơng nhân tồn thế giới. Trong lịch sử đấu tranh cách
mạng, nó đã soi đường chỉ lối cho giai cấp vơ sản, cho các chính đảng của
giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh vẻ vang của mình. Triết học Mác, trong
hiện tại và tương lai, vẫn tiếp tục là thế giới quan, phương pháp luận của giai
cấp vô sản và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cải tạo thế giới vì tiến
bộ xã hội.
1. Triết học Mác là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác,
song là bộ phận ra đời sớm nhất, đóng vai trị cơ sở thế giới quan, phương
pháp luận khoa học. Trên cơ sở đó, C.Mác xây dựng và phát triển các quan
điểm, lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế chính trị học, hình thành
chủ nghĩa Mác.
Có thể khẳng định rằng, với sự ra đời của triết học Mác, lần đầu tiên
trong lịch sử, nhân dân lao động có một thế giới quan thật sự của mình. Đó là
thế giới quan khoa học, cách mạng: là vũ khí lý luận sắc bén để họ tiến hành
đấu tranh xố bỏ áp bức, bóc lột, thực hiện khát vọng giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và giải phóng nhân
loại. Vì lẽ đó, V.I.Lênin khẳng định rằng, triết học Mác là triết học hồn bị,
nó cung cấp cho lồi người và nhất là giai cấp cơng nhân và nhân dân lao
động những "công cụ nhận thức vĩ đại". Khác với các trào lưu triết học khác,
triết học Mác mang đặc trưng bản chất - sự thống nhất giữa tính khoa học và
tính cách mạng, phản ánh đúng đắn những quy luật phát triển khách quan của
lịch sử. Nhờ đó, triết học Mác khơng chỉ khắc phục triệt để những hạn chế
của chủ nghĩa duy vật cũ, đánh đổ các quan điểm phản khoa học của chủ
nghĩa duy tâm và tơn giáo, mà cịn có sức mạnh cải tạo thế giới - điều chưa
từng có trong các triết học trước đó.


2. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch


sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch
sử triết học. Đối với các ông, nghiên cứu triết học khơng phải là mục đích tự
thân, mà nhằm giải quyết những yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống
đặt ra. Qua đó, luận chứng khoa học về cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân
nhằm xố bỏ áp bức, bóc lột, bất cơng, giải phóng chính mình và toàn xã hội.
Triết học Mác ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển chín muồi các điều
kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giai đoạn của thế kỷ XVIII - đầu
thế kỷ XIX. Trong đó, sự xuất hiện của giai cấp vô sản và cuộc đấu tranh của
nó chống giai cấp tư sản là một trong những điều kiện tiên quyết nhất, quyết
định sự ra đời của triết học Mác. Đây chính là tiền đề quan trọng, là điểm mấu
chốt làm cho triết học Mác vượt lên trên các học thuyết triết học đương thời,
mang bản chất khoa học, cách mạng.
Như chúng ta biết, sau khi cách mạng tư sản thắng lợi và phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa được khẳng định, giai cấp tư sản trở nên bảo thủ,
mất tính cách mạng, thậm chí quay lưng phản bội giai cấp vơ sản và nhân dân
lao động. Bị lừa dối và phản bội, giai cấp vô sản tiến hành đấu tranh để giành
giật lại những quyền lợi của họ mà giai cấp tư sản đã tước đoạt. Trong cuộc
đấu tranh đó, giai cấp vơ sản đã dần dần trưởng thành và nhận thức được
rằng, khơng phải máy móc mà chính giai cấp tư sản mới là kẻ thù trực tiếp
của mình. Họ đã ý thức được sự cần thiết phải đoàn kết, phải liên hiệp lại
thành một giai cấp trong một mặt trận thống nhất để chống lại giai cấp tư sản.
C.Mác đã nhận xét rằng, qua cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, giai cấp vô
sản từng bước trưởng thành, họ đã chuyển từ giai cấp tự phát thành giai cấp tự
giác. Và, trong cuộc đấu tranh đó, giai cấp vơ sản khơng mất gì cả ngồi cái
"xiềng xích" đã từng trói buộc họ, nhưng cái mà họ được thì vơ cùng to lớn đó là được cả thế giới.


Phong trào vô sản phát triển mạnh mẽ và giai cấp vô sản ngày càng
chứng tỏ là một lực lượng xã hội to lớn, đóng vai trị quan trọng trong đời
sống chính trị - xã hội. Họ đã bước lên vũ đài lịch sử với tư cách một lực

lượng khách quan, tiến bộ nhất và có sứ mệnh "là người đào mồ chơn giai cấp
tư sản". Sự phát triển đó là một tất yếu khách quan và, tương tự như vậy, sự
xuất hiện của triết học Mác cũng là một tất yếu khách quan.
Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy rằng, phong trào vơ sản ở Tây Âu
lúc đó cịn mang tính chất tự phát, thiếu tổ chức, đặc biệt là chưa có lý luận
khoa học soi sáng, dẫn đường. Sự bế tắc này đã xác nhận rằng, các học thuyết
xã hội chủ nghĩa không tưởng - phê phán của Xanhximơng, Phuriê, Ơoen
khơng đáp ứng được u cầu của phong trào vơ sản, khơng thể hiện được
những lợi ích căn bản của giai cấp vô sản và do vậy, không thể đóng vai trị
dẫn đường, đưa giai cấp vơ sản tiến lên phía trước, thực hiện sứ mệnh lịch sử
giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Với nhãn quan
xuất chúng C.Mác và Ph.Ăngghen đã cảm nhận một cách sâu sắc những biến
chuyển tất yếu, khách quan của thời đại; cảm thông và trăn trở trước nỗi khổ
đau của giai cấp cần lao. Các ông đã tự nguyện từ bỏ địa vị, đặc lợi, độc
quyền của đẳng cấp mình xuất thân, đứng về phía người dân lao động nghèo
khổ, trọn đời đấu tranh, bênh vực, bảo vệ họ. Và, chính C.Mác, Ph.Ăngghen
đã thực hiện sứ mệnh mà lịch sử trao cho các ông - sáng tạo lý luận cách
mạng, xây dựng nên thế giới quan, phương pháp duy vật biện chứng khoa
học, cách mạng để trang bị cho giai cấp vô sản, giúp họ nhận thức và giải
quyết đúng đắn các vấn đề mà thực tiễn đấu tranh cách mạng đặt ra. Từ đây,
giai cấp vơ sản tồn thế giới đã tìm thấy ở triết học Mác vũ khí tinh thần của
mình, cũng giống như triết học Mác đã tìm thấy ở giai cấp vơ sản vũ khí vật
chất của mình. Chính vì lẽ đó, triết học Mác trở thành triết học của giai cấp vô
sản - giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất thời đại. Giai cấp vơ sản đón nhận
triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, coi đó là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của mình trong cuộc đấu tranh xố bỏ


mọi áp bức, bóc lột, bất cơng và xây dựng cuộc sống hồ bình, ấm no, tự do,
hạnh phúc... Đó là những điều mà mọi kẻ thù "lớn, nhỏ" của Mác xưa và nay

khơng hề mong muốn. Và cũng chính điều đó đã khiến chúng tức giận, thù
ghét triết học Mác đến tận xương, tuỷ. Vì thế, cũng khơng có gì phải ngạc
nhiên khi triết học Mác, từ lúc ra đời cho đến nay, ln bị kẻ thù tìm cách
chống phá, phủ nhận và xuyên tạc. Cũng cần nói thêm rằng, tuy chủ nghĩa xã
hội hiện thực ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu bị sụp đổ, song nguyên
nhân chủ yếu là do những người cộng sản của các nước đó đã mắc sai lầm về
đường lối chính trị và vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc mácxít lêninnít. Lịch sử đã và sẽ tiếp tục chứng minh khẳng định sức sống mãnh liệt
của triết học Mác, chủ nghĩa Mác.
3. Nhấn mạnh những nội dung trên, chúng ta khơng chỉ làm rõ sự thống
nhất biện chứng giữa tính đảng và tính khoa học trong triết học Mác, coi đó
như một nguyên tắc của nhận thức và hành động, mà còn khẳng định sự tác
động biện chứng giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã quy
định sự ra đời của triết học Mác. Ở đây, mỗi tiền đề, mỗi nhân tố có vị trí, vai
trị riêng; mặc dù vị trí, vai trị của các tiền đề đó khơng ngang bằng nhau. Sự
hợp lực và phát triển đến độ chín muồi của các điều kiện, tiền đề nêu trên đã
tạo cơ sở cho sự ra đời của triết học Mác với tư cách là sản phẩm tất yếu của
lịch sử và thời đại. Mặt khác, cũng cần thấy là, khi phân tích bản chất khoa
học, cách mạng của triết học Mác, khơng thể khơng phân tích bản chất giai
cấp cơng nhân của nó. Hiểu cho đúng điều đó thì người ta mới có đủ can đảm
và thật sự khách quan khi thừa nhận sự vận động, phát triển của các quy luật
khách quan của thế giới vật chất. Thế nhưng, nhiều người đã cố tình lẩn tránh
hoặc tìm cách phủ nhận những sự thật ấy. Người ta cho rằng, triết học Mác
chẳng qua cũng chỉ là "sự sao chép triết học cổ điển Đức", "là phép cộng giản
đơn phép biện chứng của Hêgen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc". Cái
điệp khúc này đã có ngay từ sau khi triết học Mác ra đời, được "nhai lại với
giọng điệu mới của một số người hiện đại" hôm nay. Hẳn là những người này


thừa hiểu C.Mác, Ph.Ăngghen đã viết những gì, luận giải điều gì và sợi dây
liên hệ giữa Hêgen, Phoiơbắc với sự ra đời của triết học Mác là như thế nào.

Những vấn đề này đã được C.Mắc và Ph.Ăng ghen nói rõ qua nhiều tác phẩm
của các ơng, đặc biệt là ở Hệ tư tưởng Đức, Lútvích Phoiơbắc và sự cáo
chung của triết học cổ điển Đức. Quan điểm nhất quán của C.Mác,
Ph.Ăngghen là luôn đánh giá cao phép biện chứng của Hêgen và chủ nghĩa
duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Tuy nhiên, các ông cũng vạch rõ những hạn
chế căn bản trong triết học của Hêgen cũng như coi Phoiơbắc và chỉ tiếp thu ở
đó cái "hạt nhân hợp lý", "điểm tích cực" bằng cách lọc bỏ "chín phần bã", lấy
lại "một phần chất" để cải tạo nó trên lập trường duy vật biện chứng.
4. Ai đó đã "thổi phồng" khi cho rằng, triết học Mác ra đời từ triết học
cổ điển Đức và từ lâu "triết học cổ điển Đức đã chết", "đã cáo chung", do đó,
nó cũng cùng chung số phận với triết học cổ điển Đức và khơng cịn giá trị gì.
Nhận định đó là khơng có căn cứ, về thực chất, chỉ là sự xuyên tạc, lời vu
khống trắng trợn của những người có đầy toan tính riêng tư. Nói cách khác,
đó chỉ là ý kiến thiểu số, mang tính thiển cận, áp đặt chủ quan, khơng có giá
trị. Với cách nhìn đó, những người này càng lún sâu vào bế tắc, ngõ cụt. Như
đã nói trên, triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử, là kết quả phát triển
chín muồi của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Nếu xét riêng
về nguồn gốc lý luận, C.Mác đã kế thừa tất cả những di sản tư tưởng, văn hoá
tiến bộ của nhân loại trong đó đáng kể nhất là triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa
xã hội không tưởng Pháp và kinh tế chính trị học Anh.
Triết học Mác không phải là một học thuyết triết học bè phái; nó là hệ
tư tưởng của giai cấp cơng nhân, giai cấp có sứ mệnh lịch sử tồn thế giới:
xố bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất cơng; thiết lập nên chế độ xã hội mới - xã hội
chủ nghĩa tốt đẹp, cơng bằng, bình đẳng, hạnh phúc. Để hồn thành sứ mệnh
vĩ đại ấy, giai cấp công nhân đã kế thừa tồn bộ tinh hoa văn hố, tư tưởng
nhân loại - triết học Mác đã nêu tuyên ngôn giúp họ và đang dẫn dắt họ đi tới


mục đích cuối cùng. Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và Đơng Âu sụp đổ,
có một số người cho rằng, triết học Mác và chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời,

không cần thiết nữa và do đó, khơng nên giảng dạy triết học Mác - Lênin và
chủ nghĩa Mác - Lênin trong trường đại học ở nước ta hiện nay. Luận điệu
này chẳng có gì mới, song nó như "đổ thêm dầu vào lửa", gây sự hoang mang,
nghi ngờ ở một số người về chân lý khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của
Đảng ta. Sự thật thì chủ nghĩa Mác - Lênin khơng chết mà trái lại, nó khẳng
định đanh thép rằng, ngày nay, bất cứ ai, bất cứ Đảng Cộng sản nào nếu làm
sai và vi phạm những ngun tắc mácxít - lêninnít thì nhất định sẽ rơi vào sai
lầm và phải trả giá đắt, Đảng Cộng sản sẽ mất vai trò lãnh đạo, Tổ quốc lâm
nguy, nhân dân cực khổ.
Đối với nước ta, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
cứu nước và thành công của sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa là những minh chứng hùng hồn về sức sống, cũng
như thắng lợi của thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, về tính
đúng đắn của mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đó cũng là sự xác nhận của thực tiễn về vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - một đảng tiên phong, có lý luận tiên
phong dẫn đường, chỉ lối. Đối với cách mạng Việt Nam, vai trò thế giới quan
và phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đã được khẳng định trong lịch
sử cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Trong tương lai, vai trò đó
vẫn khơng thay đổi. Tương tự, trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,
thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh", vị thế nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là
không thể đảo ngược.


(*)

Tiến sĩ, Quyền trưởng phịng Khoa học, cơng nghệ và mơi trường -


Học viện Chính trị qn sự.

Tạp chí Triết học, Số 2 (165), tháng 2/2005

Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở một
số đảng bộ cơ quan
Tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan là hạt nhân chính trị lãnh
đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; tham gia lãnh đạo xây dựng và thực
hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ
quan. Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng cơ quan, trước hết phải xây dựng được các
chi bộ trong sạch, vững mạnh. Muốn vậy, cần phải đổi mới và
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Trước đây, ở một số đảng bộ, như đảng bộ cơ quan Bộ Tư
pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc sinh hoạt chi bộ chưa có
nền nếp, nội dung sinh hoạt chi bộ còn nghèo nàn. Nhiều cuộc
sinh hoạt chi bộ không khác cuộc họp cơ quan, chỉ đi sâu
kiểm điểm tình hình thực hiện cơng việc chun mơn, chưa
thể hiện rõ tính chất sinh hoạt đảng. Ngun nhân của tình
trạng này là do nhiều chi bộ cịn lúng túng, chưa chú trọng đổi
mới, cải tiến nội dung sinh hoạt chi bộ, trong khi công việc
chuyên môn của đảng viên, cấp uỷ viên, nhất là các đồng chí
bí thư chi bộ (thường là thủ trưởng cơ quan) rất bận. Thêm
vào đó, đảng uỷ chưa làm tốt việc hướng dẫn, kiểm tra việc
sinh hoạt của các chi bộ. Tình trạng trên đã kéo dài trong


nhiều năm, dẫn đến suy giảm năng lực lãnh đạo của chi bộ,

chất lượng phê bình, tự phê bình thấp, một số cán bộ, đảng
viên vi phạm nhưng tổ chức đảng chậm phát hiện, để xảy ra
một số vụ việc đáng tiếc, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng
xấu đến kết quả xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Ở Đảng bộ cơ quan Bộ Tài chính những năm trước đây,
do nội dung sinh hoạt chi bộ nghèo nàn đã tạo cảm giác đơn
điệu cho đảng viên. Tại một số chi bộ, có những đảng viên
cho rằng sinh hoạt chi bộ khơng có tác dụng thiết thực, sinh
hoạt chi bộ mang tính hình thức.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng, đảng uỷ ở các đảng bộ trên xác định phải
vừa củng cố lại tổ chức, vừa tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Những biện pháp được
các đảng bộ trên áp dụng có hiệu quả là:
1. Củng cố tổ chức, chấn chỉnh nền nếp sinh hoạt ở
các chi bộ yếu kém.
Ở Đảng bộ cơ quan Bộ Tư pháp, sau khi phát hiện có
hiện tượng đảng viên vi phạm, Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ
phối hợp với Đảng uỷ cơ quan Bộ chỉ đạo các chi bộ có liên
quan tổ chức tự phê bình, phê bình, kiểm điểm làm rõ sai
phạm của đảng viên và sự yếu kém của chi uỷ trong công tác
quản lý đảng viên, đề xuất hình thức xử lý. Sau đó, Đảng uỷ
nhanh chóng củng cố, kiện tồn chi uỷ số chi bộ yếu kém.
Ở Đảng bộ cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi phát
hiện chi bộ Vụ Trung học phổ thông sinh hoạt không đều, chất
lượng sinh hoạt thấp, gần hai năm chưa tổ chức đại hội, Đảng


uỷ chỉ đạo chi bộ tiến hành đại hội và bầu chi uỷ mới. Đối với
các chi bộ Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Sau đại học, khi phát hiện

dấu hiệu vi phạm, Đảng uỷ chỉ đạo các chi bộ này tổ chức phê
bình, tự phê bình, làm rõ sai phạm của đảng viên có liên
quan, thiếu sót của cấp uỷ trong công tác quản lý đảng viên
và sinh hoạt đảng. Sau khi tiến hành kỷ luật đảng viên có sai
phạm, Đảng uỷ củng cố tổ chức và chấn chỉnh nền nếp sinh
hoạt đảng ở các chi bộ này.
Ở Đảng bộ cơ quan Bộ Tài chính, sau khi phát hiện Đảng
bộ cơ sở Học viện Tài chính có một số chi bộ có đảng viên vi
phạm, Đảng ủy Bộ yêu cầu Đảng ủy Học viện chỉ đạo các chi
bộ tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật số đảng viên vi phạm
tạo được sự chuyển biến tốt. Năm 2003, nhiều chi bộ trong số
đó đã đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.
2. Phân công đảng uỷ viên phụ trách chi bộ, tăng
cường công tác kiểm tra.
Đảng bộ cơ quan Bộ Tư pháp có 276 đảng viên sinh hoạt
tại 28 chi bộ, trong đó có 25 chi bộ cơ quan. Đảng uỷ có 11
đảng uỷ viên, tất cả đều được phân cơng phụ trách chi bộ,
mỗi đồng chí cịn được phân công phụ trách một lĩnh vực công
tác (tổ chức, kiểm tra, tun huấn, cơng đồn, đồn thanh
niên...). Mỗi đảng uỷ viên phụ trách 2-3 chi bộ, định kỳ báo
cáo tình hình với Đảng uỷ. Các chi uỷ báo cáo lịch sinh hoạt
và mời đảng uỷ viên phụ trách tham dự. Nhờ vậy, các đảng uỷ
viên nắm chắc tình hình, nội dung sinh hoạt của các chi bộ,
chỉ đạo cụ thể đối với chi bộ do mình phụ trách về cách thức
và nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.


Đảng uỷ cơ quan Bộ Tài chính đi sâu tăng cường công
tác kiểm tra. Uỷ ban Kiểm tra của Đảng uỷ xây dựng chương
trình cơng tác cho cả nhiệm kỳ, hằng năm, 6 tháng và kiểm

tra đột xuất. Mỗi đợt, Đảng uỷ tổ chức nhiều đồn kiểm tra,
mỗi đồn có một đảng uỷ viên làm trưởng đoàn. Đối tượng
kiểm tra là chi uỷ, chi bộ và đảng viên. Nội dung gồm: Kiểm
tra việc chấp hành Điều lệ Đảng, chế độ sinh hoạt đảng, tình
hình thực hiện các nghị quyết, sự phối hợp giữa chi uỷ với thủ
trưởng đơn vị... Phương pháp kiểm tra là nghe chi uỷ báo cáo
về các nội dung trên, kiểm tra sổ biên bản sinh hoạt chi bộ, sổ
nghị quyết, lắng nghe ý kiến đảng viên và trực tiếp dự sinh
hoạt chi bộ. Qua kiểm tra, đảng uỷ nắm được nội dung, chất
lượng, tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ, tình hình đảng viên
thực hiện nhiệm vụ được phân cơng, từ đó đề ra chủ trương,
biện pháp chỉ đạo duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng sinh
hoạt ở từng chi bộ.
Nhờ đó, các chi bộ ở Đảng bộ cơ quan Bộ Tư pháp và
Đảng bộ cơ quan Bộ Tài chính chú trọng đổi mới nội dung và
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chi bộ Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật ở Đảng bộ cơ quan Bộ Tư pháp sinh hoạt
không dàn trải, mà tập trung vào một số vấn đề trọng tâm
gắn với việc nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ để hồn
thành nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng chi bộ trong
sạch, vững mạnh. Chi bộ làm tốt cơng tác chính trị tư tưởng,
nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng
viên - những người trực tiếp làm công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật; phân công nhiệm vụ đảng viên gắn
với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, với công


tác xây dựng đảng, xây dựng cơ quan, đoàn thể vững mạnh
toàn diện. Trong các cuộc sinh hoạt định kỳ, chi bộ tập trung
vào việc học tập các nghị quyết của Đảng, nhất là những nghị

quyết về cải cách công tác tư pháp; kiểm điểm việc thực hiện
chức trách, nhiệm vụ đảng viên và phương hướng, nhiệm vụ
của chi bộ trong tháng tới. Thỉnh thoảng, chi bộ tổ chức sinh
hoạt chuyên đề về công tác phát triển đảng viên, về nâng cao
chất lượng tự phê bình, phê bình gắn với kiểm điểm vai trò
lãnh đạo của chi bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Những
cuộc sinh hoạt chuyên đề đã tạo điều kiện cho đảng viên đi
sâu thảo luận về từng vấn đề, nâng cao nhận thức và trách
nhiệm về vai trò tiền phong gương mẫu trong học tập, thực
hiện nhiệm vụ được giao. Chi bộ Vụ Pháp chế ở Đảng bộ cơ
quan Bộ Tài chính chú trọng thơng tin những văn bản quan
trọng tại cuộc họp, số còn lại in, phát cho đảng viên nghiên
cứu. Thời gian sinh hoạt chủ yếu dành cho bàn giải pháp lãmh
đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chủ đề, như bàn
giải pháp lãnh đạo hoàn thành dự án Pháp lệnh thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; cải cách chính sách tiền lương; rà soát
bãi bỏ văn bản trái Luật ngân sách... Hoặc bàn giải pháp lãnh
đạo đẩy mạnh cơng tác đồn thể, phát triển đảng viên... Chất
lượng sinh hoạt chi bộ nhờ vậy được nâng lên rõ rệt.
3. Đảng uỷ chú trọng hướng dẫn nội dung sinh
hoạt chi bộ và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho
chi uỷ.
Cách làm này nổi rõ ở Đảng uỷ cơ quan Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Ngày 3-11-2003, Đảng uỷ Bộ Giáo dục và Đào tạo ra
Hướng dẫn số 150-HD/ĐU hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi


bộ, giúp các bí thư chi bộ và chi uỷ chuẩn bị và tiến hành tốt
các buổi sinh hoạt đảng. Hướng dẫn nêu rõ mục đích, u
cầu, nội dung, hình thức, quy trình chuẩn bị và tiến hành sinh

hoạt chi bộ, cách ghi biên bản họp chi bộ theo một mẫu thống
nhất. Đảng uỷ còn yêu cầu các chi bộ sau mỗi tháng phải báo
cáo theo mẫu in sẵn về nội dung, thời gian sinh hoạt chi bộ,
số đảng viên dự, tình hình thu đảng phí, những ý kiến phản
ánh và đề nghị của chi bộ với Đảng uỷ, với cấp trên. Căn cứ
vào những thông tin các chi bộ báo cáo, Đảng uỷ lập bảng
theo dõi tình hình sinh hoạt đảng và nộp đảng phí của các chi
bộ, coi đây là một trong những căn cứ bình xét thi đua vào
cuối năm. Ngoài việc hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ, từ
mấy năm nay, Đảng uỷ thường tổ chức phát phiếu khảo sát
về nghiệp vụ công tác đảng. Từ thực tiễn, mỗi năm, Đảng ủy
tổ chức hội nghị tập huấn cho các ban chi uỷ về nghiệp vụ
công tác đảng, kinh nghiệm xây dựng chi bộ trong sạch, vững
mạnh với những nội dung sát hợp.
Bám sát hướng dẫn của Đảng uỷ, tuỳ tình hình từng
tháng mà chi bộ chọn nội dung trọng tâm cho mỗi kỳ họp, cải
tiến nội dung sinh hoạt. Ví dụ: ở Chi bộ Vụ Giáo dục mầm non,
hằng tháng chi ủy họp bàn, chuẩn bị trước nội dung sinh hoạt
chi bộ. Nếu cuộc sinh hoạt chi bộ tháng đó đã chọn nội dung
trọng tâm là kiểm điểm tình hình thực hiện chức trách, nhiệm
vụ đảng viên được phân công, hoặc bàn giải pháp lãnh đạo
nâng cao chất lượng cơng tác thì việc thơng tin nội bộ và phổ
biến thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng và chương
trình cơng tác của Đảng ủy thực hiện bằng cách sao chụp tài
liệu giao cho đảng viên nghiên cứu, dành thời gian để chi bộ


thảo luận sâu về các nội dung sinh hoạt trọng tâm. Nhờ vậy
đã làm phong phú nội dung sinh hoạt chi bộ; sinh hoạt chi bộ
đã có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo

và sức chiến đấu của chi bộ.
4. Chi ủy phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng đơn vị
xây dựng nội dung sinh hoạt chi bộ.
Chi bộ Vụ Tổ chức - Cán bộ Bộ Tư pháp có 15 đảng viên,
trong đó có 1 đồng chí là thứ trưởng, 3 đồng chí là vụ trưởng,
phó vụ trưởng. Đồng chí Bí thư chi bộ khơng phải là vụ trưởng.
Trước tình hình nhiệm vụ của Vụ tăng về số lượng, đòi hỏi
ngày càng cao về chất lượng, chi bộ phải tích cực tham gia
lãnh đạo xây dựng và thực hiện chương trình cơng tác của cơ
quan. Hằng tháng, trước khi sinh hoạt chi bộ, chi ủy có cuộc
trao đổi với vụ trưởng nhằm thống nhất đánh giá tình hình
thực hiện nhiệm vụ trong tháng, xác định nhiệm vụ trọng tâm
tháng sau. Trên cơ sở đó, chi ủy chọn lựa nội dung để sinh
hoạt cho phù hợp, trúng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
chính trị. Vì vậy, việc kiểm điểm sự lãnh đạo của chi bộ và
trách nhiệm của từng đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn sâu sát, đúng mức. Việc phân công nhiệm vụ
đảng viên cụ thể, sát nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện công tác
chuyên môn. Năm 2003, chi bộ đã tham gia lãnh đạo cơ quan
Vụ Tổ chức - Cán bộ hồn thành tốt chương trình cơng tác
năm và nhiều đề án, văn bản quy phạm, quy chế mới; phát
huy năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của
cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên, tình hình sinh hoạt chi bộ ở các cơ quan trên
còn một số vấn đề:


Một là, một số chi bộ chưa thực hiện tốt chế độ sinh hoạt
tự phê bình và phê bình, hoặc có sinh hoạt tự phê bình và phê
bình nhưng chất lượng chưa cao.

Hai là, nhiều chi bộ do địa bàn công tác chuyên môn
rộng, đảng viên thường đi công tác xa trong một thời gian dài
nên tỉ lệ đảng viên dự sinh hoạt định kỳ không cao, làm hạn
chế chất lượng sinh hoạt.
Ba là, cịn ít chi bộ sinh hoạt theo chuyên đề nên chưa
tạo được điều kiện để nhiều chi bộ thảo luận sâu về những
vấn đề cần tập trung lãnh đạo. Mặt khác, trước những vấn đề
nổi cộm của ngành, liên quan đến công tác chỉ đạo của cán
bộ trong chi bộ nhưng sinh hoạt chi bộ cũng chưa góp phần
giải quyết kịp thời và hiệu quả.
Bốn là, các đảng ủy cơ quan bộ chưa thường xuyên chỉ
đạo các chi bộ tổng kết, rút kinh nghiệm để bổ sung những
cách làm hay, có hiệu quả và chọn những điển hình tốt để phổ
biến, nhân rộng.



×